Khó khăn
Khi tiến hành phương pháp cắt túi mật qua
ngã nội soi ổ bụng, sử dụng 2 trocar qua 1 đường
rạch da ở rốn so với cắt túi mật nội soi kinh điển
với 3 trocar, chúng tôi nhận thấy một số khó
khăn như:
Phẫu thuật viên chỉ có thể sử dụng một tay
để thao tác bóc tách tam giác gan mật, trong
những trường hợp viêm túi mật cấp, vùng tam
giác gan mật bị viêm dính nhiều, thì việc bóc
tách sẽ gặp nhiều khó khăn làm kéo dài thời gian
phẫu thuật. Trong quá trình nghiên cứu, chúng
tôi có 1 trường hợp viêm dính vùng tam giác gan
mật nhiều, phẫu tích khó khăn nên thời gian
phẫu thuật kéo dài tới 180 phút.
Một số trường hợp, khi khâu treo túi mật,
phẫu thuật viên nhận thấy có dịch mật chảy
ra, làm giảm độ căng của túi mật, khó bộc lộ
tam giác gan mật, khó khăn trong thao tác
phẫu thuật.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt túi mật một đường mổ 2 Trocar so với 3 Trocar kinh điển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 197
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT
MỘT ĐƯỜNG MỔ 2 TROCAR SO VỚI 3 TROCAR KINH ĐIỂN
Nguyễn Thanh Phong*
TÓM TẮT
Mở đầu: Ngày nay, phẫu thuật nội soi cắt túi mật kinh điển 3 trocar thường được dùng để điều trị bệnh lý
túi mật tại các bệnh viện. Có nhiều nghiên cứu sử dụng 1 đường mổ ở rốn để cắt túi mật nhưng hầu hết các
nghiên cứu này đều sử dụng các dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt không hiện có tại các bệnh viện.
Mục tiêu nghiên cứu: nhằm so sánh kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi cắt túi mật sử dụng 2 trocar
qua 1 đường rạch da ở rốn với cắt túi mật nội soi kinh điển 3 trocar.
Đối tượng- Phương pháp: Từ tháng 8/2010 đến tháng 6/2013, chúng tôi thực hiện 91 trường hợp cắt túi
mật qua ngã nội soi chia thành 2 nhóm: nhóm sử dụng 2 trocar qua 1 đường rạch da ở rốn (45 bệnh nhân) và
nhóm sử dụng kỹ thuật kinh điển với 3 trocar (46 bệnh nhân). Thời gian mổ, mức độ đau sau mổ, tai biến – biến
chứng, thời gian hậu phẫu, tính thẩm mỹ và tỉ lệ thành công được so sánh giữa 2 nhóm.
Kết quả: các dữ kiện dịch tễ được so sánh giữa 2 nhóm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2
nhóm về thời gian mổ, tai biến – biến chứng, thời gian hậu phẫu, tính thẩm mỹ và tỉ lệ thành công giữa 2
nhóm.Cả 2 nhóm đều ít đau sau mổ.
Kết luận: Cắt túi mật qua ngã nội soi với 1 đường rạch da qua rốn, sử dụng các dụng cụ phẫu thuật nội soi
thường dùng tại bệnh viện thì ít sẹo mổ, thẩm mỹ và ít đau. Là phẫu thuật an toàn, hiệu quả và là một trong
những chọn lựa cho phẫu thuật viên đã quen thuộc với phẫu thuật nội soi với 2 trocar.
Từ khóa: cắt túi mật qua nội soi, 2 trocar, 1 đường rạch da ở rốn.
ABSTRACT
COMPARE EARLY RESULTS TWO- TROCAR SINGLE INCISION LAPAROSCOPIC
CHOLECYSTECTOMY (SILC) WITH CLASSICAL 3- TROCAR TECHNIQUE
Nguyen Thanh Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 197 - 202
Background: For now classical 3- trocar technique laparoscopic cholecystectomy are usually used to
treatment of gallbladder disease in almost hospital. Many of the studies have reported using of single incision
perumbilical technique, but most of them required special instruments.
The aim of the study: compare the early results of 2- trocar single incision laparoscopic cholecystectomy
perumbilical by using standard instruments to classical 3- trocar technique.
