Kết quả sơ bộ tổng điều tra kinh tế năm 2017

Tóm lại, Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy bức tranh toàn cảnh về các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp nước ta qua số lượng đơn vị và số lao động. Kết quả Tổng điều tra cho thấy số lượng đơn vị và số lao động đều tăng so với năm 2012. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2017 có tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của giai đoạn 2007-2012. Kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế 2017 sẽ được công bố với hệ thống các chỉ tiêu thống kê chi tiết, đầy đủ và những phân tích chuyên sâu, chuyên đề thông qua nhiều hình thức (sách, đĩa CD, Webside, cơ sở dữ liệu vi mô và vĩ mô.) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, phục vụ công tác quản lý của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin. Cùng với kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016, kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 sẽ là các căn cứ để Tổng cục Thống kê điều chỉnh quy mô GDP và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác năm 2017.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả sơ bộ tổng điều tra kinh tế năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 Tóm tắt: Cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 được tiến hành trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ với phạm vi rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị điều tra khác nhau thuộc khối doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, tôn giáo tín ngưỡng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cá thể. Kết quả sơ bộ Tổng điều tra cho thấy trong 5 năm qua các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp tiếp tục phát triển và có xu hướng tích cực về chuyển đổi cơ cấu ngành và vùng kinh tế. Thông tin khoa học Thống kê giới thiệu kết quả sơ bộ Tổng điều tra như sau: Tính đến thời điểm 01/7/2017, cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp (gọi chung là đơn vị kinh tế), tăng 13,7% so với năm 2012. Giai đoạn 2012-2017 số đơn vị kinh tế mỗi năm tăng bình quân 2,6%, thấp hơn mức 5% của giai đoạn 2007-2012. Số lao động trong các đơn vị kinh tế là 26,9 triệu người, tăng 18,5%, tương đương 4,2 triệu người so với năm 2012, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,4%, thấp hơn mức 6,7% của giai đoạn 2007-2012 (xem Bảng 1). Bảng 1: Số đơn vị và số lao động trong các đơn vị kinh tế năm 2017 Tên chỉ tiêu Số đơn vị (nghìn đơn vị) Số lao động (nghìn người) Tăng/giảm so với năm 2012 (%) Số đơn vị Số lao động Tổng số 5.862,2 26.902,6 13,7 18,5 1. Doanh nghiệp 517,9 14.103,8 51,6 28,5 2. Hợp tác xã 13,6 206,6 - 0,1 - 14,9 3. Đơn vị SXKD cá thể 5.144,3 8.662,4 11,2 9,0 4. Đơn vị hành chính, sự nghiệp 143,7 3.789,4 2,3 11,3 5. Đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng 42,7 140,2 19,5 7,9 Nguồn: Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 Bảng trên cho thấy số đơn vị và số lao động ở khu vực doanh nghiệp tăng mạnh nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Vùng Đồng bằng sông Hồng có số đơn vị chiếm tỷ trọng lớn nhất (26%) và sử dụng 30% tổng số lao động. Tuy nhiên, số doanh nghiệp và số lao động trong khu vực doanh nghiệp tập trung lớn nhất tại vùng Đông Nam bộ, chiếm 42% tổng số doanh nghiệp và 38% tổng số lao động. Tây Nguyên vẫn là vùng có số doanh nghiệp ít nhất (xem Hình 1).  THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG 30 Hình 1: Cơ cấu số đơn vị và số lao động của 6 vùng kinh tế năm 2017 (%) Số đơn vị Số lao động Nguồn: Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 1. Số đơn vị và số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp (1) Số đơn vị thuộc khu vực doanh nghiệp Tính đến 01/01/2017, trong 518 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại12, có 12,8 nghìn doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, 505 nghìn doanh nghiệp thực tế đang hoạt động tăng 55,6% so với Tổng điều tra năm 2012. Bình quân hàng năm giai đoạn 2012-2017 tăng 9,2%. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có số doanh nghiệp lớn nhất là 500 nghìn, tăng 52,2% so với năm 2012. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 14,6 nghìn, tăng cao nhất với 54,2% so với thời điểm 01/01/2012. Doanh nghiệp nhà nước là 2.701 doanh nghiệp, giảm 18,3% so với năm 2012 do thực hiện chủ trương cổ phần hóa, bình quân mỗi năm giảm 3%. Xét theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (70%) với 362 nghìn doanh nghiệp, tăng 57% so với năm 2012. Ngành giáo dục đào tạo tăng cao nhất là 155%, tiếp theo là ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 106%... Điều này phản ánh hiệu quả của chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước chuyển các đơn vị hoạt động sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp. 1 Không kể 66,2 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể, phá sản, đóng mã số thuế Cơ quan Thuế đang quản lý và doanh nghiệp không tìm thấy, không xác minh được địa chỉ qua rà soát danh sách Xét theo qui mô lao động, cả nước có hơn 10 nghìn doanh nghiệp lớn, tăng 29% so với năm 2012 và chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng nhiều nhất là 65,5% (chiếm 74% tổng số doanh nghiệp). Đáng chú ý là tỷ trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tới 6 điểm phần trăm so với năm 2012 trong khi tỷ trọng lao động giảm 0,8 điểm phần trăm cho thấy qui mô doanh nghiệp đang nhỏ dần. (2) Số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhất với 9,1 triệu người (chiếm 64,7%). Khu vực dịch vụ mặc dù có số lượng doanh nghiệp chiếm đa số nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ nên số lao động chỉ có 2,7 triệu người, tăng 31,9% so với năm 2012. Ngược lại, các doanh nghiệp khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhẹ so với năm 2012, chỉ có 253 nghìn người. Ngành chế biến chế tạo thu hút tới 6,8 triệu lao động, chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 48%) do sự tăng tr của các ngành may mặc, giày dép, sản xuất sản phẩm điện tử, chế biến thực phẩm và sản xuất các sản phẩm từ kim loại... các ngành này đóng góp tới 71% mức tăng chung về của công nghiệp chế biến chế tạo so với năm 2012 (xem H Hình 2: Các ngành kinh tế sử dụng lao đ Đơn vị Nguồn: Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh t (3) Vốn và nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp Về huy động vốn, tổng nguồn vốn đ vực doanh nghiệp là 30,2 triệu tỷ đồng, g Trong đó các doanh nghiệp ngoài nhà nư nhất là 16,8 triệu tỷ đồng. Xét theo ngành kinh t nghiệp thuộc khu vực dịch vụ thu hút nhiều vốn nhất với 18,5 triệu tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm 2012, bình quân giai 2017 mỗi năm khu vực này thu hút thêm 13,6%. 01/01/2017, có 5.369 doanh nghiệp có nguồn vốn từ 500 tỷ đồng trở lên, tăng 89% so với năm 2012 trong đó 62% l doanh nghiệp ngoài nhà nước, 24% thuộc khu vực FDI. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong ng tạo, xây dựng, thương mại, kinh doanh bất động sản. Về mức đóng góp vào Ngân sách nhà nư nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất với 46%, tiếp đến là các doanh nghiệp nhà nước 29% v 25%. Các doanh nghiệp dịch vụ đóng góp 51,7%, các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng đóng góp 48% tổng các khoản nộp Ngân sách của doanh nghiệp. THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG  ưởng mạnh số lao động ình 2). ộng nhiều nhất tính: Nghìn người ế năm 2017 ược huy động của khu ấp 2,03 lần năm 2012. ớc thu hút nhiều vốn ế, các doanh đoạn 2012- Tại thời điểm à các ành chế biến chế ớc, các doanh à doanh nghiệp FDI là 2. Số đơn vị và s lao động làm việc trong khu vực hợp tác xã Số đơn vị và số lao động làm việc trong khu vực hợp tác xã giảm trong những năm gần đây, tại thời điểm 01/01/2017 có 13,5 nghìn hợp tác x giảm nhẹ so với năm 2012. Các hợp tác xã thu hút 206 nghìn lao động, giảm 14,9% so với năm 2012. Theo ngành kinh t các hợp tác xã chủ yếu hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và th sản (chiếm 51%), dịch vụ (chiếm 29,5% trong đó chủ yếu là các quỹ tín dụng nhân dân và ho động thương nghiệp). Khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 19,5% số lượng hợp tác xã. 3. Số đơn vị và s lao động làm việc trong khu vực kinh tế cá thể phi nông, lâm nghi thủy sản Tại thời điểm 01/07/2017 cả nước có 5,14 triệu đơn vị sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đơn vị cá thể), tăng 11,2% so với năm 2012 v thấp hơn nhiều so với mức tăng 23,4% của năm 2012 so với năm 2007. Tỷ trọng các đơn vị đã có gi  31 ố ã, ế, ủy ạt ố ệp, à ấy  THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG 32 chứng nhận đăng ký kinh doanh chiếm 26,2%, các đơn vị chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chiếm 57,9%, còn lại là các đơn vị đã đăng ký nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước. Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng có số đơn vị cá thể lớn nhất, chiếm 26% số đơn vị và 27% số lao động; và vùng Tây Nguyên vẫn là vùng có số đơn vị cá thể và số lao động thấp nhất (5%; 4%) (xem Hình 3). Hình 3: Cơ cấu số đơn vị và số lao động làm việc trong khu vực kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản phân theo vùng kinh tế (%) Số đơn vị Số lao động Nguồn: Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 Tuy chiếm tỷ trọng tới 87,8% về số đơn vị, nhưng số lao động làm việc trong khu vực kinh tế cá thể chỉ chiếm 32% tổng số lao động của các đơn vị kinh tế. Số lao động bình quân trong một đơn vị cá thể năm 2017 là 1,68 lao động, thấp hơn năm 2012 (1,72 lao động). Các đơn vị cá thể chuyển dịch theo hướng phát triển khu vực dịch vụ (chiếm 77%), tăng 17% so với năm 2012, là khu vực có mức tăng mạnh nhất. 4. Số đơn vị và số lao động làm việc trong khu vực hành chính, sự nghiệp (1) Số đơn vị trong khu vực hành chính, sự nghiệp Tổng số đơn vị thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp năm 2017 là 143,7 nghìn, tăng 2,3% so với năm 2012 và thấp hơn so với mức tăng 5,7% của năm 2012 so với năm 2007, tương tự số lao động làm việc trong khu vực hành chính, sự nghiệp năm 2017 tăng 11,3% so với năm 2012, cụ thể xem số liệu Bảng 2: Bảng 2: Số đơn vị và số lao động làm việc trong khu vực hành chính, sự nghiệp năm 2017 Tên chỉ tiêu Số đơn vị (nghìn đơn vị) Số lao động (nghìn người) Tăng so với năm 2012 (%) Tăng bình quân giai đoạn 2012-2017 (%) Số đơn vị Lao động Số đơn vị Lao động Tổng số 143,7 3.789,4 2,3 11,3 0,4 2,2 1. Cơ quan hành chính 34,8 995,1 0,1 5,6 0,0 1,1 2. Đơn vị sự nghiệp 73,6 2.551,0 5,5 14,6 0,5 2,8 3. Tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội 35,1 239,1 3,6 1,0 0,7 0,2 4. Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam 0,2 4,2 - - - - Nguồn: Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG  33 Các đơn vị sự nghiệp công lập chiếm tỷ lệ lớn nhất là 96% với gần 70,7 nghìn đơn vị. Bảng 3: Số đơn vị, số lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp năm 2017 Tên chỉ tiêu Số đơn vị (đơn vị) Số lao động (người) Tăng/giảm so với 2012 (%) Năm 2012 Năm 2017 Năm 2012 Năm 2017 Số đơn vị Số lao động Tổng số 71.859 73.570 2.225.178 2.550.882 2,38 14,64 1. Đơn vị y tế 13.682 13.680 351.758 420.304 -0,01 19,49 2. Đơn vị giáo dục đào tạo 44.712 46.015 1.581.009 1.774.932 2,91 12,27 3. Đơn vị văn hóa, thể thao 1.530 1.634 37.610 43.482 6,80 15,61 4. Đơn vị thông tin truyền thông 1.324 1.415 43.345 48.191 6,87 11,18 5. Đơn vị sự nghiệp khác 10.611 10.826 211.456 263.973 2,03 24,84 Nguồn: Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 Bảng 3 cho thấy số đơn vị y tế giảm không đáng kể so với năm 2012 (giảm 0,01%) do một số đơn vị chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nhưng số lao động lại tăng 19,49%. Số đơn vị thông tin truyền thông tăng nhiều nhất là 6,87%. Số đơn vị sự nghiệp do Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao với 70,2% số đơn vị và 55,4% số lao động. Các đơn vị tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên mới chỉ ở mức 15,5% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập với 25,4% số lao động. Các đơn vị tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ chiếm 10,8% số đơn vị với 14,3% số lao động. So với năm 2012, số lượng các đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng máy tính tăng từ 89% lên 98%, sử dụng internet đạt 95% tuy nhiên mục đích sử dụng internet còn khá đơn giản, chủ yếu để gửi và nhận email (98%), tìm kiếm thông tin (94%), học tập nghiên cứu (85%) trong khi tỷ lệ cơ sở sử dụng máy tính và internet để điều hành tác nghiệp