Cảm giác của bàng quang trong quá trình được
đổ đầy
Giá trị trung bình của dung tích nước đổ đầy
vào bàng quang để có được cảm giác buồn tiểu
đầu tiên trong nghiên cứu của chúng tôi là 157,5
± 36,6 mL là giá trị được thực hiện trên những
phụ nữ bình thường nằm trong giới hạn bình
thường.
Cảm giác buồn đi tiểu đầu tiên xuất hiện khi
dung tích nước đổ đầy chiếm khoảng 50% dung
tích bàng quang, giá trị trung bình của cảm giác
buồn đi tiểu đầu tiên trong nghiên cứu của
chúng tôi được thực hiện trên những phụ nữ
bình thường là 157,5 ± 36,6 mL, nằm trong giới
hạn bình thường từ khoảng 150-250 mL(52).
Cảm giác buồn đi tiểu dữ dội xuất hiện
khi dung tích nước đổ đầy chiếm khoảng 90%
dung tích bàng quang, giá trị trung bình của
cảm giác buồn đi tiểu dữ dội ở những phụ nữ
bình thường trong nghiên cứu này là 261,5 ±
54,5 mL, nằm trong giới hạn bình thường từ
300-500 mL(52).
Tăng cảm giác buồn tiểu hay gặp trong
những trường hợp bàng quang tăng hoạt tính
thì cảm giác buồn tiểu đầu tiên sẽ nhỏ hơn
100 mL. Những trường hợp giảm cảm giác
đặc trưng bằng giảm cảm giác buồn tiểu đầu
tiên, cảm giác buồn đi tiểu đầu tiên và những
bệnh nhân này không bao giờ có cảm giác
buồn đi tiểu dữ dội. Bên cạnh đó, những
trường hợp không có cảm giác khi dung tích
bàng quang đã ở mức tối đa thì bệnh nhân đã
có bất thường về thần kinh chi phối.
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả đo các chỉ số niệu động bình thường trên phụ nữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy: dung tích đổ đầy bàng quang= 351,5 ± 67,1mL, không có sự khác
biệt theo tuổi và IPSS từ 1 đến 3, Cg1 =157,5 ± 36,6 mL, Cg2=209,8 ± 51,9 mL, Cg3 =261,5 ± 54,5 mL, có
khuynh hướng tăng dần theo tuổi, không thay đổi với IPSS từ 1-3. Dung tích nước tiểu tồn lưu (RU)= 18,5 ±
13,4 mL, không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, không có sự khác biệt giữa các nhóm có điểm IPSS từ 1 đến 3.
Qmax= 5,2 mL/giây (n=30), nhóm trẻ hơn 50 tuổi có RU thấp hơn. không có sự khác biệt giữa các nhóm có điểm
IPSS từ 1 đến 3. Pdet = 43,9 ± 10,7 cm H2O, không có sự thay đổi giá trị trung bình của Pdet theo tuổi. Pabd
của áp lực ổ bụng (đo qua âm đạo) trong loạt này là: 53,3 ± 13,5 cm H2O, nhóm trẻ hơn 50 tuổi có Pabd cao hơn.
Pves=98,2 ± 15,8 cm H2O, không có sự khác biệt giữa các lứa tuổi.
Kết luận: Lần đầu tiên tại Việt Nam các chỉ số niệu động được đo trên nhóm phụ nữ không triệu chứng
đường tiết niệu dưới (IPSS ≤3/35 điểm). Các chỉ số niệu động học đường tiết niệu dưới này khác biệt hầu hết với
các tác giả khác trên thế giới. Khác biệt đó không nhiều, có thể do có sự khác nhau ở khối lượng cơ thể, chủng tộc,
và phái tính. Ngoài ra mẫu của khảo sát này còn nhỏ (n=30) chưa là đại diện cho nữ giới Việt Nam, nhưng cũng
có thể làm tư liệu trong các đánh giá lâm sàng.
Từ khóa: Niệu động học.
ABSTRACT
URODYNAMICS CONSTANTS ON FEMALE
Tran Ngoc Sinh, Phan Diem Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 441 - 455
* Đại Học Y Dược Tp.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy
** Sinh viên Y 6, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, khoá 2005-2011
Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Ngọc Sinh ĐT: 0983723493 Email: tnsinh09@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 442
Background: Urodynamic is a subdivision of Urology, it‘s developing these day. There were the constants in
many countries, but in viet Nam, it’s lack of data.
Patients and method: Retrospective study of cancer cases were followed after a kidney transplant at Cho
Ray Hospital (CRH) from 12/1992-5/2012 divided into 2 groups: one group transplanted at CRH and another
group from other centers. We reconside the formulation and dose of immunosuppressive drugs, tumor detection
time, how the treatment after surgery and results.
Results: From Dec. 1992 to May 2012, 540 pts are following after renal transplantation at CRH. 250/540
pts (46.3%) were transplanted at CRH, and 290/540 pts (53.7%) from other centers. 16/540 pts (2.9%) detected
cancer. 3/16 pts (18.75%) from CRH and 13/16 pts (81.25%) from other centers. 9/16 pts (56.25%) are females
and 7/16 pts (43.75%) are men. The mean age is 45,56±11.24 yo (68.25). The average of time to detect neoplasm
is 6.7±3.9 ys (14.2). The immunosuppressive drugs often use are Steroids / Sandimmun Neoral / Tacrolimus /
Azathioprine / Mycophenolate Mofetil. The induction therapy is Daclizumab, Basiliximab for CRH group. The
main cancer treatment is surgery combined with chemotherapy or radiation. The mortality rate is 68.75%.
Conclusions: The recommended immunosuppressive drugs for long-term use after transplantation are
capable of developing cancer. Cancer rate after transplantation depends on each person's response to
immunosuppressive drugs. Therefor, cancer treatment is more difficult and can increased mortality rate.
Key words: Urodynamic constant, female urology.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Niệu động học là một phân chuyên ngành
trong Tiết Niệu học. Ứng dụng đầu tiên của
niệu động học được Davis và Zimskind dùng để
khảo sát chức năng đường tiểu trên(70), những
năm sau đó Susset thấy có mối liên quan về sinh
lý, sinh lý bệnh giữa sự vận chuyển nước tiểu từ
thận xuống bàng quang cũng như chức năng
lưu trữ và bài xuất nước tiểu(24), từ đó niệu động
học được đưa vào để đáng giá chức năng đường
tiết niệu dưới. Sau hơn 30 năm nghiên cứu,
Jarvis GJ (1980)(25) và Powell PH (1981)(48) mở
rộng ứng dụng thử nghiệm niệu động học trong
khảo sát chức năng đường tiết niệu dưới ở
những phụ nữ có những triệu chứng của tiểu
không kiểm soát. Bàng quang có chức năng lưu
trữ và tống xuất nước tiểu được thể hiện qua
việc đo áp lực và lưu lượng nước tiểu gọi là niệu
động học. Bởi vì, các triệu chứng và khám lâm
sàng có giá trị chẩn đoán rất hạn chế trong chẩn
đoán các bệnh lý có liên quan đến đường tiết
niệu dưới nên thông thường các bác sĩ tiết niệu,
phụ khoa sẽ đưa khảo sát niệu động học giúp
phát hiện các bệnh lý có liên quan đến bàng
quang hay niệu đạo.
Bằng các chỉ số, có tính hằng định trên
người thường, người ta có thể đánh giá trạng
thái bệnh lý. Mục tiêu của nghiên cứu này là
tìm ra các chỉ số số hằng định về niệu động
học đường tiết niệu dưới của người Việt Nam
do đó rất cần thiết để có thể đối chiếu với chỉ
số các nước và chẩn đóan thêm chính xác trên
bệnh nhân Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Đối tượng nghiên cứu là người phụ nữ có
tình trạng đi tiểu bình thường, không có rối loạn
đi tiểu. Những phụ nữ này phải không có tiền
căn của bệnh lý đường tiết niệu dưới. Chỉ chọn
các đối tượng gần như không có triệu chứng
đường tiết niệu dưới (LUTS), tức IPSS≤3/35
điểm. Người được nghiên cứu được giải thích
và đồng ý với mục tiêu ngiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Nghi ngờ có các biểu hiện bệnh lý đường
tiết niệu dưới ; có tiền căn của bệnh lý đường
tiết niệu dưới; có chấn thương cột sống hay
tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 443
biên; có dấu hiệu thần kinh khu trú: rối loạn
trương lực cơ chi dưới và trương lực cơ vòng
hậu môn, bất thường của các phản xạ thần
kinh nông và sâu.
