Vấn đề chủ thể của tội phạm (Hay là
cần phải thừa nhận nguyên tắc quy tội khách
quan đối với pháp nhân).
Từ 03 đặc điểm (dấu hiệu) đã được
phân tích tại các tiết cuối cùng (3. đến 5.) trên
đây đã cho phép khẳng định rằng các luận
điểm khoa học hoàn toàn xác đáng và bảo đảm
sức thuyết phục liên quan đến vấn đề chủ thể
phạm tội như sau:
6.1. Theo PLHS Việt Nam hiện hành
(mặc dù đã ghi nhận về mặt lập pháp TNHS
của PNTM trong BLHS năm 2015) nói riêng
và PLHS của bất kỳ quốc gia nào nói chung
thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân,
tức chỉ có thể là con người cụ thể. Tại sao
vậy (?), bởi vì:
6.2. Chỉ có cá nhân (thực thể sinh học)
và là con người cụ thể thì mới có bộ não để
suy nghĩ, tính toán và có tay, chân khi thực
hiện hành vi phạm tội (bằng hành động hoặc
không hành động) và tiếp theo theo logic này.
6.3. Mà pháp nhân nói chung (như cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp) và PNTM nói
riêng (như doanh nghiệp, tập đoàn, công ty)
theo PLHS Việt Nam là do con người lập ra
và mặc dù là sự liên kết lại của nhiều cá nhân
trong 01 tổ chức (như công ty, doanh nghiệp,
v.v. có đăng ký kinh doanh và có ban lãnh
đạo) thì sự “trừu tượng về mặt pháp lý” như
vậy đương nhiên là không thể có bộ não để suy
nghĩ, tính toán và có tay, chân khi thực hiện
hành vi phạm tội (bằng hành động hoặc
không hành động) được (!!!).
6.4. Hơn nữa, mệnh đề “hành vi phạm tội
được thực hiện nhân danh pháp nhân thương
mại” (khoản a Điều 75 BLHS năm 2015) tự nó
đã nói lên tất cả là: tội phạm ấy nhất thiết phải
do 01 chủ thể thứ 2 khác nào đó thực hiện thì
mới có thể “nhân danh PNTM” để thực hiện
(chứ không thể có việc PNTM lại tự nhân
danh chính mình được) và phạm trù này
cũng chính là sự khẳng định gián tiếp rằng,
chủ thể thứ 02 đã phạm tội đó chính là cá
nhân (con người) cụ thể nên mới có thể nhân
danh PNTM, chứ không thể là pháp nhân
thứ hai nào khác đã nhân danh pháp nhân
thứ nhất phạm tội được. Vì đã là pháp nhân
thì ngoài việc không có bộ não để suy nghĩ
cũng không có chân tay để có thể thực hiện
hành vi được (chẳng hạn như: cầm vô lăng
lái xe đổ chất thải xuống sông, cầm dao chặt
cây rừng hay cầm súng bắn người, v.v.).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành và định hướng tiếp tục hoàn thiện trong tương lai (Kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Lê Cảm
I. Khái niệm và các đặc điểm (dấu hiệu)
của tội phạm
1. Khái niệm tội phạm
Cùng với ba chế định lớn và chủ yếu
khác của Phần chung pháp luật hình sự
(PLHS) - đạo luật hình sự (1), trách nhiệm hình
sự (TNHS) (2) và các biện pháp cưỡng chế hình
sự (3) (bao gồm hai chế định nhỏ là hình phạt
và biện pháp tư pháp hình sự), tội phạm cũng
là một chế định lớn chủ yếu và quan trọng,
đồng thời là một trong những phạm trù cơ
bản của PLHS. Chính vì lẽ đó, từ trước đến
nay (đặc biệt là từ sau khi PLHS nước ta
được pháp điển hóa) các nhà hình sự học
đã quan tâm nghiên cứu những vấn đề về
tội phạm. Vì vậy, đúng như 01 trong vài luật
gia - hình sự học hàng đầu của Việt Nam,
PgS. TS. Trần Văn Độ đã viết, “nghiên cứu
khái niệm tội phạm luôn luôn là chủ đề nóng hổi
trong khoa học pháp lý hình sự trên thế giới nói
chung và ở nước ta nói riêng”1.
Tuy nhiên, từ trước đến nay xung
quanh khái niệm tội phạm trong giới hình
sự học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Chẳng hạn như:
1) Việc phân tích sách báo pháp lý hình
sự đã cho thấy, trong khoa học luật hình sự
(LHS) của Liên Xô trước đây và Liên bang
Nga hiện nay có một số các quan điểm chủ
yếu của các nhà hình sự học coi khái niệm
tội phạm là hành vi: a) có 02 dấu hiệu - tính
nguy hiểm cho xã hội và tính trái PLHS, đồng
1 Trần Văn Độ. Tội phạm và cấu thành tội phạm.
Chương V. Trong sách: Tội phạm học, luật hình sự
và Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Tập thể tác giả
do gS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên). NXB. Chính trị
Quốc gia. Hà Nội, tr.158.
