Chất lượng khám phụ khoa tại một cơ sở
là bệnh viện, muốn được cao, nên trang bị một
máy SCTC ở buồng khám với các dụng cụ cần
thiết khi soi và có thể bấm sinh thiết, nạo sinh
thiết từng phần kênh, lòng tử cung khi cần, để
tránh phiền hà cho bệnh nhân, khi bác sĩ
muốn tiến hành ngay những kỷ thuật cao, hơn
là một bàn khám phụ khoa thông thường chỉ
có mỏ vịt để nhìn cổ tử cung bằng mắt
thường, găng tay để thăm khám phụ khoa và
bộ dụng cụ để phết tế bào cổ tử cung.
Tuy nhiên, tại Bệnh viện Từ Dũ có số
lượng bệnh nhân quá đông, các bác sĩ ở mỗi
buồng khám bệnh phải làm việc với cường độ
cao, chỉ tiêu năng suất khám phụ khoa cho
mỗi buồng khám bệnh 50-60 người/ngày, nếu
khám bệnh với chất lượng cao hơn như vậy,
thời gian khám sẽ tốn thêm gấp đôi, bệnh
nhân sẽ than phiền vì phải chờ đợi đến lượt
khám quá lâu, Bệnh viện sẽ không thể giải
quyết hết số bệnh nhân trong ngày. Một bệnh
nhân nếu được khám phụ khoa + PAP + SCTC,
thời gian tối thiểu phải mất từ 7 đến 10 phút,
nếu phải nạo sinh thiết kênh lòng tử cung, lại
phải mất thêm 10 đến 15 phút, bù lại, bệnh
nhân chỉ vào 1 buồng khám và khi ra về là đã
có thể có một chẩn đoán bệnh tương đối đầy
đủ. Nếu không, sau khi khám phụ khoa và
phết tế bào cổ tử cung thường qui, bệnh nhân
ra về và sẽ phải trở lại để xem kết quả PAP. Ở
buồng khám phụ khoa, nếu được trang bị máy
SCTC, ngoài việc làm PAP và khám phụ khoa
thông thường, máy SCTC sẽ giúp bác sĩ quyết
định sinh thiết cổ tử cung ngay khi phát hiện
có tổn thương nghi ngờ tiền ung thư hay ung
thư trên soi mà không cần phải chờ đợi kết
quả PAP vốn đã có độ đặc hiệu không cao.
Trong nghiên cứu của tôi, có những trường
hợp sau khi làm PAP, SCTC có tổn thương
nghi ngờ là đã sinh thiết ngay, không phải chờ
kết quả PAP.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết hợp đồng thời phết tế bào với soi cổ tử cung trong phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 127
KẾT HỢP ĐỒNG THỜI PHẾT TẾ BÀO VỚI SOI CỔ TỬ CUNG
TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trang Trung Trực * và cộng sự
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độ chính xác của xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP) và soi cổ tử
cung (SCTC) trong phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung qua các thông số: độ
nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và tiên đoán âm.
Phương pháp: Là 1 nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán (Diagnostic Test) thực hiện trên 272 bệnh nhân
đến khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ từ 09/2004 đến 03/2006. Bệnh nhân sẽ được thực hiện PAP, SCTC
và ± sinh thiết cổ tử cung gởi giải phẫu bệnh. Mỗi bệnh nhân được khám bệnh theo dõi 3 lần, khoảng cách giữa
các lần khám ít nhất là 3 tháng. Kết quả PAP và SCTC ở lần khám đầu tiên được dùng để xác định độ chính
xác trong thử nghiệm chẩn đoán. Tiêu chuẩn vàng được sử dụng là kết quả giải phẫu bệnh của mẫu sinh thiết
cổ tử cung (nếu có nhiều kết quả giải phẫu bệnh sẽ chọn kết quả nặng nhất). Nếu bệnh nhân không có chỉ định
sinh thiết cổ tử cung, tiêu chuẩn vàng sẽ được thay thế bằng kết quả PAP và SCTC.
Kết quả: Có 272 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán
dương và âm của PAP lần lượt là: 42.3%, 94.7%, 45.8% và 94.0%; với SCTC lần lượt là: 92.3%, 93.5%,
60.0% và 99.1%; khi kết hợp PAP với soi CTC, các thông số nêu trên lần lượt là: 67.3%, 94.1%, 54.7% và
96.6%. Mức độ phù hợp giữa PAP, SCTC và giải phẫu bệnh (GPB) là 53.4%. Kết quả PAP không phù hợp
với SCTC và GPB là 21.9%. Kết quả SCTC không phù hợp với PAP và GPB là 17.8%. Kết quả PAP và
SCTC không phù hợp GPB là 6.9%.
Kết luận: Phối hợp đồng thời SCTC với PAP sẽ làm tăng khả năng phát hiện sớm tổn thương tiền ung
thư và ung thư cổ tử cung, giảm tỉ lệ dương tính giả và âm tính giả so với khi chỉ thực hiện PAP đơn thuần.
