KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chênh áp giữa TP-ĐMP sau mổ giảm rõ rệt
từ 103,02mmHg trung bình trước mổ, sau mổ
sớm là 33,29 mmHg. Sau mổ 3 tháng, một số TH
còn chênh áp cao, cần thời gian để thất phải
phục hồi, cải thiện chênh áp sau mổ. Sau mổ 1
năm, chênh áp trung bình thấp (14,95 mmHg).
Không có TH nào tồn lưu chênh áp lớn hơn 80
mmHg.
Trong nghiên cứu này, đa số trường hợp
được bảo tồn vòng van thông qua nhiều phương
pháp mổ khác nhau, khoảng 20% TH không
được bảo tồn vòng van do thương tổn nặng.
Không có TH nào tồn lưu chênh áp lớn hơn
80 mmHg. Không có trường hợp nào tái hẹp
phải mổ lại. Sau mổ 10 ngày, có 31/181TH có
chênh áp tồn lưu > 50 mmHg, nhưng sau 3
tháng, chỉ còn 1TH và sau một năm thì các TH
này cải thiện chênh áp hoàn toàn.
Siêu âm tim cần lưu ý các TH hẹp van ĐMP
đơn thuần, hoặc kèm theo hẹp vòng van ĐMP
tránh sai lệch so với thực tế trong mổ. Phẫu thuật
mở rộng đường ra thất phải cần được nghiên
cứu theo dõi lâu dài hơn để đánh giá đầy đủ về
bệnh lý này.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật triệt để bệnh lý hẹp đường ra thất phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Lồng Ngực 331
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRIỆT ĐỂ BỆNH LÝ HẸP ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI
Nguyễn Văn Nghĩa*
TÓM TẮT
Mở đầu & Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật mở rộng đường ra thất phải
tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh; Xác định tỷ lệ hẹp tồn lưu, tái hẹp; Xác định tỷ lệ bảo tồn van và vòng van
ĐMP.
Phương pháp : Hồi cứu hàng loạt các trường hợp lâm sàng từ 1992 đến 2009 trên các số liệu thu thập được
từ 181 bệnh nhân được phẫu thuật hẹp đường ra thất phải và khám lại.
Kết quả: Theo dõi ngắn hạn và trung hạn: Tỷ lệ tử vong bệnh viện thấp 3,3%; chảy máu 2,2%; nhiễm trùng
2,2%; không có trường hợp nào tái hẹp phải mổ lại; chênh áp TP – ĐMP sau mổ giảm, trung bình 33,29 mmHg.
Tỷ lệ bảo tồn van và vòng van ĐMP: 1,6% cắt van, còn lại xẻ mép van; đối với hẹp vòng van và hẹp phễu thất
phải: 19,89% trường hợp xẻ vòng van.
Kết luận: Phẫu thuật mở rộng đường ra thất phải cho kết quả tốt, ít biến chứng, chênh áp TP - ĐMP sau mổ
thấp tương ứng với đánh giá của nhiều tác giả khác. Tuy nhiên, còn cần nghiên cứu theo dõi lâu dài hơn để đánh
giá đầy đủ về bệnh lý này.
Từ khóa: Hẹp van động mạch phổi, Hẹp đường ra thất phải.
ABSTRACT
RESULTS OF THE REPAIRED OPERATION OF RIGHT OUTFLOW TRACT OBSTRUCTION
Nguyen Van Nghia * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 331 - 337
Objectives: To present short-term and mid-term follow-up results of the repaired operation of Right Outflow
Tract Obstruction in Ho Chi Minh city Heart Institute; The ability of residual or recurrent stenosis of Right
Outflow Tract; The ability of pulmonary valve and annulus preservation.
Materials and Methods: Retrospective study of the patients underwent the operation of Right Outflow
Tract Obstruction from 1992 to 2009.
Results and discussion: Hospital mortality was 3.3% overall. Hemorrhage 2.2%, Infection 2,2%, Good
pressure gradient after operation between Right ventricle and Pulmonary artery : 33.29mmHg. Resection of
Pulmonary valve 1.6%, 98.4% pulmonary valve preservation with commissurotomy. For stenosis at Right
ventricle and infundibulum: 19.89% commissurotomy.
