Kết quả điều trị rò hậu môn móng ngựa tại bệnh viện Việt Đức

ái phát sau mổ: 7/40 (17,5%) trường hợp, gặp ở thời điểm 4 tháng sau mổ (3 - 6 tháng) phải điều trị phẫu thuật. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hòa cho thấy tỉ lệ tái phát chung với rò hậu môn phức tạp là 13,5% [6]. Nghiên cứu của Garg về phương pháp PERFACT áp dụng trên rò hậu môn phức tạp có tỉ lệ tái phát là 20,5% [8]. Theo nghiên cứu của Ibrahim về phương pháp Hanley cải tiến, đặt seton đường rò bằng chun cao su cổ găng trong rò hậu môn móng ngựa, tỉ lệ tái phát là 10,7% [2]. Kết quả phẫu thuật đạt tốt trong 72,5% (29/40) trường hợp; Trung bình: 10% (4/40); Kém: 17,5% (7/40). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về rò hậu môn phức tạp của Nguyễn Hoàng Hoà 2016, theo đó kết quả tốt đạt 73%, trung bình 13,5% và kém 13,5% [4]. Theo nghiên cứu của Hàn Văn Bạ trên nhóm bệnh nhân rò tái phát [10], kết quả tốt 36/42 (85,7%), trung bình 4/42 (9,5%) và kém 2/42 (4,75%).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị rò hậu môn móng ngựa tại bệnh viện Việt Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 113 (4) - 2018 23 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Ngọc Ánh, Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội Email: ngocanhmd82@yahoo.com.vn Ngày nhận: 09/5/2018 Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN MÓNG NGỰA TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC Nguyễn Ngọc Ánh1,2, Nguyễn Xuân Hùng2, Phạm Thị Thanh Huyền2, Lê Nhật Huy2, Nguyễn Thị Thu Vinh2, Trần Thu Hà, Phạm Phúc Khánh2, Nguyễn Đắc Thao2 1Bộ môn Giải phẫu – Trường Đại học Y Hà Nội 2Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng và Tầng sinh môn – Bệnh viện Việt Đức Hà Nội Rò hậu môn móng ngựa là dạng rò hiếm gặp trong đó đường rò lan rộng vòng quanh chu vi sang hai bên của trực tràng - ống hậu môn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật rò/apxe hậu môn móng ngựa tại Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng và Tầng sinh môn Bệnh viện Việt Đức. Chúng tôi lựa chọn 40 bệnh nhân được phẫu thuật tại Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng và Tầng sinh môn Bệnh viện Việt Đức với chẩn đoán trong mổ là rò/apxe hậu môn móng ngựa từ 01/2016 đến 06/2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng cấp tính apxe liên cơ thắt – móng ngựa 30/40 (75%); phẫu thuật mở ngỏ làm sạch apxe ± dẫn lưu: 32/40 (80%); đặt dẫn lưu: 27/40 (67,5%); thời gian nằm viện trung bình: 7,67 ± 2,63 ngày; 2/40 (5%) có tổn thương viêm lao; thời gian liền vết mổ: 11,25 ± 6 tuần; tái phát mổ lại: 7/40 (17,5%). Phương pháp mở ngỏ kết hợp với hệ thống dẫn lưu Kehr qua đường rò và bơm rửa tại chỗ đem lại hiệu quả cao trong điều trị apxe/rò hậu môn móng ngựa. Từ khóa: Rò hậu môn móng ngựa, apxe móng ngựa, rò hậu môn phức tạp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rò hậu môn hình móng ngựa là dạng rò hậu môn hiếm gặp trong đó đường rò lan rộng vòng quanh chu vi sang hai bên của trực tràng - ống hậu môn [1 - 3]. Nghiên cứu của V.de Parades đánh giá trên 1876 bệnh nhân mổ rò hậu môn tại Paris từ tháng 11/2004 đến tháng 03/2011 tổng kết tỉ lệ rò hậu môn móng ngựa là 4,4% (82 trường hợp), gặp chủ yếu