Để hình thành một vệ tinh kết nối phát triển du lịch
EWEC, cần thiết phải cải thiện và xây dựng một số cơ sở
hạ tầng giao thông quan trọng. Hiện nay, cầu Hữu Nghị
III bắc qua sông Mê Kông nối Khăm Muộn (Lào) với
Nakhon Phanom (Thái Lan) đã đưa vào sử dụng. Tuyến
quốc lộ 12A từ Thành phố Đồng Hới đến cửa khẩu Cha
Lo (Quảng Bình) cũng đã được nâng cấp toàn bộ. Tỉnh
Quảng Bình sẽ tiếp tục nâng cấp cửa khẩu quôc tế Cha
Lo - Nà Phàu, cửa khẩu Chút Mút – La Vơn giữa Quảng
Bình với Savannakhet (Lào). Bên cạnh cải thiện và nâng
cấp hệ thống giao thông đường bộ, để phát triển du lịch,
các địa phương cần tăng cường liên kết, hợp tác trong xúc
tiến, quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch; đào tạo nguồn
nhân lực thông thạo về Tiếng việt, tiếng Lào và tiếng
Thái, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên; tăng cường trao
đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch;
khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh du lịch liên kết, hợp tác với nhau trên
các lĩnh vực, như: lữ hành, lưu trú, nhà hàng, vận chuyển
khách, liên doanh đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải
trí, các điểm dừng chân.
Tóm lại với xu thế phát triển của ngành du lịch ở
thế kỉ XXI và sự quan tâm của các ngành các cấp, cùng
với sự nỗ lực phấn đấu của ngành du lịch Quảng Bình
và sự giúp đỡ, đầu tư có hiệu quả của Trung ương, Tổng
cục Du lịch Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng du lịch
Quảng Bình sẽ gặt hái được những kết quả ngày càng
tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế của tỉnh
trong thời kỳ hội nhập, đặt biệt là tạo động lực quan
trọng từng bước đưa Quảng Bình sớm trở thành một
điểm sáng trên bản đồ du lịch của Việt Nam và thế giới.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển ngành “công nghiệp không khói” ở Quảng Bình trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN & GIÁO DỤC
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016), 49-54 | 49
* Liên hệ tác giả
Nguyễn Thế Hoàn
Trường Đại học Quảng Bình
Email: hoandhqb@gmail.com
Nhận bài:
17 – 12 – 2015
Chấp nhận đăng:
05 – 03 – 2016
KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH “CÔNG
NGHIỆP KHÔNG KHÓI” Ở QUẢNG BÌNH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ HIỆN NAY
Nguyễn Thế Hoàn
Tóm tắt: Từ việc giới thiệu một cách tổng quan tiềm năng to lớn về du lịch của tỉnh Quảng Bình, bài viết
tập trung phân tích những lợi thế và khó khăn của ngành du lịch địa phương trong việc khai thác và sử
dụng những tiềm năng đó cũng như nêu ra một số vấn đề nhằm phát triển “ngành công nghiệp không
khói” ở Quảng Bình trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Từ khóa: tiềm năng; du lịch; Quảng Bình; lợi thế.
1. Đặt vấn đề
Ngày nay trên phạm vi thế giới, du lịch trở thành nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tinh
thần của con người và hoạt động du lịch đang được phát
triển mạnh mẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng
hàng đầu của nhiều nước. Mặc dù còn non trẻ nhưng du
lịch Quảng Bình đã có được những thành tựu đáng kể,
không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân mà còn trở thành một ngành
kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh,
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước.
