50 islands (with area ≥ 1 km2) of the Bac Bo coastline are distributed into 3 lines extended from the North WestSouth East covering the continent. The islands have a natural conditions and rich natural resources of non-living (mineral
resources, geological heritage, value-geomorphology, touristic resources,.) and biological resources (national parks,
biosphere reserves, marine protected area planning and diversity of plant and animal species, etc.). There is tremendous
potential for economic and social development of the Bac Bo region, as well as playing an important role in protecting
the security, defense and sovereignty of
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 50 đảo ven bờ Bắc Bộ Việt Nam (có diện tích từ 1km2 trở lên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
318
35(4), 318-326 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
50 ĐẢO VEN BỜ BẮC BỘ VIỆT NAM
(CÓ DIỆN TÍCH TỪ 1KM2 TRỞ LÊN)
UÔNG ĐÌNH KHANH, LÊ ĐỨC AN, TỐNG PHÚC TUẤN,
TRẦN THỊ HẰNG NGA, BÙI QUANG DŨNG, NGUYỄN THỊ HƯƠNG
E-mail: uongdinhkhanh@gmail.com
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 14 - 9 - 2013
1. Mở đầu
Việt Nam có khoảng 2773 hòn đảo ven bờ với
diện tích 1721km2 song lại phân bố rất khác nhau
tại các vùng biển. Ven bờ Bắc Bộ là nơi tập trung
nhiều đảo nhất (2321 đảo) chiếm tới 83,7% tổng
số đảo và 48,9% tổng diện tích đảo.Ven bờ Bắc
Trung Bộ có ít đảo nhất, chỉ chiếm 2% tổng số đảo
và 0,83% tổng diện tích các đảo. Ven bờ Nam
Trung Bộ và Nam Bộ có số lượng đảo tương
đương nhau (khoảng 7%) nhưng về mặt diện tích
thì các đảo ven bờ (CĐVB) Nam Bộ lại khá tương
đương với Bắc Bộ, chiếm 40,3% tổng diện tích các
đảo, còn CĐVB Nam Trung Bộ chỉ chiếm 10% [1].
Trong số 2773 hòn đảo ven bờ, thì có khoảng 100
đảo có diện tích từ 1km2 trở lên (là những đảo có
diện tích đủ lớn cho phát triển kinh tế -xã hội) và
vùng đảo ven bờ Bắc Bộ có tới 50 đảo như vậy
phân bố ở 2 tỉnh Quảng Ninh (47 đảo) và Hải
Phòng (3 đảo) (hình 1, bảng 1). Tạm phân loại theo
diện tích, vùng biển ven bờ Bắc bộ có 2 đảo lớn
(diện tích >100km2 là Cái Bầu và Cát Bà ), 13 đảo
trung bình (diện tích >10-100km2) và 35 đảo nhỏ
(diện tích ≥ 1-10km2).
Đến thời điểm hiện tại, có thể nói rằng việc
nghiên cứu, điều tra các đảo có diện tích nhỏ (diện
tích <10km2) trong hệ thống đảo ven bờ Việt Nam
nói chung và ven bờ Bắc Bộ nói riêng chưa được
chú ý nhiều. Tuy là các đảo nhỏ, nhưng chúng lại
có tiềm năng sinh học, du lịch sinh thái, đánh bắt
và nuôi trồng hải sản, đảm bảo an ninh quốc phòng
vùng biển Việt Nam,... và đặc biệt nhiều đảo nhỏ
nếu được nghiên cứu, quy hoạch và đầu tư sẽ là
điểm tiếp nhận đưa dân ra đảo sinh sống. Điều này
góp phần rất lớn vào việc hoàn thành mục tiêu của
“Chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020
và những năm tiếp theo” đã được Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X)
thông qua tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày
9/2/2007 và được cụ thể hoá bởi nhiều quyết định
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược
phát triển liên quan đến các Ngành gắn với kinh tế
biển, trong đó có Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày
28/4/2010 “Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế
đảo Việt Nam đến năm 2020”.
Bài báo này bước đầu giới thiệu khái quát về
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
50 đảo ven bờ Bắc Bộ (có diện tích từ 1km2 trở
lên) được mô tả lồng ghép với các đảo nhỏ và vùng
biển đảo của khu vực. Đây cũng là một trong
những nội dung của đề tài VAST 06.02/13-14(1)
được thực hiện trong giai đoạn 2013-2014.
(1)Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Điều tra, nghiên cứu xây dựng hồ sơ cho 50 đảo (có
diện tích > 1km2) trong hệ thống đảo ven bờ Bắc Bộ về vị thế, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các dạng tài
nguyên phục vụ phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng, năm 2013-2014, do TS. Uông Đình Khanh
làm chủ nhiệm.
