Kết quả bước đầu điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo

Phẫu thuật chủ yếu trong điều trị bệnh lý phổi là cắt thùy gồm 226 trường hợp (52,8%). Đối với bệnh nhân ung thư phổi, tỷ lệ cắt thùy phổi là 65,2%. Nguyễn Việt Cồ(1999)(2), Đồng Lưu Ba (2003)(1) đưa ra tỷ lệ cắt thùy ở bệnh nhân ung thư phổi là 78%. Trong những năm gần đây, việc áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán ung thư phổi như nội soi phế quản, CT scanner đã cho phép chẩn đoán nhanh, chính xác các bệnh lý phổi. Điều này đã làm giảm tỷ lệ mổ thăm dò. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc chẩn đoán chính xác giai đoạn phẫu thuật, loại tế bào ung thư vẫn gặp khó khăn. Trong 2 năm 2005- 2006, tỷ lệ mở ngực chẩn đoán của chúng tôi chiếm 10,5%. Từ tháng 11-2005 đến 12-2006, chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật đánh xẹp thành ngực theo phương pháp Plombage trong điều trị u nấm phổi, ổ cặn màng phổi cho 18 bệnh nhân có thể trạng quá yếu hay tổn thương quá phức tạp. Bước đầu kỹ thuật này đã đem lại những kết quả khả quan trong điều trị ho ra máu ở bệnh nhân u nấm phổi.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 1 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ TRĨ BẰNG PHẪU THUẬT LONGO Nguyễn Phúc Minh*, Dương Văn Hải*, Nguyễn Mạnh Dũng**, Lê Quang Nghĩa** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trĩ là bệnh phổ biến, các phẫu thuật cắt trĩ đều gây đau sau mổ. Phẫu thuật Longo là phương pháp mới dùng dụng cụ cắt và khâu niêm mạc trực tràng bằng máy và ít gây đau sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá tính hiệu quả, an toàn của phẫu thuật Longo. Phương pháp: Nghiên cứu 162 bệnh nhân trĩ được điều trị bằng phẫu thuật Longo. Nghiên cứu được thiết kế theo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng áp dụng kỹ thuật mới. Kết quả: Từ 01/2007 đến 09/2007, phẫu thuật được 162 ca, nam:nữ 95:67, tuổi trung bình 46,08. Trĩ độ II đến độ IV, nhiều nhất là độ III (68,5%), thời gian mổ trung bình 43 phút, nằm viện 3,8 ngày. Biến chứng sau mổ: đau ít (71,6 %), chảy máu (3,7%), biến chứng muộn (3,1%) không có hẹp hậu môn sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật Longo là một phương pháp điều trị trĩ an toàn, hiệu quả nếu có sự chọn lọc bệnh nhân kỹ. ABSTRACT INITIAL RESULTS OF LONGO TECHNIQUE FOR TREATMENT OF HEMORROIDS Nguyen Phuc Minh, Duong Van Hai, Nguyen Manh Dung, Le Quang Nghia * * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 41 - 45 Introduction: Piles is a very common disease, all of conventional hemorrhoidectomies are painful. Longo’s procedure is new technique in which the rectal mucosa was cut and stapled with a device, as a result, it caused less post-operative pain. The aim of this study was to dertermine the efficacy and safety of Longo’s procedure. Methods: This study included 162 patients with internal hemorrhoid who underwent Longo’s procedure.The study design was clinical trial applying new technique. Results: From January 2007 to September 2007, 162 patients (95 males: 67 females) with average age of 46.08 and from second-degree to fourth-degree hemorrhoids, 68.5% in third-degree. Mean operation time was 43 minutes. Mean hospital stay was 3.8 days. The complications after procedure: mild pain (71.6%), bleeding (3.7%), no cases of anal stenosis. Conclusions: Out short-term result show that Longo’s procedure is safe and effective for select patient. ĐẶT VẤN ĐỀ Trĩ là một bệnh