Nghiên cứu của El-Toukhy về chức năng tình dục
được ghi nhận tỷ lệ phụ nữ sau phẫu thuật được cải
thiện sự hài lòng tình dục và đau khi quan hệ giảm,
không có sự khác biệt giữa 3 nhóm cắt tử cung: Đường
bụng, âm đạo và nội soi. Nhóm tác giả cho rằng tác
động của cắt tử cung với những bệnh lành tính trên
đường niệu và chức năng tình dục không bị ảnh hưởng
bởi phương pháp phẫu thuật [12]. Hartmann K.E.
cũng cho đau khi giao hợp giảm sau cắt tử cung [14].
Nghiên cứu của Ayoubi và cộng sự (2003) cho kết quả
ngược lại khi nghiên cứu chức năng tình dục ở 3 nhóm
cắt tử cung: Đường bụng, âm đạo và nội soi lại cho
rằng giảm chức năng tình dục hay gặp nhất trong cắt
đường bụng (24%), sau đó là đường âm đạo (13,5%)
và thấp nhất là đường nội soi chỉ có 8,5% số phụ nữ bị
suy giảm chức năng tình dục sau mổ cắt tử cung [8].
Vấn đề tiết niệu - sinh dục trong nghiên cứu của
chúng tôi đều được cải thiện, như trước phẫu thuật
són tiểu - tiểu không tự chủ chiếm 18,8% thì sau 3
và 6 tháng phẫu thuật chỉ chiếm 8,0%. Tương tự khô
âm đạo trước phẫu thuật chiếm 16,7% thì sau 3 và
6 tháng sau phẫu thuật giảm lần lượt là 9,4% và
10,9%. Kết quả nghiên cứu của Lê Lam Hương són
tiểu chiếm 2,6 % thấp hơn của chúng tôi; khô âm đạo
chiếm 21,2% và ngứa âm đạo chiếm 10,6% cao hơn
nghiên cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu tiến cứu của El-Toukhy và cộng sự về
ảnh hưởng của cắt tử cung với đường tiết niệu cho kết
quả: Những triệu chứng đường niệu là rất ít, còn về
niệu động học thì hầu như không thay đổi trước mổ
và sau cắt tử cung 6 tháng, không có sự khác biệt
giữa 3 nhóm cắt tử cung: Đường bụng, âm đạo và nội
soi. Nhóm tác giả cho rằng tác động của cắt tử cung
với những bệnh lành tính trên chức năng đường tiết
niệu không bị ảnh hưởng bởi đường phẫu thuật [12].
Teplin V. và cộng sự nhận thấy các triệu chứng tiểu
không tự chủ, đau vùng chậu là giống nhau ở cả hai
nhóm: Phẫu thuật cắt tử cung kèm cắt cả hai buồng
trứng và nhóm giữ lại buồng trứng [22].
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả và chất lượng sống trên bệnh nhân được phẫu thuật cắt tử cung toàn phần do bệnh lý u xơ tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯƠNG ĐÌNH HẢI, LÊ MINH TOÀN, PHAN VIẾT TÂM
110
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
Trương Đình Hải(1), Lê Minh Toàn(2), Phan Viết Tâm(2)
(1) Bệnh viện Thành phố Huế, (2) Bệnh viện Trung ương Huế
KẾT QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN
ĐƯỢC PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG TOÀN PHẦN
DO BỆNH LÝ U XƠ TỬ CUNG
Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Trương Đình Hải,
email: hailoansc@gmail.com
Ngày nhận bài (received): 10/06/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
24/06/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 30/06/2016
Từ khóa: Phẫu thuật cắt tử cung
toàn phần / chất lượng sống
sau phẫu thuật/ u xơ tử cung.
Tóm tắt
Mục tiêu: Kết quả điều trị cắt tử cung toàn phần do bệnh lý u xơ tử
cung và đánh giá chất lượng sống trên bệnh nhân sau phẫu thuật cắt
tử cung toàn phần.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên
138 bệnh nhân vào điều trị cắt tử cung toàn phần tại khoa Phụ sản
Bệnh viện Trung ương Huế từ 02/4/2014 - 08/8/2015.
Kết quả: Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần đường bụng chiếm tỷ lệ
81,2%, đường âm đạo và qua nội soi cùng chiếm tỷ lệ 9,4%. Số ngày
điều trị sau phẫu thuật trung bình 6,8 ± 3,0 ngày. Thời gian phẫu thuật
trung bình cắt tử cung toàn phần đường bụng là 78,8 ± 19,8 phút, đường
âm đạo là 73,9 ± 18,1 phút, đường nội soi là 97,3 ± 17,9 phút. Tỷ lệ tai
biến sau phẫu thuật cắt tử cung toàn phần do bệnh lý u xơ tử cung là
5,8%. Trung bình điểm chất lượng sống theo 8 lĩnh vực tăng lên có ý
nghĩa sau phẫu thuật 3 và 6 tháng với p < 0,01. Trung bình điểm yếu tố
cấu thành về sức khỏe thể chất và tinh thần tăng có ý nghĩa sau phẫu
thuật 3 và 6 tháng. Nhu cầu tình dục sau phẫu thuật 3 tháng giảm có ý
nghĩa so với trước phẫu thuật và không khác biệt sau 6 tháng phẫu thuật.
Kết luận: Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần đường bụng chiếm tỷ lệ
81,2%,đường âm đạo và qua nội soi cùng chiếm tỷ lệ 9,4%. Chất lượng
sống theo 8 lĩnh vực tăng lên sau phẫu thuật 3 và 6 tháng. Yếu tố cấu
thành về sức khỏe thể chất và tinh thần tăng sau phẫu thuật 3 và 6
tháng. Nhu cầu tình dục sau phẫu thuật 3 tháng giảm so với trước phẫu
thuật và sau phẫu thuật 6 tháng nhu cầu tình dục trở về bình thường.
Từ khóa: Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần / chất lượng sống sau
phẫu thuật/ u xơ tử cung.
Abstract
OUTCOMES AND QUALITY OF LIFE IN WOMENS
AFTER HYSTERECTOMY FOR TREAMENT UTERINE
LEIOMYOMAS
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 110 - 117, 2016
111
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
Objectves: The outcome of hysterectomy due to uterine leiomyoma disease and assess the quality
of life of womens after hysterectomy.