ở nam giới (72%) và có tuổi trung bình là 46. Đường rò nguyên phát thường là rò xuyên cơ thắt cao, chiếm 90% [1]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hoà (2016), rò hậu môn móng ngựa chiếm 25% trong nhóm bệnh lý rò hậu môn phức tạp [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuyên (2007) gặp 19,8% trong nhóm bệnh nhân rò hậu môn tái phát [5]. Rò hậu môn móng ngựa đã được mô tả từ lâu trong y văn nhưng còn ít những nghiên cứu về kết quả của các phương pháp điều trị bệnh lý phức tạp này [1 - 5]. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm và hình thái đường rò/apxe hậu môn móng ngựa. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật rò/apxe hậu môn móng ngựa tại Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng và tầng sinh môn Bệnh viện Việt Đức. II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng 40 bệnh nhân được mổ rò hậu môn phức tạp hoặc apxe cạnh hậu môn tại Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng và Tầng sinh môn – Bệnh viện Việt Đức với chẩn đoán trong mổ là rò hậu môn móng ngựa hoặc áp xe hậu môn 24 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC hình móng ngựa trong thời gian 18 tháng từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2017. 2. Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu. - Thu thập số liệu: Theo mẫu phiếu bệnh án nghiên cứu, thu thập thông tin kết quả xa sau mổ qua khám lại và phỏng vấn qua điện thoại. - Rò/apxe hậu môn móng ngựa trong nghiên cứu được định nghĩa là ổ apxe hoặc đường rò mủ với các ngách có đi qua đường giữa 6h hoặc 12h để lan sang 2 bên phải và trái quanh chu vi ống hậu môn. - Phân loại rò/apxe móng ngựa thành 2 thể [2]: + Loại trước: Ít gặp hơn, đường rò nguyên phát từ phía trước hậu môn lan quanh chu vi phía trước hậu môn qua đường giữa (vị trí 12h) trong khoang đáy chậu nông dưới da về phía gốc bìu, bìu (nam). + Loại sau: Điển hình, thường gặp, từ lỗ trong, đường rò lan theo hướng vòng quanh, liên cơ thắt, xuyên cơ thắt, đến khoang sau hậu môn nông và sâu, có thể lan ra hố ngồi trực tràng hai bên, thông nhau qua đường giữa vị trí 6h. - Quy trình khám lại sau mổ đánh giá kết quả: theo dõi định kỳ 2 tuần sau khi ra viện, 1 tháng/lần sau lần khám lại đầu tiên cho đến khi lành vết mổ, 6 tháng/lần khi vết mổ đã lành và phỏng vấn qua điện thoại theo thời gian thực. - Phân loại kết quả chung: theo tiêu chuẩn của Van Koperen P. J. [6]. + Tốt: không bị tái phát, không có mất tự chủ hậu môn, không hẹp, biến dạng hậu môn. + Trung bình: không bị tái phát, mất tự chủ hậu môn độ I không hồi phục sau 3 tháng, kèm theo sẹo hẹp, biến dạng nhẹ hậu môn. + Kém: bị tái phát, mất tự chủ hậu môn từ độ II trở nên mà không hồi phục. 3. Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 16.