Tỉ lệ nhiễm trùng đường mật trong 6 tháng
đầu sau mổ
37,9% (11/29), có 30 đợt nhiễm trùng đường
mật ở những trẻ này (1-5 đợt). Theo tác giả
Hung, tại Taiwan nhiễm trùng đường mật xảy
ra ở 54,6% bệnh nhân trong 2 năm đầu sau mổ,
trong số này có 22,0% trẻ tái phát (2-6 lần)(4).
Cấy máu dương tính trong nghiên cứu
chúng tôi chiếm tỉ lệ thấp 2/30 trường hợp. Theo
tác giả Hung, cấy máu dương tính 35,1%
(45/128). Các vi khuẩn thường gặp nhất là
Escherichia coli (22,2%), Klebsiella pneumoniae
(22,2%). Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter
cloacae, và Candida là các tác nhân thường gặp
khác(4). Có thể giải thích do chúng tôi dùng
kháng sinh uống phòng ngừa nhiễm trùng
đường mật trong năm đầu tiên sau mổ. Cũng
theo nghiên cứu này trẻ hết vàng da và không có
nhiễm trùng đường mật tái phát sau mổ có tiên
lượng tốt hơn(14).
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong ṿòng 12
tháng sau mổ (Bảng 5)
10 ca (55%) có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch
cửa. 100% trẻ phẫu thuật Kasai không thành công
có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong vòng
12 tháng sau mổ. Do đó cần có kế hoạch theo dõi
và dựa vào siêu âm Doppler để phát hiện sớm các
trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa và dùng
thuốc pḥòng ngừa biến chứng vỡ dãn tĩnh mạch
thực quản. Theo tác giả Duché M, đo áp lực tĩnh
mạch cửa tại thời điểm phẫu thuật Kasai có giá trị
giúp tiên lượng khả năng thành công của phẫu
thuật. Bệnh nhân có tăng áp cửa giảm khả năng
thành công và có nguy cơ cao tăng áp cửa ngay
cả khi mức Bilirubin trong máu về bình thường
sau phẫu thuật. Đây là một phương pháp đơn
giản, an toàn có ý nghĩa tiên lượng hậu phẫu tốt
hơn là chỉ số xơ hóa của gan trên mô học(3). Tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2, phương pháp này chưa
được thực hiện.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật Kasai ở bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 214
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KASAI Ở BỆNH NHÂN TEO ĐƯỜNG MẬT
BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Diệu Vinh*, Phạm Thị Ngọc Tuyết*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kết quả và diễn tiến của bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh sau phẫu thuật Kasai từ
năm 2007 đến 2010 tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Bệnh nhân: Gồm tất cả các bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh đă được phẫu thuật Kasai tại Bệnh Viện
Nhi Đồng 2.
Kết quả: Có 31 bệnh nhân. Nữ nhiều hơn nam (64,5%), đa số (96,8%) trẻ sinh đủ tháng, phần lớn trẻ
không được ghi nhận vàng da trong giai đoạn sơ sinh (77,4%) Tuổi trung bình khi trẻ nhập viện: 76,7 ngày tuổi
(36 -166). Tuổi trung bình khi phẫu thuật Kasai: 95,8 ngày tuổi (50-170). 46,7% trẻ có CMV-IgM dương tính.
32,3% bệnh nhân phẫu thuật sau 71 ngày tuổi và 38,7% sau 91 ngày tuổi. 93,5 trẻ teo đường mật type III.
38,7% trường hợp dẫn lưu mật thành công. Tỉ lệ tử vong trong thời gian nghiên cứu là 8/28 (28,6%) Tỉ lệ phẫu
thuật Kasai thất bại cao nhất và tử vong nhiều nhất ở trẻ mổ sau 91 ngày: 50% và 45,5%. Suy dinh dưỡng
chiếm tỉ lệ cao: 62,5% và 56% ở trẻ phẫu thuật Kasai không thành công và dẫn lưu mật một phần. Nhiễm trùng
đường mật chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm phẫu thuật Kasai thành công và dẫn lưu mật một phần. 100% trẻ phẫu
thuật Kasai không thành công có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong vòng 12 tháng sau mổ 12,5% trẻ dẫn
lưu mật thành công có biểu hiện tăng áp lực TMC.