rất phổ biến, có nhiều phương pháp mổ trĩ chứng tỏ chưa có một phương pháp nào thật sự hoàn hảo. Dù áp dụng phương pháp phẫu thuật nào hay bằng phương tiện nào thì vấn đề thời sự vẫn là đau vết mổ, chảy máu, chít hẹp hậu môn sau mổ. Phẫu thuật Longo là phương pháp mổ trĩ mới, gần đây đã được nhiều bệnh viện áp dụng. Phẫu thuật Longo dùng dụng cụ cắt và khâu niêm mạc trực tràng bằng máy nhằm triệt mạch trĩ ở lớp dưới niêm mà không can thiệp vào vùng da hậu môn, do đó có nhiều ưu điểm như thời gian mổ nhanh, ít đau, hồi phục sớm, và ít gây hẹp hậu môn, tuy nhiên phương pháp này vẫn có các biến chứng tương tự các phẫu thuật kinh điển. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 2 Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá kết quả điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo. Mục tiêu chuyên biệt - Khảo sát các đặc điểm lâm sàng - Nhận xét kết quả điều trị bệnh: tính an toàn, hiệu quả, các ưu nhược điểm ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu thử nghiêm lâm sàng áp dụng kỹ thuật mới trong thời gian từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 tại khoa Ngoại 4, Bệnh viện Bình Dân. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân có trĩ búi (độ II,III,IV) hay trĩ vòng đơn thuần hay phối hợp với thương tổn khác như sa niêm trực tràng, trĩ ngoại, da thừa hậu môn, nứt hậu môn, dò hậu môn Chúng tôi loại trừ các trường hợp có thai, xơ gan, suy tim, ung thư trực tràng hay vùng chậu gây trĩ triệu chứng. Phương pháp Nguyên tắc của kỹ thuật là cắt bỏ một khoanh niêm mạc hậu môn trực tràng trên đường lược rồi nối lại bằng máy, vừa triệt mạch máu đến đám rối trĩ trong vừa sửa chữa phần sa trượt niêm mạc các búi trĩ. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ giống như các bệnh nhân mổ cắt trĩ và thêm dụng cụ bấm cắt nối của Ethicon (PPH 33) Các thì chính - Chuẩn bị tư thế bệnh nhân, gây tê tủy sống - Đặt dụng cụ nong hậu môn 33mm - Khâu vòng niêm mạc: dùng chỉ prolene 2-0 khâu vòng lấy lớp niêm mạc trên đường lược từ 2 đếm 4 cm. - Đặt stapler bấm cắt, nối niêm mạc trực tràng. - Kiểm tra cầm máu tăng cường - Xử lý thương tổn kèm theo nếu có. Săn sóc sau mổ - Đánh giá mức độ đau theo Goligher - Độ A: không đau Với độ A chúng tôi không cần dùng thuốc giảm đau - Độ B: đau ít - Độ C: đau vừa Độ B, C: chỉ cần dùng thuốc giảm đau uống - Độ D: đau nhiều Độ D: cần dùng thuốc giảm đau chích (Paracetamol, Diclofenac) - Độ E: đau dữ dội Độ E: cần dùng thuốc giảm đau nhóm á phiện. Hẹn tái khám sau 1 tuần, 2 tuần. Khám lại bằng tay và nội soi trực tràng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 chúng tôi có 162 bệnh nhân được phẫu thuật. Nam 95 58,6% Giới Nữ 67 41,4% Tuổi trung bình 46,08 (từ 15 đến 86 tuổi) TPHCM 111 68,5% Nơi ở Tỉnh 51 31,5% Lí do nhập viện điều trị: sa búi trĩ (153 TH, 94,4%) đi cầu có máu (111 TH, 68,4%) Phân loại thương tổn Trĩ búi Trĩ vòng 1 búi 9 2 búi 23 3 búi 63 4 búi 38 133 TH (82,1%) 29 TH (17,9%) * Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 3 Độ trĩ Trĩ độ II Trĩ độ III Trĩ độ IV 22 (13,6%) 111 (68,5%) 29 (17,9%) Thương tổn kèm theo Trĩ ngoại: 24 TH Búi trĩ tắc mạch: 1 TH Sa niêm 15 TH Da thừa 24 TH Polyp HM-TT 6 TH Dò hậu môn 2 TH Phẫu thuật Longo đơn thuần: 89 TH (54,94%) Phẫu thuật Longo + xử lý thêm thương tổn khác: 73 TH (45,06%) Thời gian mổ trung bình: 43 phút Mất máu trong khi mổ: rất ít Khâu cầm máu tăng cường trong mổ: 143 TH (88,3%) Đau sau mổ Đau ít: 116 TH (71,6%) Đau vừa: 