Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh, là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp các cơ sở dữ liệu hoạt động kinh doanh nhằm mục đích cung cấp thông tin kinh doanh cho các nhà quản lý, những người trực tiếp và gián tiếp có lợi từ đó. Kế toán lao động tiền lương có chức năng cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết trong kỳ về việc tính toán phân bổ chính xác các khoản tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn góp phần trong việc tính toán tổng chi phí phát sinh trong kỳ làm cơ sở hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và cho doanh nghiệp

doc82 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lương các khoản tạm ứng và các khoản khác. 1.5. Hạch toán Bảo hiểm xã hội phải trả cán bộ công nhân viên. Để hạch toán bảo hiểm xã hội phải trả, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ: Giấy nghỉ ốm, nghỉ sinh đẻ, nghỉ tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm căn cứ vào chế độ Bảo hiểm hiện hành, căn cứ vào các chứng từ phản ánh số liệu phải trả để tính ra số lương bảo hiểm phải trả cho từng cán bộ công nhân viên. Sau khi tính song cho từng người kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán Bảo hiểm xã hội. Bảng này sẽ là cơ sở để tra Bảo hiểm xã hội cho từng cán bộ công nhân viên. 2. Kế toán tổng hợp tiền lương và Bảo hiểm xã hội. Như trình bày ở trên về cơ bản các chứng từ hạch toán tiền lương và thanh toán tiền lương cụ thể như sau: Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02-LĐTL ). Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội ( Mẫu 04-LĐTL ). Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 05- LĐTL ). Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Ngoài ra các phiếu thu nhập chi tiền... Đó chínhlà các chứng từ để hạch toán tổng hợp tìên lương. * Tài khoản sử dụng: TK334: Phải trả cho công nhân viên. * Nội dung tài khoản: phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản thu nhập thuộc về công nhân viên. * Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. - Tiền lương, tiền công tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên. - Tiền lương của công nhân viên chưa lĩnh. Bên Có: - Tiền lương , tiền công và các khoản khác phải trả công nhân viên. Dư nợ ( nếu có ): Số trả thừa cho công nhân viên. Dư có: Tiền lương tiền công và các khoản còn phải trả công nhân viên. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi thanh toán tiền lương và tiền Bảo hiểm xã hội. TK 338: phải trả phải nộp khác. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xá hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương, theo quyết toán của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời. Kết cấu tài khoản: Bên nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên. Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn. Xử lý giá trị tài sản thừa. Các khoản đã trả đã nộp khác. Bên có: - Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh Khấu trừ vào lương công nhân viên. Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp phải trả được cấp bù. Các khoản phải trả khác. Dư nợ ( nếu có ): Số trả thừa nộp thừa vượt chi chưa được thanh toán. Dư có: Số tiền còn phải trả phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý. TK 338 có 5 tài khoản cấp hai. TK3381: tài sản thừa chờ giả quyết. TK3382: Kinh phí Công đoàn. TK3383: Bảo hiểm xã hội. Tk3384: Bảo hiểm y tế. TK335: “ Chi phí phải trả” Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. Bên nợ: - Các chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả. - Chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh. Bên có: - Chi phí phải trả dự toán trước đã ghi nhận và hạch toàn vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Dư có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngoài các tài khoản 334, 338, 335 kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK622: “ Chi phí nhân công trực tiếp” TK627: “ Chi phí sản xuất chung” TK 111: ‘Tiền mặt”. TK 112: “ Tiền gửi ngân hàng’. TK 138: ‘Phải thu khác” 2.1 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương. Kế toán tiến hành phân loại tiền lương tiền thưởng phải trả cho từng nhóm người lao động theo bộ phận sử dụng và chức năng của người lao động trực tiếp sản xuất, lao động phục vụ quản lý các bộ phận sản xuất. Để tiến hành phân bỏ tiền lương tiền thưởng và chi phí kế toán ghi: Nợ TK 622: tiền lương tiền thưởng phải trả cho người lao động trực tiếp. Nợ TK 627: Tiền lương phải trả cho nhân viên phục vụ và quản lý ở các bộ phận sản xuất. Nợ TK642: Tiền lương tiền thưởng phải trả cho nhân viên quản lý. Có TK 334: Tiền lương, tiền thưởng phải trả cho người lao động. - Khi người lao động trực tiếp nghỉ phép , phản ánh tiền lương nghỉ thực tế phải trả cho người lao động trực tiếp kế toán ghi: Nợ TK335. Có TK 334. - Khi thanh toán các khoản cho người lao động kế toán ghi: Nợ TK 334. Có TK 111. Có TK 112. 2.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương. - Hàng tháng trích BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn. Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ Tk 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 338. - Tính số BHYT trừ và lương của công nhân viên ( 6% ): Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên. Có TK 3383: Phải trả, phải nộp BHXH. Có TK 3384: Phải trả, phải nộp BHYT - Nộp BHYT, BHXH, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ: Nợ TK 338 ( 3382, 3383, 3384 ) Có TK 111, 112. - Chi tiêu quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị: Nợ TK 3382, 3383. Có TK 111, 112. 3. Sơ đồ ghi sổ hạch toán tổng hợp tiền lương. 3.1 Hình thức nhật ký chung. Hình thức nhật ký chung áp dụng tuỳ thuộc vào đặc điểm loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động phức tạp hay có qui mô vừa. Việc hạch toán chi phí nói chung, chi phí tiên lương nói riêng khi áp dụng tại đơn vị sẽ thuận tiện trong việc tổ chức kiểm tra phù hợp với yêu cầu quản lý. Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ thanh toán, Nhật ký chung Sổ cái TK 334, TK 338. Về cơ bản quá trình hạch toán tiền lương có thể khái quát qua sơ đồ sau: 3.2 Hình thức nhật ký sổ cái. Hình thức này nói chung cũng được áp dụng ở các doanh nghiệp có qui mô lớn hoạt động phức tạp, các nghiệp vụ kinh tế nhiều liên tục thường xuyên. Đặc trưng cơ bản cảu hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo thời gian và nội dung kinh tế trên một sổ kế toán. Hình thức này bao gồm các loại sổ sau: Nhật ký sổ cái. Các sổ chi tiết của TK 334. Các sổ chi tiết của tài khoản 338. Sơ đồ khái quát ghi sổ như sau Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ thanh toán Nhật ký số cái 3.3 Hình thức chứng từ ghi sổ Hình thức này được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp dù daonh nghiệp đó có qui mô vừa hay nhỏ hoạt động phức tạp hay không, bởi đây là hình thức đơn giản dễ làm , dễ kiểm tra. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp trình độ kế toán thấp không đồng đều. Việc lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ sẽ hạn chế đươc mặt yếu đó của doanh nghiệp. Qui trình thực hiện ghi sổ có thể khái quát theo sơ đồ sau. Sổ cái TK334, TK338 Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ thanh toán, Chứng từ ghi sổ 3.4 Hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức này cũng được áp dụng tại các doanh nghệp vừa và nhỏ. Ưu điểm chính của hình thức này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chếp chi tiết vào từng số nên công tác đối chiếu kiểm tra thuận tiện. Qui trinh hạch toán ghi sổ tổng hợp tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn được khái quát như sau: Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng phân bổ sô1 Nhật ký chứng từ 07 Nhật ký chứng từ 10 Sổ cái TK334, TK338 Chứng từ thanh toán Nhật ký chứng từ 01, 02. Nợ TK334. Nợ Tk338 Có TK111, TK112 Phần II Thực trạng công tác kế toán tiền lưong và các khoản trích theo lương tại công ty điện ảnh và băng hình hà nội I. Sơ lược về sự hình thành công ty điện ảnh băng hình Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện ảnh băng hình Hà Nội là một doanh nghiệp loại II của Nhà nước thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội. Hoà bình lập lại năm 1954 bắt đầu ra đời một phòng chiếu bóng thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội. Đến tháng 3 năm 1958 thành lập là quốc doanh chiếu bóng Hà Nội và là một đợn vị sự nghiệp có thu. Đến ngày 14 tháng 8 năm 1980 thì chuyển toàn bộ công ty chiếu bóng từ đơn vị có thu sang đơn vị kinh doanh phục vụ và lấy tên là công ty chiếu bóng Hà Nội. Với sự thay đổi cơ chế thị trường ngày một đi lên, nhằm nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu người dân kịp thời, Công ty chiếu bóng Hà Nội cũng đã và đang thay đổi. Đến năm 1993 công ty được thành lập theo quyết định 878/QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 2/3/1993 và được đổi tên thành Công ty điện ảnh băng hình Hà Nội. Trụ sở của công ty đóng tại số 45 phố Hàng Bài quận Hoàn Kiếm -Hà Nội Hiện nay công ty đang là một đơn vị kinh doanh như: sản xuất phim, quay phim, phát hành phim, cung cấp vật tư chuyên ngành, lắp đặt các thiết bị điện ảnh và đào tạo các cán bộ công nhân viên. Công ty Điện ảnh- Băng hình Hà Nội đang có nhiệm vụ quản lý các rạp chiếu bóng trên địa bàn nội thành Hà Nội và trên 20 đội chiếu bóng lưu động của 5 huyện ngoại thành một xí nghiệp sản xuất in sang băng hình cung cấp cho 500 của hàng, đại lý của công ty phân bố rộng khắp trên địa bàn nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội. Công ty nằm trong khu vực có quy mô kinh doanh thương mại lớn nhất thành phố, khu vựcgồm những cơ quan ban ngành của thành phố và Trung ương, tập trung đông dân cư có thu nhập cao, là khu vực có sự giao lưu kinh tế, văn hoá trong nước và quốc tế và cũng là một đầu mối giao thông quan trọng của thành phố. Chính vì thế, về mặt địa lý công ty đã có được rất nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh với sự tham gia của nhiều đơn vị và thành phần kinh doanh. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất Công ty Điện ảnh- Băng hình Hà Nội là một đơn vị kinh doanh hoạch toán độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ. Tổng số nhân lực của công ty hiện có là 216 người và được phân bố như sau: Ban giám đốc: - 1 giám đốc 1 phó giám đốc phụ trách mảng Điện ảnh 1 phó giám đốc phụ trách mảng Băng hình Các phòng ban chức năng Phòng tổ cchức hành chính Phòng nghiệp vụ Phòng kế hoạch tài vụ Phòng kỹ thuật Còn lại là các thành viên trong các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh Các rạp chiếu bóng ngoại thành 5 chi nhánh chiếu bóng thuộc 5 huyện ngoại thành 1 xí nghiệp băng hình Các câu lạc bộ chiếu bóng Có thể thấy rõ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội qua sơ đồ ở trang bên. Sơ đồ tổ chức bộ máy 3.Đặc điểm tổ chức kế toán Bộ máy kế toán của công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội được tổ chức theo phòng kế hoạch tài vụ, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Hình thức tổ chức công tác kế toán hiện nay của công ty được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập chung. Tổ chức bộ máy kế toán được trình theo sơ đồ sau: Trưởng phòng Kế toán trưởng Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ, vật liệu Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Thủ quỹ Thủ kho Phòng kế hoạch tài vụ gồm 7 người và có sự phân công như sau: Trưởng phòng: Là người phụ trách chung theo nhiệm vụ chức năng của phòng, đồng thời phụ trách phần tài sản cố định của công ty và theo dõi các hợp đồng kinh tế. Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính ở đơn vị. Cụ thể là kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi tất cả các phần hành còn lại như chi phí và giá thành, xác định kết quả kinh doanh của Công ty, tính khấu hao tài sản cố định, trích lập các quỹ và lập kế hoạch thực hiện tốt tình hình tài chính của công ty, tổ chức hệ thống sổ kế toán thống nhất cho phù hợp với tình hình và điều kiện sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính theo từng kỳ hạch toán. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, vật liệu: có nhiệm vụ tính lương cho cán bộ công nhân viên làm việc gián tiếp, lập bảng tổng hợp tiền lương làm cơ sở tính tiền lương vào giá thành tình hình trích nộp các khoản trích theo lương của toàn bộ các thành viên trong công ty, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu trong kỳ hạch toán và lập báo cáo cuối tháng. Kế toán thanh toán: theo dõi công nợ lên kế hoạch thanh toán của công ty đối với các nhà cung cấp, các khách hàng. Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi việc thu chi bằng tiền mặt tại quỹ và tiền vay tiền gửi ngân hàng. Thủ quỹ: căn cứ vào các chứng từ thu chi hợp lệ để tiến hành nhập xuất quỹ đồng thời có nhiệm vụ theo dõi sổ quỹ. Thủ kho: quản lý và theo dõi nhập xuất các loại vật tư theo hoá đơn và chứng từ hợp lệ, hoặc các lệnh xuất kho và làm tốt công tác bảo quản vật tư tại kho. 4. Tình hình chung về công tác kế toán ở đơn vị Để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như phù hợp với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hiện nay công ty điện ảnh băng hình Hà Nội đang sử dụng hình thức hạch toán chứng từ ghi sổ. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Trong tình hình này việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian tách rời việc ghi sổ kế toán theo hệ thống, trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ các tài khoản. (Sơ đồ quy trình công ) II. các hình thức tiền luơng và cách tính tiền lương tại công ty điện ảnh - băng hình hà nội. 1. Hình thức tiền lương đang áp dụng tại Công ty điện ảnh ảnh băng hình Hà Nội. Lương thời gian và lương sản phẩm Cùng với công tác phân công lao động qủan lýđiều hành thì việc trả lương cho người lao dộng cũng là một trong những điều kiện khuyến khích người lao động. * Đối với người lao động gián tiếp: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian dựa trên bảng lương của Nhà nước đối với từng bậc lương của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của từng người cũng như tính chất công việc và phải căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và trả mức lương cho từng ngời. Đối với người lao động trực tiếp sản xuất: Công ty trả lương theo sản phẩm nhưng không dưới mức tối thiểu là 450.000đ/ tháng ( theo thoả ước tập thể). 2. Phương pháp tính lương và chia lương. 2.1. Phương pháp tập hợp thông tin để chia lương: - ở bộ phận gián tiếp: Trưởng, phó các phòng ban theo dõi và chấm công ngày lao động và chịu trách nhiệm trước giám đốc và phòng tổ chức lao động về tính khách quan và chính xác. - ở phân xưởng sản xuất: Tổ trưởng theo dõi và ghi các công việc của từng tổ viên, cuối tháng tập hợp số liệu sản phẩm đã làm được. Quản lý phân xưởng sẽ tổng hợp và tính toán giờ sản phẩm theo định mức kinh tế kĩ thuật. - Phòng tổ chức lao động tiền lương sẽ căn cứ vào bảng chấm công và tập hợp các lệnh sản xuất của phân xưởng và căn cứ vào thang bảng lương, đơn giá tiền lương để tính lương gián tiếp, lương sản phẩm cho từng cán bộ công nhân viên và công nhân sản xuất ( có kiểm tra, theo dõi ). 2.2. Định mức lao động, chất lượng lao động: Định mức lao động là cơ sở để tính chi phí tiền lương cho người lao động và khoán sản phẩm. - Đối với công nhân sản xuất: Định mức lao động sẽ làm căn cứ vào “ Danh điểm và các bước chế tạo, định mức thời gian lao động” đã được hội đồng khoa học kỹ thuật công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội tính chính xác để tính cho từng công nhân sản xuất. - Đối với cán bộ công nhân viên các phòng ban thực hiện định mức lao động theo quy định của Nhà nước và theo chức danh hệ số. 2.3. Phương pháp tính lương. Công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội trả lương cho cán bộ công nhân viên đủ 100% theo đúng thang bậc lương của từng ngời theo chế độ Nhà nước quy định. -Đối với bộ phận nghiệp vụ chuyên môn trách nhiệm: -Với lương kỹ sư từ bậc 1 – bậc 8. -Với cán bộ quản lý: Theo hệ thống lương Nhà nước, nếu có chức danh thì được hưởng hệ số trách nhiệm. Bảng lương thủ kho, bảo vệ, tuần tra canh gác. Chức danh Hệ số mức lương I II III IV V Thủ kho - bảo vệ Hệ số 1,47 1,67 2,07 2,47 2,92 Mức lương 426.300 484.300 600.300 716.300 846.800 (Bảng chấm công) áp dụng công thức : Mức lương = Hệ số * 290.000 ( mức lương tối thiểu ) Ví dụ : Thủ kho thành thuộc bộ phận sản xuất: Bậc IV. Hệ số : 2,17. Lương tối thiểu : 290000 ( đồng) Lương cơ bản : 290000 * 2,47 = 716300 đ/ tháng. Ngày công lao động : 26 ngày. Lương 1 ngày = 32559 ( đ/ ngày) Tiền lương 1 tháng = 32559 * 26 = 846534 ( đồng) Tổng tiền lương trong một tháng = 846534 + Lương bổ sung. (Lương bổ sung là do nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh phân bổ lại). (Bảng thanh toán lương) - Đối với cán bộ công nhân làm công tác quản lý được hưởng lương theo thời gian. Căn cứ vào đơn giá lương 1 ngày nhân với số ngày công làm được trong tháng để tính tổng số lương của một cán bộ quản lý. Lương tối thiểu * Hệ số theo chức danh Lương 1 ngày = 22 ngày Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ Chức danh Hệ số – Mức lương I II III IV V VI VII VIII Chuyên viên Kỹ sư Hệ số 1,78 2,02 2,26 2,50 2,74 2,98 3,23 3,48 Mức lương 516200 585800 655400 725000 794600 864200 936400 1009200 Bảng chấm công Ví dụ: Cán bộ Mai Tiến Dũng thuộc bộ phận giao tiếp. Cấp bậc : Trưởng phòng. Hệ số : 3,23. Lương tối thiểu : 290000 ( đồng) Lương cơ bản : 290000 *3,23 = 936700 đ/ tháng. Ngày công lao động : 26 ngày. Lương 1 ngày = 42575 ( đ/ ngày) Phụ cấp chức vụ: 290000 * 0,3 = 87000 Tiền lương 1 tháng = 42575 * 26 = 1.106.950 ( đồng) Tổng tiền lương trong một tháng = 1.106.950 +87000 + Lương bổ sung. Như vậy căn cứ vào “Bảng chấm công” hàng tháng của từng phòng ban, kế toán tính lương đến từng người trong mỗi phòng qua “Bảng thanh toán tiền lương” . Ta có thể xem xét chi tiết qua “Bảng thanh toán tiền lương” phòng kỹ thuật tháng 10/2003 ở trang bên. (Bảng thanh toán lương) M Đối với công nhân sản xuất trực tiếp: Lương cơ bản Lương cơ bản / giờ = 22 ngày * 8 giờ Đối với công nhân sản xuất trực tiếp thì hưởng lương theo sản phẩm thực hiện được trong các chi tiết hoặc máy ( đối với công nhân lắp băng ) và căn cứ vào các đơn giá khác nhau để tính số lương của một công nhân/ tháng Lương cấp bậc 1/7 đến 7/7, công ty áp dụng bảng A1 nhóm II trong ngành. Nhóm mức lương Bậc I II III IV V VI VII Nhóm II Hệ số 1,40 1,55 1,72 1,92 2,33 2,48 3,45 Mức lương ( 100đ) 4060 4495 4988 5568 6755 7192 10005 * * = Tổng lương Tổng sản phẩm Tổng định mức từng Tổng từng loại sản phẩm thực hiện/ tháng loại sản phẩm sản phẩm - + = Tổng lương Tổng lương Lương thời gian Bảo hiểm tháng sản phẩm thêm giờ ( họp) xã hội Lương cơ bản theo thang bảng lương nhà nước Bậc Lương tháng ( 22 ngày) Lương ngày ( 8 giờ ) Lương sản phẩm / giờ 1 406000 18454 2306,81 2 449500 20431 2553,97 3 498800 22672 2834,09 4 556800 25309 3163,63 5 675700 30713 3839,20 6 712200 32690 4086,36 7 1000500 45471 5684,65 Ví dụ: Công nhân Thành thuộc bộ phận sản xuất. Bậc: 4/7. Hệ số: 1,92.