Kết quả ban đầu điều trị thoái hoá khớp gối bằng thay khớp gối nhân tạo toàn phần kiểu xoay

Z. Jaffar, Band Jee và cs (Hyères) ở Hội nghị SOFCOT lần thứ 69 (tháng 11/1994) tại Pháp - Số bệnh nhân: 38 (với 41 khớp gối) - Thời gian theo dõi: 10 – 13 năm - Kết quả điều trị Dùng bảng đánh giá của HSS (Hospital for Special Surgery). Có 80% số bệnh nhân đạt kết quả rất tốt hoặc tốt - Biến chứng: + Nhiễmtrùng: có 4 khớp gối , trong đó có 3 khớp phải lấy khớp nhân tạo ra. + Bán trật xương bánh chè ra ngoài: 21% số bệnh nhân có biến chứng này. H. Thomazeau và cs (Rennes) ở Hội nghị SOFCOT lần thứ 69 (tháng 11/1994) tại Pháp - Số bệnh nhân: 47 khớp gối (20% số bệnh nhân được mổ 2 bên) - Thời gian theo dõi: 5 – 9 năm - Kết quả chức năng: + 91% số khớp gối đạt kết quả rất tốt hoặc tốt. + Đau khớp gối sau mổ: 70% hoàn toàn hết đau, 30% thỉnh thoảng bị đau và thường bị đau ở khớp chè đùi. + Biên độ vận động gấp gối: 91% gấp được trên 90 độ, trong đó 61% gấp được trên 110 độ. + Khoảng đường đi bộ được tối đa: 95% số bệnh nhân có thể đi bộ được trên 500 mét (trong đó 11% số bệnh nhân phải đi với một gậy). + Biến chứng ở xương bánh chè: có 1 khớp phải mổ lại do bộ phận xương bánh chè được đặt không tốt. + Theo dõi bằng X quang: Sau 5 năm không có trường hợp nào bị bong bộ phận xương đùi dù chỉ là bán phần, tuy nhiên có 13% số khớp có hiện tượng bong bán phần bộ phận xương chày, nhung không phạm vào phần chuôi.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả ban đầu điều trị thoái hoá khớp gối bằng thay khớp gối nhân tạo toàn phần kiểu xoay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 7 KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP GỐI BẰNG THAY KHỚP GỐI NHÂN TẠO TOÀN PHẦN KIỂU XOAY Phạm Chí Lăng* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của công trình này là góp phần khảo sát về những yếu tố thuận lợi của thoái hoá khớp gối, đồng thời đánh giá kết quả ban đầu trong điều trị thoái hoá khớp gối bằng phương pháp thay khớp gối nhân tạo toàn phần, xử dụng hệ thống khớp gối nhân tạo kiểu xoay. Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu Kết quả: Từ tháng 01/2004 đến tháng 01/2007, có 61 khớp gối (ở 50 bệnh nhân) bị thoái hoá khớp gối đã được điều trị phẫu thuật, tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Pháp Việt, bằng phương pháp thay khớp gối nhân tạo toàn phần, xử dụng hệ thống khớp gối nhân tạo kiểu xoay. Với thời gian theo dõi trung bình 15 tháng, kết quả về chức năng được ghi nhận như sau: - Với cách đánh giá theo sơ đồ Venn của Bauer, có 82% tốt, 8% trung bình, 10% kém. - Với cách đánh giá của Bệnh viện Cochin, có 88% rất tốt hoặc tốt, 10% trung bình, 2% kém.