Kết quả ứng dụng thử nghiệm bê tông đầm lăn sử dụng tổ hợp phụ gia (s+t+p) tại hiện trường cho công trình đập nước trong

Trên cơ sở kết quả ứng dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) tại hiện trường công trình xây dựng đập Nước Trong có thể rút ra một số kết luận sau đây: + Đề tài đã ứng dụng BTĐL dùng tổ hợp phụ gia (S+T+P) vào công trình đập Nước Trong với kết quả như sau: - Cường độ BTĐL sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) đạt từ (29,7 ÷ 32,1) MPa, lớn hơn so với cường độ BTĐL của công trình Nước Trong (25,9 ÷ 27,8) MPa; - Độ chống thấm của BTĐL ở tuổi 90 ngày sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) đạt W8, tức là cao hơn 1 cấp so với BTĐL của công trình Nước Trong (W6); - BTĐL sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) giảm được lượng dùng xi măng tới 55 kg/m3 BTĐL, tương ứng với giảm nhiệt độ đoạn nhiệt khoảng 8,2 oC so với BTĐL của công trình Nước Trong. + Giá thành 1m3 BTĐL ứng dụng tương đương với 1m3 BTĐL thi công Nước Trong. + Công nghệ chế tạo BTĐL sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) tương tự như chế tạo BTĐL đang thi công ở công trình đập Nước Trong, nhưng giảm được 2 lần đầm nén. + Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định rằng phụ gia P trong tổ hợp phụ gia (S+T+P) có hiệu quả nâng cao được khả năng chống thấm của BTĐL. + Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng hiện trường có thể khẳng định rằng giả thuyết khoa học về việc sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) để cải thiện một số tính chất kỹ thuật của BTĐL dùng cho đập (nâng cao khả năng chống thấm, nâng cao cường độ nén, giảm nhiệt độ đoạn nhiệt) là đúng hướng, có hiệu quả cao và khả thi trong điều kiện Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả ứng dụng thử nghiệm bê tông đầm lăn sử dụng tổ hợp phụ gia (s+t+p) tại hiện trường cho công trình đập nước trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 32 BÀI BÁO KHOA HỌC KẾT QUẢ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM BÊ TÔNG ĐẦM LĂN SỬ DỤNG TỔ HỢP PHỤ GIA (S+T+P) TẠI HIỆN TRƯỜNG CHO CÔNG TRÌNH ĐẬP NƯỚC TRONG Nguyễn Quang Phú1, Nguyễn Quang Bình2 Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng tổ hợp phụ gia Siêu dẻo chậm đông kết thế hệ mới (S) + Tro bay (T) + Polyme (P): (S+T+P) cho bê tông đầm lăn công trình đập Nước Trong đã đạt được cường độ chịu nén ở tuổi 90 ngày từ (29,7 ÷ 32,1) MPa, mác chống thấm W8. Trong khi đó lượng dùng xi măng giảm tới 55 kg/m3 BTĐL, tương ứng với giảm nhiệt độ đoạn nhiệt khoảng 8,2 oC so với BTĐL thiết kế ban đầu của công trình Nước Trong. Việc sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) cho BTĐL sẽ cải thiện một số tính chất kỹ thuật của BTĐL dùng cho đập (nâng cao khả năng chống thấm, nâng cao cường độ nén, giảm nhiệt độ đoạn nhiệt) mang lại hiệu quả cao và khả thi trong điều kiện Việt Nam.  Từ khóa: Bê tông đầm lăn (BTĐL); Tro bay; Phụ gia siêu dẻo; Cường độ nén.  1. ĐẶT VẤN ĐỀ1  Trên thế giới, bê tông đầm lăn (BTĐL) được  nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1960. Tại Việt  Nam, việc nghiên cứu BTĐL được bắt đầu vào  những  năm  1990.  