Quảng Bình là một tỉnh miền Trung dường như hội
đủ những tài nguyên du lịch quý giá để xây dựng và
phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau: từ du lịch
biển đến du lịch núi, hang động; từ du lịch văn hoá đến
du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh; từ du lịch sinh thái đến du
lịch thám hiểm nghiên cứu khoa học; từ du lịch ở phạm
vi trong nước đến du lịch quốc tế... Có lẽ ít nơi như
Quảng Bình - một vùng đất nhỏ hẹp, lại có mật độ dày
tài nguyên du lịch đến thế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là tài
nguyên ấy được khai thác và sử dụng đến mức nào để
du lịch Quảng Bình trở thành một ngành kinh tế trọng
điểm mang lại lợi nhuận lớn là bài toán đang được các
nhà quản lý, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đặc biệt
quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến
vấn đề khai thác tiềm năng để phát triển ngành du lịch
Quảng Bình trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng
Đã có không ít nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
từ những thế kỷ trước để tâm nghiên cứu và phát hiện
tài nguyên du lịch ở Quảng Bình. Ngay từ thế kỷ XVI
Tiến sĩ Dương Văn An - Nhà Địa lý học xuất sắc đã vẽ
lên một bức tranh khái quát về tài ngyên du lịch Quảng
Bình hết sức phong phú và ngoạn mục (xem Ô châu cận
lục). Các thế kỷ tiếp theo, dưới ngòi bút tài hoa của
nhiều thi nhân, mặc khách, cảnh vật, núi non, danh lam
thắng cảnh ở Quảng Bình được hiện lên thật hùng vĩ và
tươi đẹp có thể sánh với bất cứ nơi nào trên đất nước
Việt Nam. Đặc biệt, qua các công trình khảo sát của các
học giả người Pháp, người Anh cuối thế kỷ XIX và
những năm đầu của thế kỷ XX, tài nguyên du lịch
Quảng Bình từng bước được nghiên cứu, thẩm định và
đánh giá cao không kém gì tài nguyên du lịch của một
số vùng nổi tiếng trên thế giới, trong đó đáng chú ý nhất
là các cuộc thám sát của Ca-di-ê, Berton, Suliy...
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, trong tác phẩm
"Du lịch Quảng Bình" Nguyễn Kinh Chi đã bổ sung
Nguyễn Thế Hoàn
50
thêm những cứ liệu về tài nguyên du lịch ở đây cũng
như hướng dẫn du khách gần xa đi tham quan du lịch
một số cổ tích, danh thắng nổi tiếng của Quảng Bình.
Những công trình nghiên cứu đó được lưu giữ trong hồ
sơ của phòng du lịch ở Huế. Sau một thời gian dài hơn
nửa thế kỷ ngủ quên (từ giữa những năm 30 đến những
năm 90) do trải qua chiến tranh liên miên, nền kinh tế
còn nghèo và kém phát triển, tỉnh nhà chưa có điều kiện
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và thiết
bị để phát triển tài nguyên du lịch. Mãi cho đến những
năm 90 tài nguyên đó mới thực sự được đánh thức.
Là một tỉnh nằm giữa hai đầu đất nước, địa hình
Quảng Bình thật đa dạng, có đồng bằng, rừng núi, sông
hồ, biển và hải đảo. Với một hệ thống di tích văn hoá
lịch sử đồ sộ hội đủ các loại hình: di tích khảo cổ, di
tích kiến trúc nghệ thuật và danh thắng; di tích lịch sử
đấu tranh cách mạng, di tích chiến tranh, di tích văn hóa
nghệ thuật, lễ hội, làng nghề, văn hóa tộc người, hệ
thống kiến trúc Chăm Pa, có thể nói các di tích lịch
sử văn hóa đó tồn tại với mật độ cao và mang giá trị tài
nguyên du lịch rất lớn. Qua kiểm kê hiện nay ở Quảng
Bình có hơn 150 di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng.
Đây chính là những bức thông điệp mà các thế hệ trước
chuyển tải, truyền gởi cho các thế hệ sau, cực kỳ quý
báu cần phải được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt Phong
Nha – Kẻ Bàng được UNESCO hai lần công nhận là Di
sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003 và 2015 với
nhiều tiêu chí trổi nội về địa chất, địa mạo và đa dạng
sinh học. Vùng núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng có lịch
sử hình thành trên 400 triệu năm, chứa đựng trong lòng
hơn 300 hang động lớn nhỏ có giá trị hàng đầu thế giới,
như hang Sơn Đòong, động Thiên Đường, động Phong
Nha, động Tiên Sơn, hang Én, hang Tối, hang Thủy
Thạch, hang Tú Làn. Ngày 14/5/2015, Đài truyền
