Kết quả tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng siêu âm
KẾT QUẢ TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI NGƯỢC DÒNG BẰNG SIÊU ÂM
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng nội soi niệu quản ngược
dòng với máy tán sỏi siêu âm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiền cứu 131 bệnh nhân (57 nam và
74 nữ) có sỏi niệu quản được điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 10
năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. Tất cả BN được nội soi niệu quản ngược
dòng bằng máy soi cứng Olympus 10.5Fr và tán sỏi siêu âm với Olympus
LUS-2.
Kết quả: Có 131 BN có sỏi niệu quản được xếp vào hai nhóm: nhóm 1 (sỏi
niệu quản chậu) gồm 107 trường hợp và nhóm 2 (sỏi niệu quản lưng) có 24
trường hợp. Tỉ lệ sạch sỏi trong nhóm 1 và 2 lần lượt là 97,2% và 83,33%. Thời
gian mổ và thời gian nằm viện trung bình trong nhóm 1 là 53,7 phút và 25,7
giờ. Trong khi đó, các chỉ số này ở nhóm 2 là 56,3 phút và 26,3 giờ.
KẾT QUẢ TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI NGƯỢC DÒNG BẰNG SIÊU ÂM
13 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT QUẢ TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI NGƯỢC DÒNG
BẰNG SIÊU ÂM
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng nội soi niệu quản ngược
dòng với máy tán sỏi siêu âm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiền cứu 131 bệnh nhân (57 nam và
74 nữ) có sỏi niệu quản được điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 10
năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. Tất cả BN được nội soi niệu quản ngược
dòng bằng máy soi cứng Olympus 10.5Fr và tán sỏi siêu âm với Olympus
LUS-2.
Kết quả: Có 131 BN có sỏi niệu quản được xếp vào hai nhóm: nhóm 1 (sỏi
niệu quản chậu) gồm 107 trường hợp và nhóm 2 (sỏi niệu quản lưng) có 24
trường hợp. Tỉ lệ sạch sỏi trong nhóm 1 và 2 lần lượt là 97,2% và 83,33%. Thời
gian mổ và thời gian nằm viện trung bình trong nhóm 1 là 53,7 phút và 25,7
giờ. Trong khi đó, các chỉ số này ở nhóm 2 là 56,3 phút và 26,3 giờ.
Kết luận: nội soi ngược dòng tán sỏi với dụng cụ tán siêu âm là chọn lựa điều
trị hiệu quả và an toàn đối với sỏi niệu quản.
Từ khóa: sỏi niệu quản, nội soi niệu quản ngược dòng. tán sỏi niệu quản.
ABSTRACT
RIGID URETEROSCOPE WITH ULTRASONIC LITHOTRIPSY FOR
URETERAL STONES
Nguyen Tan Cuong, Vu Hong Thinh, Tu Thanh Tri Dung, Nguyen Hoang Duc,
Tran Le Linh Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 – Suppl ement of
No 1 – 2010: 108 – 111
Purpose: To review the result of retrograde ureteroscopy with ultrasonic
lithotripsy in the management of ureteral stones.
Materials and methods: Rigid ureteroscopic lithotripsy with ultrasonic
Olympus LUS-2 was performed in 57 males and 74 females from October
2008 to October 2009.
Results: 131 patients with ureteral stone were divided into 2 group: lower
ureteral stone (group 1: 107 cases) and upper ureteral stone (group 2: 24 cases).
All of patients were managed by retrograde ureteroscopy with ultrasonic
lithotripsy. The stone-free rate was 97.2% in group 1 and 83.33% in group 2.
Mean operating time and mean length of post-op stay was 53.7 minutes and
25.7 hours respectively in group 1. These figures were 56.3 minutes and 26.3
hours in group 2.
Conclusion: Ultrasonic lithotripsy with Olympus LUS-2 is a highly effective
endoscopic modality for managing ureteral stones.
Keywords: ureteral stones, retrograde ureteroscopy, ultrasonic lithotripsy.
MỞ ĐẦU
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả sỏi niệu quản. Theo
khuyến cáo của hội Niệu khoa của Mỹ và Châu Âu, tán sỏi ngoài cơ thể là
phương tiện được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị sỏi niệu quản
không biến chứng. ESWL ít gây sang chấn, có thể xuất viện trong ngày.
Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ sạch sỏi đạt được trên 80%(Error! Reference source not
found.).
