Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Trong các dị tật lõm ngực chiếm tỉ lệ nhiều
hơn hết, di tật lõm ngực dù sao vẫn là loại biến
dạng nhẹ, ít gây ảnh hưởng đến chức năng và
phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn. May mắn các
loại biến dạng nặng ảnh hưởng nhiều đến chức
năng và có thể tử vong như hở xương ức, hội
chứng Poland chiếm tỉ lệ thấp. cũng như các tác
giả khác chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân nam
gặp nhiều hơn nữ và tỉ lệ này là 4/1.(2)
Tuổi bệnh nhân thường phát hiện lúc còn trẻ
điều này giúp cho phẫu thuật được kết quả tốt
hơn trên những bệnh nhân đã qua tuổi dậy thị.
Khi bệnh nhân đã ổn định sự phát triển hệ thống
cơ xương thì lồng ngực cũng rất chắc chắn, nếu
phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều.(3)
Hình thái dị tật lõm ngực bẫm sinh
Phân loại dị tật cho thấy type IA và type IB
chiếm đa số (76/83 trường hợp) tần suất này
cũng tương tự như các nghiên cứu khác. Đây là
hai type biến dạng đồng tâm, đối xứng. phẫu
thuật dễ dàng hơn và kết quả điều trị thường tốt
hơn. Theo tác giả Hyung Joo Park, type II và
type hỗn hợp tạo hình rất khó và thường vẫn
còn lõm tồn lưu, biến dạng thứ phát, kinh
nghiệm chúng tôi chưa gặp những trường hợp
lõm tồn lưu có thể do chúng tôi chưa có số lượng
bệnh nhân nhiều và những trường hợp nặng.(7,8)
Tính chất di truyền
Các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực dị dạng
lồng ngực đều cho rằng có liên quan đến di
truyền tuy nhiên chưa tìm ra gien nào gây ra các
di tật này. Chúng tôi có 2 bệnh nhân hội chứng
Marfan và 3 bệnh nhân trong gia đình cùng bị, 2
bệnh nhân có cha bị lõm ngực, và 1 bệnh nhân
có cậu, ông ngoại và ông nội cùng bị lõm ngực
bẩm sinh.(1,2,3)
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả sớm điều trị ngoại khoa dị tật lõm ngực bẩm sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Ngoại Khoa 1
KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA DỊ TẬT LÕM NGỰC BẨM SINH
Trần Thanh Vỹ *
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu triển khai áp dụng kỹ thuật Nuss trong tạo hình thành ngực trước
điều trị lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM từ 3/2008 đến 10/2008.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt các trường hợp bệnh. Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân lõm ngực
bẩm sinh được phẫu thuật tại bệnh viện Đại Học Y Dược từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2008. Mô tả các đặc điểm
chung của bệnh nhân. Phân loại hình thái biến dạng dựa vào bảng phân loại Park. Bệnh nhân lõm ngực có chỉ
định phẫu thuật được đặt thanh kim loại tạo thành vòm dưới xương ức qua vết mổ nhỏ hai bên ngực, lúc đặt vào
hướng cong về phía sau, thanh kim loại được xoay chống thành ngực bị lõm chỉnh sửa lại dị dạng, kết quả sớm
được đánh giá trong giai đoạn nằm viện.
Kết quả: Có 83 bệnh nhân được phẫu thuật, tuổi trung bình: 10,21, nhỏ nhất: 2 tuổi, lớn nhất: 27 tuổi,
trong đó có 67 bệnh nhân nam và 16 bệnh nhân nữ, tỉ lệ nam/nữ: 4/1. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật bằng
phương pháp Nuss. Kết quả tốt có 79 bệnh nhân, trung bình 4 bệnh nhân. Thời gian phẫu thuật trung bình
83,28, ngắn nhất 45 phút, lâu nhất 135 phút. Biến chứng tràn khí màng phổi có 5 bệnh nhân, 2 bệnh nhân cần
dẫn lưu màng phổi, 2 bệnh nhân thay đổi thứ phát 1 tháng sau phẫu thuật. Di lệch xoay có 1 bệnh nhân, di lệch
trượt 1 bệnh nhân. Thời gian nằm viện trung bình 6,11; ngắn nhất 5 ngày, dài nhất 8 ngày. Biến chứng: di lệch
thanh có 2 trường hợp, tràn khí màng phổi có 5 trường hợp (2 trường hợp phải dẫn lưu màng phổi).