Methods: From August 2010 to June 2013, 91 patients undergoing laparoscopic cholecystectomy for
gallbladder disease were divided into two groups: received the 2 - trocar single incision laparoscopic
cholecystectomy (45 cases) or classical 3- trocar technique (46 cases). Analgesia requirements, length of operation,
morbidity –mortality, pain level, postoperative stay and success rate were measured.
Results: Demographic data were comparable for both groups. There was no difference between two groups in
length of operation time, postoperative stay and success rate. The 2 -trocar group required less analgesia.
Conclusion: The 2 -trocar laparoscopic cholecystectomy resulted in less surgical scars, good cosmetic and
less pain. The 2 -trocar laparoscopic cholecystectomy is a technically efficient, safety and can be considered one of
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: PGS TS. Nguyễn Thanh Phong ĐT: 0903 643 310 Email: phongy89@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 198
choices for routine practice by surgeons who are familiar with the 2- trocar laparoscopic surgery technique.
Key words: Laparoscopic cholecystectomy, two-trocar single incision.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cắt túi mật nội soi được Philippe Mouret
tiến hành đầu tiên tại Pháp vào 1987, cho đến
nay đó là một tiêu chuẩn vàng để điều trị bệnh
lý túi mật tại các bệnh viện. Cắt túi mật nội soi 1
đường mổ (SILC) ngày càng phổ biến trên thế
giới vì đây là phương pháp ít xâm hại và là phẫu
thuật không thấy sẹo mổ.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh kết quả bước đầu của phẫu thuật nội
soi cắt túi mật sử dụng 2 trocar qua 1 đường rạch
da ở rốn so với cắt túi mật nội soi kinh điển 3
trocar.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được xác định cần phải phẫu
thuật và chấp nhận phẫu thuật nội soi cắt túi mật
tại khoa cấp cứu bệnh viện Bình Dân, từ tháng
8/2010 đến 6/2013.
Xét nghiệm chức năng gan trong giới hạn
bình thường, không dãn đường mật trong và
ngoài gan và không sỏi đường mật chính trên
siêu âm.
Tình trạng toàn thân của bệnh nhân không
có chống chỉ định phẫu thuật nội soi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm túi mật cấp có biến chứng: hoại tử túi
mật, viêm phúc mạc mật, ung thư túi mật.
Chia thành 2 nhóm:
Nhóm nghiên cứu (2-trocar): sử dụng 2
trocar qua 1 đường rạch da ở rốn, được phẫu
thuật bởi cùng 1 kíp mổ.
Nhóm chứng (3-trocar): sử dụng kỹ thuật
kinh điển với 3 trocar, được phẫu thuật bởi cùng
1 kíp mổ.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả có nhóm chứng.
KẾT QUẢ
Từ tháng 8/2010 đến tháng 6/2013 có 91 bệnh
nhân được đưa vào nghiên cứu, chia làm 2 nhóm
Bảng 1. Dịch tễ học
Nhóm nghiên cứu
(n=45)
Nhóm chứng
(n=46)
p
Tuổi:
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
48
27
79
46
25
78
>0,05
Giới : Nữ
Nam
36
9
37
9
>0,05
BMI:
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
20,6
15,8
25
22,2
16,2
26
>0,05
Sự khác biệt về yếu tố dịch tễ giữa 2 nhóm
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2. Thời gian phẫu thuật và thời gian nằm viện
Nhóm nghiên
cứu
Nhóm
chứng
p
Thời gian phẫu thuật
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
