Đối với những việc cần làm ngay sau khi
bắt người hoặc nhận người bị bắt nói chung và
trong trường hợp phạm tội quả tang nói riêng,
khoản 1 Điều 114 Bộ luật TTHS năm 2015
cũng đã rút ngắn thời gian xem xét việc ra
quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người
bị bắt từ 24 giờ xuống còn 12 giờ, cụ thể: “Sau
khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp,bắt
người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời
khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra
quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị
bắt”. Việc rút ngắn thời gian này sẽ góp phần
nâng cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra trong việc củng cố tài liệu,
chứng cứ làm căn cứ ra quyết định tạm giữ
hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Bộ luật TTHS năm 2003 đã có quy định
thông báo về việc bắt. Tuy nhiên, nội dung quy
định này chưa nêu rõ về thời hạn thông báo vì
vậy không đảm bảo tính kịp thời của việc thông
báo trên thực tế. Ngoài ra, nội dung thông báo
này cũng chưa quy định trong trường hợp
người bị bắt là người nước ngoài. Khắc phục
những hạn chế nêu trên, Điều 116 Bộ
luật TTHS năm 2015 đã quy định rõ về việc
thông báo.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát lịch sử hình thành và hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp bắt người phạm tội quả tang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
22
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP
BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG
Ngô Văn Vịnh1
Tóm tắt: Biện pháp bắt người phạm tội quả tang được quy định từ rất sớm và liên tục được
hoàn thiện qua các lần sửa đổi, bổ sung văn bản pháp lý điều chỉnh về hoạt động này. Bài viết sau
nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử hình thành và hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
về biện pháp bắt người phạm tội quả tang, nhằm nâng cao nhận thức về biện pháp này, qua đó góp
phần tạo cơ sở vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật, đảm bảo bắt đúng người, đúng tội.
Từ khóa: Bộ luật tố tụng hình sự, bắt người, phạm tội quả tang,
Nhận bài: 05/10/2017; Hoàn thành biên tập:15/11/2017; Duyệt đăng:28/11/2017.
Abstract: Method of arresting offenders red-handed is early regulated and gradually finalized
through amendment, supplement of legal regulating documents. The article focuses on researching,
understanding history of development and finalization of criminal procedure regulations on
method of arresting offenders red-handed to increase awareness on this method in order to make
ground for properly applying legal regulations to ensure the right arrest.
Keywords: Criminal Procedure Code, arresting offenders, offenders red-handed,
Date of receipt: 05/10/2017; Date of revision: 15/11/2017; Date of approval: 28/11/2017.
1. Biện pháp bắt người phạm tội quả tang
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến trước năm 1988
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
đã đánh đổ hoàn toàn bộ máy nhà nước phong
kiến và dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Tuy nhiên chính quyền non trẻ phải đối
mặt với vô số những khó khăn chồng chất như:
Nền kinh tế vốn lệ thuộc lại càng kiệt quệ do phát
xít Nhật khai thác triệt để trong chiến tranh thế
giới thứ hai; nạn đói hoành hành; thực dân Pháp
được sự giúp đỡ đắc lực của quân đội Anh vào
giải giáp vũ khí của quân đội Nhật Bản trở lại gây
hấn ở Nam Bộ; bọn tay sai người Việt trỗi dậy với
âm mưu lật đổ chính quyền cách mạngCùng
với việc củng cố chính quyền còn non trẻ, thiết
lập trật tự mới, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm
đến việc xây dựng hệ thống pháp luật, trong đó có
các văn bản pháp luật tố tụng hình sự (TTHS).
Tuy nhiên trong thời kỳ này, hệ thống pháp luật
TTHS Việt Nam được điều chỉnh chủ yếu bằng
các sắc lệnh, nghị định, thông tư hoặc các bản
hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện
pháp bắt nói riêng, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật chứa đựng các quy
định về bắt người và sử dụng biện pháp đó như
một phương tiện sắc bén để đấu tranh phòng
chống bọn Việt gian phản động và các tội phạm
nguy hiểm khác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau nên biện pháp bắt mới chỉ được
quy định xen kẽ trong các văn bản pháp luật về
tổ chức bộ máy. Cụ thể ngày 24/01/1946, Chủ
tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ
cộng hoà đã ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức
các Toà án và các ngạch Thẩm phán, trong đó
Điều thứ 4 quy định: “Ban Tư pháp xã không
có quyền tịch thu tài sản của ai, cũng không có
quyền bắt bớ, giam giữ ai trừ khi có trát nã của
một Thẩm phán hay, khi thấy người phạm tội
quả tang”. Như vậy, theo quy định này thì có
hai trường hợp bắt người có thể được áp dụng:
bắt người theo trát nã của Thẩm phán và bắt
người phạm tội quả tang. Còn theo Điều thứ 5
1 Thạc sỹ, Bộ môn Pháp luật và nghiệp vụ Công an, Học viện Chính trị Công an nhân dân.
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
23
của Sắc lệnh này thì:“Khi bắt người trong hai
trường hợp trên, Ban Tư pháp xã phải lập biên
bản hỏi cung và giải bị can lên ngay Toà án
trên trong hạn 24 giờ là cùng”. Nghiên cứu
Sắc lệnh số 13/SL cho thấy pháp luật nước ta
những ngày đầu đã bước đầu xác định về thẩm
quyền và thủ tục bắt người trong đó có bắt
người phạm tội quả tang. Tuy nhiên, quy định
về biện pháp này còn đơn giản, chưa chặt chẽ,
đặc biệt chưa xác định rõ các căn cứ bắt.
Tiếp đến, ngày 29/3/1946, Chủ tịch Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký Sắc lệnh
số 40/SL về bảo vệ tự do cá nhân, trong đó
Điều thứ 1 quy định: “Chỉ trừ khi nào có sự
phạm pháp quả tang về khinh tội hay trọng tội
còn bao giờ bắt người cũng cần phải có lệnh
của Thẩm phán viên. Lệnh bắt người của Thẩm
phán viên phải viết ra giấy và bao giờ cũng do
nhân viên của các cơ quan chính thức đem thi
hành. Ở nơi nào chưa đặt thẩm phán viên thì
có những cơ quan do luật pháp đã ấn định để
thay cho thẩm phán viên thì mới có quyền ra
lệnh bắt người”. Theo quy định này, thẩm
quyền ra lệnh bắt thuộc về Thẩm phán viên,
ngoài ra, bất kỳ ai cũng không được quyền bắt
người trừ trường hợp có sự phạm pháp quả
tang về khinh tội hay trọng tội. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện những quy
định nêu trên, Điều thứ 2 Sắc lệnh số 40/SL đã
đưa ra khái niệm về phạm pháp quả tang và
trình tự, thủ tục bắt người phạm pháp quả
tang:“Khi nào sự phạm pháp đương xẩy ra
hoặc vừa xẩy ra trước mắt hoặc khi nào kẻ
phạm pháp còn đương bị công chúng theo đuổi
hay còn đương cầm giữ tang vật thì gọi là
phạm pháp quả tang. Trong trường hợp đặc
biệt ấy (trường hợp phạm pháp quả tang) thì
bắt người không cần phải có lệnh trước của
Thẩm phán viên. Tư nhân bắt được kẻ phạm
pháp quả tang phải lập tức dẫn đến trình nhà
chức trách ở gần đấy nhất. Những nhân viên
có trách nhiệm về việc tuần phòng có thể dẫn
người bị bắt đến thẳng Thẩm phán viên mà
không cần phải hỏi cung trước.Bất kỳ vào
trường hợp nào trong thời hạn 24 giờ kể từ lúc
bắt, người bị bắt cũng phải được đem ra trước
mặt Thẩm phán viên để lấy cung”. Theo quy
định này, có bốn trường hợp được gọi là phạm
pháp quả tang:sự phạm pháp đương xẩy ra; sự
phạm pháp vừa xẩy ra trước mắt; kẻ phạm
pháp còn đương bị công chúng theo đuổi; kẻ
phạm phá còn đương cầm giữ tang vật. Bên
cạnh đó, trình tự, thủ tục của việc bắt người
phạm pháp quả tang cũng đã được Sắc lệnh này
quy định nhưng còn đơn giản. Tuy nhiên đây
cũng là những điểm tiến bộ hơn của Sắc lệnh
này so với Sắc lệnh số 13/SL trước đây và đã
được các văn bản pháp luật sau kế thừa. Dẫu
vậy có thể nhận thấy, Sắc lệnh số 40/SL cũng
mới chỉ xác định bắt phạm pháp quả tang và
bắt thường, mà chưa xác định các trường hợp
bắt người khác.