319
Hình 1. Sơ đồ vị trí 50 đảo ven bờ Bắc Bộ (có diện tích >1km2)
320
Bảng 1. Danh mục 50 đảo ven bờ Bắc Bộ có diện tích từ 1km2trở lên
(Thống kê theo thứ tự diện tích các đảo từ lớn đến bé và theo các tỉnh)
STT Tên đảo Thuộc huyện, tỉnh Diện tích (km2) (2) Phân loại theo kích thước
1 Cái Bầu Vân Đồn, Quảng Ninh 193,98 L
2 Trà Bản Vân Đồn, Quảng Ninh 76,37 TB
3 Vĩnh Thực Tp. Móng Cái, Quảng Ninh 32,56 TB
4 Đồng Rui Lớn Tp. Cẩm Phả, Quảng Ninh 32,30 TB
5 Cao Lỗ (Ba Mùn) Vân Đồn, Quảng Ninh 23,42 TB
6 Thanh Lam Cô Tô, Quảng Ninh 16,80 TB
7 Cái Lim ( Trà Ngọ) Vân Đồn, Quảng Ninh 16,12 TB
8 Vạn Cảnh Vân Đồn, Quảng Ninh 16,10 TB
9 Quan Lạn ( Cảnh Cước) Vân Đồn, Quảng Ninh 15,74 TB
10 Cô Tô Lớn Cô Tô, Quảng Ninh 15,62 TB
11 Cái Chiên Hải Hà, Quảng Ninh 14,03 TB
12 Đống Chén Vân Đồn, Quảng Ninh 13,60 TB
13 Ngọc Vừng Vân Đồn, Quảng Ninh 11,21 TB
14 Thẻ Vàng Vân Đồn, Quảng Ninh 11,14 TB
15 Hà Loan Tp. Cẩm Phả, Quảng Ninh 8,23 N
16 Sậu Nam Vân Đồn, Quảng Ninh 7,38 N
17 Phượng Hoàng Vân Đồn, Quảng Ninh 6,26 N
18 Quả Muỗn Yên Hưng, Quảng Ninh 5,52 N
19 Cống Nứa Vân Đồn, Quảng Ninh 5,50 N
20 Hang Trai Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 4,61 N
21 Trần (Chàng Tây) Cô Tô, Quảng Ninh 4,46 N
22 Lão Vọng Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 4,32 N
23 Vạn Vược Đầm Hà, Quảng Ninh 3,94 N
24 Mang Vân Đồn, Quảng Ninh 3,81 N
25 Chàng Ngọ Vân Đồn, Quảng Ninh 3,25 N
26 Bồ Hòn Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 3,12 N
27 Cống Đông Vân Đồn, Quảng Ninh 2,89 N
28 Tuần Châu Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 2,86 N
29 Vạn Mặc Hải Hà, Quảng Ninh 2,78 N
30 Đầu Bê Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 2,77 N
31 Cống Đỏ TP. Hạ Long, Quảng Ninh 2,68 N
32 Cống Tây Vân Đồn, Quảng Ninh 2,61 N
33 Vạn Đuôi Vân Đồn, Quảng Ninh 2,40 N
34 Hạ Mai Vân Đồn, Quảng Ninh 2,16 N
35 Cô Tô Con Cô Tô, Quảng Ninh 2,10 N
36 Vụng Ba Cửa Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 2,03 N
37 Vạn Giò Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 2,01 N
38 Thoi Xanh Hải Hà, Quảng Ninh 1,95 N
39 Thượng Mai Vân Đồn, Quảng Ninh 1,65 N
40 Miều Hải Hà, QuảngNinh 1,54 N
41 Đồng Rui Bé Tp. Cẩm Phả, Quảng Ninh 1,27 N
42 Cây Khế ( Đỉnh Hồng) Tp. Cẩm Phả, Quảng Ninh 1,17 N
43 Vụng Hà Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 1,12 N
44 Vạn Nước Hải Hà, Quảng Ninh 1,07 N
45 Chân Voi Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 1,01 N
46 Lỗ Hố Vân Đồn, Quảng Ninh 1,00 N
47 Nất Đất Vân Đồn, Quảng Ninh 1,00 N
48 Cát Bà Cát Hải, Hải Phòng 152,9 L
49 Bạch Long Vỹ Bạch Long Vĩ, Hải Phòng 1,94 N
50 Lẻ Mòi Cát Hải, Hải Phòng 1,67 N
Ghi chú: L (lớn), TB ( trung bình), N (nhỏ)
(2)Số liệu diện tích được lấy từ số liệu thống kê của đề tài KT.03.12 [1]
321
2. Khái quát về điều kiện tự nhiên 50 đảo ven bờ
Bắc Bộ
2.1. Vị trí và đặc điểm phân bố
Ngoại trừ đảo Bạch Long Vĩ ở gần giữa vịnh
Bắc Bộ, 49 đảo còn lại cùng với các đảo nhỏ khác
ở ven bờ Bắc Bộ phân bố thành 3 tuyến cụm đảo
kéo dài theo phương đông bắc - tây nam phù hợp
với những cánh cung sơn văn trên biển. Đó là các
cánh cung Cẩm Phả - Cái Bầu; Trà Bản và cánh
cung Ba Mùn - Quan Lạn tạo thành các lớp đảo
bao lấy lục địa. Kể từ giáp bờ theo hướng ra khơi
lần lượt là:
- Tuyến cụm đảo Vĩnh Thực-Cái Bầu (gồm
Vĩnh Thực, Cái Chiên, Vạn Mặc, Vạn Nước, Vạn
Vược, Miều, Đồng Rui, Hà Loan, Cái Bầu và
lân cận);
- Tuyến cụm Bái Tử Long-Hạ Long-Cát Bà
gồm Sậu Nam, Ba Mùn, Chàng Ngọ,Cái Lim, Lão
Vọng, Quan Lạn, Trà Bản, Ngọc Vừng, Cống Tây,
Phượng Hoàng, Cống Đỏ, Vạn Gia, Hang Trai,
Đầu Bê, Vụng Hà, Vạn Giò, Cát Bà, và hàng
trăm đảo đá nhỏ khác trong vịnh;
- Tuyến cụm đảo Cô Tô-Long Châu phân bố
ngoài cùng kéo dài từ cụm đảo Trần ở phía đông
bắc qua cụm đảo Cô Tô, Thanh Lam đến cụm đảo
Hạ Mai, Thượng Mai, Nất Đất và cụm đảo Long
Châu ở phía đông nam.