60,4
30
180
54,2
25
62,4
>0,05
Thời gian nằm viện
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
2
1
15
2,1
2
3
>0,05
Sự khác biệt về thời gian phẫu thuật và thời
gian nằm viện giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 3. Chẩn đoán sau mổ
Chẩn đoán Nhóm
nghiên cứu
Nhóm
chứng
p
Viêm túi mật sỏi kẹt cổ 11(22,4%) 1(2,2%) <0,05
Sỏi túi mật có triệu chứng 30(66,7%) 45(97,8%)
Polyp túi mật 2(4,4%) 0
Viêm túi mật không sỏi 2(4,4%) 0
Nhóm nghiên cứu có tỉ lệ sỏi kẹt cổ túi mật
cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với
p< 0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 199
Bảng 4. Tỉ lệ thành công
Chẩn đoán Nhóm nghiên
cứu
Nhóm
chứng
Tỉ lệ (%)
Số trường hợp mổ
thành công
39(86,7%) 46(100%) >0,05
Số trường hợp đặt
thêm 01 trocar
6(13,3%) 0 <0,05
Số trường hợp
chuyển mổ mở
0 0
Tỉ lệ thành công 86,8% 100% >0,05
Đặt dẫn lưu 9(19,8%) 12(26,1%) <0,05
Nhóm nghiên cứu có tỉ lệ đặt dẫn lưu sau mổ
thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với
p<0,05 Trong nhóm nghiên cứu có 6 (13,2%)
trường hợp thêm trocar hạ sườn phải trong đó 1
(2,2%) trường hợp thêm để giúp cầm máu
giường túi mật sau mổ, 5 (11%) trường hợp thêm
trocar để đặt dẫn lưu sau mổ do thủng túi mật
khi cắt giường túi mật. Tỉ lệ thành công của
nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng nhưng
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 5. Tai biến
Tai biến Nhóm
nghiên cứu
Nhóm chứng p
Thủng túi mật 5(11%) 12(26,1%) >0,05
Chảy máu 1(2,2%) 0
Tổn thương đường mật 0 0
Tổn thương tạng khác 0 0
Nhận thấy: trong nhóm nghiên cứu có 5
trường hợp thủng túi mật, chiếm tỉ lệ 11% (có
thấp hơn trong nhóm chứng 12(26,1%) th, tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê. Có 1 (2,2%) trường hợp chảy máu giường túi
mật và cầm máu khó khăn nên chúng tôi thêm
01 trocar hạ sườn phải để cầm máu.
Bảng 6. Biến chứng
Tổn thương Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p
Tụ dịch dưới gan 1(2,2%) 0 >0,05
Không tụ dịch 44(97,8%) 46(100%) >0,05
Chúng tôi ghi nhận không có trường hợp
nào tổn thương đường mật hoặc nhiễm trùng
vết mổ.
Biến chứng: trong nhóm nghiên cứu có 1
(2,2%) trường hợp tụ dịch dưới gan điều trị nội
thất bại mổ lại dẫn lưu qua nội soi, dịch là máu
cũ, bệnh nhân ổn định và xuất viện. Sự khác biệt
tỉ lệ biến chứng không có ý nghĩa thống kê với p
> 0,05.
Không có tử vong
Bảng 7. Kết quả giải phẫu bệnh
Thương tổn Nhóm nghiên cứu Nhóm
chứng p
Viêm túi mật cấp 13(29,6%) 12(26,1%) >0,05
Viêm túi mật mạn 30(66%) 34(73,9%) >0,05
polyp túi mật 2(4,4%) 0
Bảng 8. Mức độ đau sau mổ 24h.
Mức độ đau Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p
Đau vừa 44 (97,8%) 34 (73,9%) <0,05
Đau nhiều 1(2,2%) 12(26,1%) <0,05
Mức độ đau vừa trong nhóm nghiên cứu cao
hơn nhóm chứng (có ý nghĩa thống kê với
p<0,05) và mức độ đau nhiều trong nhóm nhóm
chứng cao hơn nghiên cứu (có ý nghĩa thống kê
với p<0,05).
Bảng 9. Mức độ hài lòng của bệnh nhân.
Sự hài lòng Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p
Rất tốt 38 (84,6%) 16(34,8%) <0,05
Tốt 6(13,2%) 30(65,2%) <0,05
Trung bình 1(2,2%) 0
BÀN LUẬN
Chọn lựa bệnh nhân (BN)
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 45 BN mổ
một vết mổ và 46 BN mổ ba vết mổ.
