Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Cẩm thủy III tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3 5. Những đóng góp của đề tài 4 6. Cấu trúc của đề tài 4 Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 5 1.1. Lý luận chung về phương pháp. 5 1.1.1. PP nêu vấn đề trong day học môn giáo dục công dân. 5 1.1.2. PP thảo luận trong dạy học môn GDCD. 8 1.2. Vị trí và vai trò của hai phương pháp này. 12 1.3. Đặc thù của môn GDCD. 13 Chương II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LÍP 10 Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY III-TỈNH THANH HÓA VÀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐẠO ĐỨC MÔN GDCD LÍP 10 17 2.1. Khái quát chung: 17 2.1.1. Khái quát chung về trường THPT Cẩm Thủy III: 17 2.1.2. Khái quát chung về học sinh THPT. 17 2.1.2.1. Đặc điểm chung: 17 2.1.2. Thực trạng của việc dạy và học môn GDCD ở trường THPT Cẩm Thủy III tỉnh Thanh Hóa: 18 2.2. Nguyên nhân chính của những tồn tại và hạn chế: 22 2.2.1. Nguyên nhân chủ quan: 22 2.2.2. Nguyên nhân khách quan: 23 2.2. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy một số kiến thức cụ thể trong phần đạo đức môn GDCD lớp 10. 24 Chương III: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐẠO ĐỨC MÔN GDCD LÍP 10 43 3.1. Phương hướng 43 3.1.1. Sự cần thiết phải đối mới hệ thống các phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT hiện nay 43 3.1.2. Xác lập hệ thống các phương pháp giảng dạy và kết hợp các phương pháp giảng dạy môn GDCD sao cho phù hợp với nội dung và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực cảu HS 45 3.1.2.1. Xác lập các hệ thống phương pháp giảng dạy 45 3.1.2.2. Kết hợp các phương pháp giảng dạy trong bộ môn GDCD 46 3.2. Những giải pháp chủ yếu 47 3.2.1. Về tổ chức quản lý 47 3.2.2. Về giải pháp kinh tế 48 3.2.3. Về chế độ chính sách 48 3.2.4. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. 50 KẾT LUẬN 51

doc51 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3584 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Cẩm thủy III tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ám phá mới, có nhiều trường hợp do các em chưa hiểu được bản chất của vấn đề, chưa đầy đủ bản lĩnh để kiềm chế những tác động của ngoại cảnh nên dễ dẫn đến hành động bột phát và khi thực hiện các em không hề nghĩ đến hậu quả do mình gây ra cho xã hội. Ngoài ra chúng ta có thể nhận thấy một số nét tích cực trong hoạt động học tập của các em trong độ tuổi THPT đó là: hứng thú học tập của các em có những thay đổi rõ rệt, bền vững và gắn liền với các khuynh hướng nghề nghiệp. Đối với các lĩnh vực khoa học, các em đã có thái độ lựa chọn rõ ràng, thái độ học tập cũng gắn liền với động cơ thực tiễn, nhận thức sau đó là ý nghĩa của môn học. Như vậy một yêu cầu rất lớn được đặt ra là ngoài việc giáo dục tri thức cho hoc sinh thì nhà trường cũng là nơi đào tạo nhân cách cho người học sinh, hướng các em đi theo một con đường đúng đắn để trở thành một người công dân tốt cho xã hội. 2.1.2. Thực trạng của việc dạy và học môn GDCD ở trường THPT Cẩm Thủy III tỉnh Thanh Hóa: Qua một số điều tra thì chúng tôi nhận thấy một số thực trạng dạy và học môn GDCD ở trường THPT Cẩm Thủy III nói riêng và ở một số trường THPT nói chung như sau: Tình hình đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD: a. Về chất lượng GV: Qua khảo sát thực tiễn tại trường THPT Cẩm Thủy III- tỉnh Thanh Hóa chúng tôi nhận thấy tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy đạt chất lượng cao, số giáo viên kiêm nhiệm vẫn có và chất lượng thì không đồng đều. Chỉ có 2 giáo viên giảng dạy môn GDCD cho 26 lớp, chính vì thế mà chất lượng giảng dạy chưa cao, sự đầu tư về chất lương cho bài giảng là chưa cao. Ngoài ra tình trạng một số lớp các em không phải học môn GDCD mà vẫn có điểm tổng kết vẫn xảy ra, đây là trường hợp không nhiều nhưng không phải là không có. Nguyên nhân là do sự chỉ đạo của nhà trường muốn dành nhiều thời gian cho các em tập trung vào các môn học chính như: Toán, Lý, Hóa... Hơn nữa một nguyên nhân rất phổ biến là do những bài giảng của giáo viên sơ sài, không chuyên sâu, không có sự liên hệ thực tiễn với các vấn đề xung quanh giúp học sinh yêu thích môn GDCD, thấy tầm quan trọng của môn học. b.Về phương pháp dạy học: Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả về việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện nay của GV trong trường THPT Cẩm Thủy III. kết quả thu được như sau: Bảng1:Kết quả điều tra việc sử dụng các PPDH của GV STT PP Tỉ lệ GV sư dụng 1 PP thuyết trình 100% 2 PP đàm thoại 77,5% 3 PP động não 12% 4 PP thảo luận nhóm 25% 5 PP nêu vấn đề 21% Như vậy qua điều tra chúng tôi nhận thấy các PPDHTC hiện nay như: PP thảo luận nhóm, PP động não, PP nêu vấn đề....cỏc GV rất ít hoặc hầu như không sử dụng. Ngược lại nhóm PP dạy học truyền thống như: thuyết trình, diễn giải thì GV lại sử dụng thường xuyên. Qua thực tiễn điều tra chúng tôi nhận thấy rằng:PPDHTC là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây trong lý luận dạy học ở nước ta. Mặc dù đã xuất hiện rất nhiều trờn cỏc tạp chí chuyên ngành nhưng không phải GV nào cũng quan tâm để hiểu đúng về nó và áp dụng trong quá trình dạy học của mình. Đi sâu tìm hiểu chúng tôi đã nhận thấy cái yếu của GV chính là ở PP dạy học, thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất: Khi lựa chọn PPDH, GV chưa chú ý đến việc tìm hiểu thật kĩ nội dung để từ đó lựa chọn phương pháp cho phù hợp.Việc lựa chọn phương pháp tùy tiện không có cơ sở khoa học, việc sử dụng PP không theo một quy trình chặt chẽ. Giáo viên thuyết trình là chủ yếu. Thứ hai: Thông qua một vài lần tham gia dự giờ các tiết GDCD chung tôi nhận thấy rằng các bài giảng của GV trước khi lên lớp còn rất sơ sài, chưa đầu tư thời gian, công sức và tâm huyết. Thứ ba: Nhận thức của GV về phương pháp dạy học, những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học và đặc biệt là PPDHTC còn rất mơ hồ. Thứ tư: Về cấu trúc giờ học đa số các GV đều làm theo khuôn mẫu không tạo được điểm nhấn cho tiết học chính vì thế mà dễ gây ra tình trạng nhàm chán cho bài giảng, các em học sinh không tìm thấy điều gì mới lạ nờn khụng chú tâm thậm chí thờ ơ với bài giảng của giáo viên. Những điểm hạn chế nói trên đã làm ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức cuả học sinh và do đó làm giảm chất lượng học tập bộ môn. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định:...Vỡ sao chất lượng giáo dục phổ thông chưa tốt. Đó là vì trình độ của GV chưa đủ tốt để dạy tốt...Ngoài ra,cũn nhiều nguyờn nhân khác nữa, nhưng cái chủ yếu, cái có tác dụng quyết định nhất vẫn là đội ngũ GV chưa đủ trình độ về mọi mặt: Kiến thức, PP, Kinh nghiệm, nhiệt tình yêu nghề” - Thực trạng học tập môn GDCD của học sinh: Nhìn chung một thực trạng rất rõ nét có thể nhận thấy được đó là số học sinh quan tâm và yêu thích môn GDCD là rất ít thậm chí là không có. Đa phần các em đều cho rằng đây là môn học phụ và không nhất thiết phải quan tâm, có học cũng chẳng thu lại được kết quả gỡ nờn bỏ bờ,khụng chịu học hoặc là không muốn học. Hiện nay chương trình GDCD trong sách giáo khoa có nhiều điểm đổi mới mà số giáo viên mới nắm bắt được vấn đề quan trọng cần thiết và có phương pháp mới là rất hạn chế. Chính vì vậy mà các bài giảng môn GDCD từ việc khó lại càng trở nên khó hơn, giáo viên thì đọc những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa cho học sinh, còn học sinh thì không muốn học vì không tìm thấy điểm thú vị trong môn học. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra HS thông qua việc trả lời câu hỏi: Em có hứng thú khi học môn GDCD không ? Vì Sao? Kết quả thu được như sau: Bảng 2:Mức độ hứng thú học tập môn GDCD của HS Mức độ hứng thú Rất hứng thú Hứng thú Bình thương chưa hứng thú Tỉ lê (%) 5% 14,9 26 54,1 Qua kết quả điều tra ở bảng 2 cùng với sự trao đổi của GV cho thấy, Nhìn chung học sinh đã có nhiều cố gắng trong học tập bộ môn. Tuy vậy, việc dạy và học môn GDCD còn nhiều hạn chế, cần được khắc phục. Các GV đã có nhiều cố gắng đổi mới PP, năng cao chất lượng dạy và học: tích cực đọc thêm tài liệu, học hỏi, trao đổi thêm với đồng nghiệp . tuy vậy trên thực tế, chất lượng giảng dạy bộ môn này vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện tượng GV lên lớp qua loa, chiếu lệ cho hết giờ còn khá nhiều Nhiều GV và HS cho rằng việc day và học bộ môn GDCD theo PP thảo luận nhóm và nêu vấn đề có nhiều ưu điểm, nhưng việc áp dụng còn nhiều khó khăn. Do viờc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy bộ môn này còn nhiều hạn chế cùng với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác cho nên Chưa tạo được sự hứng thú trong học tập của HS, Từ đó làm giảm hiệu quả và chất lượng của tiết học. Nhận xét chung: Qua kết quả điều tra thu được về thực trạng học tập môn GDCD và qua trò chuyện tâm sự với các em HS, chúng tôi nhận thấy: Đa số các em học sinh lớp 10 chưa nhận thức đúng vị trí vai trò tầm quan trọng việc học tập môn GDCD. Có 65,5%HS cho rằng đó chỉ là môn học phụ, học cũng được mà không học cũng được. Đa số học sinh còn chưa hứng thú trong việc học tập môn GDCD (54,1%HS). Thậm chí cũn cú một số HS chán học môn học này. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng học sinh không thích học môn GDCD là do nội dung môn học khó học, khó nhớ(39,6%HS)và do thầy giảng bài không hấp dẫn(49,2%HS) - Do nhận thức chưa đúng về vị trí vai trò của bộ môn GDCD và do GV giảng bài không hấp dẫn lại thêm nội dung môn học khó học, khó nhớ dẫn đến một thực trạng phổ biến là HS chưa thích học môn GDCD và do vậy kết quả học tập cũng chưa cao. Đa số HS trường THPT Cẩm thủy III chỉ xếp loại khá và trung bình (chiếm 96,6%HS) 2.2. Nguyên nhân chính của những tồn tại và hạn chế: 2.2.1. Nguyên nhân chủ quan: - Một số học sinh yếu kém đó là do các em chưa nhận thức rõ được vai trò quan trọng của môn giáo dục công dân trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện cả về mặt tri thức lẫn nhân cách. Hay nguyên nhân cũng là do khả năng nắm bắt và tiếp thu những tri thức mang tính khái quát và biện chứng của môn GDCD là còn chậm và dẫn đến các em không thích hoặc chán nản khi phải học tập. Hiện nay mặc dù vấn đề đỏnh gớa về tầm quan trọng của môn GDCD đã được cải thiện rất nhiều nhưng nhìn chung ở các trường THPT các em vẫn chú trọng nhiều vào cỏc mụn khối của mình và bỏ mặc những môn học khác trong đó cú mụn GDCD. - GV chưa đầu tư thời gian,cụng sức vào bài soạn Giáo án trước khi lên lớp. Vì vậy khi dạy học GV chủ yếu là là sử dụng phương pháp thuyết trình, thầy đọc-trũ chộp, thầy giảng-trũ nghe và HS không phải động não và suy nghĩ gì nhiều khi tiếp cận kiến thức. - Những trang thiết bị dạy học thuận lợi cho thực hiện PPDHTC chưa được trang bị đầy đủ ở nhà trường PT 2.2.2. Nguyên nhân khách quan: - Do tõm lớ HS ở lứa tuổi này các em còn chưa hình thành được những thói quen tốt cho mình, còn dễ thay đổi và chưa xác định rõ ràng được điều gì là cần thiết quan trọng. - Do những thay đổi của xã hội chi phối dẫn tới những nhận thức cho rằng chỉ cần học những mụn chuyờn nghành giúp ích cho mình sau này thụi cũn học những môn học khác là không cần thiết. Nói tóm lại để giáo dục tốt hơn nữa và nâng cao hơn nữa những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn GDCD thì đòi hỏi chúng ta phải áp dụng tích cực hơn nữa nhưng PPDH phát huy được khả năng sáng tạo và tự chủ hơn nữa việc học tập và rèn luyện của người học, bởi vì giáo dục hiện nay không chỉ là giáo dục về kiến thức mà còn là về kĩ năng nhân cách sống cho người học. Áp dụng các PPDHTC vào trong quá trình học là điều kiện cần thiết đáp ứng được yêu cầu giáo dục và phát huy được năng lực của người học. Trong nhà trường THPT,mụn GDCD là môn KHXH có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trực tiếp HS về thế giới quan và phương pháp luận, về đạo đức và lối sống. Mặt khác, tri thức môn học này lại mang tính khái quát hóa rất cao, vì vậy, đối với HS lớp 10, việc lựa chọn và vận PPDHTC vào giảng dạy nhằm mang lại mục đích GD cao nhất là điều vô cùng cần thiết. Vận dụng PPDHTC vào bài giảng GDCD phải đạt được những yêu cầu cơ bản như:Phỏt triển năng lực tư duy, rèn luyện quá trình nắm vững kĩ năng, kĩ xảo; phối hợp hài hòa giữa các PPDHTC; HS học tập mọt cách tích cực, chủ động và sáng tạo... Thực tiễn dạy học môn GDCD ở trường THPT Cẩm Thủy III cho thấy, đa số GV giảng dạy bộ môn đều sử dụng các phương pháp truyền thống, vì vậy, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vấn đề đăt ra là cần nhanh chóng vận dụng các PPDHTC vào dạy học bộ môn để nâng cao chất lượng học tập môn GDCD, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện, giáo dục con người lao động mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2.2. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy một số kiến thức cụ thể trong phần đạo đức môn GDCD lớp 10. Cũng như phương pháp dạy học của các môn học khác, phương pháp dạy học môn GDCD phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS hoặc loại bỏ thói quen học tập theo lối thụ động: thầy giảng-trũ nghe, thầy đọc-trũ chộp, và học thuộc lòng. Vì vậy trong dạy học GV phải huy động khai thác tối đa kinh nghiệm sống của HS tạo cơ hội cho HS bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, khuyến khích các em nếu thắc mắc trong khi nghe giảng,đặt ra câu hỏi cho thầy, cho bạn tranh luận, thảo luận, trao đổi, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể ý kiến cá nhân được bác bỏ hoặc khẳng định, HS sẽ nâng cao trình độ nhận thức. Bài học cần vận dụng vốn hiểu biết kinh nghiệm của mỗi học sinh và cả lớp, không nên chỉ vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của riêng GV. GV cần tăng cường sử dụng các câu hỏi đặt ra vấn đề cho học sinh thảo luận và giải quyết, khuyến khích học sinh tự liên hệ đánh giá các vấn đề xảy ra xung quanh trường lớp và gia đình, xã hội. PPDH môn GDCD rất phong phú và đa dạng bao gồm cả PPDH truyền thống và PPDH hiện đại, thế nhưng mỗi PP đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng phù hợp với từng loại bài, từng khõu riờng trong tiết học. Do đó không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp nào mà điều quan trọng là phải lựa chọn và sử dụng kết hợp các PP để bài giảng có hiệu quả. Bài 12: CễNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong tiết này, HS cần đạt được: 1.Về kiến thức - Hiểu được thế nào là tình yêu và tình yêu chân chính - Có những hiểu biết về những điều cần tránh trong tình yêu. 2. Về kỹ năng HS có thể sử dụng các kiến thức đã học để nhận xét, lý giải, phê phán một quan niệm, thái độ, hành vi… trong xã hội trong quan hệ tình yêu. 3. Về thái độ - Đồng tình và ủng hộ những quan niệm, những hành động đúng và tiến bộ - Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về quan hệ tình yêu trong điều kiện hiện nay. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - Khái niệm tình yêu - Các biểu hiện của một tình yêu chân chính - Một số điều nên tránh trong tình yêu III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Bài này vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn vì vậy người dạy sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với diễn giảng, đàm thoại. IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tục ngữ, ca dao nói về tình yêu. - Máy vi tính, máy chiếu để trình chiếu powerpoint. V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giảng bài mới Ở bài trước, các em đã được tìm hiểu một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học và cũng đã thấy được rằng, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội. Mà nền tảng của một gia đình hạnh phúc là tình yêu chân chính và hôn nhân tiến bộ. Như vậy, tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau và có vị trí rất quan trọng trong mỗi chúng ta. Và để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, chúng ta sẽ đi vào bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (tiết 1) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Theo em, trong cuộc sống, con ngườichúng ta có những tình yêu nào? HS: Tình yêu nam nữ, tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước… GV: Tình yêu có một nội hàm rất rộng, trong giới hạn bài hôm nay, chúng ta chỉ đề cập đến tình yêu nam nữ GV: Nhà thơ Xuân Diệu đã từng thốt lên rằng: “Làm sao sống được mà không yêu. Không nhớ, không thương một kẻ nào” và “làm sao định nghĩa được tình yêu”. Vậy tình yêu là gì mà loài người lại quan tâm như vậy? GV: Tình yêu được biểu hiện như thế nào qua các câu ca dao sau: Nhớ ai, bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than Xa xôi dịch lại cho gần Làm thân con nhện mấy lần tơ vương Yêu nhau muôn sự chẳng nề Có trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng Yêu nhau mấy núi cũng leo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua HS: Trả lời GV: Kết luận GV: Từ những biểu hiện trên, em hiểu tình yêu là gì? HS: Trả lời GV: Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người. Trong thực tế, biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú. Mỗi mối tình có một biểu hiện, sắc thái riêng. Do đó, có nhiều quan niệm khác nhau về tình yêu: - Yêu là chết trong lòng một ít. - Tình yêu là một liều thuốc bổ vì nó làm cho con người ta sảng khoái, vui vẻ. Có lúc là liều thuốc độc vì nó làm con người ta ủ dột, mệt mỏi. - Tình yêu là ánh sáng ban mai đem cho con người niềm hạnh phúc. Từ những biểu hiện cơ bản và những quan niệm trên về tình yêu, chúng ta có thể hiểu GV: Có quan niệm cho rằng: Tình yêu là sự riêng tư của hai người yêu nhau, không liên quan đến người khác. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? HS: Trả lời GV: Con người luôn tồn tại trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, mặc dù tình yêu là tình cảm đáng trân trọng của cá nhân nhưng cũng không nên cho rằng đó hoàn toàn là việc riêng tư của mỗi người mà tình yêu còn mang tính xã hội. GV: Chúng ta ai cũng hướng đến một tình yêu chân chính. Vậy thế nào là một tình yêu chân chính? GV:Tình yêu mang tính xã hội, cho nên trong mỗi chế độ xã hội thì lại có những quan niệm và thái độ khác nhau về tình yêu. Em hãy nêu các quan niệm và thái độ về tình yêu của xã hội phong kiến và xã hội XHCN? HS: Trả lời GV:XHPK “nam nữ thụ thụ bất thân” XHCN tình yêu chân chính phải phù hợp với các quan điểm đạo đức tiến bộ của XH. Vậy, em hiểu thế nào là một tình yêu chân chính? HS: Trả lời GV: Vậy tình yêu chân chính có những biểu hiện nào? GV: các em giải đáp tình huống sau: Lan và Hùng quen nhau trong Đại học và họ đã yêu nhau được 4 năm. Hiện tại hai người đã có công việc ổn định. Mọi người xung quanh đều khen họ là cặp trai tài gái sắc và chờ đợi đám cưới của họ diễn ra. Lan dự định cuối năm sẽ tổ chức lễ cưới, nhưng vào đầu năm do có đợt nên Hùng quyết định đi du học để tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau này và hoãn đám cưới đến sau khi đi du học về. Trước tình huống này Lan đứng trước hai sự lựa chọn: * Một là: Lan sẽ chia tay Hùng và cho rằng Hùng vì sự nghiệp của bản thân mà bỏ người yêu. * Hai là: Lan ủng hộ và giúp đỡ Hùng hoàn thành chuyến du học vì Lan tin rằng họ luôn luôn yêu nhau, do đó sau chuyến du học trở về 2 người sẽ lại hạnh phúc. Câu hỏi: 1. Theo em sự lựa chọn nào là hợp lý? Vì sao? 2. Nếu lựa chọn theo cách hai thì tình yêu của họ có phải là tình yêu chân chính không? HS: Trả lời GV: Kết luận GV giảng giải thêm GV:Các em vừa tìm hiểu những điều nên có ở một tình yêu chân chính. Vậy còn những điều nên tránh thì sao? GV: Theo em, ở lứa tuổi thanh niên khi yêu nên tránh những điều gì?Tại sao? HS: Suy nghĩ GV gợi ý - Theo các em có nên yêu sớm không? Vì sao? - Có quan niệm “Yêu 50 chọn 10 lấy 1”. Theo em, tại sao lại có quan niệm đó? Quan niệm đó có đúng hay không? - Có người cho rằng: “khi đã yêu nhau thì phải hiến dâng cho nhau tất cả”. Em có suy nghĩ gì về quan niệm đó? HS: Trả lời GV kết luận: Tình yêu là một tình cảm đẹp, thiêng liêng. Tuy nhiên, trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh 1. Tình yêu Tình yêu là gì? Nhớ nhung,quyến luyến. Có nhu cầu gần gũi nhau Những biểu hiện cơ bản của tình yêu Sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để đến với nhau. Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt… làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. - Tình yêu luôn mang tính xã hội. Bởi vì: + Quan niệm về tình yêu do kinh nghiệm sống, vị trí xã hội và thời đại chi phối.VD……… + Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề đòi hỏi xã hội phải quan tâm, chăm lo như: kết hôn, xây dựng gia đình văn hóa, tiến bộ… => Do đó, xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng về tình yêu, đặc biệt là những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên. b) Thế nào là tình yêu chân chính? - Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. - Biểu hiện của tình yêu chân chính: + Có tình cảm chân thực, quyến luyến, mong được gần nhau + Quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi + Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía + Có lòng vị tha, thông cảm c) Những điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên - Yêu quá sớm - Yêu một lúc nhiều người hoặc vụ lợi trong tình yêu - Quan hệ tình dục trước hôn nhân VI. CỦNG CỐ KIẾN THỨC, DẶN DÒ Củng cố kiến thức: Theo em, tình yêu không đi đến được hôn nhân có phải là tình yêu chân chính không? Xảy ra 2 trường hợp: Là tình yêu chân chính nếu 2 người chia tay vì lý do chính đáng và họ vẫn coi nhau là ban Không phải là tình yêu chân chính, nếu chia tay vì một mục đích không tốt đẹp nào đó. 2. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập số 1, tr. 86 - Đọc trước nội dung còn lại của bài BÀI 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI I .MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh cần đạt được: 1.Về kiến thức: - Hiểu được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo. - Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. 2.Về kĩ năng Tham gia vào các hoạt động với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiên nay. 3.Về thái độ: Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà nước, địa phương tổ chức. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Các vấn đề cấp thiết của nhân loại: ô nhiễm môi trường , bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo. Mối quan hệ giữa các vấn đề đó. 2. Công dân, học sinh có trách nhiệm gì trước vấn đề đó. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Dạy học bài này có thể sử dụng các phương pháp: + Đàm thoại, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. + Kết hợp hình thức làm việc theo nhóm và theo lớp. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK, sách GV GDCD lớp 10. - Tranh ảnh, băng hình, biểu đồ, số liệu về sự ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số, tình trạng đúi nghốo, sự lây nhiễm HIV/AIDS. - Máy chiếu. V . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Hành vi nào sau đây nói lên trách nhiệm của học sinh đối với tổ quốc: a. Chăm chỉ sáng tạo trong học tập và lao động. b. Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong. c. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. d. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể xã hội. e. Phê phán đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Câu hỏi 2: Nêu một số bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về tình yêu quê hương đất nước. 3. Học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Giáo viên: Cho học sinh xem các tranh ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số , các dịch bệnh hiểm nghốo… hoặc số liệu thống kê, biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự lây lan của các đại dịch bệnh trên thế giới. Giáo viên: Sau khi giới thiệu các hoạt động trên, giáo viên đặt các câu hỏi. Giáo viên: Bằng những gì đã thu thập được và thông tin, hình ảnh mà cô cung cấp các em có suy nghĩ gì về vấn đề trên? (Gợi ý: Những vấn đề xuất hiện ở một hay nhiều quốc gia nó có tính chất nghiêm trọng khụng?…) Giáo viên chuyển ý: Như chúng ta đã thấy, xã hội ngày càng phát triển bên cạnh việc được thừa hưởng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thì nhân loại cũng đang phải đối mặt với các vấn đề cấp thiết đe dọa trực tiếp đến sự sống của con người. Để hiểu rõ những vấn đề trên, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nôi dung cần đạt GV: Đặt vấn đề Con người tồn tại trong thế giới vật chất luôn luôn vận động và biến đổi. Môi trường thiên nhiên gắn liền với cuộc sống hàng ngày của con người. Nó cung cấp cho con người những điều kiện cần thiêt để duy trì sự sống. Bên cạnh đó, con người cũng tác động trở lại môi trường thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Như vậy, giữa con người và môi trường có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. GV: Em hiểu môi trường là gì? Kể tên các loại môi trường? HS: Trả lời GV: Kết luận HS: Ghi nội dung bài học GV: Từ khái niệm trên ta thấy: Môi trường có vai trò to lớn với cuộc sống con người. Đó là nơi cư trú, cung cấp nguyên liệu, nơi diễn ra những hoạt động sản xuất và tiêu dùng... Môi trường có vai trò hết sức to lớn nhưng thực tế hiện nay nó đang đứng trước những vấn đề rất trầm trọng. GV: Cho HS thảo luận thực trạng môi trường hiện nay. HS: Đưa ra ý kiến trả lời GV: Tổng kết và kết luận GV: Từ thực trạng trên, theo em hiểu ô nhiễm môi trường là như thế nào? HS: Trả lời GV: Chốt ý HS: Ghi bài GV: Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đang đề cập rất nhiều về thực trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở Việt Nam mà đó còn là tình trạng phổ biến ở nhiều quốc gia. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là rất nghiêm trọng. HS: Ghi bài GV: Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, nếu tiếp tục hủy hoại môi trường loài người có nguy cơ tự hủy diệt chính mình. Để tránh rơi vào thảm họa đó mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường. GV: Chúng ta dễ dàng nhận thấy, nhân loại đang phải trả một cái giá quá đắt cho những hành động của mình. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ trái đất, bảo vệ hành tinh, xây dựng một cuộc sống bền vững cho chính chúng ta? HS: Trả lời GV: Hoàn thiện, tổng kết HS: Ghi bài GV(Liên hệ): Ngày 5/6/1992 Hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ môi trường ở Ri-ô-đê-gia-nê-rô(Braxin) với 120 nước tham dự trong đó có 116 nước mà trưởng đoàn là nguyên thủ quốc gia đã ra lời kêu gọi nhân loại thế giới cùng nhau bảo vệ trái đất, bảo vệ hành tinh, xây dựng cuộc sống bền vững cho mọi người. GV(Chuyển ý): Cùng với ô nhiễm môi trường thì bùng nổ dân số cũng đang là vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan tâm, giải quyết của các quốc gia trên thế giới. GV: Đưa ra tình huống: Ngọc đang học lớp 10, là con cả trong gia đình có 3 chị em gái. Gia đình N cũng thuộc hàng trung nông. Bố N mặc dù có tư tưởng tiến bộ trong việc sinh con, nhưng là con trưởng nên mọi người trong họ thường hay châm trọc vì chưa có con trai. Bố N vì sức ép từ nhiều phía nên cũng có ý định sinh cố để lấy cậu con trai quý tử. Nếu là N em sẽ làm gì? HS: Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời GV: Tổng kết: Với những quan niệm xưa “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”... không còn phù hợp với xã hội bây giờ. Mỗi gia đình nên thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình để nuôi dạy con tốt, xây dựng một xã hội lành mạnh và tốt đẹp. GV: Đưa ra bảng số liệu về tình hình dân số trên thế giới. Năm K/C năm Số dân Mức tăng 1820 1 tỷ 1 1930 110 2 tỷ 1 1960 30 3 tỷ 1 1975 15 4 tỷ 1 1987 12 5 tỷ 1 1999 12 6 tỷ 1 2003 4 6,3 tỷ 0,3 GV: Từ những số liệu trên, em có nhận xét gì về xu hướng và tốc độ gia tăng dân số trên thế giới? HS: Đưa ra ý kiến GV: Bổ xung, kết luận GV: Thực tế cho thấy dân số trên thế giới đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, khoảng cách giữa các năm để dân số tăng lên ngày càng rút ngắn. Đây thực sự là một vấn đề nan giải. Theo em, hậu quả của vấn đề bùng nổ dân số tác động như thế nào tới cuộc sống của con người? HS: Trả lời GV: Tổng kết Dân số gia tăng quá nhanh đã gây sức ép lên nhiều mặt tự nhiên và xã hội. GV: Điều đáng chú ý là vấn đề bùng nổ dân số lại diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, nơi mà nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, chất lượng cuộc sống chưa được đảm bảo, nhận thức của người dân còn thấp.Việc bùng nổ dân số ở đây làm hạn chế việc tích lũy đầu tư cho kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều mặt của đời sống. Điều đó khiến cho người dân khó thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu. GV(Liên hệ): Ở nước ta tình hình gia tăng dân số cũng đang diễn biến phức tạp và theo chiều hướng xấu: Tốc độ gia tăng dân số rất cao, khoảng cách để dân số gấp đôi ngày càng được rút ngắn, mật độ dân số vào loại cao trên thế giới. Mặc dù diện tích chỉ đứng hàng trung bình so với thế giới, nhưng dân số Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 13 trên thế giới. Theo điều tra của tổng cục thống kê ở Viêt Nam có: 16.660 trẻ vị thành niên tuổi từ 13-14 125.400 em từ tuổi 15-17 407.755 em từ tuổi 17-19 đã có vợ chồng. Đây thực sự là những con số đáng báo động, là mối lo ngại của quốc gia. GV: Trước thực tế nan giải, cấp thiết này trách nhiệm của mỗi chúng ta là gì? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Nhận xét và hoàn thiện HS: Ghi bài GV( Chuyển ý): Đưa ra một câu chuyện: Ngày 22 tháng Chạp năm Ất Dậu giữa thủ đô Hà Nội, trong những ngày giáp Tết tràn ngập sắc đào hồng thắm đã diễn ra một đám cưới “động trời”. Cô dâu-một nữ họa sỹ 18 tuổi kết hôn với một người có HIV- họa sỹ Trần Trọng Kiên. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trong chú rể Trần Trọng Kiên không mang căn bệnh thế kỉ HIV mà tới nay nhân loại vẫn chưa tìm ra vacxin phòng chống. Không chỉ có HIV/AIDS, ngày nay xã hội loài người đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác. GV: Hãy kể tên những dịch bệnh hiểm nghèo mà em biết? HS: Trả lời GV: Tổng kết GV: Thực trạng và tác hại của những dịch bệnh này như thế nào? HS: Thảo luận và trả lời GV: Tổng kết GV(Cung cấp thông tin): + Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới(WHO) đã có gần 40 triệu người trên toàn cầu nhiễm HIV, trong đó 90% tập trung ở các nước đang phát triển. + Tính đến 14/4/2003 đã có 23 quốc gia tại 4 châu lục (Á, Âu, Mỹ, Phi) thông báo có bệnh SARS, với tổng số mắc bệnh là 3.149, số ca tử vong là 144. Ở Việt Nam, tính tới ngày 21/4/2003 có 68 bệnh nhân SARS, trong đó 5 bệnh nhân đã tử vong. Tính đến ngày 11/1/2006 có 20 người nhiễm cúm H5N1, trong đó có 15 người chết. GV: Bản thân mỗi cá nhân chúng ta có thể làm gì để bảo vệ mình trước những dịch bệnh nguy hiểm và cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh? HS: Trả lời GV: Kêt luận HS: Ghi bài 1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường a) Khái niệm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người. Môi trường gồm có: - Môi trường tự nhiên: đất, nước, tài nguyên... - Môi trường nhân tạo: nhà ở, trường học, bệnh viện... b) Ô nhiễm môi trường - Thực trạng môi trường hiện nay: + Tài nguyên rừng biển, khoáng sản bị khai thác cạn kiệt. + Môi trường nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề. + Mưa lớn, bão lũ, mưa đá, mưa axit, tầng ozon bị chọc thủng, trái đất có xu hướng nóng dần lên... Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường: Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người..., gây nên những diễn biến phức tạp về thời tiết, ảnh hưởng tới các hoạt động KT-XH của nhiều vùng, quốc gia... Bảo vệ môi trường chính là việc khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên. b) Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường - Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng; không xả rác, vứt rác bừa bãi. - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên: nguồn nước, động thực vật; không tham gia mua bán động thực vật quý hiếm; không dùng chất nổ, điện để đánh bắt thủy hải sản. - Tích cực tham gia tổng vệ sinh, trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc. - Có thái độ phê phán, phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số a) Bùng nổ dân số Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. b) Hậu quả của sự bùng nổ dân số - Mất cân bằng tự nhiên và xã hội. - Nảy sinh nhiều vấn đề: kinh tế nghèo nàn, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thất nghiệp, trình