Kết quả mở sọ giải ép trong điều trị đột quỵ nhồi máu động mạch não giữa
Kết quả phẫu thuật khi xuất viện
được đánh giá theo thang điểm GOS, cụ
thể: tử vong 9 BN (12%). Trạng thái sống
thực vật 0 BN. Di chứng thần kinh mức
độ nặng 7 BN (9,34%). Di chứng thần
kinh mức độ vừa 11 BN (14,6%) và hồi
phục sức khỏe 48 BN (64%).
- Tuổi, điểm Glasgow trước mổ; thời
điểm phẫu thuật và kích thước xương sọ
được mở là những yếu tố tiên lượng và
liên quan chặt chẽ tới kết quả phẫu thuật.
- Căn cứ kết quả phẫu thuật, chúng tôi
đưa ra chỉ định mở sọ đối với nhồi máu
ĐMNG (cũng như đối với NMN diện rộng)
như sau:
+ Điều trị nội khoa thất bại.
+ Glasgow giảm 2 - 3 điểm so với khi
nhập viện.
+ Liệt nhẹ 1/2 người; đồng tử giãn
(hoặc không giãn) một bên còn phản xạ
ánh sáng.
+ Trên CLVT, vùng giảm đậm độ chiếm
50% diện tích mà động mạch đó cấp máu
và có hiệu ứng choán chỗ biểu hiện chèn
đẩy đường giữa ≥ 5 mm, não thất bên méo
mó hoặc bị xóa.
- Mở sọ giải ép là kỹ thuật đơn giản, dễ
thực hiện và là biện pháp hữu hiệu để
làm giảm tỷ lệ tử vong từ 80% (nếu điều
trị bằng thuốc) xuống còn 15 - 20% (nếu
được phẫu thuật). Do vậy, cần có nhiều
trung tâm nghiên cứu để đánh giá và phát
triển kỹ thuật này
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả mở sọ giải ép trong điều trị đột quỵ nhồi máu động mạch não giữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
113
KẾT QUẢ MỞ SỌ GIẢI ÉP TRONG ĐIỀU TRỊ
ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA
Trương Đà*; Bùi Quang Tuyển**
Vũ Văn Hòe**; Bùi Quang Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật mở
sọ giải ép đối với nhồi máu động mạch não giữa (ĐMNG). Đối tượng và phương pháp: nghiên
cứu cắt ngang 75 trường hợp nhồi máu ĐMNG được phẫu thuật mở sọ giải ép tại Bệnh viện
Chợ Rẫy từ tháng 01 - 2013 đến tháng 11 - 2016. Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật đầu tiên để
chẩn đoán đột quỵ cấp. Xác định tình trạng thần kinh của bệnh nhân (BN) theo thang điểm
Glassgow Coma Scale (GCS). Đánh giá kết quả trước mắt bằng Glassgow Outcome Scale
(GOS). Phục hồi chức năng thể hiện ở chỉ số Barthel Index (BI). Kết quả: BN thấp nhất 15 tuổi
(1 BN) và cao nhất 89 tuổi (2 BN). Nhóm ≤ 49 tuổi có 25 BN và nhóm ≥ 50 tuổi có 50 BN; nam:
56 BN, nữ: 19 BN; tuổi trung bình 53,01 ± 13,08; tỷ lệ nam/nữ 2,9/1. Đánh giá theo thang điểm
GOS về hồi phục sức khỏe: GOS1 (tử vong): 9/75 BN (12%); GOS2 (sống thực vật): 0 BN;
GOS3 (di chứng thần kinh mức độ nặng): 7 BN (9,34%); GOS4 (di chứng thần kinh mức độ
vừa): 11 BN (11,6%) và GOS5 (hồi phục sức khỏe): 48 BN (64%). Theo dõi sau mổ 3 tháng cho
61 BN, trong đó 3 BN (4,9%) tử vong. Chỉ số BI: 64 - 95 điểm có 54/58 BN (93,1%) và 25 - 64
điểm có 4/58 BN
(6,9%). Kết luận: mở sọ giải ép là phương pháp điều trị nhằm cứu sống người
bệnh bị nhồi máu ĐMNG do điều trị bằng thuốc thất bại. Những yếu tố liên quan đến kết quả
phẫu thuật là tuổi, thời điểm phẫu thuật và kích thước mảnh sọ được mở.
* Từ khóa: Nhồi máu động mạch não giữa; Mở sọ giải ép.