KHÁI NIỆM TỘI PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN TRONG TƯƠNG LAI (Kỳ 1)
lê cảM*
* Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Giám đốc Trung tâm
Luật hình sự & Tội phạm học thuộc Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội
Bài viết đề cập đến việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận 03 nhóm
vấn đề xung quanh khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành:
I) Nhận thức khoa học về khái niệm và nội hàm của các đặc điểm (dấu hiệu)
của tội phạm; II) Trên cơ sở 08P tiêu chí so sánh cơ bản, phân tích và chỉ ra
những điểm khác nhau và giống nhau chủ yếu của tội phạm với 02 loại hành
vi (vi phạm pháp luật khác và hành vi trái đạo đức); và III) Định hướng tiếp
tục hoàn thiện khái niệm tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách
nhiệm hình sự (TNHS).
Từ khóa: 1) Khái niệm tội phạm; 2) Các đặc điểm (dấu hiệu); 3) Hành vi
phạm tội; 4) Hành vi vi phạm pháp luật khác; 5) Hành vi trái đạo đức; 6) Phân
loại tội phạm.
The paper studies to shed light on theories of 3 problems related to crime
definition under Vietnamese criminal law currently: I) Scientific cognition about
definition and connotation of crime’s characteristics; II) Based on 08P basic
comparison criteria, analyzing the main differences and similarities between
crime and 2 behaviors (other law violations and immoral acts); and III) Orientations
to continously complete crime definition on coporate criminal liability.
Keywords: 1) crime definition; 2) characteristics (signals); 3) Offense;
4) Other law violations; 5) Immoral acts; 6) crime classification.
4Khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt nam hiện hành...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
thời dấu hiệu sau (thứ hai) này chứa đựng
trong mình cả tính chất lỗi2; b) có 03 dấu hiệu
- ngoài 02 dấu hiệu đầu tiên đã nêu còn có
thêm một dấu hiệu thứ 03 nữa - tính chất lỗi3
hoặc tội phạm là hành vi có lỗi4; c) có 04 dấu
hiệu - ngoài ba dấu hiệu đã nêu còn có thêm
một dấu hiệu thứ 04 nữa - tính phải chịu hình
phạt5; d) có 05 dấu hiệu - ngoài 04 dấu hiệu
đã nêu còn có thêm một dấu hiệu thứ 05
nữa - tính trái đạo đức6 hoặc tội phạm là “sự
xâm hại” nguy hiểm cho xã hội (chứ không
phải là hành vi, vì “người không có năng lực
trách nhiệm hình sự hay trẻ em cũng có thể
thực hiện hành vi”) mà ngoài ba dấu hiệu
đầu tiên đã nêu còn có thêm hai dấu hiệu
2 Xem: 1) Đurmanôv N.Đ. Khái niệm tội phạm.
NXB Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Maxcơva-
Lêningrad 1948, tr. 202 (Tiếng Nga); 2) giáo trình
luật hình sự Xô Viết (Phần chung). Tập 1. NXB
Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lêningrađ,
1968, tr.164 (Tiếng Nga).
3 Xem: Kuđriavtxev V.N. Lý luận chung về định
tội danh. NXB Sách pháp lý. Maxcơva, 1972, tr.112
(Tiếng Nga).
4 Xem: 1) Kuznhetxôva N.F. Tội phạm và tình trạng
phạm tội. NXB Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia
Maxcơva, 1969, tr. 90 (Tiếng Nga); 2) Kuđriavtxev
V.N (Chủ biên). Đạo luật hình sự. Kinh nghiệm
của việc mẫu hóa về lý luận. NXB Khoa học,
1987, tr.45 (Tiếng Nga); 3) Kelina X.G. Luật hình
sự Liên bang Nga. Phần chung. Các hướng dẫn
về phương pháp học tập. Khoa Luật-Trường Đại
học Tổng hợp (ĐHTH) quốc tế xuất bản.Maxcơva,
1996, tr.10 (Tiếng Nga).
5 Xem: 1) Piôntkôvxki A.A. Lý luận về tội phạm
theo luật hình sự Xô Viết. NXB Pháp lý Quốc
gia. Maxcơva, 1961, tr. 29-30 (Tiếng Nga); 2) giáo
trình luật hình sự Xô Viết Phần chung.Tập ii (Tội
phạm). NXB Khoa học. Maxcơva, 1970, tr.25 (Tiếng
Nga); 3) Sivsôv O.F. Tội phạm và hành vi hành
chính. Trường đại học pháp lý tại chức toàn Liên
bang xuất bản. Maxcơva, 1967, tr.16 (Tiếng Nga);
4) Kôrnheeva A.V. Chương iV “Tội phạm” Trong
sách: Luật hình sự. Phần chung. NXB Sách pháp
lý. Maxcơva, 1994, tr.74 (Tiếng Nga).
6 Xem: 1) Gertxenzôn A.A. Khái niệm tội phạm theo
luật hình sự Xô Viết. NXB Pháp lý quốc gia. Maxcơva,
1955, tr.52 (Tiếng Nga); 2) Đaghel P.X., Kôtôv Đ.P.
Mặt chủ quan của tội phạm và việc xác định nó. NXB
Trường ĐHTH Vôrônhez, 1974, tr.38 (Tiếng Nga).
nữa được thực hiện bởi người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự7; đ) có 06 dấu hiệu ngoài 04 dấu hiệu
đầu tiên đã nêu còn có thêm 02 dấu hiệu
nữa - hành vi được thực hiện bởi người có
năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS8.