độ dân trí thấp.... c) Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số - Nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và gia đình. - Tổ chức tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người thực hiện tốt Luật hôn nhân và gia đình, chính sách kế hoạch hóa gia đình. - Có cuộc sống lành mạnh, không kết hôn sinh con ở tuổi vị thành niên, không quan hệ tình dục trước hôn nhân. 3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo a) Những dịch bệnh hiểm nghèo Lao, sốt rét, dịch tả, tim mạch, ung thư, huyết áp, cúm gia cầm và đặc biệt là HIV/AIDS. Các dịch bệnh hiểm nghèo đang thực sự uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại. Vì vậy, các quốc gia, dân tộc, cộng đồng quốc tế và cả loài người cần phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực và của cải để ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo. b) Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo - Tích cực rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. - Sống an toàn lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, các hành vi có thể gây hại cho cuộc sống của bản thân gia đình và xã hội. - Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trong cộng đồng. Kết bài: ễ nhiễm môi trường, bùng nổ dân số và những dịch bệnh hiểm nghèo đều là những vấn đề cấp thiết, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự sống của toàn nhân loại. Tích cực tham gia, chung sức, chung tay cùng với cộng đồng giải quyết những vấn đề cấp thiết, đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người để bảo vệ cho sự sống của toàn nhân loại nói chung và của mỗi chúng ta nói riêng. IV. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ DẶN DÒ 1. Củng cố - Trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Những vấn đề nào sau đây em cho là cấp thiết của nhân loại hiện nay? a. Ô nhiễm môi trường. b. Bùng nổ dân số. c. Những dịch bệnh hiểm nghèo. d.Tất cả a, b, c đều đúng. Câu 2. Chúng ta cần làm gì để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay? a. Bảo vệ rừng. b. Thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình. c. Tích cực học tập và rèn luyện sức khỏe. d. Tất cả a, b, c. đếu đúng. 2. Dặn dò - Làm bài tập về nhà: Bài 2 (tr.112) trong SGK - Sưu tầm ở địa phương các hoạt động: bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình... - Chuẩn bị bài 16: Tự hoàn thiện bản thân. Chương III NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐẠO ĐỨC MÔN GDCD LÍP 10 3.1. Phương hướng 3.1.1. Sự cần thiết phải đối mới hệ thống các phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT hiện nay Phương pháp dạy học có vị trí vai trò vô cùng quan trọng là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và học của quá trình học như truyền tải đúng đắn các nội dung và mục đích cảu quá trình dạy học. Có thể khẳng định hệ thống các phương pháp giảng dạy môn GDCD rất đa dạng và p hong phú. Mỗiphương phỏp cú thế mạnh và những hạn chế nhất định. Tùy theo nội dung tri thức mà người GV khéo léo lựa chọn và sử dụng các phương pháp sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất. Muốn vậy bản thân mỗi nhà giáo phải có sự nhận thức, hiểu biết đầy đủ về các phương pháp đó (phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhúm, nờu vấn đề…). phương pháp có thế mạnh và những hạn chế nhất định. Tùy theo nội dung tri thức mà người GV khéo léo lựa chọn và sử dụng các phương pháp sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất. Muốn vậy bản thân mỗi nhà giáo phải có sự nhận thức, hiểu biết đầy đủ về các phương pháp đó (phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…). Sự nhận thức cần đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trườn THPT là rất cần thiết. Bởi vì với cách dạy truyền thống lấy người thầy làm trung tâm thỡ khụng phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, chất lượng dạy và học không đảm bảo. Nghiên cứu hệ thống các phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT cho thấy: hiện nay phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp truyền thống, với phương pháp này GV truyền thị tri thức theo một chiều. Học sinh thụ động lĩnh hội tri thức, đôi khi HS còn bị ép phải tin, phải chấp nhận nên học sinh không thẻ sáng tạo được vì họ không tự tin vào kiến thức mà họ lĩnh hội được theo cách này. Trong khi đó, thời đại ngày nay, thông tin phát triển mạnh mẽ những tri thức của bộ môn mới chỉ là những tri thức cơ bản nhất để HS tiếp thu học tập và sáng tạo. Mặt khác những vấn đề thực tiễn đòi hỏi sự khái quát, tổng kết thành lý luận. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay hết sức cần thiết và cần có sự quan tâm của toàn xã hội vấn đề đặt ra lúc này là đổi mới theo hướng nào, đổi mới như thế nào mà thôi. Đây là vấn đề quan trọng và cần phải được nhận thức kỹ càng không được nóng vội vì vậy việc đổi mới mà không đúng đắn, chớnh xỏ và phù hợp thỡ khụng đem lại hiệu qủa cao được. Do vậy, trong quá trình thực hiện cần luụn cú sự tổng kết khảo nghiệm về kết quả cảu việc đổi mới, để từng bước bổ sung hoàn thiện, làm cho việc đổi mới đi đến thành công. Một vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học là việc làm tư tưởng đổi mới của phương pháp dạy học có mâu thuẫn với phương pháp dạy học truyền thống không? và ở đây chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này. Theo quan điểm đổi mới, chúng ta kh ông chấp nhận được việc học sinh tiếp thu một cách thụ động mà mong muốn HS tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo. Vì thế mà phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm không thể đối lập với phương pháp dạy học truyền thống, vì tổ chức một tiết học theo tinh thần đổi mới là tổ chức cho HS được đọc tài liệu, thảo luận nhóm, rồi tự trình bày và tranh luận với nhau. Sau đó GV vẫn phải làm công việc là kết luận lại, hệ thống lại những kiến thức cơ bản khi đó những phương pháp dạy học truyền thống vẫn phát huy được tác dụng của nó. Vì vậy có thể khẳng định lại rằng dạy học truyền thống và dạy học tích cực không hề mâu thuẫn với nhau hơn thế nữa chỳng cũn cú mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo quan điểm đổi mới, chúng ta kh ông chấp nhận được việc học sinh tiếp thu một cách thụ động mà mong muốn HS tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo. Vì thế mà phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm không thể đối lập với phương pháp dạy học truyền thống, vì tổ chức một tiết học theo tinh thần đổi mới là tổ chức