Các kết quả đạt được đã đáp ứng mục tiêu mà dự án đã đề xuất. Từ các kết quả dự báo
điểm thi kết hợp với các CSDL điểm chuẩn và chỉ tiêu các trường đại học và cao đẳng sẽ đưa
ra kết quả tư vấn cho việc chọn trường và chọn ngành học.
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
Các CSDL về điểm số và kết quả thi sẽ được cập nhật hàng năm, công thức tính điểm
sàn sẽ được thay đổi cho phù hợp với các quy định về thi tốt nghiệp và quy chế tuyển sinh đại
học cao đẳng của bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong quá trình triển khai thực tế việc phỏng vấn để thu thập dữ liệu thông tin về kỹ
năng mềm gặp rất nhiều khó khăn, vì các đối tượng chưa có truyền thống và làm quen với
phương pháp đánh giá theo năng lực của học sinh. Công việc này chỉ có thể thực hiện và hoàn
thiện trong tương lai.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai phá luật kết hợp mờ giải quyết bài toán: ảnh hưởng của quá trình học tập ở phổ thông trung học đến kết quả kỳ thi đại học - Cao đẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP MỜ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN:
ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Ở PHỔ THÔNG
TRUNG HỌC ĐẾN KẾT QUẢ KỲ THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG
ThS. Trần Tuấn Toàn1; PGS. TS. Nguyễn Thiện Luận2; ThS. Lê Minh Tuấn3;
ThS. Nguyễn Văn Côn4; ThS. Vũ Lệ Hằng5; KTs. Phan Huy Bình6;
Tóm tắt: Trên cơ sở dữ liệu học tập của 15000 học sinh PTTH của một số trường trên
các địa bàn Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Thanh Hóa, và kết quả của 3,6 triệu lượt
thí sinh thi đại học, cao đẳng, chúng tôi đã áp dụng và cải tiến mô hình, thuật toán khai phá
dữ liệu để trích rút các luật kết hợp mờ. Các luật này cho phép đánh giá ảnh hưởng của quá
trình học tập, giảng dạy ở cấp PTTH đến kết quả tuyển chọn vào Đại học, Cao đẳng trong
những năm qua.
Từ khóa: tư vấn, tuyển sinh, tốt nghiệp phổ thông trung học, luật kết hợp mờ.
1. Mở đầu
Trong thế kỷ 21 vấn đề lựa chọn ngành, bậc học và quá trình đào tạo trở thành một
trong những vấn đề quan trọng bậc nhất không những ở cấp độ quốc gia mà mang tính toàn
cầu, không chỉ ở các nước chậm phát triển, đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển.
Việc định hình nghề nghiệp, việc làm trong tương lai cho mỗi thanh niên liên quan mật thiết
đến sự phát triển của xã hội, đến nền giáo dục quốc gia và phụ thuộc vào khả năng và phẩm
chất của từng thành viên.
Các nghiên cứu được trình bày ở đây là những kết quả bước đầu trong quá trình chúng
tôi thực hiện dự án khoa học đưa ứng dụng lý thuyết Mờ vào thực tiễn “Lập trang web: Tư
vấn, hỗ trợ lựa chọn ngành nghề đào tạo và việc làm”.
