Đa số các trường hợp thở ALDKXL trong
nghiên cứu của chúng tôi đều ra cơn phù phổi
cấp (chiếm tỉ lệ 93,9%) và ra cơn nhanh ngay
trong 1 giờ đầu (chiếm tỉ lệ 70,96%). Tuy nhiên
có 2 trường hợp thất bại phải đặt NKQ. Đây là 2
bệnh nhân rất lớn tuổi (trên 85 tuổi) và nguyên
nhân gây phù phổi cấp ghi nhận do nhồi máu cơ
tim cấp. Sau khi thở ALDKXL (1 trường hợp thở
CPAP và 1 trường hợp thở BiPAP) khoảng 30
phút, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ không tiếp
xúc, không thể phối hợp thở ALDKXL kèm xét
nghiệm KMĐM ghi nhận ứ CO2 và toan máu
nặng hơn mặc dù không rối loạn huyết động.
Bệnh nhân phải ngưng thở ALDKXL và đặt
NKQ và thở máy. Bệnh nhân sau đó ra được cơn
phù phổi cấp, tỉnh táo hơn, thở không còn co kéo
cơ hô hấp, phổi hết ran ẩm và KMĐM ghi nhận
PaCO2 máu giảm. Tuy nhiên, sau đó cà 2 bệnh
nhân này đều tử vong. 1 trường hợp tử vong
ngày thứ 2 do sốc tim – nhồi máu cơ tim cấp và 1
trường hợp tử vong ngày thứ 4 do viêm phổi
bệnh viện biến chứng choáng nhiễm trùng.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị sớm phù phổi cấp do tim bằng phương pháp thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn ở bệnh nhân người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 557
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM PHÙ PHỔI CẤP DO TIM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THÔNG KHÍ HAI MỨC ÁP LỰC DƯƠNG KHÔNG XÂM LẤN Ở BỆNH
NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI
Đặng Quân*, Lê Thị Kim Nhung**, Phạm Hòa Bình***
TÓM TẮT
Mở đầu:Phù phổi cấp do tim là cấp cứu nội khoa thường gặp trong các khoa hồi sức,đặc biệt xảy ra ở
người cao tuổi. Điều trị chủ yếu là nội khoa qui ước và hỗ trợ hô hấp để tránh phải đặt NKQ cũng như tử
vong trong cơn phù phổi cấp cho bệnh nhân. Hỗ trợ hô hấp sớm bằng phương pháp thông khí áp lực dương
không xâm lấn(TKALDKXL)đã và đang được nghiên cứu để xác định những hiệu quả mà phương pháp này
mang lại cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm xác định hiệu quả của phương pháp thông khí
áp lực dương không xâm lấnkhi sử dụng sớm cho nhữngbệnh nhân người cao tuổi bị phù phổi cấp do tim.
Phương pháp nghiên cứu:tiến cứu, cắt ngang mô tả, 33 bệnh nhân trên 60 tuổi bị phù phổi cấp do tim
được sử dụng sớm TKALDKXL ngay từ lúc tiếp nhận bệnh tại khoa cấp cứu tim BVTim Tâm Đức
Kết quả:Có 33 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình 77,39±11,08, Tỉ lệ bệnh
nhân nữ là 58,8% (nam là 41,2%). Tỉ lệ sử dụng CPAP/BiPAP là 16/17.Kết quả ghi nhận tại thời điểm 1 giờ sau
thở ALDKXL: thang điểm khó thở giảm 4,36 điểm(p<0,001);SpO2 tăng 15,51%(p<0,001); tần số thở giảm 10
lần/phút(p<0,001); tần số mạch giảm 18,43 lần/phút(p=0,001);và huyết áp tâm thu giảm 26,45mmHg(p<0,001);
pH máu tăng0,109(p=0,001);PaO2 tăng 57,58mmHg(p<0,001)và PaCO2 giảm9,14 mmHg(p<0,001). Tỉ lệ phải
đặt NKQ trong cơn phù phổi cấp là 2 trong số 33 trường hợp (6,1%). Không ghi nhận trường hợp nào tử vong
trong cơn phù phổi cấp. Tử vong sau đó trong thời gian nằm viện là 3 trường hợp(9,1%).
Kết luận:Điều trị sớm PPC do tim bằng PP TKALDKXL ở bệnh nhân người cao tuổi giúp cải thiện nhanh
các triệu chứng lâm sàng và các thông số khí máu động mạch.
