Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ

Để việc định giá TSTT được chính xác thì cần phải xem xét đến các yếu tố: “độc quyền” hay “không độc quyền” khi chuyển quyền sử dụng TSTT; các TSTT của các đối thủ cạnh tranh tương ứng với các TSTT đang được tiến hành định giá đang có trên thị trường (bao gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước) và sẽ có trên thị trường; quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhập khẩu song song [13]; hệ số cạnh tranh (cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh gián tiếp) vì hệ số cạnh tranh sẽ tỷ lệ nghịch với giá được định. So với việc định giá các tài sản hữu hình, định giá TSTT là một hoạt động phức tạp bởi bản chất vô hình của TSTT. Ngay cả nhiều các quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa có một quy định pháp luật riêng về định giá TSTT mà mới chỉ dừng lại ở việc quy định về định giá tài sản vô hình, do đó, các ý kiến đề xuất trên đây của tác giả mới chỉ là những gợi ý bước đầu để khắc phục những bất cập về định giá TSTT ở Việt Nam. Việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về định giá TSTT là một quá trình lâu dài và cần sự tham vấn của các nhà chuyên môn để văn bản pháp luật trên được hoàn thiện hơn./.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... 60 KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ThS. Hoàng Lan Phương Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV Tóm tắt: Hoạt động định giá tài sản trí tuệ (TSTT) ở Việt Nam diễn ra từ khá lâu trước khi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ra đời năm 2005, song cho đến hiện nay việc định giá TSTT này vẫn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này xuất phát từ việc các văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn khá sơ sài và chồng chéo. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá TSTT mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình - trong đó bao gồm các TSTT. Ngay cả các văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT như Luật SHTT và các Nghị định hướng dẫn thi hành cũng chưa có một quy định liên quan đến việc định giá TSTT. Để việc định giá TSTT ở Việt Nam trong thời gian tới được đồng bộ thì cần có một văn bản pháp lý thống nhất khắc phục những bất cập của pháp luật về định giá tài sản vô hình nói chung và TSTT nói riêng hiện nay là một điều tất yếu. I. DẪN NHẬP Đối với các doanh nghiệp, TSTT đóng vai trò là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc định giá TSTT giúp các doanh nghiệp khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường, đồng thời doanh nghiệp có thể tiến hành thương mại hóa được các TSTT một cách thuận lợi. Tuy nhiên, việc định giá TSTT ở Việt Nam còn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này có thể thấy rõ khi năm 1995, nhãn hiệu kem đánh răng “P/S” đã được định giá 5 triệu USD trong thương vụ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan cho Tập đoàn Unilever của Anh - Hà Lan hay nhãn hiệu kem đánh răng "Dạ Lan" của Tổ hợp Sơn Hải cũng được hãng Colgate (Hoa Kỳ) định giá 3 triệu USD [1]. Song sau 14 năm, vào năm 2009, giá trị của nhãn hiệu “TISCO” của công ty Gang thép Thái Nguyên chỉ được định giá 39,5 tỷ đồng khi cổ phần hóa doanh nghiệp (chưa bằng 3% tổng giá trị tài sản - 1084 tỷ đồng) [8]. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp khi cổ phần hóa cũng chưa thực sự chú trọng việc tính giá trị của các TSTT vào giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hóa như Kem Tràng Tiền hay Bánh tôm Hồ Tây... JSTPM Vol 1, No 2, 2012 61 Vấn đề định giá TSTT đã được nhiều nhà chuyên môn nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu. Có thể kể tới các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: (1) Các bài viết về vai trò của định giá TSTT và các phương pháp định giá TSTT như: Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti, “Định giá TSTT: Làm thế nào để lựa chọn một phương pháp định giá thích hợp”[11]; Daryl Martin & David Drews, “Kỹ thuật định giá TSTT” [5]; John Turner, “Định giá TSTT, Kỹ thuật định giá: các tham số, phương pháp và giới hạn” [2]; (2) Các bài viết về các tiêu chuẩn định giá TSTT của Hoa Kỳ như: Micheal R. Annis & Brad L. Pursel, “Định giá TSTT theo các nguyên tắc được chấp nhận chung (GAAP) của Hoa Kỳ và sự ảnh hưởng tới sự tranh chấp về SHTT; Ian