Trong nghiên cứu chúng tôi, kết quả sau xạ
trị khá khả quan với trung vị thời gian sống còn
là 21,6 tháng. Trong đó thời gian sống còn trung
bình theo tuổi: >50 tuổi là 14,28 tháng còn nhóm
≤ 50 là 18,55 tháng. Khác biệt này có ý nghĩa
thống kê p =0.00018 (p<0,05). Kết quả này phù
hợp với nhận xét của Bauman và EORTC khi
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian
sống còn của bệnh nhân bướu sao bào sau phẫu
thuật, trong đó tuổi bệnh nhân có ảnh hưởng
đến sống còn(1,7) .
Trung bình thời gian sống còn theo grade mô
học lần lượt là grade 1: 19,9 tháng; grade 2: 19,9
tháng; grade 3: 14,5 tháng; grade 4 là 10,5 tháng.
Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0.00001
(p<0,05). Kết quả này cho thấy thời gian sống còn
giảm dần theo sự tăng dần của grade mô học,
phù hợp nghiên cứu của RTOG về các yếu tố
ảnh hưởng tới thời gian sống còn của bệnh nhân
bướu sao bào sau phẫu thuật.
Thời gian sống còn trung bình ở nhóm
grade 4 khi được xạ với liều 60Gy/30Fx của
chúng tôi là 10.47 tháng. Kết quả này tương
đương nghiên cứu của Walker(10) thì thời gian
sống còn trung bình của nhóm grade cao là 12
tháng hay kết quả nghiên cứu của Stupp là
12,1 tháng(8). Tương tự, thử nghiệm lâm sàng
MRC của Bleehan cho thấy thời gian sống còn
trung bình của nhóm bướu sao bào grade cao
được xạ 60Gy/30Fx là 11 tháng(2).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả xạ trị bướu sao bào sau phẫu thuật bằng máy gia tốc tại trung tâm ung bướu chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 175
KẾT QUẢ XẠ TRỊ BƯỚU SAO BÀO SAU PHẪU THUẬT
BẰNG MÁY GIA TỐC TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU CHỢ RẪY
Lê Tuấn Anh*, Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định hiệu quả kỹ thuật xạ trị ở bệnh nhân bướu sao bào sau phẫu thuật tại Trung tâm Ung
bướu Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả, được thực hiện trên bệnh nhân bướu sao bào được
xạ trị sau phẫu thuật tại Trung tâm ung bướu Chợ Rẫy từ 01.01.2010 tới 31.12.2010. Thời gian sống còn được
đánh giá theo phương pháp Kaplan Meier
Kết quả: Trong số 101 bệnh nhân nghiên cứu, có 60 nam (59,4%) và 41 nữ (40,6). tỉ lệ nam/nữ: 1.46/1.
Tuổi trung vị là 40, đa số ≤ 50 tuổi (72%). Vị trí u chủ yếu là trên lều (82,1 %) trong đó u ở thùy thái dương
chiếm nhiều nhất (29,7%). Grade mô học chiếm đa số là grade 2 (45,5%). Thời gian sống còn trung bình theo tuổi
ở nhóm > 50 tuổi là 14,28 tháng còn nhóm ≤ 50 là 18,55 tháng. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê p =0.00018 (p <
0,05). Trung bình thời gian sống còn giữa các vị trí u khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0.125 (p > 0,05).
Thời gian sống còn trung bình theo grade mô học lần lượt là grade 1: 19, 9 tháng; grade 2: 19, 9 tháng; grade 3:
14,5 tháng; grade 4 là 10,5 tháng. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê p=0.00001 (p<0, 05).
Kết luận: Kết quả điều trị ở bệnh nhân bướu sao bào được xạ trị sau phẫu thuật khá tốt với trung vị thời
gian sống còn là 21,6 tháng. Các yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến thời gian sống còn gồm: tuổi mắc bệnh,
grade mô học. Thời gian sống còn tốt nhất ở các BN tuổi < 50, bướu có grade mô học 1,2.
Từ khóa: bướu sao bào, xạ trị, thời gian sống còn.