Từ khóa:phù phổi cấp do tim, thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn, người cao tuổi
ABSTRACT
THE RESULTS OF EARLY NONINVASIVE POSITIVE PRESSURE VENTILATION IN TREATMENT
OF ACUTE CARDIOGENIC PULMONARY EDEMA IN ELDERLY PATIENTS.
Dang Quan, Le Thi Kim Nhung, Pham Hoa Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 556 - 561
Background: Acute cardiogenic pulmonary edema is a common medical emergency in intensive care units,
especially occurring in elderly patients. Dominant treatments are conventional therapy and respiratory support to
avert tracheal intubation and mortality in pulmonary edema. Early respiratory support by noninvasive positive
pressure ventilation has been studied to determine the effects which this method might produce.
Objective: We have conducted this study to determine the efficacy of early NPPV application for elderly
patients with acute cardiogenic pulmonary edema.
Methods: Prospective, descriptive cross - sectional study. A total of 33 elderly patients with acute
cardiogenic pulmonary edema have used noninvasive positive pressure ventilation early at the time of admission
to emergency department of Tam Duc Heart Hospital.
* Bộ Môn Lão Khoa -ĐHYD TP. HCM **Khoa Nhiễm BV Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS. Đặng Quân ĐT: 0917971399 Email: dr.dangquan@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 558
Results: Mean age: 77.39±11.08. The percentage of women: 58.8% (men: 41.2%). Ratio of CPAP/BiPAP
was 16/17. Vital signs at 1-hour time after treatment: dyspnea clinical score decreased 4.36 points (p<0.001);
SpO2 increased 15.51% (p<0.001); Respiratory rate decreased 10RR/min (p<0.001); Heart rate decreased 18.43
HR/min (p=0.001); SBP decreased 26.45mmHg (p<0.001); DBP decreased 9.77 mmHg (p=0.001). Arterial blood
gas at 1-hour time after treatment, pH increased 0.109 (p=0.001); PaO2 increased 57.58mmHg (p<0.001),
PaCO2 decreased 9.14 mmHg (p<0.001). Intubation rate: two patients out of 33 cases (6.1%) were intubated
during the 1-hour period in the study.Mortality: There were no mortality during the acute pulmonary edema, but
three patients have deceased during their hospital stay.
Conclusions:Early noninvasive positive pressure ventilation in treatment of acute cardiogenic pulmonary
edema is able to improve clinical symptoms and arterial blood gas parameters rapidly in elderly patients.
Keywords:acute cardiogenic pulmonary edema, noninvasive positive pressure ventilation, elderly patients.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phù phổi cấp là một biểu hiện thường gặp
của suy tim cấp khiến bệnh nhân phải nhập viện
và cần được xử trí khẩn cấp, được định nghĩa là
tình trạng phù phổi do sự gia tăng áp lực tĩnh
mạch phổi, đưa đến tăng áp lực mao mạch phổi
và gây ra tràn dịch vào phế nang như là hậu quả
của rối loạn chức năng tim(2).
Thông khí áp lực dương không xâm lấn
(TKALDKXL) là phương pháp thở tác động lên
cả hệ hô hấp và huyết động. Cải thiện được tình
trạng thiếu oxy, giảm công thở, giảm shunt
trong phổi, đồng thời cũng giảm tiền tải và hậu
tải cho tim, do vậy cải thiện triệu chứng sớm hơn
cho bệnh nhân phù phổi cấp do tim so với điều
trị qui ước.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm đánh giá rõ hơn về hiệu quả, cũng như
cung cấp thêm về bằng chứng ủng hộ sử dụng
phương pháp thông khí áp lực dương không
xâm lấn sớm cho những bệnh nhân người cao
tuổi bị phù phổi cấp do tim.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân phù phổi cấp do tim cần được hỗ
trợ thông khí áp lực dương không xâm lấn nằm
trong khoa hồi sức cấp cứu tim mạch.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân trên 60 tuổi được chẩn đoán xác
định phù phổi cấp do tim.
- Được thông khí áp lực dương không xâm
lấn sớm ngay sau khi tiếp nhận bệnh tại khoa
cấp cứu tim mạch.
- Có đầy đủ dữ liệu hồ sơ.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang ngưng tim ngưng thở.