ABSTRACT
COMBINATION OF CERVIX’S CYTOLOGICAL SMEAR AND COLPOSCOPY BACK-UP AT THE
SAME TIME IN EARLY CERVICAL CANCER DETECTION
Trang Trung Truc et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 127–134
Objectivse: Evaluating the precision of PAP and colposcopy in detecting cervical cancer including
precancerous and cancerous lesions. Four parameters used for this purpose are sensitivity, specificity,
positive and negative predictive value.
Method: 272 patients who went to Tu Du Hospital for gynecogical examination from Sep 2004 to March
2006 were recruited to this study (Diagnostic Test). They had PAP, colposcopy and ± cervical biopsy for
histological analysis. Each of them were examined and followed up 3 times. The duration between the current
and the next time is around 3 months. PAP and Colposcopy results of the first examination have been used to
determine the precision of the diagnostic test. Histological result is considered as a gold standard in this study.
If a patient has more than one histological result, the most severe one will be chosen. In case patient does not
have histological analysis result, PAP and colposcopy will be the gold standard.
Results: Totally, there were 272 participants followed up. The sensitivity, specificity, positive and
negative predictive values of PAP is 42.3%, 94.7%, 45.8% and 94.0%, respectively. The test parameters of
colposcopy are 92.3%, 93.5%, 60.0% and 99.1% and of the combined test (PAP and colposcopy) are 67.3%,
* Khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
94.1%, 54.7% and 96.6%, respectively. The inappropriate rate of PAP is 21.9% in comparison with
colposcopic and histological result. The non-corresponding rate of colposcopy is 17.8% in comparison with
PAP and histological result. The unsuitable rate of PAP and colposcopy is 6.9% in comparison with
histological result.
Conclusion: Cytological smear of the cervix with colposcopy back-up at the same time will
significantly increase the detection rate of precancerous and cancerous cervical cancer. In addition, this will
reduce the false positive and false negative rate of PAP.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung (KCTC) là một bệnh rất
phổ biến của phụ nữ. Mỗi năm trên thế giới có
khoảng 493.000 trường hợp mới mắc. 77% các
trường hợp xuất hiện ở các nước đang phát triển.
Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm
2002, chỉ số bệnh mới thay đổi theo từng vùng và
từng quốc gia, trung bình từ 7 đến 16 trường hợp
mới trên 100.000 dân(4). Tại Việt Nam, theo thống
kê các loại ung thư thường gặp nhất ở giới nữ
trong năm 1998: ở Hà Nội, KCTC đứng hàng thứ
5 (4,62%) nhưng tại TP Hồ Chí Minh, KCTC
đứng hàng đầu (28,8%). Giữa thế kỷ 20, phết tế
bào cổ tử cung (PAP) để tầm soát ung thư cổ tử
cung đã làm giảm tỉ lệ tử vong đáng kể. Tuy
nhiên độ nhạy của PAP không cao (60-70%) dễ
đưa đến tình trạng bỏ sót. Soi cổ tử cung (SCTC)
có độ nhạy cao hơn (96,0%) do đó sẽ khắc phục
được nhược điểm của PAP. Trong tình hình kinh
tế Việt Nam hiện nay, trang bị 1 máy SCTC tiêu
chuẩn tối thiểu ở 1 cơ sở y tế không phải là quá
khó về mặt chi phí. Nếu phối hợp tầm soát ung
thư cổ tử cung bằng PAP với soi cổ tử cung đồng
thời, kết quả chính xác sẽ tăng lên rất nhiều và
làm tăng tỉ lệ phát hiện sớm KCTC.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng tham gia nghiên cứu là 272
bệnh nhân đến khám phụ khoa tại BV Từ Dũ
từ tháng 09/2004 đến tháng 03/2006 thỏa mãn
các tiêu chuẩn nhận vào và không bị phạm
phải một trong các tiêu chuẩn loại trừ của
nghiên cứu. Tiêu chuẩn nhận vào bao gồm: (1)
đồng ý thực hiện PAP và SCTC lần I, (2) đồng ý
tái khám phụ khoa, làm lại PAP, SCTC sau 3
tháng, 6 tháng nếu được yêu cầu, (3) có kết quả
PAP, SCTC và giải phẫu bệnh (GPB) nếu được
sinh thiết cổ tử cung (CTC). Tiêu chuẩn loại trừ
bao gồm: (1) Phiếu gởi xét nghiệm GPB không
điền đầy đủ thông tin cần thiết, (2) Không có 1
trong 3 kết quả PAP, SCTC, GPB của BV Từ Dũ,
(3) không đi tái khám theo yêu cầu.
Mỗi bệnh nhân sẽ được thực hiện PAP,
SCTC và ± sinh thiết cổ tử cung gởi giải phẫu
bệnh. Bệnh nhân được khám bệnh theo dõi 3
lần, khoảng cách giữa các lần khám là 3 tháng.
