Giải pháp về chỉ dẫn địa lý
Nên xây dựng pháp luật về SHTT theo
hướng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận kèm theo
chỉ dẫn địa lý, để giải quyết trường hợp đối với
các sản phẩm hiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
theo pháp luật Việt Nam nếu xuất khẩu sang các
nước không bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong TPP (mà
bảng 3 đã nêu). Ví dụ có thể bảo hộ nhãn hiệu
chứng nhận cho vải thiều Lục Ngạn, vải thiều
Thanh Hà khi xuất khẩu sản phẩm này sang các
nước sang Hoa Kỳ và Australia như đã làm
trong năm 2015.
Rất nên lưu ý, theo quy định về nguyên tắc
bảo hộ độc lập của Công ước về bảo hộ sở hữu
công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn
địa lý do Cục SHTT Việt Nam cấp chỉ có hiệu
lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam, do đó cần
tiến hành thủ tục đăng lý bảo hộ nhãn hiệu
chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể tại các quốc
gia thuộc nhóm không bảo hộ chỉ dẫn địa lý
trong bảng 3 hoặc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa
lý tại các quốc gia thuộc nhóm có bảo hộ chỉ
dẫn địa lý trong bảng 3 đối với chỉ dẫn địa lý
do Cục SHTT Việt Nam cấp. Việc này cần tiến hành
ngay, tránh tình trạng để một chủ thể nào đó đăng ký
trước như trường hợp cà phê Buôn Ma Thuột tại Trung
Quốc(21).
3.3. Khắc phục rào cản về quyền sản xuất
thuốc gốc
Đây là vấn đề rất phức tạp, khó có thể khắc phục
bằng các biện pháp pháp lý, bởi vậy giải pháp nên là
thay vì nhập khẩu sản phẩm thuốc rồi chờ đến khi
patent hết hiệu lực bảo hộ để dành quyền sản xuất
thuốc, thì nên nhập khẩu công nghệ sản xuất thuốc, qua
đó dần nâng cao năng lực công nghệ của các doanh
nghiệp dược phẩm và cũng là biện pháp để thị trường
dược phẩm không phụ thuộc vào giá thuốc do các công
ty dược phẩm của nước ngoài nắm độc quyền chi phối.
Trong trường hợp này, nếu patent hết hiệu lực bảo
hộ thì kể từ thời điểm đó doanh nghiệp nhập khẩu công
nghệ sản xuất thuốc không phải trả phí license, ngược
lại nếu chủ sở hữu áp dụng biện pháp “làm mới sáng
chế - Evergreening” như đã phân tích để kéo dài hiệu
lực bảo hộ patent thì các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm của Việt Nam cũng đã quen với thị trường.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khắc phục một số rào cản về sở hữu trí tuệ mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khi gia nhập TPP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2016 [39]
CHUYÊN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Vào năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên
của WTO, tổ chức này hiện có tới 162 thành viên(1),
vì vậy một trong những nhược điểm của nó là sự
khó khăn để tiến đến một thỏa thuận chung liên
quan đến bất kỳ vấn đề gì thuộc lĩnh vực thương
mại quốc tế, trong đó có SHTT. Hiệp định Đối tác
Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-
Pacific Strategic Economic Partnership Agree-
ment - viết tắt là TPP) khắc phục được nhược điểm
này của WTO. TPP là một thỏa thuận toàn diện
bao quát tất cả các khía cạnh của một hiệp định
thương mại tự do, bao gồm thương mại hàng
hóa, dịch vụ và đầu tư, mua sắm công, doanh
nghiệp nhà nước, thương mại và lao động,
thương mại và môi trường, thương mại điện tử,
sở hữu trí tuệ (SHTT)
Để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã xây
dựng một hệ thống pháp luật về SHTT, được
đánh giá là tương đối tương thích với pháp luật
về SHTT của một số quốc gia tiên tiến, nhưng tình
trạng xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam vẫn
không hề giảm mà đang có xu hướng gia tăng.
Bài viết không dẫn chứng những đánh giá của
các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về tình
trạng xâm phạm quyền SHTT mà xin được phép
dẫn nguồn từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Trong Báo
cáo đặc biệt số 301 trong 2 năm liên tiếp (2014
và 2015), Văn phòng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (Of-
fice of the United States Trade Representative -
USTR) đã xếp Việt Nam vào danh sách các quốc
gia đứng đầu thế giới cần ưu tiên theo dõi (Priority
Watch List) về tình trạng xâm phạm quyền SHTT(2).
Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã và
sẽ gặp những khó khăn về SHTT trong giao dịch
thương mại quốc tế, mà trước hết là trong giao
dịch thương mại với các quốc gia TPP, khi hiệp
định này được vận hành trong thời gian ngắn
trước mắt.
1. Quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam với các quốc gia TPP
1.1. Về quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với
các quốc gia TPP
Về lĩnh vực SHTT trong TPP, Hoa Kỳ là quốc
gia đề xuất nhiều điểm được xem là rất khó thực thi
đối với các quốc gia có nền kinh tế ở mức trung
bình. Trong bản báo cáo về đàm phán TPP được lập
ngày 30/3/2015 trình Quốc hội Hoa Kỳ, tại các
mục: TPP và “tái cân bằng” ở khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương (The TPP and the “Rebalance”
in the Asia-Pacific Region), Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại (Technical Barriers to Trade), Sự minh
bạch và giá cả công nghệ bảo vệ sức khỏe và dược
phẩm (Transparency and Pricing of Health Care
Technology and Pharmaceuticals) và một số mục
khác(3), đã thể hiện chính sách của Hoa Kỳ về
SHTT. Do đó, khi nghiên cứu về quan hệ thương
mại trong TPP, rất nên tìm hiểu vị trí của Hoa Kỳ
không những trong quá trình đàm phán mà ngay cả
khi TPP được vận hành.
KHẮC PHỤC MỘT SỐ Rào CẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUệ
n PgS.TS Trần Văn Hải
Trường Đại học KH&XHNV - Đại học Quốc gia Hà Nội
Mà DoANH NGHIệP VIệT NAM SẼ GẶP KHI GIA NHẬP TPP
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2016 [40]
CHUYÊN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Hoa Kỳ là quốc gia có tiềm lực kinh tế và tiềm lực
khoa học và công nghệ mạnh nhất trong số các quốc gia
tham gia TPP (Hoa Kỳ là quốc gia cấp patent(4) nhiều
nhất trên thế giới). Số liệu do Ủy ban Thương mại quốc
tế của Hoa Kỳ công bố về xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hóa giữa Hoa Kỳ với các quốc gia TPP năm 2014 cho
thấy: Hoa Kỳ hưởng lợi rất nhiều về quan hệ thương mại
với Canada, Mexico, Nhật Bản, Singapore, Australia (kết
quả thể hiện ở bảng 1). Mặt khác cũng cần thấy rằng 5
quốc gia trong TPP vừa nêu cũng là các nước có nền thực
thi quyền SHTT nghiêm, nhất là về lĩnh vực dược phẩm,
đặc biệt trong đó có Canada, Mexico, Nhật Bản và Aus-
tralia là các quốc gia mạnh về quan hệ thương mại quốc
tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Điểm đáng lưu ý là theo
tài liệu do U.S. International Trade Commission (2014)
công bố thì không ghi nhận việc xuất, nhập khẩu dịch
vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm này(6). Cũng tài
liệu này cho thấy vào năm 2013, Việt Nam đầu tư FDI
vào Hoa Kỳ với 234 triệu USD và Hoa Kỳ đầu tư FDI
vào Việt Nam là 1,398 tỷ USD(7).
1.2. Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các
quốc gia TPP
Để có cái nhìn về vị trí của Việt Nam trong quan hệ
thương mại quốc tế đối với các nước tham gia TPP, xin
dẫn bảng sau đây:
Bảng 2 cho thấy Việt Nam giao dịch
thương mại quốc tế nhiều với Hoa Kỳ, Nhật
Bản - hai quốc gia có nền thực thi quyền
SHTT được xem là nghiêm nhất thế giới.
Qua bảng 1 và bảng 2, có thể nhận định
xét thuần túy về quan hệ thương mại quốc
tế (xin nhấn mạnh chỉ xét thuần túy về quan
hệ thương mại quốc tế) thì Việt Nam không
phải là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ
và Nhật Bản, nhưng Việt Nam lại hưởng lợi
nhiều trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ
và Nhật Bản. Từ nhận định này cho thấy để
giải quyết những khó khăn của doanh
nghiệp Việt Nam về SHTT trong quan hệ
thương mại với các quốc gia TPP, trước hết
cần phải vượt qua những rào cản về SHTT
do Hoa Kỳ đề xuất trong TPP. Cũng xin lưu
ý là những khác biệt về SHTT trong TPP lại
phần lớn do Hoa Kỳ và Nhật Bản đề xuất.