Surgical Outcomes after Decompressive Craniectomy for the Treatment
of Infarction of the Middle Cerebral Artery
Summary
Objectives: To study the clinical features, computed tomographic images and to assess the
outcome following decompressive craniectomy for middle cerebral artery infarction. Subjects and
methods: A cross-sectional study on 75 cases of middle cerebral artery infarction, who underwent
decompressive craniectomy at Choray Hospital from January 2013 to November 2016. The
youngest patient was 15 years of age (01 case) and the oldest was 89 years (02 cases). There
were 25 patients in age group ≤ 49 and 50 patients in age group ≥ 50; 56 males and 19
females; mean age of 53.01 ± 13.08; male/femaile ratio 2.9/1. Computed tomography is the first
diagnostic procedure performed in acute stroke. Neurological status was defined by Glasgow
Coma Scale (GCS). Short-term outcome was measured with the Glasgow Outcome Scale (GOS).
* Bệnh viện Chợ Rẫy
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Quang Tuyển (buiquangtuyenb9@gmail.com)
Ngày nhận bài: 20/06/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2017
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
114
The functional recovery was determined by Barthel Index (BI). Results: The results were evaluated
according to GOS: GOS1 (fatality): 9 patients (12%), GOS2 (vegetative state): none; GOS3
(severe neurological disability): 7 patients (9.34%); GOS4 (moderate neurological disability): 11
patients (11.6%) and GOS5 (good recovery): 48 patients (64%). 61 patients were followed 3 months
after surgery, the mortality rate was 3/61 patients (4.9%). Based on BI, 54/58 patients (93%)
scored 64 - 95 points and 4/58 patients (6.9%) scored 25 - 64 points. Conclusion: Decompressive
craniectomy is life-saving treatment for middle cerebral artery infarction in case of medical treatment
failure. The factors associated with operation outcome are age, time of surgery and the size of the
craniectomy.
* Keywords: Middle cerebral artery infarction; Decompressive craniectomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch
máu não) là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim
mạch và ung thư. Đột quỵ não (cerebral
stroke) được chia làm 2 thể: chảy máu
não và nhồi máu não (NMN), trong đó NMN
chiếm 80% các trường hợp đột quỵ não
nói chung.
NMN là khi một động mạch não bị tắc,
khu vực não được động mạch đó cấp
máu không được nuôi dưỡng sẽ dẫn đến
hoại tử và chết.
Trước đây, nhồi máu ĐMNG chủ yếu
được điều trị nội khoa bằng các biện pháp
như: giải quyết thông khí, chống phù não
tích cực, hạ thân nhiệt, làm tiêu cục máu
đông và thuốc phục hồi thần kinh.., nhưng
kết quả tử vong tới 80%. Hiện nay, các
nhà phẫu thuật thần kinh đã lựa chọn kỹ
thuật mở sọ giải ép nhằm điều trị nhồi máu
ĐMNG cho kết quả tốt.
Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài
này nhằm: Nghiên cứu lâm sàng, hình
ảnh cắt lớp nhồi máu ĐMNG và kết quả
phẫu thuật mở sọ giải ép.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Tiến cứu 100% BN, gồm 75 trường hợp
nhồi máu ĐMNG được phẫu thuật mở sọ
giải ép tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh,
Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01 - 2013 đến
11 - 2016.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lâm sàng (triệu chứng
khởi phát bệnh, điểm Glasgow trước khi
mổ và các triệu chứng thần kinh khác);
chụp CLVT; chỉ định mở sọ và đánh giá
kết quả phẫu thuật bằng thang điểm GOS
và chỉ số BI.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Thấp nhất 15 tuổi (1 BN), tuổi cao nhất
89 (2 BN). Nhóm ≤ 49 tuổi có 25 BN
và ≥ 50 tuổi có 50 BN. Tuổi trung bình
53,01 ± 13,08. Nam 56 BN; nữ 19 BN. Tỷ lệ
nam/nữ: 2,9/1.
- Điểm Glasgow trước mổ: < 5 điểm:
3 BN; 5 - 8 điểm: 31 BN và > 8 điểm: 41 BN.
Đồng tử đều 2 bên trước mổ: 53 BN; giãn
nhẹ 1 bên còn phản xạ ánh sáng: 22 BN.
- Liệt nửa người ở các mức độ khác
nhau 100%. Liệt 1/2 người phải: 45 BN và
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
115
1/2 người trái: 30 BN. Tổn thương dây
thần kinh số VII TW trái 14 BN, phải 54 BN,
không tổn thương 7 BN.