- Đánh giá theo chủ quan của bệnh nhân, có 85% hài lòng, 8% trung bình, 7% kém. Kết luận: Phương pháp thay khớp gối nhân tạo toàn phần là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp thoái hoá khớp ở giai đoạn nặng, giúp bệnh nhân sớm trở lại với sinh hoạt gần như bình thường trong thời gian sớm nhất, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, nhất là ở những bệnh nhân lớn tuổi. ABSTRACT PRIMARY RESULTS OF TOTAL KNEE REPLACEMENT USING THE ROTARY SYSTEM FOR OSTEOARTHRITIS OF THE KNEE Pham Chi Lang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 1 - 2008: 8 – 14 Purpose: The purpose of this research is to study the favorable factors of the osteoarthritis of the knee, and to evaluate the primary results of the total knee replacement for osteoarthritis of the knee, using the rotary system. Method: prospective study Results: From January 2004 to January 2007, sixty - one total knee replacements were performed for fifty patients (with sixty - one arthrosic knees) at the orthopaedic department of FV Hospital, using the system with the rotary tibial plateau . With the mean follow-up of fifteen months, the functional results were recognised as following: Using the score of Bauer: 82% good, 8% fair, 10% poor. Using the score of Cochin Hospital: 88% excellent or good, 10% fair, 2% poor. Assessment using the subjective feelings of patients: 85% good, 8% fair, 7% poor. Conclusion: Total knee replacement is the efficient treatment for osteoarthritis of the knee at the grave stade. Suffered from this treatment the patient is able to come back almost to normal activities as soon as possible, to get the improvement of the quality of their life, especially for the old patients.. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hoá khớp gối là một bệnh lý thường gặp của khớp gối do hiện tượng mòn lớp sụn khớp và do những hậu quả đi theo. Việc điều trị bệnh lý này luôn luôn là một vấn đề khó khăn, dù đó là điều trị nội khoa hay điều trị ngoại khoa. Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà ta có những phương pháp điều trị khác nhau. Riêng ở giai đoạn thoái hoá khớp nặng, khi mà lớp sụn khớp bị mòn hoàn toàn , thì thay khớp gối nhân tạo toàn phần là một phương pháp được chỉ định 9, 10. * Khoa chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Pháp Việt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 8 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của công trình này là góp phần nghiên cứu về bệnh lý thoái hoá khớp gối như sau: - Khảo sát một số yếu tố thuận lợi của thoái hoá khớp gối như tuổi, giới tính, béo phì, chấn thương, viêm đa khớp dạng thấp - Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá khớp gối bằng phương pháp thay khớp gối toàn phần với hệ thống New Wave, là một hệ thống khớp gối nhân tạo mà mâm chày có thể xoay. ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 50 trường hợp (với 61 khớp gối) bị thoái hoá khớp gối nặng đã được điều trị bằng phương pháp thay khớp gối nhân tạo toàn phần tại Khoa Chấn Thương Chinh Hình Bệnh Viện Pháp Việt trong thời gian từ tháng 01/2004 đến tháng 01/2007, với thời gian theo dõi trung bình 15 tháng (từ 3 tháng đến 37 tháng). Phƣơng pháp nghiên cứu: Tiền cứu Phƣơng pháp điều trị Bệnh nhân được chẩn đoán bằng X quang khớp gối thẳng nghiêng ở tư thế đứng chịu lực Phương pháp gây mê: tê tủy sống Đặt khớp gối nhân tạo: xử dụng hệ thống khớp gối nhân tạo New Wave, với phần mâm chày