Kết luận: Tỉ lệ dẫn lưu mật thành công trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ thấp, do đa số
bệnh nhân được phẫu thuật trễ. Trẻ phẫu thuật Kasai thất bại có tỉ lệ các biến chứng suy dinh dưỡng, tăng áp
lực tĩnh mạch cửa trong năm đầu sau mổ, và tử vong cao. Chúng ta có thể cải thiện hiệu quả điều trị teo đường
mật bằng cách giáo dục sức khỏe cộng đồng và nhân viên y tế giúp bệnh nhân đến bệnh viện sớm và rút ngắn
thời gian chờ phẫu thuật.
Từ khoá: Teo đường mật bẩm sinh, phẫu thuật Kasai.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFICACY AND THE COMPLICATIONS AFTER KASAI OPERATION IN BILIARY
ATRESIA AT CHILDREN HOSPITAL N0 2
Nguyen Dieu Vinh, Pham Thi Ngoc Tuyet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 214 - 220
Objectives: To evaluate the effective and the complications after kasai operation in biliary atresia at
Children Hospital N0 2.
Method: Prospective, descriptive study.
Patients: All of biliary atresia patients were kasai operated from 1/2008 to 6/2010 at Children Hospital N0 2.
Result: There were 31 patients, female: 64.5%. Jaundice was not noticed in most of children in neonatal
period (77.4%). Median age of referral: 76.7 days (36-166), median age at Kasai operation: 95.8 days (50-170).
* Khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi đồng 2
Tác giả liên lạc: Ths.BS Nguyễn Diệu Vinh, ĐT: 0908644975 Email: dieuvinhgastro@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 215
The mean day hospitalized for Kasai operation: 40.2 days (10-95). 46.7% has CMV infection. The age of the
patients at surgery 32.3% after 71days and 38.7% after 91 days. The type of atresia was 93.5% type 3. Jaundice
disappear rate was 38.7%. The mortality rate was 28.6%. The rate of unsuccessful surgery and the mortality rate
were highest in the patients operated after 91 days: 50% and 45.5%, respectively. The rate of malnutrition was
high (62.5%) in the unsuccessful surgery patients. Successful Kasai operation had high rate of cholangitis. All
unsuccessful Kasai operation and 12.5% successful Kasai operation have portal hypertension in the first year
after operation.
Conclusions: The rate of successful Kasai operation was low because most patients came to the hospital late.
The unsuccessful surgery patients have high rate of complications such as malnutrion, portal hypertension in the
first year, and mortality. Management has been improved by public and professional education to encourage early
referral and early diagnosis. Waiting time for surgery should be shortened.
Key words: Biliary atresia, Kasai operation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật Kasai (portoenterostomies) là
phẫu thuật nối mật-ruột, là phương pháp điều
trị bước đầu bệnh lý teo đường mật bẩm sinh, và
sau đó là ghép gan khi có chỉ định. Phẫu thuật
giúp kéo dài sự sống bệnh nhân trong thời gian
chờ ghép gan. Nếu phẫu thuật Kasai dẫn lưu
mật thành công, trẻ tiêu phân có màu và vàng
da giảm dần. Quá trình này có thể kéo dài vài
tuần đến vài tháng. Diễn tiến đến xơ gan ứ mật
được phòng ngừa hay ít nhất cũng làm chậm lại,
trẻ teo đường mật sống với gan tự nhiên đến
tuổi trưởng thành cũng đã được báo cáo.
Sau phẫu thuật Kasai (ngay cả trường hợp
thành công), các biến chứng như: suy dinh
dưỡng, nhiễm trùng đường mật hướng lên
(ascending cholangitis), tăng áp lực tĩnh mạch
cữa, hội chứng gan phổi, bệnh năo gan cũng
thường gặp. Phòng ngừa và kiểm soát các
biến chứng trên bệnh nhân sau phẫu thuật là
mục tiêu thứ hai trong quá trình điều trị bệnh
nhân teo đường mật (sau mục tiêu thứ nhất là
phẫu thuật dẫn lưu mật đúng thời điểm). Do
đó việc theo dõi, có kế hoạch phòng ngừa và
điều trị tốt các biến chứng đóng vai trò quan
trọng, giúp kéo dài và tăng chất lượng cuộc
sống trong khi chờ ghép gan (ghép gan là
mục tiêu điều trị cuối cùng).
