KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ sau
khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, tình
hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện Đức Trọng diễn ra khá sôi động
với với 1.977 hồ sơ với tổng diện tích là
3.339.966,7 m2, trong đó đó đất ở có 1.078
hồ sơ (chiếm 54,5% tổng hồ sơ) và đất nông
nghiệp có 899 hồ sơ (chiếm 45,5% tổng hồ
sơ). Theo kết quả điều tra, có 2 nguyên
nhân chính dẫn đến chuyển nhượng quyền
sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu đó là
lấy tiền để đầu tư sản xuất, kinh doanh và
xây dựng nhà. Trong giai đoạn 2014-2018
có 230 hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất. Đa
số các trường hợp tặng cho đều thực hiện
cho người thân trong gia đình (bố, mẹ, con,
anh chị em ruột). Kết quả nghiên cứu cho
thấy đa số người dân cho rằng các văn
bản, chính sách pháp luật, văn bản hướng
dẫn việc thực hiện chuyển nhượng và tặng
cho QSDĐ là phù hợp, văn bản hướng
dẫn dễ hiểu và hiểu được, thời gian giải
quyết các thủ tục đúng hạn và nhanh, thái
độ của cán bộ thụ lý hồ sơ là nhiệt tình và
chuẩn mực. Theo ý kiến của người dân
cần tiếp tục cải cách hành chính để thành
phần hồ sơ không quá phức tạp và giảm
phí, lệ phí liên quan đến việc thực hiện
chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng
đất.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả việc thực hiện chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1833-1841
1833
KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHUYỂN NHƢỢNG VÀ TẶNG CHO QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Trần Thanh Đức1*, Đinh Thị Minh Trang2, Lê Thanh Bồn1,
Nguyễn Trung Hải1, Cù Thị Hiên3
1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế;
2
Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng; 3Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum.
*Tác giả liên hệ: tranthanhduc@huaf.edu.vn
Nhận bài: 30/10/2019 Hoàn thành phản biện: 15/11/2019 Chấp nhận bài: 19/02/2020
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng với mục tiêu chính là
phân tích được thực trạng việc thực hiện chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân giai đoạn 2014-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2014-2018 có 1.977 hồ sơ
với tổng diện tích là 3.339.966,7 m2, trong đó đó đất ở có 1.078 hồ sơ (chiếm 54,5% tổng hồ sơ) và đất
nông nghiệp có 899 hồ sơ (chiếm 45,5% tổng hồ sơ). Theo kết quả điều tra, có 2 nguyên nhân chính
dẫn đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu đó là lấy tiền để đầu tư sản xuất,
kinh doanh và xây dựng nhà. Trong giai đoạn này có 230 hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất. Đa số các
trường hợp tặng cho đều thực hiện cho người thân trong gia đình (bố, mẹ, con, anh chị em ruột). Kết
quả nghiên cứu cho thấy đa số người dân cho rằng các văn bản, chính sách pháp luật, văn bản hướng
dẫn việc thực hiện chuyển nhượng và tặng cho QSDĐ là phù hợp, văn bản hướng dẫn dễ hiểu và
hiểu được, thời gian giải quyết các thủ tục đúng hạn và nhanh, thái độ của cán bộ thụ lý hồ sơ là
nhiệt tình và chuẩn mực. Theo ý kiến của người dân cần tiếp tục cải cách hành chính để thành phần
hồ sơ không quá phức tạp và giảm phí và lệ phí liên quan đến việc thực hiện chuyển nhượng và tặng
cho quyền sử dụng đất.
Từ khóa: Chuyển nhượng, Hộ gia đình và cá nhân, Quyền sử dụng đất, Tặng cho
RESULTS OF IMPLEMENTATION FOR TRANSFER AND
DONATION OF LAND USE RIGHTS OF THE HOUSEHOLDS AND
INDIVIDUALS IN DUC TRONG DISTRICT, LAM DONG PROVINCE
Tran Thanh Duc
1
, Dinh Thi Minh Trang
2
, Le Thanh Bon
1
,
Nguyen Trung Hai
1
, Cu Thi Hien
3
1
University of Agriculture and Forestry, Hue University;
2
Office of Land registration of Lam Dong province;
3
Kon Tum Community College.
ABSTRACT
The research was conducted in Duc Trong district to evaluate the real situation of
implementing transfer and donation of land use rights of households and individuals in the period of
2014-2018. The two research methods were used including primary and secondary data collection.