Kết quả PAP và SCTC ở lần khám đầu tiên
được dùng để xác định độ chính xác trong thử
nghiệm chẩn đoán. Tiêu chuẩn vàng được sử
dụng là kết quả GPB của mẫu sinh thiết cổ tử
cung (nếu có nhiều kết quả GPB sẽ chọn kết
quả nặng nhất). Nếu bệnh nhân không có chỉ
định sinh thiết cổ tử cung, tiêu chuẩn vàng sẽ
được thay thế bằng kết quả PAP và SCTC.
Kết quả GPB (+) được định nghĩa bao gồm:
chuyển sản gai không điển hình, condylôm
CTC, LSIL-P (CIN1), HSIL-P (CIN2, CIN3),
tăng sản tuyến không điển hình, ung thư tế
bào gai vi xâm nhập và xâm nhập, ung thư
tuyến xâm nhập. GPB (-) được định nghĩa bao
gồm: viêm hoặc bình thường. PAP (+) khi kết
quả là các tổn thương ASCUS, AGC, LSIL-C,
HSIL-C, ung thư tế bào gai, ung thư tế bào
tuyến, tế bào nội mạc tử cung. PAP (-) khi kết
quả bình thường hoặc biến đổi phản ứng.
SCTC (+) khi có các dấu hiệu: vết trắng, khảm,
chấm đáy, bạch sản, vùng iodine âm tính,
mạch máu tăng sinh bất thường. SCTC (-) khi
không có bất kỳ bất thường nào.
Các số liệu thu thập sẽ được xử lý theo
thiết kế nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán
(Diagnostic Test) bao gồm các thông số như
sau: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 129
dương và tiên đoán âm, tỉ lệ dương tính giả và
âm tính giả.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 374 phụ nữ đồng ý tham gia nghiên cứu.
102 trường hợp (27,2%) bị loại khỏi nghiên cứu
do không hội đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên
cứu. 272 trường hợp còn lại được đưa vào phân
tích trong nghiên cứu. Tuổi trung bình của các
đối tượng nghiên cứu là 41,4 ± 9,96 tuổi. Tuổi
nhỏ nhất là 23 và tuổi lớn nhất là 74. Số sanh
trung bình là 3,4 ± 2,2 con. Tổng số ca có kết quả
GPB (+) là 73 (26,8%).
Bảng 1. Tỉ lệ các loại chẩn đoán GPB (n=73)
Chẩn đoán GPB Tỉ lệ%
CTC bình thường hoặc viêm 63,01
Viêm CTC kèm chuyển sản gai không điển hình 12,33
Condylôm CTC 2,74
Tổn thương trong thượng mô CTC độ thấp
(LSIL-P)
6,85
Tổn thương trong thượng mô CTC độ cao
(HSIL-P)
8,22
Ung thư tế bào gai xâm nhập CTC 2,74
Ung thư tuyến xâm nhập CTC 4,11
Bảng 2. Tỉ lệ các loại tổn thương theo PAP
(n=272)
Tầm soát PAP Tỉ lệ%
CTC bình thường hoặc viêm 91,18
ASC-US 4,78
Tế bào tuyến không điển hình (AGC) 0,37
LSIL-C 1,84
HSIL-C 1,10
Ung thư tế bào gai xâm nhập CTC 0,37
Ung thư tuyến xâm nhập CTC 0,37
Bảng 3. Độ chính xác của PAP
PAP Tiêu chuẩn vàng Tổng
+ -
+ 11 13 24
- 15 233 248
Tổng 26 246 272
Độ nhạy của PAP thấp 42,31%
Độ đặc hiệu của PAP cao 94,72%
Giá trị tiên đoán dương tính thấp 45,83%
Giá trị tiên đoán âm tính cao 93,95%
Tỉ lệ dương tính giả cao 54,17%
Tỉ lệ âm tính giả rất thấp 6,05%
Bảng 4. Độ chính xác của SCTC
SCTC Tiêu chuẩn vàng Tổng
+ -
+ 24 16 40
- 2 230 232
Tổng 26 246 272
Độ nhạy 92,31%
Độ đặc hiệu 93,50%
Giá trị tiên đoán dương tính 60,00%
Giá trị tiên đoán âm tính 99,14%
Tỉ lệ dương tính giả 40,00%
Tỉ lệ âm tính giả 0,86%
Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm
soi CTC đều cao trên 90%. Giá trị tiên đoán
âm của SCTL lên đến 99,14% đồng nghĩa với
khi kết quả SCTC trả lời âm tính gần như
chắc chắn CTC thật sự không có tổn thương
ác tính (Bảng 4).
