GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Trước hết, đây là nghiên cứu đơn trung tâm,
và phân tích hồi cứu. Có những giai đoạn với
những thay đổi cấu trúc về quy trình điều trị
bệnh nhân và một phần là quy trình hồ sơ điện
tử. Trong quá trình thu thập số liệu phải thực
hiện theo những khuyến cáo trong các báo cáo
về bệnh suất và tử suất sau mổ van. Tuy nhiên,
vì có rất nhiều bệnh nhân ở xa Tp.HCM, việc di
chuyển cũng như thiếu cơ sở hạ tầng là những
vấn đề nổi bật ở những nước đang phát triển.
Cũng như việc sử dụng hạn chế siêu âm tim và
chụp mạch máu trước, trong và sau phẫu thuật
trong quy trình chẩn đoán.
Vào những năm trước đây, do không có đủ
những phương tiện chẩn đoán này, chúng tôi đã
không thể thực hiện nghiên cứu tại Viện Tim
TpHCM. Giai đoạn đầu nghiên cứu cho thấy
việc chẩn đoán trước mổ còn giới hạn về phát
hiện lâm sàng và bất thường trên X-quang ngực.
Thậm chí hiện tại vẫn còn tình trạng này đối với
những bệnh nhân ở xa đến khám tại Viện Tim
Tp.HCM.
Mặc dù có những hạn chế như đã đề cập, kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc sử
dụng van tim cơ học hiện đại thật sự an toàn
trong điều kiện của Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật thay van tim nhân tạo tại viện tim thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Lồng Ngực 325
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY VAN TIM NHÂN TẠO
TẠI VIỆN TIM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Nghĩa*, Nguyễn Văn Phan**
TÓM TẮT
Mở đầu & Mục tiêu: Đánh giá kết quả dài hạn của Van tim nhân tạo Sorin-Biomedica (Ý) trong phẫu thuật
thay Van Động mạch chủ, thay Van hai lá, hoặc thay đồng thời cả Van Động mạch chủ và Van hai lá tại Viện Tim
thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp : Hồi cứu hàng loạt các trường hợp lâm sàng từ tháng 01 năm 1993 đến tháng 01 năm 2012
trên các số liệu thu thập được từ 2661 bệnh nhân được phẫu thuật thay van tim nhân tạo và khám lại.
Kết quả: Tỷ lệ thay Van động mạch chủ 14,9% (396 BN); thay Van hai lá 55,2% (1469 BN); thay cả hai van
29,9% (796 BN). Trong 2661 trường hợp, tổng số van nhân tạo thay cho bệnh nhân bao gồm 1192 Van Động
mạch chủ và 2265 Van hai lá. Số trường hợp mất theo dõi sau mổ là 351 bệnh nhân. Tỷ lệ sống còn sau theo dõi
19 năm là 96 ± 2,6%. Thời gian theo dõi trung bình là 14 ± 6,2 (năm). Tỷ lệ tử vong muộn là 0,7%. Tỷ lệ mổ lại
là 2,1%. Tỷ lệ không bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là 98,1 ± 0,6%, không bị huyết khối là 96,2 ± 1,4%, và
không bị biến chứng xuất huyết là 98,4 ± 0,8%.
Kết luận: Van tim nhân tạo Sorin-Biomedica (Ý) là lựa chọn rất tốt đối với các trường hợp thay van hai lá
và van động mạch chủ ở các nước đang phát triển, với đặc điểm tuổi bệnh nhân còn trẻ. Thay van Bicarbon cho
bệnh nhân với độ an toàn cao, ít biến chứng, và bệnh suất cũng như tử suất thấp.
Từ khóa: Thay van tim cơ học, Van động mạch chủ, Van hai lá, Bệnh van tim hậu thấp.
ABSTRACT
RESULTS OF PROSTHETIC VALVULAR REPLACEMENT FOR AORTIC AND MITRAL VALVE IN
HO CHI MINH CITY HEART INSTITUTE
Nguyen Van Nghia, Nguyen Van Phan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 325 - 330
Objectives: To present long-term follow-up results of Sorin-Biomedica Prosthetic valvular replacement of
Aortic valve or Mitral valve, or both in Ho Chi Minh city Heart Institute.
Materials and Methods: Retrospective study of 2661 patients underwent the operation of Prosthetic
valvular replacement from January 1993 to 2012.