The results showed that transfer of land use right was well- implemented with 1,977 dossiers with a
total area of 3,339,966.7 m
2
, of which residential land had 1,078 dossiers and agricultural land was
899 dossiers. According to the survey results, there were two main following reasons leading to the
transfer of land use rights in the study area including investment in production and business and need
money for housing construction. There were 230 land donation dossiers in the period of 2014-2018,
most of the donation were given to close relatives such as parents, children, and siblings. In addition
to the positive points, the results of the household survey also indicated that dossier composition and
fees and charges for implementing land use rights should be simplified and reduced.
Keywords: Transfer, Households and individuals, Land use right, Donation
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1833-1841
1834 Trần Thanh Đức và cs.
1. MỞ ĐẦU
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng
định: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của
quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát
triển đất nước, được quản lý theo pháp
luật (Quốc hội, 2013). Bên cạnh đó, Hiến
pháp cũng quy định các tổ chức, cá nhân
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất. Người sử
dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy
định của Luật. Kết luận tại Hội nghị
Trung ương 6 (khóa XI) tiếp tục khẳng
định, đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt;
là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước,
là nguồn sống của nhân dân. Luật Đất đai
năm 2013 đã cụ thể hóa về quyền sử dụng
đất thông qua việc nhóm các quyền chung
và các quyền giao dịch về đất đai. Tuy
nhiên, theo Trần Thanh Đức và Hà Ngọc
Thùy Trinh (2016), đất đai luôn chịu ảnh
hưởng sâu sắc về tập quán, điều kiện của
mỗi vùng miền, trong khi các quy định về
quyền sử dụng đất thống nhất theo Luật
Đất đai dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề ở
mỗi địa phương. Huyện Đức Trọng, tỉnh
Lâm Đồng nằm trên vùng các trục giao
thông huyết mạch của tỉnh Lâm Đồng:
Quốc lộ 20 (Đà Lạt - thành phố Hồ Chí
Minh), tỉnh lộ 27 (Ninh Thuận - Đắk Lăk)
và có cảng hàng không Liên Khương nên
rất thuận lợi trong giao lưu phát triển; Đức
Trọng ngày càng trở thành một trong những
huyện có vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Trong
những năm qua, giá đất thị trường trên địa
bàn huyện thay đổi nhanh nhất là ở các vị trí
trung tâm huyện, các xã. Quyền sử dụng đất
đã trở thành nguồn lực quan trọng, nguồn
vốn lớn nhất để đầu tư cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, đường giao thông và các
công trình quan trọng cho việc phát triển
kinh tế xã hội và lợi ích cộng đồng. Các
giao dịch dân sự về chuyển nhượng, tặng
cho quyền sử dụng đất diễn ra với số lượng
hồ sơ năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ
thuận với sự phát triển kinh tế xã hội của
huyện. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm mục tiêu làm rõ thực trạng việc thực
hiện chuyển nhượng và tặng cho sử dụng
đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Đức
Trọng góp phần làm rõ cơ sở khoa học và
ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện các
quyền sử dụng đất, góp phần đưa ra những
đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
2 quyền sử dụng đất này của hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn nghiên cứu.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Huyện Đức Trọng gồm 15 đơn vị hành
chính. Vì vậy để đảm bảo tính đại diện cho
toàn huyện, nghiên cứu này đã điều tra,
phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân có
tham gia thực hiện chuyển nhượng và tặng
cho quyền sử dụng đất tại các địa bàn đại
diện của huyện bao gồm 4 xã, thị trấn bao
gồm: (1) Thị trấn Liên Nghĩa: (là địa
phương có tốc độ đô thị hóa mạnh, phát
triển nhanh cơ sở hạ tầng và là nơi tập
trung nhiều dự án nhà ở), (2) xã Phú Hội
(là xã gần vị trí trung tâm của huyện, có
khu công nghiệp Phú Hội, thu hút nhiều
lao động từ nơi khác đến sinh sống và làm
việc, nơi diễn ra quá trình đô thị hóa khá
mạnh), (3) xã Hiệp An (là xã giáp với
thành phố Đà Lạt, có điều kiện kinh tế - xã
hội trung bình, có nhiều điều kiện để phát
triển trong tương lai) và (4) xã Đa Quyn (là
xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp,
có số lượng người đồng bào dân tộc thiểu
số khá lớn, tốc độ đô thị hóa chậm so với
nhiều xã, thị trấn khác trong huyện).