2. Một số rào cản về SHTT mà các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi
TPP được vận hành
2.1. Rào cản về nhãn hiệu
Điều 18.18 TPP(9) quy định: “Không bên
nào được quy định rằng dấu hiệu phải được
Bảng 1. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa
giữa Hoa Kỳ với các quốc gia TPP
(xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều trong xuất khẩu)
Xuất khẩu sang Nhập khẩu từ
TT Quốc gia Triệu uSD Quốc gia Triệu uSD
1 Brunei 550 Brunei 32
2 New Zealand 4.261 New Zealand 3.980
3 Việt Nam 5.725 Việt Nam 30.584
4 Peru 10.070 Peru 6.079
5 Malaysia 13.136 Malaysia 30.448
6 Chile 16.630 Chile 9.491
7 Australia 26.668 Australia 10.670
8 Singapore 30.532 Singapore 16.463
9 Nhật Bản 66.964 Nhật Bản 133.939
10 Mexico 240.326 Mexico 294.157
11 Canada 312.125 Canada 346.063
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của U.S. International
Trade Commission (2014)(5)
Xuất khẩu sang Nhập khẩu từ
TT Quốc gia TriệuuSD Quốc gia
Triệu
uSD
1 Brunei 16 Brunei 197
2 Peru 113 Peru 93
3 Chile 186 Chile 408
4 NewZealand 239
New
Zealand 405
5 Mexico 1.153 Mexico 84
6 Canada 1.618 Canada 407
7 Singapore 2.044 Singapore 11.421
8 Australia 3.261 Australia 2.034
9 Malaysia 4.739 Malaysia 4.209
10 Nhật Bản 13.726 Nhật Bản 11.802
11 Hoa Kỳ 30.584 Hoa Kỳ 5.725
Bảng 2. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hóa giữa Việt Nam với các quốc gia TPP
(xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều
trong xuất khẩu)
Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Brock
R. Williams (2013)(8)
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2016 [41]
CHUYÊN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
nhìn thấy là điều kiện để đăng ký nhãn hiệu,
cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn
hiệu là một âm thanh. Ngoài ra, mỗi bên phải
nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi”.
Như vậy, TPP quy định dấu hiệu “nghe
thấy” chắc chắn phải được đăng ký là nhãn
hiệu và dấu hiệu “ngửi thấy” có thể được
đăng ký là nhãn hiệu. Thực tế, trên thế giới
đã có nhiều quốc gia quy định về nhãn hiệu
không nhìn thấy (Non-visible), bao gồm:
Nhãn hiệu âm thanh (Sound marks); Nhãn
hiệu mùi (Olfactory marks); Nhãn hiệu vị
(Taste marks). Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên
công nhận việc đăng ký nhãn hiệu mùi vị -
“mùi thơm tươi mát của nước hoa Plumeria”
dùng cho chỉ may và thêu ren vào năm 1990.
Do đó, việc Hoa Kỳ đề xuất và được TPP
chấp nhận quy định về nhãn hiệu như vừa nêu
là điều không khó hiểu.
Nhưng điều không khó hiểu trên lại là rào
cản cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi Điều
72.1. Luật SHTT Việt Nam quy định: “Nhãn
hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái,
từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Như vậy, pháp
luật Việt Nam chỉ quy định dấu hiệu “nhìn thấy”
có thể được đăng ký là nhãn hiệu.
Cần phải để ý rằng, rào cản vừa nêu đối với
các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ diễn ra
trong quan hệ thương mại với các quốc gia TPP,
mà còn diễn ra trong quan hệ thương mại với
nhiều quốc gia trên thế giới. Xin dẫn chứng,
theo Quyết định ngày 11/2/1999, Phòng giải
quyết khiếu nại của Cơ quan hài hòa hóa nội địa
nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của Cộng
đồng Châu Âu (The Office for Harmoniza-
tion in the Internal Market - OHIM, Commu-
nity Trade Mark in the European Union) đã
cho phép đăng ký nhãn hiệu “mùi cỏ tươi
mới cắt” cho bóng tennis, đồng thời cũng quy
định cụ thể về yêu cầu đối với đơn, trình tự,
thủ tục đánh giá khả năng phân biệt của nhãn
hiệu âm thanh, trong đó bao gồm những dấu
hiệu âm thanh sau: tác phẩm âm nhạc, một
phần của tác phẩm âm nhạc, những tiếng
động có nguồn gốc nhất định(10).
Như vậy, các doanh nghiệp thuộc các
ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm,
ghi âm sẽ gặp rào cản khi TPP được vận hành như
đã phân tích.
2.2. Rào cản về chỉ dẫn địa lý
Việt Nam là một quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp
cao trong nền kinh tế nói chung, chúng ta thường tự
hào mình có nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất
lượng cao, nhưng cần phải thấy rằng thế giới không
đánh giá cao về sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Xin dẫn chứng, trong các tài liệu do Tổ chức SHTT
Thế giới (WIPO) phát hành chỉ thấy nhắc đến một số
sản phẩm có danh tiếng như trà Darjeeling, phomat
Parmigiano, rượu vang Bordeaux, thịt bò Kobe, khoai
tây Idaho, cà phê cao nguyên xanh Jamaica (Jamaica
Blue Mountain coffee), rượu Tequila Mexico(11), mà
không nhắc đến bất kỳ sản phẩm nông nghiệp nào của
Việt Nam trong danh mục các nông sản nổi tiếng trên
thế giới. Qua đây cho thấy bất lợi của các doanh
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
sản phẩm nông nghiệp, đấy là chưa nói đến hiện tượng
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm trồng
trọt và dư lượng kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi.