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, cam kết không có xung đột lợi ích trong nhóm nghiên cứu. Đảm bảo tính bí mật của thông tin về bệnh nhân. Tiến hành nghiên cứu trung thực, khoa học và chính xác. Các số liệu thu thập được sử dụng cho nghiên cứu và không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu - Tuổi trung bình: 39,5 ± 12,02. Tuổi nhỏ nhất 19. Tuổi cao nhất 61. - Giới: Nam chiếm 90% (36/40), nữ 10% (4/40). - Nghề nghiệp: Cán bộ/hành chính sự nghiệp/tri thức: 15 (37,5%); Công nhân: 3 (7,5%); Nông dân: 7 (17,5%); Học sinh, sinh viên: 2 (5,0%); Tự do: 10 (25%); Lái xe: 3 (7,5%) - Tiền sử bệnh: 23/40 (57,5%) bệnh nhân có tiền sử mổ apxe/rò hậu môn cũ, trong đó 11/23 đã mổ ở tuyến dưới, 12/23 đã mổ ở tuyến trung ương. 14/23 bệnh nhân từng mổ 1 lần và 9 bệnh nhân đã từng mổ từ 2 - 4 lần. 2. Đặc điểm, hình thái rò/apxe hậu môn móng ngựa - Lâm sàng: Thời gian mắc bệnh: 12,21 ± 19,65 tháng (nhỏ nhất 4 ngày, cao nhất 72 TCNCYH 113 (4) - 2018 25 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tháng). Sốt 5/40 (12,5%). Lỗ ngoài chảy mủ: 27/40 (67,5%), trong đó 4 trường hợp có thêm một lỗ ngoài thứ hai (bảng 1). Apxe cạnh hậu môn không lỗ ngoài: 13/40 (32,5%). Bảng 1. Đặc điểm vị trí lỗ ngoài Lỗ ngoài Vị trí n Tỉ lệ (%) 1h 2 5 2h 2 5 3h 6 15 4h 4 10 5h 2 5 6h 2 5 7h 5 12,5 8h 2 5 9h 1 2,5 11h 1 2,5 Apxe không lỗ ngoài 13 32,5% Lỗ ngoài thứ 2 5h (1) - 8h (1) - 9h (1) - 12h (1) 4/40 Tổng 40 100% Bảng 2. Đặc điểm vị trí lỗ trong Lỗ trong Vị trí Số lượng Tỉ lệ (%) Không xác định 12 30 1h 2 5 2h 2 5 5h 1 2,5 6h 21 52,5 12h 2 5 Tổng 40 100% Lỗ trong thứ 2 (rò kép) 11h (1) 1/40 - Cận lâm sàng: Số lượng bạch cầu: tăng trong 22/40 (55%), bình thường: 18/40 (45%). Có 27/40 (67,5%) trường hợp có chụp cộng hưởng từ tiểu khung. 26 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Thương tổn trong mổ Tình trạng rò mạn tính 10/40 (25%): Đường rò: xuyên cơ thắt trung gian 3 (7,5%), cao 4 (10%), trên cơ thắt 1 (2,5%), ngoài cơ thắt 1 (2,5%), không xác định được lỗ trong 1 (2,5%). Tình trạng cấp tính apxe liên cơ thắt – móng ngựa 30/40 (75%). Độ sâu ổ apxe có thể lan theo thành trực tràng lên cao nhất đến 10 cm. Tìm thấy lỗ trong: 28/40 (70%) bằng bơm oxy già, xanh methylen và phẫu tích theo đường rò. Một trường hợp có hai lỗ trong (rò kép), trong đó vị trí 6h là lỗ nguyên phát của đường rò móng ngựa, vị trí 11h là lỗ nguyên phát của đường rò xuyên cơ thắt thấp (bảng 1). Lỗ trong ở vị trí 6h chiếm 21/40 (52,5%). Rò/apxe hậu môn móng ngựa kiểu trước: 10/40 (25%), kiểu sau 30/40 (75%). 3. Kết quả điều trị phẫu thuật 3.1. Tình huống phẫu thuật: Mổ phiên 35/40 (87,5%), mổ cấp cứu 5/40 (12,5%). 3.2. Các phương pháp mổ Bảng 3. Các phương pháp mổ rò/apxe móng ngựa Các phương pháp mổ n % Mở ngỏ làm sạch apxe ± dẫn lưu bơm rửa 32 80 Đặt chỉ chờ Seton 2 5 Lấy đường rò nguyên phát 4 10 Đóng lỗ trong 2 5 Tổng số 40 100% - Đặt dẫn lưu: 27/40 (67,5%) trong đó 4/27 là dẫn lưu nhựa 6 - 14 Fr, 23/27 là hệ thống bơm rửa bằng dẫn lưu Kehr 18Fr với thân chính qua lỗ trong và hai ngành của chữ T được đặt vào đường rò/ổ apxe ở hai phía bên qua đường giữa, bơm rửa ngày 3 lần. 3.3. Kết quả sớm sau mổ (trong thời gian nằm viện): Thời gian nằm viện sau mổ trung bình: 7,67 ± 2,63 ngày. Không gặp trường hợp nào tai biến trong mổ. Tai biến trong thời gian nằm viện: 1 trường hợp chảy máu vết mổ số lượng nhiều vào ngày thứ ba sau mổ, xử trí bằng băng ép. 3 trường hợp có viêm tấy lan tỏa sau mổ, điều trị bằng kháng sinh. Giải phẫu bệnh: 2/40 (5%) trường hợp tổn thương viêm lao đặc hiệu, có chỉ định điều trị phác đồ lao sau khi ra viện. Kết quả sau khi ra viện: Thời gian liền vết mổ: 11,25 ± 6 tuần (nhỏ nhất là 4 tuần, cao nhất là 32 tuần). Thời gian rút dẫn lưu trung bình là 2,5 ± 1,2 tuần. Có 1 trường hợp mất tự chủ hậu môn độ II (với hơi và thỉnh thoảng phân lỏng) sau mổ lấy toàn bộ đường rò, làm sạch apxe móng ngựa - rò xuyên cơ thắt trung gian cao.. Tái phát sau mổ: 7/40 (17,5%) trường hợp, gặp ở thời điểm 4 tháng sau mổ (3 - 6 tháng) phải điều trị phẫu thuật. Sẹo mổ: bình thường: 26/40 (65%), lõm: 2 (5%), co kéo gây hẹp nhẹ: 3 (7,5%), nhức: 3 (7,5%), chảy dịch 6 (15%). Kết quả chung: Tốt: 72,5% (29/40); Trung bình: 10%(4/40); Kém: 17,5% (7/40). TCNCYH 113 (4) - 2018 27 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC IV. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình là 39,5 và 90% là bệnh nhân nam. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới. Năm 2012, nghiên cứu của V. de Pa- rades trên 82 ca rò móng ngựa, tuổi trung bình là 46 và 72% là bệnh nhân nam [1]. Năm 2014, nghiên cứu của Ibrahim F.N. (2014) trên 28 bệnh nhân rò móng ngựa loại sau, tuổi trung bình là 43 và nam giới chiếm 71,4% [2]. Bệnh lý rò hậu môn móng ngựa gặp trong nhóm đối tượng ở độ tuổi lao động và có xu hướng liên quan đến các hoạt động của nhóm ngành nghề phải ngồi nhiều: 37,5% trường hợp là cán bộ trí thức; công nhân, lái xe và nghề tự do chiếm 40%. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu mối liên quan với nghề nghiệp và căn nguyên bệnh. Về tiền sử bệnh, 57,5% (23/40) bệnh nhân có tiền sử mổ apxe/rò hậu môn cũ. Năm 1976, trong nghiên cứu tổng kết 10 năm áp dụng phương pháp mổ rò móng ngựa kinh điển của Patrick Hanley trên 41 bệnh nhân từ 1963 đến 1973, số bệnh nhân có tiền sử mổ cũ chiếm 39%, trong đó 8 bệnh nhân mổ 1 lần, 8 bệnh nhân đã mổ từ 2 - 10 lần [3]. Điều này cho thấy rò hậu môn móng ngựa là thể rò hậu môn phức tạp và thách thức điều trị. Theo Gordon (1999), tái phát sau lần đầu tiên mổ apxe cạnh hậu môn gặp ở khoảng 35-50% bệnh nhân [7]. Lâm sàng - cận lâm sàng: Thời gian mắc bệnh: 12,21 ± 19,65 tháng (nhỏ nhất 4 ngày, cao nhất 72 tháng). 12,5% bệnh nhân có sốt. Lỗ ngoài chảy mủ chiếm 67,5%, trong đó 4 trường hợp có thêm một lỗ ngoài thứ hai. Apxe cạnh hậu môn không lỗ ngoài: 32,5%. Số lượng bạch cầu: tăng trong 22/40 (55%). Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của Han- ley có 10/41 trường hợp biểu hiện bệnh cảnh apxe móng ngựa cấp (bạch cầu tăng cao, sốt, đau vùng hậu môn) và 31/41 trường hợp biểu hiện bệnh cảnh rò hậu môn mạn tính có lỗ rò ngoài hoặc apxe đã vỡ mủ [3]. Những bệnh nhân có thời gian khởi bệnh 5 - 7 ngày thường có apxe lan rộng ra hố ngồi - trực tràng. 31 bệnh nhân có rò hậu môn mạn tính hoặc apxe đã vỡ mủ có thời gian mắc bệnh từ 2 tuần đến 5 năm. Có 27/40 hồ sơ có chụp cộng hưởng từ (MRI) tiểu khung (67,5%). Chụp MRI tiểu khung được chúng tôi chỉ định trong những trường hợp thăm khám lâm sàng hướng đến chẩn đoán apxe/rò hậu môn phức tạp. Phim cộng hưởng từ giúp gợi ý vị trí lỗ trong, hướng đi của đường rò, phân loại đường rò, vị trí và kích thước các ổ apxe. Theo một số nghiên cứu, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán rò/apxe hậu môn móng ngựa lên tới 100% [2]. Tuy nhiên, chúng tôi không chỉ định chụp cộng hưởng từ thường quy vì có thể xác định thương tổn