Methods and Materials: A cross-sectional, prospective study on 138 patients with diagnosis of
uterine leiomyoma into treatment of hyterectomy at the Department of Obsteric and Gynaecology
Hue Central Hospital from 02/4/2014 – 08/8/2015.
Results: The rate of abdominal hysterectomy was 81.2%, vaginal hysterectomy and laparoscopic
hysterectomy were same proportion 9.4%. Number of days of treatment after surgery average was
6.8 ± 3 days. The average surgical time of abdominal hysterectomy was 78.8 ± 19.8 minutes, vaginal
hysterectomy was 73.9 ± 18.1 minutes and laparoscopic hysterectomy was 97.3 ± 17.9 minutes.
Rate of complications after hysterectomy due to uterine leiomymoma was 5.8%. The average quality
of life score under 8 areas increased statistically significant after 3 and 6 months surgery. Average
points elements of physical health and spirits increased significantly after 3 and 6 months surgery.
Sexual desire 3 months after surgery significantly reduced compared with before surgery and no
different 6 months after surgery.
Conclusions: Rate of abdominal hysterectomy was 81.2%, vaginal and laparoscopic same
proportion 9.4%. Quality of life under 8 field was increased postoperative 3 and 6 months. Elements
of physical health and mental increase postoperative 3 and 6 months. Sexual desire decreased 3
months after surgery than before surgery and 6 months after surgery sexual desire return to normal.
1. Đặt vấn đề
Cắt tử cung là phẫu thuật phổ biến nhất trong
các phẫu thuật phụ khoa, đứng hàng thứ hai
sau mổ lấy thai tại các nước đã phát triển [7],
[12], [13], [15]. Theo một số nghiên cứu tại Việt
Nam tỷ lệ cắt tử cung do bệnh lý u xơ tử cung từ
86% đến 91,4% [1], [4]. Phẫu thuật cắt tử cung
toàn phần có thể thực hiện qua nhiều đường
như: Đường mở bụng, đường âm đạo hoặc sử
dụng phẫu thuật nội soi [17], [21]. Tuy nhiên
còn nhiều tranh luận về ưu điểm, nhược điểm và
các chỉ định liên quan đến ba đường phẫu thuật
này. Việc lựa chọn phương pháp nào phù hợp
nhất cho từng bệnh nhân còn tùy thuộc vào trình
độ phẫu thuật viên, trang thiết bị và kinh nghiệm
của từng phẫu thuật viên [5]. Khi cuộc sống
được nâng cao, ngoài phẫu thuật để giải quyết
các nguyên nhân thì chất lượng sống của bệnh
nhân sau phẫu thuật ngày càng được chú trọng.
Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Kết quả và
chất lượng sống trên bệnh nhân được phẫu thuật
cắt tử cung toàn phần do bệnh lý u xơ tử cung’’
nhằm mục tiêu (1) đánh giá kết quả điều trị cắt
tử cung toàn phần do bệnh lý u xơ tử cung và (2)
chất lượng sống trên bệnh nhân sau phẫu thuật
cắt tử cung toàn phần.
2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- U xơ tử cung to kích thước trên 8 cm.
- U xơ tử cung có biến chứng rong kinh,
rong huyết.
- U xơ tử cung có biến chứng chèn ép tạng như:
Bí tiểu, đau hạ vị...
- U xơ tử cung điều trị nội không kết quả.
- U xơ tử cung hoại tử.
- U xơ tử cung có cuống xoắn.
- U xơ tử cung kèm khối u buồng trứng kích
thước trên 6 cm, u lạc nội mạc tử cung.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- U xơ tử cung kèm ung thư cổ tử cung hoặc ung
thư thân tử cung hoặc ung thư buồng trứng.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn đường phẫu thuật
• Đường âm đạo
- U xơ tử cung to kích thước dưới 10 cm.
- Tiền sử đã sinh đường âm đạo.
3.1.3. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình của cắt tử cung
toàn phần do u xơ đường nội soi là dài nhất, thời
gian phẫu thuật trung bình ngắn nhất là đường âm
đạo. Sự khác nhau về thời gian phẫu thuật trung bình
của ba đường có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
3.1.4. Số ngày điều trị sau phẫu thuật
Số ngày điều trị sau phẫu thuật trung bình 6,8
± 3ngày.
3.1.5. Biến chứng sau phẫu thuật
- Phẫu thuật đường bụng: Chảy máu thành
bụng phải mổ lại khâu cầm máu; nhiễm trùng vết
mổ thành bụng chiếm 2,2% và tụ dịch vết mổ thành
bụng chiếm 1,5%.
- Phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo: Biến
chứng hẹp niệu quản chiếm 0,7%.
- Phẫu thuật nội soi: Tụ dịch mỏm cắt chiếm
0,7% và chảy máu mỏm cắt chiếm 0,7%.
3.2. Chất lượng sống sau phẫu thuật
cắt tử cung toàn phần
3.2.1. Chất lượng sống sau phẫu thuật cắt tử
cung toàn phần theo công cụ SF-36
TRƯƠNG ĐÌNH HẢI, LÊ MINH TOÀN, PHAN VIẾT TÂM
112
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
- Khối u phần phụ lành tính kèm theo, kích
thước dưới 10 cm.
- Tử cung di động tốt.
• Đường nội soi
- U xơ tử cung to kích thước dưới 10 cm.
- Khối u phần phụ lành tính kèm theo, kích
thước dưới 10 cm.
- Tử cung di động tốt, hoặc dính ít.
• Đường bụng
- Bệnh nhân bị u xơ tử cung có chỉ định cắt tử
cung toàn phần mà không phẫu thuật được qua
đường âm đạo hoặc nội soi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
2.3. Các bước tiến hành:
- Chọn bệnh theo tiêu chuẩn chọn và loại trừ.
- Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ.
- Tiến hành phẫu thuật cắt tử cung toàn phần theo
3 kỹ thuật: Đường bụng, đường âm đạo và qua nội soi.
- Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng
sống sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng theo bộ
câu hỏi MOS-SF 36.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.0.
3. Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu 138 bệnh nhân có chỉ định cắt
tử cung toàn phần do bệnh lý u xơ tử cung tại Khoa
Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi thu
được một số kết quả sau:
3.1. Kết quả phẫu thuật
3.1.1. Đường phẫu thuật cắt tử cung
- Có 112 trường hợp phẫu thuật cắt tử cung
toàn phần đường bụng chiếm tỷ lệ 81,2%.
- Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần đường âm
đạo có 13 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,4%.
3.1.2. Chuyển đường phẫu thuật
Có hai trường hợp mổ nội soi chuyển qua mổ
hở chiếm 13,3%.
Không có trường hợp nào mổ đường âm đạo
chuyển qua mổ đường bụng.
Đường phẫu thuật cắt tử cung Số lượng Tỷ lệ %
Cắt tử cung qua đường bụng 112 81,2
Cắt tử cung qua đường âm đạo 13 9,4
Cắt tử cung qua đường nội soi 13* 9,4
Tổng 138 100,0
* Cắt tử cung toàn phần qua nội soi 15 trường hợp nhưng có 2 trường hợp chuyển mổ hở.
Bảng 1. Đường phẫu thuật cắt tử cung
Đường phẫu thuật
Chuyển đường phẫu thuật
Âm đạo Nội soi
n=13 % n=15 %
Chuyển phẫu thuật đường bụng 0 0,0 2 13,3
Phẫu thuật thành công 13 100,0 13 86,7
Bảng 2. Chuyển đường phẫu thuật
Đường phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật (phút)
Đường bụng
n = 112
Âm đạo
n = 13
Nội soi
n = 13 p
Trung bình 78,8 ± 19,8 73,9 ± 18,1 97,3 ± 17,9
< 0,01Ngắn nhất 45 50 75
Dài nhất 150 110 130
Bảng 3. Thời gian phẫu thuật
Số lượng
Số ngày Số lượng Tỷ lệ %
Số ngày điều trị sau
phẫu thuật
≤ 5 ngày 47 34,0
6 - 10 ngày 80 58,0
> 10 ngày 11 8,0
Tổng 138 100,0
±SD 6,8 ± 3
Bảng 4. Số ngày điều trị sau phẫu thuật
Biến chứng
Đường phẫu thuật
Không Trong mổ Hậu phẫu Trong một tháng sau mổ Tổng
n % n % n % n % n %
Cắt tử cung đường bụng 107 77,5 0 0 3 2,2 2 1,5 112 81,2
Cắt tử cung qua âm đạo 12 8,7 0 0 1 0,7 0 0,0 13 9,4
Cắt tử cung nội soi 11 8,0 0 0 1 0,7 1 0,7 13 9,4
Tổng 130 94,2 0 0 5 3,6 3 2,2 138 100,0
Bảng 5. Biến chứng theo các đường phẫu thuật
p1: So sánh trước phẫu thuật - 3 tháng sau phẫu
thuật; p2: Trước phẫu thuật - 6 tháng sau phẫu
thuật; p3: Sau 3 tháng phẫu thuật - sau phẫu thuật
6 tháng
Điểm trung bình yếu tố cấu thành về thể chất và
tinh thần đều khác biệt nhau có ý nghĩa tại 3 thời
điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 tháng và
sau phẫu thuật 6 tháng với p < 0,01.
3.2.3. Đánh giá chất lượng sống về tâm lý,
tình dục và tiết niệu – sinh dục
p1: Trước phẫu thuật - sau phẫu thuật 3 tháng
p2: Sau phẫu thuật 3 tháng - sau phẫu thuật
6 tháng
p1: So sánh trước phẫu thuật - 3 tháng sau phẫu thuật; p2: Trước phẫu thuật - 6 tháng sau phẫu thuật;
p3: Sau 3 tháng phẫu thuật - sau phẫu thuật 6 tháng
Có sự khác biệt về điểm số trung bình 8 lĩnh vực chất lượng sống của bệnh nhân tại 3 thời điểm trước
phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 tháng và sau phẫu thuật 6 tháng với p < 0,01.
3.2.2. Chất lượng sống về sức khỏe thể chất và tinh thần
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 110 - 117, 2016
113
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
Điểm
Chất lượng sống Mã
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 3 tháng Sau phẫu thuật 6 tháng
p1 p2 p3
±SD ±SD ±SD
Chức năng hoạt động thể chất PF 45,03 ± 7,15 49,44 ± 5,78 53,97 ± 4,49 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Hạn chế công việc do vấn đề sức khỏe thể chất RP 41,2 4 ± 7,29 44,97 ± 6,22 50,40 ± 5,93 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Đau nhức cơ thể BP 42,42 ± 8,76 47,59 ± 6,70 54,82 ± 7,16 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Sức khỏe tổng quát GH 39,06 ± 9,47 47,37 ± 8,26 54,37 ± 7,25 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Sức sống VT 46,86 ± 8,99 53,37 ± 7,69 59,67 ± 7,50 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Hoạt động xã hội SF 41,77 ± 8,55 45,29 ± 6,35 51,52 ± 5,81 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Hạn chế công việc do vấn đề cảm xúc, tình cảm RE 36,78 ± 9,09 41,68 ± 7,88 47,26 ± 7,14 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Chức năng sức khỏe tinh thần MH 42,01 ± 10,80 49,78 ± 8,54 56,79 ± 6,58 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Bảng 6. Chất lượng sống theo công cụ SF-36
Nội dung
Trước phẫu
thuật
Sau phẫu
thuật 3 tháng
Sau phẫu
thuật 6 tháng p1 p2 p3
n % n % n %
Lo âu, buồn tủi 69 50,0 30 21,7 7 5,1 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Hay cáu gắt 33 23,9 7 5,1 9 6,5 0,05 < 0,01
Nhức đầu 76 55,1 22 15,9 20 14,5 0,05 < 0,01
Giảm trí nhớ 63 45,7 33 23,9 31 22,5 0,05 < 0,01
Rối loạn giấc ngủ 70 50,7 42 30,4 20 14,5 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Hồi hộp 63 45,7 20 14,5 8 5,8 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Đổ mồ hôi 5 3,6 3 2,2 7 5,1 > 0,05 > 0,05 < 0,05
Bốc hỏa 6 4,3 4 2,9 13 9,4 > 0,05 0,05
Nhu cầu tình dục 96 69,6 63 45,7 100 72,5 0,05
Sợ giao hợp 28 20,3 20 14,5 7 5,1 > 0,05 < 0,05 < 0,05
Đau khi giao hợp 22 15,9 14 10,1 7 5,1 > 0,05 > 0,05 < 0,05
Khô âm đạo 23 16,7 13 9,4 15 10,9 > 0,05 > 0,05 > 0,05
Ngứa âm đạo 22 15,9 6 4,3 7 5,1 0,05 < 0,05
Són tiểu 26 18,8 11 8,0 11 8,0 0,05 < 0,05
Bảng 8. Đánh giá chất lượng sống về tâm lý, tình dục, tiết niệu - sinh dục
Điểm
Chất lượng sống Mã
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 3 tháng Sau phẫu thuật 6 tháng
p1 p2 p3
±SD ±SD ±SD
Yếu tố về thể chất PCS 43,95 ± 6,16 48,32 ± 5,34 53,75 ± 5,21 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Yếu tố về tinh thần MCS 40,57 ± 9,47 46,89 ± 7,46 53,29 ± 6,60 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Bảng 7. Chất lượng sống về sức khỏe thể chất và tinh thần
p3: Trước phẫu thuật - sau phẫu thuật 6 tháng
- Chất lượng sống liên quan với tâm lý: Lo âu,
buồn tủi; hay cáu gắt; nhức đầu; giảm trí nhớ; rối
loạn giấc ngủ; hồi hộp đều giảm đáng kể và có
ý nghĩa với p1 và p3 đều nhỏ hơn 0,01 thời điểm
trước phẫu thuật với sau phẫu thuật 3 tháng và
trước phẫu thuật với sau phẫu thuật 6 tháng. Chưa
thấy sự khác biệt tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đổ
mồ hôi; bốc hỏa giữa các thời điểm trước và sau
phẫu thuật 3 tháng với p1 > 0,05.