Các tuyến cụm đảo nêu trên nằm kề sát phía
đông, đông nam của tỉnh Quảng Ninh và Tp. Hải
Phòng, là những cực của tam giác kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ; mặt khác chúng lại có tiếp xúc trực
tiếp bằng đường thủy với tỉnh Quảng Tây (Trung
Quốc) ở phía đông bắc và đông, với tỉnh Hải Nam
(Trung Quốc) ở phía đông nam. Đó là những lợi
thế lớn của vùng đảo ven bờ này so với các vùng
đảo khác của cả nước có điều kiện phát triển và hội
nhập kinh tế với nước ngoài.
2.2. Điều kiện tự nhiên đa dạng
2.2.1. Thành tạo địa chất
Thành tạo địa chất cấu tạo nên các đảo khá đa
dạng có tuổi từ cổ sinh đến hiện đại. Đá có tuổi cổ
nhất là Ordovic-Silur hệ tầng Cô Tô (O3-Sct) cấu
tạo nên huyện đảo Cô Tô (Cô Tô Lớn, Cô Tô Con,
Thanh Lam, đảo Trần,...) và một phần thành tạo
Ordovic-Silur hệ tầng Tấn Mài (O3-Stm) trên các
đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên, gồm sét bột kết, cát kết
tufogen và sạn kết, đá phiến silic. Các đá Devon
hạ-trung hệ tầng Dưỡng Động (D1-2dđ) gồm cát kết
thạch anh dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét, sét
vôi phân bố rộng rãi tại các đảo Chàng Ngọ, Cái
Lim, Trà Bản, Thẻ Vàng, Cống Tây, Đồng Chén.
Thành tạo Devon trung hệ tầng Bản Páp (D2bp)
gặp ở các đảo Lão Vọng, Cái Lim, Cống Đông,
Trà Bản, là đá vôi phân lớp xen silic, sét vôi.
Những tập đá vôi mầu xám đen, đá vôi trứng cá
silic tuổi Carbon sớm hệ tầng Cát Bà (C1cb) gặp
trên các đảo trong vịnh Bái Tử Long (Lão Vọng,
Lỗ Hố, Cống Nứa, Trà Bản) và Cát Bà. Đá vôi
phân lớp dày dạng khối xám sáng, xen thấu kính
vôi silic thuộc Carbon-Permi hệ tầng Bắc Sơn (C-
Pbs) đã tạo nên cảnh quan karst nhiệt đới vịnh Hạ
Long, Bái Tử Long, Cát Bà (Đầu Bê, Hang Trai,
Vụng Ba Cửa, Chân Voi, Vạn Giỏ,...). Trầm tích
chứa than Trias thượng hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg)
phân bố trên phần đông nam của đảo Cái Bầu, trên
đảo Bồ Hòn, Vạn Vược, Vạn Mặc, Tuần Châu. Các
đá Jura hệ tầng Hà Cối (J1-2hc) gặp trên các đảo
phân bố sát bờ như Vĩnh Thực, Cái Chiên, Vạn
Nước, hòn Miều, Cái Bầu. Đảo Bạch Long Vĩ cấu
tạo bởi các đá trẻ cát bột kết tuổi Neogen và
Oligocen (N, E3).
2.2.2. Địa hình
Các đảo ven bờ Bắc Bộ nói chung và 50 đảo
nói riêng thuộc về một số kiểu địa hình chính
sau đây:
- Đảo núi thấp bóc mòn-mài mòn hình thành do
nâng kế thừa các cấu trúc nếp lồi của trầm tích Cổ
sinh gồm quần đảo Cô Tô, Trà Bản, đảo Trần,
- Đảo núi thấp bóc mòn-mài mòn do nâng các
cấu trúc đơn nghiêng của trầm tích Trung sinh và
Cổ sinh gồm: đảo Cái Bầu, Vĩnh Thực, Cái Chiên,
Ngọc Vừng, Hạ Mai, Thượng Mai, Nất Đất và
lân cận.
- Đảo đồi thoải bóc mòn-mài mòn do nâng Tân
kiến tạo nghịch đảo dạng vòm-địa lũy trầm tích
Kainozoi: đảo Bạch Long Vĩ.
- Đảo núi thấp bóc mòn-rửa lũa-mài mòn tạo
bởi các khối đá carbonat tuổi Cổ sinh, phân bố
rộng rãi trong vịnh Hạ Long-Bái Tử Long, quần
đảo Cát Bà: đảo Cát Bà, Đầu Bê, Hang Trai, Chân
Voi, Vụng Ba Cửa, Cây Khế, Lẻ Mòi, Lão Vọng,
Vạn Giỏ, Cống Đỏ,...
Ngoài các kiểu địa hình chính đã mô tả ở trên,
một số đảo còn có các dạng địa hình như các bề
mặt san bằng (Trà Bản, Cái Bầu, Cái Lim,), các
bậc thềm biển (Vĩnh Thực, Cái Bầu, Quan Lạn,
Ngọc Vừng, Cô Tô, Cát Bà,), thung lũng karst
(Cát Bà).
322
2.2.3. Khí hậu và hải văn
Vùng đảo biển ven bờ Bắc Bộ thuộc khí hậu
biển nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh
hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, có 2-3 tháng
lạnh. Nhiệt độ không khí cao nhất vào tháng 7 (28-
29°C) và thấp nhất vào tháng giêng (15-16,8°C).
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng
mưa trung bình năm 1600-2200mm (Cái Bầu:
2662mm, Cô Tô: 1685mm).
