Các yếu tố ảnh hưởng giữa tái phát nang
LNMTC của hai nhóm điều trị: chúng tôi ghi
nhận nang hai bên BT có tỷ lệ tái phát cao hơn
nang một bên, nang LNMTC trên 70mm có tỷ lệ
tái phát cao hơn nang nhỏ 70mm, giai đoạn IV
có tỷ lệ tái phát cao hơn giai đoạn III, phù hợp
với tiến triển của bệnh và nghiên cứu của nhiều
tác giả trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần theo dỏi
sát sau PTNS các trường hợp có nang 2 bên,
nang lớn hơn 70mm và giai đoạn IV, có thể điều
trị triệt để như cắt tử cung và hai phần phụ nếu
bệnh nhân không mong muốn sinh con.
Tất cả bệnh nhân của chúng tôi đạt được vô
kinh khi điều trị. Nhóm điều trị Progestins sau 3
tháng có tỷ lệ 18,6% xuất huyết dạng chấm kéo
dài 3 ngày, bệnh nhân lo lắng và sau khi nghe
giải thích đều đồng ý điều trị. Đây là tác dụng
ngoại ý của thuốc gặp trên bệnh nhân dùng
thuốc kéo dài và tự hết khi ngưng điều trị. Xét về
khía cạnh tâm lý bệnh nhân ở nhóm đồng vận
GnRH hài lòng về điều trị hơn nhóm Progestins
vì tác dụng phụ nhẹ, chích thuốc 4 tuần/lần,
chích 3 lần. Nhóm Progestins bị xuất huyết lo
lắng, không thoải mái vì uống thuốc mỗi ngày,
thời gian điều trị kéo dài và 30% không hài lòng
về điều trị. Vì vậy chúng ta cần giải thích rõ cho
bệnh nhân khi quyết định điều trị Progestins.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị Progestins và đồng vận GNRH sau phẫu thuật nội soi bóc u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 1
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PROGESTINS VÀ ĐỒNG VẬN GnRH SAU PHẪU THUẬT
NỘI SOI BÓC U LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG Ở BUỒNG TRỨNG
Trần Thị Thu Lan*, Nguyễn Duy Tài**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị Progestins và đồng vận GnRH sau phẫu thuật nội soi
bóc nang LNMTC ở buồng trứng.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Dân số nghiên cứu: Các bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi bóc nang LNMTC ở buồng trứng tại khoa nội soi
BV Từ Dũ, không mong muốn có thai trong vòng một năm sau phẫu thuật. Bệnh nhân được chia ngẫu
nhiên vào hai nhóm: Progestins (Lynestrenol): 10mg uống mỗi ngày trong 6 tháng. Đồng vận GnRH
(Gosereline): 3,6mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần trong 3 tháng. Siêu âm tìm nang LNMTC tái phát sau 9 tháng
phẫu thuật bóc nang.
Kết quả: 172 bệnh nhân nang LNMTC ở buồng trứng được chọn vào nghiên cứu với hai phác đồ. Tỷ lệ
tái phát phác đồ GnRH-a là 12,8% thấp hơn phác đồ Progestins là 15,1% (p>0,05). Yếu tố ảnh hưởng đến
tái phát nang LNMTC là giai đoạn AFS và đường kính nang lớn nhất, nang hai bên (p<0,05). Tác dụng phụ
của phác đồ GnRH-a là có cơn bốc hoả (27,9%) sau mũi tiêm thứ 2 và 3, phác đồ Progestins là xuất huyết
dạng chấm (18,4%) sau 3 tháng điều trị.
Kết luận: Chúng tôi nhận thấy đồng vận GnRH làm giảm tái phát nang LNMTC ở buổng trứng sau
phẫu thuật nội soi bóc nang so với Progestins. Để khảo sát hiệu quả của Progestins và GnRH-a lên khả năng
tái phát nang LNMTC ở buồng trứng chúng tôi cần có nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian
theo dõi dài hơn.
ABSTRACT
EFFICIENCY OF PROGESTINS AND GnRH AGONISTS FOR RECURRENCE OF OVARIAN
ENDOMETRIOMAS AFTER LAPAROSCOPIC EXCISION.
Tran Thi Thu Lan, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 192 - 196
Objective: To assess the efficiency of Progestins and GnRH agonists for recurrence of ovarian
endometriomas after laparoscopic excision.