Đến  nay  BTĐL  đã  được  thi  công  hàng  chục  đập  tại  Việt  Nam;  kết  quả  đã  khẳng  định  được ưu  điểm  vượt  trội  so  với  các  công nghệ thi công khác là thi công nhanh, tiêu  tốn ít xi măng (X), áp dụng cơ giới hóa cao, giá  thành giảm.   Thành  tựu  về  đập  BTĐL  ở  Việt  Nam  là  không thể phủ nhận, nhưng còn một số vấn đề  lớn đang  tồn  tạitrong  công  trình đập BTĐL  là  về hiện  tượng  thấm nước qua  thân đập và nứt  do  nhiệt  (Lê  Minh  và  Nguyễn  Quang  Bình  2009).  Vì  vậy  vấn  đề  này  cần  thiết  phải  được  nghiên  cứu  và  đưa  ra  hướng  giải  quyết  một  cách hợp lý nhất.  Theo các  tài  liệu (V.R. Riley and I. Razl, 1974;  Nguyễn Quang Bình, 2014), có nhiều biện pháp  để cải thiện khả năng chống thấm và giảm nhiệt  độ đoạn nhiệt trong BTĐL, trong đó việc nghiên  cứu  giải  pháp  vật  liệu  sử  dụng  tổ  hợp  phụ  gia  cho  BTĐL  là  một  trong  những  biện  pháp  đơn  giản,  hiệu  quả  và  khả  thi  trong  điều  kiệnViệt  1 Khoa Công trình, Đại học Thủy lợi, Việt Nam. 2 Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Nam. Sử dụng polyme trong thành phần của bê  tông (S.  Chandra and  P.  Flodin 1987) làm tăng  khả  năng  phản  ứng  hydrat  của  xi  măng,  giảm  lượng nước dùng, tăng độ đặc chắc của bê tông.  Việc  sử  dụng  kết  hợp  phụ  gia  polyme  trong  thành phần của BTĐL có tác dụng nâng cao khả  năng chống thấm cho bê tông. Từ đó, đề  tài đã  tiến  hành  nghiên  cứu  tổ  hợp  phụ  gia  Siêu  dẻo  chậm đông kết  thế hệ mới  (S) + Tro bay (T) +  Polyme  (P):  (S+T+P)  để  nâng  cao  khả  năng  chống thấm nước của bê  tông đầm lăn sử dụng  cho đập Nước Trong - Quảng Ngãi.  2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Nghiên  cứu  (NC)  sử  dụng  tổ  hợp  phụ  gia  Siêu  dẻo  chậm  đông  kết  thế  hệ  mới  (S)  +  Tro  bay  (T)  +  Polyme  (P):  (S+T+P),  để  cải  thiện  một số tính chất của BTĐL như khả năng chống  thấm,  cường  độ  nén,  nhiệt  độ  đoạn  nhiệt  dùng  cho  xây  dựng  đập  trong  điều  kiện  Việt  Nam.  Kết quả NC được áp dụng hiện trường cho công  trình đập Nước Trong - Quảng Ngãi.  Nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm  về: Ảnh hưởng của tổ hợp phụ gia (S+T+P) đến  cường độ  nén,  khả  năng  chống  thấm,  Tmax  của  BTĐL.  Ứng  dụng  kết  quả  NC  cho  công  trình  thực  tế đập Nước Trong  - Quảng Ngãi, qua đó  đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và nêu lên  các đề xuất, kiến nghị.  KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  33 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu Đề tài sử dụng xi măng PC40 Kim Đỉnh, Tro  bay Phả Lại, đá dăm granit dùng thi công công  trình Nước Trong - Quảng Ngãi, Cát vàng Sông  Nước Trong đưa về Phòng nghiên cứu vật liệu -  Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt  Nam, phụ gia siêu dẻo thế hệ mới S được phối  trộn  từ  phụ  gia  CĐK  (GP101-  Great:  Mỹ)  với  phụ gia  siêu dẻo giảm nước cao (ADVA 181  -  Great:  Mỹ),  phụ  gia  Polyme  DM  200  hãng  Schooll - Đức. Các loại vật liệu này đạt yêu cầu  dùng cho BTĐL theo các tiêu chuẩn hiện hành.  3.2. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu  Kết hợp NC trong phòng thí nghiệm với ứng  dụng thi công thực tế tại công trình Nước Trong  - Quảng Ngãi sử dụng các tiêu chuẩn, thiết bị thí  nghiệm của các nước trên thế giới và Việt Nam.  3.2.1. Các tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu: Xi măng: Thời gian bắt đầu và kết thúc đông  kết: TCVN 6017:1999; Khối lượng riêng: TCVN  4030:2003; Độ ổn định thể tích (PP Lơsatơlie):  TCVN  6017:1999;  Cường  độ  nén:  TCVN  6016:2011.  Tro bay:  Tổng  hàm  lượng  (SiO2  +  Al2O3  +  Fe2O3):  TCVN  7131:2002;  Mất  khi  nung:  TCVN  7131:2002;  Độ  ẩm:  TCVN  7572:2006;  Khối  lượng  riêng,  độ  mịn  theo  phương  pháp  Blaine: TCVN 4030:2003; Lượng sót  trên sàng  45  µm:  TCVN  8827:2011;  Hàm  lượng  SO3:  TCVN  7131:2002;  Hoạt  tính  đối  với  XM:  TCVN 6882:2001.  Đá dăm:  Thành  phần  hạt:  AASHTO  T  27;  Khối  lượng  thể  tích xốp, độ hút nước bão hoà,  hàm lượng sét cục và hạt mềm yếu, khối lượng  riêng,  độ  ẩm:  TCVN  7572:2006;  Yêu  cầu  đối  với cốt liệu bê tông: TCVN 7570:2006.  Cát: Thành phần hạt: AASHTO T 27;  Khối  lượng  thể  tích  xốp,  khối  lượng  riêng,  độ  hút  nước  bão  hoà,  tạp  chất  hữu  cơ,  độ  ẩm,  hàm  lượng bụi, bùn sét: TCVN 7572:2006; Yêu cầu  đối với cốt liệu bê tông: TCVN 7570:2006.  3.2.2. Các tiêu chuẩn thí nghiệm BTĐL Hỗn hợp BTĐL và BTĐL: SL48÷94; Cường độ  nén:  TCVN  3118:1993;  Khối  lượng  thể  tích:  TCVN  3108:1993;  Mác  chống  thấm:  TCVN  3116:1993; Độ xốp vữa BTĐL: ASTM D 4404-84.  4. ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM BÊ TÔNG ĐẦM LĂN SỬ DỤNG TỔ HỢP PHỤ GIA (S+T+P) TẠI HIỆN TRƯỜNG Được sự đồng ý của Ban Quản  lý đầu  tư và  xây dựng Thủy lợi 6 - Bộ NN & PTNN, Đề tài  đã tiến hành thiết kế cấp phối BTĐL sử dụng tổ  hợp phụ gia (S+T+P), thí nghiệm các chỉ tiêu cơ  lý của BTĐL trong phòng và thi công ứng dụng  tại đập Nước Trong - Quảng Ngãi.   4.1. Giới thiệu công trình hồ chứa nước Nước Trong 4.1.1. Vài nét về công trình Đập  Nước  Trong  thuộc  huyện  Sơn  Hà  -  Quảng  Ngãi  có  dung  tích  toàn  bộ  là  Vh=289.50x10 6m3.  Đập  chính  ngăn  sông  dạng  đập  bê  tông  trọng  lực,  công nghệ  bê  tông đầm  lăn (RCC) cao 69,0 m.  Công trình thi công trộn hỗn hợp BTĐL bằng  máy  trộn  hai  trục  nằm  ngang  công  suất  250  m3/h. Một số hình ảnh thi công BTĐL đập Nước  Trong như hình 4.1 đến 4.4  Hình 4.1. Trạm trộn BTĐL Hình 4.2. San BTĐL KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 34 Hình 4.3. Đầm BTĐL Hình 4.4. Khoan mẫu BTĐL 4.1.2. Vật liệu và cấp phối BTĐL thi công công trình Nước Trong Vật liệu dùng cho BTĐL thi công  công trình  đập  Nước  Trong:    Xi  măng    PC40  Kim  Đỉnh,  cát vàng sông Nước Trong, đá khai thác tại công  trình,  tro  bay  Phả  Lại,  phụ  gia  CĐK  TM25  -  Sika, phụ gia giảm nước Plastimen 96-Sika. Các  loại vật liệu này đã được nghiên cứu thí nghiệm  đạt yêu cầu dùng cho BTĐL theo các tiêu chuẩn  hiện hành.  Thành  phần  cấp  phối  BTĐL  sử  dụng  cho  công  trình Nước Trong được  thiết kế  thỏa mãn  các  yêu  cầu  kỹ  thuật  đặt  ra.  