- Chất lượng sống liên quan với tình dục: Nhu
cầu tình dục sau phẫu thuật 3 tháng giảm có ý
nghĩa so với trước phẫu thuật và sau phẫu thuật
6 tháng (p1, p2 < 0,01) và không khác biệt sau 6
tháng phẫu thuật với p3 > 0,05. Sợ giao hợp và
đau khi giao hợp đều không khác biệt giữa trước
phẫu thuật với thời điểm 3 tháng (p1 > 0,05), tỷ lệ
sợ giao hợp giảm dần có ý nghĩa (p2 và p3 < 0,05).
Tỷ lệ đau khi giao hợp giảm và có ý nghĩa với p
< 0,05 khi so sánh trước phẫu thuật và sau phẫu
thuật 6 tháng.
- Chất lượng sống liên quan với rối loạn tiết
niệu - sinh dục: Tỷ lệ khô âm đạo không khác biệt
ở cả 3 thời điểm khảo sát (p1, p2, p3 > 0,05). Tỷ lệ
ngứa âm đạo và són tiểu đều khác biệt giữa trước
phẫu thuật với sau phẫu thuật 3 tháng và sau 6
tháng tuy nhiên khi so sánh giữa 2 thời điểm sau
phẫu thuật thì không khác biệt với p2 > 0,05.
TRƯƠNG ĐÌNH HẢI, LÊ MINH TOÀN, PHAN VIẾT TÂM
114
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
4. Bàn luận
Qua nghiên cứu 138 trường hợp phẫu thuật cắt tử
cung toàn phần do bệnh lý u xơ tử cung tại Bệnh viện
Trung ương Huế chúng tôi thấy có một số điểm cần
bàn luận như sau:
4.1. Kết quả phẫu thuật
4.1.1. Đường phẫu thuật cắt tử cung
Nghiên cứu của chúng tôi cắt tử cung toàn phần
qua đường bụng chiếm tỷ lệ 81,2%, qua đường âm
đạo và qua nội soi cùng chiếm tỷ lệ 9,4% (Bảng 3.1).
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hinh năm 2008, tỷ
lệ cắt tử cung qua đường bụng chiếm tỷ lệ 65,2%,
đường âm đạo chiếm tỷ lệ 20,1% và đường nội soi
là 14,6 %. [1].
McPherson K. (2004) khi nghiên cứu 37.295
trường hợp thì tỷ lệ cắt tử cung toàn phần qua đường
bụng chiếm tỷ lệ 67%, qua âm đạo chiếm tỷ lệ 30%
và qua nội soi là 3% [59]. Nghiên cứu của Moorman
(2011) ở 207 phụ nữ Mỹ gốc Phi cắt tử cung theo 3
đường lần lượt là 68,1%; 28% và 2,9% [61]. Theo
Wu J.M. (2003) nghiên cứu 538.722 cắt tử cung
bệnh lý lành tính tại Hoa Kỳ tỷ lệ lần lượt là 66,2%;
21,9% và 11,9% [23].
4.1.2 Chuyển đường phẫu thuật
Trong 15 trường hợp có chỉ định mổ nội soi có hai
trường hợp chuyển qua mổ hở chiếm 13,3%: 1 trường
hợp nhân xơ tử cung to ở đoạn eo bên phải, trọng
lượng tử cung sau mổ là 320 gam; 1 trường hợp nhân
xơ tử cung mặt sau to, dính nhiều, trọng lượng tử cung
sau mổ là 400 gam. Không có trường hợp nào mổ
đường âm đạo chuyển qua mổ hở.
Theo Trương Quang Vinh (2011) phẫu thuật
đường nội soi thành công là 91,1%, chuyển mổ hở là
5,4%, nội soi kết hợp đường âm đạo 3,5% [6].
Theo Ark C. và cộng sự (2009) có 6/367 trường
hợp chuyển đổi từ nội soi qua đường bụng chiếm tỷ lệ
1,6% [7]. Theo Johnson N. và cộng sự, tỷ lệ chuyển
đổi từ nội soi qua mổ hở là 3,5% (32/920) [17].
4.1.3. Thời gian phẫu thuật
Bảng 3.3 cho thấy thời gian phẫu thuật trung bình
của cắt TCTP do u xơ tử cung đường bụng, âm đạo
và nội soi lần lượt là: 78,8 ± 19,8 phút; 73,9 ± 18,1
phút; 97,3 ± 17,9 phút. Thời gian phẫu thuật trung
bình của 3 đường là 80,5 ± 21,0 phút, ngắn nhất
là 45 phút, dài nhất là 150 phút. Trong nghiên cứu
của Trương Quang Vinh (2011) thời gian phẫu thuật
trung bình nội soi là 84 ± 31,4 phút, thời gian phẫu
thuật ngắn nhất 45 phút, thời gian phẫu thuật dài
nhất 150 phút [6].