McClure, “Kiểm tra sự tăng trưởng kinh tế: Định giá, tài chính và trao đổi TSTT” [9]; J. Timothy Cromley, “Các tiêu chuẩn định giá TSTT” [6]. Định giá TSTT là một vấn đề khá mới ở Việt Nam song cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới lĩnh vực mới này: (1) Các nghiên cứu về nhu cầu, mục đích và các phương pháp định giá TSTT: Vũ An Khang, “Nhu cầu định giá TSTT và các vấn đề về tài chính, kế toán có liên quan”; TS. Vũ Thị Hải Yến, “TSTT và các phương pháp định giá TSTT trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp”. (2) Các nghiên cứu về định giá TSTT khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: TS. Trần Văn Hải, ThS. Trần Điệp Thành, “Một số điểm cần chú ý khi định giá TSTT của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa”; ThS. Nguyễn Thị Tuyết, “Vai trò của TSTT và thực trạng nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam về TSTT trong cổ phần hóa doanh nghiệp”. (3) Nghiên cứu về định giá TSTT khi góp vốn bằng TSTT của PGS.TS. Trần Văn Nam, “Góp vốn bằng TSTT của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề tồn tại”. Nguyên nhân dẫn đến việc định giá TSTT ở Việt Nam còn chưa theo một tiêu chuẩn nào xuất phát từ những bất cập của pháp luật. Do đó, trong bài viết, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật này để việc định giá TSTT sẽ được thống nhất hơn trong thời gian tới. Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... 62 II. THỐNG NHẤT THUẬT NGỮ Thuật ngữ TSTT được sử dụng trong bài viết là thuật ngữ chỉ các đối tượng của quyền SHTT được bảo hộ và được phép chuyển giao theo quy định Luật SHTT [10]. Khái niệm“định giá” có thể hiểu thông qua 2 khái niệm “định giá bất động sản” và “định giá công nghệ”: - Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định (Khoản 9, Điều 4, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006); - Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ (Khoản 14, Điều 3, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006). Theo đó, định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Định giá là công việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản đó trên thị trường. Việc định giá tài sản là do các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài sản tự thực hiện. Khái niệm định giá không thể đồng nhất với khái niệm thẩm định giá. Theo Khoản 2, Điều 4, Pháp lệnh giá 2002: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”. Với quy định trên thẩm định giá được hiểu là việc xác định giá thị trường của tài sản. Thẩm định giá là việc tìm ra giá cả của tài sản định bán trong một thị trường. Công việc thẩm định giá thường do các thẩm định viên về giá thực hiện theo tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định. Trong bài viết, thuật ngữ định giá TSTT được hiểu là việc đánh giá giá trị của các TSTT tại một địa điểm, thời điểm nhất định. III. PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ 1. Pháp luật quốc tế và nước ngoài về định giá tài sản trí tuệ 1.1. Pháp luật quốc tế về định giá tài sản trí tuệ Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật quốc tế nào điều chỉnh việc định giá TSTT vì vậy việc định giá TSTT vẫn chủ yếu được thực hiện theo Hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình số 4 do Hội đồng Định giá Quốc tế (IVSC) công bố [12]. Hướng dẫn này được coi là một tài liệu tham khảo mang tính hướng dẫn chung về định giá TSTT nói riêng và định giá tài sản vô hình nói chung theo tiêu chuẩn quốc tế. JSTPM Vol 1, No 2, 2012 63 1.2. Pháp luật của một số quốc gia về định giá tài sản trí tuệ Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc định giá TSTT nói riêng và định giá tài sản vô hình nói riêng. Hiện nay ở Hoa Kỳ chỉ có một vài hướng dẫn của các Hiệp hội mang tính chất tham khảo. Năm 2001, Hội đồng Tiêu chuẩn Tài chính Kế toán công bố 2 thông báo về những tiêu chuẩn tài chính kế toán trong đó có quy định về việc định giá tài sản vô hình, TSTT khi sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đó là: Thông báo số 141: Hợp nhất doanh nghiệp; Thông báo số 142: Lợi thế thương mại và những tài sản vô hình khác [3]. Năm 2008, Hiệp hội Định giá viên Hoa Kỳ đã ban hành “Tiêu chuẩn định giá doanh nghiệp” trong đó Tiêu chuẩn IX quy định về việc định giá tài sản vô hình [7]. Pháp luật Trung Quốc hiện nay cũng chưa có một văn bản pháp luật quy định riêng về định giá TSTT. Việc định giá TSTT hiện nay chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình được quy định trong Thông tư về việc đưa ra các tiêu chuẩn định giá tài sản - tài sản vô hình của Bộ Tài chính năm 2001 (sửa đổi năm 2008). 2. Pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến việc định giá TSTT như: Luật thi hành án dân sự 2008, Luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Chuẩn mực kế toán số 04 về tài sản cố định (TSCĐ) vô hình ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Chuẩn mực kế toán số 04), Thông tư 203/2009/TT-BTC quy định về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (Thông tư 203/2009/TT-BTC), Thông tư 202/2011/TT- BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP... Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam về định giá TSTT vẫn còn khá sơ sài. Các văn bản pháp luật nêu trên hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá TSTT mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình - trong đó bao gồm các TSTT. Ngay cả Luật SHTT năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các Nghị định hướng dẫn thi hành là những văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT cũng chưa có một quy định nào quy định về việc định giá TSTT. Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... 64 IV. NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ 1. Việc sử dụng các thuật ngữ trong các văn bản pháp luật có liên quan tới việc định giá các tài sản trí tuệ còn chưa thống nhất Do được ban hành vào năm 2001 trước khi Luật SHTT ra đời nên Chuẩn mực kế toán số 04 vẫn còn sử dụng các thuật ngữ cũ chưa thống nhất với Luật SHTT khi liệt kê ra các TSTT: “bằng sáng chế, bản quyền, phần mềm máy vi tính, nhãn hiệu hàng hóa” là TSTT do doanh nghiệp đầu tư sẽ được coi là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp [4]. Thuật ngữ “bằng sáng chế” hay chính xác hơn là “bằng độc quyền sáng chế” dùng để chỉ văn bằng bảo hộ ghi nhận các thông tin về chủ sở hữu sáng chế, tên tác giả, đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ nên “bằng độc quyền sáng chế” sẽ không phải là một TSTT và nó cũng không là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. Do vậy, những “sáng chế” được pháp luật bảo hộ mới là TSCĐ vô hình chứ không phải là văn bằng bảo hộ ghi nhận những thông tin liên quan đến sáng chế được bảo hộ. Ngoài ra, “phần mềm máy vi tính” hay chính xác hơn là “phần mềm máy tính” không được coi là một trong những đối tượng của quyền SHTT mà chỉ có “chương trình máy tính” là một trong những đối tượng của quyền tác giả theo Khoản 1, Điều 22, Luật SHTT do đó việc liệt kê ra “phần mềm máy tính” là một trong những TSTT theo như Chuẩn mực kế toán 04 là chưa chuẩn xác. Điểm b, Khoản 1, Điều 6, Thông tư 203/2009/TT-BTC có sử dụng thuật ngữ “bằng sáng chế phát minh” là một trong những đối tượng của TSCĐ vô hình. Tuy nhiên, trong Luật SHTT lại không tồn tại thuật ngữ này mà chỉ sử dụng thuật ngữ “bằng độc quyền sáng chế”. Điều đáng nói là Thông tư 203/2009/TT-BTC được ban hành vào 20/10/2009 tức là sau khi ban hành Luật SHTT sửa đổi, bổ sung vào 19/6/2009 mà vẫn sử dụng không đúng thuật ngữ so với Luật SHTT. Hơn nữa như đã phân tích mà chỉ có “sáng chế” được pháp luật bảo hộ là TSTT và là TSCĐ vô hình chứ không phải “bằng sáng chế phát minh”. Ngoài ra, Thông tư này đã sử dụng thuật ngữ “giống cây trồng” và “vật liệu nhân giống” để chỉ các đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là chưa chuẩn xác theo như quy định của Luật SHTT vì đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là “vật liệu nhân giống” và “vật liệu thu hoạch”. 2. Mâu thuẫn trong việc coi tài sản trí tuệ nào là tài sản cố định vô hình để định giá và tính vào giá trị của doanh nghiệp Theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 thì chỉ có một số các đối tượng của quyền SHTT mới được coi là TSCĐ vô hình như: sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu đó không phải được tạo ra từ nội JSTPM Vol 1, No 2, 2012 65 bộ doanh nghiệp như nhãn hiệu đó được mua lại, góp vốn). Nhưng trong Thông tư 203/2009/TT-BTC tại Khoản 2, Điều 4 quy định tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều được coi là TSCĐ vô hình và từ đó là cơ sở để định giá và tính vào giá trị của doanh nghiệp. Điểm b, Khoản 1, Điều 6 của