28 TH (17,3%) Đau nhiều: 18 TH (11,1%) Không có TH nào không đau hay đau dữ dội sau mổ. Bí tiểu sau mổ 21 TH (13%) có bí tiểu sau mổ phải đặt thông tiểu. Chảy máu sau mổ 6 TH (3,7%) - 1 TH chảy máu ở ngày hậu phẫu 1, vị trí 1giờ, soi trực tràng chích cầm máu. - 5 TH chảy máu sau khi xuất viện: 2 TH mổ lại khâu cầm máu, 3 TH chảy máu còn lại tự cầm sau khi nhét gạc. Thời gian nằm viện: ngắn nhất là 2 ngày, nhiều nhất 20 ngày (bệnh nhân này có tiền căn tiểu đường, hậu phẫu đường huyết khó kiểm soát phải nằm viện kéo dài), Dưới 4 ngày: 135 TH (83,3%) Trên 4 ngày: 27 TH (16,7%) Thời gian nằm viện trung bình là 3,8 ngày. Các biến chứng muộn Thời gian theo dõi sau mổ sau 2 tuần đến 6 tháng 2 TH còn 1 búi trĩ sa độ 3, 1 TH mổ lại cắt búi trĩ sa 3 TH còn búi trĩ ngoại, da thừa Nhiều TH còn cảm giác đi cầu vướng sau 1 tuần và hết sau tuần thứ 2. Không có trường hợp nào hẹp hậu môn, nhiễm trùng, tiêu không tự chủ. BÀN LUẬN Trong khoảng thời gian 9 tháng, chúng tôi đã thực hiện được 162 ca phẫu thuật Longo với kết quả như trên, từ đó chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Các kết quả về dịch tễ học trong nhóm bệnh nghiên cứu cũng tương tự các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như: tỷ suất mắc bệnh tương tự nhau giữa hai giới, tập trung trong độ tuổi lao động(2,4,8,11). Về chỉ định phẫu thuật Chúng tôi chọn lựa các bệnh nhân có trĩ nội từng búi hay cả vòng từ độ II đến độ IV, trong đó nhiều nhất vẫn là trĩ độ III (68,5%), trên 3 búi trĩ và nhất là những bệnh nhân có tình trạng sa niêm mạc kèm theo, tưong tự các tác giả khác(8,11). Có tác giả chỉ áp dụng cho trĩ độ III, IV(2) hay trĩ nội độ II dạng vòng và trĩ độ III(5). Mensah(9), trong nghiên cứu của mình đưa ra chỉ định lý tưởng cho phẫu thuật Longo là trĩ nội độ III lớn hay trĩ nội độ II thành vòng, còn các trĩ nhỏ thì chưa cần áp dụng phẫu thuật này. Nguyên tắc của phẫu thuật Longo là triệt mạch máu đến các đám rối trĩ trong làm thu nhỏ các búi trĩ nội đồng thời treo phần niêm mạc sa dãn của các búi trĩ nội trở lại vị trí bình thường. Các trường hợp búi trĩ quá to, độ IV sẽ khó thu nhỏ xẹp lại bằng triệt mạch. Trong lô nghiên cứu chúng tôi có 2 TH này nhưng chỉ 1 bệnh nhân đồng ý mổ lại cắt đi búi trĩ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 4 Có các thương tổn tại chỗ đi kèm như trĩ ngoại, rò hậu môn, da thừa, polyp hậu môn-trực tràng, nhú gai phì đại không phải là chống chỉ định mặc dù phẫu thuật Longo không giải quyết được các thương tổn này. Việc giải quyết các thương tổn đi kèm sẽ làm giảm đi ưu điểm ít đau sau mổ của phẫu thuật Longo(9). Theo y văn(10), chống chỉ định áp dụng phương pháp Longo cho các trường hợp trĩ có biến chứng sa nghẹt, tắc mạch, hoại tử nhiễm trùng, xơ chai. Chúng tôi cũng tôn trọng nguyên tắc này, nhưng trong quá trình phẫu thuật có gặp 1TH búi trĩ nội tắc mạch và phải cắt búi trĩ này, sau đó tiếp tục áp dụng kỹ thuật Longo. Trên thế giới cũng đã có báo cáo áp dụng kỹ thuật Longo cho các trường hợp trĩ thuyên tắc nhưng số liệu chưa nhiều(1). Về kỹ thuật Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là 43 phút. Do mới bước đầu áp dụng kỹ thuật này và phải khâu cầm máu tăng cường, xử lý thêm tổn thương kèm theo nên có thể thời gian có kéo dài hơn so với các nghiên cứu khác trung bình chỉ là 20-30 phút (2,6,8,11). Do dụng cụ stapler vừa cắt bỏ và khâu nối ngay một khoanh niêm mạc trực tràng trên đường lược nên kỹ thuật may về chiều cao và độ sâu của khoanh niêm