Bài báo chia làm 6 phần, phần mở đầu nêu tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước,
tính cấp thiết của bài toán cần giải quyết. Trong 2 phần tiếp theo chúng tôi đưa ra định hướng
và mục tiêu nghiên cứu. Phần 4 xây dựng thuật toán tư vấn dự báo kết quả thi tốt nghiệp phổ
thông và thi đại học, cao đẳng. Kết quả triển khai thực tế và kết luận được trình bày trong 2
phần cuối.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Để xác định năng lực, kỹ năng và trình độ cần có của một thanh niên trong thế kỷ 21,
năm 2012 Canada đã đề xuất chiến lược mang tầm quốc gia “Tầm nhìn trong thế kỷ 21 của
nền giáo dục quốc gia Canada” ([7]), tháng 11 năm 2006 tại Jamaica tổ chức hội nghị báo cáo
tổng kết dự án về “Đánh giá năng lực dựa trên giáo dục đào tạo” ([5]). Ở Mỹ nhiều nhà quản
lý giáo dục cũng đưa ra các nghiên cứu mang tầm chiến lược như Stephen R. Porter ([6]),
Về sản phẩm mang tính tư vấn, hỗ trợ, hiện nay cũng rất đa dạng phong phú với các
hình thức chủ yếu là cung cấp thông tin, đánh giá năng lực và tư vấn trực tuyến. Phương thức
đánh giá, tư vấn dạng này thường dựa rất ít vào các thông tin về quá trình học tập (điểm số)
1Phòng CNTT, Đại học Thăng Long, toan.trantuan@gmail.com;
2Khoa Toán-Tin, Đại học Thăng Long, nthienluan@yahoo.com
3Khoa CNTT, Đại học Nội vụ;letuan104@gmail.com
4Khoa CNTT, Đại học Thành Đô,nguyenvancon2@gmail.com
5Khoa Kinh tế Quản lý, Đại học Thăng Long, hangvl@gmail.com; 6 bhphan88@gmail.com
Trường Đại học Thăng Long 132
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
cũng như kỹ năng mềm của các đối tượng cần tư vấn. Trang www.SelectRightDegree.com
cung cấp rất nhiều thông tin về các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng ở các nước đang phát
triển Mỹ, Canada, Úc,...cùng với danh mục các ngành nghề đào tạo, việc làm và các điều kiện
nhập học và học bổng. Trang ngoài việc cung cấp các thông
tin về đào tạo tại các trường đại học của Mỹ cũng đưa ra những thông tin tư vấn việc chọn
trường dựa vào kết quả trắc nghiệm và kỳ thi SAT. Phần lớn các trang web đều mang tính cung
cấp thông tin về một cơ sở đào tạo cụ thể, đưa ra những phân tích và lý do để xin nhập học vào cơ
sở đó, những thông tin này ít nhiều mang tính quảng cáo mời chào người học.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở trong nước, việc nghiên cứu về vấn đề về năng lực của học sinh trước, trong và sau
quá trình đào tạo của học sinh chưa nhiều, nghiên cứu mà chúng tôi có trong tay là của tác giả
Lê Thị Hằng ([2]) nhưng các số liệu chưa mang tính đặc trưng. Một số công trình mang tính
cá nhân về đánh giá kỹ năng mềm cũng được công bố, nhưng chưa nhiều ([1]). Gần đây Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với bộ Lao động Thương binh và Xã hội và tổ chức
Lao động quốc tế ILO (International Labour Organization) công bố Bộ tài liệu hướng nghiệp,
sáng tạo. Bộ GD vàĐT thẩm định vào tháng 8/2014 để thí điểm mở rộng. Bộ tài liệu bao gồm
sách bài tập học sinh, sách hướng dẫn giáo viên, bộ sách tra cứu thông tin nghề nghiệp và bộ
đồ dùng dạy học được kỳ vọng giúp học sinh hiểu rõ hơn về lựa chọn nghề nghiệp tương lai,
triển vọng việc làm, ưu nhược điểm bản thân, từ đó đưa ra quyết định với đầy đủ thông tin.
Tại Việt Nam, hiện nay có các trang
đưa ra công cụ hỗ trợ bằng
việc chọn các câu hỏi trắc nghiệm về ý thích, năng lực của thí sinh, từ đó căn cứ vào nghiên
cứu John Holland và các chuyên gia để đưa ra các định hướng chọn nghề.
Điểm qua một số kết quả nghiên cứu và sản phẩm về định hướng mà kết quả nghiên
cứu hướng tới, chúng tôi có một số nhận định sau:
- Vấn đề đánh giá quá trình học tập và kỹ năng mềm của học sinh trong những năm
học THPT là một vấn đề thời sự không chỉ trong nước mà mang tầm quốc tế;
- Quá trình tư vấn, hỗ trợ cho học sinh căn cứ vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với
một số kỹ năng mềm để đưa ra định hướng trong việc lựa chọn ngành học, cấp học chưa được
đặt ra và nghiên cứu;
- Hiện nay, phương án đổi mới thi cử vào các trường đại học và cao đẳng của bộ Giáo
dục và Đào tạo đang được triển khai, trong đó các kết quả học tập trong những năm THPT
đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn. Với số lượng lớn các dữ liệu được thu thập và đánh
giá sẽ mang lại hiệu quả cao.
Tình hình đào tạo và việc làm ở mỗi nước có những đặc thù riêng, vì vậy một sản
phẩm cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ cho việc lựa chọn, ngành học, bậc học và việc làm
căn cứ vào quá trình học tập và kỹ năng mềm phù hợp với đặc điểm của xã hội Việt Nam theo
chúng tôi là rất cấp thiết.