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh
giá hiệu quả và các biến chứng ở bệnh nhân
teo đường mật bẩm sinh sau mổ Kasai” nhằm
đánh giá kết quả phẫu thuật Kasai tại Bệnh
viện Nhi Đồng 2 trong những năm qua và
tổng kết quá trình theo dõi bệnh nhân trong
thời gian vừa qua tại khoa Tiêu hoá, đồng
thời đề ra các biện pháp chẩn đoán sớm,
phòng ngừa, điều trị thích hợp các biến
chứng và có chỉ định ghép gan kịp thời.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng bệnh nhân
Tất cả bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh
đã được phẫu thuật Kasai tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2, TP Hồ Chí Minh từ tháng 1/2008 đến
tháng 6/2010.
Phương pháp thu thập và xử lư số liệu
Chọn vào lô nghiên cứu tất cả những trẻ
được chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh và
phẫu thuật Kasai tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
trong thời gian từ 1/2008 đến 6/2010. Ghi nhận
theo mẫu phiếu soạn sẵn. Sau phẫu thuật, tất cả
các bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh
pḥòng ngừa trong năm đầu tiên, uống
Ursodeoxycholic acid, bổ sung Vitamin A, D, E,
K, và theo dõi tại pḥòng khám ngoại trú (pḥòng
khám tiêu hóa và pḥòng khám dinh dưỡng), ghi
nhận số lần nhập viện, các biến chứng đến khi
kết thúc nghiên cứu hoặc khi trẻ tử vong hay bỏ
tái khám.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 for
Windows.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 216
Định nghĩa một số biến số
Phân loại giải phẫu teo đường mật (TĐM)
Có 4 dạng
Type I: tổn thương phần xa của ống mật chủ.
Type II: tổn thương ống gan chung nhưng
không ảnh hưởng đến túi mật và ống mật chủ.
Type III: tổn thương ống gan phải, trái và túi
mật.
Teo đường mật dạng nang.
Đánh giá hiệu quả dẫn lưu mật sau phẫu thuật (sau
mổ 6 tháng)(15).
Dẫn lưu mật thành công: bệnh nhân hết
vàng da, Bil/máu < 2 mg/dl.
Dẩn lưu mật một phần: có giảm nhưng c̣òn
vàng da, lâm sàng ổn định.
Không thành công: Vàng da ngày càng tăng,
diễn tiến xấu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng đường mật(15)
Lâm sàng: Sốt, vàng da tăng hơn, phân bạc
màu, không có vị trí nhiễm trùng khác.
Cận lâm sàng: CRP tăng, Bil/máu tăng hơn,
giảm khi đáp ứng với kháng sinh.
Tiêu chuẩn đánh giá có tăng áp lực tĩnh mạch cửa(15).
Khi bệnh nhân có lách to, cường lách, có thể
có báng bụng, tuần hoàn bàng hệ.
Siêu âm Doppler hệ tĩnh mạch cửa, khảo sát
tuần hoàn bàng hệ (cửa-chủ), tính RI (Resistance
Index), xác định qua nội soi tiêu hóa trên.
Suy dinh dưỡng
Dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007.
Ghi nhận các biến chứng: Suy dinh dưỡng,
nhiễm trùng đường mật trong vòng tháng sau
mổ, tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong ṿòng 12
tháng sau mổ.
KẾT QUẢ
Có 31 bệnh nhi, có 3 trẻ bỏ tái khám sau mổ
7 tháng.
Đặc điểm bệnh nhi.
Đặc điểm LS, CLS và thời điểm PT.
Các dạng tổn thương GPH của TĐM.
Tỉ lệ thành công của PT Kasai & tỉ lệ tử vong.
Tỉ lệ các biến chứng sau PT Kasai.
(NTĐM, SDD, tăng áp lực TMC).