Trước đây, tán sỏi nội soi ngược dòng được chỉ định cho những trường hợp
sỏi niệu quản đoạn chậu và không được khuyến cáo cho những sỏi niệu quản
đoạn cao do phẫu thuật viên khó tiếp cận được sỏi. Gần đây, nhờ những tiến
bộ kỹ thuật với ống soi nhỏ và những phương tiện phá sỏi hiệu quả nhưng ít
gây tổn thương thành niệu quản như siêu âm và laser, nội soi niệu quản tán
sỏi được chỉ định rộng rãi hơn.
Máy tán sỏi siêu âm là một trong những phương tiện hiệu quả trong điều trị
sỏi niệu quản qua đường nội soi ngược dòng. Tuy nhiên, dụng cụ tán sỏi
niệu quản bằng siêu âm đang bị lãng quên do sự xuất hiện cuả các phương
tiện kỹ thuật mới(Error! Reference source not found.). Laser là một trong số những phát
minh đang được ứng dụng nhiều trong điều trị sỏi niệu. Tuy có nhiều ưu
điểm nhưng hiệu quả điều trị không có nhiều khác biệt và chi phí cao.
Nghiên cứu này ứng dụng máy tán sỏi siêu âm thế hệ mới LUS-2, đánh giá
kết quả điều trị sỏi niệu quản tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009, 131 bệnh nhân sỏi niệu quản
đã được tán sỏi nội soi ngược dòng bằng siêu âm tại Bệnh viện Đại học Y
Dược.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: (1) sỏi niệu quản được chẩn đoán dựa trên siêu âm,
KUB và UIV. (2) sỏi không di chuyển sau 2 tuần điều trị nội khoa.
Tiêu chuẩn loại trừ: những bệnh nhân nhiễm trùng niệu đang diễn tiến, rối
loạn đông máu, có bất thường bẩm sinh của niệu quản hoặc đã mổ cắm lại
niệu quản.
Tất cả bệnh nhân được dùng kháng sinh dụ phòng (cephalosperin thế hệ 2
hoặc 3) trước phẫu thuật 60 phút. Niệu quản được soi bằng ống soi cứng
Olympus 10.5 Fr. Tán sỏi với máy tán siêu âm LUS – 2. Sau tán sỏi bệnh
nhân được đặt thông double J thận – niệu quản. Bệnh nhân được xuất viện
sau 24 – 48 giờ nếu nước tiểu trong và không sốt.
Bệnh nhân tái khám sau 2-4 tuần và theo dõi mỗi 3 tháng trong vòng 6
tháng.
KẾT QUẢ
Có 131 bệnh nhân sỏi niệu quản được nội soi tán sỏi ngược dòng bằng máy
siêu âm. Số bệnh nhân này được xếp vào hai nhóm
Nhóm 1: sỏi niệu quản chậu (từ L5 trở xuống) gồm có 107 BN, 43 nam
và 64 nữ, độ tuổi trung bình là 46 ± 13,6 (thay đổi từ 19 đến 80).
Nhóm 2: sỏi niệu quản lưng (khúc nối – L5) gồm có 24 BN, 14 nam và
10 nữ, độ tuổi trung bình 53 ± 15 (thay đổi từ 31 đến 79).
Bảng 1: Đặc điểm của sỏi.
Đặc điểm
Sỏi NQ
chậu
Sỏi NQ
lưng
Số lượng BN 107 24
Độ 1 33% 37,5%
Độ 2 55% 37,5%
Thận ứ
nước
Độ 3 12% 25%
P 49 8
Vị trí sỏi
T 58 16
Kích thước sỏi
10 ± 3,2 (5
- 21)
10,2 ± 3 (6
- 15)
Viêm,
phù nề
79 17
Niệu
mạc Khảm,
polyp
28 7
Bảng 2: Đặc điểm của phẫu thuật.