hình ABC Mỹ đã giới thiệu vẻ đẹp của hang Sơn
Đoòng, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với bạn bè
quốc tế. Cùng với hệ thống hang động kì vĩ, sông Troóc,
sông Chày, sông Son trong khu vực Phong Nha – Kẻ
Bàng với dòng nước trong xanh chảy giữa vùng núi đá
có rừng nguyên sinh tạo nên cảnh đẹp thơ mộng. Suối
Nước Moọc là nguồn nước chảy ngầm từ lòng núi đá
vôi rồi trồi lên bờ suối trong xanh như bức tranh thủy
mặc non nước hữu tình. Ở giữa cánh rừng, bên dòng
suối là những ngôi nhà sàn của các tộc người Vân Kiều,
Ma Coong, Mày, Khùa, Mã Liềng, A Rem, cùng với
những đặc trưng văn hóa tộc người đặc sắc. Với khung
cảnh núi cao, rừng rậm, suối sâu và cả một thế giới
động thực vật đa dạng, kỳ thú, Quảng Bình sẽ là điểm
du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Hơn thế, sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên cộng
với yếu tố nhân tạo đã tạo ra cho Quảng Bình một nét
đẹp hài hòa, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một
nước Việt Nam thu nhỏ. Sông Nhật Lệ chảy giữa lòng
thành phố, những lũy tre, rặng dừa, những dòng kênh
bao quanh, những bãi tắm Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo
Ninh, Đá Nhảy nước trong, cát mịn. Quảng Bình còn có
suối nước khoáng nóng Bang – nguồn nước duy nhất tại
Việt Nam có nhiệt độ sôi tạo lỗ phun lên tới 1050C. Mặt
khác, Quảng Bình là một vùng đất cổ, gắn liền với văn
hóa Bàu Tró có niên đại cách ngày nay khoảng 5 nghìn
năm. Trong lịch sử Việt Nam, Quảng Bình luôn có một
vị trí đặc biệt là nơi giao thoa và hội nhập các nền văn
hóa lớn. Đến nay, Quảng Bình còn lưu giữ lại nhiều di
tích lịch sử như Quảng Bình quan, Lũy Thầy, thành
quách thời Trịnh – Nguyễn. Nhiều địa danh nổi tiếng
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, phà
Long Đại, đền thờ các liệt sĩ, hang Tám thanh niên xung
phong, đường 20 Quyết Thắng, và đặc biệt có hai nhánh
Đông – Tây đường Hồ Chí Minh lịch sử. Quảng Bình
còn nổi tiếng là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi đã
sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng như Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và
nhiều người con ưu tú khác.
Quảng Bình là một tỉnh ven biển, từ xa xưa con
người nơi đây đã gắn bó với biển khơi, trong quá trình
sinh sống, lao động, sáng tạo các thế hệ cộng đồng ngư
dân đã tạo nên những dấn ấn văn hóa biển đảo khá đặc
trưng. Với bờ biển dài trên 116km và một vùng biển rộng
20.000km2, núi non phô ra trên mặt nước, có nhiều rạn
san hô, đá ngầm, biển Quảng Bình không những là nơi
chứa đựng nguồn tài nguyên biển quý hiếm, mà còn hội
tụ vô vàn các loại sinh vật và phi sinh vật biển, được
đánh giá là vùng biển có trữ lượng lớn về thủy hải sản,
vừa đa dạng và phong phú về chủng loài, ước tính có
trên 1.000 loài. Chính môi trường địa lý ấy đã tạo nên
những danh lam thắng cảnh kỳ thú, vẻ đẹp thiên nhiên
hấp dẫn, như: đèo Ngang, đèo Lý Hòa, Vũng Chùa -
Đảo Yến, Hòn La, đảo Nồm, đảo Gió, bãi biển Nhật Lệ,
Quảng Đông, Hải Ninh, Ngư Thủy. Có thể nói đó những
sản phẩm văn hóa vật chất và tài nguyên du lịch biển
đặc sắc hình thành một không gian văn hóa biển đảo
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016),), 49-54
51
Quảng Bình độc đáo góp phần làm phong phú thêm diện
mạo bức tranh không gian văn hóa biển đảo nước ta...
cùng với hệ thống đường Hồ Chí Minh dày đặc trên bộ,
trên không, trên biển và một hệ thống di sản văn hóa,
lịch sử mang dấu ấn dân tộc và thời đại, lễ hội văn hoá
truyền thống mang đậm bản sắc con người ở đây. Tất cả
những điều đó chứng tỏ tiềm năng du lịch ở Quảng Bình
là vô cùng lớn. Vấn đề đặt ra là phải làm sao biến những
tiềm năng du lịch đó thành những sản phẩm du lịch có
giá trị để du lịch Quảng Bình cất cánh trong thế kỷ XXI.
3. Khai thác những lợi thế trong việc phát triển
du lịch
Qua khảo sát và phân tích những tài nguyên du lịch,
chúng tôi nhận thấy ở Quảng Bình có những lợi thế sau
đây trong việc phát triển ngành Du lịch.
