Do phát âm không chỉ phụ thuộc vào tính di
động lưỡi mà còn phụ thuộc vào sự tiếp xúc của lưỡi
với vòm miệng, mặc dù tính di động lưỡi nhóm may
khép không khác với nhóm ghép da nhưng có lẽ do
tiếp xúc vòm miệng ít hơn nên nói ngọng nhiều
hơn(1).
Lưỡi còn lại di động hoàn toàn trong đa số
trường hợp (75,3%) dù may khép (28/37 trường hợp;
75,7%) hay tạo hình (27/36 trường hợp 75,0%). Như
vậy, tạo hình bằng ghép da hoặc cơ mút giúp cho
phần lưỡi còn lại di động không khác may khép. Do
chúng tôi chọn những trường hợp khuyết hổng lưỡi
lớn hoặc khuyết hổng lưỡi và sàn miệng để ghép da
hay dùng vạt, do đó đây là kết quả thuận lợi. Vì nếu
khuyết hổng lớn mà may khép sẽ gây nếu kéo phần
lưỡi còn lại gây hạn chế cử động sẽ ảnh hưởng nhiều
đến chức năng lưỡi.
Mặc dù tỉ lệ di động lưỡi chiếm tỉ lệ cao nhưng nói
bình thường chiếm tỉ lệ thấp hay nói ngọng chiếm tỉ lệ
cao, không có sự tương xứng giữa tính di động lưỡi với
giọng nói. Lý do cho sự khác biệt này là ảnh hưởng đến
giọng nói ngoài tính di động lưỡi lưỡi còn có thể tích
lưỡi. Do đó, để tăng thể tích lưỡi mà vẫn đảm bảo tính
di động, một số tác giả sử dụng những vạt lớn hơn(1).
Tim Bressmann và cộng sự nghiên cứu tính di
động của lưỡi ảnh hưởng lên tính dễ hiểu khi phát
âm sau cắt lưỡi một phần, cho thấy tính di động của
lưỡi là yếu tố dự đoán có giá trị về phát âm sau cắt
lưỡi. Nhưng nghiên cứu này số mẫu nhỏ nên yếu tố
này cần đánh giá thêm với mẫu lớn hơn(2).
Một nghiên cứu của Chen Chuanjun và cộng sự
so sánh hai nhóm bệnh nhân cắt nửa lưỡi hoặc ít hơn
nửa lưỡi có hoặc không có tạo hình bằng vạt để đánh
giá tính dễ hiểu khi phát âm. Kết quả cho thấy nhóm
không tạo hình cho kết quả phát âm tốt hơn. Tạo
hình bằng vạt làm ảnh hưởng đến sự mềm dẻo và
cản trở sự di động của lưỡi góp phần suy chức năng
phát âm Như vậy, nếu quan tâm đến phát âm không
cần thiết tạo hình khi cắt nửa lưỡi hoặc ít hơn(3).
Hung-Tao Hsiao và cộng sự so sánh 6 trường
hợp may khép và 6 trường hợp tạo hình lưỡi bằng
vạt cẳng tay quay sau cắt nửa lưỡi, nhận thấy nhóm
may khép có kết quả phát âm và tính dễ hiểu tốt
hơn, còn nhóm tạo hình có kết quả về chức năng
nuốt tốt hơn(8).
Tái phát và tạo hình: Khảo sát mối liên quan giữa
tái phát và phương pháp tạo hình, tái phát sau may
khép 5 trường hợp, ghép da mỏng 3 trường hợp và
vạt cơ mút 1 trường hợp. Phương pháp phục hồi
khuyết hổng không là yếu tố nguy cơ gây tái phát,
nhưng tạo hình nếu vạt lớn là yếu tố có thể che lấp
tái phát và dẫn đến phát hiện tái phát muộn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phát hiện tái
phát không khác giữa may khép và tạo hình, do vạt
chúng tôi sử dụng để tạo hình không dày nên không
che lấp bướu tái phát.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả tạo hình sau điều trị ung thư lưỡi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 92
KẾT QUẢ TẠO HÌNH SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ LƯỠI
Trần Thanh Phương*, Lê Hành†, Lê Trường Giang**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hình dạng và chức năng lưỡi sau cắt nửa lưỡi.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng.