cho HS được đọc tài liệu, thảo luận nhóm, rồi tự trình bày và tranh luận với nhau. Sau đó GV vẫn phải làm công việc là kết luận lại, hệ thống lại những kiến thức cơ bản khi đó những phương pháp dạy học truyền thống vẫn phát huy được tác dụng của nó. Vì vậy có thể khẳng định lại rằng dạy học truyền thống và dạy học tích cực không hề mâu thuẫn với nhau hơn thế nữa chúng còn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tóm lại, có thể từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn GDCD ở trường THPT thì công việc cần phải làm là việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn cho phù hợp và đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục môn GDCD ở trường THPT. 3.1.2. Xác lập hệ thống các phương pháp giảng dạy và kết hợp các phương pháp giảng dạy môn GDCD sao cho phù hợp với nội dung và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực cảu HS 3.1.2.1. Xác lập các hệ thống phương pháp giảng dạy Việc người GV làm thế nào để phát huy được trí tuệ, tư duy và óc suy nghĩ của HS và việc tìm hiểu, nhận thức một vấn đề nào đó là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ làm cho HS nhận thức vấn đề một cách sâu sắc hơn, tự nguyện hơn mà còn rèn luyện và phát triển những phẩm chất, năng lực rất tốt đáp ứng được những yêu cầu mà thời đại mới, xã hội mới đặt ra đối với mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong hệ thống các phương pháp dạy học môn GDCD, phương pháp nào cũng có thể phát huy tính tích cực chủ động của HS bằng tài năng sư phạm của người GV. Vấn đề là trong hệ thống các phương pháp đú thỡ phương pháp nào có ưu thế hơn mà thôi. Việc xác lập hệ thống các phương pháp giảng dạy bộ môn cho phù hợp với nội dung chương trình nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS là rất cần thiết để trên cơ sở đó GV có thể lựa chọn và sử dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đề ra. Giải pháp tối ưu nhất nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS là phương pháp dạy học đổi mới - phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm và sự hỗ trợ tích cực của phương tiện nghe, nhìn. Có thể hiểu phương pháp dạy học tích cực thông qua tìm hiểu vị trí, vai trò của HS và GV cũng như những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học này. Trong sách "Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo" ở phần dẫn luận Robert V. Bullongl, phó giáo sư trường Đại học Vtab (Mỹ) nêu ý kiến của nhà giáo dục bậc thầy trên thế giới Makigachi khẳng định đó là "trong lược đồ của nhà chương trình bản thân HS chứ không phải nhà trường là trung tâm của quá trình học tập như vậy là trong phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, xác định HS giữ vị trí, vai trò trung tâm là hết sức quan trọng và cần thiết". Còn về vị trí, vai trò của người GV nhiều nhà giáo dục bậc thầy trên thế giới như Conmenski, Pestolozzi cho rằng "phần lớn trách nhiệm của người GV là hướng dẫn có hiệu quả cho HS trong tập học chứ không phải là… truyền thụ những mảnh tri thức chết" hoặc như Dislesweyr "người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý". Như vậy chúng ta có thể nhận thấy được vị trí, vai trò của người thầy cũng như người học trong phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm. Ngoài ra cùng với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tam, để phát huy được tính tích cực học tập của HS còn cần sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn. Các phương tiện nghe nhìn bao gồm nhiều loại thiết bị khoa học kĩ thuật như máy chiếu, phim, đài, máy vi tính có một vai trò khá lớn đối với việc phát huy tính tích cực của HS và đổi mới phương pháp dạy học. 3.1.2.2. Kết hợp các phương pháp giảng dạy trong bộ môn GDCD Hệ thống các phương pháp dạy học môn GDCD phong phú và đa dạng có cả phương pháp đổi mới và phương pháp dạy học truyền thống. Hai loại hình này có tính năng và thế mạnh cảu nó. Trong phương pháp dạy học đổi mới nếu GV sử dụng khéo léo các phương tiện cùng với các phương pháp dạy học thì có thể phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc chúng ta không cần đến những phương pháp dạy học truyền thống nữa nếu nhận thức được vậy thì chúng không thể đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học, người GV cần phải biết căn cứ vào mục tiêu, nội dung, đặc điểm của tri thức mà kết hợp các loại phương pháp cho phù hợp và điều này có thể làm tốt hay không cũng phụ thuộc vào nghệ thuật dạy học và khả năng sư phạm của người GV. Như vậy, để có thể phát huy được tinh thần sáng tạo của HS thì trong quá trình dạy học người GV nhất thiết phải biết sử dụng kết hợp tốt, hợp lí và khéo léo các phương pháp dạy và có như vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn GDCD ở trường THPT nói chung và phần GDCD lớp 10 nói riêng. 3.2. Những giải pháp chủ yếu Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy và vai trò cần thiết của việc kết hợp phương pháp dạy học tích cực trong việc giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và GDCD lớp 10 nói riêng. Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở các trường THPT nói chung và ở trường THPT Cẩm Thủy III nói riêng như sau: 3.2.1. Về tổ chức quản lý Để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong trường THPT thì nhất thiết cần phải quan tâm đến công tác tổ chức quản lý trong ngành. Công tác tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo bao gồm rất nhiều các vấn đề đó là vấn đề tổ chức quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, tổ chức quản lý về chương trình, mục tiêu, nội dung giáo dục đào tạo, tổ chức quản lý việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục… Có thể nói rằng một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục là công tác về tổ chức quản lý. Do đó công tác này cần phải tự mình nâng cao trình độ tổ chức và quản lý của mình để có thể đáp ứng yêu cầu cảu sự nghiệp giáo dục. Trong công tác tổ chức quản ý giáo dục, muốn đạt thiệu quả thì trước tiên những người làm công tác này cần phải nhận thức đây là một công việc có ý nghĩa quan trọng nhưng cũng rất khó khăn đòi hỏi phải có sự tâm huyết với nghề, có năng lực và bên cạnh đó cần phải có những việc làm cụ thể và mang tính thực tiễn. Vì vậy, thiết nghĩ nếu công tác quản lý mà được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, hiện đại thì chất lượng giảng dạy và học tập cũng được nâng lên rõ rệt. 3.2.2. Về giải pháp kinh tế Để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường THPT nói chung