Đặc điểm bệnh nhi
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhi (N=31)
Nữ/Nam 20/11
Đủ tháng/thiếu tháng 30/1
Ghi nhận vàng da sơ sinh 6/31
Tim bẩm sinh 1/31
Sứt môi-chẻ ṿm 1/31
Hội chứng teo đường mật 1/31
Tuổi trung bình (TB) khi trẻ nhập viện
(ngày)
76,7(36-166)
Tuổi TB khi phẫu thuật Kasai (ngày) 95,8 (50-170
Nhóm tuổi khi phẫu thuật:
Trước 60 ngày tuổi 1 (3,2%)
Từ 61-70 ngày tuổi 8 (25,8%)
Từ 71-90 ngày tuổi 10 (32,3%)
Sau 91 ngày tuổi 12 (38,7%)
Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng
Các men gan
PAL 1523 UI/l
GGT 647 UI/l
Nhiễm CMV 14/31
SA bụng gợi ý TĐM 28/31
Phẫu thuật Kasai
Bảng 3: Các dạng TĐM và tình trạng dẫn lưu mật
sau phẫu thuật
Dạng teo đường mật N =31 (100%)
Type1 1 (3,2)
Dạng nang 1 (3,2)
Type 3 29(93,5)
Dẫn lưu mật sau phẫu thuật
Thành công 12 (38,7)
Không thành công 19 (61,3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 217
Bảng 4: Liên quan giữa tuổi phẫu thuật với t́nh
trạng dẫn lưu mật và tử vong sau mổ
Tuổi phẫu
thuật (ngày)
Phẫu thuật Kasai Tử vong
Không thành
công n (%)
Thành công
n (%)
< 60 0 1(100) 0
61-70 5 (62,5) 3 (37,5) 2 (25)
71-90 6 (60) 4 (40) 1(12,5)
91 8 (66,7) 4 (33,3) 5 (45,5)
Tỉ lệ phẫu thuật Kasai thất bại cao nhất
(66,7%) và tỉ lệ tử vong cao nhất (45.5%) ở trẻ
được phẫu thuật sau 91 ngày.
Các biến chứng sau mổ
Bảng 5: Liên quan giữa dẫn lưu mật sau mổ và tình
trạng dinh dưỡng
Phẫu thuật Kasai CN 6 tháng sau mổ
Bình thường SDD
Không thành công 7 (41%) 10 (59%)
Thành công 9 (75%) 3 (25%)
SDD cao hơn ở nhóm phẫu thuật không
thành công.
Bảng 6: Tỉ lệ nhiễm trùng đường mật trong 6 tháng
đầu sau mổ
Tỉ lệ NTĐM 6 tháng đầu 37,9% (11/28)
Tỉ lệ tái phát trong 6 tháng đầu 90,9% (2-5 đợt)
Cấy máu dương tính 6,6% (2/30)
Tỉ lệ nhiễm trùng đường mật trong 6 tháng
đầu sau mổ: 37,9% (11/29), có 30 đợt nhiễm
trùng đường mật ở những trẻ này (ít nhất là 1
đợt, nhiều nhất là 5 đợt). Cấy máu âm tính trong
phần lớn các trường hợp. 2/30 dương tính
(Klebsiella pneumoniae).
Bảng 7: Tỉ lệ tăng áp lực tĩnh mạch cửa 1 năm đầu
sau mổ
Phẫu thuật Kasai Tăng áp lực TMC
Không Có
Không thành công 1 (10%) 9 (90%)
Thành công 7(87.5%) 1(12.5%)
90% trường hợp phẫu thuật không thành
công có tăng áp lực TMC sớm trong vòng 1
năm đầu.
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhi
Giới: Nữ chiếm ưu thế: 20/31 ca (64,5%).
Tương tự ghi nhận trong các nghiên cứu khác:
Theo tác giả Schoen BT, năm 2001, tại Hoa Kỳ
Nữ chiếm 74%(11). Tác giả Carceller A, năm 2000,
tại Canada: Nữ chiếm (50/77) 64,9%(2).
Các dị tật khác đi kèm: Đa số trẻ không có
dị tật bẩm sinh khác đi kèm, chỉ có một ca hội
chứng teo đường mật có kèm đa lách, đảo
ngược phủ tạng, tim bẩm sinh. Phù hợp y văn(15).
Tuổi trung bình khi trẻ nhập viện: 76,7 ngày
(36-166).
Đa số trẻ nhập viện khá trễ, theo nghiên cứu
của Lee WS tại Malaysia năm 2009, tuổi vào viện
trung bình là 62 ngày(7). Điều này cho thấy thân
nhân không được hướng dẫn theo dõi tình trạng
vàng da của bé và thói quen nằm trong buồng
tối của mẹ sau sinh nên không phát hiện triệu
chứng vàng da.
Tuổi trung bình khi phẫu thuật Kasai: 95,8
ngày tuổi (50-170).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ được
phẫu thuật khá muộn so với những nơi khác:
Schreiber A năm 2007 ở Canada, năm 1985-1995
là: 65 ngày, 1996-2002 là: 65,5 ngày(12). Theo
Wildhaber BE tại Thụy sĩ từ năm 1994-2004 là 68
ngày tuổi (30-126)(17). Theo Lee WS tại Malaysia
là 70 ngày tuổi(7). Điều này có thể do: bệnh nhân
nhập viện trễ, sau khi nhập viện, bệnh nhân
thường chờ làm một số xét nghiệm giúp chẩn
đoán và hội chẩn ngoại khoa nhiều lần trước khi
quyết định phẫu thuật.