Vùng có chế độ nhật triều đều, tại Hòn Gai mực
nước trung bình 2,06m và lớn nhất đạt 4,2m, thuộc
triều lớn nhất Việt Nam. Độ cao sóng ven bờ trung
bình năm đạt 0,78m, sóng cao nhất đến 2,2-4,9m
về mùa hè và có hướng nam, đông nam. Dòng chảy
giữa các tuyến, cung đảo có tốc độ khá lớn, nhất là
khi triều rút, có thể đạt 0,9m/s ở cửa Vạn, cửa Mô,
vịnh Bái Tử Long. Nhiệt độ trung bình tầng nước
mặt đạt 20°C về mùa đông và 28,5°C về mùa hè.
Tại Cô Tô, nhiệt độ nước biển trung bình năm
23,7°C và độ mặn là 30,9‰.
2.2.4. Thổ nhưỡng và lớp phủ rừng
Trên 50 đảo chỉ phổ biến một số ít loại đất,
gồm đất cát biển, đất mặn (Vĩnh Thực, Trà Bản,
Cái Bầu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cô Tô,); đất
feralit bị biến đổi do canh tác, đất feralit vàng đỏ
trên sản phẩm dốc tụ, đất feralit vàng đỏ trên bột
kết (Cái Bầu, Cái Lim, Trà Bản, Ngọc Vừng, Cô
Tô, đảo Trần,) và đất feralit nâu vàng trên sản
phẩm phong hóa đá vôi (terrarosa) trên đảo Cát Bà.
Nhìn chung các tầng đất trên đảo mỏng, thường
xuyên bị rửa trôi, nghèo chất dinh dưỡng.
Lớp phủ rừng trên các đảo có độ che phủ bình
quân đạt trên 50% diện tích, nhiều đảo đạt đến 80-
90% như Ba Mùn, Trà Bản, Cát Bà, Các kiểu
thảm thực vật chính gồm: rừng kín thường xanh
cây lá rộng (Cô Tô, Thanh Lam, Ba Mùn, Trà Ngọ,
Cái Bầu, Cát Bà,), trảng cây bụi thứ sinh, trảng
cỏ (Cái Bầu, đảo Trần, Bạch Long Vĩ, Quan Lạn,
Ngọc Vừng,); rừng ngập mặn, thảm thực vật bãi
triều ( Đồng Rui, Hà Loan, Quả Muỗn, ven đảo Cái
Bầu, Trà Bản,); rừng ngập nước ngọt (Ao Ếch,
Cát Bà); rừng trên đụn cát (Cô Tô, Thanh Lam).
3. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
3.1. Tài nguyên phi sinh vật vượt trội, cảnh quan
thiên nhiên đặc sắc cùng với nhiều di sản và kỳ
quan địa chất cấp quốc gia và quốc tế
- Tài nguyên khoáng sản khá phong phú: trên
các đảo, khoáng sản khá đa dạng về loại hình và
nguồn gốc, thuộc 5 nhóm chính: nhiên liệu, kim
loại, không kim loại, vật liệu xây dựng và nước
nóng-nước khoáng. Các mỏ thuộc nhóm không
kim loại, vật liệu xây dựng và nhiên liệu có quy mô
lớn hơn cả; thuộc loại mỏ lớn như cát thủy tinh
Vân Hải (đảo Quan Lạn) và đá vôi Cát Bà, Hạ
Long; than đá Kế Bào (đảo Cái Bầu) thuộc mỏ
trung bình. Thuộc về các mỏ nhỏ có khoáng sản
titan-zircon, cát thủy tinh và kaolin ở đảo Vĩnh
Thực; đá vôi xi măng ở Cát Bà. Các điểm quặng và
biểu hiện quặng đã được phát hiện ở nhiều nơi, như
vàng ở Cái Bầu; sắt ở Vĩnh Thực, Cái Chiên, Cái
Bầu, Trà Bản, Thẻ Vàng; kẽm và thủy ngân ở Cát
Bà; cát thủy tinh ở Ngọc Vừng; kaolin ở Cô Tô;
photphorit ở Cát Bà,Trên đảo Cát Bà còn có
nước khoáng thường (Thuồng Luồng) và nước
khoáng nóng (Xuân Đám). Có thể thấy tiềm năng
khoáng sản trên các đảo ven bờ Bắc Bộ là khá
phong phú, nhưng giá trị sử dụng, khai thác khoáng
sản trên đảo là không nhiều bởi sẽ ảnh hưởng mạnh
đến môi trường sinh thái đảo và các dạng tài
nguyên khác như nước, đất, rừng và nhất là tài
nguyên du lịch sinh thái đảo biển rất cần được
bảo vệ.
- Giá trị nổi bật về địa chất - địa mạo của Di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và lân cận: vịnh
Hạ Long và lân cận có lịch sử phát triển địa chất
lâu dài, từ Tiền Cambri (trước 0,57 tỷ năm) đến
nay, để tạo ra những giá trị toàn cầu về khoa học
địa chất lịch sử, địa mạo karst, địa chất biển Đệ Tứ
và tính đa dạng về tài nguyên địa chất. Các thành
tạo địa chất gồm các trầm tích lục nguyên, núi lửa,
carbonat-silic, chứa phong phú các hóa thạch
Bút đá, Tay cuộn, Cá cổ, San hô, thực vật, với
trên 10 gián đoạn địa tầng; rất có giá trị là ở đây
tồn tại ranh giới chuyển tiếp liên tục giữa Devon và
Carbon (350 triệu năm). Địa hình karst nhiệt đới
phát triển từ Miocen (23 triệu năm), bị biển tràn
ngập nhiều lần, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ, nguy nga
độc nhất vô nhị. Địa chất Đệ tứ (1,8 triệu năm) khu
vực phát triển qua 5 chu kỳ xen kẽ liên tiếp môi
trường lục địa và biển. Vịnh Hạ Long chúng ta
thấy ngày nay đã xuất hiện chính thức từ kỳ biển
tiến cực đại Holocen trung (5000 năm trước). Dấu
ấn của các mực biển cổ còn để lại rõ ràng, đó là các
ngấn khắc lõm hàm ếch vào vách đá vôi do sóng
vỗ, hòa tan, nơi còn có di tích các hàu-hà cổ bám
vào, mà tuổi của chúng (C14) từ 2.280 đến cổ hơn
40.000 năm trước.
- Cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và đặc sắc: cũng
có thể nói không đâu như ở vùng biển đảo ven bờ
Bắc Bộ này có cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và đặc
323
sắc rất có giá trị cho du lịch tham quan, thưởng
ngoạn và cả cho nghiên cứu khoa học, có ưu thế
vượt trội so với vùng đảo biển ven bờ Trung Bộ và
Nam Bộ. Vùng đảo biển ven bờ Bắc Bộ vốn là một
vùng đồi núi thấp ven biển với các thung lũng sông
suối và đồng bằng bị biển tràn ngập lần cuối cùng
vào 6000-7000 năm trước, với địa hình đa dạng,
tạo nên nhiều thắng cảnh, kỳ quan. Đó là địa hình
đảo núi thấp, đồi cấu tạo bằng đá lục nguyên với
đường nét mềm mại, vòm thoải phân bố xen kẽ
với đồi cấu tạo bởi đá carbonat có đường nét sắc
sảo, đỉnh nhọn, vách dốc đứng, tạo nên sự đa dạng
và đối lập luôn gây cảm hứng mới lạ cho người
tham quan. Là các dạng địa hình do quá trình biển
tạo thành các vách bờ đảo dốc đứng như những
bức tường thành lộ các lớp đá gốc nhiều màu sắc
phân bố nơi sóng biển tác động mạnh (đảo Trần,
Thanh Lam, Hạ Mai, Ngọc Vừng,) hay những
bãi cát trắng mịn dài nhiều kilomet uốn cong mềm
mại ven bờ lõm đảo, thoải rộng (Cô Tô, Vĩnh
Thực, Minh Châu, Ngọc Vừng,). Kỳ vĩ nhất và
lôi cuốn nhất vẫn là cảnh quan karst nhiệt đới của
Bái Tử Long, Hạ Long, Cát Bà, đã được nổi tiếng
thế giới từ lâu. Đó là các nón đá, tháp đá karst
thiên hình vạn dạng nổi trên mặt biển. Đó là các
hang động tráng lệ: Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Trinh Nữ,
Thiên Cung, Đó là những hang luồn, tùng áng,
hàm ếch, mái đá, hình thù độc đáo, đặc biệt trong
đó các áng xứng đáng được gọi là các kỳ quan.
- Nơi tập trung đậm đặc nhất những di sản địa
chất và những kỳ quan địa chất cấp quốc gia và
quốc tế: hơn bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt
Nam, trên vùng biển đảo rộng khoảng 5000km2
của khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng đã tập trung
đến 3 kỳ quan địa chất có giá trị toàn cầu là vịnh
Hạ Long, quần đảo và vịnh Bái Tử Long và quần
đảo Cát Bà [5] cùng trên 10 di sản địa chất có ý
nghĩa quan trọng.Trong thống kê sơ bộ 39 di sản
địa chất của toàn biển-đảo Việt Nam [3] thì riêng
vùng biển đảo này đã có đến 15 di sản (38,5%)
trong đó có 2 di sản trên bờ và 13 di sản trên đảo.
Đó là: 2 di sản cổ sinh ở Cô Tô và Đồ Sơn; 7 di sản
địa mạo ở Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn;
4 di sản địa tầng ở Ngọc Vừng, Hạ Long, Cát Bà; 1
di sản kinh tế địa chất ở Vĩnh Thực; và 1 di sản đặc
trưng địa chất cỡ lục địa/đại dương ở Hạ Long-Cát
Bà (ngấn nước biển và hà hàu cổ bám vào). Ở đây
theo chúng tôi [2] còn có thể bổ sung 1 di sản về
kiến tạo ở đảo Bạch Long Vĩ và 1 di sản các vấn đề
vũ trụ (tectit) ở Cái Bầu. Dựa trên các kết quả
nghiên cứu gần đây, các tác giả [6]đã đề xuất thành
lập 21 điểm danh thắng và kỳ quan địa chất chỉ
riêng cho đảo Cát Bà, nhằm tôn vinh những giá trị
và bảo vệ chúng phục vụ cho du lịch và nghiên cứu
khoa học.
3.2 Tài nguyên sinh vật giầu có với các Vườn
quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới và khu
bảo tồn biển
Thế giới sinh vật vùng đảo biển ven bờ Bắc Bộ
vô cùng phong phú với 02 Vườn quốc gia Cát Bà
và Bái Tử Long, 01 khu dự trữ sinh quyển thế giới
Cát Bà, cùng với 04 khu nằm trong qui hoạch bảo
tồn biển quốc gia là đảo Trần, Cô Tô, Cát Bà và
Bạch Long Vĩ, với đặc trưng đa dạng sinh học cao,
nhiều loài đặc hữu, quý hiếm, nguồn lợi sinh vật
dồi dào, là cơ sở không những cho bảo tồn, phát
triển nghề hải sản mà còn cho phát triển ngành du
lịch-sinh thái đầy triển vọng.