- Trước hết là xét về góc độ địa văn hoá. Như mọi
người đều biết, Quảng Bình là nơi giao thoa tiếp biến
giữa các nền văn hoá lớn, được xem là vĩ tuyến giao tiếp
văn hoá lịch sử của Trung Hoa - Ấn Độ; Đại Việt-
Cham Pa; Đàng Trong - Đàng Ngoài, Phú Xuân - Thăng
Long trên lãnh thổ Việt Nam. Lại nằm ở vị trí trung độ
của cả nước có giao thông đường bộ, đường sắt xuyên
Việt và sẽ xuyên Đông Nam Á, có đường thuỷ và đường
không với hệ thống cảng biển và sân bay như sân bay
Đồng Hới, cảng Nhật Lệ, cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cửa
khẩu cảng Gianh và đặc biệt có cảng Hòn La nước sâu
tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế hàng hoá và mở
rộng liên kết giao lưu kinh tế với bên ngoài. Có thể nói
đây là một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng
với thế giới và khu vực. Lợi thế này nếu được chú ý và
đầu tư sẽ tạo ra sự phát triển đột phá không những xây
dựng tuyến điểm du lịch mà còn có hiệu quả tích cực
với các ngành kinh tế khác trong vùng.
- Quảng Bình được đánh giá là nơi có tiềm năng về
biển và ven biển; vùng biển với trữ lượng hải sản lớn có
khả năng khai thác quy mô phục vụ cho công nghiệp và
tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo. Vùng ven bờ có
nhiều bãi biển đẹp với nhiều bãi tắm lý tưởng như bãi tắm
Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quang Phú, Roòn... Các bãi tắm nông
cách xa bờ, cát trắng, nước biển trong xanh, môi trường
biển và bờ biển trong sạch nguyên sơ chưa bị ô nhiễm,
trong bờ có cây xanh bao phủ. Đây sẽ là nơi có nhiều ưu
thế để xây dựng các làng du lịch, các khu du lịch tập
trung, khu vui chơi, khu nghỉ mát có tầm cỡ quốc gia.
Quảng Bình còn có một lợi thế khác nữa là nằm ở
nơi eo thắt nhất của đất nước do đó du khách nội địa và
quốc tế có thể thực hiện “du lịch kép” kết hợp giữa du
lịch núi rừng với du lịch biển trong một thời gian ngắn
nhất có thể trong một ngày hay nửa ngày, buổi sáng ở
Cha Lo, Cổng Trời, Cà Ròong, Phong Nha nhưng đến
chiều đã có mặt ở Nhật Lệ, Đá Nhảy, Hòn La Mặt
khác, đây cũng là tuyến du lịch ngắn nhất và thuận tiện
nhất đi ra biển của các nước trong khu vực như Đông
Bắc Thái Lan, Trung Lào, Trung Myanma. Dự báo
trong tương lai gần, Quảng Bình sẽ thu hút số lượng lớn
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với loại hình đoàn
du lịch carnaval và các loại hình du lịch khác. Du khách
có thể “Một ngày ăn cơm ba nước”, ăn sáng ở Na Khon
Pha Nôm (Thái Lan), ăn trưa ở Nhôm Ma Lạt (Lào), ăn
tối ở Nhật Lệ, Đồng Hới (Việt Nam).
Với một tài nguyên du lịch đa dạng: Tài nguyên du
lịch thiên nhiên (hang động, nước nóng, đảo, rừng và nhiều
cảnh quan kỳ vĩ, đặc biệt là Phong Nha - Kẻ Bàng được tổ
chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Cùng với tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du lịch
nhân văn bao gồm một hệ thống di tích lịch sử, cách mạng
văn hoá đồ sộ như: du lịch làng bản các dân tộc Bru- Vân
Kiều, Ma Coong, Rục, Sách, A Rem, Mày... du lịch lễ hội,
các làng nghề truyền thống, các nhà lưu niệm... trong đó có
di tích quốc gia đường Trường Sơn tạo cho địa bàn này
khả năng phát triển tuyến, điểm du lịch trong nước và quốc
tế độc đáo và hấp dẫn.
- Quảng Bình nằm ở vị trí trung chuyển của hệ
thống trục giao thông quan trọng xuyên Việt: Đường sắt
Bắc – Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh với hai
nhánh Đông – Tây chạy suốt chiều dài của tỉnh, đường
20 và quốc lộ 12 nối Quảng Bình với CHDCND Lào,
các cảng biển: Gianh, Hòn La, Nhật Lệ, sân bay Đồng
Hới là điều kiện thuận lợi cho du khách đến Quảng
Bình bằng các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng
không và đường biển.