Methods: Design: A randomized controlled trial. Population: Ovarian endometriomas patients
underwent laparoscopic excision at Department of Laparoscopy, Tu Du Hospital, don’t want to be pregnant
for one year after operation. The patients were randomly divided into two equal groups: Progestins
(Lynestrenol): 10mg per day for six months orally. GnRH agonists (Gosereline): 3.6mg (SC) per four weeks
for three months. Nine months after laparoscopic excision of endometriomas, ultrasonographic ovarian cyst
recurrence were evaluated in all patients.
Results: 172 ovarian endometrioma patients were recruited. The recurrent rate was 12.8% in GnRH
agonists group and 15.1% in Progestins group (p<0,05). Risk factors that influence the recurrence of ovarian
endometrioma after laparoscopic excision are AFS classification, diameter of the largest cyst and bilateral
endometriomas (p<0.05). Main side effect is hot flashes after two months of GnRH agonist therapy (27.9%)
and breakthrough bleeding after three months of Progestins (18.4%).
* Khoa Phụ Sản - Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** Bộ môn Phụ Sản - Đại Học Y Dược TP. HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 2
Conclusion: GnRH is more effective than Progestins in decreasing recurrent rate of ovarian
endometrioma after laparoscopic excision. We need further research with bigger sample size and longer time
to evaluate the efficiency of Progestins and GnRH agonists for recurrence of ovarian endometrioma after
laparoscopic excision.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một bệnh
lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi
sinh đẻ, là nguyên nhân của đau vùng chậu,
thống kinh, giao hợp đau, và vô sinh ở hơn
35% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ(12). Nang
LNMTC ở buồng trứng chiếm 17% đến 44%
bệnh nhân LNMTC ở Ý(3). Tại bệnh viện Từ
Dũ, tỷ lệ nang LNMTC so với u buồng trứng
năm 2004 là 26,30%, năm 2005 là 27,50%, trong
đó nang LNMTC ở buồng trứng chiếm 84%
bệnh nhân LNMTC(3). Phẫu thuật nội soi được
xem là cách tiếp cận tốt nhất để loại bỏ nang ra
khỏi buồng trứng và bảo tồn chức năng sinh
sản, tuy nhiên tốn kém chi phí và ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
của người bệnh. Nguy cơ tái phát sau mổ phụ
thuộc rất nhiều yếu tố, theo tác giả Koga K
(2006) tỷ lệ tái phát sau mổ bóc nang LNMTC
ở buồng trứng 24 tháng là 30,4%(7). Nghiên cứu
của Regidor PA(13) sử dụng Progestins
(lynestrenol) để điều trị sau phẫu thuật nội soi
bóc nang LNMTC, tỷ lệ tái phát 11,5% sau 12
tháng theo dõi. Nhiều nghiên cứu của các tác
giả nước ngoài điều trị 3 tháng đồng vận
GnRH sau phẫu thuật nội soi bóc nang, tỷ lệ
tái phát 5-30%(1,2,8,10,11,14).
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về
kết quả điều trị Progestins và đồng vận GnRH
trên bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi bóc
nang LNMTC. Do đó, đề tài này được chúng
tôi thực hiện nhằm bước đầu so sánh kết quả
phác đồ 1 điều trị Progestins 6 tháng sau phẫu
thuật nội soi bóc nang LNMTC và phác đồ 2
điều trị 3 tháng đồng vận GnRH sau phẫu
thuật nội soi bóc nang LNMTC, liệt kê tác
dụng phụ của hai phác đồ qua việc tổng kết
quá trình điều trị tại bệnh viện Từ Dũ.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh tỉ lệ tái phát nang LNMTC ở buồng
trứng sau 9 tháng theo dõi giữa hai phác đồ điều
trị nội khoa sau phẫu thuật nội soi.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tái phát nang LNMTC ở hai nhóm điều trị.
Liệt kê các tác dụng phụ ở hai nhóm nghiên
cứu sau điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi bóc
nang LNMTC ở buồng trứng, tại bệnh viện Từ
Dũ 01/2006 đến 5/2006, không muốn có thai
trong vòng một năm sau phẫu thuật, đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh lý nội khoa: tiểu đường, cao huyết áp,
tim mạch, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần;
bệnh nhân có tiền sử bị huyết khối hay trong gia
đình có người bị huyết khối; không đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2006 đến tháng 02/2007.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng.
