Có thể nói giá trị của các sản phẩm
du lịch trên một địa bàn được “đo” bằng
số lượng khách đến và đi du lịch trên địa
bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch cao
hay thấp được đánh giá bằng mức chi tiêu
của du khách trong các chuyến du lịch.
Do vậy, chất lượng sản phẩm du lịch sẽ
làm tăng hay giảm lượng khách và doanh
thu. Nói cách khác, số lượng và chất
lượng sản phẩm du lịch có ý nghĩa quyết
định đối với việc thu hút thị trường khách
du lịch.
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích
thực trạng thị trường du lịch của Tây
Ninh, có thể rút ra những kết luận sau:
- Tây Ninh là tỉnh có nhiều di tích
lịch sử cách mạng, có nhiều danh lam
thắng cảnh. Đó là những lợi thế để tỉnh
phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Tuy nhiên, trong những năm qua
giá trị đóng góp của du lịch trong nền
kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có. Do vậy, giải
pháp trước mắt là cần khai thác hợp lí các
sản phẩm du lịch hiện có, nhằm tăng giá
trị thu nhập từ du lịch trong cơ cấu GDP
của tỉnh.
- Trong những năm qua, cơ sở hạ
tầng, vật chất kĩ thuật du lịch từng bước
được đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống các
điểm vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch còn
nghèo nàn. Do vậy, việc đầu tư phát triển
đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
là yêu cầu cấp bách cho du lịch Tây Ninh
trong thời gian tới.
- Hoạt động du lịch của tỉnh trong
những năm qua có những bước tăng
trưởng đáng kể, tuy hiệu quả kinh tế
trong kinh doanh du lịch có tăng nhưng
tốc độ còn chậm do chưa xây dựng được
các sản phẩm mang tính đặc thù. Vì vậy,
Tây Ninh cần tập trung vào xây dựng các
sản phẩm chủ lực (đã nêu trên) và gắn
phát triển sản phẩm với thị trường du
lịch.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác hợp lí thị trường khách du lịch từ sản phẩm du lịch của tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013
_____________________________________________________________________________________________________________
24
KHAI THÁC HỢP LÍ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH
TỪ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA TỈNH TÂY NINH
NGUYỄN TRỌNG HIẾU*
TÓM TẮT
Tây Ninh được thiên nhiên ưu đãi nên có nhiều lợi thế phát triển du lịch. Tuy tiềm
năng phong phú nhưng sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa thu hút nhiều du khách, đặc
biệt là khách quốc tế. Do vậy, ngành du lịch cần kết hợp những yếu tố sẵn có và khả năng
đáp ứng để phát triển những sản phẩm du lịch phù hợp; từ đó tiến hành khai thác hợp lí thị
trường khách du lịch từ những sản phẩm cụ thể của địa phương.
Từ khóa: tỉnh Tây Ninh, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.
ABSTRACT
Reasonable exploitation of the tourist market
from Tay Ninh province’s tourism products
Tay Ninh is naturally blessed to have many advantages for tourism development.
Though having rich potential, its monotonous tourism products cannot attract many
tourists, especially international visitors. Therefore, the tourism industry needs to combine
existing elements and the ability to meet demands so as to develop the appropriate tourism
products. After that, the tourist market can be exploited reasonably from specific local
tourism products.
Keywords: Tay Ninh province, tourism products, tourism market.
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của ngành du lịch
cũng như phát triển các sản phẩm du lịch
phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của
các thị trường khách du lịch. Trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, cần sản xuất
và bán những gì mà thị trường có nhu
cầu, chứ không phải sản xuất và bán
những gì đang có. Đối với ngành du lịch
cũng vậy, cần kết hợp với những yếu tố
sẵn có (tài nguyên du lịch) và khả năng
đáp ứng (cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch
vụ) để phát triển những sản phẩm và
dịch vụ du lịch mà các thị trường khách
du lịch có nhu cầu sử dụng. Như vậy, muốn
* ThS, Trường THPT Lương Thế Vinh,
Tây Ninh
xây dựng được những sản phẩm du lịch
mang tính đặc thù, chất lượng cao,
có khả năng cạnh tranh, thì việc nghiên
cứu các thị trường du lịch là nhiệm vụ hết
sức quan trọng. Trên cơ sở những sản
phẩm du lịch đặc trưng của từng địa
phương, có thể tiến hành khai thác hợp lí
các thị trường khách du lịch phù hợp với
nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm đó.