- Hơn nữa khu vực này đang nằm trong các dự án
xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông quốc
gia: Quốc lộ 1A, đường Trường Sơn xuyên Đông Dương,
Quốc lộ 12, Quốc lộ 15. Kết quả của các dự án này sẽ tạo
ra một cơ sở hạ tầng quan trọng cho sự phát triển kinh tế
thị trường và du lịch khi nước ta hội nhập vào quá trình
quốc tế hoá và khu vực hoá, mặt khác đây cũng là nơi gần
các thành phố, thị xã có các trung tâm du lịch, dịch vụ lớn
Nguyễn Thế Hoàn
52
như Huế, Đông Hà, Vinh, sự lan toả và ảnh hưởng của nó
sẽ góp phần hình thành các tuyến du lịch liên hoàn theo
các trục đường giao thông quan trọng.
Thêm nữa, với hệ thống đường Hồ Chí Minh (nhánh
Đông Trường Sơn và nhánh Tây Trường Sơn) trên đất
Quảng Bình tạo điều kiện kết nối các địa danh lịch sử,
quần thể di tích từ ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đến tuyến
du lịch khu phi quân sự DMZ (Quảng Trị - Thừa Thiên),
nghĩa trang Trường Sơn, hệ thống lăng tẩm cố đô Huế,
các địa danh lịch sử đường Trường Sơn (Đà Nẵng), các
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi hình thành tuyến du lịch
"Con đường huyền thoại" song song với tour "Con đường
di sản miền Trung". Thêm vào đó là con đường du lịch
xuyên Á mới mẽ, sẽ tạo ra nhiều cơ hội, ưu thế để Quảng
Bình phát triển du lịch liên kết toàn khu vực.
Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Quảng Bình là
rất lớn. Tất cả những yếu tố trên chính là điều kiện thuận
lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho
nhiều đối tượng du khách khác nhau. Vì vậy, trong những
năm qua, Quảng Bình đã ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch. Đường giao thông, đường điện,
cung cấp nước sạch, bến cảng, sân bay, y tế. Hệ thống
cơ sở lưu trú du lịch được nâng cấp, cải tạo, xây dựng
mới với chất lượng cao (hiện toàn tỉnh có 192 cơ sở lưu
trú du lịch, trong đó có 23 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1
đến 4 sao). Các khu, tuyến, điểm du lịch được quy hoạch;
các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo; cac
nghề truyền thống, các lễ hội được khôi phục tào ra nhiều
sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Đội ngũ cán bộ công
nhân viên phục vụ du lịch có kiến thức nghiệp vụ, tay
nghề cao, tận tình với du khách. Chính vì vậy, Quảng
Bình trở thành điểm đến yêu thích của du khách.
Với những tiềm năng và lợi thế trên, trong những
năm qua, lượng khách du lịch đến Quảng Bình ngày càng
tăng nhanh. Từ năm 2006 – 2010, tổng khách du lịch đến
Quảng Bình đạt 3.183.215 lượt, tăng bình quân 12,9%
năm, trong đó có 101.229 lượt khách quôc tế, tăng bình
quân 16,2% năm. Đặc biệt, năm 2011, tổng lượt khách du
lịch đến Quảng Bình đạt gần 1 triệu lượt, trong đó có hơn
24.000 lượt khách quốc tế. Theo số liệu thống kê, trong
năm 2014, lượng khách du lịch đến với Quảng Bình đạt
2,8 triệu lượt người, tăng 129% so với cùng kỳ. Trong đó
có 43.000 lượt khách quốc tế, tăng 18% so với năm 2013.
Mặt khác nguồn nhân lực ở Quảng Bình dồi dào,
trình độ dân trí không đến mức thấp hơn so với bình
quân chung của cả nước, đồng thời giá cả lao động lại
rẻ, bước đầu đã có sự thích ứng với cơ chế thị trường.