Results and discussion: Aortic valve replacement: 14.9%, Mitral valve replacement: 55.2%; both valve
replacement: 29.9%. Total use of prosthetic valve: 1192 Aortic valve, 2265 Mitral valve. Lost follow-up:351
patients. Late survival rate at 19 years was 96 ± 2,6%. Mean follow up :14 ± 6,2 (year). Late death: 0,7%. Re-
operation: 2,1%. Free from bacterial endocarditis: 98,1 ± 0,6%, free from thrombosis: 96,2 ± 1,4%, free from
hemorrhage: 98,4 ± 0,8%.
Conclusions: Prosthetic Valvular Replacement is a very good choice for the cases of Aortic and Mitral valve
in the developing countries by the characteristics of young aged-patients. This showed a good solution for the
patients with mitral and aortic valve replacement by safe technique, excellent mortality and morbidity outcomes.
Key word: prosthetic valvular replacement, aortic valve, mitral valve, rheumatic valvular disease.
* Khoa Phẫu thuật - Viện Tim TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Nghĩa ĐT: 0937.907568 Email: nghiajpn@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 326
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật tim mạch vẫn còn là một thách
thức ở các nước đang phát triển. Hơn nữa, dịch
tễ học bệnh lý tim mạch cũng khác nhau. Ứng
dụng các phương pháp cải tiến trong chẩn đoán
giúp gia tăng số bệnh nhân tim mạch cần được
phẫu thuật ở nhiều quốc gia đang phát triển.
Trong số các trường hợp phẫu thuật tim mạch ở
người lớn, bệnh mạch vành có tần suất cao, chủ
yếu là do hút thuốc lá; mặc dù vậy, đứng hàng
đầu vẫn là phẫu thuật bệnh lý van tim. Ở vùng
thành thị, sự cải thiện kháng sinh điều trị có thể
làm giảm tần suất bệnh van tim hậu thấp. Tuy
nhiên, ở những vùng nông thôn, bệnh van động
mạch chủ và bệnh van hai lá do sốt thấp khớp
không điều trị vẫn còn là vấn đề khó khăn.
Từ năm 1999 đến 2003, tử vong do bệnh
tim mạch ở vùng nông thôn Việt Nam chiếm
32%. Theo một nghiên cứu năm 2003, tỷ lệ người
trưởng thành ở thành thị Việt Nam mắc bệnh
thấp tim là 14,5%, ở nông thôn bệnh này có tần
suất cao hơn, và so với những năm trước đó, tỷ
lệ bệnh này cũng cao hơn [6]. Ở Việt Nam, phẫu
thuật tim mạch điều trị các biến chứng do sốt
thấp tim có một lịch sử kéo dài, khởi đầu từ năm
1958 do chiến tranh và quá trình tái thiết sau đó.
Trong những năm gần đây, số trung tâm tim
mạch ở Việt Nam gia tăng, giải quyết được
nhiều hơn cho việc mổ tim ở một quốc gia với
khoảng 83 triệu dân. Tuy nhiên, hầu hết các
trung tâm này ở thành thị, và khoảng cách bệnh
nhân di chuyển còn xa, có nơi lên đến 250km [4].
Chọn phương pháp thay van tim nhân tạo
đối với van động mạch chủ và van hai lá cho
bệnh nhân trong trường hợp không thể sửa van
được. Trước hết, tuổi bệnh nhân mổ thực tế trẻ
hơn tuổi mổ ở các nước công nghiệp và phương
tây. Mặt khác, khi mổ lại, bệnh nhân Việt Nam
gặp phải những vấn đề bao gồm nguy cơ phẫu
thuật và chi phí mổ [5]. Cho dù van tim sinh học
hiện đại có thời hạn 12 – 15 năm phải mổ lại ở
người lớn tuổi, và thời hạn ngắn hơn ở bệnh
nhân trẻ, hầu hết Bác sỹ và người bệnh vẫn thích
thay van nhân tạo cơ học hơn, như là một điều
trị nhất định đối với bệnh van tim hậu thấp ở
Việt Nam. Hơn nữa, tại Việt Nam, uống thuốc
kháng đông thì rẻ và dễ thiết lập việc theo dõi
điều trị tại địa phương.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, chương trình mổ
tim đầu tiên được thiết lập năm 1992 với sự giúp
đỡ của Giáo sư Alain Carpentier. Một chương
trình khám bệnh ngoại trú mở rộng tạo điều kiện
cho việc phẫu thuật nhiều bệnh lý tim mạch bẩm
sinh và mắc phải.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả thay van cơ học đối với các
bệnh lý van động mạch chủ và van hai lá, trong
đó, tập trung vào những kết quả theo dõi dài
hạn của van Sorin-Biomedica (Ý).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu hàng loạt các trường hợp lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số nghiên cứu
Các bệnh nhân được phẫu thuật thay van
tim nhân tạo và khám lại bao gồm Van Động
mạch chủ, Van hai lá, hoặc thay đồng thời cả
Van Động mạch chủ và Van hai lá từ tháng 01
năm 1993 đến tháng 01 năm 2012.