Việc đầu tư phát triển các sản phẩm
du lịch của Tây Ninh cũng như nghiên
cứu thị trường tiêu thụ chúng cũng không
nằm ngoài những vấn đề nêu trên. Ngành
du lịch cần đánh giá các thị trường du
lịch trọng điểm trong mối liên hệ với các
thị trường trọng điểm của các trung tâm
du lịch lớn, của vùng và của cả nước, mà
trước hết là trung tâm du lịch Thành phố
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu
_____________________________________________________________________________________________________________
25
Hồ Chí Minh (TPHCM); từ đó có hướng
khai thác hợp lí những thị trường tiềm
năng từ sản phẩm du lịch hiện có của
tỉnh.
2. Vai trò của thị trường khách du
lịch và sản phẩm du lịch đối với việc
phát triển du lịch
Sự phát triển của ngành du lịch nói
chung và phát triển các sản phẩm du lịch
nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát
triển của các thị trường khách du lịch,
đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc
tế.
2.1. Thị trường khách với phát triển du
lịch
Thị trường khách du lịch giữ vai trò
rất quan trọng, là một trong những yếu tố
có vai trò quyết định cho sự phát triển
của ngành du lịch và sự tồn tại, phát triển
bền vững của sản phẩm du lịch. Sự phát
triển ổn định, bền vững và có hiệu quả
của thị trường khách du lịch là yếu tố
quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của ngành du lịch.
Du lịch còn là ngành kinh tế dịch
vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ
và làm thỏa mãn các nhu cầu của con
người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm
du lịch phục vụ du khách. Theo Luật Du
lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du
lịch” [5]. Trong quá trình đi du lịch, du
khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch
rất đa dạng. Không chỉ thỏa mãn những
nhu cầu sinh học, du khách còn mong
muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn
hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia,
dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp,
vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính
và các yếu tố tâm sinh lí khác Do vậy,
để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi
phải đạt được nhiều tiêu chí. Thực tế,
hoạt động du lịch mang bản chất và nội
dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở nền
tảng văn hóa dân tộc - vùng miền, hoạt
động du lịch luôn đem đến cho du khách
những sản phẩm chứa đựng các giá trị
nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa,
đó chính là những sản phẩm du lịch.
2.2. Sản phẩm du lịch với sự thu hút
khách
Sản phẩm du lịch trước hết là một
loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa
đặc biệt, bởi nó bao gồm cả những sản
phẩm hữu hình và vô hình. Những sản
phẩm hữu hình cụ thể là nhà hàng, khách
sạn, ẩm thực, các mặt hàng thủ công
truyền thống Những sản phẩm vô hình
như các dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục
thể thao, tinh thần thái độ phục vụ của
đội ngũ nhân viên, những nét độc đáo của
văn hóa bản địa, lễ hội, tập tục của cộng
đồng dân cư địa phương Do vậy, nó
cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư,
có người sản xuất, có người tiêu dùng...
như mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du
lịch thường mang những đặc trưng văn
hóa cao, thỏa mãn nhu cầu của các đối
tượng du khách. Đó có thể là một chương
trình du lịch với thời gian và địa điểm
khác nhau. Sản phẩm du lịch thể hiện
trong các tour du lịch này chính là việc
khai thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có
trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết
kết hợp những tiềm năng, nguồn lực này
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013
_____________________________________________________________________________________________________________
26
theo những thể thức riêng của từng cá
nhân hay một công ti nào đó. Đó chính là
việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể của các địa phương vào
hoạt động du lịch như việc đưa các loại
hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, văn hóa
ẩm thực hay các hình thức hoạt động thể
thao, các hoạt động lễ hội truyền thống,
trình diễn, diễn xướng dân gian vào
phục vụ du khách. Những hoạt động như
vậy giúp cho du khách trực tiếp cảm nhận
và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ
vốn có nhu cầu nhưng không biết tiếp cận
như thế nào, ở đâu, thời gian nào?
Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản
phẩm du lịch khác nhau được đánh giá
bằng số lượng khách đến và đi du lịch
trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng sản
phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng
khách trên địa bàn đó. Giá trị của sản
phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi
tiêu của du khách trong một chuyến du
lịch và kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho
ngân sách địa phương từ hoạt động du
lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham
gia kinh doanh các dịch vụ này.
3. Tổng quát về thị trường khách du
lịch của Tây Ninh
3.1. Về số lượng
Trong những năm qua cùng với sự
phát triển chung của ngành du lịch cả
nước, du lịch Tây Ninh có những bước
phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh. Lượng khách
du lịch đến với Tây Ninh không ngừng
tăng lên. Giai đoạn 2000 - 2010 các chỉ
tiêu về khách du lịch Tây Ninh tiếp tục
tăng trưởng (xem bảng 1).
Bảng 1. Cơ cấu và số lượng khách du lịch đến Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị: Lượt khách
Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010
Tổng số 953.473 1.229.952 1.407.320 1.939.479 2.292.319 2.955.500
Khách quốc tế 1165 2511 3409 1942 3226 3375
Khách nội địa 952.308 1.227.441 1.403.911 1.937.537 2.289.093 2.952.125
Nguồn: [9]
3.2. Về cơ cấu
- Khách quốc tế (xem bảng 2)
Bảng 2. Cơ cấu nguồn khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh năm 2011
Thị trường
khách du lịch quốc tế Cơ cấu (%)
Châu Á 36,3
Châu Âu 20,6
Châu Mĩ 16,2
Châu Úc 12,6
Khác 14,3
Nguồn: [9]
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu
_____________________________________________________________________________________________________________
27
Xét về yếu tố cơ cấu khách du lịch
quốc tế đến Tây Ninh, bảng 2 cho thấy
nguồn khách phân bố khá đồng đều và đa
dạng. Trong đó, khách quốc tế châu Á
chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thái Lan, Trung Quốc; khách Cam-pu-
chia chủ yếu qua các cửa khẩu Mộc Bài,
Xa Mát; khách châu Âu chủ yếu là từ
Anh, Pháp, Đức.
Trong những năm qua, thị trường
khách du lịch quốc tế của Tây Ninh phụ
thuộc nhiều vào thị trường khách quốc tế
của TPHCM vì đây là trung tâm thu hút
và phân phối các thị trường khách của
toàn vùng. Nhiều năm trở lại đây, các thị
trường khách du lịch quốc tế then chốt
của TPHCM cũng là thị trường của Tây
Ninh, bao gồm: Pháp, Nhật Bản, Úc,
Anh, Mĩ, Canada, Đài Loan, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysiar
Trong cơ cấu khách du lịch Tây
Ninh, khách quốc tế chiếm tỉ lệ rất nhỏ,
năm 2010 chỉ đạt 0,11% [3]. Trong giai
đoạn 2000 – 2010, lượng khách du lịch
quốc tế đến Tây Ninh không ổn định do 2
nguyên nhân chính sau đây:
- Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp
dẫn khách du lịch quốc tế;
- Chưa khai thác được tiềm năng từ
thị trường Cam-pu-chia thông qua 2 cửa
khẩu quốc tế.
Tóm lại, khách du lịch quốc tế đến
Tây Ninh còn chưa nhiều. Thị trường này
chưa được tỉnh chú trọng đầu tư đúng
mức, mặc dù nơi đây có tiềm năng phát
triển nhiều loại hình để thu hút khách
như: du lịch tâm linh, du lịch tham quan
các di tích lịch sử văn hóa, du lịch về
nguồn...
Tây Ninh có khoảng 240km đường
biên giới với Cam-pu-chia, lại có 2 cửa
khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát, năm
2010 đón hàng triệu lượt khách [3]. Tuy
nhiên hiện nay, lượng khách này chỉ
thuần túy là khách nhập cảnh vào Việt
Nam qua đường Tây Ninh, chỉ có một tỉ
lệ nhỏ không đáng kể sử dụng các loại
hình dịch vụ du lịch ở Tây Ninh (là khách
du lịch quốc tế của Tây Ninh), nguyên
nhân là:
- Về khách quan: Tây Ninh gần với
TPHCM, lại có hệ thống đường giao
thông thuận lợi, chất lượng tốt, do đó,
khách du lịch quốc tế qua các cửa khẩu
Mộc Bài và Xa Mát hầu như không nghỉ
lại ở Tây Ninh mà đi thẳng về TPHCM
- Về chủ quan: Các điểm du lịch và
dịch vụ của Tây Ninh còn đơn điệu, sản
phẩm du lịch chưa hấp dẫn, do đó chưa
thu hút được lượng khách quốc tế nói
trên.