Kết luận: kết quả bước đầu cho thấy phương pháp Nuss hiệu quả và an toàn, ít biến chứng trong điều trị
lõm ngực bẩm sinh.
ABSTRACT
RESULTS OF NUSS PROCEDURE IN CORRECTING THE PECTUS EXCAVATUM AT THE HO CHI
MINH CITY UNIVERSITY MEDICAL CENTER
Tran Thanh Vy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 99 - 103
Purpose: The aim of this study was to assess the initial results of pectus excavatum correction by Nuss
procedure at the University Medical Center (UMC) at Ho Chi Minh City (HCMC) from 3/2008 to 10/2008.
Methods: Case series study. From 3/2008 to 10/2008, all patients with pectus excavatum corrected by Nuss
technique at UMC HCMC were selected in our study. We decribed common characteristics of these patients,
classified deformity patterns based on Park’s classification. A convex steel bar is inserted under the sternum of
patients with pectus excavatum through small bilateral thoracic incisions. The steel bar is inserted with the
convexity facing posteriorly, and when it is in position, the bar is turned over, thereby correcting the deformity.
Shorttern results were estimated in the period of hospitalization.
Results: From 3/2008 to 10/2008, 83 pectus excavatum patients were corrected by Nuss technique at the
HCMC UMC with mean age is 10.21 (min: 2 years, max: 27 years), composed of 67 males and 16 females.
Excellent results in 69 patients, good results in 2 patients, secondary change in 2 patients. Mean operation time:
83.28 (min 45 minutes, max 135 minutes). Mean hospitalisation stay: 6.11 (min 5 days, max 8 days).
Complication: 2 cases of minor dislocation, 5 cases of pneumothorax (2 cases must be inserted chest tube).
* Phân môn Ngoại lồng ngực - Bộ môn ngoại ĐHYD TP. HCM
Chuyên Đề Ngoại Khoa 2
Conclusion: Nuss operation is safe, effective, less complication in treating the pectus excavatum
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị dạng lồng ngực được chia thành hai
nhóm: dị dạng thành ngực sau và dị dạng thành
ngực trước.
Dị dạng thành ngực sau bao gồm các dị dạng
về cột sống: gù, vẹo, ưỡn cột sống.
Dị dạng thành ngực trước bao gồm: lõm
ngực bẩm sinh (pectus excavatum), ngực ức gà
(pectus carinatum), hở xương ức (cleft sternum),
hội chứng Poland, tim ngoài lồng ngực, teo hẹp
lồng ngực bẩm sinh. Trong các dị dạng trên, lõm
ngực bẩm sinh chiếm tỉ lệ cao nhất 86% dị dạng
lồng ngực.(2)
Dị dạng lõm ngực bẩm sinh là biến dạng
lồng ngực do sự phát triển bất thường của một
số xương sườn và xương ức làm cho lồng ngực
bị lõm vào.
Người ta cho rằng dị dạng lõm ngực bẩm
sinh đã được nhận biết từ thời xa xưa, nhưng
sớm nhất là vào thế kỷ 16 Johan Schenck (1531-
1590) ghi lại trong y văn về dị tật này. Vào năm
1594 Bauhinus mô tả một trường hợp lõm ngực
nặng với các triệu chứng khó thở và ho nhiều do
chèn ép phổi nặng.(2)
Năm 1820 Yếu tố di truyền được ghi nhận,
Coulson mô tả 3 anh em trong một gia đình
cùng bị biến dạng lõm ngực bẩm sinh, đến năm
1892 Williams một bệnh nhân 17 tuổi bị tật này
có cha và anh trai cũng bị tương tự.(2)
Nhiều trường hợp báo cáo vào thế kỷ 19,
năm 1882 W.Ebstein báo cáo 5 trường hợp ông
mô tả đầy đủ các triệu chứng của dị tật lõm
ngực bẩm sinh. Điều trị thời điểm này còn rất
hạn chế, chủ yếu tập thể dục. Phẫu thuật viên
trong giai đoạn này còn ít kinh nghiêm, còn
giai đoạn tìm hiểu làm thế nào dự phòng phổi
xẹp khi mở ngực.