2. Định hướng nghiên cứu
Trong những năm gần đây do nhu cầu của xã hội, cuộc sống và gia đình, đa số các học
sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học đều đăng ký dự các kỳ thi vào đại học, cao đẳng
và chỉ sau đó mới tìm một cơ hội học tập và định hướng nghề nghiệp ở bậc trung cấp hay các
Trường Đại học Thăng Long 133
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
trường nghề. Điều này gây lãng phí rất lớn cho nhiều gia đình, cộng đồng và xã hội vì những
kỳ thi không đúng đối tượng, không đúng khả năng gây tốn kém không hiệu quả. Bộ Giáo dục
và Đào tạo, các cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông đại chúng đã có nhiều
cảnh báo, tuyên truyền, thâm chí đưa ra những biện pháp sàng lọc, định hướng nhiều khi cứng
rắn, thậm chí cực đoan để phân luồng, nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế.
Những bất cập đó sẽ được hạn chế nếu đi kèm với những biện pháp đã có, chúng ta
đưa ra những kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cụ thể để thuyết phục cộng đồng, gia
đình và đến từng cá nhân có phương thức lựa chọn, định hướng cấp học, ngành học phù hợp
với khả năng của mình.
Kết quả nghiên cứuở đây cũng đưa ra các đánh giá phân loại, tỷ lệ ngành nghề trong
nhu cầu sử dụng lao động trong một thời gian nhất định, giúp cho các đối tượng có một cách
nhìn tổng quan rõ ràng hơn trong quá trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Đồng
thờicung cấp các thông tin về các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước, nhu cầu
tuyển dụng và các phương thức sử dụng nguồn lao động qua đào tạo, các thông tin phản hồi
từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cá nhân người lao động về quá trình đào tạo. Cao hơn
nữa tạo môi trường liên kết giữa quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
- Nghiên cứu, đề xuất một mô hình ứng dụng CNTT một cách khoa học, có độ tin cậy
cao và có khả năng hoàn thiện sau một thời gian áp dụng. Trợ giúp học sinh, thí sinh, phụ
huynh có được công cụ đánh giá khách quan trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo, tham
gia kỳ thi quốc gia vào các trường đại học và cao đẳng;
- Cung cấp tổng quan và chi tiết các thông tin về ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào
tạo và việc làm trong xã hội;
- Góp phần tư vấn, hỗ trợ việc lựa chọn đúng ngành học, cấp học và việc làm phù hợp
với khả năng của từng đối tượng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Thiết kế, xây dựng phần mềm máy tính có khả năng tích lũy dữ liệu quá khứ và tư
vấn cho học sinh các năm cuối phổ thông lựa chọn bậc học và ngành học;
- Hướng tới cá nhân từng đối tượng để lựa chọn định hướng ngành nghề trên cơ sở các
dữ liệu đã có trước đó;
- Sử dụng các dữ liệu thu nhập được để xây dựng phần mềm test tuyển sinh cho các thí
sinh thi vào các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, nghề,..
- Cung cấp các thông tin tra cứu về các cơ sở đào tạo trong cả nước và quốc tế;
- Cung cấp các thông tin, dịch vụ liên quan đến đào tạo, chọn ngành nghề và tuyển
dụng trên thị trường lao động;
- Tiếp nhận thông tin điều tra, phản hồi của người lao động về quá trình đào tạo, phân
tích đánh giá và đưa ra kết quả phân loại các cơ sở đào tạo.
4. Thuật toán tư vấn tuyển sinh
4.1. Tổ chức dữ liệu mờ kết quả học tập
Áp dụng các thuật toán khai phá dữ liệu và luật kết hợp mờ (Fuzzy Association Rules
Algorithm-FARA) [3] để tìm độ phổ biến và độ tin cậy của kết quả thi tốt nghiệp phổ thông,
Trường Đại học Thăng Long 134
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
thi đại học và cao đẳng. Tổ chức cơ sở dữ liệuđiểm số học tập của học sinh thành các tập mục.
