Kết quả điều trị
Biến chứng mổ: Tính chung chỉ có 2/73 trường
hợp có biến chứng sau mổ 2,7% và chỉ xảy ra trong
phẫu thuật nạo hạch cổ. Sau cắt lưỡi không có
trường hợp nào bị biến chứng. Biến chứng bao gồm
chảy máu sau mổ 1 ca và tụ máu vùng cổ 1 ca, các
biến chứng này điều phát hiện và xử trí kịp thời.
Như vậy, phẫu thuật cắt nửa lưỡi và nạo hạch cổ có
hay không có tạo hình là phẫu thuật an toàn, biến
chứng rất thấp.
Tái phát: Sau 36 tháng theo dõi có 9/73 ca
(12,3%) tái phát tại chỗ. Thời gian tái phát ngắn nhất
là 4 tháng và dài nhất là 12 tháng. Tái phát chủ yếu
xảy ra trong 12 tháng đầu sau mổ. Do đó, chúng ta
cần theo dõi bệnh nhân sát trong vòng 1 năm đầu
sau mổ. Theo đề nghị của Hiệp hội Đầu cổ Hoa Kỳ
trong 18 tháng đầu cần theo dõi mỗi 4 - 6 tuần một
lần. Có 3 trường hợp T2 (3/46 T2, 6,5%) và T3 có 6
trường hợp (6/7 T3, 87,5%) tái phát, như vậy tái phát
chủ yếu là T3 và nguy cơ tái phát tại chỗ tăng theo
giai đoạn T. Trong những trường hợp T2, T3, sau mổ
thường kết hợp với xạ trị bổ túc(3). Kết quả cho thấy
tái phát là 4/45 ca có xạ trị (8,9%) so với 5/28 ca
không xạ trị (17,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê p < 0,05. Như vậy, xạ trị bổ túc làm giảm nguy cơ
tái phát.
Sống còn: Sau 3 năm theo dõi, tỉ lệ sống còn toàn
bộ là 86,4%. Đây cũng là tỉ lệ sống còn không bệnh.
Sống còn không bệnh giảm dần theo T, T1 cao hơn
T2T3, T2 và T3 không khác biệt, số trường hợp T3
thấp (7 ca T3 so với 46 T2).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư lưỡi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 99
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ LƯỠI
Trần Thanh Phương*, Lê Hành†, Lê Trường Giang**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tái phát và sống còn sau điều trị phẫu thuật ung thư lưỡi.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. Phương pháp: 73 trường hợp ung thư lưỡi, T1-T3,
được cắt nửa lưỡi, xạ trị sau mổ (46 trường) và theo dõi 36 tháng.
Kết quả và bàn luận: Nam 47 trường hợp, nữ 26 trường hợp, nam:nữ #1,8; T1-T2 90,4%, T3 9,6%; N0 72,6%,
N1-2 27,4%; tất cả vi thể đều là carcinôm tế bào gai. Tất cả đều được cắt nửa lưỡi, nạo hạch cổ trên cơ vai móng 93,1% và
tận gốc biến đổi 6,9%. Xạ trị sau mổ 46 trường hợp. Sau 3 năm theo dõi, 9 trường hợp tái phát tại chỗ (12,3%), không có
tái phát tại vùng và sống còn toàn bộ sau 3 năm 86,4%.
Kết luận: Phẫu thuật là mô thức đầu tiên điều trị ung thư lưỡi, cắt nửa lưỡi và nạo hạch cổ thường được sử dụng,
nạo hạch cổ trên cơ vai móng cho N0 và tận gốc biến đổi cho N1-2. Xạ trị sau mổ khi rìa dương tính, grad mô học cao, di
căn nhiều hạch hoặc xâm lấn.
Từ khóa: Điều trị phẫu thuật, cắt nửa lưỡi, nạo hạch cổ trên cơ vai móng.
ABSTRACT
RESULTS OF SURGERY IN TONGUE CANCER
Tran Thanh Phuong, Le Hanh, Le Truong Giang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 99 - 103
Objective: To evaluate recurrence and survival after surgery of oral tongue cancer.