Phương pháp phỏng vấn hộ: Điều
tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân có
tham gia thực hiện chuyển nhượng và tặng
cho quyền sử dụng đất bằng phiếu điều tra
để thu thập các thông tin liên quan đến
việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử
dụng đất và việc giải quyết của các cơ
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1833-1841
1835
quan nhà nước, chính quyền địa phương;
tìm hiểu những trở ngại, khó khăn của
người sử dụng khi thực hiện quyền sử
dụng đất. Đề tài này đã sử dụng công thức
chọn mẫu của Slovin (Estela, 1995):
n = N/(1+N*e
2
) để tính số lượng mẫu điều
tra. Trong đó: N là số lượng hồ sơ chuyển
nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất của
4 xã, thị trấn điều tra (2.207 hộ), e là sai số
(7%), n là số lượng mẫu điều tra. Vì vậy:
n = N/(1+N*e
2
) = 2.207/(1+64.020*0,07
2
)
= 186 hộ. Trong quá trình điều tra có 26 hộ
không hợp tác, số phiếu điều tra cụ thể
được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp số phiếu điều tra tại các điểm nghiên cứu
Xã, thị trấn
Số phiếu
phát ra
Số phiếu
thu về
Nội dung
Chuyển nhượng Tặng cho
TT Liên Nghĩa 62 59 45 14
Xã Phú Hội 46 40 30 10
Xã Hiệp An 46 38 30 8
Xã Đa Quyn 32 23 20 3
Tổng cộng 186 160 125 35
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ
cấp
Các số liệu thống kê về biến động sử
dụng đất, số lượng hồ sơ chuyển nhượng
và tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia
đình và cá nhân trong giai đoạn 2014-2018
được thu thập tại Chi cục Thống kê huyện
Đức Trọng, Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất chi nhánh huyện Đức Trọng.
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích và
xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được, tiến
hành tổng hợp, phân tích và xử lý theo các
nội dung nghiên cứu. Số liệu được xử lý
trên phần mềm EXCEL phiên bản 16.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả việc thực hiện chuyển
nhƣợng quyền sử dụng đất
Kết quả việc thực hiện quyền
chuyển nhượng sử dụng đất của hộ gia
đình và cá nhân tại huyện Đức Trọng giai
đoạn 2014-2018 được thể hiện trong Bảng
2.
Bảng 2. Kết quả thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện
Đức Trọng giai đoạn 2014 – 2018
(Đơn vị: Hồ sơ)
Xã, thị trấn
Năm
Tổng cộng Diện tích (m2)
2014 2015 2016 2017 2018
Thị trấn Liên Nghĩa 45 51 78 67 83 324 363.131,5
Xã Hiệp An 24 26 35 31 28 144 253.592,0
Xã Hiệp Thạnh 28 24 25 22 24 123 249.529,8
Xã Liên Hiệp 28 22 32 31 35 148 288.810,1
Xã Phú Hội 37 29 33 31 33 163 250.672,1
Xã Tân Hội 29 24 28 26 23 130 178.210,2
Xã Tân Thành 26 23 20 28 29 126 186.143,2
Xã N’Thol Hạ 14 17 13 18 18 80 157.227,2
Xã Bình Thạnh 13 18 28 23 20 102 141.785,8
Xã Ninh Gia 27 30 21 35 33 146 334.593,6
Xã Tà Hine 18 21 22 29 28 118 190.216,2
Xã Ninh Loan 18 21 15 19 18 91 180.560,3
Xã Đà Loan 14 17 18 24 21 94 208.332,4
Xã Tà Năng 20 19 15 20 17 91 177.233,9
Xã Đa Quyn 17 21 18 19 22 97 179.928,4
Toàn huyện 358 363 401 423 432 1.977 3.339.966,7
Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đức Trọng (2019)
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1833-1841
1836 Trần Thanh Đức và cs.
Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, tình
hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(QSDĐ) của hộ gia đình, cá nhân tại
huyện Đức Trọng giai đoạn từ 2014-2018
diễn ra sôi động với 1.977 hồ sơ với tổng
diện tích là 3.339.966,7 m2. Trong đó tập
trung tại thị trấn Liên Nghĩa (324 hồ sơ),
xã Phú Hội (163 hồ sơ), xã Liên Hiệp
(148 hồ sơ), xã Ninh Gia (146 hồ sơ).