Ví dụ:
Lớp 10:
TID Toán Lý Hóa Tin Ngoạingữ Địa Sinh Văn Sử CN GDCD TD
Ký
hiệu j1 j2 j3 j4 j5 j6 j7 j8 j9 j10 j11 j12
1 8.5 6.5 5.6 9 6.0 6.5 7.0 6.5 7.0 7.0 7.5 6.5
Lớp 11:
TID Toán Lý Hóa Tin Ngoại
ngữ Địa Sinh Văn Sử CN
GDC
D
TD
Ký
hiệu k1 k2 k3 k4 k5 k6 k7 k8 k9 k10 k11 k12
1 8.0 7.0 6.5 10 5.5 6.0 6.5 6.0 7.5 7.5 7.0 5.5
Lớp 12:
TID Toán Lý Hóa Tin Ngoại
ngữ Địa Sinh Văn Sử CN
GD
CD TD
Kết
quả
Ký
hiệu p1 p2 p3 p4 p5 p6 p7 p8 p9 p1 p11 p12 p13
1 8.0 7.0 6.0 9 5.0 6.0 7.5 5.5 8.0 7.5 7.0 6.0 22,5
Tính điểm trung có nhân hệ số:
6
32 iii
i
pkj
q
×+×+
=
Phân loại theo điểm số cho điểm trung của 3 năm lớp 10, 11, 12, ở đây ta dùng số mờ
tam giác để biểu diễn:
TB = [5.0, 7.0]; Khá = [6.5, 8.0]; G = [>7.5]. Sau đó tính giá trị hàm liên thuộc theo
dạng số mờ tam giác [3], [4]
(1)
Trường Đại học Thăng Long 135
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
Công thức tính hàm liên thuộc với x là điểm tổng kết trung bình của các năm học.
Đánh giá mức độ trung bình (TB):
><
≤≤−
≤≤−
=
0.7 và0.5 khi 0
0.76.0 khi 7
6.05.0 khi 5
)(TB
xx
xx
xx
xµ
Đánh giá mức độ khá (K):
><
≤≤−
≤≤
=
0.8 và5.6 khi 0
0.87.25 khi
75.0
0.8
7.256.5 khi
75.0
6.5-
)(K
xx
x
x
x
x
xµ
Đánh giá mức độ giỏi (G):
<
≤≤
≤≤−
=
5.7 khi 0
100.9 khi 1
0.97.5 khi 5
3
2
)(G
x
x
xx
xµ
Chuyển đổi CSDL về dạng mờ, ví dụ:
TID
(.)
1q
µ
(.)
2q
µ
(.)
3q
µ
(.)
8q
µ
... p13
TB K G TB K G K G TB K G TB ...
1 0 0 0.94 0 0.7 0 0.7 0 0.6 0 0 0.5 ... 1
2 ... ... ... ... ... ... ... ...
N ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
1
Trung bình (TB) Khá (K) Giỏi (G)
5.0 6.0 7.0 7.2 7.5 8.0 9.0 10.0
(2)
(3)
(4)
Trường Đại học Thăng Long 136
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
Trọng số theo khối thi:
Môn i1 i2 i3 i4 i5 i6 i7 i8 i9 i10 i11 i12
Ký
hiệu ω1 ω2 ω3 ω4 ω5 ω6 ω7 ω8 ω9 ω10 ω11 ω12
A 1 1 1 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25
B
C
Gọi N là tổng số phiếu điều tra, P là tập các kết quả các môn thi, ví dụ:
P = {Toán (K), Lý (TB), Hóa (G), , Văn (K)} = {i1.K, i2.TB, i3.G,, i8.K, i13},khi đó,
ta tính độ hỗ trợ của luật Đạt mức điểm itheo công thức:
%
)}({min
supp
,
N
t
Dt
iIQPI
i
jj
∑
∈
∪∈
=
µ
4.2. Tổ chức dữ liệu kỹ năng mềm
Qua tham khảo các mô hình, chúng tôi xây dựng bảng hỏi để phân loại kỹ năng mềm
của mỗi học sinh theo các nội dung: tính độc lập, sáng tạo, khả năng giải bài tập, tình thần
hợp tác, phương thức giải quyết xung đột, hoạt động tập thể, cách thức giải quyết vấn đề, tính
mục tiêu của mỗi hoạt động.