Thông tư 203/2009/TT-BTC đã coi“chỉ dẫn địa lý” là một loại TSCĐ vô hình của doanh nghiệp đã mâu thuẫn với quy định tại Khoản 4, Điều 121 của Luật SHTT: “chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước”. Do đó, không thể coi “chỉ dẫn địa lý” là một loại TSCĐ vô hình của doanh nghiệp được. “Thương hiệu” có được là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp hay không vẫn còn mâu thuẫn. Theo quy định của Điểm a, Khoản 7, Điều 18 của Thông tư 202/2011/TT-BTC thì giá trị của “thương hiệu” (bao gồm “nhãn hiệu” và “tên thương mại”) được tính vào giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, trong Chuẩn mực kế toán số 04 lại không quy định “thương hiệu” là TSCĐ để được định giá và tính vào giá trị doanh nghiệp. 3. Quy định về chủ thể định giá tài sản trí tuệ còn chưa thực sự hợp lý Theo Điều 30, Luật Doanh nghiệp thì TSTT là một trong những loại tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp và nêu ra chủ thể có quyền định giá TSTT góp vốn: + Khi góp vốn để thành lập doanh nghiệp, TSTT được góp vốn phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí (100% phiếu thuận). Với quy định tại Khoản 2, Điều 30, Luật Doanh nghiệp thì các thành viên/cổ đông sáng lập nên doanh nghiệp sẽ là những người trực tiếp định giá TSTT. Việc định giá trên có thể không phụ thuộc vào một tính toán cụ thể dựa trên các yếu tố thị trường, chi phí hay lợi nhuận của TSTT đó. Do đó, sẽ dẫn tới 2 trường hợp: Trường hợp 1: TSTT được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Trường hợp 2: TSTT được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. + Khi doanh nghiệp đã hoạt động, việc định giá TSTT sẽ do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Khoản 3, Điều 30, Luật Doanh nghiệp quy định về chế tài đối với người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm khi việc định giá cao hơn giá trị thực Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... 66 tế tại thời điểm góp vốn. Chế tài này được thực hiện đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khi doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản. Tuy nhiên quy định trên cũng không quy định rõ trường hợp nào “người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, trường hợp nào “tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” phải liên đới chịu trách nhiệm? Khi nào mà cả 3 chủ thể trên đều phải liên đới chịu trách nhiệm? 4. Bất cập trong việc sử dụng phương pháp định giá tài sản trí tuệ Khoản 2, Điều 4 của Thông tư 203/2009/TT-BTC quy định về việc xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: “Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật SHTT là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra” (Điểm e). “Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm” (Điểm g). Như vậy, theo quy định của Thông tư 203/2009/TT-BTC thì việc xác định giá của TSTT là theo phương pháp định giá dựa trên chi phí quá khứ. Thông tư 202/2011/TT-BTC quy định việc xác định giá trị “thương hiệu” là để góp phần xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp khi định giá doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa: “Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp...”. Như vậy, theo quy định của Thông tư 202/2011/TT-BTC thì mới chỉ đưa ra cách tính giá trị của “thương hiệu” dựa trên giá trị của “nhãn hiệu” và “tên thương mại”, và cũng dựa trên phương pháp chi phí quá khứ. Có thể thấy rằng, theo các quy định của pháp luật thì phương pháp để định giá TSTT ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa trên phương pháp chi phí quá khứ. Ưu điểm của phương pháp này là làm cho TSTT xuất hiện trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp với tư cách là một tài sản được hạch toán, do đó góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị kinh tế của TSTT. Tuy nhiên, phương pháp chi phí lại bộc lộ khá nhiều nhược điểm khiến cho phương pháp này không được áp dụng phổ biến trong thực tiễn định giá TSTT. Nhược điểm lớn nhất là chỉ sử dụng một yếu tố (yếu tố chi phí) để xác định giá trị của TSTT và hoàn toàn không xem xét tới lợi ích kinh tế tương lai mà TSTT đó có khả năng mang lại. Do đó, việc định giá TSTT chỉ dựa vào các chi phí trong quá khứ để tạo ra/phát triển TSTT là chưa thực sự đánh giá được tiềm năng kinh tế tương lai của TSTT đó. JSTPM Vol 1, No 2, 2012 67 V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ Bản chất của việc định giá TSTT là sự thỏa thuận về giá trị của TSTT giữa hai bên chủ thể tham gia định giá và là quan hệ dân sự/kinh tế do đó pháp luật không thể can thiệp quá sâu vào việc định giá song Nhà nước cần phải đưa ra được những quy định về định giá TSTT để hướng dẫn thực hiện việc định giá TSTT. Một Nghị định của Chính phủ quy định về việc định giá TSTT không chỉ giải quyết được những mâu thuẫn và bất cập trong các văn bản về định giá TSTT mà còn là chuẩn mực để việc định giá TSTT trong thời gian tới được đồng bộ hơn. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là những loại TSTT được pháp luật về SHTT bảo hộ và có thể chuyển giao được trong các giao dịch dân sự. Sau đây, tác giả xin đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định pháp luật về định giá TSTT: 1. Quy định về các loại tài sản trí tuệ không được định giá 1.1. Các tài sản trí tuệ không được phép định giá khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản trí tuệ - Chỉ dẫn địa lý: chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam và không thể chuyển nhượng quyền sở hữu. - Tên thương mại: không được định giá nếu việc chuyển nhượng tên thương mại đó không đi kèm với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. 1.2. Các tài sản trí tuệ không được phép định giá khi chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ - Chỉ dẫn địa lý: vì quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không thể chuyển giao; - Tên thương mại: vì quyền sử dụng tên thương mại không thể chuyển giao; - Nhãn hiệu tập thể (trong trường hợp định giá nhãn hiệu tập thể nhằm mục đích chuyển quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó). 1.3. Các tài sản trí tuệ không được phép định giá khi nhượng quyền thương mại Bản chất của nhượng quyền thương mại là bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng “quyền thương mại” của mình trong kinh doanh. Theo quy định của Khoản 1, Điều 284, Luật Thương mại, khi nhượng quyền thương mại thì chỉ có các TSTT như nhãn hiệu, tên thương mại và bí mật Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... 68 kinh doanh là một bộ phận hợp thành “quyền thương mại” và được phép định giá. Theo tác giả, ngoài các TSTT nói trên được phép định giá khi nhượng quyền thương mại thì kiểu dáng công nghiệp và sáng chế cũng là một TSTT có thể định giá được khi tiến hành các hoạt động nhượng quyền thương mại. Như vậy, ngoài các TSTT là nhãn hiệu, tên thương mại và bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế thì các đối tượng khác của quyền SHTT sẽ không được định giá khi nhượng quyền thương mại. 1.4. Các tài sản trí tuệ không được phép định giá khi góp vốn Để góp vốn bằng TSTT thì người góp vốn phải là chủ sở hữu của TSTT đó. Có 2 hình thức góp vốn bằng TSTT đó là: góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu TSTT và góp vốn bằng quyền sử dụng TSTT. Những TSTT sau sẽ không được phép định giá để góp vốn: - Chỉ dẫn địa lý; - Tên thương mại (trong trường hợp định giá để góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu tên thương mại không kèm theo cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng tên thương mại). Bên cạnh việc định giá TSTT nhằm những mục đích trên đây thì việc định giá TSTT cũng nhằm những mục đích khác như: xác định giá trị của doanh nghiệp (trong đó có xác định giá trị của TSTT) để cổ phần hóa (đối với các doanh nghiệp Nhà nước); mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, tái cấu trúc doanh nghiệp; tiến hành các thủ tục phá sản; phát hành cổ phiếu ra công chúng, quản lý TSTT, xác định mức độ thiệt hại trong tranh chấp về TSTT... thì việc coi TSTT nào là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. Theo tác giả cần phải quy định rõ: - Những TSTT được coi là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp là: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh, tên thương mại; vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch; - Không nên quy định giá trị “thương hiệu” là căn cứ để xác định giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa như tại Thông tư 202/2011/TT-BTC. Để phù hợp với quy định của Luật SHTT thì nên quy định giá trị của “tên thương mại” và “nhãn hiệu” là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa vì “thương