Như vậy, hoạt động chuyển nhượng diễn
ra nhiều nhất là ở thị trấn, tiếp đến là các
xã nằm ven đường cao tốc Liên Khương –
Prenn, Quốc lộ 20, Quốc lộ 27, Tỉnh lộ 723
và 724; các xã nằm trong đề án quy hoạch
mở rộng khu dân cư của huyện. Đây là các
xã, thị trấn có kinh tế - xã hội phát triển,
mật độ dân số khá cao so với các địa
phương khác trong huyện. Số liệu ở bảng
2 cũng cho thấy, số hồ sơ chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cũng tăng lên trong
giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn nghiên
cứu, năm 2018 có lượng hồ sơ cao nhất
đạt 432 hồ sơ.
Bảng 3. Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo loại đất của hộ gia đình, cá nhân tại
huyện Đức Trọng giai đoạn 2014 – 2018
(Đơn vị tính: Hồ sơ)
Loại đất
Năm
Tổng
2014 2015 2016 2017 2018
Đất ở 186 193 229 235 235 1.078
+ Đất ở đô thị 24 28 51 40 48 191
+ Đất ở nông
thôn
162 165 178 195 187 887
Đất nông nghiệp 172 170 172 188 197 899
Tổng cộng 358 363 401 423 432 1.977
Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đức Trọng (2019)
Số liệu ở Bảng 3 cho thấy, các loại
đất được chuyển nhượng của các hộ gia
đình, cá nhân tại huyện Đức Trọng trong
giai đoạn 2014 – 2018 gồm 2 loại là đất ở
và đất nông nghiệp, trong đó đất ở có 1.078
hồ sơ (đất ở đô thị được chuyển nhượng với
191 trường hợp, đất ở nông thôn là 887
trường hợp), đất nông nghiệp có 899 hồ sơ.
Các giao dịch chuyển nhượng đối với đất
nông nghiệp thường có diện tích lớn trên
1.500m
2/thửa. Đối với đất ở, có những
thửa được giao dịch 4 – 5 lần trong thời
gian từ 2014 đến 2018, qua tìm hiểu đó là
những thửa đất do các chủ sử dụng mua đi
bán lại nhằm kiếm lời. Tuy nhiên, hiện nay
tình trạng đầu cơ đất đã giảm do UBND
tỉnh Lâm Đồng đã có những chính sách
hạn chế đầu cơ đất và những hoạt động
làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất
động sản tại địa phương.
Khảo sát điều tra thực tế 125 hộ gia
đình, cá nhân thực hiện quyền chuyển
nhượng QSDĐ giai đoạn từ năm 2014 –
2018 tại 4 xã, thị trấn, số trường hợp
chuyển nhượng và giấy tờ chuyển nhượng
được thể hiện qua Bảng 4.
Bảng 4. Tổng hợp kết quả điều tra việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(Đơn vị: Hồ sơ)
Nội dung
TT Liên
Nghĩa
Xã Phú
Hội
Xã Hiệp
An
Xã Đa
Quyn
Tổng
1. Loại đất chuyển nhượng 45 30 30 20 125
a. Đất ở 37 22 24 17 100
b. Đất nông nghiệp 8 8 6 3 25
2. Loại giấy tờ tại thời điểm thực hiện
a. Giấy chứng nhận (chứng thực tại UBND xã, thị trấn) 17 8 7 6 38
b. Giấy chứng nhận (công chứng tại Văn phòng công chứng) 26 19 20 11 76
c. Giấy tờ viết tay có xác nhận của UBND xã, thị trấn 2 3 3 2 10
d. Giấy tờ viết tay không cam kết 0 0 0 1 1
e. Không giấy tờ 0 0 0 0 0
Tổng cộng 45 30 30 20 125
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1833-1841
