Như vậy, trong vụ việc này, quy định về
bảo vệ quyền con người của Công ước quốc
tế về quyền con người đã được nhà đầu tư
viện dẫn nhưng không được áp dụng. Tuy
nhiên, phải lưu ý rằng, sở dĩ các quy định
này không được áp dụng không phải là vì
chúng không có căn cứ để áp dụng, mà chỉ
đơn giản là vì các quy định của BIT bảo vệ
nhà đầu tư tốt hơn.
- Ví dụ về việc Nhà nước viện dẫn quy
định bảo vệ quyền con người. Trong vụ El
Paso Energy International Company c/ Argentina, Chính phủ Argentina lập luận rằng
“BIT không phải là một hệ thống pháp luật
khép kín và chỉ đưa ra các quy định pháp luật
nội dung có khả năng áp dụng trực tiếp, mà
phải được đặt trong một khuôn khổ pháp luật
rộng lớn hơn và được bổ khuyết bằng các quy
tắc pháp luật quốc gia và quốc tế”29. Chính
phủ Argentina cũng tỏ ra nhất quán khi viện
dẫn các quy định về bảo vệ quyền con người
trong các vụ tranh chấp liên quan đến các hợp
đồng nhượng quyền khai thác và cung cấp
nước ký giữa các chính quyền địa phương và
nhà đầu tư nước ngoài30. Theo đó, Argentina
đã viện dẫn ghi chú số 15(2002) của Hội đồng
kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hợp quốc:
“Để đảm bảo rằng giá nước sinh hoạt là hợp
lý, các Quốc gia thành viên phải áp dụng các
biện pháp cần thiết, đặc biệt: a) sử dụng các
kỹ thuật và công nghệ phù hợp với giá hợp lý;
b) áp dụng chính sách giá phù hợp bằng cách
quy định chẳng hạn một sự phân phối nước
sinh hoạt miễn phí hoặc rất rẻ; và c) trợ cấp
cho doanh nghiệp sản xuất nước sinh hoạt.
Giá dịch vụ phải được thiết lập trên cơ sở
công bằng, làm sao cho các dịch vụ này, dù
được cung cấp bởi các nhà cung cấp công
hay nhà cung cấp tư, là có thể tiếp cận được
đối với tất cả mọi người, kể cả các nhóm xã
hội khó khăn. Sự công bằng đòi hỏi rằng
nước sinh hoạt không chiếm một phần chi phí
quá lớn đối với các hộ gia đình nghèo nhất
so với các hộ gia đình giầu có nhất”
Argentina khẳng định rằng, mình đã áp
dụng các biện pháp (mà nhà đầu tư phản
đối) để bảo vệ quyền được sử dụng nước
sạch của người dân, đồng thời nhấn mạnh
mối quan hệ giữa quyền này với các quyền
cơ bản khác như quyền được sống và quyền
được chăm sóc sức khỏe. Do nước sinh hoạt
không phải là một loại hàng hóa như các
hàng hóa khác, nên Argentina cho rằng,
Chính phủ phải có khả năng điều chỉnh lớn
hơn so với các hàng hóa khác32. Án lệ về
vấn đề này có vẻ tương đối thống nhất. Tòa
trọng tài thường ghi nhận rằng, việc cung
cấp nước cho người dân là một lợi ích cơ
bản nhưng không làm phá vỡ quan điểm là
việc chấm dứt hợp đồng khai thác mà không
đền bù là cách duy nhất để thỏa mãn lợi ích
cơ bản này
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng viện dẫn các quy định về bảo vệ quyền con người trong các tranh chấp đầu tư quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Số 4(404) - T2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
khả năng viện dẫn các quy định về bảo vệ quyền con người
trong các tranh chấp đầu tư quốc tế
Nguyễn Đức Vinh *
* TS. Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương, TP. Hồ Chí Minh
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tranh chấp đầu tư quốc tế, quyền
con người, viện dẫn quyền con người.
Lịch sử bài viết:
Ngày nhận bài : 05/01/2020
Biên tập : 19/01/2020
Duyệt bài : 21/01/2020
Article Infomation:
Keywords: International investment
dispute, human rights, invocation of human
rights.
Article History:
Received : 05 Jan. 2020
Edited : 19 Jan. 2020
Approved : 21 Jan. 2020
Tóm tắt:
Trong pháp luật quốc tế, có hai nhóm quy định thoạt nhìn có vẻ
đối lập nhau: các quy định về bảo vệ nhà đầu tư và các quy định
về bảo vệ quyền con người. Sự đối lập này trở nên rõ hơn khi
một bên viện dẫn các quy định về quyền con người để chứng
minh cho sự không vi phạm các nghĩa vụ về đầu tư. Tòa trọng
tài có các cách giải thích không giống nhau về phạm vi cũng
như nội hàm và các tác động của các quy định về bảo vệ quyền
con người đối với các quy định về bảo vệ nhà đầu tư. Vì vậy,
việc nghiên cứu thực tiễn xét xử là hết sức cần thiết để có thể
viện dẫn hiệu quả nhất các quy định của điều ước quốc tế nhằm
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của nhà đầu. Bài viết này phân tích cơ sở của quyền
viện dẫn các quy định về quyền con người trong tranh chấp đầu
tư quốc tế, thực tiễn viện dẫn các quy định này trong giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị đối với
Việt Nam.