Study design: Non-Control Clinical Trial. Methods: 73 cases of oral tongue cancer, staged T1 - T3, treated by
hemiglossectomy, postoperative radiotherapy (46 cases) and to follow 36 months.
Results and discussion: Male 47 cases, female 26 cases, male: female # 1.8; T1 - T2 90.4%, T3 9.6%; N0 72.6%,
N1-2 27.4%; all patients have squamous cell carcinoma. All cases are operated by hemiglossectomy. Above omohyoid
muscle neck dissection is 93.1% and modified radical neck dissection is 6.9%. Postoperative radiotherapy is 46 cases. After
3 years following, local recurrence are 9 cases (T1: 1.5%; T2:7, 15.2%; T3:1, 14.3%), 12.3%, regional recurrence is non,
and 3-year overall survival is 86.4%.
Conclusion: Surgery is the first modality to treat oral tongue cancer, hemiglossectomy and neck node dissection are
usually used; above omohyoid muscle dissection for N0 and modified radical neck dissection for N1-2, postoperative
radiotherapy is indicated for positive margin, high grade, many involved nodes, and invasive node.
Key words: Surgery, hemiglossectomy, above omohyoid muscle neck dissection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư lưỡi là loại thường gặp nhất trong ung
thư hốc miệng, chiếm 30% - 50% tất cả các loại ung
thư hốc miệng(5).Yếu tố nguy cơ thường gặp là hút
thuốc lá và uống rượu(5). Ung thư lưỡi dễ được phát
hiện sớm. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân tới khám
khi tổn thương đã lan rộng, phẫu thuật đúng mức
gặp nhiều hạn chế, dẫn tới tiên lượng sống còn và
chất lượng sống của bệnh nhân xấu hơn(9,7).
Phẫu thuật và xạ trị, đơn thuần hoặc phối hợp,
là hai phương pháp điều trị có hiệu quả nhất(3).
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu về điều trị
phẫu thuật là lựa chọn đầu tiên trong điều trị ung
thư lưỡi.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu 73 trường hợp ung thư
lưỡi được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Ung
Bướu trong 2 năm 2007 - 2008 và được theo dõi trong
3 năm. Tất cả các bệnh nhân đều được cắt nửa lưỡi
và may khép hoặc tạo hình. Thiết kế nghiên cứu là
thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. Số liệu
được xử lý bằng phương pháp thống kê có sự hỗ trợ
*
Bệnh viện Ung Bướu TPHCM; † Bệnh viện Chợ Rẫy, ** Sở Y tế TPHCM
Địa chỉ liên lạc: BSCKII. Trần Thanh Phương. ĐT: 0903847467
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 100
của phần mềm SPSS 11.5.
KẾT QUẢ
Đặc ñiểm lâm sàng
Tuổi Trung bình 53,8± 14,9 tuổi
24 - 84 tuổi
Giới Nam 47 ca, nữ 26
ca
Nam:nữ#
1,8:1
Thời gian phát
hiện bướu
Trung vị 3 tháng 1-12 tháng
Bờ lưỡi 69 ca
(94,5%)
Bụng lưỡi 3 ca
(4,1%) Vị trí bướu
Bờ và bụng lưỡi 1 ca
(1,4%)
≤ 2 cm 20 ca
(27,4%)
2-4 cm 46
ca(63%) Kích thước bướu
> 4 cm 7 ca
(9,6%)
Không 53 ca
(72,6%) Di căn hạch cổ
lâm sàng Có 20 ca
(27,4%)
T1 20 ca
(27,4%)
T2 46
ca(63%)
T3 7 ca
(9,6%)
N0 53 ca
(72,6%)
N1 18 ca
(24,7%)
Giai ñoạn
N2 2 (2,7%)
Đặc ñiểm giải phẫu bệnh
Sùi 25 (34,2%)
Loét 21 (28,8%)
Xâm nhiễm 9 (12,3%) Đại thể
Loét -xâm
nhễm
18 (24,7%)
Vi thể Carcinôm tế bào gai
100 ca
Grad 1 54 ca (74%)
Grad mô học
Grad 2, 3 19 ca (26%)
N(-) 20/52 ca* N0
(38,5%) Di căn hạch sau
mổ N (+) 16/20 ca N1-2
(80%)
* 1 trường hợp N0 không nạo hạch (bệnh nhân
84 tuổi,T1, tổng trạng kém).