Có thể coi đây là nguồn nhân lực quan trọng để sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư trong và ngoài nước
phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch theo hướng
CNH, HĐH đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, Quảng Bình
cũng còn rất nhiều khó khăn như: chiến tranh và thiên
tai tàn phá nặng nề, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư
nâng cấp. Hệ thống đường giao thông đang xuống cấp
chưa được khắc phục đáng kể, hệ thống cảng biển hoạt
động với chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu
của du lịch. Thiết bị, phương tiện phục vụ du lịch thiếu,
không đồng bộ, nhiều cơ sở lưu trú, khách sạn đã lạc
hậu không đủ sức cạnh tranh. Hệ thống thị trường còn
sơ khai và chưa đồng bộ, nhất là sự yếu kém của thị
trường tài chính nên chưa đủ sức tiếp nhận các nguồn
lực và phát triển kinh tế với bên ngoài. Là một trong
những tỉnh kinh tế còn chậm phát triển nên chưa có tích
luỹ nội bộ, sức mua thấp, các doanh nghiệp yếu kém về
vốn tích luỹ và sự nâng cấp về cơ sở vật chất. Những
yếu tố trên đã cản trở không nhỏ đến quá trình thu hút
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển
tuyến, điểm du lịch trên địa bàn.
Môi trường sinh thái đang diễn ra ngày càng bất lợi
cho khả năng phát triển du lịch bền vững. Tốc độ tăng
dân số tự nhiên còn cao là sức ép rất lớn đối với sự phát
triển kinh tế và hoạt động du lịch. Công tác bảo tồn, tôn
tạo di tích còn yếu, các nghề thủ công truyền thống chưa
được khôi phục, sản phẩm du lịch còn nghèo, ít có giá
trị. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa được
chú trọng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch
còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu,
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ còn thấp. Trình độ
ngoại ngữ và khả năng giao tiếp còn hạn chế. Công tác
quản lý, kinh doanh còn yếu... Đó là những bất lợi cho
việc phát triển du lịch Quảng Bình hiện nay.
Những lợi thế và khó khăn trên đòi hỏi những
người làm du lịch phải có sự nghiên cứu thấu đáo và
tính toán kỹ những điều kiện, thấy hết những khó khăn
để khắc phục cũng như phát huy những lợi thế, mới có
thể xây dựng được kế hoạch phát triển du lịch tỉnh nhà
có sức hấp dẫn và đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ mới.
4. Tiến tới xây dựng du lịch Quảng Bình thành
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016),), 49-54
53
một trọng điểm du lịch của cả nước
Như trên đã trình bày, với một tài nguyên du lịch đa
dạng và những lợi thế về nhiều mặt, Quảng Bình có thể
xây dựng thành một trọng điểm du lịch của cả nước.
Trong thời gian tới, theo chúng tôi cần tập trung giải
quyết một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Trước hết phải ưu tiên cấp thiết đầu tư cho việc
nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ du lịch. Bởi vì, nếu tài nguyên là một trong những
yếu tố để tạo nên vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng của
tài nguyên thành hiện thực. Trong cơ sở hạ tầng nổi bật
lên hàng đầu là mạng lưới đường sá và phương tiện đi
lại. Vấn đề này lâu nay đã được quan tâm, nhưng kết
quả chưa được nhiều đòi hỏi tỉnh cần và mạnh dạn hơn
nữa trong việc đầu tư vốn để mở rộng các hệ thống
đường giao thông. Ngoài những tuyến đường bộ cần
xây dựng thêm các tuyến đường khác phục vụ du lịch
như đường sông, đường núi, đường hàng không, đường
biển (nâng cấp sân bay Đồng Hới, các tuyến du lịch ra
các đảo Hòn La, Hòn Én, Vũng Chùa và các tuyến
đường lên chùa Non, núi Thần Đinh...).
- Từng bước gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ du lịch. Bên cạnh việc sửa chữa và nâng
cấp các khách sạn đã có, nhất là các trang thiết bị
phương tiện phục vụ cho du lịch, cần xây dựng thêm
một số khách sạn đạt chất lượng cao để thu hút du
khách quốc tế vào Quảng Bình.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn
nhân lực ngành văn hoá du lịch có đủ số lượng và bảo đảm
chất lượng đáp ứng với nhu cầu mới. Song song với việc
nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, tỉnh cần sớm có
kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ nhân
viên du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm tiếp
viên và quản lý, kinh doanh các hoạt động du lịch.