Nghiên cứu của Jahan S. và cộng sự (2011), thời
gian cắt TCTP trung bình đường bụng là 60,2 ± 14,2
phút, đường âm đạo là 54,8 ± 12,3 phút và đường
nội soi là 48 ± 11,1 phút [16], thấp hơn của chúng tôi.
4.1.4. Số ngày điều trị sau phẫu thuật
Nghiên cứu của chúng tôi số ngày điều trị sau
phẫu thuật trung bình 6,8 ± 3 ngày, ngắn nhất 4
ngày, dài nhất 27 ngày. Theo nghiên cứu của Lê
Thị Hòa, số ngày điều trị trung bình sau phẫu thuật
đường âm đạo là 5,4 ± 3,4 ngày, đường nội soi là
4,8 ± 1,3 ngày [2].
4.1.5. Tai biến sau phẫu thuật cắt tử cung toàn phần
Thời điểm xảy ra tai biến nghiên cứu của chúng
tôi: Không có trường hợp nào tai biến trong mổ. Có
5 trường hợp biến chứng trong thời gian hậu phẫu
chiếm 3,6%. Có 3 trường hợp vào viện lại trong
vòng một tháng sau mổ chiếm 2,2%. Có 9 trường
hợp biến chứng sau theo dõi 1, 3 và 6 tháng chiếm
6,5%. Tỷ lệ biến chứng chung từ lúc mổ đến theo dõi
sau 6 tháng là 12,3%.
Biến chứng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp
hơn so với Al-Kadri và cộng sự khi nghiên cứu trên
108 phụ nữ cắt TCTP trong 2 năm: Tỷ lệ tai biến trong
mổ là 23,1%, biến chứng trong thời gian hậu phẫu là
28,7%, biến chứng sau mổ từ 4 - 6 tuần là 4,8%, biến
chứng sau mổ > 7 tuần là 9,7% [7].
Brummer và cộng sự (2011) nghiên cứu tiến cứu
biến chứng và yếu tố nguy cơ của 5.279 cắt tử cung
tại 53 bệnh viện ở Phần Lan nhận thấy biến chứng
chung của cắt tử cung đường bụng, đường nội soi và
âm đạo lần lượt là: 19,2%, 15,4% và 11,7%, không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đường
phẫu thuật với tổn thương cơ quan hoặc các biến
chứng nặng. Tác giả nhận thấy có 6 trường hợp tổn
thương niệu quản chẩn đoán muộn trung bình là 14
ngày [10].
Nghiên cứu của Doganay M. (2011), với 6.480
trường hợp cắt tử cung toàn phần thì tỷ lệ biến chứng
chung là 5,6% trong đó cắt TCTP đường bụng là 6,3%,
đường âm đạo là 4,2%, đường nội soi là 3,6% [11].
4.2. Chất lượng sống sau phẫu thuật
cắt tử cung toàn phần
4.2.1. Chất lượng sống sau phẫu thuật cắt tử
cung toàn phần theo công cụ SF-36
Bảng 3.6 cho thấy trung bình điểm ở 8 lĩnh vực
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 110 - 117, 2016
115
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
trước phẫu thuật về sức khỏe theo công cụ SF-36 đều
thấp hơn bình thường. Sau 3 và 6 tháng phẫu thuật
cắt TCTP bệnh nhân có điểm trung bình cao hơn có
ý nghĩa ở cả 8 lĩnh vực về sức khỏe, với p < 0,01.
PF trung bình điểm tăng theo thời gian 3 và 6 tháng
lần lượt là: 4,41 và 8,94 điểm (từ 45,03 lên 49,44
và 53,97), RP trung bình điểm tăng 3,73 và 9,16
điểm. BP trung bình điểm tăng 5,17 và 12,40 điểm
so với trước phẫu thuật. GH trung bình điểm tăng
8,31 và 15,31 điểm. VT trung bình điểm tăng 6,51
và 12,81 điểm. SF trung bình điểm sau 3 và 6 tháng
phẫu thuật tăng 3,52 và 9,75 điểm so với trước phẫu
thuật. RE trung bình điểm tăng 4,90 và 10,48 điểm.
MH trung bình điểm tăng 7,87 và 14,78 điểm. Như
vậy chất lượng sống được cải thiện ngày càng tốt hơn
trên 8 lĩnh vực theo thời gian 3 và 6 tháng sau phẫu
thuật, có lẽ do bệnh nhân dần hồi phục và phẫu thuật
đã giải quyết được các triệu chứng trước mổ: Đau
vùng hạ vị, rong kinh rong huyết, ra máu âm đạo bất
thường, lo lắng vì có một khối u trong cơ thể...
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự với
Yang và cộng sự (2006) khi khảo sát về sự thay đổi
và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống sau
cắt TCTP ở 38 phụ nữ tiền mãn kinh (tuổi từ 33 -
52) với khối u phụ khoa lành tính đã cho thấy sự cải
thiện chất lượng cuộc sống đáng kể sau phẫu thuật
cắt TCTP 6 tháng, và sự cải thiện chất lượng sống này
vẫn còn sau 1 năm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê, với p < 0,05 ở 6 lĩnh vực về sức khỏe bao gồm:
PF trung bình điểm tăng 4,8 điểm theo thời gian, RP
trung bình điểm tăng 7,2 điểm, BP trung bình điểm
tăng 12,9 điểm, GH tăng 11,8 điểm, SF tăng 4,9
điểm và hạn chế công việc do vấn đề cảm xúc, RE
tăng 9,2 điểm. Ngoại trừ VT tăng 4 điểm và MH tăng
2,8 điểm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p >
0,05 ở 2 quan niệm này [24].
Bayram G.O. và cộng sự (2010) cũng đã báo cáo
rằng sau cắt tử cung toàn phần chất lượng sống của
phụ nữ được cải thiện bằng giảm các triệu chứng 6
đến 12 tháng sau phẫu thuật [9].