( Theo hệ thống thang lương của người lao động trực tiếp). Lương cơ bản : 556.800đ/ tháng. Lương 1 ngày 25.309 ( đ/ ngày) Lương một giờ công của công nhân Thành: 3163,63 ( đ/ giờ). Tổng số giờ làm việc trong tháng 10-2003 của công nhân Thành 208,5 giờ/tháng. Trong đó : Lương sản phẩm: Bậc 3 : 63,2 * 2834,09 = 179.114 Bậc 4 : 25,3 * 3163,63 = 80.039 Lương thời gian : Làm các chi tiết lắp băng: Bậc 4/7: 70 * 3163,63 = 221454 Lao động theo yêu cầu của phân xưởng theo bậc 4/7 50 * 3163,63 = 158.181,5 Tổng = 638.788,5 Tổng tiền lương trong một tháng = 638788,5 + Lương bổ sung. ( Lương bổ sung là do nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh khác phân bổ lại). - Cách tính lương bổ sung: Công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tháng và cán bộ công nhân viên còn được hưởng thêm một khoản lương thu nhập khác ( phụ cấp). - Đối với công nhân trực tiếp thì căn cứ theo hiệu suất tác dụng vào công việc qua sự phấn đấu tăng năng suất lao động để hưởng hệ số lương, hệ số được quy định từ 0,5 – 1 mức lương cơ bản. Công nhân nào sản xuất đạt : 450 giờ I 508 giờ được hưởng hệ số 1. 350 giờ I 499 giờ được hưởng hệ số 0,9 300 giờ I 349 giờ được hưởng hệ số 0,8 250 giờ I 299 giờ được hưởng hệ số 0,7 208 giờ I 249 giờ được hưởng hệ số 0,6 Còn lại được hưởng hệ số 0,5 trên cơ sở xem xét các yếu tố khác nếu không đạt thì không được hưởng hệ số. - Đối với các bộ phận quản lý khối gián tiếp tính theo hệ số trung bình trong khối công nhân sản xuất là 0,5. Nếu cán bộ quản lý khối gián tiếp và văn phòng đều có hệ số chung là 0,5. Cụ thể cán bộ viên trưởng phòng kỹ thuật : Tiền phụ cấp được hưởng = Lương cơ bản * Hệ số Ví dụ : Tiền phụ cấp được hưởng = 936700 đ * 0,5 = 468350 đ - Công nhân sản xuất trực tiếp được tính như sau: Dựa vào lệnh sản xuất ( Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ) MS – 06 – LĐTL ta sẽ biết được tổng số giờ làm việc trong tháng của từng người rồi quy đổi ra hệ số mức lương cơ bản. Từ đó ta sẽ tính được tiền phụ cấp của từng người. Cụ thể là theo lệnh sản xuất của anh Lê Trọng Thành ở phân xưởng lắp ráp băng tháng 10 – 2003, anh Thành làm được 208,5 giờ. Theo cách tính lượng bổ sung của công nhân sản xuất thì anh Thành được hưởng hệ số là 0,6. Tiền phụ cấp được hưởng = 556850 đ * 0,6 = 334080đ M Ngoài ra theo quy định của Nhà nước về tính các khoản phụ cấp làm thêm ngày, thêm giờ được quy định: - Ngày lễ và chủ nhật được hưởng : 200% lương. - Làm thêm ngoài giờ được hưởng : 150% lương Ví dụ: Cán bộ Miên theo quy định của Nhà nước làm 22 ngày / tháng nhưng do tháng 3 có nhiều công việc nên ông đã làm thêm 2 ngày chủ nhật và được hưởng thêm 400% lương. 3. Phương pháp tính trả Bảo hiểm xã hội cho công nhân viên của công ty Điện ảnh - băng hình Hà Nội. Việc trợ cấp hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân viên ở các phòng ban hay đơn vị sản xuất đều do kế toán lao động tiền lương thực hiện căn cứ vào danh sách số lao động gửi lên. Kế toán làm theo đúng quy định số 26/CP ngày 26/1/1995 của Chính Phủ: + Nghỉ con ốm được hưởng 75% tiền lương cơ bản. + Nghỉ tai nạn lao động được hưởng 100% tiền lương cơ bản. Khi nhận được các giấy chứng nhận nghỉ việc do con ốm, tai nạn lao động có đầy đủ chữ ký của Thủ trưởng đơn vị, Trưởng ban bảo hiểm xã hội, kế toán tính ra trợ cấp Bảo hiểm xã hội theo công thức: Tiền lương căn cứ đóng bhxh * Số ngày nghỉ * 75% Trợ cấp BHXH = 22 ngày ở đây tiền lương làm căn cứ đóng bhxh là lương cơ bản. Tại đơn vị, mỗi cán bộ công nhân viên đều có một quyển sổ trợ cấp BHXH ghi đầy đủ cấp bậc. Cụ thể phiếu nghỉ BHXH và phiếu thanh toán trợ cấp BHXH của chị Lê Thanh Hằng nhân viên Rạp Tháng Tám, Công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội. (Bảng Phiểu nghỉ hưởng BHXH) Vì vậy kế toán Bảo hiểm xã hội căn cứ vào phiếu nghỉ và phiếu thanh toán trợ cấp Bảo hiểm xã hội để xác định số tiền baỏ hiểm xã hội phải trả để lập bảng thanh toán trợ cấp Bảo hiểm xã hội. Để làm rõ vấn đề này chúng ta xem xét ví dụ sau: Chị Lê Thanh Hằng nhân viên rạp Tháng Tám-Công ty điện ảnh Băng hình Hà Nội nghỉ 2 ngày ốm hưởng lương 75% lương cơ bản. Trợ cấp bảo hiểm của chị Hằng ==37396đ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc phiếu thanh toán trợ cấp bhxh (Nghỉ ốm, trông con ốm, thực hiện kế hoạch hoá) Họ và tên :.Lê Thanh Hằng.. Tuổi:..45.. Nghề nghiệp, chức vụ: Nhân viên rạp Tháng Tám.. Đơn vị công tác: Công ty Điện ảnh – Băng Hình Hà Nội Thời gian đóng BHXH:. 30 năm. Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 498480đ Số ngày được nghỉ:. 2 ngày. Trợ cấp: - Mức 75%: 24930 đ x 2 ngày = 49860 đ Mức 70% hoặc 65%:đ x ..ngày = đ Cộng:đ Bằng chữ: Bốn mươi chín nghìn bốn trăm tám mươi đồng. Ngày.... tháng.... năm ... Người lĩnh tiền Kế toán Ban chấp hành Thủ trưởng đơn vị công đoàn cơ sở trích bảng thanh toán bảo hiểm xã hội Tháng 10 năm 2003 TT Chế độ trợ cấp BHXH Số người Số ngày Số tiền Cơ quan BHXH duyệt số trong kỳ Trong kỳ Luỹ kế Số người Số ngày Số tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 I Trợ cấp ốm đau Bản thân ốm 03 11 93400 3 11 93400 Nghỉ trông con ốm Kế hoạch hoá dân số 01 09 78750 1 7 46000 II Thai sản Khám thai Nghỉ sinh sẩy thai, nuôi con Trợ cấp khi sinh Cộng 20 172150 4 18 139400 III.Kế toán tổng hợp phân bố tiền lương, tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ 1. Tài khoản sử dụng. TK 334: Phải trả công nhân viên. TK 338: Phải trả phải nộp khác. 2. Cách lập bảng phân bổ. Căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương kế toán lập bảng tổng hợp tìên lương theo từng phân xưởng, sau đó lấy số liệu để ghi vào các cột cho phù hợp (lương chính, lương phụ) phần ghi có TK 334. Căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả và các tỷ lệ tính trích BHXH,BHYT, KPCĐ để tính số liệu ghi vào các cột phù hợp ở phần ghi có TK338. 