Bảng 3. Số lượng khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới Tây Ninh
giai đoạn 2002 - 2010
Đơn vị: Lượt khách
Năm 2002 2004 2006 2008 2010
Tổng số 299.550 288.785 902.747 2.104.136 2.652.861
Khách xuất cảnh 138.993 160.789 443.057 1.058.315 1.339.426
Khách nhập cảnh 160.617 127.996 459.690 1.045.821 1.313.435
Nguồn: [9]
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013
_____________________________________________________________________________________________________________
28
- Khách nội địa: Khách du lịch nội
địa đến Tây Ninh từ mọi miền đất nước
nhưng chủ yếu là khu vực Đông Nam Bộ
và Đồng bằng Sông Cửu Long. Tốc độ
tăng trung bình giai đoạn 2000 - 2005 là
7,6%, tính chung cả giai đoạn 2000 -
2010 là 10,8 % [3]. Khách đến Tây Ninh
chủ yếu vì nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng
nên thường tập trung vào mùa lễ hội vía
Bà Đen, Hội xuân núi Bà hàng năm.
Ngoài ra, số lượng khách du lịch
cũng tăng đáng kể ở các loại hình đặc thù
của tỉnh, như:
- Du lịch tham quan các giá trị văn
hóa, thắng cảnh, di tích lịch sử: Núi Bà
Đen, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, các
di tích tích lịch sử cấp quốc gia dọc biên
giới Cam-pu-chia.
- Du lịch nghiên cứu, sinh thái, nghỉ
dưỡng: Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát,
khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực dọc theo
sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ
- Khách du lịch cuối tuần kết hợp vui
chơi giải trí: Hiện nay loại hình du lịch
này đang phát triển rất nhanh, các tầng
lớp lao động thường tập trung vào những
điểm du lịch để tham quan, nghỉ dưỡng,
nghỉ cuối tuần, picnic, kết hợp vui chơi
giải trí, cắm trại
- Khách du lịch văn hóa, du lịch mua
sắm dọc theo cửa khẩu.
3.3. Nhu cầu và sự phát triển sản
phẩm du lịch đáp ứng các thị trường
Sản phẩm du lịch trước hết là một
loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa
đặc biệt. Vì vậy, nó cũng cần có quá trình
nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất, có
người tiêu dùng... như mọi hàng hóa
khác. Do vậy, việc phát triển sản phẩm
du lịch cần hướng đến đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ của các thị trường.
3.3.1. Thị trường nước ngoài
Thị trường Cam-pu-chia
Đối với Tây Ninh, thị trường Cam-
pu-chia sẽ đóng vai trò là thị trường mục
tiêu cần tập trung khai thác nhằm tăng
lượng khách quốc tế đến tỉnh. Để khai
thác thị trường này, cần chú trọng phát
triển các điểm vui chơi giải trí, các điểm
dừng chân dọc theo quốc lộ 22B và quốc
lộ 22A (đường Xuyên Á). Thị trường này
có vị trí địa lí gần Tây Ninh, đồng thời có
những điểm tương đồng về văn hóa, tôn
giáo; do đó cần tập trung vào các loại
hình sản phẩm du lịch chính: Du lịch
Caravan1 theo đường Xuyên Á qua cửa
khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát; du lịch
mua sắm; du lịch tín ngưỡng, tôn giáo ở
khu vực núi Bà Đen và Tòa thánh Cao
Đài Tây Ninh. Ngoài ra, cần khai thác
các sản phẩm bổ trợ để kéo dài thời gian
du lịch, nhằm tăng mức chi tiêu của du
khách trên địa bàn tỉnh.