Để khắc phục các hạn chế này, ngày
20/5/1957 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã ký ban hành Luật số 103-SL/L.005
ngày 20/5/1957 về đảm bảo quyền tự do thân
thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở,
đồ vật, thư tín của nhân dân, trong đó Điều 4 đã
xác định thẩm quyền, đặc biệt quy định đầy đủ
hơn về trình tự, thủ tục bắt người phạm tội quả
tang: “Đối với những người phạm pháp quả
tang, bất cứ người nào cũng có quyền bắt và
phải giải ngay đến Uỷ ban Hành chính, Toà án
nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất.
Trong những trường hợp khẩn cấp, cơ quan
công an có thể bắt giữ trước khi có lệnh viết
của các cơ quan định trong điều 3, và phải báo
cho các cơ quan đó biết”. Ngoài ra, so với Sắc
lệnh số 40/SL, Luật số 103-SL/L.005 đã bổ
sung thêm thủ tục: “Người phạm pháp bị bắt
phải được giải lên cơ quan tư pháp hoặc cơ
quan công an từ cấp huyện trở lên trong hạn
hai mươi bốn giờ kể từ lúc bắt” (Điều 5).
Tuy nhiên Điều 4 Luật số 103-SL/L.005 cũng
mới chỉ quy định:“Những trường hợp phạm
pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp là
những trường hợp đặc biệt do luật quy định”
mà chưa xác định cụ thể về các trường hợp
phạm pháp quả tang. Đây cũng là điểm hạn chế
cần phải được hoàn thiện trong các văn bản
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
24
luật tiếp theo. Bên cạnh đó, việc Luật số 103-
SL/L.005 vẫn sử dụng thuật ngữ “phạm pháp”
với nghĩa là bất cứ vi phạm pháp luật nào, từ vi
phạm hình sự, vi phạm hành chính đến vi phạm
dân sự đều có thể bị áp dụng biện pháp bắt
người phạm pháp quả tang là quá rộng. Ngoài
ra, những thủ tục cần tiến hành ngay sau khi
bắt người phạm pháp quả tang còn chưa được
quy định cụ thể. Do đó, các cơ quan có thẩm
quyền khó khăn trong việc áp dụng và điều tra,
xử lý.
Để kịp thời hướng dẫn và thực thi Luật số
103-SL/L005 có hiệu quả, ngày 18/6/1957, Chủ
tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc
luật số 002/SLt quy định những trường hợp
phạm pháp quả tang, những trường hợp khẩn cấp
và những trường hợp khám người phạm pháp
quả tang. Theo đó, Sắc luật số 002/SLt đã quy
định về bốn trường hợp phạm pháp quả tang và
thẩm quyền bắt phạm pháp quả tang tại Điều 1:
“Để kịp thời giữ kẻ phạm pháp đã gây thiệt
hại đến an toàn của Nhà nước, đến trật tự xã
hội, đến tài sản của Nhà nước, đến tính mệnh
tài sản của nhân dân, nay quy định những
trường hợp sau đây là phạm pháp quả tang mà
người công dân nào cũng có quyền bắt và giải
ngay đến Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân
hoặc Đồn công an nơi gần nhất:
1- Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi
phạm pháp thì bị phát giác ngay.
2- Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp.
3- Đang bị giam giữ mà lẩn trốn.
4- Đang có lệnh truy nã”.
Có thể thấy, so với quy định tại Sắc lệnh
số 40/SL thì Sắc luật số 002/SLt đã quy định
thêm hai trường hợp phạm pháp quả tang là
đang bị giam giữ mà lẩn trốn và đang có lệnh
truy nã. Như vậy ở đây đã có sự đồng nhất
giữa bắt người phạm pháp quả tang và bắt
người có lệnh truy nã. Ngoài ra, Điều 3 Sắc
luật số 002/SLt cũng cho phép người bắt quả
tang được quyền khám để tước vũ khí:“Để
bảo vệ cho người bắt giữ khỏi bị kẻ phạm pháp
quả tang hung hãn hãm hại, nay quy định: Đối
với kẻ phạm pháp quả tang là thổ phỉ, biệt
kích, kẻ giết người hoặc cướp của, côn đồ
hung hãn thì người công dân nào khi bắt giữ
cũng có quyền khám để tước vũ khí”. Việc bổ
sung quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho
tính mạng, sức khỏe của người bắt giữ. Có thể
thấy việc Sắc luật số 002/SLt quy định rõ về
bốn trường hợp bắt người phạm pháp quả tang
đã đánh dấu một bước phát triển mới về kỹ
thuật lập pháp trong lĩnh vực TTHS.