3. Phương pháp tính Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Công ty điện ảnh Băng hình Hà Nội 3.1. Tiền lương. Kế toán tiến hành phân loại tiền lương, tiển thưởng phải trả cho từng nhóm người lao động theo bộ phận sử dụng và chức năng của người lao động. Nợ TK 622 177188873 Nợ TK 627 3532920 Nợ TK 642 11190522 Có TK 334 32581715 3.2. Bảo hiểm xã hội Việc trích Bảo hiểm xã hội được thực hiện vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ 15% trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng - Tiền bảo hiểm xã hội mà cán bộ công nhân viên được lĩnh Nợ TK622 3054088 Nợ TK627 394595 Nợ TK642 2944681 Có TK338 6393362 3392 1271804 3383 3851754 3384 1270804 3.3. Bảo hiểm y tế Theo chế độ hiện hành Bảo hiểm y tế dược hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ 2% tổng mức tiền lương phải trả trong tháng -Tiền Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trừ trực tiếp vào lương của cán bộ công nhân viên Nợ TK334 1342599,9 Có TK338 1342599,9 3383 1118833,25 3384 223766,65 3.4. Kinh phí công đoàn Được hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định 2% của tổng mức tiền lương phải trả trong tháng. Trong đó nộp công đoàn cấp trên 1% để lại công đoàn cơ sở quản lý sử dụng 1% Khấu trừ vào lương: Người lao động còn phải chịu khoản nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là 6% trong đó: 5% là bảo hiểm xã hội: 1% Bảo hiểm y tế trích trực tiếp vào lương của công nhân viên trên tổng số lương cơ bản của từng công nhân viên. Từ đó ta lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Bảng phân bổng tiền lương và bảo hiểm xã) Phiếu ghi sổ Số 132 Ngày 29/10/2003 Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Số chứng từ Ngày tháng Nợ Có 14 24/10 Tiền lương phải trả CBCNV tháng 10 622 334 17718873 627 334 3532920 642 334 11190522 Về bản chất phiếu ghi sổ có kết cấu giống như một chứng từ ghi sổ nhằm phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền lương. Căn cứ vào các chứng từ gốc về việc chi trả lương định kỳ, kế toán lập các phiếu ghi sổ này làm cơ sở vào sổ cái tài khoản tương ứng. trích trang sổ cái Tk334 Tháng 10 năm 2003 Phiếu ghi sổ Diễn giải Trang nhật ký chung Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 23 132 29/10 29/10 SDĐK Trả lương tháng 2 cho CBCNV bằng TM Tiền lương phải trả CBCNV 111 622 627 642 32813597 32813597 17718873 3532920 1190522 Số phát sinh trong tháng 32813597 32581715 Số dư cuối tháng 32581715 Hạch toán các khoản trích theo lương. Căn cứ vào “Bảng thanh toán lương” kế toán tính ra số Bảo hiểm tính trích. Sau đó căncứ vào các chứng từ nộp tiền Bảo hiểm kế toán lập phiếu ghi sổ sau đó phản ánh vào các tài khoản tương ứng. Phiếu ghi sổ Số 133 Ngày 30/10/2003 Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Số chứng từ Ngày tháng Nợ Có 06 27/10 Tiền lương phải trả CBCNV tháng 10 622 627 642 3383 3383 3383 2400024 311523 1129107 Phiếu ghi sổ Số 162 Ngày 30/10/2003 Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Số chứng từ Ngày tháng Nợ Có 07 28/10 Nộp BHXH cho cơ quan cấp trên 3383 112 5305283.25 Sổ chi tiết TK3382, TK3383, TK3384 nhằm theo dõi tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm của đơn vị với cán bộ công nhân viên đồng thời theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với cơ quan quản lý cấp trên trích trang sổ cái Tk 3383 Tháng 10/ 2003 Phiếu ghi sổ Diễn giải Trang nhật ký chung Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 133 134 139 162 30/10 30/10 30/10 30/10 SDĐK Trích BHXH theo lương của CBCNV BHXHCNV phải nộp Thanh toán ốm đau Nộp BHXH cho cơ quan cấp trên 622 627 338 334 334 112 139400 5305283,25 535283,25 2411124 311523 1129107 111883325 Cộng phát sinh tháng 5444683,25 4970587,25 Số dư cuối kỳ 4970587,25 trích sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tháng 10/2003 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng - - - - - - 132 29/10 3281715 133 30/10 4970587,25 162 30/10 544683,25 Như vậy kế toán đã hoàn thành quy trình hoạch toán tổng hợp tiền lương. Qua sự phân tích tình hình sử dụng các quỹ Bảo hiểm ta thấy đơn vị đã thực hiện đày đủ chế độ của Nhà nước Tóm lại trong việc tính toán thanh toán cũng như chi trả các khoản trích theo lương, Công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội đã xây dựng cho mình một phương hướng trả lương hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh doanh dịch vụ. Song trong quá trình tính trích không tránh khỏi những sai sót cần khắc phục, hoàn thiện để đạt hiệu quả cao hơn. Phần III một số giải pháp nhằm hoàn thiện công táckế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty điện ảnh băng hình hà nội I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán lao động tiền lương Hoạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý tài chính, là cơ sở điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính. Vì vậy, kế toán luôn là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các hoạt động kinh tế. Hoàn thiện công tác hoạch toán kế toán luôn là mục tiêu hàng đầu cấp bách và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Là một phần hành trong tổ chức kế toán tại doanh nghiệp kế toán lương và các khoản trích theo lương phải theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn theo kinh nghiệm của nhà nước. Mỗi doanh nghiệp, mỗi xã hội có một hình thức quan niệm, cách thức trả lương khác nhau. Song các doanh nghiệp đều mong muốn có một cách thức tính, cách thức chi trả và hoạch toán tiền lương phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Nhưng như các nhà triết học cổ đại đã nói ‘không có gì là tuyệt đối cả, cái sâu xa trong mỗi cá nhân là hướng tới sự hoàn thiện của chính bản thân mình’. Cũng chính vì vậy, do sự thay đổi kinh tế, do đặc thù về sản xuất kinh doanh, tiền lương ở mỗi doanh nghiệp cũng đều có những tồn tại mà các nhà quản lý đã, đang và sẽ cố gắng nỗ lực mong muốn khắc phục những tồn tại đó để hoàn thiện cơ chế trả lương của doanh nghiệp mình. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung đặc biệt là công tác hoạch toán lao động- tiền lương tại công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội, dựa trên những kiến thức, những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch toán kế toán đã được trang bị tại trường, em xin nêu một số nhận xét như sau: II. Nhận xét khái quát về công tác hoach toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Điện ảnh -Băng hình Hà Nội. Nguyên tắc trả lương của công ty Công ty đã áp dụng tốt chế độ trả lương sản phẩm và thời gian theo quy định của Nhà nước. Trả công người lao động đúng với sức mà họ bỏ ra một cách bình đẳng không phân biệt nam, nữ, dân tộc. Công ty đã quản lý chặt chẽ định mức lao động, đơn giá tiền lương chi đúng mục đích và gắn kết với kết quả kinh doanh đảm bảo được nguyên tắc tăng tiền lương bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ chi quỹ tiền lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Vì tiền lương gắn chặt với năng suất lao động, nó là động lực thúc đẩy sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển nêncông ty đã tổ chức và thực hiện tiền lương một cách hợp lý. Năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tiền lương và đặc biệt là quản lý chặt chẽ định mức lao động, là cơ sở hạ giá thành sản phẩm và tăng tích luỹ cho công ty. Khi giá thành sản phẩm hạ được thị trường chấp nhận và tiêu thụ nhanh chóng thì công nhân sẽ có nhiều việc làm, đời sống người lao động được nâng cao. Công ty đã đảm bảo được mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa lao động ở các phân xưởng khác nhaunhằm thúc đẩy việc sản xuất được liên tục tránh ứ đọng công việc ở một phân xưởng nào đó. Số lao động, trình độ lành nghề bình quân của mỗi phân xưởng, phòng ban tuỳ theo yêu cầu về kỹ thuật, tính chất phức tạp của công việc đã được phòng tổ chức bố trí hợp lý. Những lao động lành nghề được công ty quan tâm đã khuyến khích được họ nâng cao năng suất lao động. 3. Chế độ phụ cấp Công ty Điện ảnh –Băng hình Hà Nội đã có chế độ phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp tăng năng suất lao động - Các chế độ này phần nào đã đãi ngộ cho người lao động làm cho họ phấn khởi hăng hái lao động hơn. Các chế độ phụ cấp này được thực hiện đúng với quy định của Nhà nước. Nó đã bù đắp được một phần hao phí lao động tăng lên do trạng thái sinh lý thay đổi của người lao động và họ đã có trách nhiệm cao hơn đối với công ty. 4. Chế độ tiền lương và tiền thưởng Việc trả lương theo sản phẩm là một trong những điều kiện để huy động –sử dụng có hiệu quả lao động, tiết kiệm hợp lý chi phí về lao động. Công ty đã đảm bảo được nguyên tắc phân phối lao động, tiền lương gắn chặt với chất lượng, số lượng lao động. Do đó, kích thích được người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ mọi mặt, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật thực hiện kỷ luật ngày càng nghiêm túc. Đối với chế độ trả lương thời gian có thưởng đã khuyến khích được người lao động quan tâm đến hiệu quả sản xuất, phản ánh thời gian làm việc thực tế của người lao động. Công ty chưa gắn thu nhập của mỗi người với hiệu quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc chính vì vậy hình thức này chỉ là hữu hạn. Công ty đã và đang thực hiện chế độ khoán cho từng phân xưởng sản xuất trong sự lựa chọn và hình thức trả lương nói trên, tổ chức kế toán tiền lương ở Công ty đã được áp dụng phù hợp cụ thể từng công việc có tính chất đặc điểm khác nhau, khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, đảm bảo kỹ thuật làm cho tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế trong sản xuất kinh doanh của công ty. Chế độ tiền thưởng của công ty đã được thực hiện rất công bằng nên toàn bộ công nhân viên ở công ty đã thoả mãn và hăng hái làm việc hơn. III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản tính theo lương tại công ty điện ảnh băng đĩa hình Hà Nội. Trong thời gian thực tập tại công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội, em thấy công ty đã áp dụng cách trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên hợp lý. Tuy nhiên bản thân em có một số kiến nghị sau: Kiến nghị 1: ở các độ trực thuộc việc hạch toán báo sổ cần phải thực hiện cho tốt hơn trong mỗi nội dụng kinh tế cần phải lập sổ theo dõi. Trong việc hạch toán tiền lương các đội cần mở thêm sổ theo dõi tổng hợp tiền lương nhằm ghi chép đầy đủ các số liệu phản ánh các nghiệp vụ về tiền lương phát sinh ở đơn vị. Sổ theo dõi tổng hợp tiền lương có thể áp dụng theo mẫu sau STT Chứng từ Diễn giải Số tiền Số hiệu tài khoản Số hiệu NT Nợ Có 1 3 2/1 Trả lương cho công nhân viên quản lý bằng TM 30833000 334 111 2 3 Tổng cộng Việc theo dõi ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế vào các chứng từ, sổ sách theo hình thức hạch toán báo cáo sổ cho từng nội dung kinh tế nhằm giám sát hoạt động của mỗi đội - Kiến nghị 2 : Hạn chế trả lương theo thời gian vì hình thức trả lương này chưa gắn tiền lương với kết quả lao động, chất lượng lao động , không khuyến khích người lao động làm hết khả năng của mình. - Kiến nghị 3 : Công ty nên ứng dụng máy vi tính nhiều hơn nữa vào công tác kế toán. Đưa máy vi tính vào công tác kế toán chúng ta sẽ có một công cụ hữu hiệu phục vụ rất đắc lực cho việc xử lý và cung cấp thông tin. Sử dụng kế toán máy các yêu cầu đối với công tác kế toán được thực hiện hoàn hảo. Với các tính năng ưu việt như : độ nhanh, độ chính xác cao, khối lượng tính toán lớn, bộ nhớ phong phú, dễ trao đổi với ngoại vi ( phản ánh kết quả ra màn hình ). Máy vi tính cho phép xử lý lưu trữ tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng chính xác giảm đáng kể khối lượng sổ sách lưu trữ đồng thời cho phép nối mạng để trở thành hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. ứng