Điều 18.30 TPP quy định: Các bên thừa nhận chỉ
dẫn địa lý có thể được bảo hộ thông qua một nhãn hiệu
hoặc hệ thống đặc thù hoặc các phương tiện pháp lý
khác. TPP không định nghĩa “các phương tiện pháp lý
khác” (other legal means) là những phương tiện gì,
nhưng Điều QQ.C.2(12) và một số điều khác thuộc mục
C: nhãn hiệu (Section C: Trademarks), Hoa Kỳ và 5
quốc gia khác đề nghị bảo hộ nhãn hiệu tập thể (Col-
lective Marks) và nhãn hiệu chứng nhận (Certification
Marks) thay vì bảo hộ chỉ dẫn địa lý, 6 quốc gia còn lại
(trong đó có Việt Nam) không đồng ý với đề nghị này
(xin xem thêm bảng 3).
Về quan điểm bảo hộ hoặc không bảo hộ chỉ dẫn địa
lý cũng không thống nhất trên phạm vi thế giới, trong
số 167 nước có hệ thống pháp luật về SHTT thì có tới
111 nước (trong đó có EU) có các quy định riêng biệt
về chỉ dẫn địa lý, trong khi 56 nước còn lại (trong đó
có Hoa Kỳ) lại sử dụng các quy định về bảo hộ nhãn
hiệu (trademark) để sử dụng thay cho việc bảo hộ chỉ
dẫn địa lý(13). Trong số các quốc gia không bảo hộ chỉ
dẫn địa lý, người ta thấy có các nước nông nghiệp như
Angola, Bangladesh, Botswana, Cambodia, Congo,
Ethiopia, Kenya, Lào, Madagascar, Philippines, Yemen,
Zambia(14).
Để thấy những bất lợi cho các doanh nghiệp xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, xin so sánh
tương quan về tiềm lực kinh tế giữa các nước bảo hộ
chỉ dẫn địa lý và các nước không bảo hộ chỉ dẫn địa lý
qua kết quả tổng hợp sau:
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2016 [42]
CHUYÊN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Bảng 3 cho thấy, GDP của các quốc gia
không bảo hộ chỉ dẫn địa lý gấp khoảng 10 lần
GDP của các quốc gia có bảo hộ chỉ dẫn địa
lý. Từ đó có thể nhận định, Việt Nam và các
quốc gia thuộc nhóm bảo hộ chỉ dẫn địa lý
trong TPP sẽ buộc phải để các quốc gia còn lại
dẫn dắt cuộc chơi trong giao lưu thương mại
liên quan đến nông sản ít nhất trong nội bộ các
quốc gia TPP.
Cho đến cuối năm 2015, Việt Nam đã bảo hộ
47 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp.
Nhưng cần phải thấy rằng hiệu quả của việc bảo
hộ chỉ dẫn địa lý trong thương mại quốc tế chỉ
ở mức rất thấp, mới ghi nhận chỉ dẫn địa lý
“Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm được bảo
hộ tại EU. Sau đó, ngày 18/9/2014, Cục Sở hữu
trí tuệ Thái Lan đã cấp Giấy chứng nhận đăng
ký chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản
phẩm cà phê của Việt Nam, đổi lại trong cùng
ngày Việt Nam cũng phải bảo hộ chỉ dẫn địa lý
“Isan Thái Lan” cho sản phẩm tơ tằm truyền
thống của Thái Lan.
Điểm đáng lưu ý là ngày 23/05/2007, Việt
Nam bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho rượu Pisco của
Peru (một quốc gia tham gia TPP), nhưng
ngược lại cho đến thời điểm này Peru chưa hề
bảo hộ bất kỳ một chỉ dẫn địa lý nào cho sản
phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
2.3. Rào cản tiếp cận quyền sản xuất thuốc
gốc đối với các doanh nghiệp dược phẩm
Ngay trong quá trình đàm phán TPP, Hoa Kỳ
đã công bố các đề xuất liên quan đến sáng chế
dược phẩm, trong đó đáng lưu ý là văn bản do
Văn phòng đại diện Thương mại Hoa Kỳ công
bố tháng 11/2013 có đề cập đến quyền sản xuất thuốc
gốc(16). Theo đó, thuốc gốc (generic drugs, viết tắt là
generics) là thuốc tương đương sinh học với biệt dược
về các tính chất dược động học và dược lực học, được
sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược
đã hết thời hạn bảo hộ. Để một biệt dược được cấp
patent, ngoài 3 điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo
và khả năng áp dụng công nghiệp thì các yêu cầu bắt
buộc phải có là phải được nghiên cứu trên động vật
(Animal Studies), nghiên cứu lâm sàng trên người
(Clinical Studies), khả dụng sinh học (Bioavailability),
nhưng thuốc gốc chỉ cần chứng minh tương đương sinh
học (Bioequivalence)(17). Đây là lý luận về thuốc gốc
do cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ
quy định.