2) Còn trong khoa học luật hình sự Việt
Nam hiện nay, mặc dù đa số các nhà hình sự
học nước ta đồng nhất với quan điểm coi
tội phạm là hành vi có 04 dấu hiệu (như đã
nêu ở trên); nhưng riêng PgS.TS. Trần Văn
Độ không coi tính phải chịu hình phạt là một
đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm, mà quan
niệm đặc điểm thứ 04 của tội phạm “là hành
vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện”9; còn theo PgS.TS. Kiều Đình
Thụ, thì ngoài bốn dấu hiệu truyền thống
trên đã coi dấu hiệu thứ 05 của tội phạm là
“tính có năng lực trách nhiệm hình sự”10. Đây
cũng chính là dấu hiệu được ghi nhận về
mặt lập pháp bởi định nghĩa pháp lý của
khái niệm tội phạm trong PLHS của nước
ta (khoản 1 Điều 8 của BLHS năm 1985 và
BLHS năm 1999, cũng như BLHS năm 2015
hiện hành).
3) Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng
tôi, định nghĩa khoa học (ĐNKH) của bất kỳ
một khái niệm, phạm trù hoặc hiện tượng
pháp luật nào nói chung (và PLHS nói riêng)
cần phải đáp ứng được 04 tiêu chí (đòi hỏi)
chủ yếu là: a) Chặt chẽ về mặt lôgic; b) Chính
xác về mặt ngôn ngữ; c) Ngắn gọn về mặt
hình thức (cấu trúc) và; d) Đầy đủ về mặt
nội dung. Từ đây cho thấy, đối với ĐNKH
7 Xem: Karpusin M.P., Kurlianđxki V.i. Trách
nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm. NXB Sách
pháp lý. Maxcơva, 1974, tr.89 (Tiếng Nga).
8 Xem: Martxev A.I. Tội phạm: bản chất và nội
dung. NXB Trường ĐHTH Ômxk, 1986, tr.24-28
(Tiếng Nga).
9 Trần Văn Độ. Tlđd, tr.171.
10 Kiều Đình Thụ. Một số vấn đề lý luận về khái niệm
tội phạm trong luật hình sự. Bài 1. Trong sách: Luật
hình sự Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực
tiễn. NXB Công an nhân dân. Hà Nội, 1997, tr.6.
5Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Lê Cảm
(ở đây chưa bàn đến định nghĩa pháp lý) của
khái niệm tội phạm, thì tiêu chí thứ 04 là cần
phải bao hàm đầy đủ tất cả các đặc điểm
(dấu hiệu) trên cả 03 bình diện hay còn gọi
là dưới 03 góc độ (khía cạnh) - khách quan,
pháp lý (hình thức) và chủ quan. Vì vậy, tổng
kết tất cả các quan điểm đã được liệt kê trên
đây và xuất phát từ định nghĩa pháp lý của
khái niệm tội phạm đã được nhà làm luật
ghi nhận về mặt lập pháp trong PLHS Việt
Nam hiện hành (khoản 1 Điều 8 BLHS năm
2015), chúng ta có thể đưa ra ĐNKH ngắn
gọn của khái niệm tội phạm như sau: Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy
định trong PLHS (hay còn gọi là «trái PLHS»
hoặc «bị PLHS cấm»), do cá nhân (người) có
năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực
hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý).
2. các đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm
ĐNKH của khái niệm tội phạm được đưa
ra trên đây chính là định nghĩa có tính tổng
thể phản ánh được đầy đủ nội hàm của khái
niệm tội phạm về mặt nội dung (vật chất) vì
nó chỉ ra được bản chất xã hội (xâm hại đến
các khách thể được Nhà nước bảo vệ bằng
PLHS), cũng như về mặt hình thức khi chỉ ra
được bản chất pháp lý (được quy định trong
PLHS). Vì khái niệm tội phạm nêu trên đã
thể hiện được đầy đủ trên cả 03 bình diện
(khía cạnh) tương ứng với 05 đặc điểm (dấu
hiệu) của tội phạm là:
2.1. Trên bình diện khách quan (nội dung)
- tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
2.2. Trên bình diện pháp lý (hình thức) -
tội phạm là hành vi do PLHS quy định (còn
gọi là tính trái PLHS hay tính bị PLHS cấm
của tội phạm).
2.3. Trên bình diện chủ quan - tội phạm là
hành vi do người có năng lực TNHS (3) và đủ
tuổi chịu TNHS (4) thực hiện một cách có lỗi
(5). Đặc biệt, với việc thông qua BLHS năm
2015 thì khi bàn về bình diện chủ quan cần
lưu ý rằng, vì lần đầu tiên trong PLHS Việt
Nam hiện hành có ghi nhận vấn đề TNHS
của pháp nhân nên cần có nhận thức khoa
học thống nhất để phân biệt rõ như sau: 1)
Đối với đa số cấu thành tội phạm (CTTP)
thì chủ thể của tội phạm và đồng thời là chủ
thể của TNHS chỉ có thể là cá nhân người
phạm tội; 2) Còn đối với riêng 33 CTTP
riêng biệt được liệt kê tại Điều 76, thì chủ
thể của tội phạm cũng chỉ có 01 loại là cá nhân
người phạm tội (với đầy đủ 04 dấu điều
kiện được quy định tại Điều 75), nhưng lại
có 02 loại chủ thể của TNHS vì ngoài loại
chủ thể thứ 01 của TNHS là người phạm tội
đó ra còn có thêm loại chủ thể thứ 02 nữa -
pháp nhân thương mại (PNTM) (nếu cơ quan
tiến hành tố tụng chứng minh được có sự
liên đới của PNTM đó trong thiệt hại đã xảy
ra bởi hành vi khách quan mà cá nhân đã
thực hiện. Nói một cách khác, ở đây hoàn
toàn đúng đắn như 01 trong vài nhà hình
sự học hàng đầu của Việt Nam đương đại,
gS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa đã khẳng định:
“Pháp nhân thương mại không thể là chủ thể
của thực hiện tội phạm mà chỉ có thể là chủ thể
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cá
nhân (người) thực hiện. Do vậy, chỉ có thể có
pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm
hình sự mà không có pháp nhân thương mại
phạm tội theo đúng nghĩa”11 .