Abstract:
In international law, there are two sets of provisions that appear
to be at odds with one another: regulations on investor protection
and regulations on the protection of human rights. This opposition
becomes clearer when one party invokes human rights regulations
to justify non-infringement of investment obligations. The
arbitral tribunal has different interpretations of the scope as well
as the implications and effects of regulations on human rights
protection against the regulations on investor protection. Therefore,
the studies of judicial practice is necessary to be able to most
effectively cite the provisions of international treaties to protect
the human rights, the civil rights, the rights and legitimate
interests of the investors. This article provides analysis of the
ground for invoking human rights provisions in international
investment disputes and the invocation of the human rights in
settlement practices of international investment disputes and
suggestions for Vietnam.
Số 4(404) - T2/20204 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1 Các quy định về đầu tư có thể nằm trong nhiều điều ước có tên gọi khác nhau, như Hiệp định khuyến khích
và bảo hộ đầu tư, Hiệp định đối tác kinh tế, Hiệp định thương mại Để ngắn gọn chúng tôi sử dụng khái
niệm Hiệp định song phương về đầu tư và viết tắt theo tiếng Anh là BIT.
2 OECD (2014), Investment Treaty Law, Sustainable Development and Responsible Business Conduct: A
Fact Finding Survey, OECD, Paris, tr. 2.
3 Ví dụ: Agreement for the Promotion and Protection of Investment between the Republic of Austria and the
Republic of Tajikistan, 15 December 2010; Agreement for the Promotion and Reciprocal Protection of
Investment between the Government of the Republic of Austria and the Government of the Republic of
Kazakhstan, 12 January 2010; Agreement on Free Trade and Economic Partnership between Japan and the
Swiss Confederation, 19 February 2009.
4 Ví dụ: Free Trade Agreement between Canada and the Republic of Colombia, 21 November 2008, article
816; Free Trade Agreement between Canada and the Republic of Panama, 14 May 2010, article 9.17; Free
Trade Agreement between Canada and Peru, 29 May 2008, article 810.
5 Đặc biệt trong các FTA mà một bên là EU. Khi đàm phán các hiệp định quốc tế với các nước ngoài khối, sự
tuân thủ các quy định bảo vệ nhân quyền thường được EU đưa ra như là một điều kiện đối với các nước
ngoại khối muốn thiết lập quan hệ hợp tác với Liên minh. Thực tế, các điều khoản nhân quyền (như quy
định bảo vệ các quyền con người cốt lõi và cơ bản) đã được đưa vào trong các hiệp định của EU với hơn
120 quốc gia trên thế giới. Để rõ hơn, xem: Ngô Quốc Chiến (2019), “Vấn đề nhân quyền trong các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (370) năm 2019.
1. Cơ sở viện dẫn quy định bảo vệ quyền
con người
Quyền con người có thể được viện dẫn
khi Hiệp định đầu tư1 (BIT) có quy định về
bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, số
lượng các BIT có quy định về bảo vệ quyền
con người không nhiều và trong thực tiễn
giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, một bên
vẫn có thể viện dẫn các quy định bảo vệ
quyền con người ngay cả khi BIT liên quan
không có quy định.
1.1. Khi có quy định về quyền con
người trong BIT
Trước đây, các BIT thường không quy
định về bảo vệ quyền con người và nếu có
thì cũng rất chung chung và phạm vi hẹp.
Năm 2014, một nghiên cứu được tiến hành
trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) đối với hơn 2100 BIT
cho thấy, 10% BIT có quy định liên quan đến
bảo vệ môi trường và chỉ 0,5% BIT có quy
định về bảo vệ quyền con người theo nghĩa
rộng2. Số ít các BIT có quy định về bảo vệ
quyền con người thường chỉ đề cập đến
quyền con người trong lời mở đầu3 hoặc nếu
có đưa vào các chương thì cũng chỉ dừng lại
ở các tuyên bố khuyến nghị4. Chỉ đến các
hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ
mới như Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) hay
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mới có
các quy định rõ cả về nội dung và tính ràng
buộc thực thi. Có thể nói rằng, trong các
FTA thế hệ mới, quy định về nhân quyền
đóng vai trò ngày càng quan trọng5. Phạm vi
quy định về nhân quyền trong FTA được mở
rộng, bao gồm không chỉ nhóm các quy định
thế hệ 1 (các quyền dân sự và chính trị như:
quyền được sống, quyền tự do ngôn luận,
quyền tự do tín ngưỡng,), mà cả các nhóm
quy định thế hệ 2 (các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa như: quyền được làm việc, quyền
được hưởng an sinh xã hội, quyền tiếp cận
giáo dục, quyền nghỉ ngơi và giải trí,) và
cả các quy định thế hệ thứ 3 (bao hàm cả các
quyền liên quan tới môi trường, an ninh và
phát triển).