Bảng 5. Liên hệ giữa PAP và SCTC
Số ca SCTC
bình thường
Số ca SCTC bất
thường TS (%)
Tổng
Viêm CTC/BT 222 26 (10,48) 248
ASC-US 8 5 (38,46) 13
LSIL-C 2 3 (60,48) 5
HSIL-C 0 3 (100,00) 3
K TB gai 0 1 (100,00) 1
AGC 0 1 (100,00) 1
K tuyến 0 1 (100,00) 1
Tổng 232 40 272
SCTC có ưu điểm phát hiện tổn thương
bất thường trong nhóm kết quả PAP viêm
CTC/bình thường. Chứng tỏ nếu sử dụng
SCTC phối hợp đồng thời với PAP sẽ tránh
bỏ sót 26 trường hợp (10,48%). Ngoài ra
SCTC cũng có ưu thế khi phát hiện các tổn
thương PAP từ HSIL trở lên (Bảng 5).
Bảng 6. Độ chính xác của PAP và SCTC
Số
ca
PAP+ PAP-
T
ổ
n
g
Soi+ Soi- Soi+ Soi-
GPB+ GPB- GPB+ GPB- GPB+ GPB- GPB+ GPB-
11 3 0 3 13 13 2 28 73
% 15,1 4,1 0,0 4,1 17,8 17,7 2,8 38,4 100
Độ nhạy 67,30%
Độ đặc hiệu 94,10%
Giá trị tiên đoán dương tính 54,68%
Giá trị tiên đoán âm tính 96,45%
Tỉ lệ dương tính giả 45,31%
Tỉ lệ âm tính giả 3,54%
Có 53,43% trường hợp có kết quả PAP,
SCTC và GPB phù hợp hoàn toàn.
Có 6,85% trường hợp có kết quả PAP và
SCTC không phù hợp với giải phẫu bệnh.
Có 21,91% trường hợp có kết quả SCTC và
GPB không phù hợp với PAP.
Có 17,81% trường hợp có kết quả PAP và
GPB không phù hợp với SCTC.
Bảng 7. Chẩn đoán GPB các trường hợp SCTC bất
thường (n=40)
Chẩn đoán GPB Tỉ lệ%
Viêm CTC 40,00
Viêm CTC kèm chuyển sản gai không điển
hình (CSG KĐH)
17,50
LSIL-P 15,00
HSIL-P 15,00
Ung thư tế bào gai xâm nhập CTC 5,00
Ung thư tuyến xâm nhập CTC 7,50
Bảng 8. Chẩn đoán GPB của các hình ảnh SCTC
bất thường
C
h
ấ
m
đ
á
y
K
h
ả
m
B
ạ
c
h
s
ả
n
Io
d
(
-)
M
M
K
Đ
H
N
g
h
i
K
x
â
m
n
h
ậ
p
Viêm CTC 0 2 0 7 0 0
Viêm + CSG KĐH 2 2 0 1 0 0
LSIL-P 0 3 0 0 0 0
HSIL-P 1 0 0 0 0
K TB gai 0 0 0 0 0 2
K tuyến 0 0 0 0 1 1
Tổng 3 7 0 8 1 3
Ngoài tổn thương là vết trắng trên soi cổ
tử cung (biểu đồ 1), những tổn thương bất
thường của cổ tử cung trên soi như: Chấm
đáy, khảm có tỉ lệ tổn thương trong thượng
mô gai cổ tử cung từ 30 – 40 %. Những vùng
Iod(-), không thấy tổn thương ác tính nào. Khi
có tăng sinh mạch máu không điển hình hay
tổn thương nghi ngờ ung thư xâm nhập trên
soi cổ tử cung thì chẩn đoán gần như chắc
chắn 100%.
Biểu đồ 1. Chẩn đoán GPB của các hình ảnh vết
trắng trên SCTC
BÀN LUẬN
Độ chính xác của PAP
Phết mỏng tế bào CTC để tầm soát sàng
lọc bệnh KCTC là phương tiện sàng lọc nhanh,
dễ thực hiện, ít gây phiền phức nhất, rẻ tiền,
đã được cộng đồng chấp nhận, nhưng với độ
nhạy PAP của chúng tôi chỉ 42,31% thì thật là
khiêm tốn, độ đặc hiệu là 94,72%.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Phượng(9) độ nhạy
của PAP khoảng từ 60 – 80 %, độ đặc hiệu hơn
90%. Fahey et al. (1995) ghi nhận trong 59
nghiên cứu công bố từ 1984 – 1992 ước lượng
độ nhạy của PAP là 66% (11% - 99%) và độ đặc
hiệu của PAP là 67% (14% - 97%). Theo
Thomas C. Wright(13,14) độ nhạy của PAP là
58%, độ đặc hiệu là 69%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi giá trị tiên
đoán dương tính là 45,83% như vậy, nếu kết
quả PAP dương tính, có tế bào bất thường, thì
điều này sẽ đúng với thực tế thực sự là 45,83%
(!) hay tỉ lệ dương tính giả là 54,17% ở những
bệnh nhân thật sự không có bệnh. Bệnh nhân
có một kết quả PAP từ ASC-US trở lên, với tỉ
lệ 15,38% HSIL-P trong ASC-US, bác sĩ sẽ tích
cực tìm kiếm tổn thương tiền ung thư với các
phương pháp như là làm PAP lại lần 2, soi cổ
tử cung lại, sinh thiết, thậm chí có khi phải đi