Cách tiến hành
Các bệnh nhân sau PTNS bóc nang LNMTC
được bốc thăm ngẫu nhiên vào hai phác đồ điều
trị, phỏng vấn theo bảng câu hỏi có sẵn và thực
hiện lấy mẫu sau khi đối tượng đồng ý tham gia
nghiên cứu. Siêu âm tìm nang LNMTC tái phát ở
buồng trứng qua ngã âm đạo hay trực tràng tại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 3
phòng siêu âm bệnh viện Từ Dũ sau 9 tháng
theo dõi.
Xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ nhập, quản
lý và phân tích bằng phần mềm Epi Info 3.3.2. Sử
dụng thống kê mô tả và phép kiểm chi bình
phương để so sánh kết quả.
KẾT QUẢ
172 trường hợp sau phẫu thuật nội soi bóc
nang vì nang LNMTC tại bệnh viện Từ Dũ.
Trong đó có 86 trường hợp được điều trị phác đồ
1: Progestine 6 tháng sau PTNS bóc nang và 86
trường hợp điều trị phác đồ 2: đồng vận GnRH 3
tháng sau phẫu thuật nội soi bóc nang. Chúng
tôi thu được kết quả được trình bày theo các
phần như sau:
Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Các đặc điểm chung
Hai nhóm nghiên cứu tương đồng nhau về
các đặc điểm chung như tuổi, địa chỉ, trình độ
văn hóa. Về lứa tuổi chúng tôi ghi nhận tuổi
trung bình là 32, địa chỉ đa số là tỉnh, trình độ
học vấn đa số trên cấp II.
Các đặc điểm về kinh nguyệt
Hai nhóm nghiên cứu tương đồng nhau về
đặc điểm kinh nguyệt. Tuổi bắt đầu có kinh là 14
tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường chiếm đa
số ở cả hai nhóm. Số ngày có kinh đa số là nhỏ
hơn 7 ngày.
Tiền thai
Tỷ lệ độc thân ở nhóm đồng vận GnRH thấp
hơn nhóm Progestins (8,1% so với 11,6%), nhưng
tỷ lệ chưa có thai tương tự nhau và gần một nửa
đối tượng (44,2% và 46,5%).
Đặc điểm LNMTC
Tiền sử điều trị nang LNMTC trước mổ có
sự khác nhau, nhóm đồng vận GnRH có tỷ lệ
điều trị cao hơn nhóm Progestins và điều trị chủ
yếu là dùng thuốc (34,9% so với 20,9%).
Về triệu chứng cơ năng, thống kinh chiếm tỷ
lệ đa số và tương đương nhau giữa hai nhóm
(84,9% và 83,7%).
Tỷ lệ nang hai bên khá cao và khác nhau
giữa hai nhóm, nhóm đồng vận GnRH thấp hơn
nhóm Progestins (25,6% và 33,7%).
Đường kính nang trung bình của 2 nhóm
là 62mm. Chúng tôi chọn mốc đường kính
nang 70mm vì trên một nửa đối tượng tập
trung từ 31-70 mm.
Tất cả mẫu của chúng tôi đều thuộc giai
đoạn III và IV (AFS).
Các kết quả sau điều trị
Bảng 1: So sánh tỷ lệ nang LNMTC tái phát sau 9
tháng (%)
Progestins (n) (%) GnRH-a (n) (%) p
Tái phát
Không
13 (15,1)
73 (84,9)
11 (12,8)
75 (87,2)
0,660
Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tái phát
nang LNMTC
Các yếu tố Tái phát n (%) Không n (%) p
Nang 2 bên 15 (29,4%) 36 (70,6%) 0,0004
Nang 1 bên 9 (7,4%) 112 (92,6%)
Nang >70mm 15 (31,2%) 33 (68,8%) 0,0002
Nang 30-70mm 9 (7,5%) 111 (92,5%)
GĐ IV 18 (19,1%) 76 (80,9%) 0,03
GĐ III 6 (7,7%) 72 (92,3%)
Bảng 3: Liệt kê các tác dụng phụ sau điều trị
Progestins GnRH-a p
Tác dụng phụ Rong huyết dạng
chấm (16,8%)
Bốc hoả sau
mũi 2 (27,9%) 0,149
Mức độ hài lòng 70% hài lòng Tất cả
BÀN LUẬN
Tỷ lệ tái phát nhóm đồng vận GnRH của
chúng tôi (12,8%) cao hơn nghiên cứu của
Montanino G(10) (11%) và Marana R(9) (10%), thời
gian nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn. Có lẽ
trong 2 nghiên cứu này tác giả điều trị sau mọi
trường hợp PTNS từ giai đoạn I đến IV cho nên
có thể giai đoạn bệnh nhẹ hơn tái phát thấp hơn.