Thị trường Thái Lan
Hiện tại thị trường Thái Lan chưa
giữ vai trò lớn đối với du lịch Tây Ninh
song trong thời gian tới, với sự phát triển
của tuyến giao thông Xuyên Á, Thái Lan
sẽ là một trong những thị trường lớn đối
với Tây Ninh cũng như khu vực Đông
Nam Bộ. Thị trường về mặt địa lí gần với
Tây Ninh và có sự tương đồng về văn
hóa, tôn giáo Các sản phẩm du lịch
chính cần phát triển để khai thác thị
trường này bao gồm: Du lịch Caravan
theo đường Xuyên Á; du lịch thương mại
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu
_____________________________________________________________________________________________________________
29
cửa khẩu; du lịch thể thao cao cấp (golf);
du lịch tín ngưỡng, tôn giáo
* Các thị trường khác
- Thị trường Nhật Bản: Khách du
lịch Nhật Bản đến Tây Ninh chủ yếu từ
TPHCM với mục đích tham quan Tòa
thánh Tây Ninh, núi Bà Đen
- Thị trường Pháp: Khách du lịch
Pháp đến Tây Ninh chủ yếu cũng từ đầu
mối TPHCM. Các di tích như Tòa thánh
Tây Ninh, khu di tích lịch sử văn hóa núi
Bà Đen là những địa điểm thu hút
khách du lịch Pháp.
- Thị trường Mĩ: Khách Mĩ có điểm
chung là thích đến những nơi có vết tích
chiến tranh Việt Nam – Mĩ; do đó, các di
tích lịch sử cách mạng như Căn cứ Trung
ương Cục Miền Nam, Căn cứ Mặt trận
Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam sẽ là những điểm tham quan ưa
thích của khách du lịch Mĩ, đặc biệt khi
chúng được kết nối tour, tuyến với các di
tích về chiến trường xưa của vùng Đông
Nam Bộ.
- Khách du lịch là Việt kiều: Là
những đối tượng khách có nhu cầu về
Việt Nam thăm thân nhân, thăm quê
hương. Họ rất ưa thích các loại hình du
lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ
hội, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ
dưỡng
3.3.2. Thị trường trong nước
Thị trường TPHCM: Đối với Tây
Ninh, vị trí tiếp giáp với TPHCM là một
lợi thế trong quá trình phát triển du lịch.
Trong định hướng phát triển du lịch của
Tây Ninh, đây là thị trường nội địa quan
trọng nhất. Đối tượng khách du lịch
chính của Tây Ninh từ thị trường
TPHCM chủ yếu là khách du lịch nội địa:
học sinh, sinh viên; cán bộ, công nhân
viên chức; người dân theo đạo (Cao Đài,
Phật giáo); người nước ngoài sống và làm
việc tại TPHCM.
Để thu hút du khách từ thị trường
này, cần tập trung vào các sản phẩm
chính sau: du lịch cuối tuần ở khu vực hồ
Dầu Tiếng, du lịch tham quan các di tích
lịch sử văn hóa; du lịch về nguồn: tham
quan các di tích lịch sử cách mạng, du
lịch mua sắm ở khu vực cửa khẩu, du lịch
sinh thái ở khu vực hồ Dầu Tiếng, vườn
quốc gia Lò Gò - Xa Mát; du lịch tín
ngưỡng, tâm linh ở khu vực núi Bà Đen,
Tòa thánh Cao Đài.
Thị trường các tỉnh lân cận: Các thị
trường lân cận Tây Ninh như Bình
Dương, Bình Phước và các tỉnh miền
Tây là những thị trường có sự phát
triển đô thị và khu công nghiệp mạnh mẽ,
đồng thời có vị trí địa lí gần với Tây
Ninh. Nhờ hệ thống giao thông phát triển
nên việc đi lại giữa các thị trường này
ngày càng thuận lợi, do vậy, đối tượng
khách du lịch từ thị trường các tỉnh lân
cận mà du lịch Tây Ninh cần khai thác là:
công nhân tại các khu công nghiệp, dân
cư các khu vực đô thị phát triển ở Bình
Dương, Bình Phước, người dân có đạo,
học sinh, sinh viên.
Thị trường nội tỉnh: Thị trường nội
tỉnh của Tây Ninh cũng là một thị trường
cần được quan tâm. Với tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng năm đạt hơn
10%/năm [9]. Trong những năm gần đây,
có thể nói nhu cầu du lịch của người dân
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013
_____________________________________________________________________________________________________________
30
Tây Ninh ngày càng tăng trưởng mạnh.