Liên quan đến Việt Nam và EU, Hiệp
định thương mại (EU-VN Free Trade
Agreement) và Hiệp định bảo hộ đầu tư
(EU-VN Investment Protection Agreement - IPA)
cùng với Thỏa thuận hợp tác chung
(Partnership Cooperation Agreement –
PCA) tạo thành khuôn khổ nền tảng điều
chỉnh hoạt động đầu tư. Tại Điều 1 của PCA,
các bên đã khẳng định cam kết “tôn trọng
các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền, như
quy định trong Tuyên ngôn của Đại hội đồng
Liên hợp quốc về nhân quyền và những văn
kiện quốc tế về nhân quyền có liên quan” và
nguyên tắc này là “một bộ phận cơ bản của
Hiệp định này”6. Lời mở đầu của EVFTA
cũng quy định mối quan hệ hợp tác thương
mại giữa các bên phải dựa trên những
nguyên tắc và giá trị được phản ánh trong
PCA, trong đó có các giá trị nhân quyền. Cụ
thể hơn, đoạn 2, Điều 17.22, Chương 17
EVFTA khẳng định, Hiệp định này là một
phần của quan hệ song phương tổng thể theo
quy định tại PCA và sẽ là một phần của
khuôn khổ thể chế chung. Ngoài ra, đoạn 2,
Điều 17.18 EVFTA quy định, trong trường
hợp một bên vi phạm cơ bản PCA (theo Điều
57 PCA, vi phạm các nguyên tắc về nhân
quyền được coi là một vi phạm cơ bản PCA),
thì bên kia có thể áp dụng các biện pháp thích
hợp theo quy định của Hiệp định này. Điều
này có thể được hiểu là khi một bên không
thực hiện các cam kết về nhân quyền thì bên
kia có quyền sử dụng các biện pháp “trả
đũa” thương mại, ví dụ như tạm ngưng một
số ưu đãi đã cam kết trong EVFTA. Ngoài
ra, EVFTA cũng bao hàm một số quy định
liên quan đến quyền con người như: quy
định về thương mại và phát triển bền vững,
trong đó nhấn mạnh các tiêu chuẩn về môi
trường và lao động7, minh bạch hóa8 và xây
dựng cơ chế phối hợp giữa các bên nhằm đối
thoại, rà soát và kiểm tra thực thiện các cam
kết liên quan tới nhân quyền9.
Khi BIT liên quan có quy định về bảo vệ
quyền con người, nhà đầu tư có thể trực tiếp
viện dẫn các quy định trong Hiệp định đó để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trong khí đó, do cơ chế giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà
nước bằng phương thức trọng tài đầu tư quốc
tế là cơ chế “một chiều”, tức chỉ có nhà đầu
tư kiện Nhà nước nhằm mục đích bảo vệ các
quyền lợi của mình trước các hành vi của
Nhà nước, chứ không ngược lại, nên Nhà
nước chỉ có thể viện dẫn các quy định về
bảo vệ quyền con người trong các yêu cầu
phản tố10 để chứng minh nhà đầu tư đã vi
phạm các quy định về quyền con người của
nước tiếp nhận đầu tư. Mặc dù Tòa trọng tài
không có thẩm quyền để xét các tranh chấp
về vi phạm các quy định về quyền con người
với tư cách là một yêu cầu độc lập, nhưng
một khi sự vi phạm này có liên quan đến đầu
tư, nó sẽ trở thành một bộ phận của tranh
chấp đầu tư và do đó phải được Tòa trọng tài
5Số 4(404) - T2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
6 Toàn văn PCA có thể xem được tại: https://eeas.europa.eu/sites/eeas/files/pca.pdf [truy cập ngày 24/12/2019].
7 Chương 13 EVFTA.
8 Chương 14 EVFTA.
9 Chương 17 EVFTA.
10 Quyền phản tố được quy định Công ước ICSID (Điều 46) và Quy tắc trọng tài ICSID (Điều 40(1)), Quy tắc
trọng tài UNCITRAL năm 1976, sửa đổi, bổ sung năm 2010 và 2013 (Điều 19(3)), cũng như trong các hiệp
định về đầu tư. Cụ thể, khoản 2, Điều 9:19 TPP quy định: “Khi bên nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện [],
bên bị đơn có thể nộp hồ sơ phản tố liên quan đến cơ sở pháp lý và căn cứ thực tế của hồ sơ khởi kiện hoặc
trên cơ sở hồ sơ khiếu nại khoản khấu trừ mà bên nguyên đơn còn nợ bên bị đơn”. Quy định này đã không
còn được giữ lại trong CPTPP. Tuy nhiên, CPTPP vẫn quy dẫn đến các Công ước ICSID và Quy tắc về Thủ
tục Tố tụng Trọng tài của ICSID (với điều kiện cả bị đơn và Quốc gia của nguyên đơn là thành viên của
Công ước ICSID); Cơ chế phụ trợ ICSID (với điều kiện bị đơn hoặc Quốc gia của nguyên đơn là thành viên
của Công ước ICSID, trường hợp này đúng với Việt Nam) và Quy tắc trọng tài UNCITRAL. Tương tự,
EVIPA cũng quy dẫn đến các cơ chế trên. Về quyền phản tố của nhà nước tiếp nhận đầu tư, xem: Đào Kim
Anh (2018), “Quyền phản tố của Nhà nước trong giải quyết tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài tại trọng
tài quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 8 (366) năm 2018.
đầu tư phân xử11. Ngoài ra, Nhà nước12 cũng
có thể viện dẫn các quy định về bảo vệ quyền
con người để biện minh cho sự vi phạm các
quy định về bảo vệ nhà đầu tư của mình.
1.2. Khi BIT không có điều khoản về
bảo vệ quyền con người
Ngay cả khi các hiệp định về đầu tư liên
quan không có quy định trực tiếp về quyền
con người thì các bên vẫn có thể viện dẫn các
quy định này. Khả năng này đã được hình
thành từ án lệ, thông qua vụ Georges Pinson,
trong đó Ủy ban hỗn hợp Pháp-Mêxicô lập
luận rằng “mọi công ước quốc tế phải được
coi là mặc định quy dẫn đến pháp luật quốc
tế chung, đối với tất cả những vấn đề mà bản
thân điều ước đó không giải quyết bằng các
quy định minh thị”13.
Khi viện dẫn các quy định về bảo vệ
quyền con người nằm ngoài BIT thì một vấn
đề mà bên viện dẫn cần phải giải quyết, đó
là sự xung đột giữa các điều ước quốc tế14.
Thông thường, bên viện dẫn sẽ lập luận rằng,
các quy định về quyền con người trong các
công ước về quyền con người mà nước đó
tham gia là các quy định có giá trị ưu tiên áp
dụng cao hơn so với các quy định về đầu tư,
vì vậy cần phải được áp dụng để bảo vệ các
quyền cơ bản của công dân (như quyền tiếp
cận giáo dục, quyền sử dụng nước). Ví dụ,
trong vụ EDF international c. Argentina15,
mặc dù BIT Argentina-Pháp không có bất kỳ
quy định nào về bảo vệ quyền con người16,
Chính phủ Argentina vẫn viện dẫn rằng, các
biện pháp mà Nhà nước áp dụng là phù hợp
với các nghĩa vụ của mình về bảo vệ quyền
con người. Chính phủ Argentina lập luận
rằng cần phải áp dụng các biện pháp đó [các
biện pháp mà nhà đầu tư cho rằng đã vi
phạm BIT] để đảm bảo các quyền con người
cơ bản (quyền được sống, quyền được đảm
bảo sức khỏe, quyền được toàn vẹn thân thể,
quyền được giáo dục, quyền sử dụng nước
sạch...). Chính phủ Argentina còn lập luận
rằng, trong mọi trường hợp, các quyền của
nhà đầu tư không thể dẫn đến hậu quả tước
đoạt các quyền cơ bản của công dân
Argentina như đã được quy định trong các
công ước quốc tế về quyền con người mà
Argentina là thành viên.
Khi vấp phải vấn đề xung đột giữa các
điều ước về quyền con người và các điều
ước về đầu tư, Tòa trọng tài thường tìm cách
dung hòa giữa hai loại quy định để sao cho
tất cả các quy định đều được áp dụng trong
chừng mực có thể17. Trong vụ SAUR
international c. Argentine18, Chính phủ
Số 4(404) - T2/20206 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
11 C. Reiner, Ch.Schreuer (2009), “Human Rights and International Investment Arbitration”, in P.-M. Dupuy,
F. Francioni, E.-U. Petersmann (eds), Human Rights in International Investment Law and Arbitration,
Oxford University Press, New York, p. 84.
12 Ngoài Nhà nước, chúng ta còn có thể thấy các tổ chức dân sự (bên thứ ba) viện dẫn các quy định về bảo
vệ quyền con người. Tuy nhiên, sự tham gia của bên thứ ba vào phiên tòa là một cơ chế đặc biệt cần được
trình bày trong một khuôn khổ của một nghiên cứu khác.
13 Georges Pinson (France) v. United Mexican States, French-Mexican Claims Commission, Decision n° 1,
19th october 1928, R.S.A., p. 422;
14 Về vấn đề này, xem: Ngô Quốc Chiến (2017), “Xung đột điều ước quốc tế và hướng giải quyết”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 2 (346) năm 2017.