Như vậy, so với các văn bản pháp luật đã
ban hành trước đây, Sắc luật số 002-SLt đã có sự
thay đổi, bổ sung khá lớn quy định về bắt người
phạm tội quả tang. Tuy nhiên, việc tiếp tục sử
dụng thuật ngữ “phạm pháp” đã mở rộng diện
người bị bắt cho nên đã dẫn đến không ít các
trường hợp lạm dụng việc bắt người, vi phạm
đến quyền tự do thân thể của công dân.
Ngày 10/7/1957, Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Nghị định
số 301/TTg quy định chi tiết thi hành Luật số
103/SL-L005 ngày 20/5/1957. Tuy nhiên, đối
với biện pháp bắt người phạm tội quả tang, Nghị
định này không có sự sửa đổi, bổ sung.
Ở Miền Nam, sau khi Mặt trận dân tộc giải
phóng Miền Nam ra đời, ngày 15/03/1976 Hội
đồng Chánh phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số
02/SL-76 quy định việc bắt, giam, khám người,
khám nhà ở, khám đồ vật, trong đó Điều 1 quy
định nguyên tắc chung: “Việc bắt, giam, khám
người, khám nhà ở, khám đồ vật phải có lệnh
viết của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp
phạm tội quả tang và trường hợp khẩn cấp quy
định ở các Điều 2 và 3 dưới đây”. Về các
trường hợp bắt người phạm tội quả tang, Điều 2
Sắc luật số 02/SL-76 quy định:
“Trong trường hợp phạm tội quả tang, bất
cứ công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay
kẻ phạm tội đến Ủy ban nhân dân cách mạng,
cơ quan an ninh, hoặc Viện kiểm sát nhân dân
gần nhất.
Những trường hợp sau đây là phạm tội
quả tang:
a) Đang làm việc phạm tội hoặc ngay sau
khi phạm tội thì bị phát giác.
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
25
b) Đang bị đuổi bắt sau khi phạm tội.
c) Đang bị giam giữ mà lẫn trốn.
d) Đang có lệnh truy nã”.
Như vậy, về cơ bản Sắc luật số 02/SL-76 kế
thừa các trường hợp bắt người phạm pháp quả
tang được quy định trong Sắc luật số 002/SLt,
nhưng Sắc luật số 02/SL-76 đã sử dụng thuật
ngữ “phạm tội” để thay thế cho thuật ngữ “phạm
pháp”. Đây cũng là một bước tiến mới về kỹ
thuật lập pháp thể hiện sự phát triển trong tư duy
của các nhà lập pháp. Tuy nhiên, việc Sắc luật số
02/SL-76 tiếp tục quy định trường hợp đang có
lệnh truy nã là một trường hợp phạm tội quả
tang cũng chưa hợp lý vì bắt người phạm tội quả
tang khác về bản chất so với bắt người đang có
lệnh truy nã.
2. Biện pháp bắt người phạm tội quả tang
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
thời kỳ từ năm 1988 đến nay
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta bước
vào thời kỳ đổi mới, trước hết là đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế với nội dung chủ yếu là xóa
bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hình
thành cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức
hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Chính
sách kinh tế mới đã tạo động lực cho sự phát
triển và nâng cao mức sống cho xã hội, đưa đất
nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, hiện tượng tiêu cực mới nảy sinh trong
xã hội lại tăng lên, tội phạm gia tăng, oan sai và
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân diễn ra nhiều hơn Trong bối cảnh
đó, các văn bản pháp luật về TTHS nói chung
và biện pháp ngăn chặn, biện pháp bắt nói
riêng được ban hành rải rác đã không thể hiện
đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước
trong pháp luật TTHS.
Khắc phục bất cập đó, ngày 28/6/1988,
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua Bộ luật
TTHS đầu tiên: Bộ luật TTHS năm 1988. Lần
đầu tiên trong lịch sử lập pháp, những quy định
về biện pháp bắt người được xây dựng tập
trung, thống nhất trong một Bộ luật, có những
thay đổi sâu sắc và tương đối phát triển. Bộ luật
TTHS năm 1988 cũng có ba lần sửa đổ, bổ sung
vào các năm: 1990, 1992 và 2000. Các lần sửa
đổi, bổ sung đã đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi
hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm trong từng thời kỳ và đã từng bước thể
chế hóa một số quan điểm mới về cải cách tư
pháp ở nước ta. Trước khi có Bộ luật TTHS
năm 1988, một số văn bản pháp luật như Sắc
luật số 002/SLt; Sắc luật số 02/SL-76 chưa
quy định biện pháp bắt người đang bị truy nã.
