In the study areas (Ha Long, Cu Lao Cham, Phu Quoc) oil concentration
were high, exceeding the Vietnam’s Standard for coastal water (QCVN 10:2008) from 1.3 to
19 times. Thus, these areas have been a sign of oil pollution and directly impacted on aquatic
organisms. The decline in the number of species, coverage and distribution of coral has
occurred in recent years that may be related to oil pollution levels. After the oil spill event in
2007 at Cu Lao Cham Islands, oil concentration in the water was suddenly high while the
coral reefs seriously change in the structure, number of species and coverage. The decline of
coral reefs also varied following the oil concentration in water, in near port and harbor areas
where oil concentration is very high and lower in the distant areas whereas coral reefs thrive
in low oil concentration and decrease in areas with high oil concentration.
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng ảnh hưởng của ô nhiễm dầu đến các rạn san hô ở một số khu vực ven biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 2. Tr 35 - 47
KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM DẦU ðẾN CÁC RẠN SAN HÔ
Ở MỘT SỐ KHU VỰC VEN BIỂN VIỆT NAM
NGUYỄN ðĂNG NGẢI
Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Tóm tắt: Ở những khu vực nghiên cứu (Hạ Long, Cù Lao Chàm, Phú Quốc) có nồng
ñộ dầu luôn ở mức cao, vượt giới hạn cho phép (theo QCVN 10:2008) từ 1,3 ñến 19 lần. Như
vậy, những vùng biển này ñã có biểu hiện của sự ô nhiễm dầu và tác ñộng trực tiếp ñến ñời
sống của các sinh vật thủy sinh. Sự suy giảm số lượng loài, ñộ phủ và phân bố của san hô ñã
diễn ra trong những năm gần ñây có thể có liên quan ñến mức ñộ ô nhiễm dầu. Sau sự cố tràn
dầu năm 2007 ở khu vực Cù Lao Chàm, nồng ñộ dầu trong nước cao lên ñột biến làm cho các
rạn san hô thay ñổi hẳn về cấu trúc, số lượng loài và ñộ phủ. Sự suy giảm của san hô cũng
theo sự biến thiên của nồng ñộ dầu trong nước, ở những khu vực gần cảng, bến tầu nồng ñộ
dầu cao, ñộ phủ san hô giảm; càng ra xa cảng, nồng ñộ dầu càng giảm dần, quần xã san hô
có xu thế tốt hơn.
I. MỞ ðẦU
Từ khi ñược phát hiện ñến nay, dầu mỏ ñã và ñang là nguồn nguyên liệu vô cùng
quý giá của mỗi Quốc gia nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Ngày nay sản phẩm của
dầu mỏ ñang có mặt trong hầu hết các lĩnh vực ñời sống sinh hoạt hàng ngày của con
người cũng như trong hoạt ñộng các ngành công nghiệp. Theo số liệu thống kê thì có
khoảng 65 ñến 70% năng lượng ñược sử dụng từ dầu mỏ, chỉ có khoảng 20 ñến 22% từ
than, 5 ñến 6% từ năng lượng nước và 8 ñến 12% từ năng lượng hạt nhân (Ngọ, 2010).
Việc thăm dò và khai thác dầu khí ñã và ñang diễn ra mạnh nhất trong 1 - 2 thập kỷ qua do
nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, trong khi nguồn dầu mỏ càng cạn kiệt. ðồng hành với
việc khai thác là công ñoạn vận chuyển dầu ñến các nhà máy lọc dầu và ñến nơi tiêu thụ.
Qua mỗi công ñoạn ñó thì nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu ngoài ý muốn của con người
thường xảy ra và gây ô nhiễm môi trường. Các phương tiện tiêu thụ dầu hoạt ñộng trên
biển cũng làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ñặc biệt là những phương tiện có công
nghệ lạc hậu, quá niên hạn sử dụng. Có thể thấy rõ nhất tại các bến cảng, bến tàu nơi tập
trung số lượng tàu thuyền lớn, các váng dầu nổi trên mặt nước theo dòng chảy, gió phát
tán khắp nơi càng làm tăng diện tích ô nhiễm. Ở Việt nam mỗi năm xảy ra ñến gần chục
vụ tràn dầu trên biển gây thiệt hại to lớn về vật chất và môi trường, sức khỏe con người,
36
cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên những thiệt hại ñến các hệ sinh thái dưới nước thường ít
ñược chú ý vì những biểu hiện của chúng không rõ ràng và khó nhìn thấy, nhưng những
hậu quả ñể lại rất lớn và kéo dài. Khi sự cố ô nhiễm dầu xảy ra dầu sẽ nổi trên mặt nước
gây cản trở sự trao ñổi khí giữa nước và không khí làm môi trường nước trở nên thiếu ôxy
ñồng thời dầu còn gây ñộc cho các loài sinh vật dưới nước dẫn ñến chúng bị chết nhanh
chóng. Các loài nhạy cảm như san hô rất dễ bị tác ñộng do chúng không có khả năng di
chuyển, ñặc biệt ô nhiễm dầu vào lúc thấp triều, dầu sẽ bám trực tiếp lên san hô nên mức
ñộ tác ñộng lớn hơn rất nhiều.