mạc phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh làm tổn thương cấu trúc thành trực tràng, âm đạo. Đường khâu niêm mạc theo kỹ thuật Longo là cách trên đường lược 4-5cm, khoanh niêm mạc được cắt ra có chiều cao 2cm và đường kim bấm nối niêm mạc nằm trên đường lược từ 2cm trở lên. R.William(13) trong nghiên cứu của mình, khi áp dụng đường kim bấm nối trên đường lược từ 5mm đến 50mm tác giả nhận thấy rằng: các đường bấm nối nằm cách đường lược dưới 2cm sẽ gây đau sau mổ nhiều hơn, còn đường bấm cách đường lược trên 4cm sẽ dễ gây tái phát triệu chứng trĩ sa hay chảy máu. Do đó đường bấm cắt nên nằm trên đường lược trong khoảng 2 đến 4cm. 88,3% các trường hợp chúng tôi phải khâu cầm máu tăng cường đường kim bấm, có thể vì vậy mà thời gian mổ kéo dài. Phân tích biến chứng chảy máu sau mổ với việc khâu tăng cường: Chảy máu trên đường cắt nối là một bất lợi trong phẫu thuật và là yếu tố góp phần tăng nguy cơ chảy máu sau mổ. Koh (5) trong nghiên cứu của mình nhận thấy 44% có chảy máu trên đường cắt nhưng chỉ 31% cần khâu tăng cường, tuy nhiên biến chứng chảy máu sau mổ vẫn xuất hiện ở nhóm đã khâu tăng cường. Kết quả sau mổ Đau sau mổ Đau là cảm giác chủ quan của bệnh nhân nên khó đánh giá chính xác. Các tác giả nước ngoài thường sử dụng thang điểm VAS để đánh giá đau sau mổ trĩ (6,8), còn chúng tôi dựa theo phân độ đau của Goligher. 88,9% bệnh nhân trong lô nghiên cứu này có đau sau mổ nhưng chỉ cần dùng thuốc đường uống, còn lại phải dùng thêm thuốc chích trong ngày hậu phẫu 1, 2 sau mổ. Chúng tôi có nhiều bệnh nhân đau từ vừa đến nhiều có thể do phải xử lý các thương tổn kèm theo. Lomanto(8) trong một nghiên cứu khác nhận thấy rằng mức độ đau trong những ngày hậu phẫu đầu tiên thường dưới 3 điểm VAS (đau ít).Theo y văn, ưu điểm của phẫu thuật Longo là ít đau sau mổ, tuy nhiên chúng tôi chưa có nhóm đối chứng để so sánh ưu điểm này. Một nghiên cứu của Lau(6) nhận thấy mức độ đau sau mổ cắt trĩ và phẫu thuật Longo là không có sự khác biệt. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 5 Rối loạn đi tiểu Bí tiểu là một vấn đề hay gặp sau mổ trĩ hay các phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng. Nguyên nhân gây bí tiểu có nhiều yếu tố góp phần như đau sau mổ, phương pháp vô cảm tê tủy sống, khâu nhiều mũi chỉ Tỉ lệ bí tiểu sau mổ Longo là 7,8% có ít hơn sau cắt trĩ là 15,2%(3), trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ này là 13%. Các nghiên cứu khác thường dưới 10%(2,8,12). Nằm viện Thời gian nằm viện trung bình khoảng 3,8 ngày tính luôn ngày chờ mổ, thực tế chúng tôi có nhiều bệnh nhân chỉ cần nằm viện 2 ngày nếu được mổ trong ngày. Chính ưu điểm ít đau, không cần săn sóc vết mổ nên bệnh nhân có thể xuất viện về sớm. Các nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự hay về sớm hơn trong vòng 36 giờ(6,8). Các biến chứng khác Có 5 TH (3,1%) còn trĩ, da thừa gây khó chịu sau mổ, 1 TH mổ lại để cắt búi trĩ sa. Tỉ lệ biến chứng muộn sau phẫu thuật Longo trong khoảng 1,3%(2) đến 16%(8), thường gặp nhất là: còn trĩ sa, đau kéo dài, chảy máu, hẹp hậu môn, thuyên tắc trĩ, da thừa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không gặp trường hợp nào hẹp hậu môn sau mổ, đây cũng là một ưu điểm của phẫu thuật Longo. Trong một nghiên cứu khác, Lau(6) nhân thấy rằng phẫu thuật Longo chỉ cải thiện được triệu chứng trĩ sa trong 62% TH, ít hơn so với phương pháp cắt trĩ. KẾT LUẬN Đây là nghiên cứu đầu tiên với số lượng bệnh nhân chưa