- Bệnh nhân được đặt NKQ ngay từ trước
hay lúc nhập viện.
- Bệnh nhân có rối loạn huyết động nặng.
- Bệnh nhân có chấn thương hay dị dạng
vùng mặt.
- Bệnh nhân rối loạn tri giác hay không hợp
tác.
- Phù phổi cấp không do tim.
- Hồ sơ bệnh án không đầy đủ dữ liệu
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, cắt ngang mô tả
Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Chẩn đoán xác định phù phổi cấp,
đồng thời ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng: thang
điểm khó thở, SpO2, tần số hô hấp, mạch, huyết
áp ban đầu (T0) và thực hiện KMĐM (T0), các
cận lâm sàng thường qui khác.
Bước 2: Xử trí ngay sau khi có chẩn đoán lâm
sàng.
-Thở áp lực dương không xâm lấn sớm ngay
khi có chẩn đoán lâm sàng.
-Điều trị nội khoa theo các khuyến cáo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 559
Bước 3: Đánh giá lại đáp ứng lâm sàng:
thang điểm khó thở, SpO2, tần số hô hấp, mạch,
huyết áp (T1) và thực hiện lại KMĐM (T1) sau 1
giờ thở áp lực dương không xâm lấn.
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin vào phiếu thu
thập số liệu các trường hợp ghi nhận thoả điều
kiện trong nghiên cứu.
Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp toán thống kê y học:
phần mềm spss 20, office 2013.
Sử dụng các phép kiểm Chi bình phương,
Fisher, Paired T Student.
Sử dụng tương quan hồi quy tuyến tính xác
định hệ số tương quan Pearson (R) và phương
trình hồi quy tuyến tính.
Số liệu trình bày dưới dạng tổng (N), tỉ lệ
phần trăm (%), trung bình, độ lệch chuẩn.
Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2013 đến
tháng 6/2014, chúng tôi đã thu thập được 33
bệnh nhân phù phổi cấp do tim nhập tại khoa
HSCC tim mạch BV tim Tâm Đức thỏa các điều
kiện trong mẫu nghiên cứu.
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi là 77,39±11,08. Trong
đó tuổi nhỏ nhất là 60, tuổi lớn nhất là 101 tuổi.
Tỉ lệ bệnh nhân nữ là 58,8%.
Số bệnh nhân được thở CPAP là 16 và BiPAP
là 17.
Thời gian thở ALDKXL để ra cơn phù phổi
cấp ngắn nhất là 1 giờ, dài nhất là 21 giờ.Trung
bình thở ALDKXL 2,344 giờ thì ra cơn.
Thời gian nằm điều trị tại khoa HSCC ngắn
nhất 2 ngày, dài nhất 37 ngày, trung bình là
9,85 ngày.
Tổng thời gian nằm viện ngắn nhất 2 ngày,
dài nhất 51 ngày, trung bình là 14,24 ngày.
Đánh giá ảnh hưởng TKALDKXL trên lâm
sàng
Đối với mức độ khó thở
Thang điểm
khó thở (điểm)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
(n=33)
T0 7 9 8,12 0,65 p<0,001
(t=-30,585) T1 3 6 3,76 1,173
Nhận xét: sau 1 giờ thở ALDKXL, điểm số
khó thở trung bình giảm 4,36 điểm, mức giảm
điểm số khó thở qua kiểm định có ý nghĩa thống
kê với p<0,001.
Đối với SpO2
SpO2
(%)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
T0 67 92 80,73 7,230 p<0,001
(t = 12,939) T1 87 100 96,24 3.473
Nhận xét:sau 1 giờ thở ALDKXL, SpO2 trung
bình tăng 15,51%, mức tăng SpO2 này qua kiểm
định có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Đối với tần số hô hấp
Tần số hô
hấp(lần/phút)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
T0 26 36 29,94 3,220 p<0,001
(t=-10,649) T1 16 24 19,76 2,488
Nhận xét: sau 1 giờ thở ALDKXL, tần số hô
hấp giảm trung bình 10,18 lần/phút, mức giảm
tần số hô hấp này qua kiểm định có ý nghĩa
thống kê với p<0,001.