15 Phán quyết có thể xem được tại: https://www.italaw.com/sites/default/files/case-documents/ita1069.pdf,
truy cập ngày 6/11/2019.
16 Toàn văn BIT này có thể xem được tại: https://www.italaw.com/sites/default/files/laws/ italaw6009%281%
29.pdf, truy cập ngày 6/11/2019.
17 J. Wouters, N. Hachez (2009), “When Rules and Values Collide: How Can a Balanced Application of
Investor Protection Provisions and Human Rights Be Ensured?”, Human Rights and International Legal
Discourse, vol. 3, 2009, n° 2, tr. 334.
18 SAUR International SA c. République d’Argentine, ICSID/ARB/04/4. Có thể xem được tại: https://www.
italaw.com/sites/default/files/case-documents/ita1015.pdf, truy cập ngày 7/11/2019.
Argentina khẳng định rằng, sự can thiệp của
Nhà nước (đơn phương chấm dứt hợp đồng
nhượng quyền) là cần thiết để bảo đảm
quyền cơ bản tiếp cận nước sạch cho người
dân địa phương. Argentina lập luận rằng việc
bảo vệ đầu tư không thể có hậu quả là làm
thay đổi các nghĩa vụ của Nhà nước bảo vệ
quyền con người19. Trước lập luận đó, Tòa
trọng tài đã không trả lời câu hỏi tại sao các
nghĩa vụ phát sinh từ BIT không được áp
dụng để ưu tiên áp dụng các quy định về
quyền con người (quyền sử dụng nước), mà
tìm cách áp dụng dung hòa cả hai nhóm quy
định này. Tòa ghi nhận rằng, các quyền con
người nói chung và quyền tiếp cận nước nói
riêng là một trong các nguồn luật cần được
áp dụng để giải quyết tranh chấp. Tòa khẳng
định rằng, “tiếp cận nước sạch, trên góc độ
của Nhà nước, là một dịch vụ công tối cần
thiết và, đối với công dân, là một quyền cơ
bản”20. Trên cơ sở khẳng định này, Tòa trọng
tài đã thừa nhận quyền của Nhà nước giám
sát, thậm chí chấm dứt hợp đồng nhượng
quyền để bảo vệ lợi ích chung. Tuy nhiên,
Tòa trọng tài cũng tìm cách dung hòa khi lập
luận rằng “[...] Nhà đầu tư cũng có các
quyền được BIT bảo vệ. Quyền cơ bản tiếp
cận nước và quyền của nhà đầu tư được BIT
bảo vệ cần được thực hiện trên hai góc độ
khác nhau: doanh nghiệp nhận quyền khai
thác dịch vụ công cơ bản bị phụ thuộc vào
chính quyền vốn có các quyền lực công đặc
biệt để bảo đảm việc thực hiện quyền của
mình [...]; nhưng các quyền này không thể
được thực hiện một cách tuyệt đối, ngược
lại, phải bảo đảm hài hòa với sự tuân thủ các
quyền của nhà đầu tư theo BIT”21. Như vậy,
với lập luận dung hòa này, các biện pháp mà
Nhà nước đã đưa ra không thể tước đoạt
quyền được bảo vệ của nhà đầu tư, vì vậy
nhà đầu tư vẫn có thể được bồi thường,
nhưng không toàn bộ22. Trong khá nhiều
tranh chấp, Tòa trọng tài cũng xem xét cách
ứng xử của nhà đầu tư để tính toán số tiền
mà Nhà nước phải bồi thường23.
Trong trường hợp, hai nhóm quy định
cùng được áp dụng dẫn đến các quyết định
trái ngược nhau, tới mức mà cần phải chọn
một trong hai quy định này để áp dụng thì
vấn đề trở nên khó khăn hơn. Trong thực tế,
nhiều Tòa trọng tài đã ưu tiên áp dụng các
quy định bảo vệ quyền con người. Trong vụ
Sawhoyamaxa c. Paraguay24 liên quan đến
một khoản đầu tư trên lãnh thổ mà cộng
đồng người bản địa đòi quyền. Khoản đầu tư
này được BIT Paraguay – Đức bảo vệ. Tòa
nhân quyền liên bang Mỹ đã ưu tiên áp dụng
các quy định về quyền con người khi xét
rằng: “Việc tuân thủ các hiệp định thương
mại song phương sẽ phủ nhận nghĩa vụ của
Nhà nước [về bảo vệ quyền con người] theo
Công ước liên bang Mỹ; ngược lại, việc
tuân thủ các nghĩa vụ về bảo vệ đầu tư phải
luôn phù hợp với công ước liên bang Mỹ,
[vì] đó là một công ước đa phương về quyền
con người nằm trong một nhóm riêng và tạo
7Số 4(404) - T2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
19 SAUR International SA c. République d’Argentine, ICSID/ARB/04/4, Quyết định về thẩm quyền và hợp
lệ của đơn khởi kiện, 6/6/2012, § 328.