Reitsma M.L. (2011) nghiên cứu tiến cứu gồm 460
phụ nữ có bệnh lý phụ khoa khác. Tác giả đã theo
dõi trước phẫu thuật, sau 6 tuần và 6 tháng sau phẫu
thuật, sử dụng SF-36, nhận thấy lĩnh sức khỏe tổng
quát và sức khỏe tinh thần cải thiện đáng kể khi tiến
hành đánh giá tại thời điểm 6 tuần sau phẫu thuật,
trong khi đó các lĩnh vực còn lại cho thấy sự sụt giảm
đáng kể về mặt thống kê. Tại thời điểm 6 tháng, các
điểm số đã gần bằng giá trị chuẩn [20].
4.2.2. Chất lượng sống về sức khỏe thể chất
và tinh thần
Trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình điểm
của yếu tố cấu thành về sức khỏe thể chất (PCS) và
tinh thần (MCS) đều khác biệt nhau có ý nghĩa tại 3
thời điểm: trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 tháng và
sau phẫu thuật 6 tháng với p < 0,05. Yếu tố cấu thành
về sức khỏe thể chất tăng sau 3 và 6 tháng sau phẫu
thuật lần lượt là: 4,73 và 9,80 điểm. Yếu tố cấu thành
về sức khỏe tinh thần tăng lần lượt là: 6,32 và 12,72
điểm sau phẫu thuật 3 và 6 tháng.
Nghiên cứu của Yang và cộng sự (2006) nhận thấy
sau phẫu thuật, tất cả các bệnh nhân đã cho thấy sự
cải thiện đáng kể yếu tố về sức khỏe thể chất (PCS) của
SF-36 (từ 42,1 lên 51,0), nhưng không có sự khác biệt
đáng kể yếu tố về sức khỏe tinh thần (MCS) (từ 47,7
lên 52,1). Rannestad T. nêu cần phải tư vấn cho bệnh
nhân và người nhà của họ về các vấn đề liên quan
sức khỏe sau cắt tử cung [19]. Điều này rất đúng trong
nghiên cứu của chúng tôi: Bệnh nhân trước phẫu thuật
điều được tư vấn kỷ về bệnh lý u xơ tử cung, ưu nhược
điểm của các phương pháp phẫu thuật, các tai biến có
thể xảy ra trong và sau phẫu thuật, lợi ích của theo dõi
và hẹn tái khám, bệnh nhân được thảo luận giải quyết
các thắc mắc. Bệnh nhân và người nghiên cứu luôn liên
hệ nhau qua điện thoại, qua tiếp xúc mỗi khi tái khám
vì vậy các vướng mắc về sức khỏe được tháo gỡ, mang
lại sự an tâm cho người bệnh. Có lẽ vấn đề này đã làm
cho điểm số yếu tố về sức khỏe tinh thần (MCS) trong
nghiên cứu của chúng tôi tăng cao sau phẫu thuật 3 và
6 tháng, khác với nghiên cứu của Yang.
4.2.3. Đánh giá chất lượng sống về tâm lý, tình
dục và tiết niệu – sinh dục
Phân tích kết quả sự thay đổi về chất lượng sống
trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 tháng và sau phẫu
thuật 6 tháng có sự thay đổi có ý nghĩa hầu hết các
nội dung nghiên cứu đặc biệt là thời điểm trước phẫu
thuật với sau phẫu thuật 3 tháng và trước phẫu thuật
với sau phẫu thuật 6 tháng. Cụ thể:
- Chất lượng cuộc sống liên quan với tâm lý: lo
âu, buồn tủi; hay cáu gắt; nhức đầu; giảm trí nhớ;
rối loạn giấc ngủ; hồi hộp đều giảm đáng kể và có ý
nghĩa với p1 và p3 đều nhỏ hơn 0,05 thời điểm trước
phẫu thuật với sau phẫu thuật 3 tháng và trước phẫu
thuật với sau phẫu thuật 6 tháng. Nghiên cứu chưa
TRƯƠNG ĐÌNH HẢI, LÊ MINH TOÀN, PHAN VIẾT TÂM
116
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
thấy sự khác biệt tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đổ
mồ hôi; bốc hỏa giữa các thời điểm trước và sau phẫu
thuật 3 tháng p1 > 0,05.
- Chất lượng cuộc sống liên quan với tình dục:
Nhu cầu tình dục sau phẫu thuật 3 tháng giảm có
ý nghĩa so với trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6
tháng (p1, p2 < 0,05) và không khác biệt sau 6 tháng
phẫu thuật p3 > 0,05. Sợ giao hợp và đau khi giao
hợp đều không khác biệt giữa trước phẫu thuật với
thời điểm 3 tháng (p1 > 0,05), tỷ lệ sợ giao hợp giảm
dần có ý nghĩa (p2 và p3 < 0,05). Tỷ lệ đau khi giao
hợp giảm và có ý nghĩa với p < 0,05 khi so sánh
trước phẫu thuật và sau 6 tháng.
- Chất lượng cuộc sống liên quan với rối loạn tiết
niệu, sinh dục: Tỷ lệ khô âm đạo không khác biệt ở
cả 3 thời điểm khảo sát (p1, p2, p3 > 0,05). Tỷ lệ ngứa
âm đạo và són tiểu đều khác biệt giữa trước phẩu
thuật với sau phẫu thuật 3 tháng và sau 6 tháng tuy
nhiên khi so sánh giữa 2 thời điểm sau phẫu thuật thì
không khác biệt với p2 > 0,05.
Lo âu, buồn tủi trước mổ chiếm 50,0%, sau 3
tháng phẫu thuật chiếm 21,7% và sau 6 tháng
phẫu thuật giảm còn 5,1 %. Khác với nghiên cứu
của Lê Lam Hương lo âu buồn tủi chiếm 76,8 % sau
1 năm theo dõi [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi
bệnh nhân đã được tư vấn trước mổ cũng như sau
mổ: trong thời gian hậu phẫu, sau 1, 3 và 6 tháng
tái khám, các vấn đề thắc mắc của bệnh nhân liên
quan đến sức khỏe bất cứ lúc nào đều được hổ trợ,
giải thích chu đáo. Có lẽ điều đó làm bệnh nhân
an tâm, tin tưởng vào kết quả phẫu thuật, hơn nữa
thời gian nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn chỉ có
theo dõi 6 tháng.