Phương pháp: 73 trường hợp ung thư lưỡi, T1-T3, được cắt nửa lưỡi, và chia 2 nhóm: 37 ca may khép và 36 ca tạo
hình bằng ghép da, vạt cơ mút, ghép niêm mạc.
Kết quả và bàn luận: Hình dạng lưỡi đa số không phục hồi (95,9%). Tính di động và nuốt không khác biệt giữa may
khép và tạo hình, lần lượt tính di động hoàn toàn 28 (75,7%) so với 24 (75%), di động hạn chế 9 (24,3%) so với 8 (25%).
Chức năng nói sau tạo hình kết quả tốt hơn sau may khép, nói bình thường 8 (27%) so với 4 (10,8%); và nói ngọng 33
(89,2%) so với 24 (75%). Khi khuyết hổng liên quan sàn miệng, may khép sau cắt nửa lưỡi và sàn miệng sẽ gây níu kéo
phần lưỡi còn lại và gây suy chức năng thêm nữa.
Kết luận: Chúng tôi áp dụng phương pháp đơn giản để đóng khuyết hổng, may khép và ghép da, giúp hồi phục chức
năng lưỡi. Khuyết hổng nửa lưỡi được may khép, khuyết hổng có liên quan sàn miệng được tạo hình. Ghép da là phương
pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện ở các cơ sở y tế.
Từ khóa: Tạo hình, cắt nửa lưỡi, ghép da.
ABSTRACT
RESULTS OF RECONSTRUCTION IN TONGUE CANCER
Tran Thanh Phuong, Le Hanh, Le Truong Giang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 92 - 98
Objective: To evaluate shape of reconstructed tongue and postoperative functions after hemiglossectomy
Study design: Control clinical trial.
Methods: 73 cases of oral tongue cancer, staged T1-T3, treated by hemiglossectomy, including two groups: 37 cases
that have defect half of tongue were primary closure and 36 cases that have defect half of tongue and floor of mouth were
reconstructed by thin-thickness skin graft (32 cases) or buccinator musculomucosal flap (3 cases) or buccal mucosal flap
(one cases).
Results and discussion: Almost shape of tongue is not recover (95.9%). Motility, swallowing in cases with primary
closure were non-different in cases with reconstruction, respectively, complete motility 28 (75.7%) vs. 24 (75%), limited
motility 9 (24.3%) vs. 8 (25%). Speech in cases with reconstruction better in cases with primary closure, respectively,
normal speech is 8 (27%) vs. 4 (10.8%); and speech with a lisp 24 (75%) vs. 33 (89.2%). Defects involve floor of mouth
mucosa, primary closure of a full hemiglossectomy wound will result in severe tethering of the reconstructed tongue and
further motion impairment.
Conclusion: We applied the simple methods to close defects, skin graft and primary closure, to help recover of tongue
function. Defect half of tongue were primary closure, defects involve floor of mouth mucosa were reconstructed by skin
graft or buccinator musculomucosal flap, buccal mucosal flap to help recover of tongue function. Skin graft is simplest
method, easiest perform in medicine center.
Key words: Reconstruction, hemiglossectomy, skin graft.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư lưỡi là loại ung thư thường gặp nhất
trong các loại ung thư hốc miệng, chiếm 30% - 50%.
Yếu tố nguy cơ thường gặp: Hút thuốc lá và uống
rượu. Ung thư lưỡi dễ phát hiện sớm, tuy nhiên,
phần lớn bệnh nhân tới khám khi tổn thương đã lan
rộng, phẫu thuật điều trị đúng mức gặp nhiều hạn
chế. Phẫu thuật tạo hình có vai trò quan trọng sau
*
Bệnh viện Ung Bướu TPHCM; † Bệnh viện Chợ Rẫy, ** Sở Y tế TPHCM
Địa chỉ liên lạc: BSCKII. Trần Thanh Phương. ĐT: 0903847467
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 93
cắt rộng trong các trường hợp bệnh tiến xa, giúp
phục hồi hình dạng và chức năng mà vẫn bảo đảm
an toàn về mặt ung bướu học, với mục đích cuối
cùng là cải thiện tiên lượng sống còn và chất lượng
sống của bệnh nhân.