Conclusions: This study showed excellent mortality and morbidity outcomes with The repaired
operation of Right Outflow Tract Obstruction over follow-up, confirming reliablility and durability of this
technique for the patients. This showed a good solution, especially for young children by safe technique, and
increase feasibility of the repairing of Outflow Tract Obstruction of Right Ventricle. Good result of pressure
gradient after operation as well.
Key words: right outflow tract obstruction, pulmonary valve stenosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp đường ra thất phải (HĐRTP) là một
bệnh tim bẩm sinh khá phổ biến, do hẹp ở một
trong các vị trí: vùng phễu thất phải, vòng van
động mạch phổi, lá van, hoặc thân và nhánh
động mạch phổi. Bệnh có tần suất từ 8%-12%
* Khoa Phẫu thuật - Viện Tim TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Nghĩa ĐT: 0937.907568 Email: nghiajpn@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 332
trong số bệnh tim bẩm sinh, xếp thứ hai trong
các dị tật tim bẩm sinh có vách liên thất bình
thường.
Tổn thương tại van động mạch phổi (VĐMP)
chiếm 85-90%, gồm hai loại là dính mép van và
loạn sản mô van.
Bệnh có thể được phát hiện ở lứa tuổi trẻ sơ
sinh cho đến ở người lớn. Ở Việt Nam, nhiều
trường hợp HĐRTP được chẩn đoán ở giai đoạn
muộn khi bệnh đã diễn tiến nặng với dấu hiệu
tím, suy tim toàn bộ. Trường hợp không được
điều trị bênh nhân sẽ tử vong do hạ Oxy máu,
đặc biệt là ở trẻ sơ sinh sau khi ống động mạch
bít lại (6).
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả ngắn hạn và trung hạn của
phẫu thuật mở rộng đường ra thất phải.
Xác định tỷ lệ bảo tồn van và vòng van ĐMP.
Xác định tỷ lệ hẹp tồn lưu, tái hẹp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu hàng loạt các trường
hợp lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số nghiên cứu
Tất cả các trường hợp bệnh nhân có hẹp
đường ra thất phải được phẫu thuật tại Viện Tim
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 đến cuối
tháng 3 năm 2009.
Dân số chọn mẫu
Những bệnh nhân hẹp đường ra thất phải có
độ chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải và
ĐMP ≥ 50mmHg.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân đã được phẫu thuật thì đầu
bằng các phương pháp khác (Blalock Taussig
shunt), hoặc nong van ĐMP bằng bóng qua
thông tim can thiệp.
Các bệnh lý HĐRTP có kèm theo Thông liên
thất (Tứ chứng Fallot, TLT có Hẹp van ĐMP,..).
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thời gian
Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 04/2009 đã kết
thúc vào tháng 01/2010. Cỡ mẫu thu thập được
181 trường hợp.
Địa điểm
Tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp tiến hành
Máy siêu âm tim dùng trong nghiên cứu: Loại
máy Philips HD7.
Siêu âm tim đo chênh áp tâm thu tối đa giữa
thất phải và ĐMP
Sử dụng siêu âm Doppler, mặt cắt cạnh ức
trục ngang qua gốc động mạch chủ.
Kích thước vòng van và các nhánh ĐMP đo
trên siêu âm
Sử dụng siêu âm 2D, mặt cắt cạnh ức trục
ngang qua gốc động mạch chủ ở thời kỳ tâm
trương.
Phương pháp mổ
Mở ngực theo đường giữa, mở màng ngoài
tim tiếp cận thương tổn.
Trước khi ngưng tim
Đo chênh áp tâm thu tối đa giữa thất phải và
ĐMP trực tiếp bằng phương pháp đâm kim trực
tiếp vào thất phải và ĐMP (2).
Công thức: Chênh áp TP–ĐMP = áp lực
thất phải – áp lực ĐMP (mmHg)
Khi tim ngưng đập
Đo kích thước vòng van và các nhánh ĐMP
trực tiếp: Dùng dụng cụ Hegar, chọn kích cỡ
dụng cụ Hegar theo cân nặng bệnh nhân.
Khi tim đập lại
* Sử dụng dụng cụ Hegar đo kích thước
vòng van, nhánh ĐMP và phễu thất phải sau mổ
* Đo chênh áp TP-ĐMP trực tiếp sau mổ.
