Đã khảo sát thành công khả năng cố định
một số ion kim loại nặng Cu2+, Ni2+, Pb2+,
Cr3+ bằng poly acid acrylic và tìm được
các điều kiện tối ưu như: thời gian tối ưu
là 50 phút, KLPT 5.106 đv.C, pH 6, hàm
lượng polyme 0,04%. Cấu trúc của poly
acid acrylic với ion kim loại nặng (M2+)
được chỉ ra ở phổ IR tại đỉnh pic khoảng
1586 cm-1 là pic của muối cacbonat. Kết
quả của quá trình khảo sát khả năng cố
định một số kim loại nặng bằng poly acid
acrylic đã mở ra phương hướng sử dụng
polyme xử lý nước thải và bùn thải công
nghiệp có chứa kim loại nặng
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng cố định một số kim loại nặng của poly acid acrylic - Phan Minh Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/ số 1 (Đặc biệt)/ 2017
KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG CỦA POLY ACID ACRYLIC
Đến tòa soạn 5/12/2016
Phan Minh Tân, Hoàng Thị Lý
Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
Nguyễn Văn Khôi, Trần Vũ Thắng, Hoàng Thị Phương
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
SUMMARY
THE FIXED ABILITIES OF POLYACRYLIC ACID WITH
HEAVY METAL IONS
Poly acrylic acid (PAA) was used to fixed heavy metal ions. Some effects to fixed abilities
of polymer with heavy metal ions such as fixed time, pH, polymer concentrations,
temperatures were studied. The results show that optimal conditions for the fixed heavy
metal ions: time reaction 50 minutes; molecular weight 5.106(đv.C); pH 6; 0.04% polymer
concentration. In addition, properties of polyme fixed heavy metals were characterized by
FTIR.
Keywords: Poly acrylic acid, sorption heavy metals, fixed heavy metal ions
1. MỞ ĐẦU
Việc sử dụng polyme cố định kim loại
nặng là một giải pháp xử lý hiệu quả và
đã được sử dụng trên thế giới trong thời
gian gần đây. Bản chất của việc dùng
polyme cố định kim loại nặng là tận dụng
tính chất ưu việt của một số polyme có
chứa các nhóm chức đặc biệt như nhóm
amin, cacboxyl, hydroxyl, sulfonic,
hydroxamic. .. trong cấu trúc phân tử.
Chúng có khả năng liên kết với kim loại
nặng thông qua một số tương tác hóa - lý
như tương tác tạo phức, tương tác ion,
tương tác hydro, tương tác hấp phụ[1].
Dựa trên cơ sở đó tác giả Y. Deng và
cộng sự [2] đã sử dụng polyacrylamit
hydrogel để tách kim loại Cu và Ni. Kết
quả cho thấy polyme có hiệu quả hấp phụ
cao, dung lượng hấp phụ đối với Cu xấp
xỉ 4,07mmol/g . Năm 2007, Chuh-Yen
Chen và cộng sự [3] đã nghiên cứu tách
kim loại nặng bằng nhựa poly glyxidyl
metacylat (PGLY) có các chứa nhóm
chức cacbonyl và amin đóng vai trò là tác
nhân tạo phức. Kết quả nghiên cứu cho
thấy dung lượng hấp thụ cực đại ở pH phù
hợp của PGLY đối với Cu(II), Ni(II) và
89
Cd(II) là khá cao, lần lượt đạt 1,22; 1,07
và 0,96 mmol/g.
Bên cạnh đó Mukhles Sowwan và cộng
sự [4] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng
độ ion kim loại đến quá trình tạo phức của
poly acrylamit (PAM) với Ni2+. Quá trình
tạo phức của PAM và ion Ni2+ tiến hành ở
các nồng độ 5; 7,5 và 10%. Phức tạo
thành được nghiên cứu đặc trưng cấu trúc
bằng phổ FTIR, UV-Vis, phân tích nhiệt
DSC.