Các doanh nghiệp dược phẩm thuộc quốc gia có
tiềm lực khoa học và công nghệ yếu (trong đó có Việt
Nam) thường chờ patent cấp cho biệt dược hết thời hạn
bảo hộ để dành quyền sản xuất thuốc gốc. Nhưng trong
quá trình đàm phán TPP, Hoa Kỳ đã đề xuất thêm
những yêu cầu mới để ngăn cản việc có thể sản xuất
thuốc gốc. Tại điều QQ.E.1.2bis Hoa Kỳ và Nhật Bản
đề nghị cấp patent cho sáng chế có đặc tính khác biệt
(distinguishing features) ngay cả trong trường hợp nó
không tạo nên một hiệu quả mới đối với sản phẩm đã
biết. Đề nghị này đã vấp phải sự phản đối của 10 quốc
gia còn lại.
Về đề xuất của Hoa Kỳ và Nhật Bản, xét trên cơ sở
lý luận cho thấy không thể kéo dài thời hạn bảo hộ sáng
chế cơ bản thêm một thời gian bằng thời hạn bảo hộ
sáng chế phụ thuộc (nếu chứng minh được sáng chế
phụ thuộc hội tụ đủ các yếu tố tính mới, trình độ sáng
tạo và khả năng áp dụng công nghiệp).
Điều 137, Luật SHTT của Việt Nam quy định:
Bảng 3. So sánh gDP của các quốc gia bảo hộ/không bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Nguồn: Tổng hợp từ công bố của IMF(15)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Không bảo hộ chỉ dẫn địa lý
TT Quốc gia gDP (tỷ uSD) TT Quốc gia gDP (tỷ uSD)
1 Chile 277 1 Australia 1.505
2 Malaysia 312 2 Brunei 16
3 Mexico 1.259 3 Canada 1.825
4 Peru 207 4 Japan 4.902
5 Singapore 296 5 New Zealand 181
6 Việt Nam 171 6 USA 16.800
Tổng 2.522 Tổng 25.229
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2016 [43]
CHUYÊN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
“Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản
nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc: (1). Sáng
chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ
sở một sáng chế khác (gọi là sáng chế cơ bản)
và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải
sử dụng sáng chế cơ bản; (2). Trong trường hợp
chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra
một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với
sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ
sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu
chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền
sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện
thương mại hợp lý”.
Cụm từ “tạo ra một bước tiến quan trọng về
kỹ thuật so với sáng chế cơ bản” trong Điều 137
Luật SHTT Việt Nam hoàn toàn khác biệt với
cụm từ “basis that the product did not result in
an enhanced efficacy of the known product
when the applicant has set forth distinguishing
features establishing” tại Điều QQ.E.1.2bis
do Hoa Kỳ và Nhật Bản đề nghị.
Đề xuất này của Hoa Kỳ và Nhật Bản tạo
nên tiền đề cho việc lợi dụng để “làm mới sáng
chế - Evergreening”, trong khi đó bản chất của
Evergreening phải là thay thế công nghệ (tech-
nology replacement) cải tiến công nghệ (tech-
nology refresh)(18), Điều QQ.E.1.2bis dẫn đến
hệ quả là không có bất kỳ một doanh nghiệp
dược phẩm nào được quyền sản xuất thuốc gốc
nếu sáng chế được bổ sung thêm một tính năng
vào thời điểm nó gần hết thời hạn bảo hộ.
Trong thực tế, người ta thấy patent số
US4952411 do Cơ quan sáng chế và Nhãn hiệu
Hoa Kỳ (USPTO) cấp ngày 28/8/1990 cho
Phương pháp ức chế sự lây truyền virus AIDS
(Method of inhibiting the transmission of AIDS
virus) do Charles L. Fox, Jr., Shanta M. Modak
là các đồng tác giả, giải pháp kỹ thuật này do
Trustees of Columbia University in the City of
New York nộp đơn ngày 18/10/1988, nhưng kể
từ lúc nộp đơn đến thời điểm này đã quá 20 năm
nhưng patent này vẫn còn hiệu lực bằng những
sáng chế phái sinh khác. Bởi vậy, chưa có bất
kỳ một doanh nghiệp dược phẩm nào thuộc các
quốc gia có tiềm lực KH&CN kém được quyền
áp dụng phương pháp trên để tạo nên biệt dược
cung cấp cho bệnh nhân nghèo.