Chúng tôi nghiên cứu về tạo hình sau cắt bỏ
sang thương ung thư lưỡi, giúp sự lành vết thương,
phục hồi hình dạng và chức năng; nhằm giúp rút
ngắn thời gian hậu phẫu để kịp thời điều trị phối
hợp cho bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu các trường hợp ung thư
lưỡi được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Ung
Bướu trong 2 năm 2007 - 2008. Thiết kế nghiên cứu là
thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, 73 trường hợp
đều được cắt nửa lưỡi và chia làm 2 nhóm: May
khép (37 ca, nhóm chứng) và tạo hình (38 ca, nhóm
bệnh). Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống
kê có sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 11.5.
KẾT QUẢ
Đặc ñiểm lâm sàng
Tuổi Trung bình 53,8± 14,9 tuổi
24-84 tuổi
Giới Nam 47 ca, nữ 26
ca
Nam:nữ#
1,8:1
Bờ lưỡi 69 ca
(94,5%)
Bụng lưỡi 3 ca (4,1%) Vị trí bướu
Bờ và bụng lưỡi 1 ca (1,4%)
≤ 2 cm 20 ca
(27,4%)
2 - 4 cm 46 ca (63%)
Kích thước
bướu
> 4 cm 7 ca (9,6%)
Lưỡi 37 ca
Khuyết hổng
Lưỡi + sàn miệng 36 ca
Điều trị
Phẫu trị bướu nguyên phát
73 trường hợp đều được cắt nửa lưỡi.
Phương pháp phục hồi khuyết hổng sau cắt lưỡi
Bảng 1. Các phương pháp phục hồi khuyết hổng lưỡi
Khuyết hổng Phương pháp Số ca Tỉ lệ %
Lưỡi May khép 37 50,7
Ghép da mỏng 32 43,8
Ghép niêm mạc
má
1 1,4 Lưỡi + sàn
miệng
Vạt cơ mút 3 4,1
Tổng cộng 73 100
Kết quả sau phục hồi khuyết hổng
Bảng 2. Kết quả hình dạng và chức năng lưỡi
Kết quả Số ca Tỉ lệ %
Không 70 95,9 Phục hồi khuyết
hổng 1 phần 3 4,1
Hoàn toàn 55 75,3
Di ñộng
Hạn chế 18 24,7
Bình
thường
14 19,2
Nói
Ngọng 59 80,8
Nuốt Nuốt khó 0 0
Nếm Bình
thường
73 100
Phục hồi khuyết hổng & tính di động lưỡi
Bảng 3. Phương pháp phục hồi khuyết hổng & tính di
động lưỡi
Phương pháp Di ñộng hoàn
toàn
Di ñộng hạn
chế
May khép (n=37) 28 (75,7%) 9 (24,3%)
Ghép da mỏng
(n=32)
24 (75%) 8 (25%)
Ghép niêm mạc
má (n=1)
1 0
Vạt cơ mút (n=3) 2 1
Tổng cộng 55 18
Phục hồi khuyết hổng & giọng nói
Bảng 4. Phương pháp phục hối khuyết hổng và giọng nói
Phục hồi khuyết
hổng Nói ngọng
Nói bình
thường
May khép (n=37) 33 (89,2%) 4 (10,8%)
Ghép da mỏng
(n=32)
24 (75%) 8 (25%)
Ghép niêm mạc
má (n=1)
0 1
Vạt cơ mút (n=3) 2 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 94
Tổng cộng 59 (%) 14 (%)
BÀN LUẬN
Phẫu thuật
Phẫu trị bướu nguyên phát
Tất cả các trường hợp carcinôm tế bào gai lưỡi
(T1 - T3) trong nghiên cứu này đều chưa lan đến các
cơ sâu của lưỡi và chưa lan đến đường giữa, chúng
tôi đều thực hiện cắt nữa lưỡi với rìa cắt 1,5 - 2 cm.
Kết quả về mặt ung thư học, rìa âm tính 95,9% (70/73
trường hợp) và rìa dương tính 3 trường hợp (được
xạ trị bổ túc). Tất cả các trường hợp đều không có
biến chứng sau mổ. Như vậy, phẫu thuật cắt nửa
lưỡi là phẫu thuật dễ thực hiện và an toàn.