ABSTRACT
RESULTS OF POSTOPERATIVE RADIOTHERAPY FOR ASTROCYTOMA BY LINEAR
ACCELERATORS AT CHO RAY CANCER CENTER
Le Tuan Anh, Nguyen Ngoc Bao Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 175 - 179
Objectives: Determining the results of postoperative radiotherapy in astrocytoma treated by Linear
Accelerators at Cho Ray Cancer Center
Methods: Retrospective study of 101 postoperative astrocytoma patients treated by 3D radiotherapy at Cho
Ray Cancer Center from 01.01.2010 to 31.12.2010.
Results: The median age was 40 years old, Male/ Female Ratio: 1.46/1. Most patients was under 50 years old
(72%). The sites of tumor mostly are in supratentorium region (82.1%) in which the temporal lobe was 29.7%.
Grade 2 of histology was most common, 45.5%. Mean of survival time was 21.6 months. The median survival
time in age group > 50 was 12.3 months but in age group ≤ 50 was 18.55 months. This difference was statistically
significant with p = 0.00018 (p<0.05). The survival time in different sites of the tumor were not statistically
significant, with p=0125 (p>0.05). Median survival time in different grades of the tumor were: grade 1:19,9
months; grade 2: 19.9 months; grade 3: 14.5 months; grade 4: 10.5 months. This difference wasn’t statistically
* Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Tuấn Anh ĐT: 0908012353 Email: ltadr@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 176
significant with p = 0.00001 (p<0.05).
Conclusions: Results of postoperative 3D radiotherapy in astrocytoma treatment by Linear Accelerators
were satisfactory. Median survival time was 21.6 months. The independent prognosis factors affect survival time
included age and grade of histology. The best survival time in group which age was < 50 year old and grades 1 and
2 of astrocytoma.
Keywords: Astrocytoma, radiotherapy, survival time
ĐẶT VẤN ĐỀ
U não là bệnh lý ung thư hiếm gặp nhưng
khó điều trị và có tỷ lệ tử vong cao. Ở Việt Nam
thống kê năm 2000 cho thấy tỷ lệ mắc u não chiếm
1,3/ 100.000 dân. Tại Hoa Kỳ, u hệ thống thần kinh
trung ương nguyên phát chiếm khoảng 21.810
trường hợp mới mắc trong năm 2008 và ước tính
có 13.810 ca tử vong(1). Tỷ lệ mắc các khối u não
tăng dần với tốc độ trung bình 1,1% mỗi năm. Tuy
nhiên, tỷ lệ tử vong đã được giảm dần theo thời
gian và tỷ lệ sống còn sau 5 năm cho các khối u
não nguyên phát đã được cải thiện từ 24% trong
những năm 1975 - 1977 lên 35% trong những năm
1996 - 2003(1). U thần kinh đệm ác tính, trong đó có
bướu sao bào chiếm tới 35% đến 45% các khối u
não nguyên phát(3).
Bệnh Viện Chợ Rẫy hàng năm tiếp nhận khá
nhiều bệnh nhân với bệnh lý u não. Trong thập
niên trước, điều trị bướu sao bào chủ yếu dựa
vào phẫu thuật mở sọ hở lấy bướu. Khoa Ung
bướu bệnh viện Chợ Rẫy với 2 máy xạ trị gia tốc
thẳng đã góp thêm một “vũ khí” điều trị quan
trọng cho những bệnh nhân u não sau phẫu
thuật. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả xạ trị cho
bướu sao bào sau phẫu thuật nhằm góp phần
phục vụ cho bệnh nhân tốt hơn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Gồm các bệnh nhân được phẫu thuật và
chẩn đoán xác định bướu sao bào bằng giải phẫu
bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2010 tới
31/12/2010
Bệnh nhân được xạ trị đủ liều theo phác đồ
đã được hội chẩn
Tiêu chuẩn loại trừ
Bướu tái phát sau phẫu thuật
Bệnh nhân không đồng ý xạ trị
Bệnh nhân không hoàn tất điều trị, không tái
khám hoặc không liên lạc được
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả
Chẩn đoán xác định bướu sao bào
Chụp CT, MRI sọ não trước và sau khi phẫu
thuật.