dụng tin học vào công tác kế toán khắc phục các nhược điểm của công tác hạch toán như ghi chép trùng lặp, sổ sách nhiều khó kiểm tra đối chiếu, trogn khi đó vẫn đảm bảo phân công lao động trong bộ máy kế toán, kế toán phần việc nào làm phần hành đó không gây lãng phí lao động do công việc chồng chéo, không phải chờ đợi dẫn tới tiết kiệm chi phí lao động nâng cao hiệu quả công việc. - Kiến nghị 4 : Đơn vị nên xây dựng hệ số chức danh phù hợp hơn, phần hệ số này ảnh hưởng khá lớn đến phần lương của cá nhân người lao động. Để có thể nâng cao năng suất lao động phát huy tài năng của cán bộ công nhân viên thì công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội nên nâng bậc lương cho người có tay nghề cao, đạt hiệu quả chất lượng tốt hoặc những nhân viên có bậc lương thấp lại chịu trách nhiệm thực hiện những công việc đòi hỏi trình độ cao. Đối với chuyên viên kinh tế phải sử dụng nhiều chất xám trong công việc hàng ngày thì hệ số chức danh này lại càng phù hợp với sức lao động mà họ đã bỏ ra. Ngoài ra chất lượng công tác phải được đánh giá chính xác hơn. Như vậy hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải căn cứ vào mô hình chung của doanh nghiệp những quy định chung về ghi chép, luân chuyển chứng từ, đặc trưng về đơn vị sản xuất để có hướng hoàn thiện. Vậy trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán nói chung, hạch toán tiền lương nói riêng, chúng ta phải bám sát phục vụ nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh để từ đó cung cấp những thông tin kế toán phù hợp, chính xác cho nhà quản lý kịp thời có những quyết định đối với doanh nghiệp của mình. Trên đây là một số đề xuất có thể chưa được hoàn hảo do đứng trên góc độ có hạn của sinh viên nên chắc còn nhiều thiếu sót. Em xin ghi nhận lời phê bình của thầy cô giáo để có những kinh nghiệm tốt hơn. kết luận Người lao động ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà hoạt động sản xuất đã tiến tới tự động hoá gần như hoàn toàn. Tuy rằng máy móc làm hết phần con người mà con người lại có vị trí cao hơn khi hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thủ công. Bởi vì con người điều khiển được máy móc, nếu không có con người thì máy móc cũng chỉ là đống sắt vụn mà thôi. Để phát huy hết sức mạnh và vai trò của con người thì phải quan tâm đến lợi ích của họ. Trong các doanh nghiệp lợi ích này thể hiện dưới dạng tiền lương. Tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở, là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mỗi một mô hình sản xuất sẽ có các chính sách lương vận dụng linh hoạt để không chỉ phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý mà còn điều hoà lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Qua thời gian thực tập tại công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội, được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Đỗ cùng với các cô chú ở phòng kế hoạch tài vụ và phòng tổ chức lao động tiền lương đã giúp em hoàn thành chuyên đề với đề tài “Hoàn thành công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội”. Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, kiến thức thức tế chưa nhiều, thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô giáo giúp em nhìn nhận phần hạn chế của bản thân. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Đỗ cùng ban Giám đốc, phòng tổ chức, phòng kế hoạch tài vụ và cô Nhã - kế toán trưởng của công ty – là người đã trực tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt chuyên đề thực tập này. Hà Nội, tháng 12 – 2003 Sinh viên. Nguyễn Thị Dung Mục lục Phần I. lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất 3 a.Lý luận chung 3 I.Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán lao động tiền lương 3 1.Bản chất tiền lương, khái niệm tiền lương 3 2.Vai trò của hạch toán tiền lương trong các doanh nghiệp 5 3.Nhiệm vụ của kế toán lao động tiền lương 6 II.Tiền lương trong doanh nghiệp 7 1.Các chức năng của tiền lương 7 2.Các nguyên tắc cơ bản trong tiền lương 9 III.Các hình thức trả lương hiện nay 10 1.Hình thức trả lương theo thời gian 10 2.Hình thức trả lương theo sản phẩm 12 3.Trả lương theo công việc 16 IV.Quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp 18 1.Lương chính 18 2.Lương phụ 18 V.Các khoản trích theo lương 21 1.Bảo hiểm xã hội 21 2.Bảo hiểm y tế 22 3.Kinh phí công đoàn 23 B.Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công nhân viên 23 1.Hạch toán lao động 23 2.Kế toán tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội 25 3.Sơ đồ ghi sổ hạch toán tổng hợp tiền lương 28 phần II. thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty điện ảnh băng hình hà nội 32 i.Sơ lược về sự hình thành Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. 32 1.Quá trình hình thành và phát triển 32 2.Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất 33 3.Đặc điểm tổ chức kế toán 35 4.Tình hình chung về công tác kế toán ở đơn vị 36 II.Các hình thức tiền lương và cách tính lương tại Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. 38 1.Hình thức tiền lương đang áp dụng tai Công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội. 38 2.Phương pháp chia lương và tính lương 38 3.Phương pháp tính trả bảo hiểm xã hội cho công nhân viên của công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội. 50 III.Kế toán tổng hợp phân bổ tiền lương, tính trích BHXH, BHYT,KPCĐ 54 1.Tài khoản sử dụng 54 2.Cách lập bảng phân bổ 54 3.Phương pháp tính Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội. 54 Phần iii. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty điện ảnh băng hình hà nội 63 I.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán lao động tiền lương 63 II.Nhận xét khái quát về công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. 64 1.Nguyên tắc trả lương của Công ty 64 2.Chế độ phụ cấp 64 3.Chế độ tiền lương và tiền thưởng 65 III.Một số kiến nghị nhằm hoần thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. 