So với nghiên cứu Regidor PA(13) tại Đức (2001)
(11,5%), tỷ lệ tái phát nhóm Progestins của
chúng tôi cao hơn (15,1%), nhưng ở nghiên cứu
này LNMTC 80% ở độ III, trong khi nghiên cứu
của chúng tôi độ III và IV bằng nhau. Tỷ lệ tái
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 4
phát của hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn so với không điều trị của Kogar K(7)
(30,4%) và Kikuchi I(6) (31,7%), tuy nhiên thời
gian nghiên cứu của hai tác giả này dài hơn
chúng tôi nên không thể kết luận được do tác
dụng của phác đồ, hay do thời gian theo dõi của
chúng tôi ngắn hơn nên tái phát ít hơn (?). So với
nghiên cứu của Muzzi L(11) sử dụng thuốc ngừa
thai liều thấp trong 6 tháng (6,1%) và thời gian
theo dõi khá dài 22 tháng thì tỷ lệ này thấp hơn
nghiên cứu của chúng tôi nhưng cỡ mẫu quá
nhỏ (33 trường hợp) không nói lên được sự khác
biệt. Nhìn chung, tỷ lệ tái phát của chúng tôi
tương đương nhau giữa 2 nhóm điều trị và cao
so với các nghiên cứu khác nhưng chúng tôi cần
có nghiên cứu lớn hơn và thời gian theo dõi dài
hơn để đưa ra kết luận có giá trị.
Bảng 4: So sánh tỷ lệ tái phát giữa các nghiên cứu
n Phác đồ sau mổ
Thời
gian
(tháng)
Tỷ lệ
tái phát
(%)
Koga K(7)
Muzzi L(11)
Kikuchi I(6)
MontaninoG(10)
Marana R(9)
Jones KD(5)
Regidor PA(13)
Tác giả
Tác giả
224
33
315
36
40
73
48
86
86
Không
TNT 6 tháng
Không
GnRH-a 3 tháng
GnRH-a 6 tháng
Không
Lynestrenol 6 th
Lynestrenol 6 th
GnRH-a 3 tháng
24
22
60
12
21
12
12
9
9
30,4
6,1
31,7
11
10
16,4
11,5
15,1
12,8
Các yếu tố ảnh hưởng giữa tái phát nang
LNMTC của hai nhóm điều trị: chúng tôi ghi
nhận nang hai bên BT có tỷ lệ tái phát cao hơn
nang một bên, nang LNMTC trên 70mm có tỷ lệ
tái phát cao hơn nang nhỏ 70mm, giai đoạn IV
có tỷ lệ tái phát cao hơn giai đoạn III, phù hợp
với tiến triển của bệnh và nghiên cứu của nhiều
tác giả trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần theo dỏi
sát sau PTNS các trường hợp có nang 2 bên,
nang lớn hơn 70mm và giai đoạn IV, có thể điều
trị triệt để như cắt tử cung và hai phần phụ nếu
bệnh nhân không mong muốn sinh con.
Tất cả bệnh nhân của chúng tôi đạt được vô
kinh khi điều trị. Nhóm điều trị Progestins sau 3
tháng có tỷ lệ 18,6% xuất huyết dạng chấm kéo
dài 3 ngày, bệnh nhân lo lắng và sau khi nghe
giải thích đều đồng ý điều trị. Đây là tác dụng
ngoại ý của thuốc gặp trên bệnh nhân dùng
thuốc kéo dài và tự hết khi ngưng điều trị. Xét về
khía cạnh tâm lý bệnh nhân ở nhóm đồng vận
GnRH hài lòng về điều trị hơn nhóm Progestins
vì tác dụng phụ nhẹ, chích thuốc 4 tuần/lần,
chích 3 lần. Nhóm Progestins bị xuất huyết lo
lắng, không thoải mái vì uống thuốc mỗi ngày,
thời gian điều trị kéo dài và 30% không hài lòng
về điều trị. Vì vậy chúng ta cần giải thích rõ cho
bệnh nhân khi quyết định điều trị Progestins.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ tái phát phác đồ 2 là 12,8% thấp hơn
phác đồ 1 là 15,1%, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Yếu tố ảnh hưởng đến tái phát nang LNMTC
là giai đoạn AFS và đường kính nang lớn nhất
trên 70mm, nang hai bên.