Kết  quả  cho  như  bảng 4.1.   Bảng 4.1. Thành phần cấp phối BTĐL công trình Nước Trong STT Loại cấp phối Trạng thái VL XM (kg) TB (kg) Cát (kg) Đá dăm (kg) TM25 (lít) PL96 (lít) Nước (lít) 5-20 20-40 1  NT0  Bão hòa khô mặt  125  240  713  761  622  2,6  0,8  115  BTĐL thi công tại công trình Nước Trong có các thông số kỹ thuật: Tính công tác Vc = 20±3  sec; Tbđđk = 18±2 h; Tktđk  ≤ 70h; cường độ nén  thiết  kế  tuổi  90  ngày  đạt  20  MPa;  mác  chống  thấm tuổi 90 ngày đạt W6.  4.2. Kết quả ứng dụng tổ hợp phụ gia cho BTĐL tại hiện trường 4.2.1. Thiết kế thành phần cấp phối BTĐL ứng dụng Tính  toán  thành  phần  cấp  phối  BTĐL  ứng  dụng  thi  công  theo  điều  kiện  cường  độ  và  độ  chống thấm dựa trên kết quả nghiên cứu tổ hợp  phụ gia  (S+T+P). Các yêu cầu về cường độ và  độ chống  thấm như sau: Cường độ nén  tuổi 90  đạt  20  MPa,  độ  chống  thấm  tuổi  90  ngày  cao  hơn 1 cấp đạt W8. Kết quả thành phần cấp phối  cho  như  bảng  4.2.  Các  tính  chất  của  hỗn  hợp  BTĐL và BTĐL như trong bảng 4.3.  Bảng 4.2. Thành phần cấp phối BTĐL R90M20W8 ứng dụng STT Trạng thái VL X (kg) T (kg) Cát (kg) Đá dăm (Kg) S (lít) P (DM200) (kg) Nước (lít) 5-20 20-40 1  Khô  70  230  722  744  623  2,5  2,2  100  KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  35 Bảng 4.3. Tính chất của hỗn hợp BTĐL và BTĐL R90M20W8 ứng dụng TT Tính công tác, giây Thời gian đông kết, h.ph KLTT hh bê tông, kg/m3 KLTT bê tông tuổi 90 ngày Cường độ nén, MPa Độ chống thấm tuổi 90 ngày TBĐĐK TKTĐK kg/m 3 R28 R90 Kth, cm/s W 1  19  16.20  48.25  2488  2452  24,6  31,6  25,1×10-10  8  Như vậy, các chỉ tiêu tính chất cơ lý của BTĐL  ứng dụng  (S+T+P) đạt yêu cầu về  tính công  tác,  thời gian đông kết, cường độ nén. Độ chống thấm  W8 cao hơn so với BTĐL Nước Trong đã thiết kế  1 cấp, lượng dùng xi măng giảm 55 kg/m3 .  4.2.2. Kết quả thi công hiện trường Kết  quả  thí  nghiệm  của  BTĐL  sử  dụng  tổ  hợp phụ gia (S+T+P) (R90M20W8) ứng dụng tại  công  trình  Nước  Trong  và  BTĐL  thực  tế  thi  công  công  trình  Nước  Trong  (R90M20W6).  So  sánh đánh giá giữa hai loại BTĐL này được thể  hiện trong bảng 4.4.  Bảng 4.4. Tổng hợp và so sánh kết quả BTĐL R90M20W8 và R90M20W6 STT Chỉ tiêu kỹ thuật BTĐL R90M20W8 ứng dụng BTĐL R90M20W6 Nước Trong So sánh R90M20W8 với R90M20W6 1  Độ công tác (Vc), giây  1721  1723  Tương đương  2  Số lần đầm nén  10  12  Giảm 2 lượt  3  Độ chặt hiện trường  0.981  0.971  Tương đương  4  TBĐĐK, giờ.phút  16.2018.15  16.1017.30  Tương đương  5  TKTĐK, giờ.phút  41.1048.25  35.2038.55  Tăng  6  R90 mẫu trụ, MPa  29,7  32,1  25,927,8  Tăng  7  KLTT của BTĐL, kg/m3  2421 2463  2373 2410  Tăng  8  Độ chống thấm, atm  8  6  Tăng  9  ∆t,  oC  12,6  20,8  Giảm  10  Chi phí cho 1m3 BTĐL, đ  1.139.224  1.136.113  Tăng 3.111đ  Từ kết quả thi công,  thí nghiệm hiện trường  cho thấy: Tính công tác Vc,  thời gian đông kết  của  hai  loại  BTĐL  là  tương  đương  nhau;  Số  lượt đầm nén của BTĐL ứng dụng giảm hai lượt  so  với  BTĐL  thi  công  Nước  Trong,  do  BTĐL  ứng dụng sử dụng phụ gia siêu dẻo thế hệ mới,  ngoài mức độ giảm nước  thì khả năng dẻo hóa  cao nên các hạt mịn CKD có độ  trơn  trượt  lớn  hơn  do  hiệu  ứng  tĩnh  điện  kết  hợp  với  mạch  không  gian  làm  cho  các  hạt  sắp  xếp  lèn  chặt  nhanh  hơn  dưới  tác  dụng  của  lực  đầm  rung;  Cường  độ  nén  và  độ  chống  thấm  tuổi  90 ngày  của mẫu trụ khoan BTĐL ứng dụng cao hơn so  với BTĐL thực tế thi công đập Nước Trong.  