Ngoài việc mở rộng đào tạo các hệ Trung cấp Du
lịch, Cao đẳng Việt Nam học chuyên ngành văn hoá du
lịch và Đại học Địa lí du lịch ở Trường Đại học Quảng
Bình và một số cơ sở đào tạo khác trong tỉnh, cần phải
đa dạng hoá các loại hình đào tạo khác nhau liên kết với
các trường đại học lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý du
lịch cho đội ngũ cán bộ, kết hợp đào tạo và đào tạo lại,
hợp tác với các doanh nghiệp, kể cả hợp tác quốc tế
trong công tác đào tạo (cho đến hiện nay Trường Đại
học Quảng Bình đã gửi nhiều sinh viên sang đào tạo cử
nhân du lịch ở một số trường đại học của Thái Lan).
- Chú trọng công tác bảo tồn và tôn tạo di tích du lịch
gắn với khai thác và bảo vệ. Trong khai thác luôn luôn
chú ý bảo tồn di sản để truyền lại cho các thế hệ mai sau
và để khai thác lâu dài. Để tạo nên sự nổi tiếng hơn nữa
xứng đáng với tiềm năng du lịch khu vực Phong Nha -
Kẻ Bàng, tỉnh cần tiến hành quy hoạch chi tiết, bền vững
cho vùng du lịch này. Mặc dù Phong Nha - Kẻ Bàng đã
được quan tâm nghiên cứu nhiều trong những năm gần
đây nhưng chưa phải là hoàn tất. Vì vậy, cần phải nghiên
cứu khảo sát thêm, đi đôi với việc đầu tư có hiệu quả về
nhiều mặt đối với vùng du lịch quan trọng này. Bên cạnh
làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá vùng du lịch
Phong Nha - Kẻ Bàng trên các thị trường trong và ngoài
nước, cần gấp rút xây dựng một bảo tàng Phong Nha - Kẻ
Bàng bao gồm: bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng chiến
tranh, cũng như sưu tầm và biên soạn các giai thoại về
Phong Nha in thành sách và các tập tranh ảnh đẹp, những
thước phim về hang động, những giá trị văn hoá đồ sộ
Phong Nha - Kẻ Bàng và rừng nguyên sinh Kẻ Bàng để
giới thiệu cho du khách. Đồng thời tổ chức tốt các dịch
vụ du lịch để có cơ sở tiến hành đầu tư và kêu gọi đầu tư
nước ngoài cho các hoạt động du lịch ở đây.
- Mặt khác, cần khôi phục các lễ hội truyền thống ở
các khu di tích và gần khu di tích của tỉnh để gắn việc
tham quan du lịch với việc tìm hiểu văn hoá truyền
thống của địa phương. Để tạo ra sản phẩm du lịch độc
đáo có giá trị nên khôi phục lại các nghề thủ công
truyền thống của tỉnh.
- Một trong những vấn đề cần quan tâm nữa là đẩy
mạnh việc tôn tạo các di tích văn hoá có liên quan đến tín
ngưỡng và thờ cúng (đền, miếu, chùa chiền) đặc biệt là ở
Phong Nha để giải quyết vấn đề tâm linh cho du khách.
Theo thống kê của các nước có ngành du lịch phát triển,
có gần 40% số lượng du khách tham quan du lịch vì mục
đích tôn giáo (một vấn đề mà lâu nay chúng ta chưa đề
cập đến). Người tham quan du lịch không chỉ thích thú và
chiêm ngưỡng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, sự tích anh
hùng của lịch sử mà còn gửi gắm ở chốn thâm nghiêm
lòng từ thiện của con người và luôn cầu mong cho họ một
cuộc sống an bình tốt đẹp, làm ăn phát đạt. Việc triển
khai xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh nối liền Quốc
lộ 1A từ Cam Liên - Lệ Thuỷ vào ngã ba Thạch Bàn qua
làng Ho rồi lên Lào sẽ mở ra một khả năng du lịch đường
Nguyễn Thế Hoàn
54
Trường Sơn, kết hợp với du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh ở
suối nước nóng Bang, thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Từ thực tiễn hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du
lịch trong những năm gần đây giữa Quảng Bình với các
tỉnh miền Trung Việt Nam, Quảng Bình với các tỉnh Trung
Lào và Đông Bắc Thái Lan, chúng tôi cho rằng: có thể mở
rộng phạm vi vùng phụ cận của Hành lang kinh tế Đông –
Tây, xem đó là vệ tinh kết nối của EWEC từ Đông Bắc
Thái Lan (3 tỉnh Lalasin, Sakon Nakhon, Nakon Phanom)
đến Trung Lào (2 tỉnh: Khăm muộn, Savannakhet) và các
tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam qua cửa khẩu Cha Lo của
Quảng Bình. Đây là con đường mở ra biển Đông gần nhất
của vùng Đông Bắc Thái Lan và Trung Lào. Vì từ thành
phố Đồng Hới (Quảng Bình) đến thị xã Thà Khẹt (Khăm
Muộn) chiều dài 300km và chỉ qua cầu Hữu Nghị III là
đến tỉnh Nakhon Phanom. Hiện nay, Quảng Bình là một
trong các tỉnh ở 3 nước Việt Nam – Lào – Thái Lan sử
dụng chung đường 8 và đường 12 (ATOTC), đây cũng là
tiền đề quan trọng để tiếp tục cho quá trình phát triển du
lịch của toàn vùng, trong đó có kết nối với trục chính của
tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.