Dân số chọn mẫu
Những bệnh nhân được thay van tim nhân
tạo Sorin-Biomedica (Ý).
Tiêu chuẩn loại trừ:
Các trường hợp được thay van tim không
phải là van Sorin-Biomedica hoặc thay van sinh
học.
Bệnh van tim kết hợp với phẫu thuật các
bệnh lý tim mạch khác.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thời gian
Từ tháng 01/1993 đến 2012.
Cỡ mẫu
Thu thập 2.661 bệnh nhân.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Lồng Ngực 327
Địa điểm
Tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp tiến hành
Van tim nhân tạo dùng trong nghiên cứu
Van Sorin Bicarbon, gồm 2 đĩa van làm bằng
pyrolitic carbon, tất cả được phủ titan và vòng
đệm được phủ lớp mỏng Carbofilm.
Phương pháp mổ
Mở ngực theo đường giữa, mở màng ngoài
tim, mở Nhĩ trái tiếp cận thương tổn. Sử dụng hệ
thống tuần hoàn ngoài cơ thể kèm hạ thân nhiệt.
Tim ngưng đập
Dưới tác dụng của dung dịch liệt tim dạng
tinh thể.
Cắt bỏ van bệnh lý của bệnh nhân.
Chọn kích cỡ van nhân tạo
Dựa vào đo thực tế vòng van bệnh nhân và
chọn van theo quy chuẩn của nhà sản xuất.
Cố định van nhân tạo: khâu bằng chỉ van
tim, mũi rời có gắn miếng đệm.
Điều chỉnh thân nhiệt về bình thường (làm
ấm bệnh nhân trở lại).
Đuổi khí trong các buồng tim, tim đập lại,
điều chỉnh huyết động về bình thường.
Ngưng máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Sau
phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc tiếp tục ở
khoa hồi sức.
Sử dụng thuốc kháng đông sau mổ
Heparine truyền tĩnh mạch để TCK đạt được
giá trị gấp 2 – 2,5 lần giá trị chuẩn. Sau đó, duy
trì thuốc kháng đông dạng uống là
Acenocoumarol từ buổi tối đầu tiên sau phẫu
thuật, ngay khi hết nguy cơ chảy máu do phẫu
thuật. Nếu thay van động mạch chủ trên bệnh
nhân còn nhịp xoang, thuốc kháng đông sau 3
tháng được điều chỉnh để INR (International
Normalized Ratio) đạt được giá trị mong muốn,
khoảng từ 2– 3, và đối với van 2 lá duy trì INR ở
mức 2,5 – 3,5.
Theo dõi sau mổ
Bệnh nhân được theo dõi định kỳ bao gồm:
khám lâm sàng, xét nghiệm máu INR-TP mỗi 1-2
tháng; chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm tim
mỗi 6 tháng đến 1 năm; các xét nghiệm khác tùy
theo bệnh lý nền.
Ngay thời điểm tái khám, cần thực hiện việc
phân loại các biến cố và tử vong sau phẫu thuật.
Phân tích thống kê
Phần mềm thống kê SAS 9.1 của Mỹ. Các dữ
liệu được tính trung bình ± độ lệch chuẩn.
Không phân tích so sánh, vì không thuộc phạm
vi của nghiên cứu này.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình là 38 ± 3,6 (tuổi), lớn nhất là
70 tuổi, thấp nhất là 8 tuổi; nhóm bệnh nhân từ
20 – 40 tuổi chiếm 43,7%; các trường hợp từ 40 –
60 tuổi chiếm 44%. Nam giới chiếm tỷ lệ 44,4%.
Đa số bệnh nhân (72,2%) sinh sống ở miền
quê, có trường hợp ở cách Tp.HCM 250km,
khoảng 27,8% trường hợp là người dân thành
phố Hồ Chí Minh.