Các loại hình du lịch chính được phát
triển để khai thác thị trường này gồm có:
du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du
lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm ở
khu vực cửa khẩu, du lịch về nguồn:
tham quan các di tích lịch sử cách mạng.
4. Khái quát một số sản phẩm du
lịch nổi bật và khả năng thu hút thị
trường khách của Tây Ninh
Tây Ninh có nguồn tài nguyên du
lịch rất phong phú và đa dạng cả về mặt
tự nhiên lẫn về mặt nhân văn. Đây là một
trong những điều kiện cần rất quan trọng
để phát triển các sản phẩm du lịch, như:
- Du lịch về nguồn thăm lại chiến
trường xưa, tham quan di tích: Tây Ninh
có nhiều khu di tích được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch xếp hạng đặc biệt
như: Núi Bà Đen, Căn cứ Trung ương
Cục miền Nam, Căn cứ Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam... Đây là nơi ở và làm việc của
nhiều lãnh đạo cấp cao của cách mạng
miền Nam. Đặc biệt là di tích Căn cứ Xứ
ủy Nam Bộ, nay thuộc ấp Đồng Rùm, xã
Tân Thành, huyện Tân Châu. Căn cứ này
có mật danh là X40, là nơi đồng chí Lê
Duẩn và các đồng chí khác trong Xứ ủy
Nam Bộ đã sống và làm việc trong những
năm 50 (thế kỉ XX). Ngoài ra, không thể
không nhắc đến Căn cứ Tua Hai - nơi
diễn ra trận đánh mang tính lịch sử dẫn
đến khởi nghĩa toàn miền Nam. Loại hình
này có thể thu hút thị trường Mĩ (vốn có
xu hướng trở lại thăm chiến trường xưa)
và thị trường trong nước (thường là cán
bộ, học sinh, sinh viên hay cựu chiến
binh) vào dịp kỉ niệm các ngày lễ trong
năm.
- Du lịch tâm linh với các lễ hội, các
di tích văn hóa lịch sử: Núi Bà Đen Tây
Ninh là một trong những địa điểm được
ưa thích tại miền Nam. Khách đến đây
chủ yếu vào dịp lễ tết, năm 2010 chỉ
riêng khách tham quan Hội xuân núi Bà
đã đạt 1,3 triệu người [9]. Bên cạnh đó,
du khách có thể đến tham quan Tòa thánh
Cao Đài - một công trình kiến trúc tôn
giáo độc đáo - nằm trong khuôn viên nội
ô thị xã Tây Ninh, rộng 100ha, được xây
dựng từ năm 1926. Lễ hội lớn nhất hằng
năm diễn ra nơi đây là vía Đức Chí Tôn
(mùng 8 tháng giêng âm lịch) và vía Đức
Diêu Trì Kim Mẫu (rằm tháng 8 âm lịch).
Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc đã cuốn
hút hàng triệu người từ mọi miền đất
nước về dự và chiêm bái thưởng ngoạn
cảnh quan nơi đây. Ngoài ra, Tây Ninh
còn có các chương trình lễ hội khác đã
đón tiếp được nhiều du khách đến tham
dự như lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong, lễ hội
của đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm,
Stiêng... Bên cạnh đó, khách du lịch còn
có thể nghiên cứu khảo cổ các di tích
đình chùa, đặc biệt là ở hai ngôi tháp cổ
Bình Thạnh (Trảng Bàng) và Chót Mạt
(Tân Biên) thuộc văn hóa Óc Eo, được
xây dựng từ thế kỉ thứ IX, loại hình này
có thể thu hút nhiều đối tượng tham quan
trong và ngoài nước, nhất là tầng lớp
trung niên, vào dịp Hội xuân hàng năm.
- Du lịch sinh thái ở vườn quốc gia
Lò Gò - Xa Mát, hồ Dầu Tiếng: Đây là
một trong những tiềm năng và thế mạnh
của du lịch Tây Ninh. Vườn quốc gia Lò
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu
_____________________________________________________________________________________________________________
31
Gò - Xa Mát là khu bảo tồn có giá trị đa
dạng sinh học cao, rất thích hợp cho các
hoạt động nghiên cứu gắn với các hoạt
động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ
dưỡng. Tuy nhiên, các hoạt động mang
đúng bản chất du lịch sinh thái ở đây mới
phát triển và còn nhiều hạn chế. Các đối
tượng chính của loại hình du lịch này
thường có trình độ học vấn cao (như: các
nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên...) và
thích khám phá, ưa mạo hiểm. Các hoạt
động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
Lò Gò - Xa Mát được diễn ra quanh năm,
ít chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ trong
du lịch. Ngoài vườn quốc gia kể trên, các
địa bàn thu hút khách du lịch nội địa với
mục đích tham gia du lịch sinh thái cũng
như du lịch nghỉ dưỡng ở Tây Ninh còn
có khu vực hồ Dầu Tiếng - công trình
thủy nông lớn nhất cả nước, khu vực dọc
theo sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ
- Du lịch mua sắm dọc theo cửa
khẩu: Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài
nằm trên đường Xuyên Á là cửa ngõ qua
lại giữa Cam-pu-chia và Việt Nam. Nơi
đây có vị trí quan trọng và thu hút được
nhiều nhà đầu tư. Từ khi hoạt động, khu
kinh tế này trở thành điểm đến để mua
sắm và đi du lịch trong ngày đối với
nhiều du khách, nhất là người Sài Gòn.
Đây lại là nơi có siêu thị miễn thuế GC
(viết tắt của Gold Century) rất hấp dẫn
khách tham quan, mua sắm vào những
ngày nghỉ cuối tuần. Đối tượng chính của
loại hình du lịch này là những người lớn
tuổi, những người buôn bán, kinh
doanh đến từ nhiều tỉnh, thành, đặc
biệt là TPHCM.
- Du lịch Caravan: Đây là loại hình
còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tây Ninh
nằm trên tuyến đường Xuyên Á, với vị trí
cầu nối giữa 2 trung tâm TPHCM và thủ
đô Phnom Penh (Cam-pu-chia), lại có 2
cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát nên
thuận tiện cho việc tổ chức loại hình
Caravan nối liền TPHCM - Tây Ninh và
sang các tỉnh bạn. Hoạt động này đã diễn
ra trong những năm gần đây, nếu khai
thác tốt thì đây sẽ là một trong những sản
phẩm du lịch được ưa thích ở các tỉnh
biên giới. Đối tượng của loại hình này
thường là những người có điều kiện về
phương tiện đi lại, những người thích
phiêu lưu trong và ngoài nước.
5. Một số giải pháp phát triển sản
phẩm du lịch để duy trì thị trường
khách ưu thế của Tây Ninh
Để thực hiện việc đầu tư xây dựng
và phát triển các thị trường – sản phẩm
du lịch có chất lượng cao cho tỉnh Tây
Ninh, thúc đẩy du lịch của tỉnh tiếp tục
phát triển, góp phần quan trọng trong
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
toàn tỉnh, cần tập trung triển khai một số
nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
- Triển khai có hiệu quả những quy
hoạch đã có ở các khu du lịch, điểm du
lịch như: núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Căn
cứ Trung ương cục miền Nam Quy
hoạch phát triển sản phẩm du lịch Tây
Ninh đến năm 2020 tập trung vào các sản
phẩm chủ lực: du lịch về nguồn thăm lại
chiến trường xưa; du lịch tâm linh với
các lễ hội, các di tích văn hóa lịch sử; du
lịch sinh thái; du lịch mua sắm dọc theo
cửa khẩu; du lịch Caravan.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013
_____________________________________________________________________________________________________________
32
- Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu
hạ tầng phục vụ du lịch và cơ sở vật chất
kĩ thuật ngành du lịch.
- Phát triển sản phẩm - thị trường du
lịch: Cần đa dạng các loại hình du lịch,
phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, mở
rộng cả thị trường nội địa và thị trường
quốc tế, gắn phát triển sản phẩm với thị
trường du lịch.
- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá,
xúc tiến du lịch: Kết hợp linh hoạt các
hình thức tuyên truyền, xúc tiến du lịch
phù hợp với định hướng phát triển thị
trường du lịch ở trong và ngoài nước.