Từ cấu trúc dữ liệu thu thập được, áp dụng Thuật toán Naïve Bayes (NBayes) để tính
xác suất đạt mức điểm,xây dựng CSDL như sau:
Thí
sinh
Độc lập
V1
{ }2111 ,vv
Sáng tạo
V2
{ }322212 , , vvv
Bài tập
V3
{ }2313 ,vv
Hợp tác
V4
{ }2414 ,vv
GQXĐ
V5
{ }2515 ,vv
HĐTT
V6
{ }2616 ,vv
GQVĐ
V7
{ }2717 ,vv
Đạt MT
V8
{ }2818 ,vv
Mức
điểm
1 Ng TB Ít TB Tốt Phần Ko Ko Ít TB YĐ Ko Thấp BB Phần Ko BQ 1
2 TB Ng Nửa Yếu TB Nửa Nhiều Có Nhiều Cao RR Có Cao TM Hết Ko ĐĐ 2
3 Dài Lâu Hết Tốt Yếu Hết Ít Có Ko Ko TT Ko TB PH Hết Có LL 4
4 TB Ng Nửa Tốt Yếu Nửa Nhiều Ko Ko Cao RR Có Thấp TM Phần có ĐĐ 2
5
%)}({min
)}({min
)conf(
,
,jI
∑
∑
∈
∈
∈
∪∈
×
=⇒
Dt
iIPI
Dt
iIQPI
i
jj
i
jj
t
t
QP
µ
µω
(6)
(5)
Trường Đại học Thăng Long 137
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
Bảng dữ liệu huấn luyện cho thấy các phần tử được chia làm 4 lớp A1={đạt mức 1} và
A2 = {đạt mức 2},. So sánh giá trị khả năng đạt Mức điểmi theo công thức sau:
Nếu:
[ ] [ ] [ ] [ ]
+=
+ ∑∑
==
n
j
kjk
n
j
iji AyPAPAyPAP
1k1
)( ln)( lnmax)( ln)( ln
thì thí sinh cho kết quả là đỗ ngược lại sẽ đạt mức điểm i.
Trong đó:
kmucđatthíSô
ythíSôAyP
sôTông
imucđatTSAP ikii
có sinh )( ;
)( == ;
4.3. Thuật toán tư vấn qua dự báo kết quả học tập trong trường phổ thông
Input: D = {j1, j2,, j12,k1, k2,, k12, p1, p2,, p12}. // Điểm các môn học;
Q= { }... , , , , 22122111 vvvv // Thông tin về kỹ năng mềm;
R ={q1, q2,, qN} // Kết quả thi đại học, cao đẳng;
Output: Tỷ lệ phần trăm các mức điểm kết quả thi.
1. Tính điểm trung bình theo công thức (1);
2. Mờ hóa theo các công thức (2), (3), (4);
3. Từ dữ liệu điểm đưa vào kết hợp với dữ liệu được thu thập trước đó // Dữ liệu
học theo điểm số
- Tính độ phổ biến của luật theo công thức (5)
- Tính độ tin cậy của luật theo công thức (6)
- Đưa ra tỷ lệ phần trăm theo các mức điểm đạt được // Ở đây chúng tôi chia
thành các mức điểm kết quả thi;
4. Từ thông tin đưa vào về kỹ năng mềm kết hợp với dữ liệu được thu thập trước
đó // Dữ liệu học theo kỹ năng mềm
- Tính xác suất của thí sinh thuộc từng mức điểm theo công thức (7), (8)
5. Triển khai thực tế
Dự án của chúng tôi đã được triển khai trong thực tế với khối lượng dữ liệu gồm 3,6
triệu kết quả thi đại học, cao đẳng trong 3 năm gần nhất cho 23 ngàn lượt thí sinh với kết quả
học tập 3 năm cuối bậc THPT lấy đại diện của một số tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên
việc áp dụng thuật toán đã xây dựng sẽ gặp rất nhiều khó khăn do dữ liệu lớn dẫn đến khối
lượng tính toán và thời gian xử lý không đáp ứng với yêu cầu tư vấn tương tác trực tuyến. Để
khắc phục các điểm yếu này, chúng tôi tiến hành cải tiến như sau:
- Phân mức điểm số học tập của học sinh theo 5 mức mờ khác nhau theo phổ điểm
đánh giá;
- Phân kết quả thi tốt nghiệp phổ thông thành 11 mức và đại học thành 8 mức theo phổ
điểm;
(7)
(8)
Trường Đại học Thăng Long 138
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
- Xây dựng thuật toán trích rút luật kết hợp mờ, thiết lập CSDL luật cho việc dự báo
điểm thi tốt nghiệp phổ thông và CSDL luật mờ theo khối thi cho việc tư vấn kết quả thi đại
học cao đẳng.
Procedure Lập luật thi tốt nghiệp
Input: CSDL kết quả học phổ thông {D}
CSDL kết quả thi đại học cao đẳng {R}
Output: CSDL luật //Tỷ lệ phần trăm các mức điểm kết quả thi.