Phục hồi khuyết hổng - tạo hình
Sau cắt nửa lưỡi, may khép sẽ gây níu kéo phần
lưỡi còn lại dẫn đến hạn chế cử động lưỡi, nhất là
khi có khuyết hổng ở sàn miệng(7). Do đó, trong
nghiên cứu này chúng tôi chọn may khép cho các
trường hợp chỉ khuyết hổng nửa lưỡi (37 ca) và tạo
hình cho các trường hợp có thêm khuyết hổng ở sàn
miệng (36 ca). Nghiên cứu của Mosier và cộng sự
cho thấy may khép khuyết hổng thì một chính xác về
mặt cơ học của lưỡi ban đầu cho đáp ứng vỏ não tốt
hơn lưỡi mới(1).
Bước đầu, chúng tôi áp dụng ghép da mỏng cho
các khuyết hổng lớn sau cắt nửa lưỡi. Các khuyết
hổng chỉ ở lưỡi sau cắt lưỡi được may khép (nhóm
không tạo hình), còn các khuyết hổng gồm ở lưỡi và
một phần sàn miệng nếu được may khép sẽ gây níu
kéo phần lưỡi còn lại nên chúng tôi thực hiện ghép
da (nhóm tạo hình) và so sánh với nhóm may khép.
May khép: Sau cắt bỏ bướu nguyên phát, khuyết
hổng chỉ là mất nửa lưỡi, chúng tôi thực hiện may
khép phần lưỡi còn lại. Chúng tôi may cầm máu
bằng cách khâu các cơ lưỡi và đóng khoảng chết rồi
may niêm mạc lưỡi bằng Vicryl 3.0 hoặc Chromic
3.0. Đây là phương pháp đơn giản, nhanh(7). Kết quả
về mặt phẫu thuật, vết thương lành tốt sau 1 - 2 tuần
(Hình 1 & 2).
Hình 1. Sang thương loét bờ (P) lưỡi
Hình 2. May khép sau cắt nửa lưỡi bên (P)
Ghép da: Theo Judith M. Skoner, Joshua Hornig
và Terry A. Day(7), khuyết hổng lớn hơn như sau cắt
nửa lưỡi liên quan đến niêm mạc sàn miệng, may
khép vết thương làm níu kéo phần lưỡi còn lại và
gây ra suy chức năng. Ghép da được xem như là một
phương pháp tái tạo thích hợp hơn cho khuyết hổng
cắt nửa lưỡi nhưng không bù lại sự đầy đặn trong
hốc miệng.
Sau cắt nửa lưỡi, chúng tôi tạo hình bằng ghép
da mỏng 32/36 ca, 88,9%. Sử dụng thường nhất là
ghép da mỏng có độ dày từ 0,4 - 0,5 mm, bao gồm
lớp thượng bì và một phần lớp bì. Da ghép được lấy
từ da mặt ngoài đùi, có ưu điểm ít bị co rút và ổn
định qua thời gian. Da ghép được cố định vào
khuyết hổng bằng chỉ tan, may xung quanh mép da
và trung tâm da ghép với nền bên dưới (Hình 5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 95
Hình 3. Sùi bờ bụng lưỡi bên (T) lan sàn miệng
Hình 4. Khuyết hổng sau cắt nửa lưỡi bên (T)
Hình 5. Ghép da mỏng sau cắt nửa lưỡi
Theo McGregor IA, McGrouther DA(6), ghép da
điều trị carcinôm lưỡi xâm nhiễm tối thiểu là một
phương pháp phù hợp khi chọn lựa bệnh nhân thích
hợp, kỹ thuật đơn giản một thì so với tái tạo bằng
vạt nhiều thì. Theo McConnel FMS, Logemann JA,
Rademaker AW, khuyết hổng lưỡi được ghép da
mỏng hoặc khuyết hổng lưỡi - sàn miệng được tạo
hình bằng vạt da cơ (cơ ngực lớn) hay vạt tự do
(cẳng tay quay) cho kết quả chức năng tốt(4).
Vạt cơ mút: Vạt cơ mút trong tạo hình lưỡi dựa
vào một số ưu điểm, là vạt cơ niêm mạc gần giống
như mô lưỡi, mềm mại, cuống mạch dài, góc xoay
rộng, mạch máu nuôi vạt có khẩu kính lớn, huyết
động vạt ổn định. Tuy nhiên vạt này có một số bất
lợi, kích thước vạt hạn chế, trong quá trình bóc tách
vạt cần tỉ mỉ tránh làm tổn thương nhánh bờ hàm
dưới của thần kinh mặt, tránh lỗ đổ của ống tuyến
mang tai. Vạt này sẽ không lấy được nếu động
mạch, tĩnh mạch mặt bị xâm lấn hoặc trong trường
hợp tĩnh mạch cảnh ngoài hay tĩnh mạch hầu trong
bị cột.