Biểu đồ 1: Nguyên nhân bệnh van tim
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh van ĐMC và Van 2 lá của bệnh
nhân
Bệnh van tim Số trường hợp
Hẹp van 2 lá 515
Hở van 2 lá 345
Hẹp hở van 2 lá 609
Hẹp van ĐMC 73
Hở van ĐMC 222
Hẹp hở van ĐMC 101
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 328
Thay van 2 lá cao nhất chiếm 55,2%, thay van
động mạch chủ chiếm 14,9%, thay cả 2 van
chiếm 29,9%. Trong tổng số 2661 bệnh nhân,
1192 van động mạch chủ với kích cỡ van trung
bình là 21, và 2265 van 2 lá nhân tạo với kích cỡ
van trung bình là 27 đã được sử dụng.
Bảng 2: Kích cỡ van ĐMC và Van 2 lá nhân tạo
Kích cỡ van nhân tạo Số trường hợp
Van ĐMC nhân tạo
17 51
19 319
21 423
23 298
25 101
Van 2 lá nhân tạo
25 490
27 983
31 177
33 36
Hầu hết bệnh nhân van 2 lá đơn thuần hoặc
phối hợp van 2 lá và van động mạch chủ có phân
loại NYHA II và III trước phẫu thuật thường có
khuynh hướng diễn tiến nặng hơn.
Bảng 3: Phân loại NYHA trước mổ
Phân loại
NYHA (%)
Van
ĐMC Van 2 lá
Thay van ĐMC
và Van 2 lá
I 44,1 18,0 3,6
II 40,7 135,1 41,5
III 12,6 40,1 46,8
IV 2,6 6,8 8,1
Nhịp xoang đối với nhóm van động mạch
chủ là 98%, nhóm van 2 lá 62%, và nhóm 2 van là
68%.
Các thông số phẫu thuật
Đối với phẫu thuật van động mạch chủ đơn
thuần, thời gian trung bình của kẹp ngang động
mạch chủ là 45 ± 2,6 (phút), và của máy tuần
hoàn ngoài cơ thể là 63 ± 2,7 (phút); đối với phẫu
thuật van 2 lá đơn thuần, các thông số trên lần
lượt là 36 ± 2,8 (phút) và 58 ± 4,4 (phút); tương tự
đối với bệnh phối hợp cả hai vando có thông số
trên lần lượt là 72 ± 5,4 (phút) và 107 ± 6,2 (phút).
Tử vong sớm trong nghiên cứu này thấp. 8
bệnh nhân (2%) thay van động mạch chủ đơn
thuần tử vong trong khoảng thời gian 30 ngày
sau mổ; bệnh van 2 lá có 26 trường hợp (1,4%),
và bệnh phối hợp cả hai van có 28 trường hợp
(3,5%) tử vong sớm. Tỷ lệ tử vong bệnh viện tính
chung là 2,3%, nguyên nhân chủ yếu là suy tim
do quá trình bệnh lâu dài.
Bảng 4: Nguyên nhân tử vong bệnh viện
Nguyên nhân Van ĐMC Van 2 lá Thay cả 2 van
Suy tim 6 22 23
VNTMNT 2 1 2
Vỡ thất trái 0 2 0
Viêm trung thất 0 1 3
Theo dõi sau mổ
Trong số 2599 bệnh nhân còn sống, có 351
BN (13,2% trường hợp) bị mất theo dõi. Thời
gian theo dõi trung bình là 14 ± 6,2 (năm).
Tỷ lệ tử vong muộn
18 trường hợp tử vong muộn trong tổng số
2599 bệnh nhân còn sống chiếm tỷ lệ 0,7%: 4
bệnh nhân tử vong do chảy máu chưa rõ nguyên
nhân, 2 bệnh nhân tử vong do viêm nội mạc
nhiễm trùng. 8 thường hợp tử vong do huyết
khối, một trường hợp tử vong do ung thư, và
một trường hợp khác do tai nạn giao thông. 2
trường hợp tử vong còn lại không rõ nguyên
nhân.
Tỷ lệ mổ lại chiếm 2,1% (56 bệnh nhân)
trong tổng số còn sống trong giai đoạn sớm sau
mổ, bao gồm 9 trường hợp phát hiện dòng hở
cạnh van nhân tạo, 9 trường hợp viêm nội tâm
mạc nhiễm trùng, 14 trường hợp bị nội mạc tim
phát triển gây cản trở hoạt động van nhân tạo,
và 24 trường hợp huyết khối van nhân tạo.