Quy trình thực hiện
- Khảo sát các điều kiện để thực hiện nghiên
cứu niệu động học:
+ Điểm số đánh giá triệu chứng đường tiết
niệu dưới theo bảng điểm IPSS có trị số ≤7 /35
điểm, bệnh nhân tự đánh giá theo chủ quan
của mình (bảng 1). Chỉ chọn các đối tượng
gần như không có triệu chứng đường tiết niệu
dưới (LUTS).
Bảng 1: Điểm số triệu chứng IPSS(6)
Trong tháng qua hay khoảng như
vậy, bà thường nhận thấy có: Không có gì
< 1 lần trong
5 lần đi tiểu
< 1/2 số lần
đi tiểu
Khoảng 1/2 số
lần đi tiểu có
> 1/2 số lần
đi tiểu có
Hầu như lúc
nào cũng có
1) Cảm giác tiểu không hết sau khi đi
tiểu xong không? 0 1 2 3 4 5
2) Hiện tượng phải đi tiểu lại dưới 2
giờ không? (bình thường khoảng 4
giờ đi 1lần)
0 1 2 3 4 5
3) Hiện tượng đi đái làm nhiều giai
đoạn? (tia nước tiểu ngắt quãng, ngập
ngừng)
0 1 2 3 4 5
4) Hiện tượng khó nhịn tiểu hay buồn
đi tiểu không? 0 1 2 3 4 5
5) Tia nước tiểu yếu lúc đi tiểu không? 0 1 2 3 4 5
6) Phải rặn khởi động lúc đi tiểu
không? 0 1 2 3 4 5
7) Trung bình mỗi đêm, bà phải thức dậy đi tiểu mấy lần kể từ lúc lên giường đến buổi sáng khi thức dậy?
0 Không 1 Một lần 2 Hai lần
3 Ba lần 4 Bốn lần 5 Năm lần hoặc hơn
Cách tính điểm như sau: điểm số tối đa của
7 câu hỏi là 35 điểm được chia thành 3 mức độ:
Từ 0 – 7 điểm: rối loạn nhẹ
Từ 8 – 19 điểm: rối loạn trung bình.
Từ 20 – 35 điểm: rối loạn nặng.
+ Bảng đánh giá chất lượng cuộc sống (QoL)
(bảng 2): điểm QoL do bệnh nhân tự đánh giá
theo chủ quan của mình (bảng 2.1):
Bảng 2: Điểm chất lượng cuộc sống(6)
Bà nghĩ sao nếu sống mãi với các triệu chứng trên?
Hoan
nghênh
Sống tốt Sống
được
Sống
tạm
được
Sống
khó
khăn
Sống
khổ sở
Không
chịu
được
0 1 2 3 4 5 6
Cách tính:
Từ 1 – 2 điểm: nhẹ.
Từ 3 – 4 điểm: trung bình, nên điều trị.
Từ 5 – 6 điểm: nặng.
Đo niệu dòng đồ
+Giải thích cho người tham gia đo niệu dòng
đồ hiểu rõ những bước thực hiện để họ an tâm.
+Dặn dò người tham gia uống nước và nhịn
tiểu cho đến khi có cảm giác buồn tiểu thật sự
không chịu được.
+Trong phòng đo niệu dòng đồ, người tham
gia sẽ tự ngồi tiểu một cách tự nhiên như thói
quen hàng ngày vào máy đo và không cố gắng
rặn thành bụng quá mức.
+Lượng nước tiểu bài xuất nên trong khoảng
từ 150 – 500 ml.
+Các thông số được đọc tự động trên máy
và in ra trên giấy và kết quả cần ghi nhận nhất là
lưu lượng niệu dòng tối đa (Qmax).
- Đo thể tích nước tiểu tồn lưu (RU):
+Sau khi thực hiện xong phép đo niệu dòng,
người tham gia đo sẽ được đo thể tích nước tiểu
tồn lưu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 444
+Cho người tham gia đo lên giường nằm
theo tư thế sản khoa sao cho họ được thoải mái.
+Thăm khám tổng quát vùng bụng, cơ quan
sinh dục, cảm giác và vận động hai chi dưới và
tầng sinh môn.
+Thăm khám âm đạo, trực tràng để đánh giá
trương lực cơ hậu môn, sự co thắt cơ hậu môn,
tình trạng sa sinh sục, ung thư cổ tử cung,...
+Rửa sạch vùng quanh hậu môn bằng cồn 70
độ.
+Đặt bóng trực tràng vào ống hậu môn
tương ứng với vị trí vùng tam giác bàng quang
(lòng trực tràng phải không có phân).
+Dán hệ thống 2 điện cực ở vị trí 3 giờ và 9
giờ rìa hậu môn, 1 điện cực ở vị trí thành bụng.
+Sát trùng cơ quan sinh dục.
+Trải khăn vô trùng.
+Đặt thông tiểu để lấy hết nước tiểu tồn lưu
trong bàng quang.
Phép đo áp lực đồ bàng quang
+Ngay sau khi đo thể tích nước tiểu tồn lưu,
người tham gia đo sẽ được tiếp tục đo áp lực đồ
bàng quang.
+Lấy ống thông tiểu ra.
+Sử dụng ống thông chuyên dùng hai
nhánh 7F, một nhánh dùng để đo áp lực trong
bàng quang, nhánh còn lại để bơm nước đổ vào
bàng quang.
+Nối nhánh bơm nước đổ vào bàng quang
với hệ thống dây truyền nước với dịch truyền là
nước muối sinh lý đã được giữ ấm ở nhiệt độ
36,50C.
+Đuổi khí tất cả các hệ thống để đo.
+Đưa vào niệu đạo đến bàng quang một
nhánh để đo áp lực trong ổ bụng.
+Hệ thống ống thông niệu đạo và bóng trực
tràng sẽ được nối với bộ phận cảm nhận
(transducer), được đặt ngang mức bờ trên xương
mu của bệnh nhân, bộ phận cảm nhận này được
nối kết với màn hình vi tính.
+Dặn dò người tham gia đo báo lại những
cảm giác có được trong khi thực hiện quá trình
đổ nước vào bàng quang: cảm giác đổ đầy (cảm
giác nặng bụng), cảm giác buồn đi tiểu đầu tiên,
cảm giác buồn đi tiểu thật sự, cảm giác buồn đi
tiểu dữ dội.
+Kiểm tra các ống đã được đặt đúng vị trí
bằng cách cho bệnh nhân ho một tiếng. Các ống
đúng vị trí khi cả 3 đỉnh áp lực bàng quang, áp
lực ổ bụng, áp lực cơ detrusor tương ứng nhau.
+Cho nước chảy từ từ vào bàng quang với
tốc độ được tính theo công thức trọng lượng cơ
thể (kg)/4 (ml/phút)(29) .
+Theo dõi cảm giác buồn tiểu của người
tham gia đo và các đường biểu diễn áp lực bàng
quang, áp lực ổ bụng, áp lực cơ detrusor và điện
cơ.
+Kết thúc quá trình làm đầy bàng quang khi
người tham gia đo có cảm giác buồn đi tiểu
không chịu được.
+Cho người tham gia đo đi tiểu đồng thời
quan sát sự thay đổi của các đường biểu diễn về
áp lực bàng quang, áp lực ổ bụng, áp lực cơ
detrusor trên máy.
Phương tiện nghiên cứu
-Dụng cụ dùng trong nghiên cứu:
+Máy sử dụng Albyn Medical – Tây Ban
Nha, số máy 0309068.
-Hệ thống ống chuyên dùng đo áp lực ổ
bụng, áp lực bàng quang, áp lực niệu đạo.
3 miếng dán điện cực.
2 ống chích 10cc đựng dung dịch vô trùng
bên trong.
2 chai nước muối sinh lý đã được giữ ấm.
Bộ dụng cụ đặt thông tiểu.
Găng tay vô trùng.
Khăn vô trùng.
Dung dịch sát khuẩn, cồn 70 độ.
Gel bôi trơn.