Theo các văn bản pháp luật này thì việc bắt
người đang có lệnh truy nã thuộc về một trong
các trường hợp bắt người phạm tội quả tang. Rõ
ràng, việc coi bắt người đang có lệnh truy nã là
một trường hợp bắt người phạm tội quả tang là
không hợp lý. Do đó, Bộ luật TTHS năm 1988
đã bổ sung biện pháp bắt người đang bị truy nã
nhưng lại quy định chung trong cùng một điều
luật với bắt người phạm tội quả tang.
Về căn cứ áp dụng, theo khoản 1 Điều 64 Bộ
luật TTHS năm 1988 thì có ba căn cứ (trường
hợp) bắt người phạm tội quả tang, đó là: Người
đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị
bắt; người ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị
phát hiện và bị bắt; người đang thực hiện tội
phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì
bị đuổi bắt. Như vậy, Bộ luật TTHS năm 1988
đã kế thừa hai trường hợp bắt người phạm tội
quả tang được quy định tại Sắc luật số 02/SL-76,
đó là: Đang làm việc phạm tội hoặc ngay sau khi
phạm tội thì bị phát giác; Đang bị đuổi bắt sau
khi phạm tội. Còn những trường hợp: Đang bị
giam giữ mà lẫn trốn; Đang có lệnh truy nã, Bộ
luật đã xóa bỏ.
Về thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang,
Bộ luật TTHS năm 1988 quy định bất kỳ ai cũng
có quyền bắt và “Khi bắt người phạm tội quả
tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào
cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt”
(khoản 2 Điều 64).
Về trình tự, thủ tục bắt, cũng theo khoản 1
Điều 64 Bộ luật TTHS năm 1988, khi bắt người
phạm tội quả tang không cần có lệnh hay quyết
định của cá nhân hoặc cơ quan nào, đồng thời
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
26
“giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát
hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ
quan này phải lập biên bản và giải ngay người
bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền”.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 65 Bộ luật TTHS năm
1988 còn quy định rõ những việc cần làm ngay
sau khi nhận người bị bắt: “Sau khi nhận người
bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội
quả tang, cơ quan điều tra phải lấy lời khai
ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định
tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt”. Bên
cạnh đó, để đảm bảo tính công khai, Bộ luật
TTHS năm 1988 còn quy định cụ thể thông báo
về việc bắt: “Người ra lệnh bắt phải thông báo
ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền
xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi
người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông
báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó
không còn nữa, người ra lệnh bắt phải thông
báo ngay” (Điều 67).
Rõ ràng, Bộ luật TTHS năm 1988 đã quy
định chặt chẽ, đầy đủ hơn về biện pháp bắt
người phạm tội quả tang trên các phương diện:
thẩm quyền, căn cứ áp dụng, trình tự, thủ tục và
những việc cần làm ngay sau khi bắt cũng như
thông báo về việc bắt.
Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ
4 đã thông qua Bộ luật TTHS năm 2003. Về
căn cứ bắt, thẩm quyền bắt và trình tự, thủ tục
bắt người phạm tội quả tang, Bộ luật TTHS
năm 2003 đã giữ nguyên so với Bộ luật TTHS
năm 1988.
Đối với thông báo về việc bắt, Bộ luật TTHS
năm 1988 chỉ quy định trách nhiệm thông báo
thuộc về người ra lệnh bắt. Tuy nhiên, đối với
bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người
đang bị truy nã thì “bất kỳ người nào cũng có
quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an,
Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần
nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải
ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm
quyền” (khoản 1 Điều 64 Bộ luật TTHS năm
1988). Rõ ràng trong trường hợp này, Cơ quan
điều tra nhận người bị bắt lại không phải thông
báo về việc bắt. Điều này là không logic và thiếu
hợp lý. Do đó, Điều 85 Bộ luật TTHS năm 2003
đã bổ sung cả Cơ quan điều tra nhận người bị
bắt cũng có trách nhiệm thông báo về việc bắt,
cụ thể: “Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra
nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia
đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường,
thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư
trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở
việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn
nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận
người bị bắt phải thông báo ngay”.
Ngày 27/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp
thứ 10 đã thông qua Bộ luật TTHS năm 2015.