Điều trị
Phẫu trị bướu nguyên phát
Tất cả 73 trường hợp đều được cắt nửa lưỡi.
Phương pháp phục hồi khuyết hổng sau cắt lưỡi
Bảng 1. Các phương pháp phục hồi khuyết hổng lưỡi
Phương pháp Số ca Tỉ lệ %
May khép 37 50,7
Ghép da mỏng 32 43,8
Ghép niêm mạc má 1 1,4
Vạt cơ mút 3 4,1
Tổng cộng 73 100
Nạo hạch cổ
Bảng 2. Các phương pháp nạo hạch cổ
Phương pháp nạo hạch cổ Số ca Tỉ lệ %
Nạo hạch cổ trên cơ vai móng
Nạo hạch cổ tận gốc biến ñổi
67
5
93,1
6,9
Tổng cộng 72 100
* Không nạo hạch vì bệnh nhân lớn tuổi, tổng
trạng kém.
Biến chứng mổ
Chảy máu sau nạo hạch cổ: 1 ca, tụ máu vùng
cổ: 1 ca; sau cắt lưỡi: Không có biến chứng.
Xạ trị bổ túc
Bảng 3. Xạ trị bổ túc sau mổ
Xạ bổ túc Số ca %
Có 45 61,6
Không 28 38,4
Tổng cộng 73 100
Kết quả ñiều trị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 101
Tái phát
Các trường hợp đều được theo dõi đến tháng
12/2009.
Bảng 4. Tái phát và các đặc điểm liên quan
Số trường hợp 9 ca (12,3%)
Vị trí Tại chỗ
Thời gian 4 - 12 tháng
T1: 1 ca (5%)
T2: 7 ca (15,2%) Giai ñoạn T
T3: 1 ca (14,3%)
Có: 4 ca
Xạ trị
Không: 5 ca
Sống còn
Các trường hợp tái phát đều tử vong, nên sống
còn toàn bộ bằng với sống còn không bệnh sau 3
năm: 86,4 ± 0,04 (%), cũng như sống còn không bệnh
và sống còn không tái phát theo giai đoạn T như
nhau.
Sống còn không bệnh %
T1 95%
T2 84,7%
T3 85,7%
Sống còn toàn bộ 3 năm
Sống còn không bệnh theo T
BÀN LUẬN
Đặc ñiểm lâm sàng
Giới và tuổi: Nam chiếm đa số so với nữ, gần
gấp đôi nữ, nam:nữ # 1,8:1. Do ung thư lưỡi đa số
liên quan đến thói quen hút thuốc lá, mà nam
thường có thói quen này hơn so với nữ nên nam
chiếm tỉ lệ cao hơn. Ung thư lưỡi gặp ở mọi lứa tuổi,
trung bình là 53,4 tuổi; khoảng tuổi thường gặp là 40
- 60 tuổi, tương tự ghi nhận của Schantz S, Harrison
L.B và nhiều tác giả khác(8).
Thời gian phát hiện bướu đa số là 2 - 3 tháng
(43,9%), với thời gian này, đa số bướu có kích từ 2 - 4
cm (T2) 63%, cho thấy ung thư lưỡi diễn tiến nhanh.
Vị trí bướu: Đa số các trường hợp xuất phát từ
bờ lưỡi (69 ca, 94,5%), các vị trí còn lại như bụng lưỡi
(4,1%), lưng lưỡi, ít gặp hơn, tương tự ghi nhận
các tác giả khác(6,10,7).