Theo các nghiên cứu của Mỹ, tỉ lệ dị tật này
chiếm từ 1/400 – 1/300 trẻ sinh sống. dị tật này
không gặp ở người châu Phi, có lẽ tần suất cao
hơn ở người châu Á. Tại Việt Nam chưa tìm thấy
nghiên cứu về dị tật này.(2)
Ảnh hưởng của dị tật này trên cả chức năng
tim phổi và mặc cảm tự ti cá nhân.
Trước phẫu thuật Nuss có một số các phẫu
thuật khác đang được thực hiện. Các phẫu thuật
này nặng nề, cần nằm viện lâu và thời gian phục
hồi chậm. Một thay đổi lớn vào năm 1986,
Danald Nuss báo cáo kinh nghiệm 10 năm ứng
dụng kỹ thuật mới để tạo hình cho bệnh nhân
lõm ngực.
Các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc đã áp dụng phẫu thuật Nuss từ
nhiều năm về trước. Ở Đông Nam Á, Thái Lan
và Singapore đã áp dụng phẫu thuật này cho
một số trường hợp.
Tại Việt Nam, từ tháng 9 năm 2007 Giáo
Sư Hàn Quốc đã thực hiện phẫu thuật cho 3
bệnh nhân.
Từ tháng 3 năm 2008 Bệnh Viện Đại Học Y
Dược đã triển khai điều trị dị dạng lồng ngực.
Đây là một kỹ thuật mới được áp dụng tại
Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm đưa ra những kinh nghiệm ban đầu về
điều trị lõm ngực bẩm sinh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh
được phãu thuật tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược
từ tháng 3/2008 đến tháng 10/2008.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả một loạt các
trường hợp.
Phương pháp thực hiện
Bệnh nhân đến phòng khám được hỏi bệnh
sử, khám lâm sàng và chụp XQ phổi thẳng và
nghiêng để thiết lập chẩn đoán.
Phân loại lõm ngực theo bảng phân loại
Park:(7,8)
Type IA: lõm đồng tâm khu trú
Type IB: lõm đồng tâm dẹt rộng
Type IIA1: lõm lệch tâm khu trú
Chuyên Đề Ngoại Khoa 3
Type IIA2: lõm lệch tâm dẹt rộng
Type IIA3: lõm lệch tâm tạo kênh sâu,
dài(vertical depression type, Grand Canyon
type)
Type hỗn hợp: phối hợp lồi và lõm
Chỉ định phẫu thuật khi bệnh nhân có dấu
hiệu mệt khi gắng sức, đẩy lệch tim trên XQ
phổi, hoặc bệnh nhân than phiền về thẩm mỹ.
Khi có chỉ định phẫu thuật bệnh nhân được chỉ
định xét nghiệm tiền phẫu, chụp CT ngực, siêu
âm tim và đo chức năng hô hấp.
Chuẩn bị một đường truyền tĩnh mạch lớn
và một đường động mạch xâm lấn theo dõi
huyết áp động mạch liên tục trong quá trình
phẫu thuật.
Phẫu thuật Nuss tiến hành bằng xác định lại
type biến dạng các vị trí lồi lõm trên thành ngực,
đo và uốn thanh kim loại theo lý thuyết TER-
COM. Hai vết mổ 1,5cm hai bên thành ngực,
dùng clamp mạch máu Crawforth bóc tách
trung thất xuyên qua khoang màng phổi đối
bên, đặt khung kim loại đã uốn định hình vào
trong lồng ngực. Chụp XQ trên bàn mổ đánh giá
vị trí đặt khung kim loại và phát hiện biến chứng
sớm.