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 131
đến khoét chóp cổ tử cung chẩn đoán khi có
ASC-US lần 2, để có kết quả chẩn đoán cuối
cùng của giải phẫu bệnh. Độ đặc hiệu PAP của
chúng tôi là 94,72% cũng như giá trị tiên đoán
âm tính là 93,95% là điều có thể chấp nhận
được, tuy nhiên, để lọt lưới là 6,05% tỉ lệ âm
tính giả tuy thấp nhưng cũng phải chấp nhận
vì ta biết “Điều quan trọng ta phải nhớ rằng
không có một kỹ thuật tầm soát, chẩn đoán,
hay điều trị được dùng trong y khoa nào là
hoàn hảo, do đó phết tế bào cổ tử cung không
phải là một ngoại lệ. Có một vài phụ nữ đã
phát triển ung thư cổ tử cung xâm nhập mặc
dù đã được tầm soát tế bào học CTC mỗi
năm”(4). Theo nghiên cứu của Đặng Thị Dung
Hạnh(2) PAP có tỉ lệ âm tính giả khoảng 20%
nếu tính ra ở cộng đồng, còn phải kể đến một
số lượng lớn bệnh nhân không kiểm định lại
được bằng kết quả giải phẫu bệnh do không
có chỉ định SCTC và sinh thiết.
Theo Thomas C. Wright(13,14) tỉ lệ âm tính giả
của phết tế bào CTC trong khoảng 20-50% trong
đó nhà tế bào học đọc sót là 30% và trên mẫu
không hiện diện tế bào bất thường là 70%.
Theo tổng hợp nghiên cứu của Nguyễn Thị
Ngọc Phượng: “Những nguyên nhân gây ra
sai số đã được xác định trong tầm soát ung thư
cổ tử cung, bao gồm sai số chọn mẫu, kỷ thuật
làm phết tế bào, xử lý mẫu, đọc kết quả, chất
lượng phòng xét nghiệm, diễn giải phết tế bào,
và sai số báo cáo, thì 2 nguyên nhân chính của
tỉ lệ âm tính giả là 60% do bệnh phẩm kém
chất lượng và 40% do người đọc diễn giải kết
quả. Diễn giải kết quả không phù hợp một
phần do người đọc thiếu kinh nghiệm(9).
Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Phương
Thảo(3), chất lượng tiêu bản kém trong nhóm
ASC-US là 25%; trong nhóm LSIL-C là 57,9%;
trong nhóm HSIL-C là 55,9%; trong nhóm ung
thư xâm nhập là 66,6%. Do đó, trong một cơ sở
y tế có phòng giải phẫu bệnh và tế bào, cuối tuần,
các bác sĩ và các kỷ thuật viên đọc tế bào họp nhau
lại, cùng nhau phân tích những tiêu bản tế bào có
âm tính giả để rút kinh nghiệm và ngày càng
hoàn thiện hơn trong khâu đọc kết quả tế bào
cũng như kết quả tế bào học sẽ ngày càng đươc
tin cậy hơn. Ngoài ra, cần có sự phối hợp tốt với
bác sĩ lâm sàng đưa ra những thông tin cụ thể,
chính xác các trường hợp tiêu bản kém chất lượng
mà rút kinh nghiệm.
Độ chính xác của SCTC
Độ nhạy về SCTC của chúng tôi là 92,31%,
so với phết tế bào CTC là 42,31% thì độ nhạy
này tương đối khá cao, chính vì thế mà mục
đích nghiên cứu của chúng tôi muốn làm tăng
độ nhạy của phết tế bào CTC bằng cách sử
dụng kỹ thuật SCTC đồng thời với phết tế
bào CTC, chứ không chờ đến khi kết quả phết
tế bào CTC có bất thường thì mới được tiến
hành kỷ thuật SCTC, như qui trình đã và đang
áp dụng cho đến nay, cho nên, khi phết tế bào
CTC kết hợp với SCTC đồng thời sẽ tăng độ
nhạy trong việc tầm soát KCTC từ 42,31% lên
67,30% (bảng 6) cũng là một điều rất đáng
khuyến khích.
Theo Corazon A. Ngelangel(6) phương
pháp quan sát CTC với nhuộm acetic acid là
phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
khuyến cáo được chọn tại Phillipines. Theo Lê
Văn Xuân(5) nên phối hợp giữa chẩn đoán tế
bào học và SCTC thì tỉ lệ chính xác lên đến
100%. Nguyễn Quốc Trực(8) là 98,9%. Theo
Trần Thị Vân Anh(11) xét nghiệm tế bào, với sự
hổ trợ của SCTC, vẫn là một phương pháp tốt
nhất để tầm soát và phát hiện, cũng như chẩn
đoán ung thư cổ tử cung. Theo Michael S.