So sánh giữa hai nhóm mổ 1 vết mổ và 3 vết
mổ, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
các yếu tố dịch tễ, chẩn đoán. Điều đó cho thấy
hai mẫu bệnh nhân tương đồng
Thời gian mổ
Bảng 10. So sánh thời gian mổ (phút)
Cách mổ Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Steven
(2)
2 trocar+ Flexible
Endoscope
149,5 99 240
Sang Chul Lee
(11)
SILA-triport 110
Xiaodong Han
(7)
SILA-3 trocar 69 45 115
Xu Jun
(19)
SILA-triport 56 26 170
Lê Công Khánh
(9)
Kính soi PT 52 25 95
Bùi Mạnh Côn
(3)
SILA-3 trocar 60
Chúng tôi
Nhóm chứng- 3
trocar
54,2 25 62,4
2 trocar- SILA 60,4 30 180
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 200
Thời gian mổ trung bình trong nhóm nghiên
cứu là là 60,4 phút lâu hơn thời gian mổ của
nhóm chứng là 54,2 phút.
Thời gian mổ trung bình tuỳ thuộc vào nhiều
yếu tố như phương pháp mổ, dụng cụ mổ và thể
viêm túi mật. Một số tác giả đã nghiên cứu so
sánh và đa số đều cho thấy thời gian mổ một vết
mổ bằng hoặc ngắn hơn so với mổ 3 vết mổ(16).
Có 3 nghiên cứu cho thấy thời gian mổ một
vết mổ ngắn hơn có ý nghĩa thống kê(11,2,7)
Có 3 nghiên cứu cho thấy thời gian mổ một
vết mổ dài hơn nhưng không có ý nghĩa thống
kê(3,9,19). Trong các nghiên cứu này theo Poon(17) có
thời gian mổ trung bình theo phương pháp nội
soi một vết mổ lâu hơn so với nội soi ba vết mổ
truyền thống rõ rệt và nghiên cứu được thực
hiện trên BN bị viêm túi mật do sỏi kẹt cổ. Trong
nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 11 (22,4%) th
viêm túi mật do sỏi kẹt cổ gây viêm dính nhiều
vùng cổ túi mật, khó khăn khi bóc tách tam giác
gan mật nên thời gian mổ có kéo dài hơn so với
nhóm mổ 3 trocar kinh điển chỉ có 1 (2,2%) th
viêm túi mật do sỏi kẹt cổ.
Ngày nay với sự tiến bộ khoa học-kỹ thuật,
nhiều dụng cụ chuyên biệt phục vụ cho mổ một
vết mổ ra đời càng giúp rút ngắn thời gian mổ.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là sự an
toàn cho BN, không nên quá chú ý về vấn đề
thời gian.
Tỉ lệ thành công
Tỉ lệ viêm túi mật cấp trong nhóm nghiên
cứu của chúng tôi là 29,6%, nhiều hơn trong
nhóm chứng là 26,1% và một số tác giả khác.
Theo nghiên cứu của Đỗ Hữu Liệt(5) tỉ lệ viêm túi
mật cấp là 12%. Trong nghiên cứu của Roberts(18),
tỉ lệ viêm túi mật cấp là 9%. Tỉ lệ viêm túi mật
cấp trong nghiên cứu của chúng tôi cao có thể do
số lượng bệnh nhân ít, đồng thời chúng tôi thực
hiện tại khoa cấp cứu với tính chất bệnh nhân
vào viện vì đau bụng hoặc viêm túi mật cấp. Tác
giả Navara(14) nghiên cứu cắt túi mật nội soi một
vết mổ có tỉ lệ viêm túi mật cấp là 25%.
Antonious(1) cho rằng nếu loại trừ viêm túi mật
cấp thì có tỉ lệ thành công lớn hơn. Kagaya(8)
cũng không chỉ định mổ đối với túi mật có vách
dầy trong nghiên cứu của mình, có 37 trường
hợp mổ thành công với 2 trocar, 3 trường hợp
phải thêm 1 trocar 5mm ở hạ sườn phải do gặp
khó khăn trong việc phẫu tích túi mật ra khỏi
giường túi mật. Chúng tôi có 66% trường hợp
trong nhóm nghiên cứu vách túi mật dày do
viêm túi mật mạn nên khó khăn khi cắt giường
túi mật.