Có kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
Theo dõi và đánh giá kết quả sau xạ
Bằng cách khám lại, điện thoại hay thư thăm
hỏi.
Quy trình thực hiện xạ trị
Bệnh nhân được thông qua hội đồng hội
chẩn để chẩn đoán xác định, chỉ định điều trị xạ
trị và lập kế hoạch điều trị cụ thể.
Liều xạ 54 Gy/27 phân liều cho bướu sao bào
grade 1,2 và liều 60Gy/30 phân liều cho bướu sao
bào grade 3,4
Chụp CT mô phỏng với mặt nạ nhiệt cố
định.
Chuyển hình ảnh CT mô phỏng vào máy
tính lập kế hoạch xạ trị với phần mềm DSS.
Xác định thể tích: Thể tích khối u thô (GTV)
là thể tích khối u xác định được bằng CT hay
MRI ban đầu. Thể tích đích lâm sàng (CTV) xác
định bằng cách cộng thêm một biên độ khoảng
2,5 cm xung quanh tương phản T1 hoặc chênh
lệch 1,5 cm xung quanh FLAIR. PTV được xác
định bằng cách cộng thêm bổ sung từ 0,3 đến 0,5
cm từ CTV.
Xác định thể tích các cơ quan cần được bảo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 177
vệ như thân não, mắt, thần kinh thị với liều chịu
đựng của các cơ quan này đã được biết rõ.
Sắp xếp trường chiếu và năng lượng chùm
tia được lựa chọn sau khi xem xét vị trí của khối
u trong não và hình học của PTV. Lập kế hoạch
trong không gian ba chiều (3D-CRT). Kế hoạch
điều trị ba chiều được thiết kế trực tiếp từ hình
CT và thể tích điều trị thường được hiển thị bằng
cách sử dụng kỹ thuật “beam's eye”. Việc sử
dụng các trường chiếu, collimator, gantry và góc
bàn phù hợp có thể giảm liều vào mô lành xung
quanh và tối ưu liều vào u. Đánh giá các bản kế
hoạch dựa vào đường phân bố liều thể tích DVH
(dose volume histograms) với đường đồng liều
100% bao u là 95%
Xử lý số liệu
SPSS 16.0 , thời gian sống còn tính từ ngày
bắt đầu xạ trị tới ngày bệnh nhân tử vong hay
ngày tổng kết nghiên cứu 01/02/2012 theo
phương pháp Kaplan Meier
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 01/01/2010 tới 31/12/2010,
chúng tôi ghi nhận 218 bệnh nhân được chẩn
đoán xác định bướu sao bào sau phẫu thuật và
có 101 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn bệnh và
đưa vào nghiên cứu.
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tình trạng tuổi Số ca Tỉ lệ %
> 50 tuổi 28 28
≤ 50 tuổi 73 72
Tổng cộng 101 100
- Tuổi trung vị: 40 tuổi . Đa số ≤ 50 tuổi (72%)
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới Số ca Tỉ lệ %
Nam 60 59.4
Nữ 41 40.6
Tổng số 101 100.0
Nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ: 1.46/1
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo vị trí u
Vị trí Số ca Tỉ lệ %
Thùy trán 21 20.8
Thùy đỉnh 18 17.8
Thùy chẩm 6 5.9
Thùy thái dương 30 29.7
Dưới lều 8 7.9
Vị trí khác 18 17.8
Tổng cộng 101 100.0
Vị trí u chủ yếu là trên lều (82,1%) trong đó u
ở thùy thái dương chiếm nhiều nhất (29,7%) .
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo grade mô học
Grade Số ca Tỉ lệ %
grad 1 6 5.9
grad 2 46 45.5
grad 3 32 31.7
grad 4 12 11.9
Không xếp loại 5 5.0
Tổng cộng 101 100.0
Grade mô học nhiều nhất là Grade 2 (45,5%)
Kết quả điều trị
Biểu đồ 5: Thời gian sống còn sau 24 tháng
Trung vị thời gian sống còn là 21,63 tháng.