bằng polyethylène có thể xoay Kháng sinh: chúng tôi chỉ cho kháng sinh dự phòng trong 24 giờ trong và sau mổ. Ống dẫn lưu: chúng tôi xử dụng ống và bình dẫn lưu có áp lực âm. Ong dẫn lưu được rút bỏ sau 48 giờ. Điều trị sau mổ: ngay ngày đầu tiên sau mổ, bệnh nhân được cho tập gấp duỗi gối tăng dần trên máy tập khớp gối, ngồi ra ghế và tập đi chịu sức nặng toàn phần với khung 4 chân Thời gian nằm viện: 10 ngày. Khi ra viện bệnh nhân đã có thể tự đi với khung 4 chân trong phòng. Sau mổ 1 tháng bệnh nhân đã có thể đi lại gần như bình thường, không cần trợ giúp. Đánh giá kết quả điều trị Kết quả điều trị được đánh giá dựa vào 2 cách đánh giá sau: Sơ đồ Venn của Bauer 2: Có 3 tiêu chuẩn: Không đau: không dùng thuốc giảm đau Biên độ vận động: Gấp gối: từ 90 độ trở lên Mất duỗi gối: dưới 5 độ Khớp gối vững Khi không có biến dạng góc đùi chày khi đi Khi đi mà không cần có trợ giúp Đánh giá chung cuộc: Tốt: khi hội đủ cả 3 tiêu chuẩn Trung bình: Khi khớp gối không đau, 2 tiêu chuẩn còn lại không hội đủ Kém: khi khớp gối còn đau Tiêu chuẩn đánh giá của Bệnh viện Cochin 2: A B C Đau không thỉnh thoảng thường xuyên Vận động gấp gối từ 100 độ trở lên 80 độ – 99 độ dưới 80 độ Lên xuống cầu thang (sức cơ) bình thường đi từng bước không thể Đánh giá chung cuộc: Rất tốt: cả 3 tiêu chuẩn thuộc loại A Tốt: có 2 tiêu chuẩn loại A và 1 tiêu chuẩn loại B Trung bình: chỉ có 1 tiêu chuẩn loại C Kém: có 2 hoặc 3 tiêu chuẩn loại C KẾT QUẢ Giới tính Tất cả 50 bệnh nhân là nữ giới (100%) Tuổi Tuổi trung bình là 71 (từ 44 đến 89), trong đó 94% số bệnh nhân trên 60 tuổi Căn nguyên: Béo phì: Dùng chỉ số BMI để xác định bệnh nhân có bị béo phì hay không (8) Chỉ số BMI được tính theo công thức 8: cân nặng (tính bằng kg) BMI = ____________________________ bình phương chiều cao (tính bằng mét) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 9 Theo Tổ Chúc Y Tế Thế Giới Bình thường Nam giới: 23 kg/m2 – 25 kg/m2 (trung bình = 25kg/m2) Nữ giới: 18,7 kg/m2 - 23,8 kg/m2 (trung bình = 21 kg/m2) Bất thường: Thừa cân: 25 kg/m2 – 30 kg/m2 Béo phì: trên 30 kg/m2 Lô bệnh của chúng tôi có sự phân bố như sau: Lâm sàng BMI Số ca Thiếu cân < 18,5 kg/m2 2 ca Bình thường 18,5 kg/m2 – 24,9 kg/m2 22 ca Thừa cân 25 kg/m2 - 29,9 kg/m2 19 ca Béo phì - Độ I 30 kg/m2 – 34,9 kg/m2 7 ca - Độ II 35 kg/m2– 39,9 kg/m2 0 - Độ III > 40 kg/m2 0 Như vậy trong 50 bệnh nhân, có 26 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 52%) thừa cân hoăc béo phì độ I. Lớn tuổi: 94% bệnh nhân trên 60 tuổi. Nữ giới: 100% bệnh nhân là nữ. Phải chăng hiện tượng rối loạn nội tiết tố nữ ở nữ giới khi đã mãn kinh có một vai trò trong sinh bệnh học của thoái hoá khớp gối ? Viêm đa khớp dạng thấp: Có 2 trường hợp (vói 3 khớp gối đã được mổ): chiếm tỉ lệ 5%. Chấn thương: không có trường hợp nào. Phân loại 3, 4, 5, 6: Chúng tôi dùng cách phân loại của Kellgren và Lawrence, dựa trên hình ảnh X quang của thoái hoá khớp gối Độ Mô tả Độ 1: nghi ngờ Có chồi xương nhỏ, nghi ngờ có thoái hoá khớp Độ 2: ít Có chồi xương rõ rệt, khe khớp bị hẹp ít Độ 3: vừa phải Khe