Kích thước bướu: Đa số bệnh nhân đến khi bướu
đã khá to với kích thước 2 - 4 cm chiếm đa số (46 ca,
63%). Kích thước bướu liên quan đến tiên lượng, lựa
chọn mô thức điều trị, phương pháp phẫu thuật
cũng như tạo hình. Vị trí bướu góp phần trong chọn
lựa phương pháp phẫu thuật và khả năng phẫu
thuật.
Hạch cổ di căn trên lâm sàng: lúc chẩn đoán là
20/73 ca, 27,4%; thấp hơn số liệu của Trần Đức Lợi
(45,9%)(10), Nguyễn Hữu Phúc (45,2%)(7), McLaughin
(45%)(2). Trong đó, T2 có tỉ lệ di căn hạch cao hơn T1
(30,4% so với 25%), tỉ lệ di căn hạch lúc chẩn đoán
tăng theo giai đoạn T(7,8).
Giải phẫu bệnh
Đại thể: Đa số là sùi và loét, lần lượt 34,2% và
28,8%, dễ chẩn đoán và đánh giá độ lan rộng. Dạng
thâm nhiễm (12,3%) hoặc xâm nhiễm phối hợp
(24,7%) đánh giá độ lan rộng khó khăn hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 102
Vi thể: Tất cả 73 ca đều thuộc loại carcinôm tế
bào gai (100%). Đây là loại thường gặp nhất trong
ung thư lưỡi. Tương tự các ghi nhận khác(9,7,3,8), phần
rất lớn ung thư lưỡi là carcinôm tế bào gai (94%).
Grad mô học có ý nghĩa tiên lượng và chỉ định xạ
trị bổ túc, đa số trong nghiên cứu này là grad 1
(74,0%), đây là grad mô học thuận lợi hơn. Grad 2 - 3
có tiên lượng xấu hơn, 26%, là chỉ định cho xạ trị bổ
túc sau mổ.
Điều trị
Phẫu trị bướu nguyên phát
Ung thư lưỡi chủ yếu diễn tiến tại chỗ tại vùng
nên mô thức điều trị bao gồm phẫu trị và xạ trị, đơn
thuần hoặc phối hợp(3,4,8). Phẫu thuật có ưu điểm là
cắt bỏ toàn bộ tổn thương cùng với hạch cổ, hơn nữa
còn giúp ta xác định mô bệnh học sau mổ. Tuy
nhiên, có thể để lại hậu quả nặng nề, tạm thời hay
vĩnh viễn, làm ảnh hưởng đến chức năng phát âm,
nhai hoặc nuốt.
Tất cả các trường hợp carcinôm tế bào gai lưỡi
(T1 đến T3) trong nghiên cứu này đều chưa lan đến
các cơ sâu của lưỡi và chưa lan đến đường giữa,
chúng tôi đều thực hiện cắt nữa lưỡi với rìa cắt 1,5 -
2 cm. Các trường hợp có lan sàn miệng nhưng chưa
lan đến xương hàm dưới và rìa cắt ở sàn miệng vẫn
đảm bảo đủ rộng nên không có trường hợp nào cần
phải cắt bỏ một phần hay toàn bộ xương hàm dưới.
Kết quả về mặt ung thư học, rìa âm tính 95,9% (70/73
trường hợp) và rìa dương tính có 3 trường hợp
(được xạ trị bổ túc). Kết quả về biến chứng, tất cả các
trường hợp đều không có biến chứng sau mổ (chảy
máu, nhiễm trùng, hoại tử lưỡi ). Như vậy, phẫu
thuật cắt nửa lưỡi là phẫu thuật dễ thực hiện, chỉ
định cho các trường hợp T1-T3 sao cho rìa cắt an
toàn về mặt ung thư học.
Sau cắt nửa lưỡi, khuyết hổng sẽ được may
khép (37 ca) hoặc ghép da mỏng (32 ca), ghép niêm
mạc (1 ca) và vạt cơ mút (3 ca). Các trường hợp đều
lành tốt và kết quả chức năng nói và nuốt không bị
ảnh hưởng nhiều, giao tiếp thuận thợi và không gây
khó nuốt.