Baggish(1) sự kết hợp thường qui tầm soát tế
bào cổ tử cung và soi cổ tử cung cho phép
bệnh lý tiền ung thư được chẩn đoán và điều
trị sớm, như thế giảm bớt nguy cơ ác tính CTC
như là một nguyên nhân có ý nghĩa gây tử
vong ở phụ nữ.
Trong công cuộc chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho phụ nữ nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư
cổ tử cung giai đoạn muộn và tỉ lệ tử vong, một
bệnh nguy cơ gây tử vong hàng đầu của phụ nữ
Việt Nam, với khả năng của các Bác sĩ và
phương tiện kỹ thuật là máy soi cổ tử cung đã có
trong tầm tay ở nhiều Tỉnh thành quận huyện
của Miền nam Việt Nam, việc áp dụng phương
thức này là khả thi ở các cơ sở khám bệnh.
Theo Nguyễn Chấn Hùng(7) trong SCTC
nghi ngờ có tổn thương, chính xác chỉ có 25%
trường hợp có CIN (SIL) hoặc ung thư. Tuy
nhiên, soi cổ tử cung đã phát hiện được 50%
trường hợp CIN (SIL) mà chẩn đoán tế bào
học đã bỏ qua. Điều này chứng tỏ sự phối hợp
giữa lâm sàng, SCTC và tế bào học là quan
trọng để nâng cao tỉ lệ phát hiện bệnh.
Tỉ lệ âm tính giả rất thấp 0,84% hay giá trị
tiên đoán âm tính 99,14% đã xem soi cổ tử
cung như là một phương tiện kỷ thuật gần
như hoàn hảo để phát hiện sớm tổn thương
tiền ung thư cổ tử cung, chỉ trừ những trường
hợp tổn thương nằm quá sâu trong kênh, sâu
hơn 18mm kể từ bờ cổ ngoài cổ tử cung, hay
soi cổ tử cung không quan sát được vùng ranh
giới lát trụ thì soi cổ tử cung mới có thể bị thất
bại. Theo Đặng Lê Dung Hạnh(2) khi có nhiều
người soi cổ tử cung với nhiều kinh nghiệm
khác nhau, tỉ lệ âm tính giả thay đổi từ 4,5%
đến 27,9%. Trong nghiên cứu của Vũ Thị
Nhung(12), soi cổ tử cung có tỉ lệ âm tính giả là
7,2% và độ nhạy của soi cổ tử cung là 92,8%.
Trong 40 trường hợp soi cổ tử cung có
hình ảnh bất thường, nguyên nhân của giá trị
tiên đoán dương tính thấp 60%, hay tỉ lệ
dương tính giả cao 40%; 40% là viêm cổ tử
cung theo kết quả giải phẫu bệnh (bảng 6), do
tổn thương trên cổ tử cung có những vết trắng
rất nhạt, hay có những vùng iod âm tính, với
kinh nghiệm soi của chúng tôi, đáng lẽ không
cần thiết phải sinh thiết, nhưng chúng tôi vẫn
sinh thiết, vì những tổn thương như trên, với
những Bác sĩ soi cổ tử cung ít kinh nghiệm
thường hay sinh thiết, chấp nhận tỉ lệ dương
tính giả là 40% để tránh bỏ sót bệnh cho bệnh
nhân còn hơn là để bệnh nhân đã có bệnh mà
nghĩ rằng mình không có bệnh, và cũng để
cho Bác sĩ có chẩn đoán cuối cùng là của giải
phẫu bệnh, dù biết rằng một phần nhỏ, nếu
sinh thiết dưới soi cổ tử cung vẫn có một tỉ lệ
âm tính giả vì sinh thiết chưa chính xác. Theo
Đặng Lê Dung Hạnh (5) tỉ lệ dương tính giả
của soi cổ tử cung thay đổi từ 4,8% đến 36%.
Độ chính xác của xét nghiệm PAP và SCTC
đồng thời
Khi kết hợp phết tế bào CTC và SCTC, đã
tăng từ 42,31% lên 67.30%, độ đặc hiệu không
thay đổi nhiều, nhưng tỉ lệ dương tính giả của
phết tế bào giảm từ 54,17% xuống còn 45,31%
và tỉ lệ âm tính giả từ 6,05% xuống còn 3,54%,
điều này làm tăng độ chính xác và làm tăng tỉ
lệ phát hiện bệnh của phết tế bào CTC. Âm
tính giả của phết tế bào CTC hay trên lam
không có tế bào bất thường khi thật sự bệnh
nhân đã có bệnh nguyên nhân có thể: (1) khi
làm PAP bằng que gỗ, bác sĩ không đè mạnh
tay que gỗ lên CTC vì sợ chảy máu nhiều dẫn
đến việc SCTC kế tiếp khó mà thực hiện được,
(2) tổn thương có khi ở xa tầm với của que gỗ
mà ta không lấy được tế bào, (3) tổn thương
tiết nhầy nhiều hay chảy máu nhiều, (4) tổn
thương có khi có hoại tử bề mặt không lấy
được tế bào bất thường ở bên dưới, (5) tổn
thương có khi chỉ nhỏ khoảng 2 đến 3 m/m
đường kính thì tế bào bất thường ít có cơ hội
hiện diện trên lam kính.