Đối với huyết áp
Huyết áp
(mmHg)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
HAmax T0 100 272 167,12 42,606 p<0,001
(t=-5,190) T1 98 185 140,67 28,394
HAmin T0 50 116 76,61 19,767 p=0,001
(t=-3,674) T1 46 100 67,27 12,931
Nhận xét: sau 1 giờ thở ALDKXL, HAmax
trung bình giảm 26,45 mmHg và HAmin trung
bình giảm 9,77 mmHg,mức giảm HA này qua
kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Đối với tần số mạch
Tần số mạch
(lần/phút)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
T0 68 175 117,67 28,091 p=0,001
(t=-3,644) T1 52 136 99,24 20,858
Nhận xét: sau 1 giờ thở ALDKXL, tần số
mạch trung bình giảm 18,43 lần/phút,mức giảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 560
tần số mạch này qua kiểm định có ý nghĩa thống
kê với p=0,001.
Đánh giá ảnh hưởng TKALDKXL trên KMĐM
Đối với pH máu
pH
máu
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
T0 6,94 7,58 7,285 0,177 p=0,001
(t=3,640) T1 7,22 7,53 7,394 0,832
Nhận xét: sau 1 giờ thở ALDKXL, chỉ số
pHmáu tăng trung bình 0,109, mức tăng pH
máu này qua kiểm định có ý nghĩa thống kê
với p=0,001.
Đối với PaO2
PaO2
(mmHg)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
T0 26 138 76,73 25,070 p<0,001
(t=7,442) T1 71 247 134,30 42,774
Nhận xét: sau 1 giờ thở ALDKXL, PaO2 trung
bình tăng 57,58 mmHg, mức tăng PaO2 này qua
kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Đối với PaCO2
PaCO2
(mmHg)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn Giá trị p
T0 20,8 90,4 47,70 17,787 p<0,001
(t=-3,793) T1 24,4 65,4 38,56 9,744
Nhận xét: sau 1 giờ thở ALDKXL, PaCO2
trung bình giảm 9,14 mmHg, mức giảm PaCO2
này qua kiểm định có ý nghĩa thống kê với
p<0,001.
Đối với HCO3-
HCO3
-
(mmol/L)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn Giá trị p
T0 11,5 40,2 22,015 7,02 p=0,512
(t=0,664) T1 12,6 37,8 22,590 5,17
Nhận xét: sau 1 giờ thở ALDKXL, HCO3-
trung bình tăng 0,57 mmol/L, mức tăng HCO3-
này qua kiểm định không có ý nghĩa thống kê
với p=0,512.
Kết quả sau điều trị phù phổi cấp sớm bằng PP
TKALDKXL
Tỉ lệ bệnh nhân hoàn toàn ra khỏi cơn phù
phổi cấp là 31 trong số 33 trường hợp, tương
ứng 93,9%. Còn tỉ lệ bệnh nhân phải đặt NKQ
trong cơn phù phổi cấp là 2 trường hợp, tương
ứng 6,1%.
Tỉ lệ bệnh nhân tử vong trong cơn phù phổi
cấp không có trường hợp nào.
Tỉ lệ bệnh nhân tử vong trong thời gian
nằm viện là 3 trong số 33 trường hợp, tương
ứng 9,1%.
BÀN LUẬN
Suy hô hấp cấp là nguyên nhân thường nhất
phải nhập khoa cấp cứu ở những bệnh nhân
người cao tuổi, trong đó nguyên nhân chủ yếu
do bệnh lý tim mạch hay hô hấp gây ra. Một
nghiên cứu lớn về khó thở cấp ở người cao tuổi
EPIDASA thực hiện trên 514 bệnh nhân cho thấy
nguyên nhân gây suy hô hấp cấp cấp nhiều nhất
là do suy tim sung huyết (43%).
Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị suy hô hấp, dù
là do bất kỳ nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng
nên được hỗ trợ hô hấp, đặc biệt ở nhóm bệnh
nhân người cao tuổi.tuỳ theo mức độ nặng của
tình trạng suy hô hấp và căn nguyên mà cung
cấp oxy qua cannula, qua mặt nạ, qua thở máy
không xâm lấn hay thở máy xâm lấn qua NKQ.
Mục tiêu ban đầu luôn là cung cấp đủ oxy vào
phổi, theo đó qua quá trình trao đổi khí tại màng
phế nang - mao mạch, oxy vào tuần hoàn và
được chuyên chở đến các mô để duy trì sự sống
cho bệnh nhân.