II. Nội hàm của từng đặc điểm (dấu
hiệu) của tội phạm
Như vậy, ngoài việc phân tích bản chất
xã hội - pháp lý ra, để góp phần làm sáng tỏ
một cách sâu sắc hơn nữa về mặt lý luận
khái niệm tội phạm trong khoa học luật
hình sự, thì dưới đây chúng ta cũng cần
phải lần lượt xem xét những nét chủ yếu
của 05 đặc điểm nêu trên của tội phạm mà
thông qua đó có thể nhận thấy nội hàm của
từng đặc điểm.
1. Nội hàm của đặc điểm thứ nhất - tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (hay
còn gọi là «tính nguy hiểm cho xã hội» của tội
11 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên). Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự năm 2015. Được sửa đổi,
bổ sung năm 2017 (Phần chung). NXB Tư pháp.
Hà Nội, 2017, tr.17-18.
6Khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt nam hiện hành...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
phạm) - có những nét chủ yếu như sau:
1.1. Đây là đặc điểm khách quan mà nhà
làm luật chính thức ghi nhận trong định
nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm theo
PLHS Việt Nam (khoản 1 Điều 8 của cả 03
BLHS các năm 1985, 1999, 2015). Vì bất kỳ
một tội phạm nào đều là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, nên tính nguy hiểm cho xã hội
phản ánh nội dung xã hội (vật chất) của tội
phạm mà không hề phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của nhà làm luật. Việc nhận thức rõ
điều này cho phép lý giải rằng: tại sao cùng
một hành vi nhưng trong nhà nước này thì
nó bị tuyên bố là tội phạm, còn trong nhà
nước kia - chỉ bị coi là vi phạm pháp luật
(VPPL) hành chính hoặc pháp luật dân sự,
và trong nhà nước thứ ba - chỉ là vi phạm kỷ
luật hoặc đạo đức. Nói một cách khác, đây
là đặc điểm thể hiện bản chất xã hội và thuộc
tính khách quan của tội phạm.
1.2. Khi một hành vi nguy hiểm cho
xã hội gây nên (hoặc có khả năng thực tế
gây nên) thiệt hại đáng kể cho các lợi ích
của con người, của xã hội và của Nhà nước
với tính chất là các khách thể được bảo vệ
bằng PLHS, thì hành vi đó bị LHS cấm -
bị nhà làm luật tội phạm hóa, vì nếu như
xét về toàn bộ bản chất bên trong thì hành
vi đó mâu thuẫn với những điều kiện tồn
tại bình thường của xã hội. Như vậy, trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
(NNPQ) ở Việt Nam hiện nay, tính nguy
hiểm cho xã hội của các hành vi khách quan
là tiêu chí cơ bản để nhà làm luật tiến hành
phân chia chúng thành các loại khác nhau -
tội phạm, VPPL hành chính, VPPL dân sự,
VPPL lao động, v.v...
1.3. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm có sự thể hiện về chất và về lượng,
mà cụ thể là: a) tính chất nguy hiểm cho xã
hội - sự thể hiện về chất và là đại lượng để
so sánh tính nguy hiểm cho xã hội của các
nhóm tội phạm khác nhau về khách thể loại,
thông thường nó được xác định bằng ý
nghĩa và tầm quan trọng của các nhóm khách
thể (loại) tương ứng bị tội phạm xâm hại
và; b) mức độ nguy hiểm cho xã hội - sự thể
hiện về lượng và là đại lượng để so sánh
tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm
cụ thể cùng khách thể loại, thông thường nó
được xác định bằng thiệt hại do chính mỗi
tội phạm tương ứng được thực hiện gây
nên hoặc có thể gây nên.
1.4. Khi xác định tính nguy hiểm cho
xã hội như là đặc điểm khách quan của tội
phạm cần phải chú ý là: 1) hành vi bị coi
là nguy hiểm cho xã hội dưới góc độ luật
hình sự nhất thiết phải là hành vi gây nên
(hoặc có khả năng thực tế gây nên) thiệt hại
đáng kể cho các quan hệ xã hội được bảo vệ
bằng PLHS; 2) tuy nhiên, có loại hành vi bị
luật hình sự cấm trở thành nguy hiểm cho
xã hội ngay từ thời điểm thực hiện (bằng hành
động hoặc không hành động) mà không cần
kéo theo hậu quả nguy hại xảy ra và thông
thường đây là tội phạm có cấu thành hình
thức; 3) nhưng cũng có loại hành vi bị luật
hình sự cấm trở thành nguy hiểm cho xã
hội chỉ khi nào hậu quả nguy hại được quy
định trong luật xảy ra và thông thường đây
là tội phạm có cấu thành vật chất.
