Ghi nhận có sự cải thiện thang điểm Ranking
cải tiến sau mổ so với tình trạng trước mổ, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,005. Thời
gian khởi bệnh lâu nhất 5,8 năm, tỉ lệ nử 60%
thấp hơn so với các với báo cáo gần đây trong
nghiên cứu bệnh moyamoya so với nghiên cứu
tại California (Mỹ) và Châu Á(5,6). Tuy nhiên với
số lượng phẩu thuật còn ít nên chúng tôi mới ghi
nhận bước đầu có sự khác biệt về tuổi cũng như
tỉ lệ nữ/nam(5,6). Biểu hiện lâm sàng đa số là
triệu chứng xuất huyết não, tất cả các bệnh nhân
đến với chúng tôi đều là người lớn. Tất cả các
bệnh nhân đều có cải thiện về mặt lâm sàng các
triệu chứng: đau đầu, dấu hiệu thần kinh khu
trú, cơn thiếu máu não thoáng qua. Chúng tôi
chưa ghi nhận trường hợp tái xuất huyết, cũng
như triệu chứng thiếu máu não tái phát của bệnh
nhân, sau 19 – 69 tháng theo dõi. Có 2 trường
hợp tử vong 1 tháng sau trường hợp phẩu thuật,
do vỡ dộng mạch xuyên vỏ não gây máu tụ dưới
màng cứng cấp tính. Một trường hợp khác tử
vong sau mổ 1 tháng do người nhà thông tin lại.
Đối với bệnh tắc nghẽn động mạch não
chúng tôi ghi nhận có 10 trường hợp tắc động
mạch cảnh trong, 3 trường hợp hẹp động mạch
não giữa, có 6 trường hợp biểu hiện lâm sang
đột quỵ, 7 trường hợp biểu hiện dấu hiệu thần
kinh khu trú. Trong 13 trường hợp trên đều cải
thiện dấu hiệu thần kinh khu trú, và chưa ghi
nhận đột quỵ tái phát trong nhóm bệnh nhân
này. Tuy nhiên có 1 trường hợp hoại tử vạt da 1
tuần sau mổ do máu tụ dưới da đầu, và được
phẫu thuật lần 2 xoay vạt da, kết quả lành da tốt.
Mặc dù số lượng phẫu thuật bắc cầu động
mạch não giảm đáng kể sau công bố của nghiên
cứu đa trung tâm năm 1985, nhưng nhiều tác giả
vẫn tiếp tục thực hiện nghiên cứu về kỹ thuật
này với sự lựa chọn bệnh nhân có suy giảm tuần
hoàn não bằng cách đánh giá khả năng tồn lưu
máu não với các kỹ thuật xạ hình tưới máu não
Spect Scan), cộng hưởng từ chức năng đánh giá
tưới máu não, Chụp cắt lớp đánh giá tưới máu
não, với Diamox test nhằm xác định và chọn lựa
bệnh nhân trước phẫu thuật, các nghiên cứu gần
đây(2) đều ghi nhận hiệu quả của phẫu thuật bắt
cầu động mạch não, và kỹ thuật này ngày càng
được nhiều trung tâm ứng dụng trong điều trị
bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não và bệnh lý
moyamoya.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 398
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH NÃO
Trần Minh Trí*, Trần Quyết Tiến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phẫu thuật bắc cầu động mạch não trong ngoài sọ qui ước là phương pháp được công nhận rộng
rãi với mục đích điều chỉnh tuần hoàn máu não. Những bệnh nhân với tình trạng suy giảm huyết động học nặng
có nguy cơ cao xảy ra đột quị trong tương lai.Phẫu thuật bắc cầu động mạch não trong ngoài sọ cho thấy hiệu
quả trong việc làm giảm nguy cơ đột quị ở những bệnh nhân này.Những bệnh nhân với tình trạng suy giảm
huyết động học với nguy cơ đột quỵ có thể xác định bằng xạ hình tưới máu não có Diamox test. Tác giả nghiên
cứu 33 trường hợp bệnh nhân với 35 phẫu thuật được thực hiện trong 4,5 năm.
Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu gồm 33 trường hợp bệnh moyamoya và bệnh tắc nghẽn
mạch máu não được phẩu thuật từ 01/2009 đến 06/2013. Nghiên cứu tiền cứu đặc điểm lâm sàng, dich tể học
liên quan đến đánh giá, theo dõi kết quả phẫu thuật.