- 100% BN được chụp CLVT, trong đó
34 trường hợp phải chụp cắt lớp lần 2
mới phát hiện tổn thương. Trên ảnh
CLVT kết quả như sau:
+ Di lệch đường giữa < 5 mm: 19 BN
(25,33%); di lệch 5 - 8 mm: 42 BN (56%)
và di lệch 9 - 15 mm: 14 BN (18,67%).
+ Nhồi máu ĐMNG: 73/75 BN (97,34%),
trong đó nhồi máu ĐMNG bên phải 43 BN
và bên trái 30 BN. Nhồi máu ĐMNG và
nhồi máu động mạch não sau bên trái:
2/75 BN (2,66%).
- Thời điểm phẫu thuật: tính từ lúc
được cấp cứu cho tới khi phẫu thuật:
≤ 48 giờ: có 30 BN hồi phục sức khỏe 100%;
≤ 60 giờ có 20 BN, tử vong 1 BN; ≤ 72 giờ:
2/15 BN tử vong và ≤ 96 giờ: 6/10 BN
tử vong.
- Mảnh sọ được mở có kích thước
12 cm x 12 cm: 26 BN (sống 18 BN,
tử vong 8 BN); 14 x 12 cm: 32 BN (sống
31 BN, tử vong 1 BN) và 16 x 12 cm:
17 BN, không có tử vong.
- Kết quả khi xuất viện được đánh giá
theo thang điểm GOS.
Bảng 1: Thang điểm GOS.
Kết quả Biểu hiện lâm sàng n %
GOS1 Tử vong 9 12%
GOS2 Trạng thái thực vật 0
GOS3 Di chứng thần kinh
mức độ nặng
7 9,34
GOS4 Di chứng thần kinh
mức độ vừa
11 14,60
GOS5 Hồi phục sức khỏe 48 64
CỘNG 75 100%
- Kết quả xa: 61 BN được kiểm tra sau
phẫu thuật 3 tháng, tử vong 3/61 BN
(4,9%); di chứng thần kinh mức độ nặng
2/58 BN (3,45%); di chứng thần kinh mức
độ vừa 2/58 BN (3,45%) và hồi phục sức
khỏe 54/58 BN (93%). Theo thang điểm BI
nhận thấy: điểm BI từ 64 - 95: 54/58 BN
(93%) và 25 - 64 điểm có 4/58 BN (6,9%).
BÀN UẬN
- Khởi phát bệnh: 45 BN (60%) khởi
phát bệnh đột ngột với biểu hiện đau đầu
dữ dội; tri giác giảm, tiếp xúc chậm; nôn,
liệt nhẹ nửa người, rối loạn hô hấp và tim
mạch ở các mức độ khác nhau. Khởi phát
bệnh từ từ gặp 30 BN (40%), biểu hiện
mệt mỏi, cảm giác đầu choáng váng, đi
không vững, buồn nôn nhưng không nôn;
bại nhẹ nửa người hoặc rối loạn ngôn
ngữ, nói ngọng hoặc mất lời. Ahmet Arac
(2009) và Jennifer (2015) cho rằng: nhồi
máu ĐMNG thường hay gặp khởi phát
bệnh đột ngột và tiên lượng nặng, tỷ lệ tử
vong cao.
- Chụp CLVT đối với nhồi máu ĐMNG
thường phát hiện tổn thương ở lần chụp
đầu tiên hoặc lần chụp thứ hai. Vùng nhồi
máu là vùng giảm đậm độ (còn gọi là
giảm tỷ trọng - hypodense) (hình 1, ảnh A).
Trên ảnh CLVT, đôi khi phát hiện được
cục máu đông (emblio) trong lòng động
mạch bị tắc, gọi là dấu hiệu tăng sáng
(hyperdense sign). Trong nghiên cứu,
chúng tôi gặp 2 trường hợp có dấu hiệu
này (hình 1, ảnh B, mũi tên). Ngoài ra,
trên CLVT còn thấy hình ảnh khối choán
chỗ, biểu hiện: đẩy đường giữa; đè đấy
não thất bên (ảnh A). Nhiều tác giả cho
rằng: đẩy đường giữa > 4 mm được chỉ
định phẫu thuật mở sọ giải ép.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
116
A B
Hình 1: Hình ảnh nhồi máu ĐMNG bán cầu phải (ảnh A, đẩy đường giữa 12 mm)
và dấu hiệu tăng sáng do cục máu đông trong lòng ĐMNG bán cầu bên trái
(ảnh B, mũi tên).