1837
Trong giai đoạn 2014 - 2018, tỉ lệ các
trường hợp chuyển nhượng khi đã có đầy
đủ GCNQSDĐ là 114/125 trường hợp
(chiếm 91,2%). Bên cạnh đó, vẫn còn
10/125 trường hợp giao dịch khi chưa có
GCNQSD đất, chỉ có giấy tờ có xác nhận
của UBND xã, thị trấn (chiếm 8,0%) và 01
trường hợp giao dịch thông qua giấy tờ viết
tay, có người làm chứng (chiếm 0,8%). Qua
đó, có thể nhận thấy về mặt giấy tờ khi
chuyển nhượng ở 04 địa phương có sự khác
biệt rõ rệt. Tại thị trấn Liên Nghĩa, nơi các
giao dịch phát sinh nhiều, giá đất cao, người
dân đã hiểu và chỉ thực hiện chuyển nhượng
QSDĐ khi thửa đất có đầy đủ giấy tờ pháp
lý (GCNQSD đất, giấy tờ có xác nhận
UBND thị trấn). Tại xã Đa Quyn, vẫn còn
01 trường hợp giao dịch khi chỉ có giấy tờ
viết tay giữa các chủ sử dụng đất, không có
GCNQSD đất cũng như giấy tờ đã được
UBND xã xác nhận. Nguyên nhân là do
thửa đất chưa được cấp GCNQSD đất, giá
đất rẻ và người mua cũng chỉ có nhu cầu để
ở nên chưa liên hệ với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền để đăng ký chuyển nhượng
theo quy định của pháp luật. Lý do còn lại
chưa đăng ký thực hiện quyền chuyển
nhượng QSD đất giữa các hộ gia đình, cá
nhân mua bán quyền sử dụng đất là do việc
mua bán không có giấy tờ hoặc mua bán đã
qua rất nhiều chủ sử dụng dẫn đến việc xác
định nguồn gốc sử dụng đất là rất khó khăn,
ảnh hưởng đến công tác cấp GCN và việc
thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ.
Lý do thực hiện chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đức
Trọng khá đa dạng (Bảng 5), trong đó phần
lớn người dân chuyển nhượng là do cần
tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh, với
32/125 ý kiến, chiếm tỷ lệ 25,6%; có
30/125 hộ (chiếm 24%) cho biết thực hiện
việc chuyển nhượng là để lấy tiền xây
dựng, cải tạo nhà cửa; ngoài ra, người dân
còn thực hiện chuyển nhượng quyền sử
dụng đất bởi các nguyên nhân: không có
nhu cầu sử dụng (chiếm 9,6%), chuyển nơi
ở mới (chiếm 11,2%) như các xã khác
chuyển về thị trấn Liên Nghĩa hoặc chuyển
đến thành phố Đà Lạt, cần tiền để trả nợ
(chiếm 12,8%), lấy tiền gửi tiết kiệm
(chiếm 8,8%) và từ các nguyên nhân khác
(chiếm 8%) như: nuôi con ăn học; mua đất
ở nơi khác để dành cho tương lai hoặc đầu
cơ
Bảng 5. Tổng hợp kết quả điều tra lý do thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nội dung
Xã, thị trấn Tổng
Liên Nghĩa Phú Hội Hiệp An Đa Quyn Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Không có nhu cầu sử dụng 2 2 3 5 12 9,6
Chuyển nơi ở mới 2 3 5 4 14 11,2
Đầu tư sản xuất, kinh doanh 16 8 6 2 32 25,6
Xây dựng nhà cửa 11 7 9 3 30 24,0
Trả nợ 6 4 4 2 16 12,8
Lấy tiền gửi tiết kiệm 4 3 2 2 11 8,8
Nguyên nhân khác 4 3 1 2 10 8,0
Tổng cộng 45 30 30 20 125 100,0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