- Trung bình thời gian sống còn >50 tuổi:
14,283 tháng.
- Trung bình thời gian sống còn ≤50 tuổi:
18,550 tháng.
- Khác biệt có ý nghĩa thống kê: p =0.00018
(p<0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 178
Biểu đồ 6: Khảo sát thời gian sống còn và tuổi mắc
bệnh
Grade mô hoc Trung bình
Grade 1 19.892
Grade 2 19.930
Grade 3 14.500
Grade 4 10.474
Không xếp loai 21.300
Biểu đồ 8:
- Thời gian sống còn giảm dần theo độ tăng
dần của grade mô học, trong đó thấp nhất là thời
gian sống còn của nhóm grade 4 (10.474 tháng).
Khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê
(p=0.00001).
Bảng 8: Khảo sát thời gian sống còn và vị trí u
Vị trí u Trung bình (tháng)
Thùy trán 18.784
Thùy đỉnh 15.521
Thùy chẩm 20.294
Thùy thái dương 17.046
Dưới lều 20.092
Vị trí khác 15.526
Biểu đồ 7: Khảo sát thời gian sống còn và grade mô
học
- Khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa
thống kê: p = 0.125 (p> 0,05)
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 101 bệnh nhân bướu sao bào
được xạ trị sau phẫu thuật bằng máy gia tốc
chúng tôi thu được các kết quả như sau. Tuổi
thường gặp là 40 tương tự ghi nhận của nghiên
cứu Fisher ở Hoa Kỳ(4). Có 60 nam (59,4%) và 41
nữ (40,6). Vị trí u chủ yếu là trên lều (82,1 %)
trong đó u ở thùy thái dương chiếm nhiều nhất
(29,7%). Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ chiếm
đa số là bướu sao bào Grade 2 (45,5%).
Vai trò của xạ trị các bướu sao bào sau phẫu
thuật đã được khẳng định qua các thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên được thực hiện bởi BTCG
và SGSG của Hoa Kỳ. Thử nghiệm BTCG 6901
và 7201 đã chứng minh sự tăng tỉ lệ sống còn
đáng kể cho các bệnh nhân được chiếu xạ từ 50
đến 60 Gy (phân liều hàng ngày 1,7-2,0 Gy, 5
ngày mỗi tuần) so với hoặc chăm sóc hỗ trợ (P =
0,001) hoặc bằng hóa trị (P <0,01)(9,10). Thời gian
sống còn trung bình của bệnh nhân xạ trị 60 Gy
cao gấp 2,3 lần so với những bệnh nhân trong
nhóm được quan sát mà không xạ trị. Gần 30%
bệnh nhân được chiếu xạ trong thử nghiệm
SGSG có thể duy trì khả năng lao động đầy đủ
hoặc một phần, trong khi các bệnh nhân không
xạ thì ngày càng xấu đi(5). Trong nghiên cứu này,
chúng tôi áp dụng phân liều chuẩn được áp
dụng rộng rãi trên thế giới là 2Gy/ phân
liều/ngày, xạ 5 ngày mỗi tuần và liều xạ là 54
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 179
Gy/27Fx cho bướu sao bào grade 1,2 và 60Gy/30
phân liều cho bướu sao bào grade 3,4.
Trong nghiên cứu chúng tôi, kết quả sau xạ
trị khá khả quan với trung vị thời gian sống còn
là 21,6 tháng. Trong đó thời gian sống còn trung
bình theo tuổi: >50 tuổi là 14,28 tháng còn nhóm
≤ 50 là 18,55 tháng. Khác biệt này có ý nghĩa
thống kê p =0.00018 (p<0,05). Kết quả này phù
hợp với nhận xét của Bauman và EORTC khi
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian
sống còn của bệnh nhân bướu sao bào sau phẫu
thuật, trong đó tuổi bệnh nhân có ảnh hưởng
đến sống còn(1,7) .