Thời gian nằm viện trung bình cho đợt mổ:
40,2 ngày (10-95).
Đây là khoảng thời gian khá dài: Trước mổ
bệnh nhân trải qua khoảng thời gian trung bình
là 19,1 ngày để chẩn đoán bệnh. Một tỉ lệ không
nhỏ trẻ bị các biến chứng sau mổ như: dịch ống
dẫn lưu kéo dài, viêm phúc mạc mật sau mổ,
nhiễm trùng huyết, và nhiễm trùng đường mật
sớm làm kéo dài thời gian hậu phẫu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 218
Đặc điểm cận lâm sàng
Các men gan
GGT 647UI/l
Theo nghiên cứu của Liu CS, Taiwan: nồng
độ GGT >300 U/l được sử dụng như một tiêu
chuẩn chẩn đoán teo đường mật trước 10 tuần
tuổi, độ chính xác 85%(8).
Nhiễm CMV
Có 30 trẻ được thử tìm CMV-IgM, 46,7% trẻ
dương tính.
CMV là virus nghi ngờ đã khởi phát đáp
ứng viêm không kiểm soát được ở những trẻ
nhạy cảm và có thể là bệnh nguyên của teo
đường mật(15).
Theo tác giả Shen C, trẻ nhiễm CMV sẽ có tỉ
lệ hết vàng da thấp hơn và tỉ lệ nhiễm trùng
đường mật sau mổ cao hơn so với trẻ không
nhiễm CMV (p<0.05) Mức độ xơ hóa gan cũng
nặng nề hơn(13).
Siêu âm bụng: Trong nghiên cứu chúng tôi,
siêu âm bụng gợi ý teo đường mật chiếm tỉ lệ
khá cao: 28/31 ca (90,3%). Theo tác giả Nguyễn
Đức Trí, siêu âm bụng 3 bước (khảo sát túi mật
khi bệnh nhân nhịn đói 4 giờ, trong khi bú và
sau bú) chẩn đoán teo đường mật có độ nhạy
83,3%, đặc hiệu 75%(16), cao hơn nhiều so với
nghiên cứu của tác giả Liu CS là 68%(8).
Phẫu thuật Kasai
Bảng 6: So sánh tuổi phẫu thuật với tác giả Kasai(5)
Chúng tôi Kasai
Tuổi phẩu thuật n (%) n(%)
Trước 60 ngày tuổi 1 (3.2) 13 (22.8)
Từ 61-70 ngày tuổi 8 (25.8) 21 (36.8)
Từ 71-90 ngày tuổi 10 (32.3) 16 (28.1)
Sau 91 ngày tuổi 12 (38.7) 7 (12.3)
Tổng cộng 100 100
Chi có 1 trẻ được phẫu thuật trước 60 ngày
tuổi (3,2%), trong khi đó trong nghiên cứu của
Kaisai, có tới 22,8% trẻ được mổ sớm. Số trẻ
trong lô nghiên cứu của chúng tôi được phẫu
thuật trễ sau 91 ngày tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn
(38,7%).
Các dạng teo đường mật (Bảng 3)
29 (93,5%) trẻ teo đường mật type 3, 1(3,2%)
trẻ teo đường mật dạng nang, tương tự tác giả
Lee WS tại Malaysia teo đường mật type 3
chiếm 93%, teo đường mật dạng nang 2%(7). Teo
đường mật dạng nang là một thể ít gặp của teo
đường mật, thường chẩn đoán nhầm là nang
ống mật chủ. Một số trường hợp được phát hiện
trước sinh. Teo đường mật dạng nang bắt đầu
xuất hiện từ trong bào thai, tuy nhiên tiên lượng
tốt hơn nếu được mổ sớm.