qua thăm khám và trong quá trình mổ. Thương tổn trong mổ: Trong nghiên cứu này, tình trạng apxe cấp tính chiếm tới 75%, phần lớn là apxe liên cơ thắt với đường rò lan theo hình móng ngựa. 10 trường hợp đường rò mạn tính: xuyên cơ thắt trung gian: 3/10, xuyên cơ thắt cao: 4/10, trên cơ thắt: 1/10, ngoài cơ thắt: 1/10, không xác định: 1/10. Nghiên cứu của V. De Parades cho thấy tỉ lệ rò xuyên cơ thắt cao chiếm 90% [1]. Ibrahim nghiên cứu trên 28 bệnh nhân rò hậu môn móng ngựa có 78,6% là rò xuyên cơ thắt cao [2]. Apxe/rò hậu môn móng ngựa kiểu sau chiếm đa số với tỉ lệ 75%. Các nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy rò móng ngựa kiểu sau thường gặp hơn kiểu trước. Nghiên cứu của V. De Parades, tỉ lệ này là 66% và 28 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC nhận định phần lớn đường rò móng ngựa kiểu sau sẽ lan rộng vào khoang sau trực tràng sâu [1]. Phương pháp tìm lỗ trong được chúng tôi áp dụng là bơm oxy già qua lỗ rò ngoài, sử dụng xanh methylen tô màu đường rò, dùng que thăm dò stylet kết hợp phẫu tích theo đường rò. Lỗ trong được xác định trong 70% trường hợp, phù hợp với đặc tính phức tạp của bệnh lý rò/apxe hậu môn móng ngựa, nhất là trong những bệnh cảnh apxe cấp tính, thương tổn viêm cấp lan tỏa khó xác định được lỗ trong. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, tỉ lệ phải mổ thì hai hoặc mổ lại với những trường hợp không tìm thấy lỗ trong là 70%. Lỗ trong tập trung ở vùng sau hậu môn (5 - 6 giờ) chiếm 55%, phù hợp với các nghiên cứu khác. Tỉ lệ lỗ trong ở sau trong nghiên cứu của V. De Parades là 65% [1]. Mở ngỏ làm sạch apxe ± dẫn lưu: 32/40 (80%). Đặt dẫn lưu bơm rửa: 27/40 (67,5%) trong đó 4/27 là dẫn lưu nhựa 6 - 14 Fr. 23/27 là hệ thống bơm rửa bằng dẫn lưu Kehr 18Fr với thân chính qua lỗ trong và hai ngành của chữ T được đặt vào đường rò/ổ apxe ở hai phía bên qua đường giữa, bơm rửa ngày 3 lần (seton drainage). Dẫn lưu Kehr đặc biệt thích hợp với rò/apxe móng ngựa với ưu điểm mềm mại, tránh sang chấn, có thể cắt những lỗ nhỏ trên thân, đặt vào ổ apxe và đường rò để bơm rửa, làm sạch những vùng mổ ngóc ngách phức tạp, tránh được những đường mở ngỏ quá rộng mà vẫn làm sạch được vết thương. Phương pháp của chúng tôi hiệu quả tương tự như phương pháp PERFACT (Proximal superficial cauterization, Emptying Regularly Fistula tracts And Curettage of Tracts) được Garg và cộng sự báo cáo năm 2015 [8]. Phương pháp này gồm 3 bước: (1) đốt điện nông lớp biểu mô quanh lỗ trong, làm sạch lỗ trong (thường lên tổ chức hạt và lành sau 10 - 12 ngày), (2) nạo vét sạch đường rò, (3) đều đặn làm sạch thông thoáng đường rò bằng các ống dẫn nhỏ (curetted tracts). Phương pháp này được Garg áp dụng cho những đường rò cao phức tạp, apxe móng ngựa, với tỉ lệ thành công 79,5%. Phương pháp đóng lỗ trong đã được áp dụng rộng rãi cho rò hậu môn xuyên cơ thắt cao hoặc trên cơ thắt ở Việt Nam cũng như trên thế giới với tỉ lệ thành công dao động khoảng 80 - 85%, tỉ lệ tái phát 7 - 23% [4]. Đóng lỗ trong có chuyển vạt niêm mạc có tỉ lệ biến chứng 19% mất tự chủ hậu môn độ I và 9,5% mất tự chủ hậu môn độ II [9]. Chúng tôi áp dụng phương pháp đóng lỗ trong trực tiếp ở hai trường hợp rò cao trong nghiên cứu. Nghiên cứu của Athanasiadis (2004) cho thấy khâu đóng lỗ trong trực tiếp thường ít gây những tai biến về tự chủ hậu môn hơn so với các phương pháp chuyển vạt và tỉ lệ tái phát là 6,6% [9]. Kết quả sớm sau mổ (trong thời gian nằm viện): Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 7,67 ± 2,63 ngày. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước về thời gian nằm viện sau mổ của các thể rò hậu môn phức tạp. Giải phẫu bệnh: 2/40 (5%) trường hợp tổn thương viêm lao đặc hiệu, có chỉ định điều trị phác đồ lao sau khi ra viện. Tỉ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hòa là 4,3% trên 70 trường hợp rò hậu môn phức tạp [4]. Xét nghiệm mô bệnh học bệnh phẩm đường rò do vậy nên được làm thường quy để tránh bỏ sót tổn thương viêm lao cần điều trị đặc hiệu sau phẫu thuật. Kết quả sau khi ra viện: Thời gian liền vết mổ: 11,25 ± 6 tuần (nhỏ nhất là 4 tuần, cao nhất là 32 tuần). Kết quả này phù hợp với các TCNCYH 113 (4) - 2018 29 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC nghiên cứu khác về thời gian liền vết mổ của các thể rò hậu môn phức tạp và móng ngựa [2; 3; 7; 8]. Nghiên cứu của chúng tôi gặp một trường hợp mất tự chủ hậu môn độ II (với hơi và thỉnh thoảng phân lỏng) sau mổ lấy toàn bộ đường rò, làm sạch apxe móng ngựa - rò xuyên cơ thắt trung gian cao. Theo Nguyễn Hoàng Hòa, tỉ lệ mất tự chủ hậu môn giảm dần theo thời gian, sau mổ 12 tháng và 24 tháng, có 6,3% bệnh nhân mất tự chủ độ I và 0% mất tự chủ độ II [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian rút dẫn lưu trung bình là 2,5 ± 1,2 tuần. Bệnh nhân mang theo dẫn lưu khi ra viện và được hướng dẫn tự bơm rửa bằng xylanh. Khi bơm rửa đúng cách, thời gian liền sẹo sẽ nhanh và tránh tái phát. Nhược điểm của dẫn lưu là gây khó chịu hoặc đau tại vị trí chỉ cố định dẫn lưu và dẫn lưu Kehr mềm mại có thể bị gập góc gây tắc. Tái phát sau mổ: 7/40 (17,5%) trường hợp, gặp ở thời điểm 4 tháng sau mổ (3 - 6 tháng) phải điều trị phẫu thuật. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hòa cho thấy tỉ lệ tái phát chung với rò hậu môn phức tạp là 13,5% [6]. Nghiên cứu của Garg về phương pháp PER- FACT áp dụng trên rò hậu môn phức tạp có tỉ lệ tái phát là 20,5% [8]. Theo nghiên cứu của Ibrahim về phương pháp Hanley cải tiến, đặt seton đường rò bằng chun cao su cổ găng trong rò hậu môn móng ngựa, tỉ lệ tái phát là 10,7% [2]. Kết quả phẫu thuật đạt tốt trong 72,5% (29/40) trường hợp; Trung bình: 10% (4/40); Kém: 17,5% (7/40). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về rò hậu môn phức tạp của Nguyễn Hoàng Hoà 2016, theo đó kết quả tốt đạt 73%, trung bình 13,5% và kém 13,5% [4]. Theo nghiên cứu của Hàn Văn Bạ trên nhóm bệnh nhân rò tái phát [10], kết quả tốt 36/42 (85,7%), trung bình 4/42 (9,5%) và kém 2/42 (4,75%). V. KẾT LUẬN Rò hậu môn móng ngựa là bệnh lý phức tạp, cần áp dụng cách phẫu thuật phù hợp, cũng như nhiều thì phẫu thuật để đạt được hiệu quả khỏi bệnh, tránh tái phát. Áp dụng phương pháp mở ngỏ tối thiểu kết hợp với hệ thống dẫn lưu Kehr vào ổ apxe và đường rò, bơm rửa tại chỗ bước đầu thu được hiệu quả tốt trong điều trị apxe/rò hậu môn móng ngựa. Lời cảm ơn Tác giả và nhóm nghiên cứu gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức, các quý đồng nghiệp đã ủng hộ và góp ý. Chúng tôi cam kết không xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. V. De Parades., N. Fathallah., P. Blanchard et al (2012). Horseshoe tract of anal fistula: bad luck or an avoidable exten- sion? Lessons from 82 case. Colorectal Dis- ease, 14 (12), 1512 - 1515. 