nhiều, thời gian theo dõi còn ngắn nên chúng tôi chỉ đưa ra một số nhận xét ban đầu về kỹ thuật Longo: - Phẫu thuật Longo là một phương pháp mổ trĩ an toàn, áp dụng được cho cả người lớn tuổi. - Chỉ định tốt cho các trường hợp trĩ nội (búi, vòng) độ II, III, IV nhất là có sa niêm trực tràng kèm theo. - Kỹ thuật thực hiện không quá khó nhưng cần nắm vững nguyên tắc - Ít đau sau mổ, thời gian hồi phục sớm, đỡ săn sóc vết mổ và không có biến chứng hẹp hậu môn. - Tuy nhiên phương pháp này vẫn có một số nhược điểm như: biến chứng chảy máu sau mổ, còn sót trĩ phải cắt lại trong khi chi phí điều trị bằng máy còn đắt tiền. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brown SR (2001). Stapled mucosectomy for acute thrombosed circumferentially prolapsed piles: a prospective randomized comparison with conventional haemorrhoidectomy. Colorectal Dis. 3(3):175-8. 2. Carlos W. Sobrado (2006). Initial experience with stapled hemorrhoidopexy for treatment of hemorrhoids. Arq Gastroenterol v. 43 (3) 238-242. 3. Choi HK (2006). Urinary retention after haemorrhoidectomy:impact of stapled haemorrhoidectomy. Asian Journal Of Surgery Vol 29(4),233-237. 4. Dương Phước Hưng (2003). Điều trị trĩ bằng phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su. Hội thảo chuyên đề bệnh Hậu môn-Trực tràng,57-60. 5. Koh C S (2005). Stapled Haemorrhoidectomy: Bothersome Staple Line Bleeding. Asian Journal Of Surgery 28(3) 193-197. 6. Lau P. (2004). Stapled haemorrhoidectomy in Chinese patients: a prospective randomised control study. Hong Kong Med J;10:373-377. 7. Lê Quang Nhân (2003). Đánh giá kết quả bước đầu điều trị trĩ nội độ 3-4 bằng phẫu thuật Longo cải tiến. Hội thảo chuyên đề bệnh Hậu môn-Trực tràng,39-45. 8. Lomanto D. (2007). Stapled Haemorrhoidopexy for Prolapsed Haemorrhoids: Short- and Long-term Experience. Asian Journal Of Surgery 30(1), 29-33. 9. Mensah J (2005). Stapled hemorrhoidectomy. The American Journal of Surgery 190:127–130. 10. Nguyễn Trung Vinh (2003). Kỹ thuật khâu vòng trong điều trị bệnh trĩ. Hội thảo chuyên đề bệnh Hậu môn-Trực tràng, 1-6. 11. Pessaux P. (2004). Morbidity after stapled haemorrhoidectomy: long-term results about 140 patients and review of the literature. Annales de chirurgie 129, 571–577. 12. Pigot F.(2006). Vécu de la douleur postopératoire et résultats à long terme après chirurgie hémorroïdaire par anopexie. Annales de chirurgie 131, 262–267. 13. Williams R.(2007). Stapled hemorrhoidopexy height as outcome indicator. The American Journal of Surgery 193, 336–340. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 6 TÌNH HÌNH PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH TRONG 2 NĂM (2005 – 2006) Lê Tiến Dũng* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá những kinh nghiệm và khả năng phẫu thuật tại khoa Ngoại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Bao gồm tất cả những bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong 2 năm (2005-2006). Kết quả: Trong thời gian 2 năm từ 01/2005 đến 12/2006, đã có 724 bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa Ngoại Lồng ngực, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Các bệnh lý thường gặp: ung thư phế quản phổi gồm 247 trường hợp, tràn khí màng phổi 128 trường hợp, ổ cặn màng phổi 64 trường hợp, u nấm Aspergillus 73 trường hợp, u trung thất 44 trường hợp, các bệnh lý khác 168 trường hợp. Phẫu thuật chủ yếu là cắt thùy phổi và cắt phổi gồm 244 trường hợp (33,7%), bóc