Tác dụng phụ của phác đồ 2 là có cơn bốc
hoả 27,9% sau mũi tiêm thứ 2 và 3, phác đồ 1 là
xuất huyết dạng chấm 18,4% sau 3 tháng điều
trị. Nhưng tác dụng phụ rong huyết dạng chấm
ở phác đồ 1 làm bệnh nhân lo lắng hơn phác đồ
2. Đây cũng là nguyên nhân khiến 30% bệnh
nhân không hài lòng về điều trị.
Từ kết quả thu được nghiên cứu trên, chúng
tôi nhận thấy có hạn chế về thời gian theo dõi và
có hướng cho nghiên cứu kế tiếp: tiếp tục theo
dõi tỷ lệ tái phát của hai nhóm nghiên cứu với
thời gian dài 1 năm, 2 năm; xác định tỷ lệ có thai
sau phẫu thuật bóc nang và điều trị nội khoa với
thời gian 1 năm, 2 năm sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Busacca M, Marana R, Candiani M, et al (1999),
“Recurrence of ovarian endometrioma after laparoscopic
excision”, Am J Obstet Gynecol, volume 18, pp. 519-523.
2 Goldstein DP, Decholnoky C, Emans SJ, Leventhal JM
(1989), “Laparoscopy in the diagnosis and management of
pelvic pain in adolescents”, Reprod Med, volume 24,
pp. 251-256.
3 Huỳnh Thị Thu Thủy (2006), “ Tình Hình Các Dạng Lạc
Nội Mạc Tử Cung Tại Bệnh Viện Từ Dũ”, Hội Nghị Sản
Phụ Khoa Việt Pháp Lần Thứ VI, trang 11-13.
4 Inoue M (1989), “Treatment of endometriosis associated
infertility”, Nippon Sanka Fujinka Zasshi, volume 8, pp. 960-
70.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 5
5 Jones KD, Sutton C (2002), “Fertility after laparoscopic
surgery for endometriomas”, Hum Fertil (Camb), volume 5,
issue (3), pp. 117-22.
6 Kikuchi I, Takeu chi H, et al (2006), “Recurence rate of
endometriomas following a laparoscopic cystectomy”,
Acta Obstet Gynecol Scand, volume 85, issue (9), pp. 1120-4.
7 Kogar K, Takemura Y, et al (2006), “Recurrence Of
Ovarian Endometrioma After Laparoscopic Excision”,
Hum Reprod, volume 21, issue (8), pp. 2171-4.
8 Loh FH, Tan AL, Kumar J, et al (1999), “Ovarian response
after laparoscopic ovarian cystectomy for endometriotic
cysts in 132 monitor cycles”, Fertil Steril, volume 72, pp.
316-321.
9 Marana R, Caruana P, Muzzi L, et al (1996), “Operative
laparoscopy for ovarian cysts vs. aspirtion”, J Reprod Med,
volume 41, pp. 435-438.
10 Montanio G, Porpora MG, Montaninooliva M, et al (1996),
“Laparoscopic treatment of ovarian endometrioma. One
year follow up”, Clin Exp Obstet Gyne Col, volume 23, pp.
70-72.
11 Muzzi L, Marana R Caruana P, et al (1996), “The impact of
postoperative gonadotropin- releasing hormone agonist
on laparoscopic excision of ovarian endometriotic cysts”,
Fertil Steril, volume 65, pp. 1235-1237.
12 Nishida M, Watanabe K, Sato N, et al (2000), “Malignant
transformation of ovarian endometriosis”, Gynecol Obstet
Invest, volume 50, pp. 18-25.
13 Regidor PA, Regidor M, et al (2001), “Prospective
randomized study comparing the GnRH-agonist
leuprorelin acetate and the gestagen lynestrenol in the
treatment of severe endometriosis”, Gynecol Endocrinol,
volume 15, issue (3), pp. 2002-9.
14 Saeed Alborzi, Md, Afsoon Zarei, Md, Soroosh Alborzi
(2002), “Management of ovarian endometrioma”, Clinical
Obstet and Gynecol, Volume 49, pp. 480-491.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_progestins_va_dong_van_gnrh_sau_phau_thuat.pdf