Giảm đau hậu phẫu gần bằng phong bế thần
kinh liên sườn với bupivacain 0,25% sau đó
dùng giảm đau truyền liên tục hoặc tê ngoài
màng cứng giảm đau.
Biến chứng hậu phẫu được phát hiện bằng
khám lâm sàng và XQ.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình 10,21, nhỏ nhất: 1 tuổi, lớn
nhất: 27 tuổi
Giới tính
Bảng 1
Nam Nữ
67 16
Tỉ lệ nam/nữ: 4/1
Phân loại lõm ngực
Bảng 2
Phân loại Số lượng
Type IA 36(43%)
Type IB 30(36%)
Type IIA1 08(10%)
Type IIA2 5(6%)
Type IIA3 2(2,5%)
Type hỗn hợp 2(2,5%)
Bệnh di truyền và liên quan tính chất gia
đình
Bảng 3
Tính chất di truyền Số lượng
HC Marfan 2
Gia đình có người cùng bị dị tật 3
Điều trị ngoại khoa
Bảng 4
Số thanh kim loại được đặt Số bệnh nhân
1 thanh 69(83%)
2 thanh 14(17%)
Thời gian phẫu thuật trung bình 83,28, ngắn
nhất 45 phút, dài nhất 135 phút.
Thời gian nằm viện trung bình 6,11 ngày,
ngắn nhất 5 ngày, dài nhất 8 ngày
Biến chứng
Bảng 5
Biến chứng Số lượng
Tràn khí màng phổi 5
Tràn máu màng phổi 0
Tụ dịch vết mổ 0
Nhiễm trùng vết mổ 0
Tổn thương tim màng ngoài tim 0
Di lệch khung kim loại 2
Dị ứng khung kim loại 0
Biến dang thứ phát 2
Bàn Luận
Kết quả ban đầu điều trị cho những bệnh
nhân có triệu chứng rất tốt tuy nhiên bên cạnh
những thành công còn nhiều bất lợi cho nên
trong giai đoạn sớm đã có nhiều kỹ thuật ngoại
khoa khác nhau đã được ứng dụng. lịch sử điều
trị lõm ngực bẩm sinh chia nhiều giai đoạn: giai
đoạn từ 1911 đến 1920, phẫu thuật thực hiện
bằng cách cắt bỏ thành ngực trước, Sauerbrush
thực hiện kỹ thuật này đầu tiên. Kỹ thuật này có
Chuyên Đề Ngoại Khoa 4
nhiều nhược điểm: có thể gây hô hấp đảo ngược,
tim không được bảo vệ, và bất lợi về thẩm mỹ.
Giai đoạn 1920 đến 1930 là thời kỳ dùng khung
kéo từ bên ngoài, tuy nhiên các kỹ thuật này
nhanh chóng không còn sử dụng nữa vì tính
chất cồng kềnh của nó, không thực tế, và tệ hơn
là tăng nguy cơ nhiễm trùng(1,6). Giai đoạn 1940
đến 1950 là giai đoạn cắt sụn sườn biến dạng,
mở ngang xương ức, không sử dụng dụng cụ
nâng hỗ trợ xương ức, phương pháp này có tỉ lệ
tái phát cao, nhất là ở những trẻ em lớn. Giai
đoạn từ 1950, phương phát cắt ngang sụn sườn
biến dạng hoặc cắt bỏ sụn sườn biến dạng, mở
ngang xương ức và có sử dụng các dụng cụ
nâng hỗ trợ xương ức từ bên trong đã trở thành
phương pháp chuẩn điều trị lõm ngực bẩm sinh,
được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Tuy nhiên phương pháp chuẩn này phức
tạp, thời gian mổ lâu, mất máu nhiều và có tỉ lệ
thất bại khá cao từ 5% đến 36%, cũng như có
nhiều biến chứng(2,4).