Tương tự như vậy, các rối loạn tâm lý trước phẫu
thuật, sau phẫu thuật 3, 6 tháng đều giảm lần lượt
là: hay cáu gắt (23,9%; 5,1% và 6,5% so với Lê
Lam Hương là: 20,5%), nhức đầu (55,1%; 15,9% và
14,5% tương tự với Lê Lam Hương 15,9%), giảm trí
nhớ (45,7%; 23,9%; và 22,5% cao hơn so với Lê Lam
Hương 4,6%).
Các rối loạn về thể chất đều cải thiện sau 3 và
6 tháng phẫu thuật như: rối loạn giấc ngủ (50,7%;
30,4% và 14,5% gần tương tự với Lê Lam Hương
19,9%); hồi hộp (45,7%; 14,5% và 5,8% so với Lê
Lam Hương 11,3%); đổ mồ hôi (3,6%; 2,2% và 5,1%
so với Lê Lam Hương 13,2%); bốc hỏa (4,3%; 2,9% và
9,4% so với Lê Lam Hương 15,9%).
Nghiên cứu của chúng tôi tương tự với Moorman
P.G. (2011) khi báo cáo những triệu chứng trước và
sau phẫu thuật cắt tử cung một năm ở phụ nữ Mỹ gốc
Phi và phụ nữ Mỹ da trắng, nhận thấy đều cải thiện về
thể chất, tâm lý, cụ thể là: Bốc hỏa - đổ mồ hôi trước
mổ chiếm tỷ lệ 51,8% sau mổ chiếm 39,1%; hồi hộp
trước và sau mổ lần lượt là 23,9% và 16,7%; rối loạn
giấc ngủ 51,3% và 47,7%; cáu gắt 60,9% và 38,6%;
lo âu 33,5% và 22,3%... [18].
Về vấn đề tình dục trong nghiên cứu của chúng tôi
thấy rằng: Trước phẫu thuật nhu cầu tình dục chiếm
tỷ lệ 69,6%, sau 3 tháng phẫu thuật giảm còn 45,7%,
sau 6 tháng tăng lên 72,5%. Sợ giao hợp trước, sau
phẫu thuật 3 và 6 tháng lần lượt chiếm tỷ lệ: 20,3%;
14,5% và 5,1%. Đau khi giao hợp là: 15,9%; 10,1%
và 5,1%. Nhu cầu tình dục được cải thiện sau phẫu
thuật cắt tử cung phù hợp với nhiều báo cáo cho rằng
việc cắt bỏ tử cung làm tăng sự hài lòng tình dục bởi
làm giảm các vấn đề như đau bụng kinh và các yếu tố
được đề xuất để giải thích sự gia tăng ham muốn tình
dục bao gồm sự vắng mặt của nổi lo có thai, những
cơn đau liên quan đến vấn đề phải cắt tử cung [9].
Theo Lê Lam Hương nhu cầu tình dục là 58,9%
thấp so với chúng tôi; sợ giao hợp là 84,1% cao hơn
so với chúng tôi. Đau khi giao hợp là 18,5% cao hơn
so với chúng tôi. Có lẽ do nghiên cứu chúng tôi chỉ có
5 trường hợp cắt tử cung kèm cắt 2 phần phụ, còn của
Lê Lam Hương có 46 trường hợp cắt 2 phần phụ. Hơn
nữa thời gian theo dõi của chúng tôi chỉ sáu tháng còn
của Lê Lam Hương là 1 năm [3].
Nghiên cứu của El-Toukhy về chức năng tình dục
được ghi nhận tỷ lệ phụ nữ sau phẫu thuật được cải
thiện sự hài lòng tình dục và đau khi quan hệ giảm,
không có sự khác biệt giữa 3 nhóm cắt tử cung: Đường
bụng, âm đạo và nội soi. Nhóm tác giả cho rằng tác
động của cắt tử cung với những bệnh lành tính trên
đường niệu và chức năng tình dục không bị ảnh hưởng
bởi phương pháp phẫu thuật [12]. Hartmann K.E.
cũng cho đau khi giao hợp giảm sau cắt tử cung [14].
Nghiên cứu của Ayoubi và cộng sự (2003) cho kết quả
ngược lại khi nghiên cứu chức năng tình dục ở 3 nhóm
cắt tử cung: Đường bụng, âm đạo và nội soi lại cho
rằng giảm chức năng tình dục hay gặp nhất trong cắt
đường bụng (24%), sau đó là đường âm đạo (13,5%)
và thấp nhất là đường nội soi chỉ có 8,5% số phụ nữ bị
suy giảm chức năng tình dục sau mổ cắt tử cung [8].
Vấn đề tiết niệu - sinh dục trong nghiên cứu của
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 110 - 117, 2016
117
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
chúng tôi đều được cải thiện, như trước phẫu thuật
són tiểu - tiểu không tự chủ chiếm 18,8% thì sau 3
và 6 tháng phẫu thuật chỉ chiếm 8,0%. Tương tự khô
âm đạo trước phẫu thuật chiếm 16,7% thì sau 3 và
6 tháng sau phẫu thuật giảm lần lượt là 9,4% và
10,9%. Kết quả nghiên cứu của Lê Lam Hương són
tiểu chiếm 2,6 % thấp hơn của chúng tôi; khô âm đạo
chiếm 21,2% và ngứa âm đạo chiếm 10,6% cao hơn
nghiên cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu tiến cứu của El-Toukhy và cộng sự về
ảnh hưởng của cắt tử cung với đường tiết niệu cho kết
quả: Những triệu chứng đường niệu là rất ít, còn về
niệu động học thì hầu như không thay đổi trước mổ
và sau cắt tử cung 6 tháng, không có sự khác biệt
giữa 3 nhóm cắt tử cung: Đường bụng, âm đạo và nội
soi. Nhóm tác giả cho rằng tác động của cắt tử cung
với những bệnh lành tính trên chức năng đường tiết
niệu không bị ảnh hưởng bởi đường phẫu thuật [12].
Teplin V. và cộng sự nhận thấy các triệu chứng tiểu
không tự chủ, đau vùng chậu là giống nhau ở cả hai
nhóm: Phẫu thuật cắt tử cung kèm cắt cả hai buồng
trứng và nhóm giữ lại buồng trứng [22].