Hiệu quả mở rộng ĐRTP theo tiêu chuẩn của
Hiệp hội tim mạch Alain Carpentier (Pháp)(8):
< 15mmHg : Rất tốt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Lồng Ngực 333
15 - < 30 mmHg : Tốt
30 - < 50 mmHg : Trung bình
50 mmHg : Không tốt
Theo dõi ngắn hạn
* Sau mổ từ 1 đến 7 ngày, theo dõi các biến
chứng phẫu thuật: Chảy máu, đau sau mổ.
* Từ 7 ngày sau mổ – 3 tháng sau mổ: siêu
âm tim kiểm tra độ chênh áp TP-ĐMP, kích
thước vòng van, nhánh ĐMP và phễu thất phải,
hở van ĐMP.
Theo dõi trung hạn
Siêu âmtim kiểm tra sau mổ 6 tháng – 1 năm
Các thông số nghiên cứu gồm
Chênh áp tâm thu tối đa (CATTTĐ) giữa thất
phải và động mạch phổi = áp lực thất phải – áp
lực ĐMP; kích thước vòng van, nhánh ĐMP và
phễu thất phải; hở van ĐMP.
Xử lý thống kê số liệu
Số liệu được nhập vào máy vi tính, xử lý và
phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình là 10,92 9,94 (tuổi), lớn
nhất là 49 tuổi, thấp nhất là 4 tháng tuổi.
Nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (57,5% so với
47,2%). 64,6% bệnh nhân đến viện có triệu chứng
lâm sàng, 35,4% được chẩn đoán bệnh khi đi
khám sức khỏe.
3.9%
27.1% 27.1%
16%
10.5%
3.9% 3.9%
7.7%
0
5
10
15
20
25
30
< 1t 1-4t 5-9t 10-14t 15-19t 20-24t 25-29t ≥ 30t
Biểu đồ 1: Đặc điểm nhóm tuổi
Bảng 1: Chênh áp TTTĐ TP-ĐMP theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
CATTTĐ TP-ĐMP (mmHg)
Tổng
< 80 80
< 2 1 (6.3) 15 (93.8) 16 (100)
2 50 (30.3) 115 (69.7) 165 (100)
Tổng 51 (28.2) 130 (71.8) 181 (100)
p = 0.041 (Phép kiểm Fisher).
Sự khác biệt về CATTTĐ TP-ĐMP ở nhóm <
2 tuổi và nhóm 2 tuổi có ý nghĩa thống kê
(P=0,041).
Bảng 2: T test bắt cặp đánh giá độ chính xác của siêu
âm
Kích thước vòng van ĐMP
(trung bình độ lệch chuẩn)
Siêu âm 15.21 4.72
Đo trong mổ 15.47 3.61
P = 0.208
Cho thấy không khác biệt giữa đo đường
kính vòng van ĐMP qua siêu âm trước mổ so
với đo trực tiếp trong mổ (P = 0.208).
Kết quả siêu âm tim trước mổ: Chênh áp tâm
thu tối đa giữa thất phải – ĐMP trung bình là
103.02 35.09 (mmHg), thấp nhất 50 mmHg, cao
nhất 200 mmHg.
Bảng 3: Thương tổn ghi nhận trước mổ
Hẹp van ĐMP đơn thuần 125 (69.1%)
Hẹp vòng van ĐMP 29 (16.0%)
Hẹp phễu TP 20 (11.0%)
Hẹp van ĐMP + Hẹp vòng van + Hẹp phễu 7 (3.9%)
Bảng 4: Các phương pháp mổ
Phương pháp Tần số Tỷ lệ (%)
Mảnh vá xuyên vòng van 36 19,89
Mảnh vá vùng phễu 10 5.52
Cắt cơ bè, bảo tồn vòng van 50 27.62
Cắt van 21 11.60
Xẻ mép van 64 35.37
Tổng cộng 181 100.0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 334
Bảng 5: Kết quả siêu âm sau mổ 10 ngày
Chênh áp trước phẫu thuật
(mmHg)
n
CATTTĐ TP-ĐMP sau mổ 10 ngày
Rất tốt ≤ 15 Tốt 15 – 30 Trung bình 30 – 50 Không tốt > 50
< 80 51 (100) 12 (23.5) 26 (51.0) 8 (15.7) 5 (9.8)
80 130 (100) 32 (24.6) 46 (35.4) 26 (20.0) 26 (20.0)
p = 0,184
Không có sự liên quan giữa độ chênh áp TP-
ĐMP trước mổ với kết quả chênh áp tồn lưu sau
mổ (p = 0.184).