Bảng 5: Nguyên nhân mổ lại
Nguyên nhân Van
ĐMC
Van 2 lá Thay cả 2
van
Sút chỉ khâu van 3 6 0
VNTMNT 2 4 3
Nội mạc bao phủ 4 8 2
Huyết khối van
nhân tạo
11 18 4
Tổng cộng 11 (2,8%) 36 (2,5%) 9 (1,2%)
Tỷ lệ sống còn theo Kaplan-Maier sau 19
năm là 96 ± 2,6%, có 96,4 ± 2,7% trường hợp
không cần mổ lại, và 98,1 ± 0,6% trường hợp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Lồng Ngực 329
không bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Trong
số các trường hợp còn sống sau mổ, tỷ lệ không
bị huyết khối thuyên tắc là 96,2 ± 1,4%, và không
bị xuất huyết là 98,4 ± 0,8%.
BÀN LUẬN
Ở các nước phương tây, các trường hợp
không thể sửa van thì có khuynh hướng thay
van nhân tạo sinh học. Nguyên nhân của bệnh
van tim ở những quốc gia này đa phần là do
thoái hóa hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
Ngược lại, hiếm gặp bệnh van tim hậu thấp nhờ
được sử dụng kháng sinh đầy đủ trong các bệnh
nhiễm trùng. Ở Việt Nam, bệnh van tim hậu
thấp vẫn là bệnh lý thường gặp. Lá van dầy và
co rút thường cần phải thay van do kết quả lâu
dài không tốt của sửa van tim, chẳng hạn như
trong trường hợp mở rộng mép van bằng
phương pháp mổ tim kín.
Tuy nhiên, vẫn không chỉ định thay van sinh
học như trong các y văn vì tuổi bệnh nhân trẻ
hơn so với các nước phương tây. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tuổi mổ trung bình là 38 tuổi,
và hầu hết bệnh nhân (95%) nhỏ hơn 60 tuổi. Vì
vậy, thay van nhân tạo cơ học là hợp lý cho dù
có bất lợi về việc uống thuốc kháng đông sau
mổ. Tuy nhiên, sau 19 năm theo dõi, 96,2%
trường hợp không bị huyết khối thuyên tắc, và
98,4% trường hợp không bị biến chứng xuất
huyết. Chỉ có 6 bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc
nhiễm trùng trong số 2599 bệnh nhân còn sống
sau phẫu thuật, và trong các nghiên cứu của các
tác giả khác, biến chứng này cũng hiếm gặp.
Van nhân tạo dạng 2 đĩa van được sử dụng
rộng rãi từ khi lần đầu tiên được giới thiệu tại
các bệnh viện vào thập niên 70. Thế hệ đầu của
van nhân tạo hai đĩa nhỏ có chênh áp cao đã dẫn
đến sự phát triển của loại van nhân tạo có khung
mỏng và, vì vậy, gia tăng được diện tích lỗ van
hiệu quả, chẳng hạn như van Sorin Bicarbon.
Hai lá van uốn cong với độ mở của van 800 giúp
cho chênh áp qua van thấp, do dòng máu qua vị
trí này chia thành 3 phần bằng nhau, tránh được
lực dằn xé [2].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đây không
chỉ là những kết quả về chênh áp qua van mà
còn là sự cải thiện làm sạch vùng nhận máu của
van. Để làm giảm phản ứng sinh học trên dải
băng quấn, phủ lên đó một lớp Carbofilm.
Mặc dù đã có hơn 100.000 van nhân tạo được
sử dụng vào năm 1990, nhưng hiếm thấy những
báo cáo về kết quả tử vong muộn và bệnh suất
của van Sorin Bicarbon. Những kết quả ngắn
hạn và trung hạn trong 10 năm đã được báo cáo
trong các nghiên cứu nhiều trung tâm ở Châu
Âu, và những nghiên cứu một trung tâm. Tỷ lệ
sống còn sau 10 năm trong khoảng 76% đến 83%,
và độ tuổi trung bình 60 tuổi ở những nước
phương tây. Sự nổi bật trong nghiên cứu của
chúng tôi là tỷ lệ tử vong và mổ lại thấp. Trong
những nghiên cứu gần đây về kết quả 15 năm
của một nhóm người Pháp cho thấy 97,6%
trường hợp không cần phải mổ lại. Tỷ lệ sống
còn thực tế sau 15 năm là 61,4% với độ tuổi trung
bình là 59 ± 13 tuổi trong những nghiên cứu đa
trung tâm đối với hơn 1700 bệnh nhân [3].