Trong Bộ luật TTHS năm 1988 và Bộ luật
TTHS năm 2003, bắt người phạm tội quả tang
và bắt người đang bị truy nã được quy định
chung tại một điều luật. Tuy nhiên do bản chất
của bắt người phạm tội quả tang khác so với bắt
người đang bị truy nã, do đó để bảo đảm rõ ràng,
Bộ luật TTHS năm 2015 tách nội dung này
thành hai điều luật riêng biệt quy định về bắt
người phạm tội quả tang (Điều 111) và bắt
người đang bị truy nã (Điều 112).
Khoản 1 Điều 82 BLTTHS năm 2003 quy
định:“Đối với người đang thực hiện tội phạm
hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị
phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người
đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có
quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an,
Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần
nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và
giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra
có thẩm quyền”. Với quy định này thì cơ quan
Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân
nơi gần nhất có trách nhiệm lập biên bản về
việc bắt người và giải ngay người bị bắt đến
Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên
thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau như
khoảng cách địa lý xa xôi mà việc bắt đối tượng
lại diễn ra trong đêm, phương tiện đi lại không
có, điều kiện thời tiết xấumà nhiều trường hợp
các cơ quan này không thể giải ngay đối tượng
đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền được. Vì vậy
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
27
để khắc phục được bất cập này, khoản 1 Điều 111
BLTTHS năm 2015 đã quy định: “Các cơ
quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải
ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan
điều tra có thẩm quyền”. Như vậy với quy định
này thì các cơ quan nói trên có thể giải ngay
người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra
cóthẩm quyền.
Về căn cứ bắt, thẩm quyền bắt người phạm
tội quả tang, Bộ luật TTHS năm 2015 giữ
nguyên so với Bộ luật TTHS năm 2003.
Về nội dung, Bộ luật TTHS năm 2015 đã
bổ sung trách nhiệm của Công an xã, phường,
thị trấn, Đồn Công an trong việc phát hiện bắt
giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang để tạo
cơ sở pháp lý cho các lực lượng này thực hiện
nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cụ
thể:“Trường hợp Công an xã, phường, thị
trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp
nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm
giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ
vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người,
lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo
quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt
hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có
thẩm quyền”
Đối với những việc cần làm ngay sau khi
bắt người hoặc nhận người bị bắt nói chung và
trong trường hợp phạm tội quả tang nói riêng,
khoản 1 Điều 114 Bộ luật TTHS năm 2015
cũng đã rút ngắn thời gian xem xét việc ra
quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người
bị bắt từ 24 giờ xuống còn 12 giờ, cụ thể: “Sau
khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp,bắt
người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời
khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra
quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị
bắt”. Việc rút ngắn thời gian này sẽ góp phần
nâng cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra trong việc củng cố tài liệu,
chứng cứ làm căn cứ ra quyết định tạm giữ
hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Bộ luật TTHS năm 2003 đã có quy định
thông báo về việc bắt. Tuy nhiên, nội dung quy
định này chưa nêu rõ về thời hạn thông báo vì
vậy không đảm bảo tính kịp thời của việc thông
báo trên thực tế. Ngoài ra, nội dung thông báo
này cũng chưa quy định trong trường hợp
người bị bắt là người nước ngoài. Khắc phục
những hạn chế nêu trên, Điều 116 Bộ
luật TTHS năm 2015 đã quy định rõ về việc
thông báo./.
Tài liệu tham khảo:
1. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân
chủ cộng hoà (1946), Sắc lệnh số 13/SL ngày
24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam dân chủ cộng hoà về tổ chức các Toà án và
các ngạch Thẩm phán.
2. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân
chủ cộng hoà (1946), Sắc lệnh số 40/SL ngày
29/3/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hoà về bảo vệ tự do cá nhân.
3. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(1957), Luật số 103-SL/L.005 ngày 20/5/1957
của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về
đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả
xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân
dân.
4. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(1957), Sắc luật số 002/SLt ngày 18/6/1957 của
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra
quy định những trường hợp phạm pháp quả tang,
những trường hợp khẩn cấp và những trường hợp
khám người phạm pháp quả tang.
5. Hội đồng Chánh phủ cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1976), Sắc luật số
02/SL-76ngày 15/03/1976 của Hội đồng Chánh
phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam quy định việc bắt, giam, khám người, khám
nhà ở, khám đồ vật.
6. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự
của nước CHXHCN Việt Nam năm 2003,
Hà Nội.
7. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự
của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015,
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_quat_lich_su_hinh_thanh_va_hoan_thien_cac_quy_dinh_cua.pdf