Nạo hạch cổ
Trong ung thư lưỡi, dù có hay không có di căn
hạch cổ, hầu hết đều có chỉ định nạo hạch cổ (72/73
ca, 98,6%), chỉ khác nhau là mức độ nạo hạch cổ:
chọn lựa giữa nạo hạch cổ trên cơ vai móng cho N0
hoặc N1 ≤ 2 cm không dính là 93,1% và nạo hạch cổ
tận gốc biến đổi (N1-3) 5 ca, 6,9%.
Hạch cổ di căn tính chung là 36/72, 50%, trong
đó di căn hạch âm thầm là 20/52, 38,5%. Theo
Mendenhall W.M.(3), tỉ lệ di căn hạch âm thầm
khoảng 30%, tỉ lệ hạch dương tính tăng theo giai
đoạn bướu nguyên phát. Di căn hạch sau mổ là yếu
tố tiên lượng xấu và chỉ định cho xạ trị bổ túc khi di
căn nhiều hạch (≥ 3 hạch). Do đó, nạo hạch cổ phòng
ngừa trong điều ung thư lưỡi là một chỉ định thường
qui và phù hợp.
Trong 52 trường hợp không có di căn hạch cổ
trên lâm sàng, chúng tôi thực hiện nạo hạch cổ trên
cơ vai móng. Khảo sát bệnh phẩm các nhóm hạch I,
II, III cho thấy di căn hạch với tỉ lệ 38,5% (20 trường
hợp). Trong đó đa số là nhóm II, 65% (13/20), còn
nhóm I và III lần lượt là 40% (8/20) và 15% (3/20).
Như vậy, cả 3 nhóm hạch đều có di căn với tỉ lệ đáng
kể nên khi nạo hạch cần nạo cả 3 nhóm và chú ý
hạch nhóm II.
Theo Million RR và Cassis NJ(4), tỷ lệ di căn
hạch âm thầm trong ung thư lưỡi là 25 - 54%. Tỷ lệ
hạch cổ không sờ thấy trên lâm sàng diễn tiến thành
có hạch nếu không điều trị là 38 - 52% (trong đó
45,9% đối với T1T2N0 và 60% đối với T3N0). Tỷ lệ di
căn hạch cổ âm thầm còn tùy thuộc vào kích thước
bướu nguyên phát và loại mô học của bướu. Theo
Trần Văn Thiệp tỉ lệ này cao hơn nữa (46,2%)(11).
Xạ trị bổ túc
Có 45 ca, với các chỉ định khi nguy cơ tái phát
cao như: Rìa dương tính vi thể, grad mô học cao,
bướu to, nhiều hạch cổ di căn, hạch xâm lấn vỏ bao.
Kết quả điều trị
Biến chứng mổ: Tính chung chỉ có 2/73 trường
hợp có biến chứng sau mổ 2,7% và chỉ xảy ra trong
phẫu thuật nạo hạch cổ. Sau cắt lưỡi không có
trường hợp nào bị biến chứng. Biến chứng bao gồm
chảy máu sau mổ 1 ca và tụ máu vùng cổ 1 ca, các
biến chứng này điều phát hiện và xử trí kịp thời.
Như vậy, phẫu thuật cắt nửa lưỡi và nạo hạch cổ có
hay không có tạo hình là phẫu thuật an toàn, biến
chứng rất thấp.