Hình 6. Vạt cơ mút
Hình 7. Vạt cơ mút đóng khuyết hổng lưỡi
Có 3 trường hợp chúng tôi tạo hình lưỡi bằng
vặt cơ mút sau cắt nửa lưỡi có khuyết hổng lưỡi và
sàn miệng (Hình 6 & 7). Kết quả vạt sống tốt, vạt
không bị co rút và vị trí cho không bị xơ hóa, bệnh
nhân không bị khít hàm.
Van Lierop A.C. và Fagan J.J. nghiên cứu tạo
hình bằng vạt niêm mạc cơ mút sau cắt bỏ các ung
thư lưỡi, ở Bệnh Viện Groote Schuur từ 1999 - 2004,
nhận thấy kết quả chức năng tốt và biến chứng
thấp(10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 96
Vạt niêm mạc: Vạt niêm mạc má thường được
dùng trong tái tạo niêm mạc của môi, vành môi,
rãnh lợi má, khẩu cái cứng, mũi và ổ mắt.
Bước đầu, thử áp dụng vạt niêm mạc má vào
khuyết hổng lưỡi, chúng tôi thực hiện cho 1 trường
hợp sau cắt nửa lưỡi. Đây là vạt tại chỗ có tính sinh
mạch phong phú và lành vết thương rất nhanh(9). Kết
quả vạt sống tốt, không làm hạn chế cả động phần
lưỡi còn lại, lưỡi di động hoàn toàn và không nói
ngọng. Tuy nhiên, vạt mỏng nên không phục hồi thể
tích lưỡi.
Kết quả sau phục hồi khuyết hổng
Đóng khuyết hổng lưỡi hay phục hồi khuyết
hổng lưỡi sau cắt nữa lưỡi không chỉ giúp cho sự
lành thương mà còn giúp phục hồi hình dạng, thể
tích cũng như chức năng lưỡi.
Tạo hình hay may khép đều không ảnh hưởng
đến chức năng nuốt và nếm. 73 trường hợp đều
được che lấp khuyết hổng; không có trường hợp nào
phục hồi khuyết hổng lưỡi hoàn toàn, chỉ có 3
trường hợp phục hồi khuyết hổng 1 phần (2: vạt cơ
mút; 1: ghép da mỏng)
Hình dạng - thể tích lưỡi sau tạo hình hoặc may
khép, đa số đều không phục hồi hoàn toàn; chỉ có 3
trường hợp phục hồi một phần (2 vạt cơ mút và 1
ghép da mỏng).
May khép sau cắt nữa lưỡi, hình dạng hay thể
tích không phục hồi là không thể tránh khỏi. Các
trường hợp ghép da mỏng hay ghép niêm mạc cũng
vậy vì da ghép hay niêm mạc mỏng và theo thời gian
có thể dày lên nhưng không đáng kể (1 trường hợp
ghép da mỏng phục hồi hình dạng lưỡi một phần).
Đặc biệt, có 3 trường hợp tái tạo bằng vạt cơ mút thì
có 2 trường hợp cho phục hồi hình dạng lưỡi một
phần.
Trong 3 trường hợp có phục hồi một phần thể
tích lưỡi có 2 trường hợp nói ngọng, 66,6%, trong 70
trường hợp không phục hồi thể tích lưỡi có 57
trường hợp nói ngọng, 81,4%. Như vậy, kết quả ban
đầu cho thấy thể tích lưỡi có hồi phục, dù một phần,
tỉ lệ bệnh nhân nói ngọng sẽ thấp hơn so với không
phục hồi thể tích lưỡi. Tuy nhiên, số trường hợp có
phục hồi thể tích lưỡi chỉ vài ca nên cần có những
mẫu lớn hơn để xác định.
Yoshihiro Kimata và cộng sự nghiên cứu cho
thấy có mối liên quan giữa hình dạng lưỡi được tạo
hình và chức năng sau mổ. Họ nghiên cứu 30 bệnh
nhân và nhận thấy tính dễ hiểu khi phát âm và nuốt
ở các bệnh nhân lưỡi dẹt hoặc lõm kém hơn so với
lưỡi phồng. Sụt cân sau mổ lớn hơn đáng kể ở các
bệnh nhân lưỡi lõm(4).