3.2. Thực trạng việc thực hiện tặng cho
quyền sử dụng đất
Quyền tặng cho đất có 2 trường hợp
là: Tặng cho toàn bộ thửa đất hoặc tặng
cho một phần thửa đất. Đối với trường hợp
tặng cho toàn bộ thửa đất: Bên tặng cho và
bên nhận tặng cho chỉ cần lập Hợp đồng
tặng cho tại cơ quan công chứng. Sau khi
lập Hợp đồng tặng cho người dân nộp một
bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai
tỉnh Lâm Đồng chi nhánh Đức Trọng. Đối
với trường hợp tặng cho một phần thửa
đất: Bên tặng cho và bên nhận tặng cho
trước khi lập Hợp đồng tặng cho tại cơ
quan công chứng thì cần phải thuê đơn vị
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1833-1841
1838 Trần Thanh Đức và cs.
đo đạc đo thửa đất của mình để biết vị trí,
kích thước phần diện tích tặng cho (diện
tích, kích thước tặng cho phải đảm bảo
theo Quyết định 33/2015/QĐ-UBND ngày
16 tháng 04 năm 2015 của UBND tỉnh
Lâm Đồng quy định diện tích đất tối thiểu
được tách thửa đối với các loại đất trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó đối với đất ở
nông thôn quy định diện tích tối thiểu phải
đảm bảo là 72 m2, kích thước theo mặt
đường ≥ 4,5 m; đất ở đô thị, diện tích tối
thiểu là 72 m2 và có kích thước theo mặt
đường chính ≥ 4,5 m, tại các đường hẻm
diện tích tối thiểu là 64 m2 và kích thước
theo mặt đường ≥ 4,0 m). Sau khi lập Hợp
đồng tặng cho một phần thửa đất, người
dân nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng
ký đất đai tỉnh Lâm Đồng chi nhánh Đức
Trọng.
Trong giai đoạn 2014 – 2018, trên
địa bàn huyện đã có 230 trường hợp tặng
cho QSDĐ, trong đó số lượng giao dịch
tổng thể là không nhiều, một số xã không
có hoặc chỉ có từ 1 đến 2 giao dịch trong
năm, số liệu cụ thể tại Bảng 6.
Bảng 6. Kết quả thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Đức Trọng giai đoạn 2014 - 2018
(Đơn vị: Hồ sơ)
Xã, thị trấn Tổng cộng
Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Thị Trấn Liên Nghĩa 39 5 8 9 6 11
Xã Hiệp An 21 4 4 6 3 4
Xã Hiệp Thạnh 28 4 7 6 6 5
Xã Liên Hiệp 21 3 5 4 5 4
Xã Phú Hội 27 4 4 7 6 6
Xã Tân Hội 27 5 6 5 6 5
Xã Tân Thành 15 3 3 4 3 2
Xã N’Thol Hạ 10 2 2 3 1 2
Xã Bình Thạnh 4 1 1 0 1 1
Xã Ninh Gia 7 1 1 2 2 1
Xã Tà Hine 3 0 1 0 0 2
Xã Ninh Loan 8 1 2 2 1 2
Xã Đà Loan 9 2 2 2 1 2
Xã Tà Năng 6 1 2 1 1 1
Xã Đa Quyn 5 0 1 1 1 2
Toàn huyện 230 36 49 52 43 50
Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đức Trọng (2019)
Qua kết quả nghiên cứu ở Bảng 6
cho thấy, trong 5 năm từ 2014 đến 2018,
tình hình thực hiện quyền tặng cho QSDĐ
diễn ra với số lượng hồ sơ tương đối ít và
có tính không ổn định qua các năm. Năm
2014 là năm có số lượng giao dịch tặng
cho quyền sử dụng đất ít nhất với 36
trường hợp. Nguyên nhân lý giải cho điều
này là do năm 2014 là năm Luật Đất đai
2013 bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2014, việc
áp dụng các quy định của Luật Đất đai mới
còn gặp nhiều vấn đề cần thêm thời gian để
giải quyết; năm 2015, Văn phòng Đăng ký
đất đai tỉnh Lâm Đồng được thành lập theo
Quyết định 918/QĐ-UBND ngày 16 tháng
4 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng
được thành lập, cùng với đó là việc chuyển
đổi từ các Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất trước đây thành các chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai tại các huyện.
Các quy định mới cũng đã làm cho các cơ
quan quản lý Nhà nước về đất đai tại địa
phương cần có sự hướng dẫn cụ thể của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh,
dẫn đến tình trạng một số hồ sơ không
được giải quyết đúng thời hạn theo quy
định.
Các giao dịch tặng cho quyền sử
dụng đất chưa diễn ra nhiều tại huyện Đức
Trọng một phần nguyên nhân là do tại
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1833-1841
1839
huyện, phần lớn là đất nông nghiệp, áp lực
về đất đai đối với dân cư là không lớn, đặc
biệt là đất ở. Các hộ dân, đặc biệt là ở các
xã không nằm ở gần khu vực trung tâm
huyện, nếu có nhu cầu giãn hộ có thể đề
nghị cấp đất cho các hộ đó. Mặt khác, nhận
thức của người dân trong việc thực hiện
các thủ tục tặng, cho quyền sử dụng đất
còn chưa cao, đa số các hộ gia đình khi có
nhu cầu tặng, cho quyền sử dụng đất đều
không thực hiện việc đăng ký đối với các
cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai.