Xử lý số liệu
Dùng phương pháp tính trung bình ± độ
lệch chuẩn để tính giá trị trung bình, dùng
phương pháp thử nghiệm t-student để so sánh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 445
các số liệu; Dùng phương pháp thử nghiệm χ2,
phương pháp phân tích ANOVA để so sánh các
số liệu.Tất cả số liệu được xử lý theo chương
trình phần mềm SPSS 16.0 và Epi 6.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Số người nghiên cứu, tuổi và giới:
Tổng cộng nhóm người được nghiên cứu có
30 TH được nghiên cứu có đủ yếu tố chọn lựa.
Tất cả những người nghiên cứu là nữ giới,
được giải thích mục đích nghiên cứu và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tuổi trung bình 44,0 ± 9,1 (năm), tuổi nhỏ
nhất 22 tuổi, lớn nhất 59 tuổi. Lớp tuổi: 30 đối
tượng nghiên cứu phần lớn ở lớp tuổi từ 41 – 50
tuổi chiếm 50,0%. Lớp tuổi có phân bố tương
đối đồng đều từ 30 đến 59 tuổi.
Phân bố địa dư: Người được nghiên cứu đến
khám ở thành phố là 10 người chiếm 33,3% ít
hơn số người đến khám ở tỉnh là 20 người chiếm
66,7%.
Chỉ số cơ thể (BMI): Chỉ số khối cơ thể trung
bình 21,6 ± 2,1 (kg/m2). Chỉ số khối cơ thể nhỏ
nhất là 18,61 (kg/m2), lớn nhất là 28 (kg/m2). Chỉ
số khối cơ thể từ 18,5-22,9 chiếm tỷ lệ cao nhất
76,7% (23/30 TH). Thừa cân nguy cơ béo phì có 5
trường hợp chiếm 16,7% (5/30TH), nhóm béo
phì độ I chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,6% (2/30 TH).
Điểm số triệu chứng đường tiết niệu dưới
(LUTS) và điểm số chất lượng cuộc sống đi
tiểu (QoL):
Kết quả trả lời của bảng câu hỏi IPSS cho
thấy nhóm người được nghiên cứu đều không
có hoặc có rất ít triệu chứng ở đường tiết niệu
dưới (bảng 1).
Bảng 3: Điểm số triệu chứng đường tiết niệu dưới
của nhóm người được nghiên cứu.
Điểm số IPSS Số trường hợp Tỷ lệ %
0 8 26,7
1 11 36,6
2 8 26,7
3 3 10,0
Tổng số 30 100,0
Các chỉ số cơ bản của đi tiểu bình thường ở
người phụ nữ
Thể tích nước tiểu mỗi lần đi tiểu (qua đi tiểu
bình thường)
Giá trị trung bình của dung tích nước tiểu
khi đi tiểu bình thường: trên nữ 330,09 ± 147,88
mL, giá trị nhỏ nhất là 112 mLvà lớn nhất là 731
Ml.
Dung tích nước tiểu khi đi tiểu là một đại
lượng mang tích tương đối, có thể thay đổi tuỳ
thời điểm, tâm lý của con người. Mục tiêu lần
này không đi sâu hơn.
Dung tích bàng quang thật sự tức dung tích
sinh lý là tổng số của dung tích nước tiểu (lấy
qua đi tiểu) + dung tích tồn lưu sau đi tiểu.
Dung tích này cũng có được khi đo áp lực đồ
bàng quang bằng thủ công hay bằng máy.
Vì vậy dung tích nước tiểu có được chỉ phản
ảnh một phần dung tích thật của bàng quang, có
giá trị trong thực hành, bác sĩ thường chỉ cần
khảo lượng nước tiểu đo qua đi tiểu bình
thường.
Thể tích nước tiểu tồn lưu
Giá trị trung bình của dung tích nước tiểu
tồn lưu: 18,5 ± 13,4 mL, nhỏ nhất là 0 mL, lớn
nhất là 50 mL.
Phân tích RU theo lớp tuổi: phân tích giá trị
trung bình của nước tiểu tồn lưu theo từng
nhóm tuổi từ 21 – 30 tuổi là 14,6 ± 13,6 mL, từ 31
- 40 tuổi là 20,0 ± 14,1 mL, từ 41 - 50 tuổi là 21,2 ±
20,9 mL, từ 51 - 60 tuổi là 22,1 ± 17,3 mL. Dùng
phép kiểm định ANOVA, so sách từng cặp các
số trung bình và phương sai của chúng cho thấy
giá trị trung bình của nước tiểu tồn lưu theo
từng nhóm tuổi không có khác biệt ý nghĩa
(p>0,05) (bảng 2).
Bảng 4: Giá trị trung bình của nước tiểu tồn lưu xếp
theo lớp tuổi (n=30)
Theo lớp tuổi Trung
bình
Lớp tuổi 21- 30
(n=2)
31 – 40
(n=6)
41- 50
(n=15)
51-60
(n=7)
44,0 ± 9,1
RU (mL) 14,6 ±
13,6
20,0 ±
14,1
21,2 ±
20,9
22,1 ±
17,3
18,5 ± 13,4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 446
RU <50 và
≥50 tuổi
16,7 ± 15,6
(n=23)
22,1 ±
17,3
(n=7)
P>0,005
Phân tích RU trung bình theo điểm IPSS:
Trong nhóm người được nghiên cứu này
cho kết quả là: không có sự khác biệt giữa các
nhóm IPSS= 0, 1, 2, 3 của loạt này, phép kiểm
định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt ý
nghĩa, p>0,05 (bảng 3).
Kết quả này xác nhận thêm rằng việc chọn
các đối tượng nghiên cứu là những người bình
thường về niệu động học. Vì vậy các chỉ số có
được có độ tin cậy.
Bảng 5: Giá trị trung bình của nước tiểu tồn lưu
theo IPSS từ 1 đến 3 điểm (không có sự khác biệt có ý
nghĩa, p>0,05).
Số trường hợp Điểm số IPSS Nước tiểu tồn lưu
(mL)
8 0 11,5 ± 6,4
11 1 17,1 ± 11,1
8 2 20,6 ± 20,5
3 3 23,8 ± 21,5
Lưu lượng niệu dòng tối đa (qmax)
Giá trị trung bình của lưu lượng niệu dòng
tối đa (Qmax): là 24,8 ± 5,2 mL/giây (n=30). Giá trị
nhỏ nhất là 18 mL/giây, lớn nhất là 37 mL/giây.
Tất cả trường hợp đều có trị số rơi vào vùng
bình thường trên toán đồ Liverpool.
Phân tích giá trị trung bình của Qmax theo
từng nhóm tuổi: từ 21 – 30 tuổi là 33,5 ± 4,9
mL/giây, từ 31 - 40 tuổi là 28,8 ± 4,8 mL/giây, từ
41 - 50 tuổi là 24,7 ± 4,0 mL/giây, từ 51 - 60 tuổi
là 19,7 ± 1,5 mL/giây (bảng 3.4). Dùng phép kiểm
định ANOVA, so sách từng cặp các số trung
bình và phương sai của chúng cho thấy:
+ Ở các lớp tuổi 21-30, 31-40, 41-50 có Qmax
không khác biệt (p>0,05).
+ Các lớp tuổi dưới 50 và từ 50 trở đi lại có
sự khác biệt ý nghĩa, trị số RU ở bình thường
người trẻ thấp hơn người già (p< 0,05) (bảng 4
và biểu đồ 1).
Bảng 6: Phân tích số Qmax trung bình theo từng lớp
tuổi. Có sự khác biệt ý nghĩa ở nhóm ≥50 tuổi và các
nhóm trẻ hơn (p<0,05).
Lớp tuổi 21- 30 31 – 40 41- 50 51-60
Số TH (n=30) 2 6 15 7
Qmax (mL/giây) 33,5 ± 4,9 28,8 ± 4,8 24,7 ± 4,0 19,7 ± 1,5
Lớp tuổi <50 và
≥50 (p<0,05)
26,8 ± 4,9 19,7 ± 1,5
Trung bình
Qmax
24,8 ± 5,2 mL/giây
Phân tích Qmax giữa các nhóm có điểm số
IPSS khác nhau:
Phân tích Qmax theo các nhóm điểm IPSS,
IPSS= 0, 1, 2, 3, của loạt này, phép kiểm định
ANOVA cho thấy không có sự khác biệt ý
nghĩa, p>0,05 (bảng 5).