2. Nội hàm của đặc điểm thứ hai - tội
phạm là hành vi do PlHS quy định (hay
còn gọi là hành vi «bị PLHS cấm» hoặc «tính
trái PLHS» của tội phạm) - có những nét chủ
yếu sau:
2.1. Đây chính là đặc điểm pháp lý (hình
thức) của tội phạm được ghi nhận chính
thức trong ĐNPL của khái niệm tội phạm
theo PLHS Việt Nam (khoản 1 Điều 8 BLHS
của cả 03 BLHS các năm 1985, 1999 và 2015).
gọi là đặc điểm pháp lý là vì nó phản ánh
trực tiếp nội dung của nguyên tắc được thừa
nhận chung quan trọng nhất của PLHS quốc
tế và PLHS trong NNPQ - nguyên tắc pháp
chế - trong việc tội phạm hóa những hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Hơn nữa, dưới góc
độ NNPQ thì tính do quy định trong PLHS
còn gọi là tính trái PLHS của bất kỳ hành vi
nguy hiểm cho xã hội nào đều phải được
nhà làm luật xem là dấu hiệu cơ bản nhất để
tuyên bố hành vi đó là tội phạm. Khái niệm
7Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Lê Cảm
tính trái PLHS, chính vì thế, có thể được
hiểu là sự ngăn cấm việc thực hiện tội phạm
bởi một quy phạm PLHS tương ứng bằng việc
đe dọa áp dụng sự trừng phạt về hình sự đối với
người phạm tội.
2.2. Như vậy, tính trái PLHS là đặc điểm
phản ánh nội dung về mặt pháp lý (quy
phạm) của tội phạm và nó cho phép lý giải
rằng: chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội
nào bị luật hình sự cấm - bị nhà làm luật coi
là tội phạm và quy định hình phạt đối với
việc thực hiện hành vi đó trong PLHS, thì
việc thực hiện một cách có lỗi đó (hành vi
ấy) mới bị coi là phạm tội. Đây chính là đặc
điểm thể hiện bản chất pháp lý (BCPL) của
tội phạm là hành vi mà việc áp dụng chế tài
(biện pháp tác động về mặt pháp lý) của các
ngành luật ít nghiêm khắc tương ứng khác
(như: pháp luật dân sự, pháp luật lao động
hoặc pháp luật hành chính, v.v...) vẫn không
thể ngăn chặn được, nên đã đến mức phải
áp dụng chế tài (biện pháp tác động về mặt
pháp lý) của một ngành luật khác nghiêm
khắc hơn chúng - PLHS.
2.3. Nội dung đặc điểm thứ 02 này của
tội phạm được thể hiện trong việc: nhà làm
luật khi quy định điều cấm trong Phần riêng
BLHS (tội phạm) bao giờ cũng quy định
chế tài pháp lý cụ thể tương ứng đối với việc
vi phạm điều cấm đó (hình phạt) và ngoài
hình phạt ra, thì trong Phần chung BLHS
còn quy định cả các biện pháp cưỡng chế
về hình sự khác nữa. Có nghĩa là, tính trái
PLHS của một tội phạm bao giờ cũng bao
gồm cả tính phải chịu hình phạt của nó (mà
chính xác hơn phải gọi là “tính bị đe dọa áp
dụng hình phạt”, “tính cần phải bị áp dụng
hình phạt” hoặc “tính phải bị xử lý về hình
sự ”). Hơn nữa, việc nghiên cứu thực tiễn
áp dụng PLHS từ sau khi PLHS đã được
pháp điển hóa đến nay cho thấy một thực
tế là: không phải tất cả những người phạm tội
bị Tòa án xét xử là đều bị áp dụng một biện
pháp cưỡng chế hình sự duy nhất - hình phạt.
2.4. Chính vì vậy, mặc dù hiện nay trong
sách báo pháp lý hình sự Việt Nam có quan
điểm truyền thống coi “tính phải chịu hình
phạt” như là một trong các dấu hiệu cơ bản và
bắt buộc của tội phạm, nhưng suy cho cùng,
xuất phát từ một số các nguyên tắc tiến bộ
của PLHS (nhân đạo, pháp chế, cá thể hóa
và phân hóa TNHS), chúng tôi cho rằng:
không thể coi tính phải chịu hình phạt như là
một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, bắt buộc và
độc lập của tội phạm được bởi các lý do xác
đáng như sau:
1) Một là, về mặt lập pháp, trong PLHS
nước ta (từ BLHS năm 1985 trước đây, qua
BLHS năm 1999 và đến nay là BLHS năm
2015 hiện hành), nhà làm luật quy định
nhiều biện pháp xử lý về hình sự khác nhau -
không chỉ có các loại hình phạt, vì nhà làm
luật Việt Nam còn quy định cả các biện pháp
cưỡng chế về hình sự khác nữa mà không đưa
đến hậu quả pháp lý giống hình phạt (án tích).