Với mục đích nghiên cứu cố định kim loại
nặng bằng polyme có nhóm chức thích
hợp, Rivas B.L và cộng sự [5] đã nghiên
cứu sử dụng một số polyme tan trong
nước để hấp phụ các ion kim loại nặng
trên cơ sở tạo phức vòng càng. Polyme sử
dụng trong nghiên cứu này là poly
etylenimin (PEI) nồng độ 50% và poly
etylimin epiclorohydrin (PEIE) nồng độ
17%. Các polyme này được sử dụng để
tách các ion kim loại Cu2+, Cd2+, Co2+,
Ni2+, Zn2+, Pb2+ và Cr3+. Sau quá trình tạo
phức, sản phẩm phức được tiến hành rửa
bởi dung dịch có pH khác nhau (pH 3,5
và 7). Kết quả cho thấy phức của PEI với
tất cả các ion kim loại bền nhất ở pH 7 và
hấp phụ chọn lọc Cu2+ ở pH 5 trong khi
PEIE hấp phụ chọn lọc Cu2+ ở pH 7.
Trong bài báo này, nhóm tác giả đã tiến
hành nghiên cứu sử dụng poly acid acrylic
cố định kim loại nặng điển hình trong bùn
thải công nghiệp như Cu, Pb, Ni... Khảo
sát ảnh hưởng của một số yếu tố như:
Thời gian, nhiệt độ, pH dung dịch, nồng
độ polyme đến khả năng tương tác với
kim loại nặng. Khả năng tương tác của
polyme với kim loại nặng được nghiên
cứu bởi phổ hấp thụ nguyên tử (AAS),
phổ hồng ngoại (IR).
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất
Các muối: CuSO4; Pb(NO3)2; NiCl2;
Cr(NO3)3.6H2O (Merck, Đức) 99,5%,
NaOH, HCl (Trung Quốc), Poly acid
Acrylic (Được tổng hợp tại phòng Thí
nghiệm Vật liệu polyme - Viện Hóa học -
Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam), các
hóa chất dùng cho quá trình nghiên cứu
đều ở dạng tinh khiết phân tích.
2.2. Thiết bị
Dụng cụ: bể điều nhiệt, máy khuấy cơ,
cân phân tích, nhiệt kế, cốc thuỷ tinh,
bình tam giác, pipet và các dụng cụ thủy
tinh khác.
Hệ thống lọc kết nối máy hút chân không.
Tủ sấy chân không Karl Kolb 101-1A
(Đức) - Viện Hóa học
Máy đo pH để bàn, thang đo pH/ORP -
Viện Hóa học
Phổ hồng ngoại được thực hiện trên
Quang phổ kế hồng ngoại biến đổi
Fourier FTIR IMPACT Nicolet 410 trong
vùng 4000-400cm-1 tại Phòng Phổ hồng
ngoại, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AAS
(Atomic Absorption Spectrophotometric):
AAS - 6800 Shimazu, Khoa Hoá học -
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
Học Quốc Gia Hà Nội.
2.3. Phương pháp cố định kim loại
nặng
90
Chuẩn bị dung dịch chứa ion kim loại
bằng cách hòa tan muối CuSO4;
Pb(NO3)2; NiCl2; Co(NO3)3 trong nước
cất 2 lần. Lấy 10ml dung dịch chứa mỗi
ion các kim loại trên có nồng độ xác định
đưa vào cốc thủy tinh chứa 10ml dung
dịch PAA nồng độ 0.01-0.05%, điều
chỉnh pH thích hợp bằng dung dịch HCl
0.1M hoặc NaOH 0.1M rồi khuấy trên
máy khuấy từ ở nhiệt độ phòng với tốc độ
không đổi 200 vòng/phút. Khảo sát ảnh
hưởng của thời gian, pH, khối lượng phân
tử (KLPT), nồng độ polyme acid acrylic
đối với khả năng cố định ion kim nặng.
Sau khi tương tác kết tủa được lọc, rửa
nhiều lần, sấy ở nhiệt độ 110 oC trong thời
gian 3 giờ, dịch lọc thu được đem đi xác
định nồng độ ion Pb2+, Ni2+, Cu2+, Cr3+
còn lại sau phản ứng bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, kết
tủa mang đi phân tích phổ Fourier FTIR.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của thời gian tới khả
năng cố định của các polyme với các
ion kim loại.
Kết quả khi tiến hành khảo sát ảnh hưởng
của thời gian tới khả năng cố định của
poly acid acrylic với các ion kim loại
được thể hiện trong Hình 1. Mức độ cố
định của polyme với các ion kim loại theo
thời gian là một thông số quan trọng trong
hỗn hợp phức giữa polyme và kim loại.