Kết quả: Tác giả điều trị 33 bệnh nhân với 35 phẫu thuật (tuổi trung bình 42 + 12), và có một bệnh nhân trẻ
em (9 tuổi) được phẫu thuật 1 bên. Thời gian theo dõi trung bình 3,8 năm, với tỉ lệ tai biến liên quan đến phẫu
thuật 3%, tỉ lệ tử vong do phẫu thuật 0%. Tỉ lệ theo dõi đột quị và tử vong đến thời điểm hiện tại 6%. Nhìn
chung tình trạng cải thiện chất lượng sống theo thang điểm Ranking cải tiến trước và sau mổ có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,005).
Kết luận: Phẫu thuật tái tạo tuần hoàn não hữu ích trong việc làm giảm tình trạng suy giảm tưới máu não
ở bệnh nhân có bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não, bệnh lý moyamoya. Phẫu thuật này với tỉ lệ tai biến thấp, hiệu
quả trong việc làm giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cũng như xuất huyết não tái phát, đã được xác định trong
nghiên cứu này.
Từ khóa: bệnh moyamoya, bệnh tắc nghẽn mạch máy não, phẫu thuật bắc cầu
ABSTRACT
CLINICAL OUTCOME OF EC‐IC BYPASS SURGERY
Tran Minh Tri, Tran Quyet Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 398 ‐ 402
Objective: Standard extracranial‐ intracranial bypass (EC‐IC) arterial bypass surgery represent a well‐
recognized procedure in which the aim is augment distal cerebral circulation. Patients with major cerebral
hypoperfusion and to be at an increased risk of future strokes, EC‐IC bypass has been shown to reduce this risk.
Patients with cerebral hypoperfusion, and who are at risk of haemodynamic ischemia, can be identified by using
SPECT Scan with and without Diamox test. Authors reviewed the records of 33 patients who underwent 35 EC‐
IC bypass procedures over the past 4.5 years.
Methods and Materials: Data obtained in consecutive series of 33 patients with Moyamoya disease and
cerebrovascular occlusive disease treated microsurgically between jan 2009 and june 2013 were analyzed.
Demographic, clinical, and surgical data were prospectively gathered and neurological outcomes assessed in
postoperative follow‐up.
Results: The authors treated a total of 33 patients undergoing 35 procedures (mean age 42 +‐12) and 1
pediatric patient undergoing 1 procedure (age of 9). The mean follow up 3,8 years, the surgical morbidity rate was
3% and the mortality rate was 0%. The cumulative 3.8 year risk of recurrence strokes or death was 6%. Overall,
there was a significant improvement in quality of life in the corhort as measured in using the Modifyied Ranking
* Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Bs Trần Minh Trí ĐT: 0939729559 Email: drtmtri@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 399
Scale (p<0,005).
Conclusion: Cerebral revascularization can be useful in mitigating the severe sequalae from cerebral
occlusive disease as well as moyamoya disease with documented hemodynamic compromise. EC‐IC bypass carries
a low risk, is effective at preventing future ischemic and recurrent hemorrhagic events with patient with cerebral
occlusive disease and moyamoya disease have been statistically confirmed in this study.
Key words: Moyamoya disease, cerebral occlusive disease, bypass
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật bắc cầu động mạch não trong
ngoài sọ đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị
tình trạng suy giản huyết động học ở bệnh nhân
có bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não từ năm 1967
bởi Yasargil và Donaghy. Nghiên cứu đa trung
tâm năm 1985 về vai trò của phẫu thuật bắc cầu
động mạch não trong ngoài sọ, chứng minh rằng
phẫu thuật này không có hiệu quả làm giảm tỉ lệ
đột quị thứ phát so với điều trị nội khoa(1). Kể từ
đó nghiên cứu này được chấp nhận rộng rãi và
số lượng phẫu thuật bắc cầu giảm đáng kể chỉ
được thực hiện ở một số ít các trung tâm.Tuy
nhiên gần đây nhiều tác giả cho rằng nghiên cứu
đa trung tâm không có đánh giá tình trạng huyết
động học trước mổ, một yếu tố quyết định đến
kết quả phẫu thuật.