Tình trạng dẫn lưu mật sau phẫu thuật
Kasai và tỉ lệ tử vong (Bảng 3)
38,7% trường hợp trẻ hết vàng da sau mổ
(dẫn lưu mật thành công). Tỉ lệ này thấp hơn
nhiều so với nghiên cứu vào năm 2000 của tác
giả McKiernan PJ ở Anh và Ireland 55%(9). Năm
2003, theo báo cáo từ Japanese Biliary Atresia
Registry, có 1381 bệnh nhân từ năm 1989, có
57% trẻ hết vàng da sau phẫu thuật(15). Theo tác
giả Hung, tại Taiwan nghiên cứu trên 141 trẻ teo
đường mật đã mổ Kasai, có 86 (61,0%) hết vàng
da(4). Có thể do đa số bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi được phẫu thuật trễ.
Có thể tiên lượng sớm khả năng thành công
của phẫu thuật Kasai bằng cách đánh giá khả
năng bài tiết của gan qua xạ h́ình gan
(hepatobiliary scintigraphy) và nồng độ
Bilirubin trong máu sau phẫu thuật 6 tuần. Nếu
nồng độ Bil < 30mg/l, tỉ lệ sống sau 5 năm là
100%, nếu nồng độ Bil của bệnh nhân cao hơn
mức này, cần có kế hoạch theo dõi sát và xem
xét ghép gan(10). Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2,
chúng tôi chưa có xạ h́ình gan, tuy nhiên có thể
theo dõi và tiên lượng dựa vào nồng độ Bil/máu.
Bilirubin trong máu về b́ình thường 3 tháng sau
phẫu thuật tiên lượng trẻ sống lâu(15).
Bệnh nhân phẫu thuật Kasai thành công,
tuổi trung b́ình cần ghép gan là 9 tuổi. Nếu phẫu
thuật không thành công, tuổi trung b́ình cần
ghép gan là 11 tháng. Tỉ lệ tử vong và bệnh tật
cao hơn nhiều ở trẻ được ghép gan sớm sau
phẫu thuật Kasai thất bại. Phẫu thuật Kasai
thành công cho phép ghép gan ở lứa tuổi mà tỉ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 219
lệ tử vong cũng như bệnh tật giảm, giúp tiên
lượng tốt hơn(6).
Tỉ lệ tử vong
Số bệnh nhân tử vong trong thời gian nghiên
cứu (30 tháng): 8/28 (28.57%). Trong khi đó,
nghiên cứu của tác giả Kasai sau 5 năm theo dõi
tỉ lệ tử vong chỉ có 8,5%(5). Năm 2003, theo báo
cáo từ Japanese Biliary Atresia Registry (n=1381)
tỉ lệ sống sau 5 năm và 10 năm lần lượt là 75,3%
và 66,7%(15). Theo tác giả Shinkai M(14) tại Nhật
Bản, năm 2009 tỉ lệ sống sau phẫu thuật với gan
tự nhiên sau 5, 10 và 20 năm lần lượt là 63%,
54%, và 44%. Tỉ lệ này thay đổi nhiều phụ thuộc
vào type teo đường mật, tuổi bắt đầu phẫu thuật
Kasai, kỉ nguyên phẫu thuật và phương pháp
phẫu thuật.
Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và dẫn lưu
mật sau mổ (Bảng 4)
Tỉ lệ phẫu thuật Kasai thành công ở trẻ mổ
sau 91 ngày: 33%. Do đó nên can thiệp phẫu
thuật đối với những trẻ nhập viện trễ, điều này
cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của các
tác giả Shoen(11) và Wong. K(18).
Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và tử vong
sau mổ (Bảng 4)
Trong nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ tử vong cao
ở trẻ được phẫu thuật sau 91 ngày. Theo nghiên
cứu của Wildhaber BE, tại Thụy Sĩ, cho thấy: Tỉ
lệ sống sau 4 năm 75% ở bệnh nhân mổ Kasai
trước 46 ngày tuổi, 33% ở bệnh nhân mổ Kasai
lúc 46-75 ngày tuổi, 11% ở bệnh nhân mổ Kasai
sau 75 ngày(17).
Do đó, cải thiện hiệu quả điều trị teo
đường mật bằng cách giáo dục sức khỏe cộng
đồng và nhân viên y tế giúp bệnh nhân đến
bệnh viện sớm để được chẩn đoán và phẫu
thuật trước 8 tuần(12,15).
Liên quan giữa tử vong và dẫn lưu mật sau
mổ (Bảng 4)
Trong thời gian làm nghiên cứu, có đến 80%
trẻ phẫu thuật không thành công tử vong.
Nếu bệnh nhân phẫu thuật Kasai thành
công, tuổi trung b́ình cần ghép gan là 9 tuổi.