Trung bình thời gian sống còn theo grade mô
học lần lượt là grade 1: 19,9 tháng; grade 2: 19,9
tháng; grade 3: 14,5 tháng; grade 4 là 10,5 tháng.
Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0.00001
(p<0,05). Kết quả này cho thấy thời gian sống còn
giảm dần theo sự tăng dần của grade mô học,
phù hợp nghiên cứu của RTOG về các yếu tố
ảnh hưởng tới thời gian sống còn của bệnh nhân
bướu sao bào sau phẫu thuật.
Thời gian sống còn trung bình ở nhóm
grade 4 khi được xạ với liều 60Gy/30Fx của
chúng tôi là 10.47 tháng. Kết quả này tương
đương nghiên cứu của Walker(10) thì thời gian
sống còn trung bình của nhóm grade cao là 12
tháng hay kết quả nghiên cứu của Stupp là
12,1 tháng(8). Tương tự, thử nghiệm lâm sàng
MRC của Bleehan cho thấy thời gian sống còn
trung bình của nhóm bướu sao bào grade cao
được xạ 60Gy/30Fx là 11 tháng(2).
KẾT LUẬN
Bướu sao bào của não thường gặp ở tuổi 40.
Vị trí u chủ yếu là trên lều (82,1 %) trong đó u ở
thùy thái dương chiếm nhiều nhất (29,7%).
Grade mô học nhiều nhất là grade 2 (45,5%).
Kết quả điều trị bệnh nhân bướu sao bào
được xạ trị sau phẫu thuật khá tốt với trung vị
thời gian sống còn là 21.6 tháng.
Các yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng
tới thời gian sống còn bao gồm: tuổi mắc bệnh,
grade mô học. Thời gian sống còn tốt nhất ở
các bệnh nhân có tuổi <50, bướu có grade mô
học 1,2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bauman G, Lote K, Larson D, et al (1999), "Pretreatment factors
predict overall survival for patients with low-grade glioma: a
recursive partitioning analysis", Int J Radiat Oncol Biol Phys, 45,
pp. 923.
2. Bleehen NM, Stenning SP (1991), "A Medical Research Council
trial of two radiotherapy doses in the treatment of grades 3 and
4 astrocytoma. The medical research council brain tumor
Working Party", Br J Cancer, 64, pp. 769.
3. Devita JrVt, Hellman S, Steven aEd (2005), Principles and practice
of oncology, 7 ed, JB Lippincott, Philadelphia, pp.1834-1932.
4. Fisher Jl, Schwartzbaum Ja, Wrensch M et al (2007),
"Epidemiology of brain tumors", Neurol Clin, 25, pp. 867-890.
5. Kleinberg L, Wallner K, Malkin Mg (1993), "Good performance
status of long-term disease-free survivors of intracranial
gliomas", Int J Radiat Oncol Phys, 26, pp. 129.
6. Louis Dn, Ohgaki H, Wiestler Od (2007), "The 2007 WHO
classification of tumours of the central nervous system", Acta
Neuropathol, 114, pp. 97-109.
7. Stupp R, Hegi Me, Mason Wp (2009), " Effects of radiotherapy
with concomitant and adjuvant temozolomide versus
radiotherapy alone on survival in glioblastoma in a
randomized phase III study: 5-year analysis of the EORTC–
NCIC trial." Lancet Oncol, 10, pp. 459–466.
8. Stupp R, Mason Wp, Van Den Bent Mj (2005), "Radiotherapy
plus concomitant and adjuvant temozolomide for
glioblastoma", N Engl J Med, 352, pp. 987-996.
9. Walker Md, Alexander Jr E, Hunt We (1978), "Evaluation of
BCNU and/or radiotherapy in the treatment of anaplastic
gliomas", J Neurosurg, 49, pp. 333.
10. Walker Md, Green Sb, Byar Dp (1980), "Randomized
comparisons of radiotherapy and nitrosoureas for the treatment
of malignant glioma after surgery", N Engl J Med, 303, pp. 1323.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_xa_tri_buou_sao_bao_sau_phau_thuat_bang_may_gia_toc.pdf