Một số nghiên cứu riêng lẽ chứng minh tính
hiệu quả của phương pháp này cho thấy phẫu
thuật có hiệu quả trong việc làm giản tỉ lệ đột
quỵ thứ phát sau phẫu thuật(2). Mục đích nghiên
cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật bắc
cầu động mạch não ở bệnh nhân có bệnh lý tắc
nghẽn mạch máu não và bệnh lý moyamoya.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiệnnghiên cứutiền cứu 33
bệnh nhân với 35 phẫu thuật được thực hiện
trong đó có 10 bệnh nhân tắc động mạch cảnh
trong, 3 bệnh nhân hẹp động mạch não giữa, 20
bệnh nhân với bệnh lý moyamoya. Tất cả bệnh
nhân được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm
sàng, chụp CT scan não đánh giá tình trạng xuất
huyết não, MRI đánh giá các tổn thương nhũn
não, nhồi máu não, DSA chẩn đoán bệnh
nguyên theo hướng dẫn của guidelines.Xạ hình
tưới máu não với diamox test nhằm xác định
khả năng tồn lưu máu não chọn lựa bệnh nhân
trước khi phẫu thuật. Những bệnh nhân còn khả
năng tồn lưu máu não được loại khỏi nghiên
cứu này.
Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả hang loạt
ca bệnh, không đối chứng, phân tích sử dụng
phép kiểm χ2, so sánh T đôi.
Kỹ thuật mổ: Bệnh nhân được gây mê toàn
thân, đầu nghiêng sang bên 60 độ. Đường mở da
Question‐Mark bộc lộ vạt da, động mạch thái
dương nông được bộc lộ tại gốc, trên cung
Zygoma, (hoặc đường thẳng ngay trên động
mạch thái dương nông) tách động mạch khỏi vạt
da và cơ thái dương, nhánh trán và đính dược
bộc lộ, chiều dài của động mạch ghép từ 8‐10
cm, lòng động mạch được bơm rửa với dung
dịch nước muối sinh lý có pha heparin. Dùng
dao điện cắt cơ và cân cơ thái dương hình chữ Y,
khoan và gặm sọ trán thái dương 3cm đường
kính, màng cứng được mở và đính vào cân cơ
thái dương, bộc lộ và tách nhánh M4 của động
mạch não giữa ngay rãnh sylvien khỏi màng
nhện. Động mạch thái dương nông được cắt vát,
2 nhánh được chọn lọc và nối với 2 nhánh động
mạch não giữa đoạn M4, mỗi mối nối tận bên
được khâu vào lớp intima từ 6 – 8 mũi với chỉ
prolène 10.0, cơ được đính vào mép màng cứng,
cân cơ được khâu kín, và tránh làm tăng áp lực
và hẹp động mạch thái dương nông.
KẾT QUẢ
Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng một tuần
sau phẫu thuật, và sau đó theo dõi 1 tháng, 6
tháng, 1 năm, 2 năm sau phẫu thuật. Bệnh nhân
được chụp DSA hoặc MSCT sau mổ để đánh giá
cầu nối sau mổ 1 tuần đến 1 tháng, sau 3 tháng
được chụp xạ hình tưới máu não. Đối với bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 400
nhân không đến tái khám tại bệnh viện được gọi
điện thoại hỏi về tình trạng bệnh sau mổ.
Thời gian theo dõi tối thiểu 6 tháng, đánh giá
các kết quả lâm sàng, tình trạng đột quị, đau
đầu, xuất huyết não, cơn thoáng thiếu máu não.
Thang điểm Ranking cải tiến được đánh giá
trước mổ và 6 tháng sau mổ.
Từ 01/2009 đến 06/2013 chúng tôi phẫu thuật
33 trường hợp bệnh Moyamoya, bệnh lý
tắcmạch cảnh trong, hẹp động mạch não giữa
(biểu đồ 1), thời gian theo dõi lâu nhất 5,8 năm,
ngắn nhất 16 tháng sau phẩu thuật, và bước đầu
ghi nhận kết quả khả quan. Tuổi trung bình 42 ±
12 (9 – 65), tỉ lệ nam/nữ là 1,2.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 nhóm
bệnh nguyên: bệnh moyamoya có 20 bệnh nhân,
bệnh tắc nghẽn mạch máu não có 13 bệnh nhân.