khớp bị hẹp vừa phải Độ 4: nặng Khe khớp bị hẹp hoàn toàn + mòn lớp xương dưới sụn Dựa vào cách phân loại này, tất cả 61 khớp gối trong lô bệnh của chúng tôi đều thuộc độ 4. Kết quả điều trị Đau khớp gối sau mổ - 55 khớp gối (90%) hoàn toàn hết đau - 6 khớp gối (10%) còn đau thường xuyên hoặc đôi khi Biên độ gấp gối sau mổ: 58 khớp gối (95%) gấp gối được trên 90 độ, trong đó 24 khớp gối (40%) gấp được trên 110 độ. Theo dõi bằng X quang sau mổ: Với thời gian theo dõi trung bình 15 tháng, tuy còn quá sớm để nhận xét về biến chúng bong các thành phần của khớp gối nhân tạo, song cho đến thời điểm theo dõi cuối cùng, không trường hợp nào có hình ảnh bong các thành phần của khớp gối nhân tạo, dù là bong bán phần. Đánh giá kết quả chức năng: a) Theo sơ đồ Venn của Bauer: Kết quả chung cuộc: Tốt: 50 khớp gối (82%) Trung bình: 5 khớp gối (8%) Kém: 6 khớp gối (10%) b) Theo tiêu chuẩn đánh giá của Bệnh viện Cochin: Rất tốt: 9 khớp gối (14%) Tốt: 45 khớp gối (74%) Trung bình: 6 khớp gối (10%) Kém: 1 khớp gối (2%) c) Theo chủ quan của bệnh nhân: Hài lòng: 52 khớp gối (85%) Trung bình: 5 khớp gối (8%) Kém: 4 khớp gối (7%) Biến chứng sau mổ: Nhiễm trùng Có 1 khớp gối có dấu hiệu bị nhiễm trùng, đã được cắt lọc và lấy máu tụ, cấy dịch nhưng không có vi trùng. Sau đó trường hợp này ổn định. Đau Có 6 bệnh nhân (6 khớp gối) (chiếm tỉ lệ 10%) vẫn đau khớp gối sau mổ. Trong 6 bệnh nhân này, có 5 bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì, với BMI > 25 kg/m2 (từ 25 – 29 kg/m2). Hạn chế vận động gấp gối Có 2 khớp gối sau mổ chỉ gấp được 60 độ. Cả 2 khớp gối này đã được vận động thụ động khớp gối dưới gây mê 2 tuần sau mổ và đã gấp được 120 độ. Xương bánh chè bán trật ra ngoài khi gấp gối Có 6 khớp gối (chiếm tỉ lệ 10%) được phát hiện có biến chứng này khi chụp X quang ở tư thế tiếp tuyến. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 10 Tuy nhiên cả 6 khớp gối này đều vững và không ảnh hưởng đến biên độ gấp gối sau mổ (biên độ gấp gối đều > 90 độ). Tuy nhiên có 1 khớp gối bị đau kéo dài sau mổ. So sánh với kết quả điều trị của một số tác giả khác Z. Jaffar, Band Jee và cs (Hyères) ở Hội nghị SOFCOT lần thứ 69 (tháng 11/1994) tại Pháp 7: - Số bệnh nhân: 38 (với 41 khớp gối) - Thời gian theo dõi: 10 – 13 năm - Kết quả điều trị: dùng bảng đánh giá của HSS (Hospital for Special Surgery). Có 80% số bệnh nhân đạt kết quả rất tốt hoặc tốt - Biến chứng: + Nhiễmtrùng: có 4 khớp gối , trong đó có 3 khớp phải lấy khớp nhân tạo ra. + Bán trật xương bánh chè ra ngoài: 21% số bệnh nhân có biến chứng này. H. Thomazeau và cs (Rennes) ở Hội nghị SOFCOT lần thứ 69 (tháng 11/1994) tại Pháp 11: - Số bệnh nhân: 47 khớp gối (20% số bệnh nhân được mổ 2 bên) - Thời gian theo dõi: 5 – 9 năm - Kết quả chức năng 91% số khớp gối đạt kết quả rất tốt hoặc tốt. + Đau khớp gối sau mổ: 70% hoàn toàn hết đau, 30% thỉnh thoảng bị đau và thường bị đau ở khớp chè đùi. + Biên độ vận động gấp gối 91% gấp được trên 90 độ, trong đó 61% gấp được trên 110 độ. + Khoảng đường đi bộ được tối đa 95% số bệnh nhân có thể đi bộ được