Đối với nhồi máu do tắc động mạch
nhỏ, nhiều khi không phát hiện thấy ổ
nhồi máu mặc dù chụp cắt lớp lần thứ hai
hoặc lần ba. Khi đó, cần chụp cộng hưởng
từ (CHT), đặc biệt chụp CHT khuếch tán
(Diffusion Weighted Imaging - DWI) sẽ cho
chẩn đoán chính xác vị trí ổ nhồi máu.
- Phẫu thuật mở sọ giải ép đối với nhồi
máu ĐMNG đã được nhiều nhà phẫu
thuật thần kinh trên thế giới áp dụng từ
nhiều năm nay. Greenword J. Hr (1968)
đã mở sọ giải ép cho những trường hợp
đột quỵ thiếu máu não cấp tính do tắc
ĐMNG thấy: tỷ lệ tử vong giảm còn 50%.
Theo Klaus Zweckberger (2014), với nhồi
máu ĐMNG, điều trị nội khoa làm tăng tỷ
lệ tử vong lên tới 80%. Do đó, nhồi máu
ĐMNG được chỉ định phẫu thuật mở sọ
giải ép nhằm cứu sống người bệnh. Theo
nhiều tác giả, phẫu thuật mở sọ giải ép
làm giảm tỷ lệ tử vong xuống còn khoảng
15 - 20%. Kết quả mở sọ giải ép của
chúng tôi: tử vong: 9/75 BN (12%); không
có sống thực vật; di chứng thần kinh mức
độ nặng 7 BN; di chứng thần kinh mức độ
vừa 11 BN và hồi phục sức khỏe 48 BN.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
117
- Một số yếu tố liên quan đến kết quả
phẫu thuật như tuổi, thời điểm phẫu thuật,
điểm Glasgow và kích thước mảnh sọ
được mở.
+ Tuổi: phẫu thuật cho nhóm ≤ 49 tuổi:
25 BN, tử vong 2 BN (8%); trong khi đó
nhóm ≥ 50 tuổi là 50 BN, tử vong 7 BN
(14%). Theo Ahmet Arac (2009); Chung J
(2011); Jennifer CV Gwyn (2015) và một
số tác giả khác đều nhận thấy tử vong
51% ở nhóm > 60 tuổi; ngược lại tử vong
21% ở nhóm tuổi < 60. Tuổi càng cao,
tử vong sau mổ càng nhiều.
- Thời điểm phẫu thuật: Schwab (1998)
nhận thấy mổ sớm trong vòng 21 giờ kể
từ khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ đầu
tiên, tử vong 16%. Ngược lại, mổ muộn
39 giờ cho tỷ lệ tử vong 34%. Chúng tôi
phẫu thuật sớm nhất ≤ 48 giờ cho 30 trường
hợp, không có tử vong; phẫu thuật ≤ 60 giờ
có 20 BN, tử vong 1 BN; phẫu thuật
≤ 72 giờ: 15 BN, tử vong 2 BN và phẫu
thuật ≤ 96 giờ: 10 BN, tử vong 6 BN
(p < 0,001). Mổ càng muộn, tỷ lệ tử vong
càng cao.
- Điểm Glasgow trước mổ: chúng tôi
phẫu thuật cho 3 BN có điểm Glasgow
< 5 điểm thì tử vong 2 BN; điểm Glasgow
5 - 8 ở 31 BN, có 6 BN tử vong và điểm
Glasgow > 8 ở 41 BN, tử vong 1 BN.
Điểm Glasgow trước mổ càng thấp, tử vong
sau mổ càng cao (p < 0,001).
- Kích thước xương sọ được mở:
nhiều tác giả cho rằng kích thước mảnh
xương sọ được mở nhỏ < 12 cm là nguyên
nhân dẫn đến chèn ép não và tử vong.
Chung J và CS (2011) cho rằng kích thước
tối đa của mảnh sọ được mở phải trên 14 -
16 cm mới cứu sống được người bệnh.
Chúng tôi mở sọ với kích thước nhỏ nhất
12 x 12 cm cho 26 trường hợp, tử vong 8
BN; trong khi đó, mở sọ kích thước 16 x
12 cm cho 17 trường hợp, không có tử
vong. Rõ ràng, mở sọ rộng làm giảm tỷ lệ
tử vong. Vì thế, nhiều tác giả khuyên nên
mở sọ rộng, thậm chí có thể mở nửa sọ
(hemicraniectomy) đối với nhồi máu
ĐMNG.