Đó là các biện pháp tư pháp (BPTP) được
quy định trong BLHS năm 2015 hiện hành
như: tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên
quan đến tội phạm (Điều 47); trả lại tài sản,
sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc
công khai xin lỗi (Điều 48); v.v - được áp
dụng đối với người đã thành niên bị kết án
(các điều 46, 48 BLHS năm 2015; cũng như
các BPTP riêng được áp dụng chỉ đối với
người chưa thành niên (NCTN) bị kết án
được quy định tại như: hòa giải tại cộng
đồng (Điều 94); giáo dục tại xã, phường,
thị trấn (Điều 95); giáo dục tại trường giáo
dưỡng (Điều 96); v.v...;
2) Hai là, về mặt lý luận, hình phạt
không phải là dạng duy nhất của TNHS và
cũng không phải là hình thức duy nhất thực
hiện TNHS, vì ngoài hình phạt ra còn có các
dạng (hình thức) TNHS khác và các hình
thức thực hiện TNHS khác cũng được áp
dụng trong thực tiễn12;
3) Và ba là, về mặt thực tiễn, khi có đầy
đủ các căn cứ do BLHS (hoặc Bộ luật tố tụng
12 Xem cụ thể hơn: Lê Cảm. Các nghiên cứu chuyên
khảo về Phần chung luật hình sự (Tập iii). NXB
Công an nhân dân. Hà Nội, 2000, tr.58-59.
8Khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt nam hiện hành...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
hình sự) quy định, thì rõ ràng là hình phạt
trên thực tế vẫn không được Tòa án áp dụng đối
với người phạm tội trong một loạt những
trường hợp do luật định.
3. Nội hàm của đặc điểm thứ ba - tội
phạm là hành vi được thực hiện một cách
có lỗi (hay còn gọi là «tính chất lỗi» của tội
phạm) - có những nét chủ yếu như sau:
3.1. Đây là đặc điểm chủ quan của tội
phạm được ghi nhận chính thức trong định
nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm theo
PLHS Việt Nam hiện hành (khoản 1 Điều 8
BLHS). Tuy nhiên, vì tội phạm bao giờ cũng
là hành vi khách quan bị luật hình sự cấm,
nên để đảm bảo sự chặt chẽ về mặt lôgic
pháp lý và tính chính xác về mặt khoa học,
chúng ta không thể nói: nó (tội phạm) là
hành vi “có lỗi”, vì lỗi là thái độ tâm lý của
người phạm tội thể hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý - một phạm trù chủ quan. Trong
khi đó hành vi khách quan bị luật hình sự
cấm không phải và không thể là con người
phạm tội và chính vì vậy, nó (hành vi) không
thể có lỗi - có thái độ tâm lý chủ quan (lý trí,
ý chí, suy nghĩ, dự định, tính toán, mong
muốn, v.v...) của một con người được, nên
nhất thiết tự bản thân hành vi cũng không
thể “có lỗi” được (!). Ví dụ, thông thường
người ta chỉ hỏi rằng: “Ai là người (chứ
không hỏi “Cái gì”) có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm” (?) và lẽ đương nhiên, câu
trả lời sẽ là: “Anh a (hoặc chị B) là người có
lỗi”, chứ không bao giờ lại trả lời là: “Lỗi
của tội phạm” hoặc “Tội phạm có lỗi” cả (!).
3.2. Như vậy, việc phân biệt rõ sự khác
nhau giữa hai phạm trù “tính chất lỗi” và
“lỗi” khi nghiên cứu khái niệm tội phạm là
vấn đề quan trọng và cần thiết, vì nó cho
phép khẳng định một cách rõ ràng và dứt
khoát ý nghĩa nhận thức lý luận thống nhất
và đúng đắn ở chỗ: a) Cùng với 02 đặc điểm
đã phân tích trên đây - tính nguy hiểm cho
xã hội và tính trái PLHS, tính chất lỗi (chứ
không phải là lỗi) của hành vi là đặc điểm
cơ bản thứ ba của tội phạm; b) Khi có sự
kiện tội phạm được thực hiện một cách có lỗi,
thì tính chất lỗi là phạm trù liên quan đến
hành vi, còn lỗi lại là phạm trù liên quan đến
người phạm tội - người có thái độ tâm lý đối
với hành vi phạm tội do mình thực hiện và
đối với hậu quả của hành vi ấy được thể
hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
3.3. Mối quan hệ biện chứng về mặt triết
học giữa tội phạm và tính chất lỗi (hoặc tính
chất không có lỗi) của tội phạm được diễn
ra theo một trình tự có tính lôgic chặt chẽ
trong 02 trường hợp như sau:
1) Khi hành vi khách quan nguy hiểm cho
xã hội bị LHS cấm được con người thực
hiện một cách có lỗi dưới hình thức cố ý
hay vô ý - tác động đến bằng hành động
(hoặc không hành động) thông qua yếu tố
chủ quan (lỗi), thì hành vi đó mang tính chất
lỗi - trở thành hành vi phạm tội và chính
vì vậy, dẫn đến hậu quả pháp lý - người có
lỗi trong việc thực hiện tội phạm phải chịu
TNHS theo quy định của PLHS;
2) Còn ngược lại, nếu như hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm tuy được
thực hiện trong thực tế khách quan, nhưng
người thực hiện hành vi đó lại không có lỗi
- đã tác động đến hành vi bằng hành động
(hoặc không hành động) do sự kiện bất ngờ
chứ không phải do ý chí chủ quan của người
ấy (tức là người ấy không cố ý hoặc không
vô ý thực hiện), thì hành vi đó mang tính
chất không có lỗi - không thể bị coi là hành
vi phạm tội và chính vì vậy, người không có
lỗi trong việc thực hiện hành vi đó, thì không
phải chịu TNHS theo quy định của PLHS.