Tuy nhiên, tỷ lệ thay van tim nhân tạo cơ học
khác với những quốc gia phương tây do suất độ
bệnh tim hậu thấp ở những nước này thấp hơn
nhiều. Trong một nghiên cứu ở Pakistan, tỷ lệ
sống còn sau 10 năm đối với thay van động mạch
chủ, van 2 lá, hoặc thay đồng thời van động mạch
chủ và van 2 lá trong một nhóm bệnh nhân bệnh
van tim hậu thấp có 82,9% trường hợp ở độ tuổi
trung bình là 15,4 tuổi, tỷ lệ tử vong do phẫu thuật
là 4,5%, không có sự khác biệt giữa thay một van
hay 2 van; cho thấy phù hợp với kết quả nghiên
cứu của chúng tôi.
Những kết quả trung hạn của Thổ Nhĩ Kỳ
sau 3 năm theo dõi về bệnh van tim hậu thấp ở
307 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 74,2 tuổi,
thay một van hoặc hai van Sorin Bicarbon ghi
nhận tỷ lệ tử vong và bệnh suất thấp [1].
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Trước hết, đây là nghiên cứu đơn trung tâm,
và phân tích hồi cứu. Có những giai đoạn với
những thay đổi cấu trúc về quy trình điều trị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 330
bệnh nhân và một phần là quy trình hồ sơ điện
tử. Trong quá trình thu thập số liệu phải thực
hiện theo những khuyến cáo trong các báo cáo
về bệnh suất và tử suất sau mổ van. Tuy nhiên,
vì có rất nhiều bệnh nhân ở xa Tp.HCM, việc di
chuyển cũng như thiếu cơ sở hạ tầng là những
vấn đề nổi bật ở những nước đang phát triển.
Cũng như việc sử dụng hạn chế siêu âm tim và
chụp mạch máu trước, trong và sau phẫu thuật
trong quy trình chẩn đoán.
Vào những năm trước đây, do không có đủ
những phương tiện chẩn đoán này, chúng tôi đã
không thể thực hiện nghiên cứu tại Viện Tim
TpHCM. Giai đoạn đầu nghiên cứu cho thấy
việc chẩn đoán trước mổ còn giới hạn về phát
hiện lâm sàng và bất thường trên X-quang ngực.
Thậm chí hiện tại vẫn còn tình trạng này đối với
những bệnh nhân ở xa đến khám tại Viện Tim
Tp.HCM.
Mặc dù có những hạn chế như đã đề cập, kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc sử
dụng van tim cơ học hiện đại thật sự an toàn
trong điều kiện của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Van nhân tạo Sorin-Biomedica là một lựa
chọn rất tốt cho việc thay van hai lá và van động
mạch chủ trong điều kiện của những nước đang
phát triển có tuổi trung bình bệnh nhân còn trẻ.
Cho phép thay van an toàn với tử suất và bệnh
suất trong mổ và sau mổ thấp. Kết quả rất tốt sau
19 năm theo dõi ghi nhận tỷ lệ tử vong muộn
thấp với độ tuổi còn trẻ ở dân số Việt Nam được
nghiên cứu, và bệnh suất thấp liên quan đến van
nhân tạo Sorin-Biomedica.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Di Salvo C, Walesby RK. Early single centre experience with
192 Sorin Bicarbon valves. J Cardiovasc Surg 1996; 37: 13-15.
2. Goldsmith I, Lip GYP, Patel RL. Evaluation of the Sorin
Bicarbon leaflet valve in 488 patients (519 prostheses). Ann J
Cardiol 1999; 83: 1069 – 1074.
3. Kalke BR, Lillehei CW, Kaster RL. Evaluation of a double-
leaflet prosthetic heart valve of new design for clinical use. In:
Brewer LA, editor. Prosthetic heart valves Soringfield, II:
Charles Thomas, 1969:285 – 302.
4. Minh Hoa TT, Darmawan J, Chen SL, Van Hung N, Thi Nhi
C, Ngoc An T. Tần suất bệnh thấp ở miền quê của Việt Nam:
Một nghiên cứu WHO-ILAR-COPCORD. J Reumatol 2003;
30: 2252-2256.
5. Minh HV. Dịch tễ học bệnh tim mạch ở miền quê của Việt
Nam. Luận văn y khoa, Đại học Umea, Thụy Điển, 2006.
6. World Health Organization. World Health Statistics 2012.
Geneva: WHO, 2012.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 15/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_phau_thuat_thay_van_tim_nhan_tao_tai_vien_tim_thanh.pdf