4.3. Tính toán nhiệt BTĐL + BTĐL thi công đập Nước Trong:       cC BQ0 t  2550 125425x  C o8,20   + BTĐL ứng dụng:   cC BQ0 t  2355 70425x  C o6,12   Như vậy ∆t của BTĐL ứng dụng giảm được  khoảng 8,2 oC so với BTĐL thực tế thi công đập  Nước  Trong,  đồng  nghĩa  với  việc  kết  hợp  sử  dụng  tổ  hợp  (S+T+P)  thì  nhiệt  độ  đoạn  nhiệt  BTĐL ứng dụng giảm được 8,2 oC so với BTĐL  không sử dụng P.  KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 36 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật Để  đánh  giá  hiệu  quả  kinh  tế  của  việc  ứng  dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) cho thi công đập  BTĐL,  đề  tài  tiến  hành  so  sánh  giá  thành  sản  phẩm 01m3 BTĐL trong cùng điều kiện thi công  ở đập Nước Trong về các mặt chi phí vật  liệu,  nhân công và máy thi công.  Tổng  chi  phí  cho  01  m3  BTĐL  ứng  dụng:  1.139.224 (đ)  Tổng chi phí cho 01m3 BTĐL tại công trình  Nước Trong là: 1.136.113 (đ)  Như vậy, giá thành 01 m3 BTĐL thành phẩm  sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) cao hơn so với  giá BTĐL đập Nước Trong là:  1.139.224 –1.136.113 = 3.111 (đ).  Giá  của  01m3  BTĐL  ứng  dụng  tổ  hợp  phụ  gia  (S+T+P)  tăng  so  với  BTĐL  của  đập  Nước  Trong là 3.111 (đ), tương đương 0,27%, chi phí  tăng thêm không đáng kể. Có thể coi giá  thành  hai loại bê tông là tương đương nhau.  5. KẾT LUẬN Trên  cơ  sở  kết  quả  ứng  dụng  tổ  hợp  phụ  gia  (S+T+P) tại hiện trường công trình xây dựng đập  Nước Trong có thể rút ra một số kết luận sau đây:  + Đề tài đã ứng dụng BTĐL dùng tổ hợp phụ  gia (S+T+P) vào công trình đập Nước Trong với  kết quả như sau:  -  Cường  độ  BTĐL  sử  dụng  tổ  hợp  phụ  gia  (S+T+P) đạt  từ  (29,7 ÷ 32,1) MPa,  lớn  hơn  so  với cường độ BTĐL của công trình Nước Trong  (25,9 ÷ 27,8) MPa;  - Độ chống  thấm của BTĐL ở  tuổi 90 ngày  sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) đạt W8, tức là  cao  hơn  1  cấp  so  với  BTĐL  của  công  trình  Nước Trong (W6);  -  BTĐL  sử  dụng  tổ  hợp  phụ  gia  (S+T+P)  giảm  được  lượng  dùng  xi  măng  tới  55  kg/m3  BTĐL, tương ứng với giảm nhiệt độ đoạn nhiệt  khoảng  8,2  oC  so  với  BTĐL  của  công  trình  Nước Trong.  +  Giá  thành  1m3  BTĐL  ứng  dụng  tương  đương với 1m3 BTĐL thi công Nước Trong.  + Công nghệ chế  tạo BTĐL sử dụng  tổ hợp  phụ  gia  (S+T+P)  tương  tự  như  chế  tạo  BTĐL  đang  thi  công  ở  công  trình  đập  Nước  Trong,  nhưng giảm được 2 lần đầm nén.  + Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng  định  rằng  phụ  gia  P  trong  tổ  hợp  phụ  gia  (S+T+P)  có  hiệu  quả  nâng  cao  được  khả  năng  chống thấm của BTĐL.   +  Kết  quả  nghiên  cứu  thực  nghiệm  và  ứng  dụng  hiện  trường  có  thể  khẳng  định  rằng  giả  thuyết khoa học về việc sử dụng tổ hợp phụ gia  (S+T+P) để cải  thiện một  số  tính chất kỹ  thuật  của  BTĐL  dùng  cho  đập  (nâng  cao  khả  năng  chống thấm, nâng cao cường độ nén, giảm nhiệt  độ đoạn nhiệt)  là đúng hướng, có hiệu quả cao  và khả thi trong điều kiện Việt Nam.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  BhushanL., Karihaloo (1995), "Fracture mechanics structural concrete". Longman S&T, 1995, 330p.  Các tiêu chuẩn TCVN, ASTM, AASHTO.  Hoàng Phó Uyên, Nguyễn Quang Bình (2009), "Phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng bê tông đầm lăn trong các công trình thủy lợi, thủy điện", 50 năm - Tuyển tập khoa học công nghệ - xây  dựng và phát triển 1959 - 2009, tập II  -  Nhà xuất bản Nông nghiệp, số tháng 10/2014, p.384-390.  Lê Minh, Nguyễn Quang Bình (2009), "Giải pháp vật liệu nâng cao chống thấm cho bê tông đầm lăn công trình thủy lợi", 50 năm - Tuyển tập khoa học công nghệ - xây dựng và phát triển 1959 -  2009, tập II - Nhà xuất bản Nông Nghiệp, số tháng 10/2014, p.400-406.  Nguyễn Ngọc Bách (2005), "Quy phạm thiết kế đập bê tông đầm lăn - tiêu chuẩn SL 314- 2004 của Trung Quốc", Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi, 1/2005.  KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015)  37 Nguyễn Quang Bình (2014), "Vấn đề thấm đập bê tông đầm lăn ở Việt Nam - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục", Tạp chí xây dựng - Nhà xuất bản Xây dựng, số tháng 10/2014, p.159-162.  Nguyễn Quang Bình, (2014), "Nghiên cứu tổ hợp phụ gia siêu dẻo đa tính năng - khoáng hoạt tính - polymer để nâng cao chống thấm cho bê tông đầm lăn đập trọng lực”, Tạp chí Khoa học và Công  nghệ Thủy lợi, số 23, p.50-57.  S. Chandra and  P. Flodin  (1987),  "Interactions of polymenrs and organic admixture on Portland cement hydration", Cem. Concr, res., 1987, V.17, p.875-890.  V.R.  Riley,  I. Razl  (1974),  "Polymer additive for cement composites, Composites"  1974,  V.5(1),  p.27-33.  Abstract: THE RESULTS APPLICATION OF ROLLER COMPACTED CONCRETE TEST USING THE ADDITIVES COMBINATION (S + T + P) AT THE SITE FOR NUOC TRONG DAM PROJECT The studying used a combination of the new generation Super-plasticizer retarding additives (S) + Fly ash (T) + Polymers (P): (S + T + P) for Roller Compacted Concrete Nuoc Trong dam has achieved the compressive strength at 90 days of age (29.7 ÷ 32.1) MPa, Waterproof level W8. Meanwhile the cement volume decreased to 55 kg/m3 RCC, corresponding to the adiabatic temperature decrease about 8.2°C to compare with the original RCC design of Nuoc Trong works. The using of combination additives (S + T + P) for RCC will improve some of the technical properties of RCC using for dams (enhanced waterproof, enhanced compressive strength, and reduced adiabatic temperature) its highly effective and feasible in Vietnam condition. Keywords: Roller Compacted Concrete; Fly Ash; Super-plasticizer; Compressive strength.  BBT nhận bài: 12/10/2015 Phản biện xong: 30/11/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_ung_dung_thu_nghiem_be_tong_dam_lan_su_dung_to_hop_p.pdf