Tính di động của phần lưỡi còn lại và lưỡi mới
sau tạo hình ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng
lưỡi. Sự di động lưỡi tạo ra sự khác biệt một số âm
khi phát âm, giúp cho nhai và nuốt thức ăn. Nghiên
cứu này cho thấy không có sự khác biệt về tính di
động giữa may khép và tạo hình giữa hai nhóm.
Bảng 5. So sánh về tính di động của lưỡi giữa may khép
và ghép da mỏng
Phương pháp tạo
hình
Di ñng hoàn
toàn
Di ñng hn
ch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 97
May khép (n=37) 28 (75,7%) 9 (24,3%)
Ghép da mỏng
(n=32)
24 (75%) 8 (25%)
Như vậy, ghép da mỏng áp dụng cho bệnh
nhân có khuyết hổng cả lưỡi và sàn miệng tránh
được sự níu kéo của phần lưỡi còn lại, giúp cho
phần lưỡi này di động tốt hơn so với nếu chỉ may
khép.
Giọng nói
Bảng 6. So sánh giọng nói giữa may khép và ghép da
mỏng
Tạo hình Nói
ngng
Nói bình
thng
May khép (n=37) 33
(89,2%)
4 (10,8%)
Ghép da mỏng
(n=32)
24 (75%) 8 (25%)
Kết quả về giọng nói cho thấy nhóm may khép
nói ngọng nhiều hơn (p=0,05).
Do phát âm không chỉ phụ thuộc vào tính di
động lưỡi mà còn phụ thuộc vào sự tiếp xúc của lưỡi
với vòm miệng, mặc dù tính di động lưỡi nhóm may
khép không khác với nhóm ghép da nhưng có lẽ do
tiếp xúc vòm miệng ít hơn nên nói ngọng nhiều
hơn(1).
Lưỡi còn lại di động hoàn toàn trong đa số
trường hợp (75,3%) dù may khép (28/37 trường hợp;
75,7%) hay tạo hình (27/36 trường hợp 75,0%). Như
vậy, tạo hình bằng ghép da hoặc cơ mút giúp cho
phần lưỡi còn lại di động không khác may khép. Do
chúng tôi chọn những trường hợp khuyết hổng lưỡi
lớn hoặc khuyết hổng lưỡi và sàn miệng để ghép da
hay dùng vạt, do đó đây là kết quả thuận lợi. Vì nếu
khuyết hổng lớn mà may khép sẽ gây nếu kéo phần
lưỡi còn lại gây hạn chế cử động sẽ ảnh hưởng nhiều
đến chức năng lưỡi.
Mặc dù tỉ lệ di động lưỡi chiếm tỉ lệ cao nhưng nói
bình thường chiếm tỉ lệ thấp hay nói ngọng chiếm tỉ lệ
cao, không có sự tương xứng giữa tính di động lưỡi với
giọng nói. Lý do cho sự khác biệt này là ảnh hưởng đến
giọng nói ngoài tính di động lưỡi lưỡi còn có thể tích
lưỡi. Do đó, để tăng thể tích lưỡi mà vẫn đảm bảo tính
di động, một số tác giả sử dụng những vạt lớn hơn(1).
Tim Bressmann và cộng sự nghiên cứu tính di
động của lưỡi ảnh hưởng lên tính dễ hiểu khi phát
âm sau cắt lưỡi một phần, cho thấy tính di động của
lưỡi là yếu tố dự đoán có giá trị về phát âm sau cắt
lưỡi. Nhưng nghiên cứu này số mẫu nhỏ nên yếu tố
này cần đánh giá thêm với mẫu lớn hơn(2).
Một nghiên cứu của Chen Chuanjun và cộng sự
so sánh hai nhóm bệnh nhân cắt nửa lưỡi hoặc ít hơn
nửa lưỡi có hoặc không có tạo hình bằng vạt để đánh
giá tính dễ hiểu khi phát âm. Kết quả cho thấy nhóm
không tạo hình cho kết quả phát âm tốt hơn. Tạo
hình bằng vạt làm ảnh hưởng đến sự mềm dẻo và
cản trở sự di động của lưỡi góp phần suy chức năng
phát âm Như vậy, nếu quan tâm đến phát âm không
cần thiết tạo hình khi cắt nửa lưỡi hoặc ít hơn(3).