hiệu” không phải là một đối tượng của quyền SHTT. JSTPM Vol 1, No 2, 2012 69 2. Quy định về chủ thể có quyền định giá tài sản trí tuệ Định giá TSTT là các giao dịch dân sự/kinh tế do đó chủ thể định giá sẽ là những bên tham gia giao dịch này. Các bên có thể tự thỏa thuận định giá hoặc thuê các tổ chức định giá chuyên nghiệp theo sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, đối với việc định giá các TSTT của các doanh nghiệp Nhà nước, tác giả xin đề xuất việc định giá này nên trao cho một tổ chức định giá chuyên nghiệp để đảm bảo được tính chính xác tối đa khi tiến hành định giá. Ngoài ra, cũng cần quy định chế tài đối với các tổ chức định giá khi định giá TSTT cao hoặc thấp hơn giá trị thực tế của TSTT đó. 3. Quy định về các phương pháp định giá tài sản trí tuệ Việc định giá TSTT thường sử dụng 3 phương pháp phổ biến: chi phí, thu nhập và thị trường. Do đó, trong Nghị định quy định về định giá TSTT cũng cần quy định về các loại phương pháp định giá trên, các trường hợp áp dụng, ưu điểm và hạn chế khi áp dụng của từng phương pháp định giá TSTT. Do bản chất của việc định giá là sự thỏa thuận về giá giữa các bên chủ thể tham gia định giá do đó pháp luật cần quy định các bên có thể lựa chọn các phương pháp khác ngoài 3 phương pháp trên để có thể định giá TSTT. Để việc định giá TSTT được chính xác thì cần phải xem xét đến các yếu tố: “độc quyền” hay “không độc quyền” khi chuyển quyền sử dụng TSTT; các TSTT của các đối thủ cạnh tranh tương ứng với các TSTT đang được tiến hành định giá đang có trên thị trường (bao gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước) và sẽ có trên thị trường; quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhập khẩu song song [13]; hệ số cạnh tranh (cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh gián tiếp) vì hệ số cạnh tranh sẽ tỷ lệ nghịch với giá được định. So với việc định giá các tài sản hữu hình, định giá TSTT là một hoạt động phức tạp bởi bản chất vô hình của TSTT. Ngay cả nhiều các quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa có một quy định pháp luật riêng về định giá TSTT mà mới chỉ dừng lại ở việc quy định về định giá tài sản vô hình, do đó, các ý kiến đề xuất trên đây của tác giả mới chỉ là những gợi ý bước đầu để khắc phục những bất cập về định giá TSTT ở Việt Nam. Việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về định giá TSTT là một quá trình lâu dài và cần sự tham vấn của các nhà chuyên môn để văn bản pháp luật trên được hoàn thiện hơn./. Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. gia-thuong-hieu.html 2. John Turner. (2000) Valuation of Intellectual Property Assets, Valuation Techniques: Parameters, Methodologies and Limitations. xax.pdf 3. Financial Accounting Standards Board. (2001) Statement of Financial Accounting Standards No.141, Businesss Combinations; Statement of Financial Accounting Standards No.142, Good Will and Other Intangible Assets. 4. Chuẩn mực kế toán 04. Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 5. Daryl Martin, David Drews. (2006) Intellectual Property Valuation Techniques. Tạp chí Licensing, tháng 10/2006. 6. J. Timothy Cromley. (2007) Intellectual Property Valuation Standards. 7. American Society of Appraisers. (2009) Business Valuation Standard-BVS, 8. Báo cáo định giá nhãn hiệu “TISCO”; “GT, TISCO và hình”. Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, ngày 29/11/2009. 9. Ian McClure. (2009) Economy Pulse Check: Valuation, Finance and Exchange of Intellectual Property. Tạp chí The Federal Lawyer, Tập 56, Số 4 năm 2009, tr.18-19, 23. 10. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009. 11. Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti. (2010) Intellectual Property Valuation: How to approach the selection of an appropriate valuation method. Tạp chí Intellectual Capital, Tập 11, số 4 năm 2010, tr.481-503. 12. Hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình. Guidance Note No.4 on Valuation of Intangible Assets (GN4) được ban hành năm 2001 và được sửa đổi năm 2010. 13. Trần Văn Hải. (2010) Các yếu tố sở hữu công nghiệp tác động đến hiệu quả kinh tế hợp đồng chuyển giao công nghệ. Tạp chí Hoạt động khoa học, Số 5/2010 (612), tr.18- 20.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhac_phuc_nhung_bat_cap_cua_phap_luat_viet_nam_ve_dinh_gia_t.pdf
Tài liệu liên quan