Để hình thành một vệ tinh kết nối phát triển du lịch
EWEC, cần thiết phải cải thiện và xây dựng một số cơ sở
hạ tầng giao thông quan trọng. Hiện nay, cầu Hữu Nghị
III bắc qua sông Mê Kông nối Khăm Muộn (Lào) với
Nakhon Phanom (Thái Lan) đã đưa vào sử dụng. Tuyến
quốc lộ 12A từ Thành phố Đồng Hới đến cửa khẩu Cha
Lo (Quảng Bình) cũng đã được nâng cấp toàn bộ. Tỉnh
Quảng Bình sẽ tiếp tục nâng cấp cửa khẩu quôc tế Cha
Lo - Nà Phàu, cửa khẩu Chút Mút – La Vơn giữa Quảng
Bình với Savannakhet (Lào). Bên cạnh cải thiện và nâng
cấp hệ thống giao thông đường bộ, để phát triển du lịch,
các địa phương cần tăng cường liên kết, hợp tác trong xúc
tiến, quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch; đào tạo nguồn
nhân lực thông thạo về Tiếng việt, tiếng Lào và tiếng
Thái, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên; tăng cường trao
đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch;
khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh du lịch liên kết, hợp tác với nhau trên
các lĩnh vực, như: lữ hành, lưu trú, nhà hàng, vận chuyển
khách, liên doanh đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải
trí, các điểm dừng chân.
Tóm lại với xu thế phát triển của ngành du lịch ở
thế kỉ XXI và sự quan tâm của các ngành các cấp, cùng
với sự nỗ lực phấn đấu của ngành du lịch Quảng Bình
và sự giúp đỡ, đầu tư có hiệu quả của Trung ương, Tổng
cục Du lịch Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng du lịch
Quảng Bình sẽ gặt hái được những kết quả ngày càng
tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế của tỉnh
trong thời kỳ hội nhập, đặt biệt là tạo động lực quan
trọng từng bước đưa Quảng Bình sớm trở thành một
điểm sáng trên bản đồ du lịch của Việt Nam và thế giới.
Tài liệu tham khảo
[1] Cục Thống kê Quảng Bình (2009), Quảng Bình
20 năm xây dựng và phát triển.
[2] Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2010), Quy
hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn
Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng giai đoạn 2010 –
2020 và tầm nhìn 2025.
[3] Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Bình (2012),
Quảng Bình trong mối liên hệ phát triển du lịch đường
bộ qua tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
[4] Nguyễn Thế Hoàn (2011), Nghiên cứu tiềm năng
du lịch khu vực đường 12, 20 ở Quảng Bình phục
vụ hoạt động tuyến du lịch phụ cận hành lang
kinh tế Đông – Tây và trục đường xuyên Á – Đề
tài trọng điểm.
[5] Hội thảo khoa học quốc gia (2015), “Văn hóa
biển đảo – nguồn lực phát triển bền vững”- Nhà
xuất bản Lao động 2015.
EXPLORING TOURISM POTENTIALITIES TO DEVELOP “THE NON-SMOKE INDUSTRY” IN
QUANG BINH PROVINCE IN THE CURRENT TREND OF INTERNATIONAL INTEGRATION
Abstract: Based on an overview of the enormous tourism potentialities of Quang Binh province, the paper focuses on analyzing
the advantages and disadvantages of the local tourism sector in exploiting and making use of those potentialities. In addition, the
paper also presents some issues related to the development of “the non-smoke industry” in the current trend of international
integration.
Key words: potentiality; tourism; Quang Binh; advantage.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_thac_tiem_nang_du_lich_de_phat_trien_nganh_cong_nghiep.pdf