Hung-Tao Hsiao và cộng sự so sánh 6 trường
hợp may khép và 6 trường hợp tạo hình lưỡi bằng
vạt cẳng tay quay sau cắt nửa lưỡi, nhận thấy nhóm
may khép có kết quả phát âm và tính dễ hiểu tốt
hơn, còn nhóm tạo hình có kết quả về chức năng
nuốt tốt hơn(8).
Tái phát và tạo hình: Khảo sát mối liên quan giữa
tái phát và phương pháp tạo hình, tái phát sau may
khép 5 trường hợp, ghép da mỏng 3 trường hợp và
vạt cơ mút 1 trường hợp. Phương pháp phục hồi
khuyết hổng không là yếu tố nguy cơ gây tái phát,
nhưng tạo hình nếu vạt lớn là yếu tố có thể che lấp
tái phát và dẫn đến phát hiện tái phát muộn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phát hiện tái
phát không khác giữa may khép và tạo hình, do vạt
chúng tôi sử dụng để tạo hình không dày nên không
che lấp bướu tái phát.
KẾT LUẬN
Bước đầu chúng tôi áp dụng những phương
pháp đơn giản để đóng khuyết hổng, chọn lựa giữa
ghép da mỏng và may khép, đã phục hồi phần nào
những chức năng lưỡi. Khuyết hổng lưỡi và sàn
miệng sau cắt nửa lưỡi, các phương pháp được chọn
lựa để đóng hoặc phục hồi khuyết hổng bao gồm
ghép da mỏng, vạt da cơ. Trong đó, ghép da mỏng là
phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện ở các cơ sở
y tế có triển khai phẫu thuật đầu cổ.
Cắt bỏ ung thư lưỡi và tạo hình sau đó đặt ra
vấn đề thách thức quan trọng cho phẫu thuật viên là
làm tăng chức năng sau mổ và tăng chất lượng sống.
Chú ý những nguyên tắc tạo hình lưỡi và hiểu biết
phạm vi các chọn lựa tạo hình có giá trị có thể đem
lại kết quả về chức năng thuận lợi hơn.g
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bokhari W.A., Steven J. Wang S.J (2007). Tongue
Reconstruction: Recent Advances. Current
Opinion in Otolaryngology & Head and Neck
Surgery, 15: 202-207.
2. Bressmann T., Sader R. et al (2004). Consonant
Intelligibility and Tongue Motility in Patients
with Partial Glossectomy. J Oral Maxillofac Surg
62:298-303.
3. Chuanjun C., Zhiyuan Z. et al (2002). Speech
After Partial Glossectomy: A Comparison
Between Reconstruction and Nonreconstruction
Patients. J Oral Maxillofac Surg 60:404-407.
4. Jameson M.J., Levine P.A.(2006) Neoplasms of
the Oral Cavity. Head & Neck Surgery -
Otolaryngology, 4th Edition. Copyright
Lippincott Williams & Wilkins
5. Kimata Y., Sakuraba M. et al (2003). Analysis of
the Relations Between the Shape of the
Reconstructed Tongue and Postoperative
Functions After Subtotal or Total Glossectomy.
Laryngoscope, 113:905–909.
6. McGregor IA, McGrouther DA (1978). Skin-graft
reconstruction in carcinoma of the tongue. Head
Neck Surg. 1978 Sep-Oct;1(1):47-51
7. Skoner J.M, Hornig J., Day T.A. (2006).
Reconstruction of Partial Glossectomy Defects.
Oral cavity reconstructionp p205
8. Tao Hsiao.T., Shing Leu Y., Ching Lin C. (2002).
Primary Closure Versus Radial Forearm Flap
Reconstruction After Hemiglossectomy:
Functional Assessment of Swallowing and
Speech Ann Plast Surg; 49:612–616
9. Tezel E.(2001). Buccal Mucosal Flaps: A Review.
From the Department of Plastic and
Reconstructive Surgery, Marmara University
School of Medicinep 735-741.
10. Van Lierop A.C, Fagan J.J. (2008) Buccinator
myomucosal flap: clinical results and review of
anatomy, surgical technique and applications
The Journal of Laryngology & Otology, 122, 181–
187.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 99
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_tao_hinh_sau_dieu_tri_ung_thu_luoi.pdf