Nhóm bệnh nhân có chênh áp cao trước mổ
đạt kết quả tốt và rất tốt sau mổ chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 6: Sự cải thiện chênh áp sau phẫu thuật
Chênh áp
(mmHg)
Trước phẫu
thuật
Sau phẫu thuật
3 tháng 1 năm
< 40 0 162 (89,5) 174 (96,1)
40 - < 80 51 (28,2) 18 (9,9) 7 (3,9)
80 130 (28,2) 1 (0,6) 0
Trung bình 103,02 35,09 23,33
13,92
14,95
10,66
T test 29,90 31,36
p < 0,001 < 0,001
Sự cải thiện chênh áp TP-ĐMP sau mổ 3
tháng và 1 năm ở các nhóm bệnh nhân hẹp
đường ra thất phải khác nhau có ý nghĩa thống
kê (P<0,001).
Bảng 7. So sánh tỷ lệ tử vong sớm
Tác giả Tỷ lệ tử vong
Lê Ngọc Thành 3,8%
Hanley 10%
J.W. Kirlin 4,3%
Chúng tôi 3,3%
BÀN LUẬN
Tỷ lệ bảo tồn Van và Vòng van ĐMP
Trong số 125/181 TH hẹp tại van ĐMP, thì có
21 TH (1,60%) cắt bỏ van, các TH còn lại là xẻ
mép van.
Trong 56 TH liên quan đến hẹp Vòng van, và
phễu TP, có 20 TH giữ lại vòng van, và 36 (20%)
TH không bảo tồn vòng van phải dùng mảnh
ghép xuyên vòng van để mở rộng đường thoát
thất phải và phần lớn các trường hợp đều được
tạo hình van ĐMP.
Kirklin đã thực hiện các phương pháp mổ
như sau: 33% bảo tồn vòng van (14 % hẹp van và
19% hẹp phễu thất phải); 67% không bảo tồn
vòng van (hẹp van và phễu thất phải) và không
thực hiện việc tạo hình van ĐMP (4).
Rowlatt kết luận: không dùng mảnh vá
màng ngoài tim để mở rộng ĐRTP đối với trẻ sơ
sinh vì đa số trường hợp ở trẻ sơ sinh cần phải
được phẫu thuật lần thứ hai. Thời điểm mổ lần
hai thường phải chọn lúc trẻ < 3 tuổi.
So với kết quả siêu âm trước mổ, những ghi
nhận trong mổ cho thấy có sự khác nhau và cần
đánh giá kỹ một lần nữa trước khi chọn phương
pháp phẫu thuật. Việc bảo tồn van ĐMP và vòng
van ĐMP giúp cải thiện chức năng thất phải sau
phẫu thuật.
Kết quả ngắn hạn và trung hạn
Kết quả trước mắt được đánh giá dựa trên sự
thay đổi về huyết động đo trên SA Doppler.
CATTTĐ giữa TP-ĐMP trước và sau mở van cải
thiện rõ (trước mổ trung bình là 103.02mmHg,
sau mổ 10 ngày là 33.29mmHg). Khi so sánh chỉ
số CATTTĐ giữa TP-ĐMP trước mổ và sau mổ,
cho thấy không có sự liên quan giữa độ chênh áp
giữa thất phải và ĐMP trước mổ với kết quả
chênh áp sau mổ (2 = 4.844, p = 0.184). Dựa trên
chỉ số CATTTĐ giữa TP-ĐMP, kết quả tốt và rất
tốt sau mổ 10 ngày là 64.09%, không tốt là 17,13%
và trung bình là 18,78%.
Sau mổ, CATTTĐ TP-ĐMP tiếp tục cải thiện,
có lẽ do thời gian kiểm tra sau mổ ngắn, co bóp
của tim phải còn đang trong quá trình ổn định
và phục hồi. Mặt khác, hầu hết số bệnh nhân của
chúng tôi nằm trong nhóm hẹp nặng và rất
nặng, tuổi mổ trung bình cao và dầy thất phải
thứ phát gặp ở hầu hết các bệnh nhân.