chỉ đạt 36%, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 12,6% trong đó các cơ quan trung ương 87%, cơ quan địa phương 12%. Xét theo mức độ cung cấp hoàn chỉnh dịch vụ công trực tuyến qua internet, chỉ có 1,2% số cơ sở ở mức độ 4 trong đó cơ quan trung ương 12,8%. (2) Số lao động làm việc trong khu vực hành chính, sự nghiệp Năm 2017 có 3,8 triệu người làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp, tăng 11,3% so với năm 2012. Trong đó, số lao động trong các đơn vị sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (70%). Thời điểm 01/01/2017 có 222 đơn vị với 4,2 nghìn lao động thuộc các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Các đơn vị này lần đầu tiên được thu thập thông tin trong Tổng điều tra. 4. Số đơn vị và số lao động làm việc trong khu vực tôn giáo, tín ngưỡng Tại thời điểm Tổng điều tra, cả nước có trên 42,7 nghìn đơn vị thuộc khu vực tôn  THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG 34 giáo, tín ngưỡng2, tăng 19,5% với 140,2 nghìn chức sắc, nhà tu hành làm việc thường xuyên tại đơn vị tăng 7,9% so với năm 2012. Mặc dù số lượng tăng nhanh nhưng quy mô của các đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng còn nhỏ là 3,3 người/đơn vị, giảm so với mức 3,6 người/đơn vị năm 2012. Giai đoạn 2012-2017 có sự phát triển khá nhanh số lượng các đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng, tạo điều kiện phát triển cho hoạt động của mọi tôn giáo, tín ngưỡng chính thống của nhân dân. Tóm lại, Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy bức tranh toàn cảnh về các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp nước ta qua số lượng đơn vị và số lao 2 Là các cơ sở thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận như: Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành, các cơ sở tín ngưỡng. động. Kết quả Tổng điều tra cho thấy số lượng đơn vị và số lao động đều tăng so với năm 2012. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2017 có tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của giai đoạn 2007-2012. Kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế 2017 sẽ được công bố với hệ thống các chỉ tiêu thống kê chi tiết, đầy đủ và những phân tích chuyên sâu, chuyên đề thông qua nhiều hình thức (sách, đĩa CD, Webside, cơ sở dữ liệu vi mô và vĩ mô...) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, phục vụ công tác quản lý của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin. Cùng với kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016, kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 sẽ là các căn cứ để Tổng cục Thống kê điều chỉnh quy mô GDP và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác năm 2017. Nguồn: Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế 2017 và thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế 2017. --------------------------------------------- Tiếp theo trang 38 4.2. Số lao động trong các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng Số lao động đang làm việc trong các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng là 7.950 người, tăng 7,5% so với TĐT năm 2012. Lao động trong khối tôn giáo, tín ngưỡng rất ít so các khối khác, lại phân bố rải rác khắp 30 quận huyện. Tại các quận, lao động trung bình là 2 lao động trên một sơ sở, các huyện lao động trung bình là 1 lao động trên một cơ sở. Huyện có nhiều lao động nhất là Sóc Sơn với số lao động là 556 lao động (tăng 82,9%), tiếp theo là Chương Mỹ là 517 lao động (tăng 29,9%), Thường Tín là 501 lao động (tăng 6,4%) so với năm 2012. Tóm lại, kết quả TĐT cơ sở kinh tế năm 2017 đã cung cấp thông tin cơ bản về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tôn giáo trên địa bàn Hà Nội. Với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng cơ sở và quy mô lao động, các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp đã đóng góp nhiều vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua. Hà Nội xứng đáng là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước. Nguồn: Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 tại Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_so_bo_tong_dieu_tra_kinh_te_nam_2017.pdf
Tài liệu liên quan