Đồng thời thu hút các nguồn lực từ bên
ngoài và hỗ trợ quốc tế; đẩy mạnh tuyên
truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cả từ
phía Nhà nước và phía doanh nghiệp.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực du lịch: Tiến hành điều tra phân loại
trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ
nhân viên và lao động hiện đang công tác
và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch
trên địa bàn tỉnh, mở các cơ sở đào tạo du
lịch, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ
du lịch trong tỉnh song song với việc
khuyến khích tham gia các chương trình
đào tạo về du lịch ở các cơ sở đào tạo du
lịch ở TPHCM và các địa phương khác.
6. Kết luận
Có thể nói giá trị của các sản phẩm
du lịch trên một địa bàn được “đo” bằng
số lượng khách đến và đi du lịch trên địa
bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch cao
hay thấp được đánh giá bằng mức chi tiêu
của du khách trong các chuyến du lịch.
Do vậy, chất lượng sản phẩm du lịch sẽ
làm tăng hay giảm lượng khách và doanh
thu. Nói cách khác, số lượng và chất
lượng sản phẩm du lịch có ý nghĩa quyết
định đối với việc thu hút thị trường khách
du lịch.
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích
thực trạng thị trường du lịch của Tây
Ninh, có thể rút ra những kết luận sau:
- Tây Ninh là tỉnh có nhiều di tích
lịch sử cách mạng, có nhiều danh lam
thắng cảnh. Đó là những lợi thế để tỉnh
phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Tuy nhiên, trong những năm qua
giá trị đóng góp của du lịch trong nền
kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có. Do vậy, giải
pháp trước mắt là cần khai thác hợp lí các
sản phẩm du lịch hiện có, nhằm tăng giá
trị thu nhập từ du lịch trong cơ cấu GDP
của tỉnh.
- Trong những năm qua, cơ sở hạ
tầng, vật chất kĩ thuật du lịch từng bước
được đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống các
điểm vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch còn
nghèo nàn. Do vậy, việc đầu tư phát triển
đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
là yêu cầu cấp bách cho du lịch Tây Ninh
trong thời gian tới.
- Hoạt động du lịch của tỉnh trong
những năm qua có những bước tăng
trưởng đáng kể, tuy hiệu quả kinh tế
trong kinh doanh du lịch có tăng nhưng
tốc độ còn chậm do chưa xây dựng được
các sản phẩm mang tính đặc thù. Vì vậy,
Tây Ninh cần tập trung vào xây dựng các
sản phẩm chủ lực (đã nêu trên) và gắn
phát triển sản phẩm với thị trường du
lịch.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu
_____________________________________________________________________________________________________________
33
Trong thời gian tới, ngành du lịch
cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ
đầu tư cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá
cho đến giải pháp phát triển sản phẩm du
lịch chất lượng cao nhằm duy trì và mở
rộng thêm thị trường khách cho du lịch
Tây Ninh.
1 Caravan: Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi bằng xe ô tô theo đường bộ, đoàn khách Caravan có thể
đi trên một hoặc nhiều xe (tùy theo số lượng). Họ qua biên giới các nước theo đường bộ và được phép du lịch
bằng phương tiện của mình tại điểm đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo Hội thảo quốc gia lần thứ II “Đào
tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội”, Hà Nội ngày 15- 08- 2010.
2. Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh (2011), Niên giám thống kê các năm từ 2000 đến 2011.
3. Nguyễn Trọng Hiếu (2011), Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập, Luận
văn Thạc sĩ Địa lí Trường ĐHSP TPHCM.
4. Lê Văn Minh (2011), Định hướng đầu tư xây dựng thị trường - Sản phẩm du lịch các
tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, Hà Nội.
5. Quốc hội (2007), Luật du lịch, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh (2009), Báo cáo hoạt động du lịch năm
2009 và kế hoạch năm 2010.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh (2009), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh (2010), Báo cáo du lịch năm 2010 và kế
hoạch năm 2011.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh (2011), Báo cáo năm 2011 và kế hoạch
2012.
10. Tổng cục Du lịch (2010), Kỉ yếu hội thảo quốc gia - Phát triển du lịch Việt Nam
trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Hà Nội ngày 29-06-2010.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 28-01-2012; ngày phản biện đánh giá: 04-02-2013;
ngày chấp nhận đăng: 04-3-2013)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_nguyen_trong_hieu_9725.pdf