Vùng biển đảo ven bờ Bắc Bộ cũng là nơi đa
dạng các hệ sinh thái (HST). Có thể nêu những
HST chính của vùng đảo biển này: HST đảo đá
vôi, HST đảo đá lục nguyên, HST rừng ngập mặn,
HST rong-cỏ biển, HST vùng triều, HST rạn san
hô, HST vùng biển nông ven đảo và HST nông-
ngư nghiệp.
* HST rừng nhiệt đới:
Gồm HST đảo đá vôi và đảo đá lục nguyên.
Theo các nghiên cứu trong những năm 90 [1] trên
các đảo ven bờ Bắc Bộ hệ thực vật có 837 loài,
thuộc 531 chi, 167 họ (chiếm 64% tổng số loài trên
toàn hệ thống đảo ven bờ). Riêng Vườn quốc gia
Cát Bà đã có 745 loài thực vật bậc cao thuộc 149
họ. Trên đảo Ba Mùn có tới 396 loài thực vật,
trong đó có cây làm thuốc (63 loài), thức ăn (67
loài) và cây cho gỗ (27 loài). Về động vật hoang dã
đã ghi nhận: thú (27 loài ở Ba Mùn, 20 loài trên
Cát Bà), chim (69 loài ở Cát Bà), bò sát (19 loài ở
Ba Mùn, 16 loài ở Trà Bản, 15 loài ở Cát Bà) và
ếch nhái,
Theo các kết quả nghiên cứu mới [4, 8], tại
Vườn quốc gia Bái Tử Long (diện tích 15.783 ha,
bao gồm 9658 ha mặt nước biển và 6125 ha diện
tích núi đất và núi đá vôi của các đảo Ba Mùn, Cái
Lim, Sậu Nam, Lỗ Hố, Sậu Đông và nhiều đảo nhỏ
khác) thực vật trên đảo có 494 loài, trong đó có 11
loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ
thế giới. Động vật trên đảo có 170 loài, gồm 37
loài thú, 96 loài chim, 22 loài bò sát, 15 loài lưỡng
cư, trong đó có 9 loài được ghi trong Sách Đỏ.
324
Trên các đảo khu vực Hạ Long-Cát Bà (Đầu Bê,
Hang Trai, Cống Đỏ, Vạn Giò, Cát Bà,) đã ghi
nhận 1027 loài thực vật trên cạn, cùng 138 loài
động vật gồm 30 loài thú, 74 loài chim, 23 loài bò
sát và 11 loài lưỡng cư. Đặc biệt loài Voọc đầu
trắng (có khoảng 100 cá thể) là loài động vật đặc
hữu ở Việt Nam chỉ duy nhất có ở đảo Cát Bà.
* Tài nguyên sinh vật biển:
- Thực vật phù du (TVPD) trong vùng biển đảo
Cô Tô-Long Châu đã xác định được 292 loài tảo,
gồm lớp tảo silic (199 loài), lớp tảo giáp (88 loài),
lớp tảo kim (4 loài) và tảo lam (1 loài). Ba Mùn là
nơi có số loài phong phú nhất (162 loài), tiếp đó là
Long Châu (154 loài). Mật độ TVPD dao động
trong khoảng 107-108 tb/m3 [3].
- Động vật phù du (ĐVPD) được xác định gồm
161 loài, với số lượng cá thể khá cao, ở Cô Tô và
Cát Bà lên đến 3000-4000 con/m3. Đợt khảo sát
vịnh Bắc Bộ 11/2003 [3] cho thấy ĐVPD ngoài
khơi cao hơn so với ven bờ, trung bình toàn vịnh
đạt 3291 con/m3; Bạch Long Vĩ là nơi có mật độ
đặc biệt cao, khoảng 20.000 đến trên 30.000
con/m3.
- Động vật đáy (ĐVĐ) qua 2 đợt khảo sát (2003
và 2004) vịnh Bắc Bộ [3] đã xác định được 517
loài, trong đó nhóm thân mềm 195 loài, giun nhiều
tơ 142 loài, giáp xác 121 loài, da gai 53 loài,
Khảo sát còn cho biết cả mật độ, cả khối lượng
ĐVĐ đã giảm mạnh, chỉ còn xấp xỉ ½ so với 40
năm trước.Tính trung bình mật độ còn 66 con/m2
và khối lượng 4,97g/m2. Trong vịnh Bái Tử Long
ĐVĐ có 185 loài, mật độ 291,4 con/m2, khối lượng
trung bình 30,9g/m2 về mùa mưa (2004), và còn
185,3 con/m2 và 23,7g/m2 vào mùa khô (2005) [3].
- Nguồn lợi: theo một đánh giá mới [3] trong
vịnh Bắc Bộ trữ lượng cá khoảng 542.730 tấn và
khả năng khai thác khoảng 256.092 tấn. Về nguồn
lợi tôm, trữ lượng tính được 1840 tấn và khả năng
khai thác 760 tấn; còn mực có trữ lượng 13.500-
14.000 tấn, khả năng khai thác 6.200 tấn.
Vùng biển ven các đảo có nhiều loài đặc sản
nổi tiếng như ngán, sò huyết, sá sùng, bào ngư, trai
ngọc, tu hài, ghẹ xanh, Các loài quý hiếm được
ghi vào Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ, cá ngựa,
cá bống bớp, cá nhám voi, bò biển, bào ngư, đồi
mồi, ốc nón, trai ngọc, Nhóm thân mềm là một
nguồn lợi quan trọng với 13 loài ốc, 37 loài 2 mảnh
vỏ, 18 loài chân đầu. Nhóm giáp xác có giá trị kinh
tế cao với 6 loài cua và 7 loài tôm he; còn nhóm da
gai có 3 loài có giá trị thương mại là hải sâm đen,
hải sâm trắng và dưa biển. Ngao hoa và Ngó đỏ
được khai thác khá nhiều, có thể thu hoạch 300 đến
600 tấn/năm ở vùng biển Cô Tô-Thanh Lam.