Những bệnh nhân đến khám tại bệnh viện,
ngoài những vấn đề phụ khoa về bệnh lý CTC,
còn có những vấn đề khác không liên quan
đến CTC như: khám định kỳ, vô sinh, u xơ tử
cung, u nang buồng trứng, rong kinh, rong
huyết, nhưng hầu hết họ đều có vấn đề về phụ
khoa, cần đến bệnh viện để kiểm tra, khám
bệnh và điều trị, nên bệnh lý CTC (nếu có) sẽ
có tỉ lệ cao hơn trong dân số cộng đồng là họ
không có triệu chứng gì cả.
Khi khám bệnh khám cho bệnh nhân lần
đầu làm phết tế bào CTC và SCTC đồng thời,
bác sĩ không có kết quả PAP trước đó, sẽ
SCTC với mức tập trung trung bình. Trong
trường hợp đã có kết quả PAP bất thường từ
ASC-US trở lên, bác sĩ sẽ để dành thời gian
SCTC nhiều hơn bình thường, nếu tổn thương
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 133
hiện rõ thì dễ dàng đi đến một sinh thiết đúng
chỗ để có một kết quả giải phẫu bệnh chính
xác, nhưng nếu tổn thương không rõ ràng, vết
trắng mờ nhạt, vết trắng nhỏ ở bờ ngoài cổ tử
cung hay ở sâu trong kênh thì bác sĩ vẫn chấp
nhận tiến hành thêm những thủ thuật chẩn
đoán khác nữa để có thể tìm ra cho được bệnh
lý phù hợp với kết quả PAP đã có sẵn, trong
điều kiện này, tỉ lệ chính xác để phát hiện tổn
thương tiền ung thư cổ tử cung trên soi cổ tử
cung dễ đạt đến con số 100%. Theo Phạm Thị
Bích Vân(10) soi cổ tử cung dương tính ở 100%
các ca có tế bào học nhóm HSIL-C, 87% các ca
LSIL-C, và 37% các ca AGC. Theo Nguyễn
Quốc Trực(8), nếu phối hợp tế bào học và soi cổ
tử cung, tỉ lệ phát hiện bệnh là 98,9%.
Một bệnh nhân khám phụ khoa, sau khi
phết tế bào cổ tử cung, để soi cổ tử cung tiếp
theo, ta chỉ cần lau sạch huyết trắng, thấm
acetic acid 3%, 30 giây sau là có thể nhìn thấy
được tổn thương (nếu có, sinh thiết ngay nếu
cần), sau đó thấm Lugol 3%, những động tác
này chỉ kéo dài thêm từ 3 đến 5 phút, như thế,
bệnh nhân đã được hưởng một lợi ích thiết
thực, ngoài kết quả soi cổ tử cung có ngay, tỉ lệ
âm tính giả giảm, bệnh nhân và bác sĩ còn sẽ
có 3 kết quả cùng một thời điểm (nếu có sinh
thiết) mà không phải chờ đợi lâu, không bị
ảnh hưởngbởi yếu tố thời gian trước, sau của
từng kỷ thuật chẩn đoán, có những trường
hợp, gởi thư mời tái khám đến 3 lần mà không
đến, vì có kết quả PAP bất thường, khi địa chỉ
không rõ ràng, thư thất lạc.
Chất lượng khám phụ khoa tại một cơ sở
là bệnh viện, muốn được cao, nên trang bị một
máy SCTC ở buồng khám với các dụng cụ cần
thiết khi soi và có thể bấm sinh thiết, nạo sinh
thiết từng phần kênh, lòng tử cung khi cần, để
tránh phiền hà cho bệnh nhân, khi bác sĩ
muốn tiến hành ngay những kỷ thuật cao, hơn
là một bàn khám phụ khoa thông thường chỉ
có mỏ vịt để nhìn cổ tử cung bằng mắt
thường, găng tay để thăm khám phụ khoa và
bộ dụng cụ để phết tế bào cổ tử cung.