Trong nội dung bài báo này, tác giả sẽ trình bày một phần kết quả nghiên cứu của
ñề tài “Xây dựng cơ sở khoa học, pháp lý cho việc ñánh giá và ñòi bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển Việt Nam” về tác ñộng của ô nhiễm dầu ñến các rạn san
hô vùng biển nước ta.
II. ðỊA ðIỂM, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ðịa ñiểm và tài liệu nghiên cứu
ðịa ñiểm
ðể nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của
ô nhiễm dầu ñến các rạn san hô, 3 khu vực
ñược lựa chọn ñều có các rạn san hô phát triển
và ñại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là
vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Cù Lao Chàm
(Quảng Nam) và Phú Quốc (Kiên Giang),
ñồng thời các khu vực này ñều có các bến
cảng, số lượng tàu thuyền hoạt ñộng nhiều
hoặc thường xuyên chịu ảnh hưởng của sự cố
tràn dầu (hình 1).
Tài liệu
Báo cáo ñược hình thành trên cơ sở thu
thập và xử lý các kết quả nghiên cứu về san hô
và rạn san hô tại các khu vực nghiên cứu từ
trước ñến nay của Viện Tài nguyên và Môi
trường biển, Viện Hải dương học Nha Trang
và WWF và các kết quả khảo sát năm 2009 và
2010 của tại các ñịa ñiểm nêu trên.
Hình 1: ðịa ñiểm nghiên cứu
37
2. Phương pháp khảo sát ngoài hiện trường
Các mẫu dầu mỡ ñược thu theo mặt cắt từ nơi phát tán (cảng, bến tàu) ra xa (theo
sự phân bố của san hô), mẫu ñược lấy 2 tầng mặt và ñáy, ñược cố ñịnh và bảo quản lạnh,
phân tích bằng máy quang phổ kế DR/2000 (HACH, USA). Áp dụng các phương pháp
khảo sát rạn san hô ñã ñược sử dụng rộng rãi trên Thế giới như khung ñịnh lượng, mặt cắt
ñiểm (Reefcheck). Trong quá trình ñiều tra thu mẫu ñã sử dụng các thiết bị lặn Scuba thu
mẫu ở ñộ sâu tới trên 15 m. Dùng máy quay phim , máy chụp ảnh ngầm ñể ghi lại những
hình ảnh của tất cả những sinh vật sống trên rạn. Những loài khó xác ñịnh ñược thu mẫu
và phân tích trong phòng thí nghiệm.
3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Trên cơ sở các tài liệu thu thập ñược tập hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan,
sử dụng biện pháp so sánh theo các ñiểm thời gian.
- Các mẫu vật, hình ảnh thu ñược trong các chuyến khảo sát ñược phân tích dựa vào
tài liệu phân loại san hô sống của Veron (2000) và cấu trúc bộ xương của Veron et al.
(1976, 1977, 1980, 1982, 1984).
- Xác ñịnh mức ñộ tác ñộng của dầu lên rạn san hô, dựa trên cơ sở so sánh mức ñộ
biến ñổi nồng ñộ dầu trong nước tương quan với mức ñộ phát triển của rạn.