Biểu đồ 1: Bệnh nguyên
Bệnh nhân biểu hiện lâm sàng đột quỵ chiếm
tỉ lệ cao nhất 42,4% xảy ra chủ yếu ở bệnh lý
moyamoya, dấu hiệu thần kinh khu trú chiếm tỉ
lệ 36,4% xảy ra chủ yếu ở nhóm bệnh lý tắc động
mạch cảnh và hẹp động mạch não giữa, triệu
chứng nhức đầu chiếm tỉ lệ 21,2% (biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Triệu chứng lâm sàng
Đánh giá cải thiện chất lượng sống bệnh
nhân bằng thang điểm Ranking cải tiến trước và
sau mổ.
Biểu đồ 3: thang điểm Ranking cải tiến trước mổ
Biểu đồ 4: Thang điểm Ranking cải tiến sau mổ
BÀN LUẬN
Đối với bệnh nhân bệnh moyamoya chúng
tôi lựa chọn phẫu thuật bên bán cầu não có biễu
hiện lâm sàng nặng (xuất huyết não hoặc dấu
hiệu thần kinh khu trú). Trong trường hợp lâm
sàng không biểu hiện rõ dấu hiệu thần kinh khu
trú bên nào, chúng tôi sẽ phẫu thuật bên bán cầu
não không ưu thế trước. Riêng phía bên bán cầu
còn lại sẽ được phẫu thuật sau 1 đến 3 tháng tùy
tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Đối với bệnh
lý tắc nghẽn động mạch cảnh trong hoặc hẹp
động mạch não giữa sẽ phẫu thuật bên có
thương tổn.Phẫu thuật bắt cầu động mạch não
nối trực tiếp gồm cầu nối giữa động mạch thái
dương nông và động mạch não giữa.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, biểu đồ 2
cho thấy đa số biểu hiện lâm sàng với triệu
chứng đột quỵ chiếm tỉ lệ cao nhất 42,4%, dấu
hiệu thần kinh khu trú chiếmtỉ lệ 36,4%, và đau
đầu chiếm tỉ lệ21,2%. Theo Peter Horn triệu
Bệnh Moymoya
Tắc động mạch cảnh trong
Hẹp động mạch não giữa
Đau
đầu
Dấu
TKKT
Đột quỵ
21.200%
36.400% 42.400%
Đau đầu Dấu TKKT Đột quỵ
0 1 2 3 4 5 6
0% 0%
24%
30%
40%
0% 0%
0 1 2 3 4 5 6
0 1 2 3 4 5 6
0%
12%
82%
6% 0% 0% 0%
0 1 2 3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 401
chứng đột quỵ chiếm tỉ lệ cao nhất 60%(2),
nhưng với tác giả Hiren C Patel triệu chứng
chính là dấu hiệu thầnkinh khu trú chiếm 92%(7).
Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong nghiên
cứu của chúng tôi là 3% thấp hơn so với
nghiên cứu của Sepideh và Tummala là 8% và
4,6%. Kết quả cải thiện chất lượng sống của
bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm
Ranking cải tiến, trong nghiên cứu ghi nhận có
sự cải thiện đáng kể chất lượng sống của bệnh
nhân 3 tháng sau phẫu thuật bằng sự cải thiện
thang điểm Ranking sau mổ và sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với (p< 0,005).
Kết quả nghiên cứu này cho thấy hiệu quả
của phẫu thuật bắc cầu động mạch trong điều trị
bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não cũng như bệnh
lý moyamoya trong việc làm giảm tỉ lệ đột quỵ
thứ phát do xuất huyết não, nhồi máu não. Với tỉ
lệ tai biến cũng như tỉ lệ tử vong thấp so với các
nghiên cứu khác, phương pháp này được đánh
giá an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh lý
tắc nghẽn mạch máu não và moyamoya(4,1).
Ghi nhận có sự cải thiện thang điểm Ranking
cải tiến sau mổ so với tình trạng trước mổ, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,005. Thời
gian khởi bệnh lâu nhất 5,8 năm, tỉ lệ nử 60%
thấp hơn so với các với báo cáo gần đây trong
nghiên cứu bệnh moyamoya so với nghiên cứu
tại California (Mỹ) và Châu Á(5,6). Tuy nhiên với
số lượng phẩu thuật còn ít nên chúng tôi mới ghi
nhận bước đầu có sự khác biệt về tuổi cũng như
tỉ lệ nữ/nam(5,6). Biểu hiện lâm sàng đa số là
triệu chứng xuất huyết não, tất cả các bệnh nhân
đến với chúng tôi đều là người lớn. Tất cả các
bệnh nhân đều có cải thiện về mặt lâm sàng các
triệu chứng: đau đầu, dấu hiệu thần kinh khu
trú, cơn thiếu máu não thoáng qua. Chúng tôi
chưa ghi nhận trường hợp tái xuất huyết, cũng
như triệu chứng thiếu máu não tái phát của bệnh
nhân, sau 19 – 69 tháng theo dõi. Có 2 trường
hợp tử vong 1 tháng sau trường hợp phẩu thuật,
do vỡ dộng mạch xuyên vỏ não gây máu tụ dưới
màng cứng cấp tính. Một trường hợp khác tử
vong sau mổ 1 tháng do người nhà thông tin lại.