Trên những bệnh nhân phù phổi cấp do tim,
tình trạng tràn dịch phế nang làm ngăn cản quá
trình trao đổi khí tại màng phế nang - mao mạch
mặc dù oxy có thể đã được cung cấp đầy đủ. Do
vậy, với phương thức TKALDKXL, không chỉ
giải quyết được tình trạng thiếu oxy, mà còn
giúp làm tăng áp lực trong các đường dẫn khí và
phế nang, từ đó đẩy dịch ngược vào lòng mao
mạch. Hệ quả là phương thức TKALDKXL làm
giảm công thở cho bệnh nhân phù phổi cấp,
giảm gánh nặng cho tim qua sự giảm tiền tải,
giảm hậu tải nên giúp bệnh nhân cải thiện lâm
sàng tốt hơn, cải thiện khí máu động mạch cũng
như giảm tỉ lệ phải đặt NKQ và tử vong.
Trong số 33 bệnh nhân phù phổi cấp do tim
nhập tại khoa HSCC tim mạch BV tim Tâm Đức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 561
thỏa các điều kiện trong mẫu nghiên cứu. Chúng
tôi ghi nhận độ tuổi trung bình của bệnh nhân là
77,39 tuổi. Với tuổi nhỏ nhất là 60, tuổi lớn nhất
là 101 tuổi. Trong đó nhóm tuổi trên 75 chiếm
63,6%. Độ tuổi trung bình cao phù hợp với các
bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.
Đánh giá hiệu quả thở sớm ALDKXL trên
lâm sàng và khí máu động mạch ghi nhận có sự
cải thiện các triệu chứngnhư: thang điểm khó
thở giảm 4,36 điểm(p<0,001); SpO2 tăng
15,51%(p<0,001); tần số thở giảm 10
lần/phút(p<0,001); tần số mạch giảm 18,43
lần/phút(p=0,001); huyết áp tâm thu giảm
26,45mmHg(p<0,001); pH máu tăng
0,109(p=0,001); PaO2 tăng 57,58mmHg(p<0,001)
và PaCO2 giảm 9,14 mmHg(p<0,001). Kết quả
này tương tự nghiên cứu của một số tác giả
trong và ngoài nước như Hoàng Đại Thắng(5),
Nguyễn Tiến Đức(9), Nashwa Abed(8)hay
Plaisance.
Đa số các trường hợp thở ALDKXL trong
nghiên cứu của chúng tôi đều ra cơn phù phổi
cấp (chiếm tỉ lệ 93,9%) và ra cơn nhanh ngay
trong 1 giờ đầu (chiếm tỉ lệ 70,96%). Tuy nhiên
có 2 trường hợp thất bại phải đặt NKQ. Đây là 2
bệnh nhân rất lớn tuổi (trên 85 tuổi) và nguyên
nhân gây phù phổi cấp ghi nhận do nhồi máu cơ
tim cấp. Sau khi thở ALDKXL (1 trường hợp thở
CPAP và 1 trường hợp thở BiPAP) khoảng 30
phút, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ không tiếp
xúc, không thể phối hợp thở ALDKXL kèm xét
nghiệm KMĐM ghi nhận ứ CO2 và toan máu
nặng hơn mặc dù không rối loạn huyết động.
Bệnh nhân phải ngưng thở ALDKXL và đặt
NKQ và thở máy. Bệnh nhân sau đó ra được cơn
phù phổi cấp, tỉnh táo hơn, thở không còn co kéo
cơ hô hấp, phổi hết ran ẩm và KMĐM ghi nhận
PaCO2 máu giảm. Tuy nhiên, sau đó cà 2 bệnh
nhân này đều tử vong. 1 trường hợp tử vong
ngày thứ 2 do sốc tim – nhồi máu cơ tim cấp và 1
trường hợp tử vong ngày thứ 4 do viêm phổi
bệnh viện biến chứng choáng nhiễm trùng.
Đã có một số nghiên cứu ghi nhận nhồi máu
cơ tim có thể xảy ra sau khi bệnh nhân được thở
ADLKXL. Nghiên cứu của tác giả Mehta(7) khi so
sánh hiệu quả của 2 nhóm thở CPAP và BiPAP
đang thực hiện phải ngưng sớm vì tác giả ghi
nhận tỉ lệ NMCT nhóm thở BiPAP cao hơn một
cách bất thường so với nhóm thở CPAP. Tuy
nhiên, một nghiên cứu rất lớn của tác giả Gray
và cộng sự thực hiện trên 1069 bệnh nhân PPC
do tim, được chia làm 3 nhóm: nhóm điều trị nội
khoa qui ước, nhóm thở CPAP và nhóm thở
BiPAP. Tác giả không ghi nhận có sự khác biệt
về tỉ lệ nhồi máu cơ tim giữa 3 nhóm này.