KẾT UẬN
- Khởi phát bệnh đột ngột chiếm 60%,
khởi phát bệnh từ từ 40%. Điểm Glasgow
trước mổ < 5 điểm: 3 BN; 5 - 8 điểm: 31 BN
và > 9 điểm: 41 BN. Giãn nhẹ đồng tử 1 bên
còn phản xạ ánh sáng 22 BN; đồng tử
đều 2 bên: 53 BN. Liệt 1/2 người ở các
mức độ khác nhau 100%. Chụp CLVT cho
100%, trong đó: đẩy đường giữa < 5 mm:
19 BN; 5 - 8 mm: 42 BN và 9 - 15 mm:
14 BN. Hình ảnh nhồi máu ĐMNG 73 BN;
nhồi máu ĐMNG kèm tắc động mạch não
sau cùng bên có 2 BN.
- Kết quả phẫu thuật khi xuất viện
được đánh giá theo thang điểm GOS, cụ
thể: tử vong 9 BN (12%). Trạng thái sống
thực vật 0 BN. Di chứng thần kinh mức
độ nặng 7 BN (9,34%). Di chứng thần
kinh mức độ vừa 11 BN (14,6%) và hồi
phục sức khỏe 48 BN (64%).
- Tuổi, điểm Glasgow trước mổ; thời
điểm phẫu thuật và kích thước xương sọ
được mở là những yếu tố tiên lượng và
liên quan chặt chẽ tới kết quả phẫu thuật.
- Căn cứ kết quả phẫu thuật, chúng tôi
đưa ra chỉ định mở sọ đối với nhồi máu
ĐMNG (cũng như đối với NMN diện rộng)
như sau:
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
118
+ Điều trị nội khoa thất bại.
+ Glasgow giảm 2 - 3 điểm so với khi
nhập viện.
+ Liệt nhẹ 1/2 người; đồng tử giãn
(hoặc không giãn) một bên còn phản xạ
ánh sáng.
+ Trên CLVT, vùng giảm đậm độ chiếm
50% diện tích mà động mạch đó cấp máu
và có hiệu ứng choán chỗ biểu hiện chèn
đẩy đường giữa ≥ 5 mm, não thất bên méo
mó hoặc bị xóa.
- Mở sọ giải ép là kỹ thuật đơn giản, dễ
thực hiện và là biện pháp hữu hiệu để
làm giảm tỷ lệ tử vong từ 80% (nếu điều
trị bằng thuốc) xuống còn 15 - 20% (nếu
được phẫu thuật). Do vậy, cần có nhiều
trung tâm nghiên cứu để đánh giá và phát
triển kỹ thuật này.
TÀI I U THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bá, Lê Nguyên Bảo.
Bước đầu đánh giá vai trò ngoại khoa đóng
góp trong điều trị đột quỵ tại Bệnh viện
Đà Nẵng. Y học Thực hành. 2009, số 692,
tháng 12, tr.276-282.
2. Nguyễn Minh Hiện. Đột quỵ NMN. NXB
Y học. 2013, tr.157-196.
3. Lê Điền Nhi và CS. Mở sọ giải ép trong
đột quỵ NMN cấp tính thích hợp với hoàn
cảnh y tế Việt Nam. Tạp chí Y Dược học lâm
sàng 108. 2015, tập 10, tháng 9, tr.267-280.
4. Ahmet Arac. Assessment of outcome
following decompressive craniectomy for malignant
middle artery infarction in patients older than
60 years of age. Neurosurg Focus. 2009,
June, 26 (6), E3.
5. Gupta R et al. Hemicraniectomy for
massive middle cerebral artery territory infarction:
a systematic review. Stroke. 2004, Feb, 35 (2),
pp.539-543.
6. Jennifer C.V Gwyn et al. Managment
of malignant middle cerebral after infarction.
EMJ Neurol. 2015, 3 (1), pp.57-62.
7. Klaus Zwekberger et al. Surgical aspects
of decompressive craniectomy in malignant
stroke: Review. Cerebrovasc Dis. 2014, 38,
pp.313-323.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ket_qua_mo_so_giai_ep_trong_dieu_tri_dot_quy_nhoi_mau_dong_m.pdf