Về việc kéo dài thời hạn bảo hộ đối với sáng
chế dược phẩm, tại Điều QQ.E.12 Hoa Kỳ đề
xuất thời hạn bảo hộ dữ liệu thử nghiệm đối với
thuốc thông thường là 5 năm, nhưng thời hạn bảo hộ dữ
liệu thử nghiệm đối với thuốc sinh học là 12 năm.
Trong khi đó, Điều 128 Luật SHTT Việt Nam quy
định nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm: “1. Trong
trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp
phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm
phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu
nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công
sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các
thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có
nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu
đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không
lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc
lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng. 2. Kể từ khi dữ
liệu bí mật trong đơn xin cấp phép được nộp cho cơ quan
có thẩm quyền đến hết năm năm kể từ ngày người nộp
đơn được cấp phép, cơ quan đó không được cấp phép
cho bất kỳ người nào nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn
sử dụng dữ liệu bí mật nêu trên mà không được sự đồng
ý của người nộp dữ liệu đó...”.
Như vậy, những khó khăn cho các doanh nghiệp dược
phẩm Việt Nam lại tăng thêm. Quy định này không chỉ
tác động đến ngành công nghiệp dược phẩm, mà còn tác
động đến giá thuốc ở Việt Nam.
Theo khảo sát được Trường Chính sách công Lý
Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore công
bố thì giá thuốc đại trà ở Việt Nam cao hơn 11,41 lần
mức trung bình trên thế giới và giá thuốc đặc trị cao
hơn 46,58 lần mức trung bình trên thế giới(19). Nếu các
doanh nghiệp dược phẩm ở Việt Nam mà bị hạn chế
quyền sản xuất thuốc gốc, quyền tiếp cận với dữ liệu
thử nghiệm thì giá thuốc vẫn là gánh nặng chi phí cho
các bệnh nhân.
Doanh nghiệp dược phẩm có thể gặp nhiều khó khăn
khi Việt Nam gia nhập TPP
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2016 [44]
CHUYÊN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Những vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực
y, dược trong TPP đã được tác giả phân tích trên
các diễn đàn về SHTT, do đó trong khuôn khổ
bài viết này xin không đề cập(20).
3. giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
Để có thể khắc phục những rào cản về SHTT
đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bài viết đề
xuất các giải pháp:
3.1. Giải pháp về nhãn hiệu
Về quy định bảo hộ nhãn hiệu đối với âm
thanh, mùi, vị, cần tìm hiểu quy định của pháp
luật quốc tế về SHTT. Điều 15 Hiệp định về các
khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
SHTT (TRIPs) quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu,
hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một
doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của
các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn
hiệu hàng hóa”. Như vậy, pháp luật quốc tế
không ngăn cấm việc lấy âm thanh, mùi, vị
làm nhãn hiệu. Cũng cần thấy rằng, trước khi
gia nhập WTO, Việt Nam đã phê chuẩn TRIPs,
nhưng cho đến nay Việt Nam chưa ban hành
các quy định về bảo hộ nhãn hiệu đối với âm
thanh, mùi, vị là quá muộn. Do đó, thiết nghĩ
nên bổ sung các quy định này vào hệ thống
pháp luật về SHTT.
3.2. Giải pháp về chỉ dẫn địa lý
Nên xây dựng pháp luật về SHTT theo
hướng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận kèm theo
chỉ dẫn địa lý, để giải quyết trường hợp đối với
các sản phẩm hiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
theo pháp luật Việt Nam nếu xuất khẩu sang các
nước không bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong TPP (mà
bảng 3 đã nêu). Ví dụ có thể bảo hộ nhãn hiệu
chứng nhận cho vải thiều Lục Ngạn, vải thiều
Thanh Hà khi xuất khẩu sản phẩm này sang các
nước sang Hoa Kỳ và Australia như đã làm
trong năm 2015.
Rất nên lưu ý, theo quy định về nguyên tắc
bảo hộ độc lập của Công ước về bảo hộ sở hữu
công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn
địa lý do Cục SHTT Việt Nam cấp chỉ có hiệu
lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam, do đó cần
tiến hành thủ tục đăng lý bảo hộ nhãn hiệu
chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể tại các quốc
gia thuộc nhóm không bảo hộ chỉ dẫn địa lý
trong bảng 3 hoặc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa
lý tại các quốc gia thuộc nhóm có bảo hộ chỉ
dẫn địa lý trong bảng 3 đối với chỉ dẫn địa lý
do Cục SHTT Việt Nam cấp. Việc này cần tiến hành
ngay, tránh tình trạng để một chủ thể nào đó đăng ký
trước như trường hợp cà phê Buôn Ma Thuột tại Trung
Quốc(21).