Bảng 7: Giá trị trung bình của Qmax theo IPSS
Điểm số
IPSS
Số trường hợp Qmax (mL/giây)
(p>0,05)
0 8 24,7 ± 4,5
1 11 26,1 ± 5,6
2 8 23,1 ± 3,9
3 3 20,6 ± 3,1
Tổng công 30 24,84 ± 5,26
Kết quả này xác nhận thêm rằng việc chọn
các đối tượng nghiên cứu là những người bình
thường về niệu động học. Vì vậy các chỉ số có
được có độ tin cậy.
Kết quả đo áp lực đồ bàng quang
Áp lực cơ detrusor (Pdet): Giá trị trung bình
của áp lực cơ chóp bàng quang (detrusor), viết
tắt Pdet: 43,9 ± 10,7 cm H2O, thấp nhất là 31 cm
H2O, cao nhất 67 cm H2O.
Giá trị trung bình của Pdet phân bố theo
từng nhóm tuổi: từ 21 – 30 tuổi là 49,8 ± 13,1 cm
H2O, từ 31 - 40 tuổi là 47,5 ± 12,0 cm H2O, từ 41 -
50 tuổi là 42,4 ± 11,9 cm H2O, từ 51- 60 tuổi là
41,5 ± 8,9 cm H2O.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 447
Biểu đồ 1: Phân tích số Qmax trung bình theo từng lớp tuổi, cho thấy giữa các lớp tuổi dưới 50 không có sự
khác biệt; giữa lớp tuổi trên 50 và các lớp trẻ hơn thì có sự khác biệt có ý nghĩa (Phép kiểm định ANOVA,
p<0,05).
Dùng phép kiểm định ANOVA, so sách
từng cặp các số trung bình và phương sai của
chúng cho thấy:ở các lớp tuổi 21-30, 31-40, 41-50,
51-60 các trị số trung bình của Pdet không khác
biệt (p>0,05) (bảng 6).
Như vậy, không có sự thay đổi giá trị trung
bình của Pdet theo tuổi.
Bảng 8: Giá trị trung bình của áp lực cơ detrusor
(Pdet) theo từng lớp tuổi (n=30). Không có sự khác
biệt giữa các lứa tuổi (p>0,05)
Theo lớp tuổi Trung bình
Lớp tuổi 21- 30
(n=2)
31 –
40
(n=6)
41- 50
(n=15)
51-60
(n=7)
44,0 ± 9,1
Pdet
(cm H2O)
49,8 ±
13,1
47,5 ±
12,0
42,4 ±
11,9
41,5 ± 8,9 43,9 ± 10,7
Pdet <50
và ≥50 tuổi
(p>0,05)
43,8 ± 10,5
(n=23)
41,5 ± 8,9
(n=7)
p>0,05
Phân tích Pdet giữa các nhóm có điểm số
IPSS khác nhau:
Trong nhóm người được nghiên cứu này
cho kết quả là: không có sự khác biệt giữa Pdet
phân theo các nhóm IPSS = 0, 1, 2, 3, phép kiểm
định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt ý
nghĩa, p>0,05 (bảng 3.6).
Kết quả này xác nhận thêm rằng việc chọn
các đối tượng nghiên cứu là những người bình
thường về niệu động học (bảng 7).
Bảng 9: So sánh giá trị Pdet trung bình và điểm số
IPSS, không có sự khác biệt ý nghĩa(phép kiểm định
ANOVA, p>0,05.
Số trường hợp Điểm số IPSS Pdet (p> 0,05)
8 0 46,3 ± 8,6
11 1 46,5 ± 14,9
8 2 42 ± 8,2
3 3 38,6 ± 5,5
Kết quả đo áp lực ổ bụng (áp lực âm đạo), viết
tắt pabd:
Giá trị trung bình Pabd của áp lực ổ bụng
(đo qua âm đạo) trong loạt này là: 53,3 ± 13,5 cm
H2O, giá trị nhỏ nhất là 23 cm H2O và lớn nhất
là 81 cm H2O. cm H2O.
Giá trị trung bình của Pabd phân bố theo
từng nhóm tuổi:từ 21 – 30 tuổi là 39,5 ± 6,3 cm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 448
H2O, từ 30 -39 tuổi là 47,3 ± 17,5 cm H2O, từ 40-
49 tuổi là 55,6 ± 12,9 cm H2O, từ 50-59 tuổi là 60.
Dùng phép kiểm định ANOVA, so sách
từng cặp các số trung bình và phương sai của
Pabd cho thấy (biểu đồ 3.12 và các bảng 7, bảng
8):
+ Nếu có sự cách biệt 2 lớp tuổi kế tiếp hơn
10 năm tuổi thì Pabd có khác biệt (p<0,05), Pabd
sẽ tăng hơn;
+ Nhưng lớp tuổi dưới 50 và lớp tuổi trên 50
thì lại có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).
Bảng 10: Phân tích số Qabd trung bình theo từng lớp
tuổi. Có sự khác biệt có ý nghĩa ở nhóm ≥50 tuổi và
các nhóm trẻ hơn (p<0,05)
Theo lớp tuổi Trung bình
Lớp tuổi 21- 30
tuổi
(n=2)
31 –
40 tuổi
(n=6)
41- 50
tuổi
(n=15)
51-60 tuổi
(n=7)
44,0 ± 9,1
Pabd
cm H2O
39,5 ±
6,3
47,3 ±
17,5
55,6 ±
12,9
60,5 ± 9,9 53,3 ± 13,5
Pabd <50
và ≥50
51,4 ± 14,0
(n=23)
60,5 ± 9,9
(n=7)
Bảng 11: Phân tích giá trị Pabd trung bình theo từng
lớp tuổi (phép kiểm định ANOVA).
STT Nhóm tuổi Pabd p
21- 30 39,5 ± 6,3 1
41- 50 55,6 ± 12,9
p = 0,005
21- 30 39,5 ± 6,3 2
51-60 60,5 ± 9,9
p = 0,0009
STT Nhóm tuổi Pabd p
21- 30 39,5 ± 6,3 3
31 – 40 47,3 ± 17,5
p = 0,26
31 – 40 47,3 ± 17,5 4
41- 50 55,6 ± 12,9
p = 0,27
31 – 40 47,3 ± 17,5 5
51 - 60 60,5 ± 9,9
p = 0,23
41- 50 55,6 ± 12,9 6
51-60 60,5 ± 9,9
p = 0.57
< 50 51,4 ± 14,0 7
≥50 60,5 ± 9,9
p < 0,05
Áp lực trong bàng quang (pves)
Giá trị trung bình của áp lực trong bàng
quang (Pves) trong nghiên cứu chúng tôi là 98,2
± 15,8 cm H2O, giá trị nhỏ nhất là 74 cm H2O và
lớn nhất là 155 cm H2O (biểu đổ 3.13).
Giá trị áp lực trong bàng quang trung bình
theo từng nhóm tuổi: từ 21 – 30 tuổi là 87 ± 18,3
cm H2O, từ 31 - 40 tuổi là 94 ± 10,5 cm H2O, từ
41 - 50 tuổi là 101,5 ± 19,3 cm H2O, từ 51- 60 tuổi
là 99,1 ± 11,1cm H2O.
Dùng phép kiểm định ANOVA, so sách
từng cặp các số trung bình và phương sai của
chúng cho thấy:ở các lớp tuổi 21-30, 31-40, 41-50,
51-60 các trị số trung bình của Pdet không có sự
khác biệt ý nghĩa (p>0,05) (bảng 3.12 và biểu đồ
3.14).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 449
Biểu đồ 2: Giá trị trung bình của áp lực trong bàng quang (Pves) tính theo từng lớp tuổi. Không có sự khác biệt
có ý nghĩa giữa các lứa tuổi (n=30), p>0,05, phép kiểm INOVA.
Bảng 12: Giá trị trung bình của áp lực trong bàng
quang tính theo từng nhóm tuổi, không có ý nghĩa
thống kê, p>0,05.
Theo lớp tuổi Cộng
Lớp tuổi 21- 30
(n=2)
31 –
40
(n=6)
41- 50
(n=15)
51-60
(n=7)
44,0 ± 9,1
Pves
(cm H2O)
87 ±
18,3
94 ±
10,5
99,1 ±
11,1
101,5 ±
19,3
98,2 ± 15,8
Pves <50
tuổi và ≥50
tuổi
94,4 ± 17,7
(n=22)
101,5 ±
19,3
(n=7)
P>0,05
Phân tích Pves giữa các nhóm có điểm số
IPSS khác nhau:
Phép kiểm định ANOVA cho thấy không có
sự khác biệt ý nghĩa giữa Pves theo các nhóm
IPSS = 0, 1, 2, 3 p>0,05 (bảng 3.13).