4. Tiềm lực cho phát triển kinh tế, bảo tồn đảo
biển và an ninh quốc phòng
Với những ưu thế vượt trội về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã mô tả trên, có
thể thấy các đảo ven bờ Bắc Bộ nói chung và 50
đảo nói riêng bản thân đã sở hữu một tiềm lực to
lớn cho phát triển kinh tế, bảo tồn đảo biển và an
ninh quốc phòng.
4.1. Phát triển cảng biển và giao thông thủy
Ven bờ nhiều đảo lớn và trung bình đều có điều
kiện xây dựng cảng, phục vụ giao thông thương
mại, dịch vụ nghề cá, du lịch, quốc phòng. Dọc
theo bờ tây bắc của chuỗi đảo Vĩnh Thực-Cái
Chiên-Vạn Nước-Vạn Vược có nhiều điểm đáy
biển sâu đến 5-10m nằm sát bờ có thể nghiên cứu
xây dựng cầu cảng, còn bờ đảo thì thoải, tương đối
khuất gió và có diện tích đủ rộng cho xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật.
Vậy quanh các đảo Cô Tô, Thanh Lam, Ba
Mùn, Trà Bản, Quan Lạn, Ngọc Vừng, có những
địa điểm đáy biển sát bờ sâu 2-5m đến 5-10m và
cũng là những vị trí thuận lợi cho nghiên cứu xây
dựng cầu cảng.
Bên trong các tuyến đảo, chuỗi đảo là các luồng
lạch sâu đến 10m, có chỗ trên 20m là các tuyến
giao thông thủy thuận lợi và an toàn (khuất gió,
không sa bồi,), có thể kể: luồng Vĩnh Thực,
luồng Cái Bầu, lạch Cống Thẻ, Cái Quýt, lạch
Đống Chén, lạch Miều, lạch Hang Trống, lạch Mé,
lạch Vông Vang,
4.2. Nuôi trồng hải sản
Xung quanh các đảo Cát Bà, Cái Bầu, Trà Bản,
Chàng Ngọ, Ba Mùn, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cô
Tô, Đồng Rui, Hà Loan, Miều, Quả Muỗn, cũng
như tại các vịnh Lan Hạ, Hạ Long, Bái Tử Long,
Vân Đồn, Tiên Yên-Hà Cối có tới nhiều chục ngàn
hecta đất ngập nước, thuận lợi cho nuôi trồng hải
sản, với nhiều hình thức khác nhau:
- Xây dựng đầm nuôi trên bãi triều, nuôi tôm
sú, tôm rảo, cua,
- Trên các bãi triều đáy cát, đáy bùn hay bùn
cát có thể nuôi sò lông, sò huyết, tu hài, ngó, ngao,
ngán,
325
- Tại các vùng nước nông trong các vụng ven
đảo bằng hình thức làm giàn, lồng bè có thể nuôi
trai ngọc, cá song, cá mú, tôm hùm.
4.3. Phát triển du lịch
Tiềm lực rất to lớn cho phát triển du lịch sinh
thái của các đảo ven bờ Bắc Bộ đã được nhận diện
từ lâu, do có không gian rộng lớn đảo biển hàng
trăm km2, với rất đa dạng các HST, có nhiều thắng
cảnh, kỳ quan, hang động, bãi tắm, rừng nguyên
sinh trên đá vôi, rừng trên đụn cát cổ, rạn san hô,
sinh vật vùng triều, Nơi đây có thể tổ chức rất
nhiều các loại hình du lịch khác nhau, như tắm
biển, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao và thám hiểm
với các hoạt động như đua thuyền, bơi vượt biển,
lướt ván, chơi gôn, khám phá hang động, leo núi,
lặn thám hiểm rạn san hô và hang động ngầm,
Đồng thời có thể tổ chức tham quan, thưởng thức
các cảnh đẹp, các kỳ quan thiên nhiên đa dạng, các
hệ sinh thái nhiệt đới có tính độc đáo, đặc sắc và
mới lạ; hoặc tổ chức du lịch nghiên cứu khoa học
về địa chất-địa mạo, đặc biệt nghiên cứu địa hình
karst nhiệt đới trên đá vôi bị biển tràn ngập, về lịch
sử biến động mặt nước biển trong Holocen; nghiên
cứu hang động, khảo cổ học, đa dạng sinh học của
các HST nhiệt đới, Ngoài ra vùng đảo biển này
cũng thích hợp cho du lịch ẩm thực, du lịch thương
mại, y tế, hội nghị,
4.4. Các giá trị bảo tồn.
Hệ thống đảo ven bờ Bắc Bộ có giá trị bảo tồn
vô cùng to lớn, có ý nghĩa khu vực và toàn cầu,
nhằm để lại các yếu tố đặc thù, độc đáo, qúy giá
của cảnh quan, địa chất học và các HST nhiệt đới
cho thế hệ mai sau.