Hiếm khi có triệu chứng suy tim. Có 171
bệnh nhân của chúng tôi (64,6%) đến viện do
khó thở, mệt tim gắng sức. Tỷ lệ triệu chứng này
lần lượt là 25,7% và 74% ở nhóm HĐRTP nặng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Lồng Ngực 335
và rất nặng. Phép kiểm chi bình phương cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với
p < 0,05 đối với triệu chứng tím, khó thở.
Có 4 trường hợp chảy máu, chiếm 2,2% được
xử trí kịp thời. Trong đó, có một bệnh nhân lớn
tuổi (35 tuổi), còn lại là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các
bệnh nhân này trước mổ có hẹp ĐMP mức độ
trung bình, thời gian mổ ngắn, không dùng
những chế phẩm máu trong lúc mổ. Tỷ lệ chảy
máu sau mổ theo tác giả Lê Ngọc Thành là 1,9%.
Nhiễm trùng xảy ra ở 4 trường hợp (chiếm
2,2%), đây là những bệnh nhân được đánh giá
nặng trước mổ và có làm thẩm phân phúc mạc
sau mổ. Không có trường hợp nào tràn dịch
màng tim, tràn dịch màng phổi, hoặc viêm
xương ức sau mổ.
Tỷ lệ tử vong bệnh viện của chúng tôi là
6/181TH (chiếm 3,3%). Trong đó, 2 trường hợp
tử vong do nguyên nhân nhiễm trùng huyết, 4
trường hợp còn lại do suy tim nặng không hồi
phục. Trong 6 TH này, có 2 bệnh nhi dưới 1 tuổi
có chênh áp TP-ĐMP >120mmHg, phải mổ cấp
cứu vì lên cơn tím, huyết động không ổn định. 2
TH 5 tuổi, và 2TH người lớn đều có chênh áp
TP-ĐMP nặng > 100mmHg.
Sau khi mở van ĐMP, giải phóng đường
thoát TP, tử vong xảy ra là do tình trạng suy TP,
suy tim toàn bộ, thường xảy ra ở những bệnh
nhân thuộc nhóm phân độ bệnh nặng(7).
John W. Kirlin và cộng sự nghiên cứu phẫu
thuật 137 TH bị HĐRTP, thì có 6 TH tử vong
sớm (5 TH do suy tim, và 1 TH bị nhiễm trùng
huyết). Đối với nghiên cứu phẫu thuật tim sơ
sinh Hanley và cộng sự, tỷ lệ tử vong sớm trong
vòng 30 ngày là 10%, và tỷ lệ tử vong muộn sau
4 năm theo dõi là 19%(4).
Ngoại trừ 6 trường hợp tử vong bệnh viện,
còn lại 175 trường hợp (100%) đều cho kết quả
trước mắt rất tốt. Điều trị thông thường là dùng
kháng sinh dự phòng theo đường tĩnh mạch
trước mổ và 24-48 giờ sau mổ. Thời gian nằm
viện trung bình sau mổ là 13 ngày, không có di
chứng phẫu thuật nặng như bệnh não, viêm
xương ức.
Theo John W. Kirlin, nghiên cứu 247 bệnh
nhân, có 3TH tử vong muộn (1TH do thiểu sản
TP, 2TH do suy tim). Bệnh viện Mayo theo dõi
các bệnh nhân phẫu thuật HĐRTP, sau 25 năm,
tỷ lệ sống còn là 91%(4).
Chúng tôi không có trường hợp nào tử vong
muộn nhưng theo một số tác giả, tử vong muộn
do hẹp phễu thất phải, hẹp vòng van ở bệnh
nhân hẹp van ĐMP do loạn sản tổ chức van.
Chính vì điều này cần theo dõi định kỳ sau mổ
bằng SA Doppler từ 6 tháng đến 1 năm/ một lần
để đánh giá sự tiến triển của bệnh, phát hiện các
tổn thương hẹp phễu, hẹp vòng van để có chỉ
định điều trị hợp lý.
Không có suy tim, xương ức liền tốt, không
có di chứng màng phổi, màng tim (dầy dính
màng phổi, viêm màng tim co thắt ). Thay đổi
của tiếng tim rất rõ rệt, hầu hết số bệnh nhân
kiểm tra thấy cường độ tiếng thổi tâm thu rất
nhẹ và một số không có nghe được tiếng thổi
tâm thu nữa.