4. Nội hàm của đặc điểm thứ tư - tội
phạm là hành vi do người có năng lực
TNHS thực hiện (hay còn gọi là “được thực
hiện bởi người có năng lực TNHS”) - có những
nét chủ yếu như sau:
4.1. Mặc dù đây là một trong 03 đặc
điểm thuộc bình diện chủ quan của tội
phạm và về mặt lập pháp được quy định
trong ĐNPL của khái niệm tội phạm theo
PLHS Việt Nam (khoản 1 Điều 8 BLHS năm
2015), nhưng khái niệm “người có năng lực
9Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Lê Cảm
TNHS ” là người như thế nào (?) - phải có
những tiêu chí (đòi hỏi) gì (?), thì vẫn chưa
có sự ghi nhận chính thức trong luật. Vì
vậy, dưới góc độ khoa học LHS có thể hiểu:
Người có năng lực TNHS là người mà tại thời
điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
luật hình sự cấm ở trong trạng thái bình thường
và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy
đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của
hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng
điều khiển được đầy đủ hành vi đó13.
4.2. Như vậy, phân tích khái niệm này
chúng ta có thể nhận thấy, năng lực TNHS
có mối liên quan chặt chẽ trực tiếp với lỗi ở
chỗ - có năng lực TNHS là cơ sở cần và đủ để
có lỗi trong việc thực hiện tội phạm. Vì để
coi một người là có lỗi trong việc thực hiện
tội phạm - có thái độ tâm lý đối với hành vi
bị luật hình sự cấm do mình thực hiện và
đối với hậu quả của hành vi đó được thể
hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, thì chủ
thể của hành vi đó (tội phạm) nhất thiết
phải là người có năng lực TNHS, tức là người
mà tại thời điểm thực hiện tội phạm có đầy
đủ hai tiêu chí cơ bản và bắt buộc như sau:
a) Tiêu chí y học - trạng thái bình thường
(không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác
làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức
được hoặc khả năng điều khiển được hành
vi của mình) và; b) Tiêu chí tâm lý (pháp lý)
- có khả năng nhận thức được đầy đủ tính
nguy hiểm cho xã hội và tính chất trái PLHS
của hành vi do mình thực hiện (về lý trí),
cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ
hành vi đó (về ý chí).
4.3. Do vậy, hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị luật hình sự cấm chỉ có tính chất lỗi -
khi chủ thể của hành vi đó tại thời điểm thực
hiện nó (hành vi) là người có năng lực TNHS.
Và ngược lại, hành vi nguy hiểm cho xã hội
bị luật hình sự cấm không có tính chất lỗi và
13 Xem thêm: Lê Cảm. Hoàn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp
quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung).
NXB Công an nhân dân. Hà Nội, 1999, tr.77-78.
vì thế, cũng không phải là tội phạm - khi chủ
thể của hành vi đó tại thời điểm thực hiện nó
(hành vi) là người không có năng lực TNHS
(ví dụ: người đang bị bệnh tâm thần hoặc
là người có nhược điểm nào đó về thể chất
hoặc tinh thần mà hoàn toàn không có khả
năng nhận thức được đầy đủ hoặc khả năng
điều khiển được đầy đủ hành vi của mình).
5. Và cuối cùng, nội hàm của đặc điểm
thứ năm - tội phạm là hành vi do người đủ
tuổi chịu TNHS thực hiện (hay còn gọi là
“được thực hiện bởi người có năng lực TNHS”)
- có những nét chủ yếu như sau:
5.1. Mặc dù đây cũng là 01 trong 03
đặc điểm thuộc bình diện chủ quan của tội
phạm, nhưng rất tiếc là nó vẫn chưa được
chính thức ghi nhận trong định nghĩa pháp lý
(ĐNPL) của khái niệm tội phạm theo PLHS
Việt Nam trong hơn 03 thập kỷ qua (khoản
1 Điều 8 của cả 03 BLHS các năm 1985, 1999
và cả 2015). Đồng thời, cho đến nay khái
niệm “người đủ tuổi chịu TNHS” là người
như thế nào (?) - phải có những tiêu chí (đòi
hỏi) gì (?), cũng vẫn chưa được làm sáng tỏ
về mặt lý luận. Vì vậy, dưới góc độ khoa học
LHS có thể hiểu: Người đủ tuổi chịu TNHS
là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt đến
độ tuổi do luật hình sự quy định để có thể có
khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực
tế (tính chất nguy hiểm cho xã hội) và tính
chất pháp lý (tính chất trái PLHS) của hành vi
do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều
khiển được đầy đủ hành vi đó.