20 SAUR International SA c. République d’Argentine, ICSID/ARB/04/4, Quyết định về thẩm quyền và hợp
lệ của đơn khởi kiện, 6 juin 2012, § 330.
21 SAUR International SA c. République d’Argentine, ICSID/ARB/04/4, § 331.
22 L. LIBERTI (2007), “Investissements et droits de l’homme” [Đầu tư và quyền con người], in Ph. KAHN,
Th. W#LDE, (ed.), Nouveaux aspects du droit international des investissements – New Aspects of
International Investment Law, Leiden, Nijhoff, p.833.
23 MTD Equity v. Chile, ICSID/ARB/01.7, Award, 25 May 2004, § 243. Phán quyết có thể xem được tại:
https://www.italaw.com/sites/default/files/case-documents/ita0544.pdf, truy cập ngày 7/11/2019.
24 CIADH, Sawhoyamaxa Indigenous Community v. Paraguay, 29 March 2006. Có thể xem được tại:
truy cập ngày 7/11/2019.
ra các quyền con người cho các cá nhân và
không phụ thuộc vào các nghĩa vụ đối ứng
giữa các quốc gia”25.
Như vậy, có thể nói rằng, khả năng viện
dẫn quyền con người có thể được thực hiện
ngay cả khi BIT không quy định về bảo vệ
quyền con người. Nhà đầu tư viện dẫn quyền
con người thường là để chứng minh sự vi
phạm của Nhà nước đối với các quyền cơ
bản mà nhà đầu tư được hưởng, dù các
quyền này không được BIT quy định; Nhà
nước viện dẫn các quy định về bảo vệ quyền
con người trong các yêu cầu phản tố thường
để chứng minh mình đã không vi phạm
nghĩa vụ bảo vệ nhà đầu tư khi đưa ra các
biện pháp nhằm bảo vệ quyền cơ bản của
công dân nước mình.
- Ví dụ về trường hợp nhà đầu tư viện
dẫn quyền con người. Trong vụ Spyridon
Roussalis c/ Romania26 được xét xử bởi Tòa
trọng tài ICSID, thành lập trên cơ sở BIT Hy
Lạp – Romania ngày 23/3/1997. Vụ tranh
chấp này được tóm tắt như sau: Trước năm
1998, S.C. Malimp S.A. là một công ty nhà
nước của Romania chịu sự quản lý của Cơ
quan quản lý vốn nhà nước (The Authority
for State Assets Recovery, viết tắt là AVAS).
Năm 1991, Công ty này đã được cổ phần hóa
một phần: 30% cổ phần được bán cho tư
nhân, 70% cổ phần còn lại vẫn do AVAS
quản lý. Ngày 4/9/1998, AVAS thông báo
đấu giá cổ phần của của mình tại S.C.
Malimp S.A. Công ty S.C. Continent Marine
Enterprise Import Export S.R.L (do nhà đầu
tư Hy Lạp kiểm soát) trúng thầu với giá là
32.591 ROL mỗi cổ phiếu, đồng thời đề xuất
đầu tư thêm 1,4 triệu USD. Công ty này sau
đó được đổi tên thành S.C. Continent marine
enterprise S.A. (viết gọn là Continent SA).
Tuy nhiên, việc thực hiện khoản đầu tư thêm
cũng như phát hành cổ phiếu tăng vốn sau
đó gặp rất nhiều trở ngại. Continent SA cho
rằng, Chính phủ Romania đã đưa ra các biện
pháp nhằm tước đoạt gián tiếp, đối xử không
công bằng và làm suy giảm đáng kể trị giá
đầu tư của mình; đồng thời cho rằng, các
biện pháp mà Chính phủ Romania áp dụng
đã vi phạm Điều 6 Công ước châu Âu về bảo
vệ quyền con người và các quyền tự do cơ
bản (quyền được xét xử công bằng) và Điều
1 Nghị định thư bổ sung Công ước (về bảo
vệ quyền sở hữu). Ngoài ra, nhà đầu tư còn
viện dẫn Điều 10 BIT Hy Lạp - Romania:
“Trường hợp các quy định của pháp luật của
mỗi Bên ký kết hoặc các nghĩa vụ theo luật
quốc tế hiện có hoặc sẽ được các Bên thiết
lập trong tương lai bổ sung cho Thỏa thuận
này, có quy định chung hoặc cụ thể dành các
ưu đãi thuận lợi hơn so với quy định của
Thỏa thuận này cho các khoản đầu tư của
các nhà đầu tư của Bên ký kết kia thì quy
định thuận lợi hơn này sẽ được ưu tiên áp
dụng so với Thỏa thuận này”. Theo nhà đầu
tư, các quy định về quyền con người nêu
trên, đặc biệt là Điều 1 Nghị định thư bổ
sung Công ước (về bảo vệ quyền sở hữu), là
thuận lợi hơn so với quy định của BIT, và
như vậy Tòa trọng tài cần phải áp dụng
chúng để giải quyết nội dung tranh chấp.