Trong 160 hộ gia đình, cá nhân tham
gia điều tra về thực hiện các quyền chuyển
nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong
giai đoạn 2014 - 2018, có 35 hộ đã thực
hiện quyền tặng cho QSDĐ. Kết quả cụ thể
được tổng hợp ở Bảng 7.
Bảng 7. Tổng hợp kết quả điều tra việc thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu
(Đơn vị: Hồ sơ)
Nội dung
Xã, thị trấn
Tổng Tỷ lệ (%) Liên
Nghĩa
Phú
Hội
Hiệp
An
Đa
Quyn
1. Giấy tờ về đất khi thực hiện tặng cho QSDĐ
a. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 6 5 2 0 13 37,1
b. Các giấy tờ (di chúc, biên bản họp gia đình ...)
có xác nhận của UBND cấp xã, Văn phòng công
chứng
4 3 4 1 12 34,3
c. Các giấy tờ (di chúc, biên bản họp gia đình ...)
không có xác nhận của UBND cấp xã, Văn
phòng công chứng
3 1 1 1 6 17,1
d. Gia đình sử dụng từ đời này qua đời khác,
không (thất lạc) giấy tờ cho tặng
1 1 1 1 4 11,4
Tổng cộng 14 10 8 3 35 100,0
2. Đối tượng nhận tặng cho QSDĐ
a. Bố, mẹ, con, anh, chị em ruột. 13 10 7 3 33 94,3
b. Bạn bè, người thân, họ hàng khác 1 0 1 0 2 5,7
Tổng cộng 14 10 8 3 35 100,0
3. Về đối tượng được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính khi thực hiện tặng cho QSDĐ
a. Nắm được đầy đủ 11 8 6 2 27 77,1
b. Không rõ thủ tục, quy định 3 2 2 1 8 22,9
Tổng cộng 14 10 8 3 35 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2019)
Kết quả điều tra thực tế tại 04 xã, thị
trấn ở Bảng 7 cho thấy có 35/160 trường
hợp – tương ứng 21,88% các hộ gia đình,
cá nhân tham gia điều tra đã thực hiện
tặng, cho quyền sử dụng đất. Do xu hướng
chung của thị trường bất động sản, cùng
với hệ thống văn bản pháp quy của Nhà
nước quy định về việc thực hiện quyền sử
dụng đất ngày càng rõ ràng, chặt chẽ và
trình độ hiểu biết về quyền, nghĩa vụ của
người sử dụng đất ngày càng cao nên khi
thực hiện quyền tặng cho QSDĐ, 71,4%
người dân đã rất quan tâm đến việc giấy tờ
hợp lệ về quyền sử dụng đất, cụ thể, có 13
trường hợp tặng, cho khi đã có GCNQSDĐ
(chiếm 37,1%); 12 trường hợp tặng, cho
khi có giấy tờ có xác nhận của UBND cấp
xã, Văn phòng công chứng (chiếm 34,3%).
Còn lại 06 trường hợp tặng cho với giấy tờ
viết tay (chiếm 17,1%), không có xác nhận
và 04 trường hợp tặng cho không có giấy
tờ (chiếm 11,4%). Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy, 94,3% các trường hợp tặng
cho QSD đất ở cho các đối tượng bố, mẹ,
con, anh, chị em ruột. Ngoài ra, số liệu
điều tra cũng cho thấy tình hình nắm bắt
được các quy định về miễn, giảm nghĩa vụ
tài chính (thuế thu nhập cá nhân) khi thực
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1833-1841
1840 Trần Thanh Đức và cs.
hiện tặng, cho QSDĐ của người dân tại địa
bàn nghiên cứu, cụ thể, có 77,1% hộ dân
thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất khi
đã nắm được thủ tục, quy định.
3.3. Ý kiến của ngƣời dân về thủ tục
hành chính khi thực hiện chuyển
nhƣợng và thế chấp quyền sử dụng đất
Để hiểu rõ ý kiến của người dân về
thủ tục hành chính khi thực hiện chuyển
nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất,
nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các hộ
dân, kết quả được thể hiện ở Bảng 8.