Bảng 11. So sánh tỉ lệ mổ thành công
Tác giả Số bệnh nhân Tỉ lệ thành công (%)
Đỗ Hữu Liệt
(5) 60 98
Poon
(17) 58 87
Leung
(12)
62 84
Lomanto
(13)
30 83
Nhóm chứng
Nhóm nghiên cứu
46 100
45 86,8
Tỉ lệ thành công trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi tương tự một số tác giả khác, tỉ lệ này
khá cao, một phần là do một phẫu thuật viện có
nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật nội soi thực
hiện. Tuy nhiên, khi so với nhóm chứng là
(100%) có thấp hơn nhưng sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Chúng tôi có 6 (13,2%) trường hợp phải tiến
hành thêm 1 trocar hạ sườn phải trong đó có 1
(2,2%) trường hợp do chảy máu giường túi mật
nên thêm 1 trocar để cầm máu tốt hơn. Các
trường hợp này chúng tôi tính là thất bại.
Trong nghiên cứu của Đỗ Hữu Liệt(5) có 1
trường hợp thất bại phải thêm 1 trocar 5mm ở hạ
sườn phải do túi Hartman quá to, hạ phân thùy
IV gan to che khuất tầm nhìn.
Theo Edwards(6), nguyên nhân chuyển đổi
phẫu thuật thường là do viêm dính nhiều, khó
khăn trong nhận định cấu trúc tam giác gan mật.
Thời gian nằm viện
Bảng 12. So sánh thời gian nằm viện sau mổ
Thời gian (ngày) Cách mổ Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Steven
(2)
2 trocar+ Flexible
Endoscope
0,36 1 2
Sang Chul Lee
(11)
SILA-triport 2
Xiaodong Han
(7)
SILA-3 trocar 1,7 1 3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 201
Thời gian (ngày) Cách mổ Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Xu Jun
(19)
SILA-triport 3 1 5
Lê Công Khánh
(9)
Kính soi PT <2
Bùi Mạnh Côn
(3)
SILA-3 trocar 1-2
Chúng tôi Nhóm chứng- 3
trocar
2,1 2 3
Nhóm nghiên cứu -
2 trocar- SILA
2 1 5
Thời gian nằm viện của bệnh nhân trong
nhóm nghiên cứu của chúng tôi thì tương tự với
nhóm chứng và với các tác giả khác. Có 3 nghiên
cứu so sánh cho thấy thời gian nằm viện trong
nhóm mổ một vết mổ ngắn hơn so với nhóm mổ
1 vết mổ của chúng tôi nhưng không có ý nghĩa
thống kê(7,9,2).
Dựa vào kết quả của những nghiên cứu so
sánh được công bố thì phương pháp mổ một vết
mổ không làm rút ngắn thời gian nằm viện của
BN, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của
chúng tôi.
Dẫn lưu
Trong nghiên của chúng tôi có 9(19,8%)
trường hợp được dẫn lưu trong nhóm mổ một
vết mổ và 12(26,1%) trường hợp được dẫn lưu
trong nhóm chứng- ba vết mổ và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê.
Trong 9 trường hợp dẫn lưu trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi có 5(11%) trường hợp
do thủng túi mật khi cắt giường túi mật, những
trường hợp này chúng tôi hút rửa và lau sạch,
sau đó đặt dẫn lưu dự phòng, dẫn lưu được rút
sau 24 giờ. Kết quả các trường hợp này đều hồi
phục tốt giống những trường hợp bình thường.
Nguyên nhân thủng do những trường hợp đầu
tiên trong nghiên cứu, thao tác chưa quen, chạm
móc đốt vào túi mật khi cắt giường túi mật.
Đặc điểm trước mổ và giải phẫu bệnh của
hai nhóm bệnh nhân là tương đồng nhau nên sự
khác biệt về số trường hợp được dẫn lưu ở hai
nhóm có thể do chủ quan của phẫu thuật viên
khi mổ một vết mổ. Theo Poon(17) các phẫu thuật
viên có xu hướng bảo vệ thành quả của phương
pháp mổ một vết mổ qua việc hạn chế dẫn lưu.