Đặc điểm
Sỏi niệu
quản
chậu
Sỏi niệu
quản
lưng
Số lượng BN 107 24
TG mổ
53,7 ±
14,1 (15 -
100)
56,3 ±
12,9 (35 -
85)
Có 97 24
Đặt DJ
Không 10 0
Sạch sỏi 104 20
Sót sỏi >
5mm
2 2
Sạch
sỏi
Sỏi chạy
lên thận
1 2
TG nằm viện
25,7±6,8
(24–48)
26,3±6,7
(24–48)
Rách niêm
mạc
5 2
Thủng NQ 2 1
Biến
chứng
Viêm đài bể
thận cấp
3 1
BÀN LUẬN
Mulvancy ứng dụng năng lượng siêu âm để tán sỏi niệu quản lần đầu tiên
vào năm 1953(Error! Reference source not found.). Sóng âm thanh tần số cao (23000 –
25000 Hz) được tạo ra bởi năng lượng điện biến đổi trên lõi thủy tinh
piezoceramic nằm bên trong tay cầm của dụng cụ siêu âm. Năng lượng siêu
âm tạo thành những xung động của que tán kim loại và được truyền đến sỏi.
Dụng cụ tán sỏi siêu âm LUS-2 là hệ thống kết hợp 2 chức năng: phá sỏi
bằng năng lượng siêu âm và hút rữa dịch, mảnh sỏi vụn qua lổ rỗng trong
lòng của que tán. Nước lưu thông bên trong có tác dụng làm giảm nhiệt que
tán và do đó không làm tổn thương thành niệu quản. Để có thể làm vỡ sỏi,
que tán phải tiếp xúc trực tiếp với sỏi. Do đó, sỏi phải được giữ cố định tại
một vị trí bằng cách dùng rọ bắt sỏi hoặc tì sỏi vào thành niệu quản trong lúc
tán. Với sỏi niệu quản khảm, sỏi ít di động do bám dính vào niêm mạc, tán
sỏi siêu âm có thể gặp thuận lợi, sỏi vỡ nhanh và ít gây tổn thương niệu mạc.
Ngoài biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể, được đánh giá là an toàn và ít xâm lấn
để điều trị sỏi niệu quản chậu. Tán sỏi nội soi ngược dòng là một lựa chọn
thay thế do hiệu quả cao và biến chứng ít. Tỉ lệ tán sỏi thành công thay đổi
từ 66% - 100% tùy theo tác giả và dụng cụ được sử dụng để tán sỏi(Error!
Reference source not found.). Theo nghiên cứu của Chausy C (1987) tán sỏi niệu
quản bằng siêu âm và Vũ Hồng Thịnh (2005) tán sỏi niệu quản dưới với
dụng cụ xung hơi có tỉ lệ thành công trên 96%(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tán sỏi với dụng cụ tán
siêu âm, cũng cho kết quả tương tự, tỉ lệ sạch sỏi là 97,2%. Chúng tôi chưa
thể kết luận liệu dụng cụ siêu âm có tốt hơn xung hơi không. Tuy nhiên, theo
một số nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa các dụng cụ tán sỏi của các tác giả
nước ngoài cho thấy tán sỏi siêu âm tốt hơn tán sỏi xung hơi và thủy điện
lực vì tỉ lệ sạch sỏi cao và biến chứng thấp(Error! Reference source not found.).
Đối với sỏi niệu quản lưng, tán sỏi niệu quản gặp khó khăn hơn. Sỏi thường
khó tiếp cận và nguy cơ thất bại do sỏi di chuyển lên thận. Theo Nguyễn
Hoàng Đức (2008), tỉ lệ thất bại khoảng 24%(Error! Reference source not found.).
Trong loạt nghiên cứu này, chúng tôi có 2 trường hợp thất bại do không tiếp
cận dược sỏi. Trong đó, có 1 trường hợp do hẹp niệu quản dưới sỏi và
trường hợp còn lại là do niệu quản dưới sỏi gập góc nhiều, sỏi khảm không
thể đưa dây dẫn qua để gióng thẳng niệu quản. Hai trường hợp thất bại khác
do sỏi di chuyển lên thận trong lúc tán sỏi. Do nguy cơ sỏi di chuyển lên
thận với máy soi cứng, tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng laser vơí máy soi
mềm được sử dụng ngày càng nhiều. Máy soi mềm làm tăng khả năng tiếp
cận được sỏi ngay cả khi sỏi di chuyển lên thận. Ngoài ra, máy soi mềm giúp
tán được sỏi thận trong trường hợp vừa có sỏi thận vừa có sỏi niệu quản.