- Các số liệu hiện trường và kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm ñược xử lý
trên các phần mền MS. Excel, Word.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tác ñộng của ô nhiễm dầu ñến rạn san hô khu vực Hạ Long
Khu vực vịnh Hạ Long là nơi có sự ô nhiễm dầu khá cao, nguồn gây ô nhiễm chủ
yếu do các hoạt ñộng của tàu thuyền (tàu du lịch, tàu vận tải và tàu khai thác hải sản) ñồng
thời trong khu vực có các cảng bốc dỡ hàng hóa, cảng du lịch và ñặc biệt có cảng xăng
dầu B12. Nước trong vịnh Hạ Long kém lưu thông với môi trường biển do bị bao bọc che
chắn bởi gần 2000 hòn ñảo, do vậy lượng dầu rò rỉ ra môi trường tồn lưu lâu hơn và khả
năng khuếch tán vào trong môi trường nước và trầm tích lớn hơn. Các kết quả khảo sát và
quan trắc của Viện Tài nguyên và Môi trường biển trong các năm gần ñây tại khu vực này
cho thấy nồng ñộ dầu trong nước biển khá cao ñặc biệt là khu vực cảng Cái Lân và vịnh
Cửa Lục (hình 2).
Theo Quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 10:2008) giới hạn cho
phép (GHCP) ñối với nồng ñộ dầu mỡ trong nước biển ven bờ bờ là 0,2 mg/l. ðối chiếu
38
với các quy chuẩn này cho thấy môi trường nước ở ñây ñã bị ô nhiễm nghiêm trọng (cao
gấp từ 3 - 12 lần GHCP), ñặc biệt những khu vực cảng như cảng Cái Lân, Cảng xăng dầu
B12 từ ñây phát tán ra toàn vịnh Cửa Lục và ñổ ra vịnh Hạ Long
0
0.5
1
1.5
2
2.5
I II II IV
Tr¹m
m
g/
l
C i¸ L©n B12 Cöa Lôc V. H¹ Long
Hình 2: Nồng ñộ dầu trung bình tại các khu vực trong vịnh Hạ Long và lân cận
(DC.Thung, 2009)
Kết quả khảo sát năm 2007, nồng ñộ dầu trong nước tầng mặt vùng biển vịnh Hạ
Long trong mùa khô dao ñộng từ 0,07 - 2,01 mg/l, trung bình 1,04 mg/l, mùa mưa dao
ñộng từ 0,07 - 2,32 mg/L, trung bình 1,20mg/L, nồng ñộ dầu chênh lệch giữa hai mùa
không lớn. Nồng ñộ dầu trong nước thường giảm dần từ bờ ra phía ngoài khơi, cao nhất
gần các bến cảng là nơi có mật ñộ tàu thuyền cao (cửa Lục 1,87 - 2,01 mg/l), thấp nhất
khu vực Hang Trai, Cọc Chèo (0,13 mg/l) (hình 3).
Nồng ñộ dầu trong nước Vịnh Hạ Long các năm từ 2008 ñến 2010 dao ñộng từ 0,32
ñến 0,75 mg/l. So với QCVN 10:2008, nồng ñộ dầu cao hơn GHCP từ 1,6 ñến 3,7 lần.
Mức ñộ ô nhiễm dầu thường ñược ñánh giá thông qua hệ số ô nhiễm (Tô.n) ñây là tỷ
số giữa nồng ñộ dầu trong nước và nồng ñộ GHCP trong nước biển ven bờ (0.2 mg/l).
Theo số liệu thống kê, mức ñộ ô nhiễm nước bởi dầu tăng lên theo thời gian (bảng 1), năm
1995, hệ số ô nhiễm bằng 0,9 và có xu hướng tăng dần từ năm 1996 ñến năm 2010, trong
ñó năm 2007 có hệ số ô nhiễm rất cao (9,0). Như vậy có thể thấy nồng ñộ dầu trong nước
biển khu vực vịnh Hạ Long ñang ở mức báo ñộng và có xu thế tăng dần theo thời gian,
ñiều có có nghĩa là môi trường nước ngày càng trở nên ô nhiễm dầu nặng hơn.
39
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
Cửa Lục ðầu Gỗ Áng Dù Hang Trai Cọc Chèo
Trạm
m
g/
L
Hình 3: Phân bố dầu từ ven bờ ra ngoài khơi khu vực vịnh Hạ Long năm 2007
(nguồn: DC.Thung 2009)
Bảng 1: Hệ số ô nhiễm dầu trung bình trong nước biển Cửa Lục
Khu vực Năm
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2007* 2010**
Cửa Lục 0,9 2,1 1,6 2,0 2,5 2,7 2,7 9,0 3,7
(Nguồn: Trạm quan trắc quốc gia, *: DCThung 2009, **: ðT Ô nhiễm dầu)
Trước năm 1995 khi các hoạt ñộng cảng, vận tải, du lịch chưa phát triển khu vực
Vịnh Hạ Long có rạn san hô rất phát triển, phân bố rải rác hầu khắp quanh các ñảo ñá
trong vùng vịnh. Các kết quả nghiên cứu về rạn san hô ở khu vực này cho thấy rạn san hô
có tính ña dạng sinh học cao thể hiện qua mức ñộ phong phú về số lượng giống loài hiện
hữu tại khu vực. Có ñến 153 loài, 44 giống, 12 họ san hô cứng và khoảng 20 loài san hô
mềm và san hô sừng ñược tìm thấy trong khu vực (Yết, 1999). Tuy các rạn san hô ở ñây
không lớn do ñịa hình chia cắt song chúng có ñộ phủ khá cao, có 33,3% số rạn thuộc loại
tốt (ñộ phủ san hô sống trên 50%), 41,7% số rạn thuộc loại trung bình (ñộ phủ san hô từ
25 - 50%), và chỉ có 25% số rạn thuộc nhóm nghèo nàn (< 25%).
40
Cùng với sự gia tăng của mức ñộ ô nhiễm dầu từ năm 1998 trở lại ñây, các rạn san
hô ở khu vực này ñang ngày càng suy giảm về số lượng loài, ñộ phủ và phạm vi phân bố.
Kết quả khảo sát tại hiện trường và phân tích mẫu vật ñược trong năm 2009 và 2010 trên
toàn khu vực Hạ Long chỉ còn tìm thấy 102 loài, 32 giống thuộc 11 họ của bộ san hô
cứng. Như vậy, so với những năm trước số loài ñã bị suy giảm ñến 1/3 (33%). Hiện nay ở
khu vực Hạ Long không còn rạn nào thuộc loại rạn tốt, chỉ còn lại các rạn có ñộ phủ thuộc
loại trung bình ñến nghèo nàn. Nhìn chung trên các rạn có tỷ lệ ñá san hô chết rất cao, toàn
bộ ñới mặt bằng trên tất cả các rạn ñều bị chết - nơi có khả năng tiếp xúc với dầu nhiều
hơn.
Như vậy, cùng với sự gia tăng về các hoạt ñộng du lịch, cảng, giao thông thủy
nồng ñộ dầu trong nước biển khu vực Hạ Long cũng ngày càng tăng. Có thể dễ dàng nhận
thấy nồng ñộ dầu trong nước biển tỷ lệ nghịch với sự phân bố và ña dạng của san hô theo
không gian.ðặc biệt quanh các khu vực bến tàu, cảng, những nơi tàu thuyền hoạt ñộng
nhiều có nồng ñộ dầu trong nước cao thì không có san hô phân bố hoặc san hô ñã chết như
khu vực ðầu Gỗ, ven bờ Bãi Cháy, Hồng Gai, Cửa Lục
Dầu tác ñộng của dầu ñến hệ sinh thái rạn san hô bằng nhiều cơ chế khác nhau như
tạo thành màng mỏng phủ trên mặt nước ngăn cản sự trao ñổi khí giữa nước và không khí
dẫn ñến môi trường thiếu ôxy, các sinh vật sống trong môi trường này không lấy ñược ôxy
ñể thực hiện quá trình trao ñổi chất và chết. Khi thủy triều rút dầu bám trực tiếp trên bề
mặt san hô làm san hô bị ngộ ñộc hoặc sốc gây chết san hô. Hoặc khi nồng ñộ dầu trong
nước cao san hô sẽ liên tục tiết chất nhờn ñể ngăn cản hoặc ñào thải dầu bám vào chúng
dẫn ñến chúng bị kiệt sức và chết. Ngoài ra dầu nồng ñộng dầu trong nước cao, kéo dài
còn làm ảnh hưởng ñến quá trình sinh sản, tiêu hóa, tập tính của san hô làm chúng không
phát triển và chết dần.
2. Tác ñộng của ô nhiễm dầu ñến rạn san hô khu vực Cù Lao Chàm
Kết quả khảo sát vào tháng 1/2008 cho thấy nồng ñộ dầu trong nước khu vực Cù
Lao Chàm tại tầng mặt dao ñộng từ 0,4 - 3,82 mg/l, trung bình 2,11 mg/l. Tại tầng ñáy
nồng ñộdầu trong nước dao ñộng từ 0,38 - 1,68 mg/l, trung bình 1,03 mg/l. Nếu so sánh
với quy chuẩn chất lượng nước biển ven bờ của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho nước
biển ven bờ là 0,2 mg/l cho thấy trong năm 2008 vùng biển Cù Lao Chàm ñã bị ô nhiễm
dầu nặng, tại tầng mặt vượt GHCP 10.5 lần và tầng ñáy vượt GHCP 5 lần (Thạnh 2008).
Hệ số ô nhiễm dầu trong nước tháng 1/2008 so với những năm trước tăng lên nhiều
lần. Khi không có sự cố tràn dầu, mức ñộ ô nhiễm dầu trong vùng biển khá thấp, hệ số ô
nhiễm dao ñộng từ 0,1-1,8 , khi có sự cố tràn dầu hệ số ô nhiễm dao ñộng từ 1,9 - 19,0, hệ
41
số ô nhiễm dầu tăng cao gấp 19 lần ñiều này chứng tỏ nước ở vùng biển Cù Lao Chàm bị
ô nhiễm dầu nặng (bảng 2).
Bảng 2: Hệ số ô nhiễm dầu tại một số khu vực ở Cù Lao Chàm (Thạnh, 2008)
Khu vực thu mẫu 2002 2003 2008
Khu vực Hòn Mồ 0.3 - 4.6
Khu vực Hòn Giai 0.1 - 1.9
Khu vực Bãi Hương 1.3 1.8 6.7
Mặt cắt II 0.7 1.0 5.4
Mặt cắt III 1.2 0.4 19.0
Như vậy có thể thấy xu thế của nồng ñộ dầu trong nước biển Cù Lao Chàm tăng dần
theo thời gian, ñặc biệt cao ñột biến vào ñầu năm 2008 do hiện tượng dầu tràn không rõ
nguồn gốc và ñắm tàu gần ñó từ năm 2007. Cũng thời ñiểm này tiến hành khảo sát trên 2
rạn san hô là Bãi Bắc và Bãi Hương cho thấy ñã có sự thay ñổi lớn về thành phần loài và
cấu trúc khu hệ. Các năm trước rạn bãi Bắc là một trong các rạn ñẹp nhất tại khu vực Cù
Lao Chàm với sự thống trị của các loài san hô cành, dạng bàn Acropora phát triển mạnh
trải dài và rộng trong khoảng ñộ sâu từ 1 ñến 5m với ñộ phủ lên ñến 70 - 80% phía trên
0,5 - 1,5 m là sự thống trị của Montipora cành với ñộ phủ 90-100%. Tuy nhiên trong lần
khảo sát năm 2008, các thảm san hô này không còn nữa mà thay vào ñó là ñá san hô chết.
Số lượng loài thuộc họ Faviidae tăng lên với nhiều tập ñoàn dạng khối nhỏ phân bố rải rác
trong ñới san hô chết mà trước kia Acroporidae chiếm ưu thế. Phía chân rạn có nhiều tập
ñoàn Porites dạng khối lớn sống chết xen kẽ, dưới nền ñáy là sự phổ biến là san hô mềm.
Rạn Bãi Hương không có sự thay ñổi ñáng kể về san hô mềm nhưng ñối san hô cứng mật
ñộ giảm ñi rất nhiều, thảm san hô cành Montipora ở ñộ sâu 0,5 - 1,5 m ñã chết toàn bộ,
các tập ñoàn sau hô khối ở ñộ sâu 2 - 4 m cũng bị chết nhiều. Hiện tại rạn Bãi Hương còn
lại là quần xã san hô mềm rất phát triển ở ñộ sâu 4-8m . Kết quả khảo sát cũng cho thấy
rạn Bãi Bắc có tỷ lệ san hô sống thấp, chỉ có 10% là san hô cứng và 7,5% là san hô mềm,
trong khi ñó tỷ lệ ñá san hô chết và ñá rất cao chiếm trên 60% tổng hợp phần ñáy. Rạn Bãi
Hương cũng tương tự, hầu như không có san hô cứng (0,6%) trong khi ñó hợp phần ñá ở
rạn này rất cao chiến ñến gần 1/2. San hô mềm có ñộ phủ khá cao (20% trong hợp phần
ñáy) (bảng 3).
42
Bảng 3: ðộ phủ san hô và các hợp phần khác tại rạn Bãi Bắc và Bãi Hương (%)
(Ngải, 2009)
Chất ñáy Bãi Bắc Bãi Hương
San hô cứng (HC) 10 0.6
San hô mềm (SC) 7.5 20.6
San hô mới chết (RKC) 0 0
ðá san hô (DC) 20 5.0
Rong lớn (FS) 0 0
Hải miên (SP) 0 0
ðá (RC) 40.6 48.7
Vụn san hô (RB) 0 0.6
Cát (SD) 3.1 13.9
Bùn (SI) 16.2 10.5
Khác (OT) 2.5 0
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
SH cứng SH mềm SH chết ðá
Năm 1994 Năm 2005 Năm 2008
% ñộ phủ
Hình 4: Hợp phần chất ñáy từ năm 1994 ñến 2008 tại rạn Bãi Bắc
43
So sánh kết quả khảo sát ñộ phủ lần này với các kết quả khảo sát ñộ phủ san hô của
WWF (1994) và Ngải (2009) trong các năm 1994, 2005 và 2008 tại hai rạn Bãi Bắc và
Bãi Hương cho thấy có sự thay ñổi lớn về tỷ lệ % ñộ phủ san hô sống. Hợp phần san hô
cứng ít ñi trong san hô chết, ñá và bùn lại tăng lên, chỉ có san hô mềm là tương ñối ổn
ñịnh. Như vậy có thể nói sự suy giảm ñộ phủ san hô ở khu vực này ñã ñến mức báo ñộng
(mất khoảng 60% -80%) (hình 4 và 5).
0
10
20
30
40
50
60
SH cứng SH mềm SH chết ðá
Năm 1994 Năm 2005 Năm 2008
% ñộ phủ
Hình 5: Hợp phần chất ñáy tại rạn Bãi Hương từ năm 1994 ñến 2008
Nguyên nhân dẫn ñến sự suy giảm ñó có thể liên quan ñến nồng ñộ dầu trong nước
biển tăng cao. ðầu năm 2007, dọc ven biển Việt Nam ñã phát hiện có nhiều vết dầu loang
tấp vào bờ vón thành cục, vùng biển Cù Lao Chàm là nơi ñầu tiên phát hiện ra hiện tượng
ñó sau ñó ñến nhiều ñịa phương khác. Mặc dù thời gian khảo sát ñã cách thời ñiểm xảy ra
sự cố tràn dầu gần 1 năm nhưng nồng ñộ dầu trong nước biển của khu vực vẫn ở mức rất
cao, cao hơn GHCP hàng chục lần. Do vậy tại mức này ñã ảnh hưởng rất lớn ñến ñời sống
của các sinh vật dưới nước, nếu như trong lúc xảy ra sự cố thì nồng ñộ dầu trong nước
chắc chắn còn cao hơn nhiều lần nữa.
44
3. Tác ñộng của ô nhiễm dầu ñến rạn san hô khu vực Phú Quốc
Kết quả phân tích mẫu thu ñược trong các chuyến khảo sát năm 2009 và 2010 trên
các rạn san hô thuộc quần ñảo An Thới ñã ghi nhận ñược 86 loài thuộc 33 giống san hô
cứng, 1 loài san hô thuỷ tức và 8 loài san mềm và san hô sừng. Như vậy so với kết quả
khảo sát của WWF (1994) thì số lượng loài không có biến ñộng nhiều chứng tỏ khu vực
này có môi trường khá ổn ñịnh, ñồng thời công tác bảo vệ của chính quyền ñịa phương
cũng phát huy hiệu quả khá tốt trong thời kỳ phát triển du lịch lặn và khai thác huỷ hoại tài
nguyên như hiện nay. Các rạn san hô tại khu vực An Thới còn khá tốt, trong các rạn ñược
khảo sát trước ñây có 25% rạn san hô tại Phú Quốc ở trong tình trạng tốt, 58,3% trong
trạng thái trung bình và 16,7% rạn san hô trong tình trạng xấu (bảng 4). Các nhóm loài
phổ biến ñược ghi nhận trên các rạn là Acropora, Porites, Pavona, Montipora.
Bảng 4: ðộ phủ san hô tại các rạn khảo sát năm 2009
Hòn
Xưởng
Gầm Ghì Hòn
Thơm
Hòn Roi Trung bình
San hô cứng 50 67.5 28.7 52.5 49.7
San hô mềm 0.6 0 1.2 0.5 0.6
San hô mới chết 0 0 0 1 0.2
ðá san hô chết 6.9 0.6 6.2 9 5.7
Rong lớn 0 0 0 0 0
Hải miên 1.9 2.5 2.5 1 2.0
ðá 16.2 8.1 40 17.5 20.4
Vụn san hô 3.7 2.5 1.2 2 2.3
Cát 19.4 17.5 13.7 15 16.4
Bùn 0 0 0 0 0
Các nhóm khác 1.2 1.2 6.2 1.5 2.5
Trong chuyến khảo sát năm 2010 phát hiện thấy rất nhiều tập ñoàn san hô mới chết
vẫn còn lộ bộ xương còn trắng, ñồng thời có rất nhiều tập ñoàn bị mất màu trong ñó có
những khối san hô dạng khối Porites ñường kính 2 - 3 m. ðây là những khối san hô có
tuổi ñời hàng trăm năm, chúng rất có ý nghĩa trong việc tạo ra các tiểu sinh cảnh cho sinh
45
vật biển trú ngụ và nghiên cứu cổ khí hậu. Kết quả khảo sát lặp lại trên mặt cắt cố ñịnh tại
3 rạn cho thấy tỷ lệ san hô cứng giảm gần 1/2 ở Hòn Xưởng và Hòn Gầm Ghì, trong khi
san hô mới chết và ñá san hô chết có tỷ lệ cao và tăng nhiều so với năm 2009 (bảng 5).
Bảng 5: ðộ phủ san hô tại các rạn khảo sát năm 2010
Hòn Xưởng Gầm Ghì Hòn Thơm
San hô cứng 29.375 36.875 25.625
San hô mềm 0.625 0 0
San hô mới chết 8.75 5.625 4.375
ðá san hô chết 15.625 11.875 25
Rong lớn 0 0 0
Hải miên 0 0.625 0.625
ðá 26.25 10.625 28.75
Vụn san hô 0 0 0
Cát 19.375 34.375 12.5
Bùn 0 0 1.875
Các nhóm khác 0 0 1.25
Khu vực quần ñảo An Thới là nơi tập trung tàu thuyền của ngư dân ñánh bắt xa bờ,
tàu thuyền du lịch và cảng hàng hóa do vậy lượng dầu rò rỉ ra môi trường biển khá nhiều.
Kết quả phân tích mẫu thu ñược vào tháng 6/2009 tại khu vực cảnh An Thới và ven các
ñảo thuộc quần ñảo An Thới cho thấy khu vực gần cảng mức ñộ ô nhiễm dầu cao hơn
GHCP 5 lần, càng xa bờ nồng ñộ dầu càng thấp ñi. Trong khi ñó khu vực Hòn Dừa (gần
cảng An Thới nhất) chỉ phát hiện thấy có 15 loài san hô (số lượng loài rất thấp), tiếp ñến là
hòn Roi có 17 loài, còn lại các ñảo xa hơn như Hòn Thơm, Hòn Xưởng, Gầm Ghi có số
loài từ 31 ñến 49 loài. Sự biến ñộng về số lượng loài ở ñây có thể liên quan ñến mức ñộ ô
nhiễm dầu của khu vực này.
IV. KẾT LUẬN
- Tình hình ô nhiễm dầu tại các cảng biển, bến tàu vùng ven biển Việt Nam nói
chung và tại 3 khu vực nghiên cứu nói riêng ñã ñến mức báo ñộng. Không chỉ ở những
khu vực ven bờ mà kể cả ở những vùng ñảo xa như Phú Quốc cũng bị ô nhiễm bởi dầu.
46
Nồng ñộ dầu luôn ở mức cao từ 1,3 ñến 19 lần GHCP. Với nồng ñộ ñó ñã ảnh hưởng rất
lớn ñến môi trường và ñời sống của các loài thủy sinh vật nói chung và san hô nói riêng.
Nhiều loài sinh vật nhạy cảm có thể bị chết hoặc di chuyển ñến nơi khác làm xáo trộn và
có thể gây mất cân bằng sinh thái trong khu vực.
- Sự suy giảm số lượng loài, ñộ phủ và phân bố của san hô ñã diễn ra trong những
năm gần ñây có thể liên quan ñến mức ñộ ô nhiễm dầu. Ở khu vực gần cảng, bến tầu, nồng
ñộ dầu rất cao, càng ra xa nồng ñộ dầu càng giảm dần trong khi san hô phân bố nhiều ở
những nơi có nồng ñộ dầu thấp và giảm dần ở những nơi có nồng ñộ dầu cao.
- Sự suy giảm của san hô rõ nhất sau sự cố tràn dầu năm 2007 ở khu vực Cù Lao
Chàm. Nồng ñộ dầu trong nước cao lên ñột biến trong khi các rạn san hô thay ñổi hẳn về
cấu trúc, số lượng loài và ñộ phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Hàng hải Việt Nam, 2010. Dự thảo báo cáo “Tình hình tác ñộng môi trường
lĩnh vực hàng hải giai ñoạn 2006 - 2010 và xây dựng kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm
giai ñoạn 2011 - 2020.
2. Nguyễn ðăng Ngải, 2009. Sự suy thoái san hô Cù Lao Chàm, nguyên nhân và tác
ñộng. Tạp chí khoa học và công nghệ biển. ISSN 1859-3097. Tr. 250-261.
3. ðinh Thị Ngọ, 2010. Hóa học mỏ và dầu khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 252 tr.
4. Trần ðức Thạnh, ðỗ Công Thung và nnk, 2008. ðiều tra, khảo sát ñánh giá thiệt
hại về kinh tế, môi trường và ảnh hưởng ñến các hệ sinh thái biển, ñề xuất biện pháp
trước mắt và lâu dài ñể phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm dầu tại Cù Lao
Chàm và Cửa ðại (tỉnh Quảng Nam). Báo cáo ñề tài. Lưu trữ tại Viện TN&MTB.
5. ðỗ Công Thung và nnk, 2009. Nghiên cứu các giá trị ña dạng sinh học vịnh Hạ
Long phục vụ cho việc quản lý, phát huy giá trị ña dạng sinh học của Di sản. Báo
cáo tổng kết ñề tài. Lưu trữ tại Viện TN&MTB.
6. Nguyễn Văn Tiến, 2007. ðiều tra nguồn lợi san hô và thảm cỏ biển Phú Quốc 2005
- 2007.
7. Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường Biển miền Bắc, 2004 - 2010. Tập báo
cáo quý và báo cáo tổng kết hàng năm. Tài liệu lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi
trường Biển.
47
8. Võ Sĩ Tuấn và nnk, 2006. Hệ sinh thái rạn san hô viển Việt Nam. NXN Khoa học
và Kỹ thuật. 212tr.
9. WWF Vietnam Marine Conservation Northern Survey Team, 1994. Survey
report on the Biodiversity, Resource Utilization and Conservation Potential of Cu
Lao Cham and Adjacent Islands, Quang Nam Da Nang Province, Central Viet Nam.
10. WWF Vietnam Marine Conservation Northern Survey Team, 1994. Survey
report on the Biodiversity, Resource Utilization and Conservation Potential of An
Thoi Islands, Kien Giang Province, Viet Nam.
11. Nguyễn Huy Yết, 1999. ðiều tra, nghiên cứu sự suy thoái san hô ở vùng biển ven
bờ phía Bắc, ñề xuất các giải pháp bảo vệ và phục hồi. Báo cáo tổng kết ñề tài cấp
Viện KH&CNVN. Lưu trữ tại Viện TN&MTB.
12. Nguyễn Huy Yết, Nguyễn Thị Thu và nnk, 2010. ðánh giá mức ñộ suy thoái các
hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và ñề xuất các giải pháp quản lý bền vững. ðề tài
cấp Nhà nước giai ñoạn 2009 - 2010.
EFFECTABLE OF OIL POLLUTION TO CORAL REEFS IN THE COASTAL
AREAS OF VIETNAM
NGUYEN DANG NGAI
Summary: In the study areas (Ha Long, Cu Lao Cham, Phu Quoc) oil concentration
were high, exceeding the Vietnam’s Standard for coastal water (QCVN 10:2008) from 1.3 to
19 times. Thus, these areas have been a sign of oil pollution and directly impacted on aquatic
organisms. The decline in the number of species, coverage and distribution of coral has
occurred in recent years that may be related to oil pollution levels. After the oil spill event in
2007 at Cu Lao Cham Islands, oil concentration in the water was suddenly high while the
coral reefs seriously change in the structure, number of species and coverage. The decline of
coral reefs also varied following the oil concentration in water, in near port and harbor areas
where oil concentration is very high and lower in the distant areas whereas coral reefs thrive
in low oil concentration and decrease in areas with high oil concentration.
Ngày nhận bài: 24 - 3 - 2011
Người nhận xét: PGS. TS. ðỗ Công Thung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 371_932_1_pb_9146_2079488.pdf