5. Kết luận
Chất lượng sống theo 8 lĩnh vực tăng lên sau
phẫu thuật 3 và 6 tháng. Yếu tố cấu thành về sức
khỏe thể chất và tinh thần tăng sau phẫu thuật 3 và
6 tháng. Nhu cầu tình dục sau phẫu thuật 3 tháng
giảm so với trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6
tháng nhu cầu tình dục trở về bình thường.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Hinh (2014), “Thực trạng cắt tử cung qua đường âm đạo,
Chỉ định và chống chỉ định cắt tử cung đường âm đạo trong điều trị u xơ tử
cung”, Điều trị u xơ tử cung bằng cắt tử cung đường âm đạo, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội, tr. 49-110.
2. Lê Thị Hòa (2012), Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cắt tử cung toàn phần
qua đường âm đạo và nội soi ở bệnh lý tử cung không sa, Luận án chuyên
khoa cấp II chuyên ngành phụ khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Lê Lam Hương (2011), Nghiên cứu nồng độ estradiol, canxi, phospho
huyết thanh và chất lượng sống ở phụ nữ sau cắt tử cung, Luận án Tiến sĩ
y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Nguyễn Thị Thu Hường (2009), Nghiên cứu về phẫu thuật cắt tử cung
do một số bệnh phụ khoa lành tính tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm
2008, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Trương Quang Vinh (2001), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt tử cung
toàn phần đường âm đạo để điều trị một sổ bệnh lý tử cung không sa tại
Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Huế.
6. Trương Quang Vinh (2011), Nghiên cứu ứng dụng cắt tử cung toàn phần
qua nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Báo cáo tổng kết
đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.
7. AlKadri H. M., AlTurki H. A., Saleh A. M. (2002), “Short and long term
complications of abdominal and vaginal hysterectomy for benign disease”,
Saudi Medical Journal, 23(7), pp. 806-810.
8. Ayoubi J.M., Fanchin R., Monrozies X. et al (2003), “Respective
consequences of abdominal, vaginal, and laparoscopic hysterectomies
on women’s sexuality”, European Journal of Obstetrics & Gynecology and
Reproductive Biology, 111, pp. 179-182.
9. Bayram G.O., Beji N.K. (2010), “Psychosexual adaptation and quality of life
after hysterectomy”, Sex Disabil, 28, pp. 3-13.
10. Brummer T. H. I., Jalkanen J., Fraser J., Heikkinen A. M., Kauko M.,
Makinen J., Seppala T., Sjoberg J., Tomas E. and Harkki P. (2011), “FINHYST,
a prospective study of 5279 hysterectomies: complications and their risk
factors”, Human Reproduction, 26 (7), pp. 1741-1751.
11. Doganay M., Yildiz Y., Tongue E., Var T., Karayalcin R., Eryilmaz O. G.
(2011), “Abdominal, vaginal and total laparoscopic hysterectomy: perioperative
morbidity”, Arch Gynecol Obstet, 284, pp. 385-389.
12. El-Toukhy T.A., Hefni M.A., Davies A.E et al (2004), “The effect of different
type of hysterectomy on urinary and sexual functions: a prospective study”,
Journal of obstetrics and Gynecology, 24 (4), pp. 420-425.
13. Farquhar C. M., Steiner C. A. (2002), “Hysterectomy rate in the United
States 1990-1997”, Obstet Gynecol, 99(2), pp. 229-234.
14. Hartmann K.E., Ma C., Lamvu G.M. et al (2004), “Quality of life and sexual
function after hysterectomy in women with preoperative pain and depression”,
The American college of Obstetricians and Gynecologists, 104 (4), pp. 701-709.
15. Iram N., Ashraf M., Sher Z. et al (2012), “An analysis of complications
and indications of hysterectomy between scarred and non scarred uterus”, Ann.
Pak. Inst. Sci, 8 (3), pp. 192-195.
16. Jahan S., Das T.R., Mahmud N., Mondol S.K., Habib S.H., Saha S., Yasmin
S. & Joarder M. (2011), “A comparative study among laparoscopy assisted
vaginal hysterectomy, vaginal hysterectomy and abdominal hysterectomy:
Experience in a tertiary care hospital in Bangladesh”, Journal of Obstetrics and
Gynecology, 31 (3), pp. 254-257.
17. Johnson N, Barlow D, Lethaby A, Tavender E, Curr E, Garry R. (2005),
Surgical approach to hysterectomy for benign gynaecological disease,
Cochrane DatebasemSyst. Rev, 25 (1), CD003677.
18. Moorman P.G., Schildkraut J.M. (2011), “Reported symtoms before and
one year after hysterectomy in African American and white women”, Journal of
women’s health, 20 (7), pp. 1035-1042.
19. Rannestad T. (2005), “Hysterectomy: effects on quality of life and
psychological aspects”, Best Practice & Research Clinical Obstetrics and
Gynaecology, 19 (3), pp. 419-430.
20. Reitsma M.L., Vandenkerkhof E.G. et al (2011), “Does health- Related
quality of life improve in women fllowing gynaecological surgery?”,
J Obstet Gynaecol Can, 33, pp. 1241-1247.
21. Shiota M., Kotani Y., Umemoto M., Tobiume T., Hoshiai H. (2011),
“Indication for laparoscopically assisted vaginal hysterectomy”, J. Society of
Laparoendoscopic Surgeons, 15, pp. 343-345.
22. Teplin V., Vittinghoff E., Feng Lin (2007), “Oophoectomy in Pre-
menopausal women, health-related Quality of life and sexual functioning”,
Obstet Gynecol, 109, pp. 347-354.
23. Wu JM., Wechter ME., Geller EJ., Nguyen TV., Visco AG. (2007),
“Hysterectomy rates in the United States, 2003”, Obstet Gynecll. 100 (5), pp.
1091-1095.
24. Yang Y.L., Chao Y.M., Chen Y.C. et al (2006), “Changes and factors
influencing health-related quality of life after hysterectomy in premenopause
women with benign gynecologic conditions”, J formos Med Assoc, 105 (9), pp.
731-742.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ket_qua_va_chat_luong_song_tren_benh_nhan_duoc_phau_thuat_ca.pdf