Đối với bệnh tắc nghẽn động mạch não
chúng tôi ghi nhận có 10 trường hợp tắc động
mạch cảnh trong, 3 trường hợp hẹp động mạch
não giữa, có 6 trường hợp biểu hiện lâm sang
đột quỵ, 7 trường hợp biểu hiện dấu hiệu thần
kinh khu trú. Trong 13 trường hợp trên đều cải
thiện dấu hiệu thần kinh khu trú, và chưa ghi
nhận đột quỵ tái phát trong nhóm bệnh nhân
này. Tuy nhiên có 1 trường hợp hoại tử vạt da 1
tuần sau mổ do máu tụ dưới da đầu, và được
phẫu thuật lần 2 xoay vạt da, kết quả lành da tốt.
Mặc dù số lượng phẫu thuật bắc cầu động
mạch não giảm đáng kể sau công bố của nghiên
cứu đa trung tâm năm 1985, nhưng nhiều tác giả
vẫn tiếp tục thực hiện nghiên cứu về kỹ thuật
này với sự lựa chọn bệnh nhân có suy giảm tuần
hoàn não bằng cách đánh giá khả năng tồn lưu
máu não với các kỹ thuật xạ hình tưới máu não
Spect Scan), cộng hưởng từ chức năng đánh giá
tưới máu não, Chụp cắt lớp đánh giá tưới máu
não, với Diamox test nhằm xác định và chọn lựa
bệnh nhân trước phẫu thuật, các nghiên cứu gần
đây(2) đều ghi nhận hiệu quả của phẫu thuật bắt
cầu động mạch não, và kỹ thuật này ngày càng
được nhiều trung tâm ứng dụng trong điều trị
bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não và bệnh lý
moyamoya.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật bắc cầu động mạch não đã giảm
tỉ lệ đột quỵ thứ phát, cải thiện chất lượng sống
của bệnh nhân, với tỉ lệ tai biến và tử vong của
phẫu thuật thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AndrewsBT, ChaterNL, and WeinsteinPR, (1985),”
Extracranial‐intracranial arterial bypass for middle cerebral
artery stenosis and occlusion”. J Neurosurg 62:831‐838.
2. HaydenMG, MarcoleeMAS, GuzmanR, and SteinbergGK
(2009): “The evolution of cerebral revascularization surgery”.
Neurosurg Focus 26 (5):E17.
3. HornP, ScharfJ, Pena‐TapiaP, and VajkoczyP, (2008),” Risk of
intraoperative ischemia due to temporary vessel occlusion
during standard extracranial–intracranial arterial bypass
surgery”. J Neurosurg 108:464–469.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 402
4. Kleiser B and WidderB (1992),“ Course of carotid artery
occlusions with impaired cerebrovascular reactivity”,
Stroke;23;171‐174
5. MesiwalaAH, SviriG, BritzGW, and NewellDW, (2008),
”Long‐term outcome of superficial temporal artery–middle
cerebral artery bypass for patients with moyamoya disease in
the US”. Neurosurg Focus 24 (2):E15.
6. NakagawaA, FujimuraM, ArafuneT, SakumaI, and
TominagaT, (2009), “Clinical implications of intraoperative
infrared brain surface monitoring during superficial temporal
artery–middle cere‐bral artery anastomosis in patients with
moyamoya disease”. J Neurosurg 111:1158–1164.
7. PatelHC, McnamaraIR, Al‐Rawi PG & KirkpatrickPJ,
“Improved cerebrovascular reactivity following low flow
EC/IC bypass in patients with occlusive carotid disease”,
British Journal of Neurosurgery, April 2010; 24(2): 179–184.
8. SmithER and ScottRM (2008),” Progression of disease in
unilateral moyamoya syndrome”. Neurosurg Focus 24 (2):E17.
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_bac_cau_dong_mach_nao.pdf