Có một vấn đề đặt ra trong giai đoạn này là
phẫu thuật thích hợp nhất ở lứa tuổi nào. Nếu
mổ cho những trẻ lớn sẽ khó khăn, thời gian mổ
kéo dài và mất máu nhiều, còn mổ trẻ nhỏ sẽ
ảnh hưởng đến sự pháp triển của lồng ngực, gây
biến chứng teo hẹp lồng ngực(4). Theo
shamberger và Morchuis(2,5) có sự suy giảm chức
năng hô hấp sau phẫu thuật và tình trạng suy
giảm nặng dần theo thời gian.
Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Trong các dị tật lõm ngực chiếm tỉ lệ nhiều
hơn hết, di tật lõm ngực dù sao vẫn là loại biến
dạng nhẹ, ít gây ảnh hưởng đến chức năng và
phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn. May mắn các
loại biến dạng nặng ảnh hưởng nhiều đến chức
năng và có thể tử vong như hở xương ức, hội
chứng Poland chiếm tỉ lệ thấp. cũng như các tác
giả khác chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân nam
gặp nhiều hơn nữ và tỉ lệ này là 4/1.(2)
Tuổi bệnh nhân thường phát hiện lúc còn trẻ
điều này giúp cho phẫu thuật được kết quả tốt
hơn trên những bệnh nhân đã qua tuổi dậy thị.
Khi bệnh nhân đã ổn định sự phát triển hệ thống
cơ xương thì lồng ngực cũng rất chắc chắn, nếu
phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều.(3)
Hình thái dị tật lõm ngực bẫm sinh
Phân loại dị tật cho thấy type IA và type IB
chiếm đa số (76/83 trường hợp) tần suất này
cũng tương tự như các nghiên cứu khác. Đây là
hai type biến dạng đồng tâm, đối xứng. phẫu
thuật dễ dàng hơn và kết quả điều trị thường tốt
hơn. Theo tác giả Hyung Joo Park, type II và
type hỗn hợp tạo hình rất khó và thường vẫn
còn lõm tồn lưu, biến dạng thứ phát, kinh
nghiệm chúng tôi chưa gặp những trường hợp
lõm tồn lưu có thể do chúng tôi chưa có số lượng
bệnh nhân nhiều và những trường hợp nặng.(7,8)
Tính chất di truyền
Các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực dị dạng
lồng ngực đều cho rằng có liên quan đến di
truyền tuy nhiên chưa tìm ra gien nào gây ra các
di tật này. Chúng tôi có 2 bệnh nhân hội chứng
Marfan và 3 bệnh nhân trong gia đình cùng bị, 2
bệnh nhân có cha bị lõm ngực, và 1 bệnh nhân
có cậu, ông ngoại và ông nội cùng bị lõm ngực
bẩm sinh.(1,2,3)
Chỉ định phẫu thuật lõm ngực bẩm sinh
Tác giả Hyung Joo Park chỉ định phẫu thuật
cho tất cả những bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên, ông
dựa vào diễn tiến tự nhiên của di tật lõm ngực
bẩm sinh, và vì lí do thẩm mỹ. Diễn tiến tự nhiên
của lõm ngực bẩm sinh sẽ nặng dần theo tuổi và
sẽ biến dạng nhanh, nặng và phức tạp khi bắt
đầu tuổi dậy thì và suốt trong giai đoạn này.