Nếu phẫu thuật không thành công, tuổi trung
b́ình cần ghép gan là 11 tháng. Tỉ lệ tử vong và
bệnh tật cao hơn nhiều ở trẻ được ghép gan sớm
sau phẫu thuật Kasai thất bại. Phẫu thuật Kasai
thành công cho phép ghép gan ở lứa tuổi mà tỉ
lệ tử vong cũng như bệnh tật giảm, giúp tiên
lượng tốt hơn(6).
Tình trạng suy dinh dưỡng sau mổ (Bảng 5)
Suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao: 62,5% và
56% ở trẻ phẫu thuật Kasai không thành công và
dẫn lưu mật một phần. Những trẻ này thường
biếng ăn, hấp thu kém do giảm tiết mật dẫn đến
suy dinh dưỡng. Trẻ chậm tăng trưởng sau
phẫu thuật thường phải ghép gan hoặc tử vong
trước 24 tháng. Trẻ có tăng Bilirubin và cân năng
theo z-scores thấp 3 tháng sau phẫu thuật có tiên
lượng xấu.
Liên quan giữa nhiễm trùng đường mật và
dẫn lưu mật sau mổ (Bảng 5)
Nhiễm trùng đường mật chiếm tỉ lệ cao
41,7% và 44,5% lần lượt ở nhóm phẫu thuật
Kasai thành công và dẫn lưu mật một phần
trong 6 tháng đầu sau mổ. Nhiễm trùng đường
mật tái phát xảy ra nhiều nhất trong 2 năm đầu
sau phẫu thuật, có thể góp phần làm tổn thương
tiếp tục các ống mật, thậm chí có thể gây tái tắc
nghẽn(15). Nhiễm trùng đường mật gặp chủ yếu
ở những trẻ có dẫn lưu được mật, có lẽ v́ì nhiễm
trùng hướng lên qua các ống mật c̣òn thông ở
cửa gan(15). Kháng sinh dự pḥòng đường uống
thường được sử dụng để phòng ngừa nhiễm
trùng đường mật tái phát sau phẫu thuật
Kasai(19), nhưng các nghiên cứu mù đôi về vấn
đề này chưa được thực hiện(15).
Tỉ lệ nhiễm trùng đường mật trong 6 tháng
đầu sau mổ
37,9% (11/29), có 30 đợt nhiễm trùng đường
mật ở những trẻ này (1-5 đợt). Theo tác giả
Hung, tại Taiwan nhiễm trùng đường mật xảy
ra ở 54,6% bệnh nhân trong 2 năm đầu sau mổ,
trong số này có 22,0% trẻ tái phát (2-6 lần)(4).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 220
Cấy máu dương tính trong nghiên cứu
chúng tôi chiếm tỉ lệ thấp 2/30 trường hợp. Theo
tác giả Hung, cấy máu dương tính 35,1%
(45/128). Các vi khuẩn thường gặp nhất là
Escherichia coli (22,2%), Klebsiella pneumoniae
(22,2%). Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter
cloacae, và Candida là các tác nhân thường gặp
khác(4). Có thể giải thích do chúng tôi dùng
kháng sinh uống phòng ngừa nhiễm trùng
đường mật trong năm đầu tiên sau mổ. Cũng
theo nghiên cứu này trẻ hết vàng da và không có
nhiễm trùng đường mật tái phát sau mổ có tiên
lượng tốt hơn(14).
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong ṿòng 12
tháng sau mổ (Bảng 5)
10 ca (55%) có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch
cửa. 100% trẻ phẫu thuật Kasai không thành công
có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong vòng
12 tháng sau mổ. Do đó cần có kế hoạch theo dõi
và dựa vào siêu âm Doppler để phát hiện sớm các
trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa và dùng
thuốc pḥòng ngừa biến chứng vỡ dãn tĩnh mạch
thực quản. Theo tác giả Duché M, đo áp lực tĩnh
mạch cửa tại thời điểm phẫu thuật Kasai có giá trị
giúp tiên lượng khả năng thành công của phẫu
thuật. Bệnh nhân có tăng áp cửa giảm khả năng
thành công và có nguy cơ cao tăng áp cửa ngay
cả khi mức Bilirubin trong máu về bình thường
sau phẫu thuật. Đây là một phương pháp đơn
giản, an toàn có ý nghĩa tiên lượng hậu phẫu tốt
hơn là chỉ số xơ hóa của gan trên mô học(3). Tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2, phương pháp này chưa
được thực hiện.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật Kasai là một giai đoạn điều trị
quan trọng trong bệnh lý teo đường mật. Nếu
không phẫu thuật, hầu hết trẻ tử vong trước 2
tuổi. Bệnh là một gánh nặng về mặt t́ình cảm, tài
chính cho bệnh nhân và gia đ́ình cũng như nhân
viên y tế. Trẻ teo đường mật có tiên lượng tốt
hơn khi được phẫu thuật sớm với các phẫu thuật
viên có tay nghề cao cũng như được theo dõi và
điều trị kịp thời các biến chứng sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bu LN, Chang CJ, et al, (2003): Prophylactic oral antibiotics in
prevention of recurrent cholangitis after the Kasai
portoenterostomy. J Pediatr Surg, (38): p. 590-3.