Tỷ lệ hẹp tồn lưu và tái hẹp
Sau mổ 31TH có chênh áp tồn lưu giữa TP –
ĐMP cao > 50 mmHg (26 TH thuộc nhóm có
chênh áp trước mổ rất cao, và 5 TH thuộc nhóm
có chênh áp trung bình trước mổ).
Biểu đồ 1: Sự cải thiện chênh áp TP-ĐMP
Riêng hở van động mạch phổi sau mổ 100%
TH có kết quả tốt, mức độ hở là ¼, không có TH
nào mổ lại do chênh áp cao tồn lưu hoặc do
nguyên nhân khác.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 336
Thống kê của Tandon và cộng sự cho thấy
10% đường thoát TP hẹp tồn lưu sau mổ, tỷ lệ hở
van ĐMP sau mổ thấp, dưới 10%. Rao và cộng
sự nghiên cứu phẫu thuật 80 bệnh nhân HĐRTP,
trong suốt thời gian theo dõi sau mổ 10 năm,
84%TH không cần can thiệp phẫu thuật.
Mặc dù chưa có thống kê nào cho thấy tỷ
lệ hẹp lại van ĐMP sau mổ do dính mép van
ĐMP, nhưng về lý thuyết, người ta cho rằng tỷ
lệ này vào khoảng 5% và viêm nội tâm mạc
sau mổ, mảng sùi van ĐMP có thể gặp ở
những bệnh nhân này. Do vậy, người ta
khuyên nên sử dụng kháng sinh dự phòng
giống như phòng thấp trong hẹp van tim nói
chung, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Hanley cộng sự nghiên cứu nhóm bệnh sơ
sinh được phẫu thuật mở rộng đường thoát TP
ghi nhận 26% phải mổ lại vì tái hẹp(3).
So với các tác giả khác, tuổi mổ bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, trung
bình là 11 tuổi, thấp nhất là 4 tháng tuổi. Không
có trường hợp nào tái hẹp phải mổ lại.
Tác giả Lê Ngọc Thành ghi nhận 1 trường
hợp phải theo dõi định kỳ sau mổ vì chênh áp
còn 60mmHg, các trường hợp khác không tái
hẹp sau mổ(5).
Theo báo cáo của bệnh viện Mayo Clinic,
phẫu thuật hẹp van ĐMP đơn thuần đạt được
thành công gần như hoàn toàn, không mổ lại,
không tái hẹp.
Tương tự với kết luận của Kopecky : nếu
bệnh lý HĐRTP không kèm thiểu sản TP, và
mổ trước 21 tuổi thì kết quả phẫu thuật ở
nhóm bệnh nhân này rất tốt, tử suất thấp gần
như không có tử vong và không có tái hẹp
phải mổ lại.
Trong khi đó, các tác giả khác phẫu thuật
bệnh lý này chủ yếu ở giai đoạn trẻ sơ sinh,
nên kết quả về sự tái hẹp có khác nhau. Sự
phát triển về cơ thể học và tái cấu trúc cơ tim
sau phẫu thuật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có
nhiều thay đổi so với người trưởng thành.
Chính vì vậy, khả năng tái hẹp cao hơn ở
nhóm bệnh nhân này sau khi được phẫu thuật
mở rộng đường thoát thất phải.
Blalock đề cập vấn đề nếu có thiểu sản thất
phải đi kèm trong bệnh lý này sẽ làm tăng tỷ lệ
tái hẹp sau mổ, đặc biệt xảy ra ở trẻ sơ sinh(1).
Tổn thương này theo các tác giả như sau: Kirklin
14%, Coles 12%.
Ngoài ra, khi có dầy thất phải, nếu không cắt
bỏ cơ bè thất phải sẽ làm tăng tỷ lệ tái hẹp về
sau. Tỷ lệ này theo Tandon là 10%.
Tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh: Tỷ lệ
bệnh lý đường thoát thất phải liên quan đến
vòng van ĐMP và hẹp phễu thất phải thấp hơn
các tác giả khác. Phương pháp mổ lựa chọn theo
khuynh hướng bảo tồn van và vòng van tối đa.