Bảng 13: Pves giữa các nhóm có điểm số IPSS khác
nhau. không có sự khác biệt ý nghĩa giữa Pves theo
các nhóm IPSS = 0, 1, 2, 3 p>0,05
Số trường hợp Điểm số IPSS Pves
8 0 92,6 ± 14,1
11 1 103,1 ± 19,9
8 2 99,8 ± 9,2
3 3 99 ± 13,4
Tổng 30
Dung tích sinh lý bàng quang và dung tích qua
các giai đoạn cảm giác bàng quang
Dung tích đỗ đầy bàng quang (dung tích
sinh lý bàng quang).
Giá trị dung tích đỗ đầy bàng quang: trong
loạt này là 351,5 ± 67,1mL, giá trị nhỏ nhất là 270
mL và lớn nhất là 545 mL.
Giá trị dung tích đổ đầy bàng quang trung
bình theo từng lớp tuổi từ 21 –30 tuổi là 363 ±
18,3 mL, từ 31 - 40 tuổi là 353 ± 55 mL, từ 41 - 50
tuổi là 350,2 ± 84,8 mL, từ 51 - 60 tuổi là 350,8 ±
55 mL.
Dùng phép kiểm định ANOVA, so sách
từng cặp các số trung bình và phương sai của
dung tích đổ đầy bàng quang cho thấy không có
sự khác biệt ý nghĩa, p> 0,05 (bảng 11):
Bảng 14: Trị trung bình dung tích đổ đầy bàng
quang theo lớp tuổi (n=30).
Theo lớp tuổi Cộng
Lớp tuổi 21- 30
(n=2)
31 –
40
(n=6)
41- 50
(n=15)
51-60
(n=7)
44,0 ± 9,1
DTBQ
(mL)
363 ±
18,3
353 ±
55
350,2 ±
84,8
350,8 ± 55 351,5 ±
67,1
<50tuổi và
≥ 50 tuổi
354,18 ± 73,9
(n=23)
350,8 ± 55
(n=7)
P> 0,05
Phân tích giá trị trung bình của dung tích
bàng quang giữa các nhóm có điểm số IPSS khác
nhau, cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa,
p>0,05 (bảng 12).
Bảng 15: Phân tích giá trị trung bình của dung tích
bàng quang và điểm số IPSS, không có sự khác biệt ý
nghĩa, p>0,05.
Số trường hợp Điểm số IPSS DTBQ
8 0 379,3 ± 73,5
11 1 333,9 ± 82,3
8 2 337,5 ± 41,6
3 3 379 ± 43,3
Các cảm giác đổ đầy bàng quang.
Giá trị trung bình của dung tích nước đổ vào
bàng quang (Cg1), để có cảm giác đầu tiên đã có
nước trong bàng quang (cảm giác nặng bụng) là
157,5 ± 36,6 mL, trị số lớn nhất là 245 mL và nhỏ
nhất là 110 mL.
Giá trị trung bình của dung tích nước đổ vào
bàng quang để có cảm giác mắc tiểu đầu
tiên(Cg2), là 209,8 ± 51,9 mL, trị số lớn nhất là
344 mL và nhỏ nhất là 129 mL.
Giá trị trung bình dung tích nước đổ vào
bàng quang để có cảm giác buồn đi tiểu dữ
dội(Cg3), là 261,5 ± 54,5 mL, trị số lớn nhất là 393
mL và nhỏ nhất là 189 mL.
Ba giá trị trung bình của dung tích bàng
quang tương ứng 3 mức độ cảm giác đầy. Cg1 >
Cg2 > Cg3. Có sự khác biệt có nghĩa, n=30 (biểu
đồ 3).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 450
Biểu đồ 3: Ba giá trị trung bình của dung tích bàng quang tương ứng 3 mức độ cảm giác đầy. Cg1 > Cg2 >
Cg3. Có sự khác biệt có nghĩa, n=30.
Phân tích Anova giữa giá trị trung bình của
của cảm giác bàng quang phân bố theo từng
nhóm tuổi, cho thấy không có sự khác biệt ý
nghĩa. Tức là càng lớn tuổi thì dung tích bàng
quang gây nên các cảm giác đi tiểu ở bàng
quang ở người bình thường không thay đổi theo
tuổi.
BÀN LUẬN
Về đối tượng nghiên cứu
Các biến số có thể ảnh hưởng các chỉ số niệu
động bình thường:
Để xác định độ khách quan và tính trung
thực, tính không bệnh lý của các chỉ số. Tác giả
đã thực hiện các phép kiểm định theo 2 biến số
liên quan đến tiêu chuẩn chọn bệnh:
Phân tích theo biến số là các lớp: theo diễn
tiến tự nhiên, người lớn tuổi hơn có thể chức
năng của các cơ quan của cơ thể sẽ biến đổi
thường theo chiều đi xuống. Qua các bảng phân
tích cũng đã phát hiện một số chỉ số niệu động
có thay đổi theo lớp tuổi.
Phân tích theo biến số là các triệu chứng
đường tiết niệu dưới là các bảng điềm IPSS và
QoL. Trong đó chủ yếu là QoL. Cách chọn đầu
vào là những người có IPSS≤3/35 điểm là đúng.
Trong tất cả các phân tích số liệu theo điểm
IPSS, đã cho thấy biến số này không ảnh hưởng
có ý nghĩa thống kê trên các chỉ số niệu động.
Như vậy IPSS≤5/35 điểm và QoL ≤1điểm có thể
chấp nhận như trường hợp bình thường về niệu
động.
Những người đến đo niệu động học là
những người được cho là bình thường, chúng
tôi tham khảo theo thang điểm của IPSS thì tổng
điểm IPSS dưới 5 và hiện tại những người tình
nguyện đo niệu động học này không có những
triệu chứng bất thường của đường tiết niệu
dưới, sau đó chúng tôi sẽ làm bảng điểm để
đánh giá chất lượng cuộc sống của họ và những
người này đều có chất lượng cuộc sống tốt với
thang điểm dưới 3. Những giá trị phù hợp với
nghiên cứu của tạp chí nghiên cứu về chất
lượng cuộc sống năm 2010(61).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 451
Mặt khác, một số nghiên cứu khác đánh giá
mối liên quan giữa lưu lượng niệu dòng tối đa
với tuổi ở nam giới cũng cho kết quả khi tuổi
càng tăng thì lưu lượng niệu dòng tối đa càng
giảm(26), nhưng ở trẻ em khi tuổi càng tăng thì
lưu lượng niệu dòng tối đa càng tăng(27,32,57).
Chúng tôi thấy lưu lượng niệu dòng tối đa
có thể sẽ giảm theo tuổi, khi tuổi càng cao thì
lưu lượng niệu dòng tối đa càng giảm. Nên
chúng tôi chia làm hai nhóm tuổi nhỏ và lớn
hơn 50 cho kết quả những người có tuổi lớn 50
thì lưu lượng niệu dòng tối đa sẽ giảm hơn so
với những người có tuổi nhỏ hơn 50, kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Siroky MB
(2004)(55).
Mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và
lưu lượng niệu dòng tối đa là mối tương quan
thuận nghĩa là chỉ số khối cơ thể tăng thì lưu
lượng niệu dòng tối đa cũng tăng theo. Trong
nghiên cứu này chúng tôi chưa phân tích các
yếu tố BMI và chỉ số niệu động.
Các yếu tố khác liên quan đến tiểu chuẩn
người bình thường:
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng
tôi 44,7 ± 9,9 (năm), trong khi đó tuổi trung bình
trong nghiên cứu của Brostrom S (2002) là 52
tuổi (nhỏ nhất 39, lớn nhất 72)(7).
Trong nghiên cứu Madersbacher S (1998) thì
tuổi ở những người có rối loạn đường tiết niệu
dưới thường có độ tuổi lớn hơn với tuổi trung
bình là 59 ± 16 (tuổi)(30).