Tuy nhiên, tán sỏi laser với máy soi mềm có chi phí cao, chưa phù hơp với
điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay. Tán sỏi niệu quản bằng laser với máy
soi cứng là một chọn lựa hiệu quả và khả thi do có nhiều ưu điểm. Với dụng
cụ laser, có thể sử dụng máy soi nhỏ để nội soi niệu quản và trong quá trình
tán sỏi, sỏi ít bị di chuyển. Ngoài ra năng lượng laser còn có khả năng cầm
máu và đốt những polyp bám quanh sỏi. Theo kinh nghiệm của chúng tôi,
năng lượng siêu âm làm sỏi vỡ nhanh và ít gây tổn thương thành niệu quản
hơn so với dụng cụ tán sỏi laser. Hầu hết các trường hợp tiếp cận được sỏi,
chúng tôi đều tán sỏi thành công. Hai trường hợp sỏi di chuyển lên thận vì
sỏi cứng và kích thước quá to không thể bắt bằng rọ để tán sỏi. Ngoài ra, có
hai trường hợp chúng tôi tiếp cận được sỏi và tán vỡ sỏi nhưng một số mảnh
sỏi lớn (>5 mm) có khuynh hướng di chuyển lên trên không bắt kịp bằng rọ.
Tỉ lệ sạch sỏi trong nghiên cứu này là 83,33% không khác biệt nhiều so với
các tác giả khác. Tỉ lệ tán sỏi thành công từ 83%-87% ngay cả sử dụng với
dụng cụ tán sỏi laser(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.).
Bảng 3: Kết quả tán sỏi niệu quản đoạn lưng.
Tác giả N
Vị trí
sỏi
Dụng cụ tán
sỏi
Tỉ lệ
sạch
sỏi
Nguyễn
Hoàng
Đức và
cs
97 SNQ
lưng
Laser 83,7%
Trần Văn
Hinh và
cs
34 SNQ
lưng
Electrokinetic 85,29%
Vũ Lê
Chuyên
và cs
49 SNQ
lưng
Xung hơi 85,71%
Trong quá trình tán sỏi, nhiều trường hợp có tổn thương thành niệu quản với
nhiều mức độ khác nhau. Tổn thương nhẹ như rách niêm mạc nông, bỏng
niêm mạc do nhiệt. Thủng niệu quản là rách toàn bộ thành niệu quản thường
do lạc đường hoặc do tì quá mạnh vào sỏi trong khi tán. Các trường hợp có
sỏi khảm và có tổn thương niệu quản thường phải đặt thông niệu quản lưu.
Đặt thông niệu quản thường quy cho tất cả các trường hợp vẫn còn có nhiều
ý kiến chưa thống nhất. Theo các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng,
không có sự khác biệt về hiệu quả của nhóm có đặt thông và không đặt
thông niệu quản(Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, đặt thông double J niệu
quản có thể rút ngắn thời gian nằm viện. Nguyễn Hoàng Đức đặt DJ cho tất
cả các bệnh nhân tán sỏi niệu quản bằng laser, 98,6% có thể xuất viện trong
24 giờ đầu sau mổ(Error! Reference source not found.). Trong khi đó, nếu chỉ đặt DJ
hoặc thông niệu quản trong một số các trường hợp chọn lọc có thời gian nằm
viện trung bình từ 2-3 ngày(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.). Chúng tôi đặt DJ thường quy các trường hợp
sỏi niệu quản lưng và hầu hết các trường hợp sỏi niệu quản chậu (90,65%).
Thời gian nằm viện trung bình là 25,7 giờ trong nhóm sỏi niệu quản chậu và
26,3 giờ đối với nhóm sỏi niệu quản lưng. Đa số bệnh nhân được xuất viện
trong 24 giờ sau phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Nhờ những tiến bộ kỹ thuật về ống soi và các dụng cụ tán sỏi, tán sỏi nội soi
ngược dòng có những bước tiến quan trọng và ngày càng được chỉ định rộng
rãi để điều trị sỏi niệu quản. Qua nghiên cứu 131 bệnh nhân, tỉ lệ tán sỏi
thành công cao (83% - 97% tùy theo vị trí sỏi niệu quản), tỉ lệ biến chứng
thấp và thời gian nằm viện ngắn. Thời gian nằm viện trung bình khoảng 25 -
27 giờ. Chúng tôi nhận thấy tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng với dụng
cụ tán siêu âm là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Đặt DJ thường
quy trong khi tán sỏi rút ngắn thời gian nằm viện, bệnh nhân có thể xuất viện
sớm trong ngày.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 244_837.pdf