trên 500 mét (trong đó 11% số bệnh nhân phải đi với một gậy). + Biến chứng ở xương bánh chè: Có 1 khớp phải mổ lại do bộ phận xương bánh chè được đặt không tốt. + Theo dõi bằng X quang: Sau 5 năm không có trường hợp nào bị bong bộ phận xương đùi dù chỉ là bán phần, tuy nhiên có 13% số khớp có hiện tượng bong bán phần bộ phận xương chày, nhung không phạm vào phần chuôi. Mẫu khớp gối nhân tạo kiểu xoay New Wave X quang trước mổ X quang sau mổ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 11 X quang sau mổ Chức năng khớp gối sau mổ BÀN LUẬN Về căn nguyên của thoái hoá khớp gối Lớn tuổi và giới tính nữ là một nguyên nhân quan trọng khi 94% số bệnh nhân trong lô bệnh của chúng tôi trên 60 tuổi và 100% số bệnh nhân là nữ. Phải chăng hiện tượng rối loạn nội tiết tố nữ ở những phụ nữ đã mãn kinh có một vai trò trong sinh bệnh học của thoái hoá khớp gối. Ngoài ra thừa cân nặng hoặc béo phì cũng là nguyên nhân thường gặp. Trong lô bệnh của chúng tôi, 52% số bệnh nhân có chỉ số BMI > 25 kg/m2 Viêm đa khớp dạng thấp cũng là một nguyên nhân tuy không thường gặp (tỉ lệ trong lô bệnh của chúng tôi là 5%). Đau khớp gối kéo dài sau mổ Là một biến chứng đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng khớp gối sau mổ, làm giảm kết quả điều trị. Tỉ lệ trong lô bệnh của chúng tôi là 10%. Tỉ lệ này thấp hơn so với kết quả điều trị của một số tác giả khác như H. Thomazeau và cs (tỉ lệ đau khớp gối sau mổ là 30%). Về nguyên nhân của đau khớp gối sau mổ có thể là do hội chứng bánh chè hoặc do thừa cân hoăc béo phì. Về biên độ gấp gối sau mổ 95% số bệnh nhân trong lô bệnh của chúng tôi có biên độ gấp gối trên 90 độ, trong đó 40% số bệnh nhân gấp được trên 110 độ. Kết quả này cho thấy ưu điểm của hệ thống khớp gối nhân tạo kiểu xoay New Wave mà chúng tôi đang xử dụng. So sánh với kết quả điều trị của một số tác giả khác Z. Jaffar, Band Jee và cs (Hyères) ở Hội nghị SOFCOT lần thứ 69 (tháng 11/1994) tại Pháp 7: - Số bệnh nhân: 38 (với 41 khớp gối) - Thời gian theo dõi: 10 – 13 năm - Kết quả điều trị Dùng bảng đánh giá của HSS (Hospital for Special Surgery). Có 80% số bệnh nhân đạt kết quả rất tốt hoặc tốt - Biến chứng: + Nhiễmtrùng: có 4 khớp gối , trong đó có 3 khớp phải lấy khớp nhân tạo ra. + Bán trật xương bánh chè ra ngoài: 21% số bệnh nhân có biến chứng này. H. Thomazeau và cs (Rennes) ở Hội nghị SOFCOT lần thứ 69 (tháng 11/1994) tại Pháp 11: - Số bệnh nhân: 47 khớp gối (20% số bệnh nhân được mổ 2 bên) - Thời gian theo dõi: 5 – 9 năm - Kết quả chức năng: + 91% số khớp gối đạt kết quả rất tốt hoặc tốt. + Đau khớp gối sau mổ: 70% hoàn toàn hết đau, 30% thỉnh thoảng bị đau và thường bị đau ở khớp chè đùi. + Biên độ vận động gấp gối: 91% gấp được trên 90 độ, trong đó 61% gấp được trên 110 độ. + Khoảng đường đi bộ được tối đa: 95% số bệnh nhân có thể đi bộ được trên 500 mét (trong đó 11% số bệnh nhân phải đi với một gậy). + Biến chứng ở xương bánh chè: có 1 khớp phải mổ lại do bộ phận xương bánh chè được đặt không tốt. + Theo dõi bằng X quang: Sau 5 năm không có trường hợp nào bị bong bộ phận