Những đối tượng cần bảo tồn trong phạm vi
vùng đảo biển này là rất đa dạng. Trước hết đó là
những giá trị của các kỳ quan và di sản địa chất-địa
mạo học, các giá trị về cảnh quan (như bảo tồn các
mặt cắt địa chất, các hang động, các khối đá sót
dạng tháp, nón trên mặt biển, các tùng áng, các
hang luồn trong núi đá, các mái đá,), các giá trị
khảo cổ học và di tích lịch sử, văn hóa, đồng thời
bảo tồn các giá trị về đa dạng sinh học, các rạn san
hô, rừng ngập mặn, bảo tồn các loài động, thực vật
đặc hữu và quí hiếm trên đảo cũng như vùng biển
quanh đảo.
4.5. Giá trị cho an ninh quốc phòng.
Các đảo ven bờ Bắc Bộ nói chung và 50 đảo
ven bờ Bắc Bộ (có diện tích từ 1km2 trở lên) nói
riêng có giá trị to lớn cho an ninh quốc phòng với
không gian hàng trăm km2 mặt đảo cùng hàng
nghìn km2 mặt biển; với đặc điểm phân bố thành
nhiều tuyến, nhiều lớp đảo từ trong bờ ra biển
khơi, và sự trải rộng đều khắp vùng biển của trên
2321 hòn đảo, như một thế trận liên hoàn. Đó là
những đảo chắn kéo dài 10-20km nối nhau thành
chuỗi và song song với bờ biển như những bức
tường thành tự nhiên vĩ đại (chuỗi đảo Vĩnh Thực-
Vạn Vược, Sậu Nam-Ba Mùn-Quan Lạn,), với
những cửa biển thông ra khơi như những cửa
thành: cửa Đại, Tiểu, Mô, Hẹp, Hứa; cửa Vành,
Đối. Bên trong các dãy đảo chắn là những vịnh sâu
kín gió, những luồng lạch sâu tới 10-20m, rất thuận
lợi cho việc lập các căn cứ hải quân lớn. Trên đảo
với địa hình núi thấp, đồi đá gốc, hoặc địa hình
karst hiểm trở với nhiều hang động đều là nơi
thuận lợi cho xây dựng các căn cứ quân sự, kho
tàng hậu cần, sân bay, công trình ngầm, tạo thế
phòng thủ vững chắc cho vùng đảo biển tiền tiêu,
bảo vệ vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
5. Kết luận
50 đảo (có diện tích từ 1km2 trở lên) nói riêng
và các đảo ven bờ Bắc Bộ nói chung có điều kiện
tự nhiên đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong
phú về phi sinh vật (tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên di sản địa chất-địa mạo), về sinh vật (các
vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu qui
hoạch bảo tồn biển, các loài động thực vật,) là
những tiềm lực cho phát triển kinh tế-xã hội của
khu vực.
Các giá trị của biển đảo ven bờ Bắc Bộ phải kể
đến tiềm lực cho phát kinh tế biển, du lịch sinh
thái, bảo tồn đa dạng sinh học, các kỳ quan, cảnh
quan độc đáo, các di sản địa chất - địa mạo, và
đặc biệt là vai trò của biển đảo trong việc bảo vệ an
ninh, chủ quyền vùng biển ven bờ và vịnh Bắc Bộ.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Lê Đức An (chủ biên), 1995: Đánh giá điều
kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hệ thống đảo ven
bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội biển. Báo cáo ĐTKH cấp NN (KT-03-12);
219 tr, Hà Nội.
[2] Lê Đức An, 2008: Đánh giá tài nguyên vị
thế các đảo ven bờ Bắc Bộ. Báo cáo chuyên đề của
Dự án số 14: “Điều tra cơ bản và đánh giá tài
nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng
biển và các đảo Việt Nam”, 61 trang, Hà Nội.
[3] La Thế Phúc (chủ biên), 2008: Nghiên cứu,
326
bảo tồn di sản địa chất biển-đảo trên thềm lục địa
Việt Nam. Tuyển tập báo cáo HNKH Địa chất biển
toàn quốc I, 2008, tr.428-436. Nxb. KHTN&CN,
Hà Nội.
[4] Trần Đức Thạnh (chủ nhiệm), 2006: Đánh
giá hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải
pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng vịnh
chủ yếu ven bờ biển Việt Nam. Báo cáo Đề tài cấp
NN KC-09-22. Lưu trữ Viện Tài nguyên và Môi
trường Biển, 301tr.
[5] Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh
Văn Huy, 2008: Một số kỳ quan địa chất tiêu biểu
ở vùng biển và đới bờ Việt Nam. Tuyển tập báo
cáo HNKH Địa chất biển toàn quốc I, Nxb.
KHTN&CN, Hà Nội, tr.414-421.
[6] Trần Đức Thạnh (chủ biên), 2012: Biển đảo
Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan
địa chất, sinh thái tiêu biểu. Nxb. KHTN&CN, Hà
Nội, 324tr.
[7] Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006: Tuyển
tập các kết quả chủ yếu của Chương trình điều tra
cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển
KC-09: Q I (503tr), Q II (563tr), Q III (616tr),
Q IV (636tr), Hà Nội.
SUMMARY
Overview of geographical conditions and natural resources of fifty islands on the Bac Bo coastline of Vietnam
50 islands (with area ≥ 1 km2) of the Bac Bo coastline are distributed into 3 lines extended from the North West-
South East covering the continent. The islands have a natural conditions and rich natural resources of non-living (mineral
resources, geological heritage, value-geomorphology, touristic resources,...) and biological resources (national parks,
biosphere reserves, marine protected area planning and diversity of plant and animal species, etc.). There is tremendous
potential for economic and social development of the Bac Bo region, as well as playing an important role in protecting
the security, defense and sovereignty of Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4115_14562_1_pb_4512_2107847.pdf