Tuy nhiên, tại Bệnh viện Từ Dũ có số
lượng bệnh nhân quá đông, các bác sĩ ở mỗi
buồng khám bệnh phải làm việc với cường độ
cao, chỉ tiêu năng suất khám phụ khoa cho
mỗi buồng khám bệnh 50-60 người/ngày, nếu
khám bệnh với chất lượng cao hơn như vậy,
thời gian khám sẽ tốn thêm gấp đôi, bệnh
nhân sẽ than phiền vì phải chờ đợi đến lượt
khám quá lâu, Bệnh viện sẽ không thể giải
quyết hết số bệnh nhân trong ngày. Một bệnh
nhân nếu được khám phụ khoa + PAP + SCTC,
thời gian tối thiểu phải mất từ 7 đến 10 phút,
nếu phải nạo sinh thiết kênh lòng tử cung, lại
phải mất thêm 10 đến 15 phút, bù lại, bệnh
nhân chỉ vào 1 buồng khám và khi ra về là đã
có thể có một chẩn đoán bệnh tương đối đầy
đủ. Nếu không, sau khi khám phụ khoa và
phết tế bào cổ tử cung thường qui, bệnh nhân
ra về và sẽ phải trở lại để xem kết quả PAP. Ở
buồng khám phụ khoa, nếu được trang bị máy
SCTC, ngoài việc làm PAP và khám phụ khoa
thông thường, máy SCTC sẽ giúp bác sĩ quyết
định sinh thiết cổ tử cung ngay khi phát hiện
có tổn thương nghi ngờ tiền ung thư hay ung
thư trên soi mà không cần phải chờ đợi kết
quả PAP vốn đã có độ đặc hiệu không cao.
Trong nghiên cứu của tôi, có những trường
hợp sau khi làm PAP, SCTC có tổn thương
nghi ngờ là đã sinh thiết ngay, không phải chờ
kết quả PAP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Baggish M. S. (2003), Colposcopy of the Cervix, Vagina,
and Vulva. Mosby.
2 Đặng Lê Dung Hạnh (2004), “Giá trị của phết tế bào âm
đạo/cổ tử cung, soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung qua
soi trong chẩn đoán bệnh lý cổ tử cung”, Thời sự Y DƯỢC
HỌC, Bộ IX, (6), tr. 327-330.
3 Đoàn Thị Phương Thảo, Nguyễn Sào Trung (2000), “Tổn
thương trong thượng mô & K cổ tử cung đối chiếu tế bào học-
giải phẫu bệnh”, YHTPHCM, Phụ bản tập 4 (4), tr. 78-84.
4 IARC (2005), “Cervix Cancer Screening”, Hanbooks of
Cancer Prevention, Volum 10, Chapter 2, Screening tests,
pp. 59 -115.
5 Lê Văn Xuân, Nguyễn Sào Trung (1998), “Chương trình
Việt Mỹ thí điểm phòng chống ung thư cổ tử cung”,
YHTPHCM, Phụ bản tập 2 (3), tr. 42-47.
6 Ngelangel C.A. (2003), “Tầm soát ung thư cổ tử cung-So
sánh phương pháp quan sát qua nhuộm acid acetic với
phương pháp dựa trên tế bào học”, YHTPHCM, Phụ bản
tập 7 (4), tr. 363-365.
7 Nguyễn Chấn Hùng, Eric Suba (2000), “Chương trình Việt
Mỹ thí điểm phòng chống ung thư cổ tử cung”,
YHTPHCM, tập 4 (4), tr. 20-31.
8 Nguyễn Quốc Trực, Nguyễn Văn Thành (2003), “Chẩn
đoán & điều trị các tổn thương tiền ung cổ tử cung”,
YHTPHCM, Phụ bản tập 7 (4), tr. 424-433.
9 Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2003), “Tầm soát Ung thư cổ
tử cung”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học – Bệnh
viện Đa khoa Cần thơ, tr. 290-298.
10 Phạm Thị Bích Vân (1999), “Tế bào học, soi cổ tử cung và
thủ thuật vòng cắt đốt trong chẩn đoán, điều trị các tổn
thương tiền ung htư cổ tử cung”, YHTPHCM, Phụ bản
tập 3 (4), tr. 246-256.
11 Trần Thị Vân Anh và cộng sự (1998), “Chẩn đoán Tế bào học
và Giải phẫu bệnh của các tổn thương tiền ung thư và ung
thư cổ tử cung:Một số khó khăn được gặp tại Bệnh viện Hùnh
Vương”, YHTPHCM. Phụ bản tập 2 (3), tr. 71-73.
12 Vũ Thị Nhung, Trần Thị Vân Anh (1998), “Phát hiện sớm
tổn thương tiền ung thư tại phòng khám phụ khoa BV
Hùng Vương”, YHTPHCM, Phụ bản tập 3 (2), tr. 228-234.
13 Wright T. C. (2002), “Pathogenesis and Diagnosi of
Preinvasive Lesions of the Lower Genital Tract”.
Principles and practice of Gynecologic Oncology. 4th
edition. Lippincott Williams & Wilkins. Chapter 19, pp.
627-664.
14 Wright T. C., Kurman R. J. & Ferenczy A. (2002),
“Precanserous Lesions of the Cervix”, Kurman R J.
Blaustein’s Pathology of the Female Genital Tract, 5th
edition, Springer, pp. 253 – 324.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_hop_dong_thoi_phet_te_bao_voi_soi_co_tu_cung_trong_phat.pdf