5.2. Như vậy, phân tích khái niệm này
chúng ta có thể nhận thấy, tuổi chịu TNHS có
mối liên quan trực tiếp với năng lực TNHS
và gián tiếp với lỗi rất chặt chẽ ở chỗ - khi đủ
tuổi chịu TNHS theo luật định, thì đó chính
là một trong những cơ sở cần thiết để có thể
có (chứ không nhất thiết là sẽ có) năng lực
TNHS. Vì thực tiễn áp dụng PLHS cho thấy,
vẫn có những người tuy đủ tuổi chịu TNHS
- xét về mặt tâm lý (tiêu chí thứ hai của năng
lực TNHS), thì với độ tuổi được quy định
trong PLHS họ có thể có khả năng nhận thức
được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và
10
Khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt nam hiện hành...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
tính chất trái PLHS của hành vi do mình
thực hiện (về lý trí), cũng như điều khiển được
đầy đủ hành vi đó (về ý chí), nhưng điều “có
thể” ấy trong thực tế đã không tồn tại, vì
thực sự là họ không có năng lực TNHS - xét
về mặt y học (tiêu chí thứ nhất của năng lực
TNHS), họ lại ở trong trạng thái không bình
thường (bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh
lý khác đến mức hoàn toàn không thể nhận
thức được và điều khiển được hành vi của
mình). Từ đây, chúng ta có thể khẳng định
một cách có căn cứ và đảm bảo sức thuyết
phục rằng, chỉ khi nào có năng lực TNHS
với sự đầy đủ hai tiêu chí đã nêu của nó (y
học - liên quan đến bệnh tâm thần và, tâm lý
- liên quan đến độ tuổi chịu TNHS), thì mới
là cơ sở cần và đủ để có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm.
5.3. Do vậy, hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị LHS cấm có tính chất lỗi và vì thế,
là tội phạm - khi chủ thể của hành vi đó tại
thời điểm thực hiện nó (hành vi) là người
không những chỉ có năng lực TNHS, mà
còn phải đủ tuổi chịu TNHS theo luật định.
Ngược lại, hành vi nguy hiểm cho xã hội
bị luật hình sự cấm không phải là tội phạm
- khi chủ thể của hành vi đó tại thời điểm
thực hiện nó (hành vi) là người chưa đủ tuổi
chịu TNHS, hoặc là người không có năng lực
TNHS (như đã xem xét ở trên).
6. Vấn đề chủ thể của tội phạm (Hay là
cần phải thừa nhận nguyên tắc quy tội khách
quan đối với pháp nhân).
Từ 03 đặc điểm (dấu hiệu) đã được
phân tích tại các tiết cuối cùng (3. đến 5.) trên
đây đã cho phép khẳng định rằng các luận
điểm khoa học hoàn toàn xác đáng và bảo đảm
sức thuyết phục liên quan đến vấn đề chủ thể
phạm tội như sau:
6.1. Theo PLHS Việt Nam hiện hành
(mặc dù đã ghi nhận về mặt lập pháp TNHS
của PNTM trong BLHS năm 2015) nói riêng
và PLHS của bất kỳ quốc gia nào nói chung
thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân,
tức chỉ có thể là con người cụ thể. Tại sao
vậy (?), bởi vì:
6.2. Chỉ có cá nhân (thực thể sinh học)
và là con người cụ thể thì mới có bộ não để
suy nghĩ, tính toán và có tay, chân khi thực
hiện hành vi phạm tội (bằng hành động hoặc
không hành động) và tiếp theo theo logic này.
6.3. Mà pháp nhân nói chung (như cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp) và PNTM nói
riêng (như doanh nghiệp, tập đoàn, công ty)
theo PLHS Việt Nam là do con người lập ra
và mặc dù là sự liên kết lại của nhiều cá nhân
trong 01 tổ chức (như công ty, doanh nghiệp,
v.v... có đăng ký kinh doanh và có ban lãnh
đạo) thì sự “trừu tượng về mặt pháp lý” như
vậy đương nhiên là không thể có bộ não để suy
nghĩ, tính toán và có tay, chân khi thực hiện
hành vi phạm tội (bằng hành động hoặc
không hành động) được (!!!).
6.4. Hơn nữa, mệnh đề “hành vi phạm tội
được thực hiện nhân danh pháp nhân thương
mại” (khoản a Điều 75 BLHS năm 2015) tự nó
đã nói lên tất cả là: tội phạm ấy nhất thiết phải
do 01 chủ thể thứ 2 khác nào đó thực hiện thì
mới có thể “nhân danh PNTM” để thực hiện
(chứ không thể có việc PNTM lại tự nhân
danh chính mình được) và phạm trù này
cũng chính là sự khẳng định gián tiếp rằng,
chủ thể thứ 02 đã phạm tội đó chính là cá
nhân (con người) cụ thể nên mới có thể nhân
danh PNTM, chứ không thể là pháp nhân
thứ hai nào khác đã nhân danh pháp nhân
thứ nhất phạm tội được. Vì đã là pháp nhân
thì ngoài việc không có bộ não để suy nghĩ
cũng không có chân tay để có thể thực hiện
hành vi được (chẳng hạn như: cầm vô lăng
lái xe đổ chất thải xuống sông, cầm dao chặt
cây rừng hay cầm súng bắn người, v.v...).
6.5. Và chính vì vậy, nếu căn cứ vào Điều
75 BLHS năm 2015 thì chủ thể thứ nhất
(PNTM) dù không trực tiếp thực hiện tội
phạm nhưng vẫn phải liên đới chịu TNHS cùng
với chủ thể thứ hai (người phạm tội) vì đã để
cho người này (với đầy đủ 03 điều kiện khác
nữa nêu tại các điểm từ “b” đến “d” khoản 1
Điều 75 BLHS năm 2015) phạm tội (!!!).
(Còn tiếp)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_niem_toi_pham_theo_luat_hinh_su_viet_nam_hien_hanh_va_d.pdf