Một số tác giả đề nghị khi cần dẫn lưu thì
nên dẫn lưu ngoài rốn hoặc ngay cả ở đường mổ
rốn mặc dù gây lành sẹo xấu ở rốn(4). Edwards(6)
đề xuất nên đặt dẫn lưu ở hạ sườn phải với
đường mổ từ 3-5mm để đảm bảo thẩm mỹ vết
mổ ở rốn. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi
có 3 (6,6%) trường hợp đặt dẫn lưu dự phòng
qua rốn và rút ngày hậu phẫu 1, sau mổ bệnh
nhân tái khám sẹo mổ lành tốt.
Tai biến, biến chứng
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào tổn thương đường mật hay tổn
thương tạng. Chúng tôi có 1 trường hợp trong
nhóm nghiên cứu chảy máu giường túi mật phải
thêm 1 trocar hạ sườn phải để cầm máu.
Bảng 13. So sánh tỉ lệ thủng túi mật
Tác giả Số bệnh nhân Tỉ lệ thủng túi mật (%)
Đỗ Hữu Liệt
(5) 60 2
Navara
(14) 12 5
Xiaodong Han
(7) 26,6
Nhóm chứng 46 26,1
Nhóm nghiên cứu 45 11
Chúng tôi có 5 (11%) trường hợp thủng túi
mật khi cắt giường túi mật trong nhóm nghiên
cứu, chảy dịch mật vào ổ bụng nhưng sau khi
hút rửa, lau sạch và đặt dẫn lưu thì không có
biến chứng hậu phẫu.
Theo Robert(18), kinh nghiệm của phẫu thuật
viên là yếu tố duy nhất làm giảm nguy cơ thủng
túi mật trong mổ.
Một số tác giả không dùng phương tiện treo
túi mật báo cáo tỉ lệ thủng túi mật khá cao, trong
nghiên cứu của Xiaodong Han(7) là 26,6%.
Như vậy tỉ lệ thủng túi mật trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi là tương đối thấp so
với nhóm chứng và với các tác giả khác(7).
Sự thành công của phẫu thuật nội soi cắt túi
mật ngày càng được nhiều phẫu thuật viên chấp
nhận và đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ
nhiễm trùng vết mổ, thoát vị thành bụng và biến
chứng hô hấp(19). Tuy nhiên bên cạnh đó phẫu
thuật nội soi cắt túi mật cũng có thiếu sót như
tổn thương đường mật, và nhiều tổn thương liên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 202
quan đến trocar(14). Vì vậy việc giảm số trocar sẽ
làm giảm biến chứng liên quan đến trocar.
Khó khăn
Khi tiến hành phương pháp cắt túi mật qua
ngã nội soi ổ bụng, sử dụng 2 trocar qua 1 đường
rạch da ở rốn so với cắt túi mật nội soi kinh điển
với 3 trocar, chúng tôi nhận thấy một số khó
khăn như:
Phẫu thuật viên chỉ có thể sử dụng một tay
để thao tác bóc tách tam giác gan mật, trong
những trường hợp viêm túi mật cấp, vùng tam
giác gan mật bị viêm dính nhiều, thì việc bóc
tách sẽ gặp nhiều khó khăn làm kéo dài thời gian
phẫu thuật. Trong quá trình nghiên cứu, chúng
tôi có 1 trường hợp viêm dính vùng tam giác gan
mật nhiều, phẫu tích khó khăn nên thời gian
phẫu thuật kéo dài tới 180 phút.
Một số trường hợp, khi khâu treo túi mật,
phẫu thuật viên nhận thấy có dịch mật chảy
ra, làm giảm độ căng của túi mật, khó bộc lộ
tam giác gan mật, khó khăn trong thao tác
phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Cắt túi mật qua ngã nội soi với 1 đường rạch
da qua rốn, sử dụng các dụng cụ phẫu thuật nội
soi thường dùng tại bệnh viện thì ít sẹo mổ,
thẩm mỹ và ít đau. Là phẫu thuật an toàn, hiệu
quả và là một trong những chọn lựa cho những
phẫu thuật viên đã quen thuộc với phẫu thuật
nội soi với 2 trocar.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antonious SA, et al (2011). Single-incision laparoscopic
cholecystectomy: a systematic review. Surg Endosc. 25(2): 367-
377.