Chính phủ Romania phản bác yêu cầu
này khi lập luận rằng, Tòa trọng tài ICSID
bị giới hạn trong khuôn khổ các quy định
của Công ước Washington về tranh chấp đầu
tư, tức là Tòa trọng tài chỉ được áp dụng các
quy định về đầu tư. Chính phủ Romania lập
luận thêm rằng, việc Tòa Tối cao Romania
đã từng áp dụng các quy định về tố tụng dân
sự của Romania một cách phù hợp với Công
ước châu Âu về quyền con người và các
quyền tự do cơ bản không đồng nghĩa với
việc Tòa trọng tài đầu tư cũng phải làm như
vậy, khi mà các bên tranh chấp không có bất
Số 4(404) - T2/20208 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
25 CIADH, Sawhoyamaxa Indigenous Community v. Paraguay, § 140.
26 Spyridon Roussalis c/ Romania, ICSID Case No. ARB/06/1. Phán quyết trọng tài có thể xem được tại:
https://www.italaw.com/sites/default/files/case-documents/ita0723.pdf, truy cập ngày 5/11/2019.
kỳ thỏa thuận nào về việc áp dụng các quy
định của Công ước này27.
Tòa trọng tài đầu tư đã đưa ra quan điểm
khác với lập luận của Chính phủ Romania
về phản đối việc áp dụng các quy định của
các văn kiện không thuộc pháp luật đầu tư
quốc tế. Tòa trọng tài đầu tư cho rằng, ngôn
từ của Điều 10 BIT có thể bao hàm các nghĩa
vụ bắt nguồn từ các điều ước đa phương mà
Hy Lạp và Romania là thành viên và đặc biệt
là Công ước châu Âu về quyền con người và
Nghị định thư thứ nhất của công ước này.
Tuy nhiên, theo Tòa trọng tài đầu tư, trong
vụ việc này hoàn toàn không cần áp dụng
các quy định của các công ước về quyền con
người theo cách quy dẫn của Điều 10 BIT
Hy Lạp - Romania, bởi vì bản thân BIT này
đã có các quy định bảo vệ lớn hơn dành cho
các nhà đầu tư của các quốc gia Hy Lạp và
Romania so với các quy định rất chung của
Công ước châu Âu về quyền con người và
Nghị định thư thứ nhất của công ước này28.
Như vậy, trong vụ việc này, quy định về
bảo vệ quyền con người của Công ước quốc
tế về quyền con người đã được nhà đầu tư
viện dẫn nhưng không được áp dụng. Tuy
nhiên, phải lưu ý rằng, sở dĩ các quy định
này không được áp dụng không phải là vì
chúng không có căn cứ để áp dụng, mà chỉ
đơn giản là vì các quy định của BIT bảo vệ
nhà đầu tư tốt hơn.
- Ví dụ về việc Nhà nước viện dẫn quy
định bảo vệ quyền con người. Trong vụ El
Paso Energy International Company c/ Ar-
gentina, Chính phủ Argentina lập luận rằng
“BIT không phải là một hệ thống pháp luật
khép kín và chỉ đưa ra các quy định pháp luật
nội dung có khả năng áp dụng trực tiếp, mà
phải được đặt trong một khuôn khổ pháp luật
rộng lớn hơn và được bổ khuyết bằng các quy
tắc pháp luật quốc gia và quốc tế”29. Chính
phủ Argentina cũng tỏ ra nhất quán khi viện
dẫn các quy định về bảo vệ quyền con người
trong các vụ tranh chấp liên quan đến các hợp
đồng nhượng quyền khai thác và cung cấp
nước ký giữa các chính quyền địa phương và
nhà đầu tư nước ngoài30. Theo đó, Argentina
đã viện dẫn ghi chú số 15(2002) của Hội đồng
kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hợp quốc:
“Để đảm bảo rằng giá nước sinh hoạt là hợp
lý, các Quốc gia thành viên phải áp dụng các
biện pháp cần thiết, đặc biệt: a) sử dụng các
kỹ thuật và công nghệ phù hợp với giá hợp lý;
b) áp dụng chính sách giá phù hợp bằng cách
quy định chẳng hạn một sự phân phối nước
sinh hoạt miễn phí hoặc rất rẻ; và c) trợ cấp
cho doanh nghiệp sản xuất nước sinh hoạt.
Giá dịch vụ phải được thiết lập trên cơ sở
công bằng, làm sao cho các dịch vụ này, dù
được cung cấp bởi các nhà cung cấp công
hay nhà cung cấp tư, là có thể tiếp cận được
đối với tất cả mọi người, kể cả các nhóm xã
hội khó khăn. Sự công bằng đòi hỏi rằng
nước sinh hoạt không chiếm một phần chi phí
quá lớn đối với các hộ gia đình nghèo nhất
so với các hộ gia đình giầu có nhất”31.