2. Carceller A, Alvarez F, St-Vil D, Bensoussan AL, Di Lorenzo
M., (2001): Past and future of biliary atresia. J Pediatr Surg,
2001. 35(5): p. 717-720.
3. Duché M, (2006): Prognostic value of portal pressure at the
time of Kasai operation in patients with biliary atresia. J
Pediatr Gastroenterol Nutr. 43(5): p. 640-5.
4. Hung, Chiu-Chiang; Chen, Wei-Jao, (2006): Long-Term
Prognosis of Patients with Biliary Atresia: A 25 Year
Summary Journal of Pediatric Gastroenterology & Nutrition.
42(2): p. 190-195.
5. Kasai, (1980): Long term follow- up after surgery for biliary
atresia.
6. Kelly DA, Davenport M., (2007): Current management of
biliary atresia. Arch Dis Child. 92(12): p. 1132-5.
7. Lee WS, (2009): Outcome of biliary atresia in Malaysia: A
single-centre study. J Paediatr Child Health. 45(5): p. 279-85.
8. Liu CS, Wei CF., (1998): Value of gamma-glutamyl
transpeptidase for early diagnosis of biliary atresia.
Zhonghua Yi Xua Za Zhi (Taipei). 61(12): p. 716-20.
9. McKiernan PJ, Kelly DA., (2000): The frequency and outcome
of biliary atresia in the UK and Ireland. Lancet. 355(9197): p.
25-9.
10. Rodeck B, Gratz KF, Petersen C., (2007): Early predictors of
success of Kasai operation in children with biliary atresia. Eur
J Pediatr Surg. 17(5): p. 308-12.
11. Schoen BT, Sullivan K, Ricketts RR., (2001): The Kasai
portoenterostomy: when is it too late? J Pediatr Surg. 36(1): p.
97-9.
12. Schreiber A, (2007): Biliary Atresia: The Canadian Experience
The Journal of Pediatrics. 151: p. 659-65.
13. Shen C, (2008): Relationship between prognosis of biliary
atresia and infection of cytomegalovirus. World J Pediatr.
4(2): p. 123-6.
14. Shinkai M (2009): Long-term outcome of children with biliary
atresia who were not transplanted after the Kasai operation:
>20-year experience at a children's hospital.. J Pediatr
Gastroenterol Nutr. 48(4): p. 443-50.
15. Suchy, (2010): Anatomy, Histology, Embryology,
Developmental Anomalies, and Pediatric Disorders of the
Biliary Tract.. 9th ed. Section VIII, Chapter 62. Vol.1: W.B.
Saunders. pp 1045-1052.
16. Trí, N.Đ., Góp phần chẩn đoán sớm teo đường mật. Luận văn thạc
sĩ y học, 2006.
17. Wildhaber BE, Mayr J, Zachariou Z, Hohlfeld J, Schwoebel M,
Kistler W, Meuli M, Le Coultre C, Mentha G, Belli D, Chardot
C., (2008): Biliary atresia: Swiss national study1994-2004. J
Pediatr Gastroenterol Nutr., 46(3): p. 299-307.
18. Wong. K, Performing Kasai Portoenterostomy Beyond 60 Days of
Life Is Not Necessarily Associated With a Worse Outcome. J
Paediatr Gastroenterol Nutr, 2010.
19. Wu ET, Ni YH, et al, (2001): 17:390-5, Bacterial cholangitis in
patients with biliary atresia: Impact on short-term outcome.
Pediatr Surg Int 2001(17): p. 390-5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_phau_thuat_kasai_o_benh_nhan_teo_duong_mat_bam_sinh.pdf