1. Kết nối {D} và {R} theo các trường khóa hoten, ngaysinh,
gioitinh, matruongpt;
2. Mờ hóa dữ liệu kết nối theo các mức điểm lựa chọn;
3. Trích rút các luật theo 3 môn thi bắt buộc và 1 môn lựa chọn;
4. Xây dựng CSDL {QTN}luật theo môn thi chọn;
Procedure Lập luật thi đại học, cao đẳng
Input: CSDL kết quả học phổ thông {D}
CSDL kết quả thi đại học cao đẳng {R}
Output: CSDL luật //Tỷ lệ phần trăm các mức điểm kết quả thi.
1. Kết nối {D} và {R} theo các trường khóa hoten, ngaysinh, gioitinh,
matruongpt;
2. Mờ hóa dữ liệu kết nối theo các mức điểm lựa chọn;
3. Trích rút các luật theo các môn thi của các khối thi A, A1, B, C,;
4. Xây dựng CSDL {QĐH}luật theo khối thi;
Thuật toán Dự báo kết quả
Input: Kết quả học phổ thông môn thi chọn hoặc môn thi theo khối của đối tượng
// Tùy thuộc việc dự báo kết thi tốt nghiệp hay thi đại học;
Output: Mức điểm đạt được theo tỷ lệ phần trăm.
1. Mờ hóa các điểm số đưa vào;
2. Truy vấn trong CSDL luật
- Nếu thi tốt nghiệp phổ thông thì tìm kiếm trong {QTN}
- Ngược lại tìm kiếm trong {QDH}
6. Kết luận
Các kết quả đạt được đã đáp ứng mục tiêu mà dự án đã đề xuất. Từ các kết quả dự báo
điểm thi kết hợp với các CSDL điểm chuẩn và chỉ tiêu các trường đại học và cao đẳng sẽ đưa
ra kết quả tư vấn cho việc chọn trường và chọn ngành học.
Trường Đại học Thăng Long 139
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 – Phần I
Các CSDL về điểm số và kết quả thi sẽ được cập nhật hàng năm, công thức tính điểm
sàn sẽ được thay đổi cho phù hợp với các quy định về thi tốt nghiệp và quy chế tuyển sinh đại
học cao đẳng của bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong quá trình triển khai thực tế việc phỏng vấn để thu thập dữ liệu thông tin về kỹ
năng mềm gặp rất nhiều khó khăn, vì các đối tượng chưa có truyền thống và làm quen với
phương pháp đánh giá theo năng lực của học sinh. Công việc này chỉ có thể thực hiện và hoàn
thiện trong tương lai.
7. Tài liệu tham khảo
[1]. “Làm sao để biết bạn hợp với ngành nghề gì?”
115:lam-sao--bit-bn-hp-vi-nganh-ngh-gi&catid=18:chuyen-mc-hc-tp&Itemid=13
[2]. Lê Thị Hằng, “Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học
sinh”
quangtri.edu.vn/default.asp?gid=9&mid=38&ctid=1209&ct=1
[3]. Nguyễn Thiện Luận, “Lý thuyết mờ ứng dụng trong tin học”, Nhà xuất bản
Thống kê, 2015.
[4]. Vũ Thị Thu Huyền, Nguyễn Thiện Luận, Lê Minh Tuấn. “Fuzzy Shortest Path
Algorithm Based on Comparative Relation”, IJCSNS International Journal of Computer
Science and Network Security, No 14(5), pp 20-25, 2014.
[5]. “Assessment in Competency-Based Education”, Hemispheric project,
ICTVET, Jamaica, November, 2006
[6]. Stephen R. Porter, “Competency-Based Education and Federal Student Aid”,
March 2014
[7]. Shifting Minds, “A 21st Century Vision of Public Education for Canada”,
www.c21.canada.org, 2012
Abstract:Based on the studying database of 15,000 high school pupils of some
schools in the areas of Hanoi, Ho Chi Minh, Hoa Binh, Thanh Hoa, ... and the results of 3.6
million university and college exams, we have applied and improved model, data mining
algorithm in order to extract fuzzy association rules. These rules allow to evaluate the effects
of the process of studying and teaching at the high school to the selection results at university
and college in recent years.
Keywords: counseling, enrollment, high school graduation, fuzzy association rules.
Trường Đại học Thăng Long 140
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t_t_t_ng_thien_luan_0433.pdf