3.3. Khắc phục rào cản về quyền sản xuất
thuốc gốc
Đây là vấn đề rất phức tạp, khó có thể khắc phục
bằng các biện pháp pháp lý, bởi vậy giải pháp nên là
thay vì nhập khẩu sản phẩm thuốc rồi chờ đến khi
patent hết hiệu lực bảo hộ để dành quyền sản xuất
thuốc, thì nên nhập khẩu công nghệ sản xuất thuốc, qua
đó dần nâng cao năng lực công nghệ của các doanh
nghiệp dược phẩm và cũng là biện pháp để thị trường
dược phẩm không phụ thuộc vào giá thuốc do các công
ty dược phẩm của nước ngoài nắm độc quyền chi phối.
Trong trường hợp này, nếu patent hết hiệu lực bảo
hộ thì kể từ thời điểm đó doanh nghiệp nhập khẩu công
nghệ sản xuất thuốc không phải trả phí license, ngược
lại nếu chủ sở hữu áp dụng biện pháp “làm mới sáng
chế - Evergreening” như đã phân tích để kéo dài hiệu
lực bảo hộ patent thì các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm của Việt Nam cũng đã quen với thị trường.
4. Kết luận
Khi TPP được vận hành sẽ giúp Việt Nam hội nhập
sâu hơn vào thị trường thế giới, thúc đẩy đầu tư của các
nước, tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm
năng, các ngành công nghiệp, trước hết là dệt may
không chỉ nhận ưu đãi từ thị trường Hoa Kỳ, mà còn
đạt giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi cung ứng. Gia
nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với
các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất
toàn cầu.
Cơ hội là rất lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt
Nam cũng sẽ gặp phải nhiều rào cản, trong đó có rào
cản về SHTT. Do hạn chế về khuôn khổ của bài viết,
tác giả chưa thể phân tích tất cả các rào cản về SHTT
mà chỉ phân tích một số rào cản và tạm thời đưa ra một
số giải pháp như đã phân tích(22)./.
Chú thích:
(1) Ngày 30/11/2015, WTO đã kết nạp thành viên thứ 162 là
Kazakhstan, nguồn: WTO (2015), Members and Observers.
(2) Vào tháng 2 hàng năm, Office of the United States
Trade Representative (USTR) International Intellectual Prop-
erty Alliance đều ra Báo cáo đặc biệt số 301 - Special 301
Report, trong đó thống kê tình trạng xâm phạm quyền SHTT
tại các quốc gia trên thế giới. Theo đó, năm 2013 có 7 nước
(không có Việt Nam) nằm trong danh sách các quốc gia xâm
phạm quyền SHTT nhiều nhất trên thế giới (Priority Watch
List). Năm 2014 Việt Nam là một trong 9 nước và năm 2015
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2016 [45]
CHUYÊN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Việt Nam là một trong 10 nước có tên Priority Watch List. Cũng
cần nhắc thêm là, trong 11 năm liên tiếp, Trung Quốc luôn luôn
giữ vị trí đứng đầu trong Priority Watch List.
(3) Xin tham khảo thêm: F. Fergusson, Mark A. McMinimy,
Brock R. Williams (2015), The Trans-Pacific Partnership (TPP)
Negotiations and Issues for Congress, March 20, 2015.
(4) Trong bài này, patent được dùng với hàm nghĩa duy nhất để
chỉ bằng độc quyền sáng chế.
(5) U.S. International Trade Commission (2014), U.S. Goods
Trade with TPP Countries, 2014.
(6) Xin tham khảo thêm: U.S. International Trade Commission
(2014), U.S. Private Services Trade with TPP Countries, 2013.
(7) Theo: U.S. International Trade Commission (2014), U.S. For-
eign Direct Investment (FDI) with TPP Countries, 2013.
(8) Brock R. Williams (2013), Trans-Pacific Partnership (TPP)
Countries: Comparative Trade and Economic Analysis, Analyst in
International Trade and Finance, Congressional Research Service,
7-5700, June 10, 2013.
(9) Trong bài viết này, tác giả sử dụng văn bản TPP Treaty: In-
tellectual Property Rights Chapter, Consolidated Text (October 5,
2015), có tham khảo một phần bản dịch tiếng Việt do Trung tâm
WTO thuộc Bộ Công thương phát hành.
(10) Xin tham khảo thêm: Nguyễn Thị Quế Anh, Phân loại nhãn
hiệu theo hình thức của nhãn hiệu, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, Luật học, số 26 (2010), tr.100-108.