Từ Hình 1 cho thấy, khả năng cố định của
các polyme với các ion kim loại tăng theo
thời gian cho tới khi đạt cân bằng (50
phút). Ta thấy, thời gian để đạt trạng thái
cân bằng của các ion kim loại này tương
đối giống nhau điều này được giải thích
do ái lực của các ion kim loại với các
polyme là không khác nhau nhiều. Giá trị
thời gian 50 phút được sử dụng cho các
nghiên cứu tiếp theo.
0
5
10
15
20
25
10 20 30 40 50 60 70
Thời gian (phút)
K
h
ả
n
ă
n
g
c
ố
đ
ịn
h
(
%
) Ni2+ Cu2+
Pb2+ Cr3+
Hình 1. Ảnh hưởng của thời gian (nồng
độ poly acid acrylic 0,01% , pH 2, KLPT
1 đv.C)
3.2. Ảnh hưởng của khối lượng phân tử
(KLPT) tới khả năng cố định của
polyme với ion kim loại
Kết quả khi tiến hành khảo sát ảnh hưởng
của KLPT tới khả năng cố định của poly
acid acrylic với các ion kim loại được thể
hiện trong Hình 2. Từ hình vẽ cho thấy
khả năng cố định kim loại tăng theo độ
tăng 106 của KLPT polyme, tuy nhiên khi
đạt đến một giá trị tối ưu nếu tiếp tăng
KLPT khả năng cố định kim loại nặng
giảm đi. Do khi KLPT tăng cao độ nhớt
của dung dịch polyme tăng và độ tan của
polyme trong nước giảm làm giảm khả
năng phân ly các nhóm chức trong
polyme dẫn đến khả năng cố định các ion
kim loại nặng giảm. Từ Hình 2 cho thấy
KLPT của poly acid acrylic tối ưu khoảng
5.106 (đvC) được sử dụng cho nghiên cứu
tiếp theo.
91
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0 1 2 3 4 5 6 7
Khối lượng phân tử (x10
6
)
K
h
ả
n
ă
n
g
c
ố
đ
ịn
h
(
%
) Cu2+ Ni2+
Pb2+ Cr3+
Hình 2. Ảnh hưởng của KLPT của poly
acid acrylic (thời gian 60 phút, pH 2,
nồng độ poly acid acrylic 0,01%)
3.3. Ảnh hưởng của pH tới quá trình cố
định của các polyme với ion kim loại
0
10
20
30
40
50
60
0 2 4 6 8pH
K
h
ả
n
ă
n
g
c
ố
đ
ịn
h
(
%
) Cu2+ Ni2+
Pb2+ Cr3+
Hình 3. Ảnh hưởng của pH (thời gian 60
phút, nồng độ poly acid acrylic 0.01%,
KLPT 5.106 đv.C)
Kết quả khi tiến hành khảo sát ảnh hưởng
của pH tới khả năng cố định của poly acid
acrylic với các ion kim loại được thể hiện
trong Hình 3. Từ hình vẽ cho thấy, khả
năng cố định của PAA với các ion kim
loại tăng trong khoảng pH từ 2-6 và mức
độ tương tác lớn nhất tại pH 6, trong
khoảng pH từ 6 - 8 khả năng cố định của
polyme với các ion kim loại giảm dần.
Điều này được giải thích là do, tại những
khoảng pH thấp dung dịch chứa nhiều ion
H+ dẫn đến quá trình thủy phân polyme
kém, vì vậy khả năng cố định của các
polyme với ion kim loại thấp. Khi pH
tăng dần theo nguyên lý chuyển dịch cân
bằng quá trình phân ly của polyme tăng
tạo điều kiện hiệu quả cho việc cố định
các ion kim loại và rất thuận lợi để hình
thành liên kết phức càng cua khá bền. Khi
pH tiếp tục tăng khả năng cố định có sự
giảm dần nguyên nhân là do có sự tạo
thành hydroxid kim loại, làm giảm khả
năng cố định của polyme với ion kim loại
nặng. Vì vậy pH 6 được sử dụng cho các
nghiên cứu tiếp theo.