Tại Việt Nam, tuổi thường đến điều trị rối
loạn đường tiết niệu dưới là 49,92 (tuổi)(16) nên
chúng tôi chọn đối tượng trong nghiên cứu ở độ
tuổi này đánh giá trị số bình thường.
Về kết quả nghiên cứu
Tổng thể tích nước tiểu tống xuất qua niệu đạo
Lưu lượng niệu dòng tối đa bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố bao gồm tổng dung tích nước
tiểu tống xuất qua niệu đạo, tâm lý, tuổi, tăng áp
lực ổ bụng, bệnh lý ở cơ detrusor và đề kháng
niệu đạo(66).
Bảng 16: So sánh giá trị trung bình của tổng dung
tích nước tiểu tống xuất qua niệu đạo (VV) với các
tác giả khác
Tác giả Năm Số trường
hợp
VV P
Groutz A(19) (1) 1999 166 315 ± 70 (1) so (4) p >
0,05
Unsal A(62) (2) 2004 36 331,8 ±
13,3
(2) so (4) p >
0,05
Barapatre Y(5)
(3)
2009 308 291 ± 167 (3) so (4) p >
0,05
BVCR(4) 2011 31 330,1 ±
147,9
Tổng dung tích nước tiểu tống xuất qua niệu
đạo trung bình 330,1 ± 147,9 mL, giá trị nhỏ nhất
là 112 mL và lớn nhất là 731 mL. Giá trị tổng
dung tích nước tiểu tống xuất qua niệu đạo
trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự như Groutz A (1999)(19), Unsal A
(2004)(62), Barapatre Y (2009)(5), không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa các tác
giả với chúng tôi. Khi có bệnh lý gây rối loạn
tống xuất nước tiểu thì tổng dung tích nước tiểu
được tống xuất qua niệu đạo giảm.
Lưu lượng nước tiểu có khuynh hướng
giảm theo toán đồ của Liverpool là dưới đường
bách phân vị thứ 10 trong những trường hợp đi
tiểu khó khăn giúp chẩn đoán sớm khoảng
38%(14) đến 39%(21) bệnh nhân có bệnh lý đường
tiết niệu dưới.
Ngược lại, lưu lượng nước tiểu có xu hướng
chảy nhanh hơn với phụ nữ có tăng hoạt động
của cơ detrusor. Năm mươi phần trăm những
trường hợp có lưu lượng nước tiểu chảy nhanh
trên đường bách phân vị 90, thì những phụ nữ
này sau đó được chẩn đoán là cơ detrusor tăng
hoạt động(23).
Dựa vào các kết quả ghi nhận được khi thực
hiện phép đo, chúng tôi nhận thấy rằng lưu
lượng niệu dòng tối đa tỷ lệ thuận với tổng
dung tích nước tiểu tống xuất qua niệu đạo, tỷ
lệ nghịch với tuổi.
Thể tích nước tiểu tồn lưu
Bình thường dung tích nước tiểu tồn lưu có
giá trị nhỏ hơn 50mL(51), trong nghiên cứu chúng
tôi dung tích nước tiểu tồn lưu là 18,5 ± 13,4 mL
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 452
nằm trong giới hạn bình thường và cũng phù
hợp với nghiên cứu trước đó của Wyndaele JJ(68)
và Pfisterer MH(47) (bảng 14).
Bảng 17: So sánh giá trị trung bình của dung tích
nước tiểu tồn lưu với các tác giả khác
Tác giả Năm Số trường
hợp
PVR P
Wyndaele JJ(68)
(1)
1999 10 19 (1) so (3) p >0,05
Pfisterer MH(47)
(2)
2007 24 20 (2) so (3) p > 0,05
BVCR (3) 2011 31 18,5 ±
13,4
Các toán đồ dùng trong khảo sát Qmax
+ Năm 1989, Haylen và cộng sự đã đưa ra
toán đồ Liverpool để cung cấp giá trị tham khảo
bình thường đối với lưu lượng nước tiểu tối đa
và trung bình, mức dao động của dung tích
nước tiểu được tống xuất(23).
Trong tất cả các trường hợp đo bằng máy
Albyn ở loạt này, các chỉ số tìm ra đều phù hợp
rơi vào vùng bình thường trên toán đồ
Liverpool.
Tham khảo các trị Qmax với các tác giả khác
Giá trị của lưu lượng niệu dòng tối đa giúp
phát hiện những bất thường về lượng nước tiểu
được tống xuất và loại bệnh lý gây bất thường
tống xuất.
Trong nghiên cứu của chúng tôi lưu lượng
niệu dòng tối đa trung bình ở người phụ nữ
bình thường là 24,84 ± 5,26 (mL/giây), so sánh
với số liệu được công bố với các chủng dân
khác, nhưng cho thấy có nhiều tương đồng
(bảng 15).
Bảng 18: So sánh giá trị trung bình của Qmax với các
tác giả khác
Tác giả Năm Số TH Qmax p: (4) so sánh
với (1),(2),(3)
Fantl JA(16) (1) 1983 60 24,4 ± 7,5 p > 0,05
Unsal A(62) (2) 2004 36 28,09 ± 0,66 p < 0,05
Barapatre Y(5)
(3)
2009 308 23,06 ± 9,4 p > 0,05
BVCR (4) 2011 31 24,84 ± 5,26
Giá trị trung bình của lưu lượng niệu dòng
tối đa trong nghiên cứu chúng tôi tương đương
với nghiên cứu của Barapatre Y(5) và Fantl JA(16)
do những nghiên cứu này chọn nhóm tuổi dao
động từ tuổi nhỏ nhất đến tuổi lớn nhất để thực
hiện nghiên cứu.
Trị số trung bình của lưu lượng niệu dòng
tối đa trong nghiên cứu của Unsal A(62) lớn hơn
chúng tôi do nhóm tuổi được chọn để nghiên
cứu dao động từ 21-44 (năm) nhỏ hơn nhóm
tuổi mà chúng tôi chọn để nghiên cứu từ 22-66
(năm).
Lưu lượng nước tiểu tối đa sẽ thấp hơn ở
những người có rối loạn chức năng đường tiết
niệu dưới khi so với những người không triệu
chứng.
Bàn luận về kết quả đo áp lực đồ bàng
quang
Áp lực của cơ detrusor (pdet)
Trong pha đổ đầy nước tiểu không thay đổi
hay chỉ thay đổi rất ít và không có các cơn co
thắt tự phát xảy ra mặc dù được kích thích. Trị
số trung bình của áp lực cơ detrusor trên những
phụ nữ bình thường trong nghiên cứu chúng tôi
là 45,1 ± 13,1 cm H2O cũng nằm trong giới hạn
bình thường theo nghiên cứu của patel u
(2010)(45) là trong khoảng 40-60 cm H2O.
Áp lực cơ detrusor không còn ở giá trị bình
thường khi đo áp lực đồ bàng quang có thể giúp
phát hiện được sự tăng hoạt động của cơ
detrusor và giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán
bệnh lý bàng quang nếu đi kèm với tình trạng
lâm sàng của bệnh nhân. Bởi vì, tăng hoạt động
cơ detrusor vô căn có thể gặp trong 30%-35% ở
những trường hợp tiểu không kiểm soát khi
gắng sức đã trải qua phẫu thuật(33).
Áp lực trong bàng quang
Áp lực ổ bụng trung bình ở những phụ nữ
bình thường trong nghiên cứu chúng tôi là 54,1
± 16,2 cm H2O cũng nằm trong giới hạn bình
thường theo nghiên cứu của Abrams P (2006)(2)
thì áp lực ổ bụng muốn đi tiểu được phải trên 40
cm H2O.
Trong trường hợp bàng quang không co
thắt, sự đi tiểu là do sự giãn hoàn toàn của cơ
thắt niệu đạo kết hợp với sự gia tăng áp lực
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 453
trong ổ bụng, nên theo dõi áp lực ổ bụng rất cần
thiết để xác định giá trị áp lực cơ detrusor thực
sự ở những bệnh nhân đã bị mất phản xạ(39).
Trong nghiên cứu trên những phụ nữ bình
thường của chúng tôi thì giá trị áp lực trong
bàng quang trung bình là 98,2 ± 15,8 cm H2O.
Áp lực trong bàng quang (Intravesical pressure)
được đo trực tiếp từ bên trong bàng quang, có
được từ 2 nguồn: áp lực ổ bụng (Pabd) và áp lực
từ cơ detrusor.