Các nghiên cứu ngẫu nhiên đa trung tâm của
các tác giả Ferrari, Park(10) hay Crane(1) cũng ghi
nhận kết quả tương tự nghiên cứu của tác giả
Gray. Tác giả Masip(6) cho rằng chính NMCT cấp
gây ra bệnh cảnh PPC chứ không phải là biến
chứng của thở ALDKXL.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 33 trường hợp sử dụng máy
thở ALDKXL điều trị hỗ trợ PPC do tim ở người
cao tuổi, chúng tôi rút ra kết luận sau:
Thở ALDKXL giúp cải thiện lâm sàng và khí
máu động mạch nhanh chóng để đưa bệnh nhân
ra khỏi cơn nguy kịch.
Thở ALDKXL giúp cải thiện tỉ lệ phải đặt
NKQ cũng như tử vong trong cơn phù phổi.
Thở ALDKXL là phương tiện điều trị hỗ trợ
an toàn, hiệu quả cao, dễ dung nạp, dễ sử dụng,
dễ di chuyển và ít tai biến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Crane SD, Elliott MW, Gilligan P, Richards K, Gray AJ (2004),
“Randomised controlled comparison of continuous positive
airways pressure, bilevel noninvasive ventilation, and
standard treatment in emergency department patients with
acute cardiogenic pulmonary oedema”, Emerg Med J;21: 155-
61.
2. Fonarow GC, Heywood JT, Heidenreich PA, et al (2007),
“Temporal trends in clinical characteristics, treatments, and
outcomes for heart failure hospitalizations, 2002 to 2004:
findings from Acute Decompensated Heart Failure National
Registry (ADHERE)”,Am Heart J; 153:1021–8.
3. Gali B (2003), “Positive pressure mechanical ventilation”,
Emerg med clin North Am 21: 453 – 473.
4. Gray A, Goodacre S, Newby DE, et al (2008), “Noninvasive
Ventilation in Acute Cardiogenic Pulmonary Edema”, N Engl
J Med 359: 142-51.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 562
5. Hoàng Đại Thắng (2011), Đánh giá hiệu quả thông khí áp lực
dương không xâm lấn trên bệnh nhân phù phổi cấp tại bệnh viện
Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học y dược TPHCM.
6. Masip J, Paez J, Merino M, Parejo S, Vecilla F, Riera C, Rı´os A,
Sabater J, Ballu´s J, Padro´ J (2003), “Risk factors for intubation
as a guide for noninvasive ventilation in patients with severe
acute cardiogenic pulmonary edema”, Intensive Care Med;
29: 1921–1928.
7. Mehta S, Jay GD, Woolard RH, Hipona RA, Connolly EM,
Cimini DM, et al. (1997), “Randomized, prospective trial of
bilevel versus continuous positive airway pressure inacute
pulmonary edema”. Crit Care Med: 25:620-8.
8. Nashwa A; Zaghla H, El Azab A and Shehata ISH (2011), Non
Invasive Positive Pressure Ventilation in Treatment of Acute
Cardiogenic PulmonaryEdema,Med. J. Cairo Univ, Vol. 79, No. 1,
June 253-259.
9. Nguyễn Tiến Đức (2003), Nghiên cứu sử dụng máy giúp thở áp
lực dương không xâm lấn để điều trị hỗ trợ phù phổi cấp do tim.
Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học y dược TPHCM.
10. Park M, Sangean MC, Volpe Mde S, Feltrim MI, Nozawa E,
Leite PF, et al (2004), “Randomized, prospective trial of
oxygen, continuous positive airway pressure, and bilevel
positive airway pressure by face mask in acute cardiogenic
pulmonary edema”, Crit Care Med; 32: 2407-15.
11. Ware LB and Matthay MA (2005), “Acute Pulmonary
Edema”,N Engl J Med; 353: 2788-96
Ngày nhận bài báo: 07/11/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 16/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_som_phu_phoi_cap_do_tim_bang_phuong_phap_th.pdf