vỏ màng phổi 53 trường hợp (9.7%), phẫu thuật lấy u trung thất 27 trường hợp (3,7%), Plombage 18 trường hợp (2,4%), 3 trường hợp phẫu thuật cắt nối phế quản (0,5%). Phẫu thuật nội soi gồm 176 trường hợp trong đó có: 122 trường hợp điều trị tràn khí màng phổi, 10 trường hợp nội soi trung thất và 5 trường hợp lấy u trung thất. Kết quả phẫu thuật: 97% bệnh nhân có kết quả tốt. Biến chứng phải mổ lại là: chảy máu sau mổ 18 trường hợp (2,5%), dò phế quản 2 trường hợp. Có 2 bệnh nhân tử vong chiếm tỷ lệ 0,4%. Kết luận: Phẫu thuật điều trị các bệnh lý hô hấp ngày càng gia tăng, trong đó gặp nhiều nhất là phẫu thuật điều trị ung thư phổi, kế đến là phẫu thuật điều trị các bệnh lý liên quan đến lao. Việc thực hiện các kỹ thuật mới trong phẫu thuật như phẫu thuật Plombage, cắt nối khí phế quản đã đem lại những kết quả khả quan trong điều trị. ABSTRACT THORACIC SURGICAL OPERATION AT PHAM NGOC THACH HOSPITAL DURING TWO YEARS (2005-2006) Le Tien Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 46 - 49 Objective: To review our experience of surgical treatment at Pham Ngoc Thach hospital. Material and Method: retrospective study. The patients were treated by surgery in Thoracic Surgery Department at Pham Ngoc Thach hospital during 2 years from 01/2005 to 12/2006. Results: 724 patients were treated by surgery in Thoracic Surgery Department at Pham Ngoc Thach hospital during 2 years from 01/2005 to 12/2006. The common indications: lung cancer 247 cases, pneumothorax 128 cases, pulmonary aspergilloma 73 cases, chronic pleural empyema 64 cases, mediastinal tumors 44, other indications 168 cases. The major operative procedures were performed include pneumonectomy and lobectomy 244 cases (33.7%), decortication 53 cases (9.7%), resection of the mediastinal tumors 27 cases (3.7%), cavernostomy followed by muscle flap Plombage 18 cases (2.4%), tracheobronchial resections and reconstruction: 3 cases (0.5%). Thoracoscopic surgery was applied in 176 cases: 122 cases for the treatment of pneumothorax, 10 cases of mediastinoscopy and 5 cases for the resection of mediastinal tumors. The results of the operative treatment: 97% patients had good results. Complications * Khoa Ngoại Lồng ngực – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 7 requiring re-operation: 18 cases of postoperative bleeding (2.5%), bronchopleral fistula 2 cases. There were 2 cases death (0.4%). Conclusions: The surgical treatment of respiratory diseases increase more and more. The common indications are surgical treatment for lung cancer and surgical treatment for tuberculous diseases. To perform the new operative procedures such as: Plombage, tracheobronchial resections and reconstruction proved to have good results. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện đầu ngành về lao và bệnh phổi tại khu vực phía Nam. Hàng năm có hàng chục ngàn lượt bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện. Trong số đó nhiều bệnh nhân có chỉ định điều trị phẫu thuật như ung thư phổi, tràn khí màng phổi, các bệnh lý nhiễm trùng khácKhoa Ngoại Lồng ngực được thành lập vào năm 2004 và đi vào hoạt động từ tháng 1- 2005 với nhiệm vụ điều trị và phẫu thuật cho những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Báo cáo này chỉ nêu lên một vài số liệu chính về hoạt động phẫu thuật và một số tiến bộ trong điều trị tại khoa Ngoại Lồng ngực trong 2 năm đầu thành lập (2005 – 2006) nhằm bước đầu đánh giá những kinh nghiệm và khả