và môn GDCD nói riêng cần thiết phải quan tâm đến giải pháp về kinh tế. Có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng việc dạy và học trong đó mỗi yếu tố có phạm vi, mức độ tác động khác nhau. Yếu tố kinh tế là một yếu tố cần thiết và không thể thiếu. Mặc dù không tác động trực tiếp như các yếu tố mục đích, nội dung, phương pháp giảng dạy song xét đến cùng yếu tố kinh tế lại là yếu tố quyết định. Việc sử dụng các phương pháp dạy học đổi mới vào quá trình giảng dạy đòi hỏi và phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện dạy học. Yêu cầu này đặt ra cần phải có sự chuẩn bị tốt về trường lớp, các thiết bị dạy học phải đạt tiêu chuẩn và hiện đại. Muốn vậy cần phải quan tâm đến giải pháp kinh tế. Giải pháp kinh tế đặt ra ở đây là các cấp ủy đảng, hội đồng nhõn dõn,UBND cỏc ấp, các đoàn thể phải đầu tư vật chất và nguồn lực tương ứng. "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư thông minh nhất và có lợi nhất. Chỉ có đầu tư co giáo dục thì mới có ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, cũng như trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học, giải quyết được vấn đề cải cách, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học". Tóm lại chỉ có sự sự quan tâm đầu tư cho giáo dục đào tạo mới có thể nâng cao chất lượng dạy và học hiệu quả. 3.2.3. Về chế độ chính sách Về chế độ chính sách Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước "cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao chất trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Vì vậy cần phải quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc đầu tư cho giáo dục phải được nhìn nhận một cách toàn diện và phải được coi như là ưu tiên hàng đầu. Do đó cần phải có những chính sách giáo dục đào tạo có tầm vĩ mô quốc gia đến các chính sách cụ thể chăm lo đội ngũ GV từ chính sách chăm lo đời sống vật chất của trường học cho đến lo mua sắm các trang thiết bị giáo dục. Đặc biệt hiện nay việc chăm lo đến chất lượng giảng dạy và chất lượng cuộc sống của người GV vẫn chưa được đảm bảo. Một xã hội không trân trọng nhà giáo, không coi trọng giá trị của việc học thì xã hội đó không thể phát triển được. Trong những năm qua, các chính sách xã hội đối với công tác giáo dục đào tạo đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm xong vẫn còn nhiều điểm bất cập và đó cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng giảm sút, do đó, để củng cố và duy trì chất lượng giáo dục, cần phải đổi mới chính sách giáo dục trong lĩnh vực này. Với đội ngũ GV cần phải đảm bảo mức lương đủ sống đồi thời phải tạo dựng một chế độ phúc lợi xã hội thích hợp chăm lo đến ăn, ở, giải trí của đội ngũ tri thức để họ có điều kiện tái tạo sức lao động chăm lo cho sự nghiệp "trồng người". Đối với vựng xõu, vựng xa cần có chế độ đãi ngộ đối với các thầy cô giáo tình nguyện đến công tác ở đó; đồng thời chú trọng chính sách đào tạo giáo viên người sở tại. Còn đối với HS cần có chính sách thích hợp đối với HS có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác có chính sách khen thưởng với HS xuất sức, HS tài năng. Riêng đối với bộ môn GDCD Đảng và Nhà nước phải đặt biệt quan tâm và có chế độ đãi ngộ đặc biệt bởi vì tri thức của môn học trực tiếp trang bị cho HS thế giới quan, phương pháp luận biện chứng: giáo dục đào tạo người công dân có ích hay không có ích cho xã hội. Tuy nhiên, những năm vừa qua các chính sách đãi ngộ với GV môn GDCD vẫn chưa thỏa đáng, hầu hết các trường coi đây là môn phụ, GV GDCD phải đối mặt với gánh nặng "cơm áo" của cuộc sống và bị tâm lý xã hội coi thường nên phần lớn họ không yên tâm công tác, không có điều kiện cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Từ sự phân tích trên chúng ta nhận thấy rằng: Muốn phát triển sự nghiệp GD thành công thì phải dành sự đầu tư hàng đầu và chính sách ưu tiên hàng đầu cho GD - ĐT. 3.2.4. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Đây là một biện pháp cần thiết năng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, nâng cao và hoàn thiện hơn ý thức học tập cũng như là hoàn thiện nhân cách của bản thân. Khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường thì việc áp dụng các phương pháp vào trong dạy học sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. KẾT LUẬN Môn GDCD là môn quan trọng nhằm mục đích trao dồi cho học sinh tri thức cần thiết để trở thành người công dân, tạo điều kiện cho HS hoàn thiện nhân cách. GDCD là môn học phục vụ công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật cho HS THPT. Là môn học xã hội gắn liền với các chính sách của Đảng, có nhiệm vụ góp phần đào tạo thanh niên - học sinh thành người lao động mới, hình thành những phẩm chất tích cực của công dân trong tương lai: có thế giới quan khoa học, giác ngộ lý tưởng CNXH, có đạo đức cách mạng, ra sức thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng và nhà nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao của người công dân đối với tổ quốc, đối với nhân dân, gia đình và chính bản thân mình. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho HS được tất cả các môn học, tất cả các hình thức giáo dục của nhà trường thực hiện nhưng chớ mụn GDCD mới có thể giáo dục trực tiếp cho HS những tri thức theo một hệ thống xác định, toàn diện về thế giới quan và nhân sinh quan của xã hội loài người. Các môn học khác không thể thay thế được môn GDCD trong việc hình thành nhiệm vụ giáo dục này. Kiến nghị Bộ giáo dục và đào tạo: cần có chế độ đãi ngộ đối với GV dạy môn GDCD. Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường phải thay đổi quan niệm môn GDCD là môn học phụ không cần thiết, không cần phải có giáo viên đào tạo qua trường lớp. Cần tuyên truyền hơn nữa để HS biết rằng môn GDCD là môn dạy cho HS cách làm người, dạy cho HS phát triển toàn diện trở thành người công dân có ích cho xã hội. MỤC LỤC Trang KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT GDCD : Giáo dục công dân. PP : Phương pháp. PPDH : Phượng pháp dạy học. PPDHTC : Phương pháp dạy học tích cực. GD : Giáo dục. THPT : Trung học phổ thông. GV : Giáo viên. HS : Học sinh. KHXH : Khoa học xã hội. TGQ : Thế giới quan. PPLKH : Phương pháp luận khoa học. KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHểM VÀ PHƯƠNG PHÁP NấU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐẠO ĐỨC MễN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY III- TỈNH THANH HểA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKethopphuongphapthaoluan.doc