Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số
Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số của các phân
đoạn dịch chiết từ gạo lức và gạo mầm được trình bày trong
bảng 1. Đối với polyphenol tổng số, kết quả cho thấy phân
đoạn ethyl acetate có hàm lượng polyphenol cao nhất trong cả
hai dịch chiết từ gạo lức và gạo mầm, khác biệt không ý nghĩa
thống kê ở mức 95%. Hàm lượng polyphenol trong phân đọan
nước của gạo lức cao hơn 4 lần so với gạo mầm. Trong khi hàm
lượng polyphenol trong các phân đoạn hexane và chloroform
giữa hai mẫu gạo khác biệt không ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Flavonoid tổng số trong gạo lức cao hơn trong gạo mầm ở
hầu hết các phân đoạn. Cụ thể, hàm lượng flavonoid trong phân
đoạn hexane, ethyl acetate và nước trong gạo lức lần lượt cao
hơn trong các phân đoạn tương ứng của gạo mầm, khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở mức 95%.
Từ bảng 1 rút ra kết luận rằng, polyphenol và flavonoid
tổng số trong gạo lức và gạo mầm là không có sự khác biệt.
Khả năng chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa của phân đoạn dịch chiết được
trình bày trong bảng 2. Kết quả ghi nhận phân đoạn ethyl
acetate của gạo mầm có hoạt tính ức chế DPPH cao nhất trong
các phân đoạn, kế đến là phân đoạn ethyl acetate và chloroform
của gạo lức, với khả năng ức chế trên 50%. Đối với phương
pháp ABTS, khả năng ức chế của phân đoạn chloroform trong
gạo lức là cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%,
cao hơn các phân đoạn của gạo mầm. Tương tự, đối với khả
năng khử, phân đoạn này cũng cho kết quả cao nhất. Thông
thường, các chất thuộc nhóm acid béo và terpenoid được tìm
thấy trong phân đoạn chloroform. Trong khi các hợp chất
polyphenol và flavonoid phân cực thường tìm thấy trong phân
đoạn ethyl acetate và nước
3 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng chống oxy hóa của phân đoạn dịch chiết từ gạo mầm và gạo lức - Đỗ Tấn Khang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7060(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Đặt vấn đề
Gạo mầm, một trong những thực phẩm chế biến từ gạo, đã
và đang được tiêu thụ nhiều trong hai thập niên gần đây. Thật
ra, từ những năm 1970, người Nhật đã bắt đầu chế biến và sử
dụng gạo mầm như một nguồn thực phẩm giàu chất sơ, nhưng
mãi đến năm 1995 gạo mầm mới thật sự là sản phẩm thương
mại. Mặc dù quy trình sản xuất gạo mầm khá đơn giản (chỉ
cần ngâm thóc lức khoảng 8 đến 10 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ
30-35oC trong 24 đến 72 giờ tùy theo giống thóc, khi đó mầm
thóc sẽ nhú ra khoảng 1 mm và gạo nảy mầm được sấy khô, bảo
quản nơi thoáng mát), nhưng những giá trị dinh dưỡng thay đổi
đáng kể, bao gồm hàm lượng chất béo, protein, khoáng chất,
Gamma aminobutilic acid (GABA)[1, 2].
Chính vì sự thay đổi giá trị dinh dưỡng đó đã làm tăng giá
trị của gạo mầm trên thị trường. Giá thành của gạo mầm cao
gấp 5-6 lần so với gạo trắng thông thường. Gạo mầm vibigaba
có giá 70.000 đồng/kg, trong khi gạo trắng Thơm Lài chỉ
14.000 đồng/kg [3]. Thậm chí nhiều sản phẩm gạo mầm được
cho là có khả năng ngăn ngừa tiểu đường, ổn định đường huyết,
có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giảm cholesterol,
cải thiện chức năng não, điều trị chứng mất ngủ Tuy nhiên,
những giá trị dược tính của gạo mầm vẫn còn là vấn đề đang
được nghiên cứu.
Để so sánh hàm lượng chất và khả năng chống oxy hóa của
gạo mầm và gạo lức, nghiên cứu về hàm lượng phenolic và
flavonoid tổng số, khả năng chống gốc tự do của các phân đoạn
dịch trích gạo mầm và gạo lức đã được thực hiện.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng
Giống gạo được sử dụng để chế biến gạo mầm là gạo lức
Nhật (Koshihikari).
Chuẩn bị gạo mầm
Khoảng 2 kg gạo lức được ngâm với nước 35oC trong 8 giờ,
gạo sau khi ngâm được trải đều lên khay có lót sẵn vải ẩm, lớp
gạo được đậy bằng 1 lớp vải mỏng phía trên. Khay gạo được ủ
ở 35oC trong 48 giờ. Gạo mầm được sấy ở nhiệt độ 40oC trong
6 giờ bằng tủ sấy (Binder FD 56, Đức).
Ly trích và tách phân đoạn hợp chất
Gạo trước và sau nảy mầm (1 kg mỗi loại) được xay mịn,
cho vào bình thủy tinh ngâm dầm với 2 l methanol trong 1 tuần.
Dịch trích được lọc qua giấy lọc và được cô quay đuổi dung
môi bằng máy cô quay chân không. Dịch trích thô được pha với
200 ml nước cất, sau đó tách phân đoạn lần lượt với các dung
môi theo thứ tự gồm hexane, chloroform và ethyl acetate. Các
phân đoạn được cô đặc và pha loãng trong methanol đạt nồng
Khả năng chống oxy hóa
của phân đoạn dịch chiết từ gạo mầm và gạo lức
Đỗ Tấn Khang1*, Trần Nhân Dũng1, Trần Đăng Xuân2
1Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ
2Phòng thí nghiệm sinh lý sinh hóa, Khoa Phát triển và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Hiroshima, Nhật Bản
Ngày nhận bài 2/1/2018; ngày chuyển phản biện 8/1/2018; ngày nhận phản biện 9/2/2018; ngày chấp nhận đăng 26/2/2018
Tóm tắt:
Gạo mầm đã và đang được xem như “thần dược”, chữa được nhiều căn bệnh ở nước ta, do đó các sản phầm gạo
mầm đang được bán với giá khá cao. Để khám phá tác dụng thật sự của gạo mầm đối với sức khỏe con người so với
gạo chưa nảy mầm, đề tài “So sánh hoạt tính sinh học của phân đoạn dịch chiết từ gạo mầm và gạo lức” đã được
thực hiện. Trong bài báo này, khả năng chống oxy hóa của các dịch chiết phân đoạn đã được so sánh. Kết quả cho
thấy, hàm lượng polyphenol tổng trong phân đoạn H
2
O của gạo lức cao hơn 4 lần so với gạo mầm. Trong khi hàm
lượng polyphenol tổng trong các phân đoạn hexane và chloroform giữa hai mẫu gạo khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Kết quả ghi nhận phân đoạn ethyl acetate của gạo mầm có hoạt tính ức chế DPPH cao nhất trong
các phân đoạn, kế đến là phân đoạn ethyl acetate và chloroform của gạo lức, với khả năng ức chế trên 50%. Đối
với phương pháp ABTS, khả năng ức chế của phân đoạn chloroform trong gạo lức là cao nhất, khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức 95%, cao hơn các phân đoạn của gạo mầm. Tương tự, đối với khả năng khử, phân đoạn này cũng
cho kết quả cao nhất. Như vậy, xét về hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa, các phân đoạn dịch
chiết trong gạo mầm không cao hơn gạo chưa nảy mầm.
Từ khóa: Chống oxy hóa, flavonoid, gạo lức, gạo mầm, polyphenol.
Chỉ số phân loại: 2.10
*Tác giả liên hệ: dtkhang@ctu.edu.vn
7160(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
độ 10 mg/ml cho các phương pháp tiếp theo.
Xác định hàm lượng polyphenol tổng số
Hàm lượng polyphenol tổng số được đo dựa theo phương
pháp Folin-Ciocalteu được mô tả bởi Khang và ctv [4] với một
vài thay đổi nhỏ. Hỗn hợp phản ứng gồm 20 μl dịch chiết,
100 μl Foline-Ciocateu 10% và 80 μl dung dịch Na
2
CO
3
được
ủ 30 phút ở nhiệt độ phòng trước khi đo độ hấp thụ ở bước
sóng 765 nm bằng máy đọc quang phổ khay 96 giếng (Thermol
Scientific, Mỹ). Hàm lượng polyphenol trong mẫu được tính
dựa theo đường chuẩn gallic acid với nồng độ từ 0 đến 100 μg/
ml.
Xác định hàm lượng flavonoid tổng số
Hàm lượng flavonoid tổng số của dịch chiết được ước
lượng dựa theo phương pháp được mô tả bởi Tuyen và ctv [5].
Phản ứng được thực hiện với 100 μl dung dịch AlCl
3
2% và 100
μl dịch chiết. Hỗn hợp được trộn và ủ ở nhiệt độ phòng trong
15 phút, sau đó độ hấp thụ quang ở bước sóng 430 nm được đo
bằng máy đọc quang phổ khay 96 giếng (Thermol Scientific,
Mỹ). Rutin với nồng độ từ 0 đến 100 μg/ml được sử dụng để
tính hàm lượng flavonoid tổng số trong mẫu.
Đánh giá khả năng khử gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-
picrylhydrazyl radical)
Phương pháp đo khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch
chiết được dựa theo Minh và ctv [6], mô tả như sau: Hỗn hợp
phản ứng gồm 0,5 ml dung dịch mẫu, 0,25 ml DPPH (0,5 M) và
0,5 ml dung dịch đệm acetate (pH 5,5) được ủ trong tối khoảng
30 phút. Độ hấp thụ của dung dịch được đo ở bước sóng 517
nm bằng máy đo quang phổ (DR 4000U, HACH, Mỹ). Khả
năng ức chế DPPH được tính dựa theo công thức sau:
% Ức chế DPPH =
Abs đối chứng - Abs mẫu
x 100
Abs đối chứng
Trong đó, Abs đối chứng là độ hấp thụ của phản ứng không
có dịch chiết, Abs mẫu là độ hấp thụ của phản ứng có dịch
chiết.
Đánh giá khả năng ức chế ABTS (2,2′-azino-bis-3-
ethylbenzthiazoline-6-sulphonic acid)
Khả năng ức chế ABTS được đo theo phương pháp được
mô tả bởi Tuyen và ctv [5]. Dung dịch gốc tự do ABTS được
pha theo công thức gồm 7 mM ABTS và 2,45 mM potassium
persulfate trong nước, ủ trong 16 giờ. Sau đó hỗn hợp dung
dịch được pha loãng với methanol để đạt độ hấp thụ dao động
xung quanh 0,7 ở bước sóng 734 nm. Sau đó, phản ứng được
thực hiện với 30 µl dung dịch mẫu và 1 ml hỗn hợp ABTS và ủ
trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. Độ hấp thụ của phản ứng được
đo ở bước sóng 734 nm. Cách tính tương tự như công thức tính
phần trăm ức chế DPPH.
Khả năng khử
Khả năng khử của mẫu được thực hiện dựa theo phương
pháp của Tuyen và ctv [5], như sau: Hỗn hợp phản ứng gồm
có 100 µl dịch chiết, 0,5 ml dung dịch đệm phosphate 0,2 M
(pH 6,6) và 0,5 ml potassium ferricyanide [K
3
Fe(CN)
6
] (10 g/l)
được ủ ở 50°C trong 30 phút, sau đó cho vào hỗn hợp 0,5 ml
dung dịch trichloroacetic acid (100 g/l). Hỗn hợp phản ứng
được ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút trong 10 phút. Cuối
cùng, 0,5 ml phần trên dung dịch sau ly tâm được pha với 0,5
ml nước cất và 0,1 ml dung dịch FeCl
3
0,1%. Hỗn hợp được đo
ở bước sóng 700 nm bằng máy đo quang phổ. Kết quả được thể
hiện bằng mật độ quang (OD) đo được. Mật độ quang càng cao
thì khả năng khử càng cao.
Phân tích số liệu
Số liệu được phân tích ANOVA, sau đó kiểm định trung
bình bằng phương pháp Tukey của phần mềm Minitab 16.0.
Antioxidant activity of fractions
obtained from germinated
brown rice and brown rice
Tan Khang Do1*, Nhan Dung Tran1, Dang Xuan Tran2
1Department of Molecular Biotechnology, Biotechnology Research and
Development Institute, Can Tho Univerisity
2Laboratory of Physiology and Biochemistry, Graduate School of
International Development and Cooperation, Hiroshima University, Japan
Received 2 January 2018; accepted 26 February 2018
Abstract:
Germinated brown rice (GBR) has been considered a
“magic medicine” in Vietnam which can cure or treat a
lot of diseases. Therefore, it has been sold at very high
prices. To examine the practical value of GBR on human
health compared with brown rice (BR), the study related
to comparing biological activities of GBR fractions and
BR fractions has been conducted. In this paper, the
results of their antioxidant activity were shown and
discussed. The results revealed that total polyphenolic
content in H
2
O fraction of BR was four times higher
than that of GBR, and in hexane and chloroform
fractions, the differences between BR and GBR were
not considerable at p < 0.05. Moreover, ethyl acetate
fraction of GBR has highest DPPH scavenging activity,
followed by ethyl acetate and chloroform fractions of
BR (over 50%). In ABTS and reducing power assays, the
inhibitory activity of chloroform fraction of BR was the
highest, significantly different from the others (p < 0.05).
Briefly, the total polyphenols and antioxidant activity of
some fractions of BR were higher than those of GBR.
Keywords: Antioxidant activity, brown rice, flavonoids,
germinated brown rice, polyphenol.
Classification number: 2.10
7260(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kết quả và bàn luận
Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số
Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số của các phân
đoạn dịch chiết từ gạo lức và gạo mầm được trình bày trong
bảng 1. Đối với polyphenol tổng số, kết quả cho thấy phân
đoạn ethyl acetate có hàm lượng polyphenol cao nhất trong cả
hai dịch chiết từ gạo lức và gạo mầm, khác biệt không ý nghĩa
thống kê ở mức 95%. Hàm lượng polyphenol trong phân đọan
nước của gạo lức cao hơn 4 lần so với gạo mầm. Trong khi hàm
lượng polyphenol trong các phân đoạn hexane và chloroform
giữa hai mẫu gạo khác biệt không ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 1. Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng sổ trong các
phân đoạn của dịch chiết từ gạo lức và gạo mầm.
Phân đoạn dịch
chiết
Polyphenol tổng
số (μg/g)
Flavonoid tổng số
(μg/g)
Gạo lức
H 20,33±2,36 cd 8,97±0,31 c
C 2,2±0,15 cd 0,32±0,01 e
E 163,14±11,48 a 33,71±1,49 a
N 90,1±10,13 b 26,32±3,00 b
Gạo mầm
H 0,57±0,02 d 0,23±0,03 e
C 2,64±0,08 cd 0,55±0,02 e
E 148,6±13,1 a 25,29±0,20 b
N 22,46±1,29 c 5,01±0,29 d
Các chữ cái theo sau trung bình ± độ lệch chuẩn khác nhau thì khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức 95%; H: Hexane; C: Chloroform; E: Ethyl
acetate; N: Nước.
Flavonoid tổng số trong gạo lức cao hơn trong gạo mầm ở
hầu hết các phân đoạn. Cụ thể, hàm lượng flavonoid trong phân
đoạn hexane, ethyl acetate và nước trong gạo lức lần lượt cao
hơn trong các phân đoạn tương ứng của gạo mầm, khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở mức 95%.
Từ bảng 1 rút ra kết luận rằng, polyphenol và flavonoid
tổng số trong gạo lức và gạo mầm là không có sự khác biệt.
Khả năng chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa của phân đoạn dịch chiết được
trình bày trong bảng 2. Kết quả ghi nhận phân đoạn ethyl
acetate của gạo mầm có hoạt tính ức chế DPPH cao nhất trong
các phân đoạn, kế đến là phân đoạn ethyl acetate và chloroform
của gạo lức, với khả năng ức chế trên 50%. Đối với phương
pháp ABTS, khả năng ức chế của phân đoạn chloroform trong
gạo lức là cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%,
cao hơn các phân đoạn của gạo mầm. Tương tự, đối với khả
năng khử, phân đoạn này cũng cho kết quả cao nhất. Thông
thường, các chất thuộc nhóm acid béo và terpenoid được tìm
thấy trong phân đoạn chloroform. Trong khi các hợp chất
polyphenol và flavonoid phân cực thường tìm thấy trong phân
đoạn ethyl acetate và nước.
Từ bảng 2 có thể kết luận rằng, khả năng chống oxy hóa
của phân đoạn dịch chiết gạo lức và gạo mầm cũng không có
sự khác biệt.
Kết quả nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của dịch chiết
nước từ gạo mầm và gạo lức của Esa và ctv [7] cũng cho thấy
sự khác biệt giữa 2 loại gạo này không có ý nghĩa ở cả ba
phương pháp là DPPH, TBA (Thiobarbituric acid) và FTC
(Ferric thiocyanate).
Kết luận
Quá trình nảy mầm xảy ra làm tăng đáng kể hàm lượng
GABA trong gạo như những báo cáo trước đây. Tuy nhiên, hàm
lượng polyphenol và flavonoid tổng số trong các phân đoạn
dịch chiết của gạo mầm không tăng nhiều so với gạo chưa nảy
mầm. Đồng thời, hoạt tính chống oxy hóa của gạo chưa nảy
mầm trong một số phân đoạn cao hơn trong gạo mầm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] S.B. Patil & M.K. Khan (2011), “Germinated brown rice as a value
added rice product: A review”, Jounal of Food Science and Technology, 48(6),
pp.661-667.
[2] Cung Thị Tố Quỳnh, Nguyễn Hoàng Dũng và Lại Quốc Đạt (2013),
“Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất gạo mầm (gạo GABA) từ gạo lức
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 51(1), pp.63-71.
[3] Bảng giá gạo Phương Nam (2014),
bang-gia, ngày 20/7/2017.
[4] D.T. Khang, T.N. Dung, A.A. Elzaawely, T.D. Xuan (2016), “Phenolic
profiles and antioxidant activity of germinated legumes”, Foods, 5(2),
doi:10.3390/foods5020027.
[5] P.T. Tuyen, D.T. Khang, P.T.T. Ha, T.N. Hai, A.A. Elzaawely, T.D.
Xuan (2016), “Antioxidant capacity and phenolic contents of three quercus
species”, International Letters of Natural Sciences, 54, pp.85-99.
[6] T.N. Minh, D.T. Khang, P.T. Tuyen, L.T. Minh, L.H. Anh, N.V.
Quan, P.T.T. Ha, N.T. Quan, N.P. Toan, A.A. Elzaawely, T.D. Xuan (2016),
“Phenolic compounds and antioxidant activity of Phalaenopsis orchid
hybrids”, Antioxidants, 5(3).
[7] N.M. Esa, K.A. Kadir, Z. Amon, A. Azlan (2013), “Antioxidant
activity of white rice, brown rice and germinated brown rice and the effects
on lipid peroxidation and liver enzymes in hyperlipidaemic rabbits”, Food
Chemistry, 141, pp.1306-1312.
Bảng 2. Khả năng chống oxy hóa in vitro trong các phân đoạn của
dịch chiết (nồng độ 0,5 mg/ml) từ gạo lức và gạo mầm.
Phân đoạn
dịch chiết
Khả năng ức chế
DPPH (%)
Khả năng ức chế
ABTS (%)
Khả năng khử
(OD)
Gạo lức
H 18,80±0,76 f 9,57±0,45 g 0,161±0,004 g
C 68,53±0,73 b 73,45±1,98 a 0,357±0,006 a
E 69,91±2,16 b 47,64±2,47 c 0,279±0,004 d
N 44,35±1,43 e 20,80±1,71 f 0,233±0,002 e
Gạo
mầm
H 8,84±2,23 g 14,07±1,88 g 0,176±0,004 f
C 51,28±0,46 d 39,77±2,85 d 0,291±0,003 c
E 76,43±0,38 a 61,54±2,26 b 0,303±0,005 b
N 64,83±0,67c 32,14±2,39 e 0,296±0,001 bc
Các chữ cái theo sau trung bình ± độ lệch chuẩn khác nhau thì khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức 95%; H: Hexane; C: Chloroform; E: Ethyl
acetate; N: Nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36258_117177_1_pb_2983_2098523.pdf