(11) The International Trade Centre, The World Trade Organiza-
tion and the United Nations (2009), Guide to Geographical Indi-
cations: Linking products and their origins. ISBN 92-9137-365-6
United Nations Sales No. E.09.III.T.2, p.23.
(12) Trong bài viết này, những quy định bắt đầu bằng ký hiệu
QQ. được trích dẫn từ tài liệu Secret TPP treaty (October 16, 2014),
Intellectual Property Chapter working document for all 12 nations
with negotiating positions.
(13) The International Trade Centre, The World Trade Organiza-
tion and the United Nations (2009), Tài liệu đã dẫn, tr 146.
(14) Nguồn: The International Trade Centre, The World Trade
Organization and the United Nations (2009), sách đã dẫn, Coun-
tries with trademark protection of GIs, p.126
(15) Nguồn: IMF, World Economic Outlook, April 2014
(16) Office United States Trade Representative, (2013) Stake-
holder Input Sharpens, Focuses U.S. Work on Pharmaceutical In-
tellectual Property Rights in the Trans-Pacific Partnership.
(17) Center for Drug Evaluation and Research, U.S. Food and
Drug Administration (2006), Generic Drugs.
(18) Xin tham khảo thêm: European Generic Medicines Associ-
ation (2007), Evergreening of Pharmaceutical Market Protection,
Retrieved 2007-10-19.
(19) Cao Minh Quang (2012), Drug Price Policy in Vietnam Let-
ting the market set prices is not as easy as it seems, Lee Kuan Yew
School of Public Policy at the National University of Singapore.
(20) Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải (2015), Bảo hộ sáng chế
phương pháp chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật cho người khi TPP
được vận hành, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cơ hội và thách thức về
sở hữu trí tuệ khi Việt Nam tham gia thương mại quốc tế, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội tổ chức ngày
18/12/2015.
(21) Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải (2011), Vụ thương hiệu
cà phê Buôn Ma Thuột và bài học về bảo vệ tài sản trí tuệ cho các
doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Hoạt động khoa học số tháng
10/2011 (629), tr. 13-16, ISSN 1859-4794.
(22) Nguồn: Bài đã đăng trên Tạp chí Thương hiệu Việt, số 76+77
(2016), tr 19-25.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Quế Anh (2010), Phân loại
nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, số
26 (2010), tr.100-108.
2. Center for Drug Evaluation and Research,
U.S. Food and Drug Administration (2006),
Generic Drugs.
3. European Generic Medicines Association
(2007), Evergreening of Pharmaceutical Market
Protection, Retrieved 2007-10-19.
4. F. Fergusson, Mark A. McMinimy, Brock
R. Williams (2015), The Trans-Pacific Partner-
ship (TPP) Negotiations and Issues for Congress,
March 20, 2015.
5. IMF, World Economic Outlook, April
2014.
6. International Trade Centre, The World
Trade Organization and the United Nations
(2009), Guide to Geographical Indications:
Linking products and their origins. ISBN 92-
9137-365-6 United Nations Sales No.
E.09.III.T.2, p.23.
7. International Trade Centre, The World
Trade Organization and the United Nations
(2009), Countries with trademark protection of
GIs, p.126.
8. Office of the United States Trade Repre-
sentative (USTR) International Intellectual Prop-
erty Alliance đều ra Báo cáo đặc biệt số 301 -
Special 301 Report.
9. Office United States Trade Representative,
(2013) Stakeholder Input Sharpens, Focuses U.S.
Work on Pharmaceutical Intellectual Property
Rights in the Trans-Pacific Partnership.
10. Cao Minh Quang (2012), Drug Price Pol-
icy in Vietnam Letting the market set prices is not
as easy as it seems, Lee Kuan Yew School of
Public Policy at the National University of Sin-
gapore.
11. Secret TPP treaty (October 16, 2014), In-
tellectual Property Chapter working document
for all 12 nations with negotiating positions.
12. TPP Treaty: Intellectual Property Rights
Chapter, Consolidated Text (October 5, 2015).
13. U.S. International Trade Commission
(2014), U.S. Foreign Direct Investment (FDI)
with TPP Countries, 2013.
14. U.S. International Trade Commission
(2014), U.S. Goods Trade with TPP Countries,
2014.
15. U.S. International Trade Commission
(2014), U.S. Private Services Trade with TPP
Countries, 2013.
16. Williams Brock R. (2013), Trans-Pacific
Partnership (TPP) Countries: Comparative
Trade and Economic Analysis. Analyst in Inter-
national Trade and Finance, Congressional Re-
search Service, 7-5700, June 10, 2013.
17. WTO (2015), Members and Observers.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khac_phuc_mot_so_rao_can_ve_so_huu_tri_tue_ma_doanh_nghiep_v.pdf