Dung tích bàng quang và các cảm giác liên
quan
Về các tiêu chuẩn để đánh giá dung tích
bình thường của bàng quang (sinh lý):
-Theo Paul Abrams(1), giá trị dung tích bàng
quang đổ đầy trong nghiên cứu chúng tôi là
351,5 ± 67,1 mL nằm trong giới hạn bình thường
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wyndaele
JJ (bảng 4.4.), và giá trị dung tích bàng quang đổ
đầy bình thường từ 300 đến 550 mL(68).
Khi dung tích bàng quang giảm dưới
250mL và không kèm tăng áp lực cơ detrusor
mà bệnh nhân đã có cảm giác muốn đi tiểu thì
đó là bệnh lý tăng nhạy ở bàng quang, viêm
mô kẽ bàng quang
Bảng 19: So sánh giá trị trung bình của dung tích
bàng quang đổ đầy với các tác giả khác
Tác giả Năm Trung bình Max Min
Wyndaele JJ(68) 1999 453 ± 146,4 321 822
BVCR 2011 351,5 ± 67,1 270 545
Cảm giác của bàng quang trong quá trình được
đổ đầy
Giá trị trung bình của dung tích nước đổ đầy
vào bàng quang để có được cảm giác buồn tiểu
đầu tiên trong nghiên cứu của chúng tôi là 157,5
± 36,6 mL là giá trị được thực hiện trên những
phụ nữ bình thường nằm trong giới hạn bình
thường.
Cảm giác buồn đi tiểu đầu tiên xuất hiện khi
dung tích nước đổ đầy chiếm khoảng 50% dung
tích bàng quang, giá trị trung bình của cảm giác
buồn đi tiểu đầu tiên trong nghiên cứu của
chúng tôi được thực hiện trên những phụ nữ
bình thường là 157,5 ± 36,6 mL, nằm trong giới
hạn bình thường từ khoảng 150-250 mL(52).
Cảm giác buồn đi tiểu dữ dội xuất hiện
khi dung tích nước đổ đầy chiếm khoảng 90%
dung tích bàng quang, giá trị trung bình của
cảm giác buồn đi tiểu dữ dội ở những phụ nữ
bình thường trong nghiên cứu này là 261,5 ±
54,5 mL, nằm trong giới hạn bình thường từ
300-500 mL(52).
Tăng cảm giác buồn tiểu hay gặp trong
những trường hợp bàng quang tăng hoạt tính
thì cảm giác buồn tiểu đầu tiên sẽ nhỏ hơn
100 mL. Những trường hợp giảm cảm giác
đặc trưng bằng giảm cảm giác buồn tiểu đầu
tiên, cảm giác buồn đi tiểu đầu tiên và những
bệnh nhân này không bao giờ có cảm giác
buồn đi tiểu dữ dội. Bên cạnh đó, những
trường hợp không có cảm giác khi dung tích
bàng quang đã ở mức tối đa thì bệnh nhân đã
có bất thường về thần kinh chi phối.
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua nghiên cứu nhỏ này nhằm tìm
ra các chỉ số bình thường về niệu động học trên
đối tượng là phụ nữ Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu đã đưa ra được một số các chỉ số cơ bản, hy
vọng có thể giúp cho ngành Tiết Niệu-Phụ khoa
hiện mới phát triển có thêm tư liệu để đối chiếu,
nghiên cứu và điều trị.
Tuy nhiên, do phạm vi của đề tài và còn
nhiều giới hạn, nên số trường hợp nghiên cứu
còn ít; một số chỉ số chưa có phương tiện để đào
sâu như: áp lực niệu đạo, áp suất niệu dòng,
BMI và các chỉ số niệu động
Chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục công trình
này trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abrams P (2006). Urodynamic Techniques, Urodynamics,
Springer, pp. 20-21.
2. Abrams P (2006). Urodynamics in Clinical Practice,
Urodynamics, Springer, pp. 162.
3. Abrams P, Cardozo L, Fall M, et al. (2002). The standardisation
of terminology of lower urinary tract function: report from the
Standardisation Sub-committee of the International Continence
Society, Am J Obstet Gynecol, 187 (1), pp. 116-26.
4. Abrams P, Cardozo L, Fall M, et al. (2002). The standardisation
of terminology of lower urinary tract function: report from the
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 454
Standardisation Sub-committee of the International Continence
Society, Neurourol Urodyn, 21 (2), pp. 167-78.
5. Barapatre Y, Agarwal MM, Singh SK, et al. (2009).
Uroflowmetry in healthy women: Development and validation
of flow-volume and corrected flow-age nomograms, Neurourol
Urodyn, 28 (8), pp. 1003-9.
6. Barry MJ, Fowler FJ, Jr., O'Leary MP, et al. (1992). The American
Urological Association symptom index for benign prostatic
hyperplasia. The Measurement Committee of the American
Urological Association, J Urol, 148 (5), pp. 1549-57; discussion
1564.
7. Brostrom S, Jennum P, and Lose G (2002). Short-term
reproducibility of cystometry and pressure-flow micturition
studies in healthy women, Neurourol Urodyn, 21 (5), pp. 457-60.
8. Cameron AP (2011). Incontinence: The role of ambulatory
urodynamics in spinal cord injury, Nat Rev Urol, 8 (6), pp. 298-9.
9. Cardozo L,Staskin D (2001). Cystometry, Textbook of female
urology and urogynaecology, Isis Medical Media, pp. 203.
10. Cardozo L,Staskin D (2001). Uroflowmetry, Textbook of female
urology and urogynaecology, Isis Medical Media, pp. 187.
11. Chapple CR, MacDiarmid SA, and Patel A (2009). Urodynamics
procedures, Urodynamics made easy, Churchill Livingstone, pp.
19-74.
12. Chang SL, Howard PS, Koo HP, Macarak EJ. (1998). Role of type
III collagen in bladder filling. Neurourol Urodyn. 1998;17(2):135-
45.
13. Corcos J,Schick E (2008). Normal urodynamic parameters in
adults, Textbook of the neurogenic bladder, Informa Healthcare,
pp. 501.
14. Costantini E, Mearini E, Pajoncini C, et al. (2003). Uroflowmetry
in female voiding disturbances, Neurourol Urodyn, 22 (6), pp.
569-73.
15. Digesu GA, Hendricken C, Fernando R, et al. (2009). Do women
with pure stress urinary incontinence need urodynamics?,
Urology, 74 (2), pp. 278-81.
16. Đỗ Vũ Phương VLC, Trần Lê Linh Phương, Lê Sỹ Hùng,
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Văn Ân, Trần Ngọc Khắc
Linh (2011). Kết quả phương pháp phẫu thuật dùng cân cơ
thẳng bụng trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở
nữ, Y học thực hành, 769 + 770, pp. 398-460.
17. Fantl JA, Smith PJ, Schneider V, et al. (1983). Fluid weight
uroflowmetry in women, Am J Obstet Gynecol, 145 (8), pp.
1017-24.
18. Gray M,Krissovich M (2004). Characteristics of North American
urodynamic centers: measuring lower urinary tract filling and
storage function, Urol Nurs, 24 (1), pp. 30-8.
19. Groutz A, Gordon D, Lessing JB, et al. (1999). Prevalence and
characteristics of voiding difficulties in women: are subjective
symptoms substantiated by objective urodynamic data?,
Urology, 54 (2), pp. 268-72.
20. Haylen BT (1989). Residual urine volumes in a normal female
population: application of transvaginal ultrasound, Br J Urol, 64
(4), pp. 347-9.
21. Haylen BT, Krishnan S, Schulz S, et al. (2007). Has the true
prevalence of voiding difficulty in urogynecology patients been
underestimated?, Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, 18 (1),
pp. 53-6.
22. Haylen BT, Law MG, Frazer M, et al. (1999). Urine flow rates
and residual urine volumes in urogynecology patients, Int
Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, 10 (6), pp. 378-83.
23. Haylen BT, Parys BT, Anyaegbunam WI, et al. (1990). Urine
flow rates in male and female urodynamic patients compared
with the Liverpool nomograms, Br J Urol, 65 (5), pp. 483-7.
24. Jacques G. Susset (1985). Urodynamic society presidential
address: Urodynamics—a step toward experimental urology,
Neurourology and Urodynamics, 4 (3), pp. 157-160.