Bảng 8. Tổng hợp ý kiến của người dân về thủ tục hành chính khi thực hiện chuyển nhượng và
tặng cho quyền sử dụng đất
Chỉ tiêu Đánh giá của người dân Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Chính sách, văn bản pháp luật về thực hiện
QSDĐ
Phù hợp 130 78,8
Chưa phù hợp 30 18,2
Văn bản hướng dẫn thực hiện các QSDĐ
Dễ hiểu 19 11,9
Hiểu được 96 60,0
Khó hiểu 45 28,1
Thành phần hồ sơ khi thực hiện QSDĐ
Đơn giản 74 46,3
Phức tạp 86 53,8
Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính
liên quan đến thực hiện QSDĐ
Nhanh 17 10,6
Đúng hạn 129 80,6
Quá hạn 14 8,8
Mức phí, lệ phí khi thực hiện chuyển nhượng
và tặng cho QSDĐ
Cao 103 64,4
Vừa phải 49 30,6
Thấp 8 5,0
Thái độ phục vụ của cán bộ, công chức
Nhiệt tình 73 45,6
Chuẩn mực 69 43,1
Thiếu nhiệt tình 18 11,3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Qua số liệu ở Bảng 8 có thể thấy
các văn bản, chính sách pháp luật về việc
thực hiện các QSDĐ đã được người dân
trên địa bàn nghiên cứu nắm bắt và thực
hiện. Cụ thể, 78,8% ý kiến cho rằng các
văn bản, chính sách pháp luật, văn bản
hướng dẫn việc thực hiện chuyển nhượng
và tặng cho QSDĐ là phù hợp, 71,9% ý
kiến cho rằng văn bản hướng dẫn dễ hiểu
và hiểu được, 91,2% ý kiến cho rằng thời
gian giải quyết các thủ tục đúng hạn và
nhanh, 88,7% ý kiến cho rằng thái độ của
cán bộ thụ lý hồ sơ là nhiệt tình và chuẩn
mực. Tuy nhiên, có đến 53,8% ý kiến cho
rằng thành phần hồ sơ phức tạp, 64,4% ý
kiến cho rằng mức phí, lệ phí khi thực
hiện chuyện nhượng và tặng cho QSDĐ
vẫn còn cao.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ sau
khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, tình
hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện Đức Trọng diễn ra khá sôi động
với với 1.977 hồ sơ với tổng diện tích là
3.339.966,7 m
2
, trong đó đó đất ở có 1.078
hồ sơ (chiếm 54,5% tổng hồ sơ) và đất nông
nghiệp có 899 hồ sơ (chiếm 45,5% tổng hồ
sơ). Theo kết quả điều tra, có 2 nguyên
nhân chính dẫn đến chuyển nhượng quyền
sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu đó là
lấy tiền để đầu tư sản xuất, kinh doanh và
xây dựng nhà. Trong giai đoạn 2014-2018
có 230 hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất. Đa
số các trường hợp tặng cho đều thực hiện
cho người thân trong gia đình (bố, mẹ, con,
anh chị em ruột). Kết quả nghiên cứu cho
thấy đa số người dân cho rằng các văn
bản, chính sách pháp luật, văn bản hướng
dẫn việc thực hiện chuyển nhượng và tặng
cho QSDĐ là phù hợp, văn bản hướng
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1833-1841
1841
dẫn dễ hiểu và hiểu được, thời gian giải
quyết các thủ tục đúng hạn và nhanh, thái
độ của cán bộ thụ lý hồ sơ là nhiệt tình và
chuẩn mực. Theo ý kiến của người dân
cần tiếp tục cải cách hành chính để thành
phần hồ sơ không quá phức tạp và giảm
phí, lệ phí liên quan đến việc thực hiện
chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng
đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
Trần Thanh Đức và Hà Ngọc Thùy Trinh.
(2016). Kết quả việc thực hiện các quyền sử
dụng đất của hộ gia đình cá nhân tại huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (17),
75-82.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức
Trọng. (2019). Số liệu thống kê đất đai năm
2018 của huyện Đức Trọng.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức
Trọng. (2015). Số liệu thống kê đất đai năm
2014 của huyện Đức Trọng.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. (2013). Luật Đất đai năm 2013.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. (2013). Hiến pháp năm 2013.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chi
nhánh Đức Trọng. (2019). Số liệu thống kê
hồ sơ chuyển nhượng và tặng cho quyền sử
dụng đất giai đoạn 2014-2018 của huyện
Đức Trọng.
2. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
Estela, G. A. (1995). Research methods:
Principles and applications. Manila,
Philippines: Rex Book Store.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_viec_thuc_hien_chuyen_nhuong_va_tang_cho_quyen_su_du.pdf