Phần lớn các trường hợp có dầy thất phải đi kèm
đều được cắt bỏ cơ bè thất phải. Đối với những
trường hợp không giữ được vòng van, phương
pháp tạo hình van ĐMP được áp dụng. Qua đó,
góp phần vào kết quả mổ tốt hơn so với các tác
giả khác.
So sánh giữa CATTTĐ TP-ĐMP trước khi ra
viện và kiểm tra xa cho thấy CATTTĐ cải thiện
rất rõ theo thời gian. Vì ngay sau khi mổ, mặc dù
hiệu quả mở van tốt, nhưng tim phải chưa ổn
định, tình trạng dầy thất phải sẽ giảm dần, kèm
theo giảm chênh áp giữa TP-ĐMP sau 1 năm
theo dõi định kỳ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chênh áp giữa TP-ĐMP sau mổ giảm rõ rệt
từ 103,02mmHg trung bình trước mổ, sau mổ
sớm là 33,29 mmHg. Sau mổ 3 tháng, một số TH
còn chênh áp cao, cần thời gian để thất phải
phục hồi, cải thiện chênh áp sau mổ. Sau mổ 1
năm, chênh áp trung bình thấp (14,95 mmHg).
Không có TH nào tồn lưu chênh áp lớn hơn 80
mmHg.
Trong nghiên cứu này, đa số trường hợp
được bảo tồn vòng van thông qua nhiều phương
pháp mổ khác nhau, khoảng 20% TH không
được bảo tồn vòng van do thương tổn nặng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Phẫu Thuật Lồng Ngực 337
Không có TH nào tồn lưu chênh áp lớn hơn
80 mmHg. Không có trường hợp nào tái hẹp
phải mổ lại. Sau mổ 10 ngày, có 31/181TH có
chênh áp tồn lưu > 50 mmHg, nhưng sau 3
tháng, chỉ còn 1TH và sau một năm thì các TH
này cải thiện chênh áp hoàn toàn.
Siêu âm tim cần lưu ý các TH hẹp van ĐMP
đơn thuần, hoặc kèm theo hẹp vòng van ĐMP
tránh sai lệch so với thực tế trong mổ. Phẫu thuật
mở rộng đường ra thất phải cần được nghiên
cứu theo dõi lâu dài hơn để đánh giá đầy đủ về
bệnh lý này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blalock A, Fieffer RF Jr. (1950) “Valvulotomy for the relief of
congenital valvular pulmonary stenosis with intact ventricular
septum”. Report of nineteen operations by the Brock method.
Ann Surg 1950;132:496.
2. Đào Hữu Trung (2001). “Hẹp van động mạch phổi. Siêu âm
tim và bệnh lý tim mạch tập I”. Tái bản lần II. TP. Hồ Chí
Minh. Nhà xuất bản Y học; 2001.
3. Hanley FL, Sade RM, FreedomRM, Blackstones EH, Kirklin
JW. (1993) “Outcomes in critically ill neonates with
pulmonary stenosis and intact ventricular septum: a
multiinstitutional study”. Congenital Heart Surgeons Society.
J Am Coll Cardiol 1993;22:183.
4. Kirlin JW, Barratt - Boyes BG. (2003) ”Pulmonary stenosis and
intact ventricular septum”. Cardiac Surgery. 3rd edition.
Pennsylvania: Churchill Livingstone; 2003: 1075 - 1095.
5. Lê Ngọc Thành (2001). “Luận án Tiến sỹ Y học”: Trường Đại
học Y Hà Nội, 2001.
6. Nguyễn Khánh Dư (1983) “Bệnh Hẹp Động mạch Phổi đơn
thuần”: 72-75. Phẫu thuật các bệnh tim. Nhà xuất bản Y học;
1983.
7. Phạm Nguyễn Vinh (2001). “Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn.
Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập I”. Tái bản lần II. Tp.Hồ
Chí Minh. Nhà xuất bản Y học; 2001.
8. Phan Kim Phương (2008). “Điều trị phẫu thuật các bệnh tim
bẩm sinh thường gặp”: 265-282. Điều trị học ngoại khoa Lồng
ngực – Tim mạch. Đại học Y Dược TP HCM; 2008.
Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng: 15/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_phau_thuat_triet_de_benh_ly_hep_duong_ra_that_phai.pdf