65 - Kiến nghị 1 66 - Kiến nghị 2 66 - Kiến nghị 3 66 - Kiến nghị 4 67 Kết luận 68 quy trình hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ cùng loại Sổ quỹ (1) (1) Bảng tổng hợp chứng từ gốc (2) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ 3 4 Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày ( hoặc định kỳ ) Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu kiểm tra Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty điện ảnh băng hình hà nội Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Các rạp chiếu bóng nội thành Phòng tổ chức hành chính Phòng nghiệp vụ Phòng kế hoạch tài vụ Phòng kỹ thuật Xí nghiệp băng hình Chi nhánh chiếu bóng ngoại thành Các câu lạc bộ chiếu bóng Phân xưởng sản xuất Cửa hàng bán và cho thuê băng Các đội chiếu bóng Đơn vị: Công ty Điện ảnh Băng hình HN phiếu nghỉ hưởng BHXH Mẫu số TC 02-BH Bộ phận: Rạp Tháng Tám Số 29 ( Ban hành quyết định số 1058a-TC/CĐKT ngày29/9/95 của Bộ Tài Chính) Họ và tên : Lê thanh hằng Tuổi:45 Tên cơ quan y tế Ngày tháng khám Lý do Căn bệnh Số ngày cho nghỉ Y, bác sĩ ký tên, đóng dấu Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến ngày A B C D 1 2 3 E F G Bệnh viện Hai Bà Trưng 20/1 ốm Cảm cúm 02 20/8 21/8 02 Trưởng ban BHXH Ngày 15/ /2003 (Ký, họ tên) Kế toán BHXH (Ký, họ tên) bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Ghi có các TK Ghi nợ các TK và đối tượng sử dụng Tk334 Tk338 Lương chính Lương phụ Các khoản khác Cộng có TK334 TK3382 KPCĐ2% TK3383 BHXH 15% Tk3384 Bhxh 15% Cộng có Tk338 Tk 622 6221:Tổ bào tay khoan 4684020 1626704 18000 6328724 93680 702603 93680 889963 6222:Tổ tiện 4180304 2208448 18000 6406752 1280135 961012 128135 1217282 6223: Tổ gò hàn 3059500 1905897 18000 4983397 99667 747509 99667 946843 Công TK 622 TK 627 : Quản lý phân xưởng 11923824 2076820 5741049 1402100 54000 54000 17718873 3532920 321482 41536 2411124 311523 321482 41536 3054088 394595 Công TK 627 2076820 1402100 54000 3532920 41536 311523 41536 394595 TK 642: CPQLDN Phòng TCHC Phòng kỹ thuật 4206880 3320500 2603440 879702 90000 90000 6900320 4290202 841376 66410 631032 498075 841376 66410 2313876 630895 Cộng TK 642 TK 334 TK 338 7527380 3483142 180000 139400 11190522 139400 907786 1129107 22376665*5% =1118833,25 907786 22376665*1% =223766,65 2944681 1342599,9 Cộng 22376665 10626291 427400 32581715 1270804 4970587,25 1494570,65 7735963,9 Đơn vị: Cty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 02-LĐTL Bộ phận: Tổ Gò Hàn Tháng 10 năm 2003 Ban hành theo QĐ số 1141-TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính Số TT Họ và tên Bậc lương Lương sản phẩm Lương thời gian và nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương Nghỉ việc ngừng việc hưởng % lương Nghỉ việc ngừng việc hưởng % lương Phụ cấp thuộc quỹ lương Phụ cấp khác Tổng số Thuế thu nhập phải nộp Tạm ứng kỳ I Các khoản phải khấu trừ Kỳ II được lĩnh Số SP Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số tiền Ký nhận 5% BHXH 1% BHXH Cộng Số tiền Ký nhận A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 Nguyễn Văn Bích 248+0,1 26 29000 982000 719200 200000 35960 7192 43152 782000 2 Ngô Đức Quỳnh 233 775218 675700 200000 33785 6757 40542 738500 3 Trần Bích Liên 678100 498800 150000 24940 4988 29928 611600 4 Hoàng Thị Loan 625236 449500 150000 22475 4495 26970 562300 5 Lê Trọng Thành 904843 716300 200000 35815 7163 42978 779100 Cộng: 3965397 3059500 90000 152975 30595 183570 3473500 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Đơn vị: Cty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 02-LĐTL Bộ phận: Phòng Kỹ thuật Tháng 10 năm 2003 Ban hành theo QĐ số 1141-TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính Số TT Họ và tên Bậc lương Lương sản phẩm Lương thời gian và nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương Nghỉ việc ngừng việc hưởng % lương Nghỉ việc ngừng việc hưởng % lương Phụ cấp thuộc quỹ lương Phụ cấp khác Tổng số Thuế thu nhập phải nộp Tạm ứng kỳ I Các khoản phải khấu trừ Kỳ II được lĩnh Số SP Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số tiền Ký nhận 5% BHXH 1% BHXH Cộng Số tiền Ký nhận A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 Mai Tiến Dũng 26 87000 1208002 936700 250000 46835 9367 56202 958002 2 Nguyễn Minh Vân 26 58000 833400 725000 200000 36250 7250 43500 633400 3 Chu Tuệ Bình 26 966200 864200 250000 43210 8642 51852 716200 4 Hoàng Hải Yến 26 892600 794600 200000 39730 7946 47676 692600 Cộng: 3900202 3320500 900000 166025 33205 199230 3000202 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Đơn vị: Công ty Điện ảnh băng hình Hà Nội Bộ phận: Tổ gò hàn Bảng chấm công Tháng 10 năm 2003 Mẫu số 01 - TĐTL Ban hành theo QĐ số 1141-TC CĐKT ngày 01/11/1995 của BTC Số TT Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 29 30 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc dừng việc được hưởng 100% lương Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng % lương Số công hưởng BHXH Ký hiệu chấm công A B C D 1 2 3 29 30 31 32 33 34 35 36 37 1 Nguyễn Văn Bích x x x x x x 26 - Làm lương SP:K - Làm lương thời gian :X - ốm , điều dưỡng: O - Thai sản: TS - Hội nghị, HT: H - Nghỉ: NB - Nghỉ không lương: Ro - Ngừng việc: N - Tai nạn: T - LĐ nghĩa vụ: LĐ 2 Ngô Đức Quỳnh x x x x x x 26 3 Trần Bích Liên x x x x x x 26 4 Hoàng Thị Lan x x x x x x 26 5 Lê Trọng Thành x x x x x x 26 Cộng Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty Điện ảnh băng hình Hà Nội Bộ phận: Phòng Kỹ thuật Bảng chấm công Tháng 10 năm 2003 Mẫu số 01 - TĐTL Ban hành theo QĐ số 1141-TC CĐKT ngày 01/11/1995 của BTC Số TT Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 29 30 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc dừng việc được hưởng 100% lương Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng % lương Số công hưởng BHXH Ký hiệu chấm công A B C D 1 2 3 29 30 31 32 33 34 35 36 37 1 Mai Tiến Dũng x x x x x x 26 - Làm lương SP:K - Làm lương thời gian :X - ốm , điều dưỡng: O - Thai sản: TS - Hội nghị, HT: H - Nghỉ: NB - Nghỉ không lương: Ro - Ngừng việc: N - Tai nạn: T - LĐ nghĩa vụ: LĐ 2 Nguyễn Minh Vân x x x x x x 26 3 Chu Thị Bình x x x x x x 26 4 Hoàng Hải Yến x x x x x x 26 Cộng Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3077.doc
Tài liệu liên quan