3.4. Ảnh hưởng của nồng độ polyme tới
khả năng cố định với các ion kim loại.
0
20
40
60
80
100
0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05
Hàm lượng Polyme (% )
K
h
ả
n
ă
n
g
c
ố
đ
ịn
h
(
%
) Cu2+ Ni2+
Pb2+ Cr3+
Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ poly acid
acrylic (thời gian 60 phút, pH 6, KLPT
5.106 đv.C)
Kết quả khi tiến hành khảo sát ảnh hưởng
của nồng độ polyme tới khả năng cố định
của PAA với các ion kim loại được thể
hiện trong Hình 4. Từ các Hình 4 cho
thấy, khả năng cố định của các polyme
với các ion kim loại tăng khi tăng hàm
lượng polyme. Mặt khác, khi tăng hàm
lượng polyme quá nhiều làm cho độ nhớt
của dung dịch tăng làm cản trở quá trình
92
khuếch tán của các ion kim loại, vì vậy từ
hình trên cho thấy hàm lượng PAA là
0,04% thì khả năng cố định các ion kim
loại nặng là tốt nhất.
3.5. Quá trình tương tác của poly acid
acrylic với các ion kim loại
Phổ hồng ngoại (IR) của poly acid acrylic
và poly acid acrylic-M2+ được thể hiện
trong Hình 5. Từ vẽ chỉ ra các dao động
khác nhau của poly acid acrylic so với
phức poly acid acrylic-M2+. Kết quả FTIR
cho thấy, tại đỉnh pic 1713 cm-1 đó là pic
đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm
cacboxyl trong poly acid acrylic, trong
khi đó pic này trong phổ của poly acid
acrylic - M2+ khoảng 1586 cm-1 là pic của
các muối cacbonat. Ta cũng thấy sau khi
hình thành phức với ion kim loại đỉnh pic
của nhóm -COOH giảm xuống chứng tỏ
có sự tương tác giữa poly acid acrylic với
ion kim loại.
Hình 3.5. Phổ hồng ngoại IR của PAA và phức kim loại tương ứng. (a) PAA-Cu2+, b)
PAA-Ni2+, c) PAA-Pb2+
4. KẾT LUẬN
Đã khảo sát thành công khả năng cố định
một số ion kim loại nặng Cu2+, Ni2+, Pb2+,
Cr3+ bằng poly acid acrylic và tìm được
các điều kiện tối ưu như: thời gian tối ưu
là 50 phút, KLPT 5.106 đv.C, pH 6, hàm
lượng polyme 0,04%. Cấu trúc của poly
acid acrylic với ion kim loại nặng (M2+)
được chỉ ra ở phổ IR tại đỉnh pic khoảng
1586 cm-1 là pic của muối cacbonat. Kết
quả của quá trình khảo sát khả năng cố
định một số kim loại nặng bằng poly acid
acrylic đã mở ra phương hướng sử dụng
polyme xử lý nước thải và bùn thải công
nghiệp có chứa kim loại nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. L. R. Bernabe´, D. P. Eduardo, I.
Moreno-Villoslada, “Water-soluble
polymer-metal ion interactions”, Progress
in polymer science, 28, 173-208 (2003).
2. Y. Deng, B. D. Joe, G. N. White, H. L.
Richard, S. R. J. Anthony, “Bonding
between polyacrylamide and smectite”,
93
Colloids and Surfaces A: Physicochem.
Eng. Aspects, 281, 82-91 (2006).
3. C. Y. Chen, C. L. Chang, C. R. Chen,
“Removal of heavy metal ions by a
chelating resin containing glycine as
chelating groups”, Separation and
Purification Technology, 54, 396-403
(2007).
4. M. Sowwan, S. Makharza, W. Sultan,
J. Ghabboun, M. A. Teir, H. Dweik,
“Analysis characterization and some
properties of polyacrylamide-Ni(II)
complexes”, International Journal of the
Physical Sciences, 6(27), 6280-6285
(2011).
5. B. Rivas, S. Villegas, B. Ruf, “Water
insoluble polymers containing amine,
sulfonic acid, and carboxylic acid group:
synthesis, characterization, and metal-ion-
retention properties”, J. Appl. Polym. Sci.,
99, 3266-3274 (2006).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27399_91888_1_pb_0444_2096912.pdf