xương đùi dù chỉ là bán phần, tuy nhiên có 13% số khớp có hiện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 12 tượng bong bán phần bộ phận xương chày, nhung không phạm vào phần chuôi. KẾT LUẬN Với thời gian theo dõi trung bình 15 tháng và kết quả chức năng khớp gối sau mổ đạt 82% tốt (theo cách đánh giá của Bauer) và 88% rất tốt hoặc tốt (theo cách đánh giá của Bệnh viện Cochin), chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp thay khớp gối nhân tạo là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh lý thoái hoá khớp gối ở giai đoạn nặng, giúp bệnh nhân trở lại với sinh hoạt gần như bình thường trong thời gian sớm nhất (trung bình 1 tháng), giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là chi phí điều trị cao, cơ sở y tế phải đảm bảo vô trùng tốt, phẫu thuật viên phải được đào tạo đầy đủ, vì vậy phương pháp này trong tương lai gần chưa thể là phương pháp áp dụng rộng rãi ở nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahlback S. (1968), “Osteoarthrosis of the knee: a radiographic investigation”, Acta Radiol Stockholm, (suppl 277): 7 – 72. 2. Aubriot J.H. (1987), “Evaluation fonctionnelle des résultats de la chirurgie du genou “, Cahier d’enseignement de la SOFCOT, Conférences d’enseignement, 219-232. 3. Kellgreen J.H., Lawrence J.S. (1957), “Radiological assessment of osteoarthrosis”, Annals of theRheumatic Diseases, 16: 494. 4. Kellgreen J.H., Jeffrey M., Ball J. (1963), Atlas of standard radiographs, vol.2, Oxford: Blackwell Scientific. 5. Henry D. Clarke, W. Norman Scott (2006), Insall and Scott Surgery of the knee, Churchill Livingstone Elsevier, chapter 19, pp 350. 6. Ingemar F Petersson, Torsten Boegard, Tore Saxne, Alan J Silman, Bjorn Svensson (1997), “Radiographic osteoarthritis of the knee classified by the Ahlback and Kellgreen & Lawrence systems for the tibiofemoral joint in people aged 35 – 54 years with chronic knee pain”, Annals of theRheumatic Diseases, 56: 493-496. 7. Jaffar – Band Jee Z., Lecuire F., Basso M., Rebouillat J. (1994), “Résultats à long terme de la prothèse totale du genou”, Livre des résulmés des communications particulieres, 69eme Réunion annuelle de la SOFCOT. 8. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản y học, tr. 583-585. 9. Phạm Chí Lăng (2004), “Phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh chuyên đề Cơ Xương Khớp, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tập 9 (2), tr. 142-147. 10. Phạm Chí Lăng (2005), “Điều trị thoái hoá khớp gối bằng cắt xương sửa trục xương chày”, Kỷ yếu Hội nghị thường niên lần thứ XII Hội chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.tr. 104-109. 11. Thomazeau H., Sevestre F.X., Langlais F., Le Normand H., Fourastier J., et Le Groupe Guepar (1994), “Résultats à 5 ans et au delà des prothèses totales dans le genou rhumatoide”, Livre des résulmés des communications particulieres, 69eme Réunion annuelle de la SOFCOT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_ban_dau_dieu_tri_thoai_hoa_khop_goi_bang_thay_khop_g.pdf
Tài liệu liên quan