năng phẫu thuật tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân phẫu thuật tại khoa Ngoại Lồng ngực Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong thời gian 2 năm từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong thời gian 2 năm từ 2005 đến 2006 đã có 724 bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa Ngoại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong đó các bệnh lý hay gặp là: ung thư phế quản phổi, các bệnh lý của lao, tràn khí màng phổi, u trung thất, bệnh lý nhiễm trùng ngoài lao... Các bệnh lý phẫu thuật Bệnh lý phẫu thuật n % Ung thư phế quản phổi 247 34.1 Tràn khí màng phổi 128 17.7 U nấm phổi 73 10 Ổ cặn màng phổi 64 8.8 Bệnh lý phẫu thuật n % U trung thất 44 6 U lao 48 6.6 Áp xe, giãn phế quản 30 4.1 Kén khí phế quản 28 3.9 Các bệnh lý khác 62 8.6 Tổng số 724 100 Trong các bệnh lý hô hấp chỉ định phẫu thuật hàng đầu là ung thư phổi chiếm 34.8%. Hiện nay ung thư phổi là ung thư đứng hàng đầu ở nam giới. Tại Việt nam theo Nguyễn Việt Cồ (1996)(2) ung thư phổi chiếm khoảng 22,3% ở nam và 8,5% ở nữ so với tổng số các loại ung thư. Về tỷ lệ ung thư phổi giữa nam và nữ, Văn Tần (2003)(3) đưa ra tỷ lệ nam gấp 3 lần nữ. Chúng tôi gặp tỷ lệ nam gấp 2,2 lần nữ. Đứng hàng thứ hai về bệnh lý phẫu thuật là các bệnh lý liên quan đến lao như: u lao, u nấm phổi và ổ cặn màng phổi chiếm 24,9%. Tỷ lệ này cao hơn so với báo cáo của Nguyễn Việt Cồ (1999)(2) tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương là 14,6%. Sự khác biệt này có thể do Việt nam hiện đứng thứ 3 tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương về tỷ lệ mắc lao, mặt khác chỉ định phẫu thuật trong điều trị lao ngày càng rộng rãi hơn. Trong 2 năm 2005-2006 chúng tôi đã phẫu thuật cho 128 bệnh nhân tràn khí màng phổi (17,7%) trong đó phẫu thuật nội soi 122 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 95,3%. Các chỉ định phẫu thuật chủ yếu trong điều trị tràn khí màng phổi là tràn khí màng phổi tự phát và tràn khí màng phổi có rò khí kéo dài. Về bệnh lý trung thất chúng tôi gặp 44 trường hợp u trung thất (6%) và 10 trường hợp hạch trung thất. Bệnh lý trung thất gặp nhiều nhất là u thần kinh gồm 19 trường hợp (43,2%), sau đó là u tuyến ức 8 trường hợp (18,2%). Tỷ lệ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 8 giữa nam và nữ là 33 nam và 11 nữ. Văn Tần (2003)(3) cũng đưa ra tỷ lệ tương tự. Đối với bệnh lý nhiễm trùng ngoài lao như áp xe phổi, giãn phế quản chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại hay giải quyết hậu quả của bệnh như ho ra máu. Trong 2 năm chúng tôi chỉ gặp 30 trường hợp (4,1%). Tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương trong 5 năm 1994-1998 tỷ lệ này là 9,76% (Nguyễn Việt Cồ 1999)(2). Sự khác biệt này có thể do những tiến bộ của chẩn đoán và điều trị, của việc sử dụng kháng sinh hợp lý. Phương pháp phẫu thuật Bảng 1: Phẫu thuật mở ngực trong điều trị bệnh lý phổi - màng phổi Phương pháp phẫu thuật n % Cắt phổi không điển hình 45 10,5 Cắt phân thùy phổi 4 0,9 Cắt thùy phổi 226 52,8 Cắt phổi 18 4,2 Bóc vỏ màng phổi 53 12,4 Mở cửa sổ màng phổi 13 3 Cắt kén khí phế quản 6 1,4 Mở ngực chẩn đoán 45 10,5 Phẫu thuật Plombage 18 4,2 Tổng số 428 100 Phẫu thuật chủ yếu trong điều trị bệnh lý phổi là cắt thùy gồm 226 trường hợp (52,8%). Đối với bệnh nhân ung thư phổi, tỷ lệ cắt thùy phổi là 65,2%. Nguyễn Việt Cồ(1999)(2), Đồng Lưu Ba (2003)(1) đưa ra tỷ lệ cắt thùy ở bệnh nhân ung thư phổi là 78%. Trong những năm gần đây, việc áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán ung thư phổi như nội soi phế quản, CT scanner đã cho phép chẩn đoán nhanh, chính xác các bệnh lý phổi. Điều này đã làm giảm tỷ lệ mổ thăm dò. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc chẩn đoán chính xác giai đoạn phẫu thuật, loại tế bào ung thư vẫn gặp khó khăn. Trong 2 năm 2005- 2006, tỷ lệ mở ngực chẩn đoán của chúng tôi chiếm 10,5%. Từ tháng 11-2005 đến 12-2006, chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật đánh xẹp thành ngực theo phương pháp Plombage trong điều trị u nấm phổi, ổ cặn màng phổi cho 18 bệnh nhân có thể trạng quá yếu hay tổn thương quá phức tạp. Bước đầu kỹ thuật này đã đem lại những kết quả khả quan trong điều trị ho ra máu ở bệnh nhân u nấm phổi. Bảng 2: Phẫu thuật u trung thất Phương pháp phẫu thuật n % Mở ngực lấy trọn u 24 72,7 Mở xương ức lấy u 3 9,1 Mở ngực thám sát 6 18,2 Tổng số 33 100 Trong số 33 trường hợp u trung thất, chúng tôi đã phẫu thuật lấy trọn u cho 27 bệnh nhân (81,8%). Đối với 6 trường hợp phải mở ngực thám sát do khối u ác tính xâm lấn xung quanh nên không thể cắt bỏ u được. Bảng 3: Phẫu thuật nội soi lồng ngực Phẫu thuật nội soi n % Soi trung thất 10 5,7 Cắt khâu bóng khí, kén khí 127 72,2 Cắt u trung thất 5 2,8 Cắt phổi không điển hình 6 3,4 Chẩn đoán 28 15,9 Tổng số 176 100 Trong 2 năm 2005-2006 chúng tôi đã thực hiện 176 ca phẫu thuật nội soi chiếm 24,3% số ca phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi là 122 trường hợp (69,3%). Có 10 trường hợp nội soi trung thất để chẩn đoán hạch trung thất chưa rõ bản chất, 5 trường hợp nội soi lấy u trung thất. Bảng 4: Các phẫu thuật khác Phương pháp phẫu thuật n Cắt nối khí quản 3 Lấy hạch ngoại vi 23 Khâu phục hồi cơ hoành 1 Mở màng tim 2 Chúng tôi đã phẫu thuật cắt nối khí quản cho 3 bệnh nhân bị di chứng hẹp khí quản sau lao. Qua các phẫu thuật này chúng tôi cũng đã rút ra được những kinh nghiệm nhất định trong điều trị hẹp khí phế quản. Biến chứng phẫu thuật Tỷ lệ biến chứng phẫu thuật trong 2 năm là 3% (22 bệnh nhân). Có 20 bệnh nhân phải phẫu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 9 thuật lại trong đó 18 bệnh nhân do chảy máu sau mổ (2,5%), có 2 bệnh nhân rò phế quản. Có 2 bệnh nhân tử vong (0,3%) trong đó 1 bệnh nhân tử vong 24 giờ đầu do nhồi máu cơ tim, 1 bệnh nhân bị suy hô hấp ở ngày thứ 10. KẾT LUẬN Phẫu thuật điều trị các bệnh lý hô hấp ngày càng gia tăng, trong đó gặp nhiều nhất là phẫu thuật điều trị ung thư phổi, kế đến là phẫu thuật điều trị các bệnh lý liên quan đến lao. Việc thực hiện các kỹ thuật mới trong phẫu thuật như phẫu thuật Plombage, cắt nối khí phế quản đã đem lại những kết quả khả quan trong điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đồng Lưu Ba, Nguyễn Hoàng Bình, Khoa Ngoại LN-TM Bệnh viện Chợ Rẫy 2003: Kỹ yếu Hội thảo Pháp – Việt lần 3 về bệnh phổi & phẫu thuật lồng ngực; tr 122-126 2. Nguyễn Việt Cồ, Tô Kiều Dung, Tạ Chi Phương, Nguyễn Đình Minh, Nguyễn Thế Vũ, Vũ Đỗ, Phạm Huy Minh: Tình hình phẫu thuật phổi tại khoa Ngoại Viện Lao và Bệnh phổi trong 5 năm (1994-1998). Toàn văn báo cáo khoa học Đại hội Ngoại khoa toàn quốc 1999; tr 183-186. 3. Văn Tần, Hồ Nam 2003: Kỹ yếu Hội thảo Pháp – Việt lần 3 về bệnh phổi & phẫu thuật lồng ngực; tr 116-120 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 10 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_buoc_dau_dieu_tri_tri_bang_phau_thuat_longo.pdf
Tài liệu liên quan