Chúng tôi chỉ định phẫu thuật dựa vào triệu
chứng mệt khi vận động gắng sức, dấu hiệu đẩy
lệch tim và yêu cầu về thẩm mỹ của bệnh nhân
và lớn hơn 3 tuổi. Chúng tôi cũng đồng ý theo
khuyến cáo của tác giả Park nên chỉ định phẫu
thuật cho các em từ 3 tuổi đến 5 tuổi vì ở lứa tuổi
này các em chưa đến trường vì vậy sẽ không ảnh
hưởng đến công việc học tập của các em và khi
lớn lên các em không còn nhớ đến cuộc phẫu
thuật cũng như bản thân đã bị dị tật. Như vậy,
các em sẽ không ảnh hưởng tâm lý. Tác giả Nuss
chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân từ 6 đến 18
Chuyên Đề Ngoại Khoa 5
tuổi, ông không phẫu thuật cho bệnh nhân dưới
6 tuổi vì ông cho rằng trẻ không hợp tác và rất
hiếu động dễ gây di lệnh thanh kim loại, còn
trên 18 tuổi ông cho rằng không nâng lên được
vì thành ngực cứng. Chúng tôi sử dụng khung
nâng và phương pháp cố định 5 điểm chỉ thép
nên tránh được di lệnh và hỗ trợ nâng thành
ngực ở những bệnh nhân lớn tuổi.(7)
Về chỉ định đặt 1 hay 2 thanh kim loại,
chúng tôi dựa vào tỉ lệ biến dạng xương ức, nếu
xương ức biến dạng hơn 50% chúng tôi đặt 2
thanh kim loại. trẻ em trước tuổi dậy thì chúng
tôi chỉ đặt 1 thanh vì thành ngực các em rất mềm
mại dễ chỉnh sửa.
Kết quả phẫu thuật
Đa số bệnh nhân có được kết quả tốt ngoại
trừ 2 bệnh nhân: một trường hợp 13 tuổi di tật
type IIA1 chúng tôi đặt 1 thanh, bệnh nhân này
tái khám phát hiện có di lệch trượt 0,5cm bên
phải cùng bên với bên lõm lệnh tâm. 1 trường
hợp 21 tuổi lõm ngực type IA đặt 1 thanh, ngay
lần tái khám 1 tuần sau xuất viện XQ cho thấy có
di lệnh xoay. Tuy nhiên vẫn chưa thấy ảnh
hưởng hình dạng bên ngoài lồng ngực.
Biến chứng
Chúng tôi có tỉ lệ biến chứng 11% so với các
tác giả khác từ 15 % - 25%, chúng tôi mới thực
hiện số lượng bệnh nhân chưa nhiều nên chúng
tôi chưa gặp nhiều biến chứng. 2 biến chứng
chúng tôi gặp di lệnh thanh nhẹ và tràn khí
màng phổi phải đặt dẫn lưu. Chúng tôi chưa gặp
các biến chứng: tụ dịch vết mổ, tràn máu màng
phổi, tràn máu màng tim, viêm màng ngoài tim,
nhiễm trùng thanh kim loại hay thủng tim.(3,7,8)
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận
dị dạng lõm bẩm sinh gặp nhiều.
Phẫu thuật Nuss an toàn, hiệu quả và ít biến
chứng trong điều trị lõm ngực bẩm sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brown et al (1939). “Surgical treatment of the incipient stage
in infancy and correction of th deformity in the fully
developed stage”. J tharac Surg 9: 164-184.
2. Chamberger. Surgery of the Chest, 1: 355-376.
3. Donald Nuss, Robert E. kelly et al (1998). “A 10-years review
of mimimally invasive technique for correction of pectus
excavatum”. J Pediatr Surg 33: 545-552.
4. Haller JA, Colombani PM, et al.(1996). “ Chest wall
construction after too extensive and too early operations for
pectus excavatum”. Ann ThorSurg 61: 1618-1625.
5. Morshuis WJ, Mulder H, Wapperom G, et al(1992). “ Pectus
Excavatum: A clinical study with long term posoperative
follow up”. Eur J Cardiothorac Surg 6:318-329.
6. Ochsner A, DeBakey M(1939). “ Report of a case and review
of the literature”. J Thorac Surg 8: 469-511.
7. Park HJ, Lee SY, et al(2004). “ The Nuss procedure for pectus
excavatum: Evolution of techniques and results on 322
patients”. Ann Thorac Surg 77:289-295.
8. Park HJ, Lee SY, et al(2004). “ Complication associated with
the Nuss procedure: Analysis of risk factors and suggested
measures for prevention of complications”. J Pediatr Surg
39:391-395.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_som_dieu_tri_ngoai_khoa_di_tat_lom_nguc_bam_sinh.pdf