2. Binenbaum SJ1, Teixeira JA, Forrester GJ, Harvey EJ, Afthinos
J, Kim GJ, Koshy N, McGinty J, Belsley SJ, Todd GJ. (2009).
Single-Incision Laparoscopic Cholecystectomy Using a
Flexible Endoscope. Arch Surg (8):734-738
3. Bùi mạnh Côn, Lê Quang Nghĩa, Lương Thanh Tùng (2010).
Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi một vết mổ vào ổ bụng
(LESS- LAPAROENDOSCOPIC SINGLE-SITE SURGERY),
Ngoại khoa số 4-5-6, trang 133-139.
4. Cuesta MA, Berends F, Veenhof AA (2008). “The “invisible
cholecystectomy”: a transumbilical laparoscopic operation
without a scar,” Surgical Endoscopy, vol.22, no.5, pp. 1211–
1213.
5. Đỗ Hữu Liệt, Nguyễn Tấn Cường (2008). Cắt túi mật nội soi
với hai trocar. Y Hoc TP. Ho Chi Minh. Tập 12 (1): 199 – 203.
6. Edwards C (2011). Laparoscopic versus single-incision
cholecystectomy. World J Surg. 35(5):967-972.
7. Han X, Di JZ, et al (2010). Trans-umbilical single-port
laparoscopic cholecystectomy using conventional laparoscopic
instrumentation. Abstracts ELSA 2010 Viet Nam 2010. 243- 244.
8. Kagaya T (2001). Laparoscopic cholecystectomy via two ports,
using the "Twin-Port" system. J Hepatobiliary Pancreat Surg.
8(1):76-80.
9. Lê Công Khánh, Trần Đình Minh Tú, Nguyễn Bảo Xuân
Thanh (2010). Cắt túi mật nội soi một trocar với kính nội soi
phẫu thuật ngọai khoa. Y học Việt Nam, Tập 60 : 7- 12
10. Lee K, Poon C, Leung K (2005). Two-port needlescopic
cholecystectomy: prospective study in 100 cases. Hong Kong
Med J.11:30–35.
11. Lee SC, Kim HJ, Cho H (2010). Single port laparoscopic (SPLS)
cholecystectomy in the status of previous SPLS-APR: report of
1 case. Abstracts ELSA 2010 Viet Nam. 236
12. Leung K, Lee KW, Cheung TY, Leung LC, Lau KW (1996).
Laparoscopic cholecystectomy: two-port technique. Endoscopy;
28: 505–507.
13. Lomanto (2013). Single-port endo-laparoscopic surgery in
combined abdominal procedures. Asian Journal of Endoscopic
Surgery . 6(3): 209-213.
14. Navarra G, Pozza E, Occhionorelli S, (1997). One-wound
laparo- scopic cholecystectomy. Br J Surg. 84(5):695
15. Ng W, Kong C, Wong Y (1997). One-wound laparoscopic
cholecystectomy. Br J Surg. 84: 1627.
16. Poon C , Chan K, Lee D, Chan K (2003). Two-port vs four-port
laparascopic cholecystectomy: A prospective randomized
controlled trial. Surg Endosc; 17:1624–1627.
17. Poon C, Chan K, Lee D, Chan K (2003). Two-port vs four-port
laparascopic cholecystectomy: A prospective randomized
controlled trial. Surg Endosc; 17:1624–1627.
18. Roberts KE (2010). Single-Incision Laparoscopic
Cholecystectomy: A Surgeon’s Initial Experience with 56
Consecutive Cases and a Review of the Literature. Journal of
Gastrointestinal Surgery, 14(3): 506-551
19. Xu J, Wang Z, Guan Y (2010). Single incision laparoscopic
cholecystectomy using a novel laparoscopic instrument with
adjustable and rotatable wrist. Abstracts ELSA 2010 Viet Nam
2010. 243- 244.
Ngày nhận bài báo: 07/11/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_buoc_dau_phau_thuat_noi_soi_cat_tui_mat_mot_duong_mo.pdf