9Số 4(404) - T2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
27 Spyridon Roussalis c/ Romania, § 275.
28 Spyridon Roussalis c/ Romania, § 312.
29 El Paso Energy International Company c/ Argentina, ICSID/ARB/03/15, Award, 31 October 2011, § 131.
Có thể xem phán quyết tại: https://www.italaw.com/sites/default/files/case-documents/ita0270.pdf, truy
cập ngày 7/11/2019.
30 Xem các vụ: Suez Sociedad General de Aguas de Barcelona S.A., and Inter Agua Servicios Integrales del
Agua S.A. c/ Argentina, ICSID/ARB/03/17, Decision on liability, 30 July 2010 ; Suez, Sociedad General
de Aguas de Barcelona, S.A. and Vivendi Universal, S.A. c/ The Argentine Republic, ICSID/ARB/03/19;
AWG c/ The Argentine Republic, UNCITRAL, Decision on liability, 30 July 2010. Các phán quyết đối
với các tranh chấp này đều có thể xem được tại https://www.italaw.com/.
31 Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hợp Quốc (2003), “Questions de fond concernant la mise en œuvre du
Pacte international relatif aux droits économiques, sociaux et culturels - Observation générale no 15
(2002)”, 20/1/2003, E/C.12/2022/11, § 27.
Argentina khẳng định rằng, mình đã áp
dụng các biện pháp (mà nhà đầu tư phản
đối) để bảo vệ quyền được sử dụng nước
sạch của người dân, đồng thời nhấn mạnh
mối quan hệ giữa quyền này với các quyền
cơ bản khác như quyền được sống và quyền
được chăm sóc sức khỏe. Do nước sinh hoạt
không phải là một loại hàng hóa như các
hàng hóa khác, nên Argentina cho rằng,
Chính phủ phải có khả năng điều chỉnh lớn
hơn so với các hàng hóa khác32. Án lệ về
vấn đề này có vẻ tương đối thống nhất. Tòa
trọng tài thường ghi nhận rằng, việc cung
cấp nước cho người dân là một lợi ích cơ
bản nhưng không làm phá vỡ quan điểm là
việc chấm dứt hợp đồng khai thác mà không
đền bù là cách duy nhất để thỏa mãn lợi ích
cơ bản này33.
2. Kết luận
Tòa trọng tài có các cách giải thích
không giống nhau về phạm vi cũng như nội
hàm và các tác động của các quy định về
bảo vệ quyền con người đối với các quy
định về bảo vệ nhà đầu tư theo BIT. Vì vậy,
việc nghiên cứu thực tiễn xét xử là hết sức
cần thiết để có thể viện dẫn hiệu quả nhất
các quy định của điều ước quốc tế nhằm bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ quyền, lợi ích chính đáng của của nhà
đầu tư n
Số 4(404) - T2/202010 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
32 Suez, Sociedad General de Aguas de Barcelona S.A., and InterAgua Servicios Integrales del Agua S.A. c/
The Argentine Republic, ICSID/ARB/03/17, Decision on liability, 30 July 2010, § 232 ; Suez, Sociedad
General de Aguas de Barcelona S.A., and Vivendi Universal S.A. c/ The Argentine Republic,
ICSID/ARB/03/19 và AWG c/ The Argentine Republic, UNCITRAL, Decision on liability, 30 July 2010,
§ 252. Các phán quyết đối với các tranh chấp này đều có thể xem được tại https://www.italaw.com/.
33 Suez, Sociedad General de Aguas de Barcelona S.A., and InterAgua Servicios Integrales del Agua S.A. c/
The Argentine Republic, ICSID/ARB/03/17, Decision on liability, 30 July 2010, § 238.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Reiner, Ch.Schreuer (2009), Human Rights in International Investment Arbitration”,
in P.-M. DUPUY, F. FRANCIONI, E.-U. PETERSMANN (eds), Human Rights in
International Investment Law and Arbitration, Oxford University Press, New York.
2. J. Wouters, N.hachez (2009), “When Rules and Values Collide: How Can a
Balanced Application of Investor Protection Provisions and Human Rights Be
Ensured?”, Human Rights and International Legal Discourse, vol. 3, 2009, n° 2.
3. L. Liberti (2007), “Investissements et droits de l’homme” [Đầu tư và quyền con người],
in Ph. Kahn, Th. Wlde, (ed.), Nouveaux aspects du droit international des investissements
– New Aspects of International Investment Law, Leiden, Nijhoff, 2007.
4. Ngô Quốc Chiến (2019), “Vấn đề nhân quyền trong các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (370) năm 2019.
5. Ngô Quốc Chiến (2017), “Xung đột điều ước quốc tế và hướng giải quyết”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 2 (346) năm 2017.
6. OECD (2014), Investment Treaty Law, Sustainable Development and Responsible
Business Conduct: A Fact Finding Survey, Paris, 2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kha_nang_vien_dan_cac_quy_dinh_ve_bao_ve_quyen_con_nguoi_tro.pdf