2. Ibrahim Falih Noori (2014). Manage- ment of complex posterior horseshoe anal fistula by a modified Hanley procedure: Clini- cal experience and review of 28 patients. Bas J Surg, 20, 54 - 61. 3. Hanley Patrick et al (1976). Fistula-in- ano: a ten year follow-up of horseshoe abcesses fistula-in-ano. Dis Col.Rect, 19(6), 507 - 516. 4. Nguyễn Hoàng Hòa (2016). Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị rò hậu môn phức tạp. Luận án Tiến sĩ Y học. 5. Nguyễn Văn Xuyên (2007). Tìm hiểu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và 30 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC kết quả điều trị ngoại khoa 126 bệnh nhân rò hậu môn tái phát. Tạp chí Y học thực hành, 11, 104 - 107. 6. Van Koperen P. J., Horsthuis K (2008). Perianal fistulas: developments in the classiffication and diagnostic techniques, and a new treatment strategy. Ned Tijdschr Geneeskd, 152(52), 2774 - 2780. 7. Gordon PH (2009). Anorectal abscess and fistula in ano. Semin ColoRectal Surg, 20,10. 8. Garg P, Garg M (2015). PERFACT pro- cedure: A new concept to treat highly complex anal fistula. World J Gastroenterology, 21(13), 4020 - 4029. 9. Athanasiadis S, Helmes C et al (2004). The direct closure of the internal fistula open- ing without advancement flap for transsphinc- teric fistulas-in-ano. Dis Colon Rectum, 47(7), 1174 - 1180. 10. Hàn Văn Bạ (2005). Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa rò hậu môn tái phát, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y. Summary SURGICAL TREATMENT OUTCOME OF HORSESHOE ANAL FISTULA AND ABSCESS IN VIETDUC HOSPITAL Horseshoe tract formation of an anal fistula is rare. It is defined as a circumferential extension that connects both sides of the anorectum. The purpose of our study is to describe the charecteristics of horseshoe abscess or anal fistula and to evaluate their surgical treatment outcome in Viet Duc hospital. We selected 40 patients who received surgical treatment for their horseshoe abscess/fistula in Viet Duc hospital from 01/2016 to 06/2017. The results of our study are as follows: Mean age: 39.5 ± 12.02. Disease duration: 12.21 ± 19.65 months. Acute horsechoe intersphincteric abscess: 30/40 (75%). Operation methods: open + curettage ± drainage: 32/40 (80%); Drainage: 27/40 (67.5%). Hospital stay duration: 7.67 ± 2.63 days. 2/40 (5%) have tuber- culosis in anatomophathological findings. Healing time: 11.25 ± 6 weeks. Redo operation due to recurrence: 7/40 (17.5%). Our surgical procedure with Kehr drainage is a new and effective method for complex fistula-in-ano with horseshoe extension. Key words: horseshoe tract of anal fistula, horseshoe abscess, horseshoe anal fistula, fis- tula-in-ano with horseshoe extension, complex anal fistula

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tri_ro_hau_mon_mong_ngua_tai_benh_vien_viet_duc.pdf
Tài liệu liên quan