25. Jarvis GJ, Hall S, Stamp S, et al. (1980). An assessment of
urodynamic examination in incontinent women, Br J Obstet
Gynaecol, 87 (10), pp. 893-6.
26. Jorgensen JB, Jensen KM, Bille-Brahe NE, et al. (1986).
Uroflowmetry in asymptomatic elderly males, Br J Urol, 58 (4),
pp. 390-5.
27. Kajbafzadeh AM, Yazdi CA, Rouhi O, et al. (2005).
Uroflowmetry nomogram in Iranian children aged 7 to 14 years,
BMC Urol, 5, pp. 3.
28. Klarskov P,Mortensen S (1999). URODYN. Urodynamics –
introduction to clinical application., Copenhagen, pp. 14-22.
29. Klevmark B (1999). Natural pressure-volume curves and
conventional cystometry, Scand J Urol Nephrol Suppl, 201, pp.
1-4.
30. Madersbacher S, Pycha A, Schatzl G, et al. (1998). The aging
lower urinary tract: a comparative urodynamic study of men and
women, Urology, 51 (2), pp. 206-12.
31. Macarak EJ, Howard PS (1999) The role of collagen in bladder
filling. Adv Exp Med Biol. 1999;462:215-23; discussion 225-33.
32. Mattsson S,Spangberg A (1994). Flow rate nomograms in 7- to
16-year-old healthy children, Neurourol Urodyn, 13 (3), pp. 267-
80.
33. McGuire EJ, Lytton B, Kohorn EI, et al. (1980). The value of
urodynamic testing in stress urinary incontinence, J Urol, 124 (2),
pp. 256-8.
34. Mourtzinos A (2010). Are multichannel urodynamics required
prior to surgery ina woman with stress urinary incontinence?,
Curr Urol Rep, 11 (5), pp. 323-7.
35. Naoki Yoshimura, Michael B. Chancellor (2007). Physiology and
pharmacology of the bladder and urethra, Campbell-Walsh
urology: ninth edition review, Elsevier Saunders, pp. 1922-1972.
36. Netter FH (2004). The Netter PresenterTM Urinary System:
Structure and Function in Overactive Bladder, Icon Custtom
Communication LLC, 295 North Stree, Teteboro, NJ07608.
37. Netter FH (2006). Urinary bladder - Orientation and Supports,
Atlas of human anatomy, Saunders/Elsevier, pp. 371.
38. Netter FH (2006). Urinary bladder of female, Atlas of human
anatomy, Saunders/Elsevier, pp. 372.
39. Ngô Gia Hy (1983). Sinh lý bọng đái, Niệu học, Nhà xuất bản Y
học, thành phố Hồ Chí Minh, pp. 83-106.
40. Nguyễn Quang Quyền (2004). Niệu quản, bàng quang và niệu
đạo, Bài giảng Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, pp. 219.
41. Nguyễn Quang Quyền (2004). Niệu quản, bàng quang và niệu
đạo, Bài giảng Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, pp. 208-214.
42. Nguyễn Đạo Thuấn (2008). Vai trò phép đo áp lực niệu dòng
trong tiên đoán kết quả cắt đốt nội soi bướu lành tiền liệt tuyến,
Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ
Chí Minh, tr.7-13.
43. Nickell K, Boone TB (1996). Peripheral neuropathy and
peripheral nerve injury, Urol Clin North Am, 23 (3), pp. 491-500.
44. Nitti VW (1998). Practical engineering aspects of urodynamics,
Practical urodynamics, W.B. Saunders, pp. 5-14.
45. Nitti VW (1998). Urodynamics: Contemporary Evolution,
Practical urodynamics, W.B. Saunders, pp. 2-4.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 455
46. Patel U (2010). Imaging modalities used for assessment of the
bladder, Imaging and urodynamics of the lower urinary tract,
Springer, pp. 21.
47. Pfisterer MH, Griffiths DJ, Rosenberg L, et al. (2007). Parameters
of bladder function in pre-, peri-, and postmenopausal continent
women without detrusor overactivity, Neurourol Urodyn, 26
(3), pp. 356-61.
48. Phạm Đình Lựu (2005). Chức năng nội tiết của thận - Thăm dò
chức năng thận - Sự bài xuất nước tiểu, Sinh lý học y khoa, tập 1,
Nhà xuất bản Y học, pp. 288-289.
49. Powell PH, Shepherd AM, Lewis P, et al. (1981). The accuracy of
clinical diagnoses assessed urodynamically, Prog Clin Biol Res,
78, pp. 201-3.
50. Ramamurthy HR,Kanitkar M (2010). Non invasive urodynamic
assessment in children--are they reliable? Validation of non-
invasive urodynamics in children with functional voiding
disorders, Indian J Pediatr, 77 (12), pp. 1400-4.
51. Rao PN, Srirangam SJ, and Preminger GM (2007). Urodynamics,
Urological tests in clinical practice, Springer, pp. 173.
52. Rao PN, Srirangam SJ, and Preminger GM (2007). Urodynamics,
Urological tests in clinical practice, Springer, pp. 177.
53. Rosier PF, de la Rosette JJ, Koldewijn EL, et al. (1995). Variability
of pressure-flow analysis parameters in repeated cystometry in
patients with benign prostatic hyperplasia, J Urol, 153 (5), pp.
1520-5.
54. Singh G, Lucas M, Dolan L, et al. (2010). Minimum standards for
urodynamic practice in the UK, Neurourol Urodyn, 29 (8), pp.
1365-72.
55. Siroky MB (2004). Urodynamic studies, Handbook of urology:
diagnosis and therapy, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 90.
56. Skandalakis JE,Colborn GL (2004). Skandalakis' Surgical
anatomy: the embryologic and anatomic basis of modern
surgery, PMP ; [London: McGraw-Hill] [distributor], Athens,
Greece, 2 v. (xvii, xvii, 1720 p.).
57. Szabo L,Fegyverneki S (1995). Maximum and average urine flow
rates in normal children--the Miskolc nomograms, Br J Urol, 76
(1), pp. 16-20.
58. Tanagho EA, McAninch JW, and Smith DRGu (2008). Anatomy
of the Genitourinary Tract, Smith's general urology, McGraw-
Hill Medical, pp. 7.
59. Tanagho EA, McAninch JW, and Smith DRGu (2008).
Neuropathic bladder disorders, Smith's general urology,
McGraw-Hill Medical, pp. 438-454.
60. Tanagho EA, McAninch JW, and Smith DRGu (2008),
Urodynamic studies, Smith's general urology, McGraw-Hill
Medical, pp. 457.
61. The abstracts are grouped by symposia (2010). Abstracts of the
International Society for Quality of Life Research ~ 2010
Conference. October 27-30, 2010. London, United Kingdom,
Qual Life Res, 19 (Suppl 1), pp. 2-144.
62. Unsal A,Cimentepe E (2004). Voiding position does not affect
uroflowmetric parameters and post-void residual urine volume
in healthy volunteers, Scand J Urol Nephrol, 38 (6), pp. 469-71.
63. Valentini FA, Robain G, and Marti BG (2011). Urodynamics in
women from menopause to oldest age: what motive? What
diagnosis?, Int Braz J Urol, 37 (1), pp. 100-7.
64. van Leijsen SA, Hoogstad-van Evert JS, Mol BW, et al. (2011).
The correlation between clinical and urodynamic diagnosis in
classifying the type of urinary incontinence in women. A
systematic review of the literature, Neurourol Urodyn, 30 (4),
pp. 495-502.
65. Walsh PC (2002). The neurourologic evaluation, Campbell's
urology, Saunders, pp. 900-930.
66. Wein AJ (2007). Urodynamic and videourodynamic evaluation
of voiding dysfunction, Campbell-Walsh urology: ninth edition
review, Elsevier Saunders, pp. 1986-91.
67. World Health Organization (2000). The Asia-Pacific perspective:
redefining obesity and its treatment, pp. 18.
68. Wyndaele JJ (1999). Normality in urodynamics studied in
healthy adults, J Urol, 161 (3), pp. 899-902.
69. Yeung CK (2001). Diagnostic evaluation, Campbell-Walsh
urology: ninth edition review, Elsevier Saunders, pp. 3604-3656.
70. Zinner NR (1980). Progress in urodynamics, J Urol, 124 (5), pp.
683
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_do_cac_chi_so_nieu_dong_binh_thuong_tren_phu_nu.pdf