Tái phát: Sau 36 tháng theo dõi có 9/73 ca
(12,3%) tái phát tại chỗ. Thời gian tái phát ngắn nhất
là 4 tháng và dài nhất là 12 tháng. Tái phát chủ yếu
xảy ra trong 12 tháng đầu sau mổ. Do đó, chúng ta
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 103
cần theo dõi bệnh nhân sát trong vòng 1 năm đầu
sau mổ. Theo đề nghị của Hiệp hội Đầu cổ Hoa Kỳ
trong 18 tháng đầu cần theo dõi mỗi 4 - 6 tuần một
lần. Có 3 trường hợp T2 (3/46 T2, 6,5%) và T3 có 6
trường hợp (6/7 T3, 87,5%) tái phát, như vậy tái phát
chủ yếu là T3 và nguy cơ tái phát tại chỗ tăng theo
giai đoạn T. Trong những trường hợp T2, T3, sau mổ
thường kết hợp với xạ trị bổ túc(3). Kết quả cho thấy
tái phát là 4/45 ca có xạ trị (8,9%) so với 5/28 ca
không xạ trị (17,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê p < 0,05. Như vậy, xạ trị bổ túc làm giảm nguy cơ
tái phát.
Sống còn: Sau 3 năm theo dõi, tỉ lệ sống còn toàn
bộ là 86,4%. Đây cũng là tỉ lệ sống còn không bệnh.
Sống còn không bệnh giảm dần theo T, T1 cao hơn
T2T3, T2 và T3 không khác biệt, số trường hợp T3
thấp (7 ca T3 so với 46 T2).
KẾT LUẬN
Phẫu thuật là mô thức lựa chọn đầu tiên cho các
ung thư lưỡi giai đoạn sớm. Phương pháp thường
được chọn là cắt nửa lưỡi cho bướu nguyên phát và
nạo hạch cổ trên cơ vai móng khi không có hạch cổ
di căn và tận gốc biến đổi khi có di căn hạch lâm
sàng. Xạ trị bổ túc cho những trường hợp như rìa
dương tính, grad mô học cao, di căn nhiều hạch giúp
giảm nguy cơ tái phát.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hicks L.W, North H.J et al (1998). Surgery as a
single modality therapy for squamous cell
carcinoma of the oral tongue. Am. J. Otolarygol,
p 24-28.
2. McLaughin M.P., Mendenhall W.M., Rodney
R.M. (1999). Management of Cervical Lymph
Nodes In Squamous Cell Carcinoma of Head
and Neck. Head and Neck. A multidisciplinary
Approach. Lippincott Raven. P 353-378.
3. Mendenhall W.M., Riggs C.E., Cassisi N.J.
(2005). Treatment of Head And Neck Cancers.
Principles & Practice of Oncology”. Devita. VT.
7th edition.
4. Million R.R., Cassisi N.J. Clark J.J. (1989). Cancer
of Head and Neck. Principles & Practice of
Oncology, p 488-590.
5. Moore S. (2000). The epidemoilogy of tongue
cancer: a review of global incidence. Oral
diseases, Vol.6, p 75-84.
6. Nguyễn Quốc Bảo, Hà Văn Khanh, Bùi Thị Xuân
(1997). Chẩn đoán điều trị ung thư lưỡi tại bệnh
viện K từ năm 1989-1995. Tạp chí Y Học Tp. Hồ
Chí Minh,167-197,1997
7. Nguyễn Hữu Phúc (2007). Ung thư lưỡi-Dịch tễ
học, chẩn đoán và điều trị. Luận án thạc sĩ Y học.
8. Schantz S, Harrison L.B. et al (2001). Tumor of
nasal cavity & paranasal sinuses, Nasopharynx,
Oral Cavity & Oropharynx. Principles & Practice
of Oncology. Devita. VT. 6th edition, p 834-836.
9. Trần Đặng Ngọc Linh (1999). Khảo sát dịch tễ
học, lâm sàng, chẩn đoán và điều trị ung thư hốc
miệng. Luận án tốt nghiệp nội trú - ung thư học.
10. Trần Đức Lợi (2003). Nghiên cứu các đặc điểm
lâm sàng và các yếu tố tiên lượng ung thư lưỡi.
Tạp chí Y học TPHCM.
11. Trần Văn Thiệp, Nguyễn Chấn Hùng (1997).
Nạo hạch cổ phòng ngừa trong điều trị ung thư
lưỡi. Tạp chí Y học TPHCM. Chuyên đề ung thư.
P 172-181
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 104
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_ung_thu_luoi.pdf