Chúng ta thấy kết quả phân tích theo phương
pháp chính xác thì khoảng ước lượng cho tỷ
lệ béo phì của nữ là: (0,1493;0,2010) và của
nam là (0,1829;0,2724). Vậy câu trả lời tương
đối rõ ràng rằng tỷ lệ béo phì của nam cao
hơn nữ, với tình trạng thiếu cân ta cũng sử
dụng lệnh tương tự.
Qua hình 8 chúng ta thấy 2 khoảng ước lượng
cho tỷ lệ béo phì của nữ là: (0,1493;0,2010)
và của nam là (0,1829;0,2724), hai khoảng
này không có sự khác biệt lắm, vậy một câu
hỏi đặt ra là tỷ lệ béo phì của nam và nữ có
khác biệt không với mức ý nghĩa 95% cho
biết ý kiến trên có chấp nhận được không? Để
trả lời cho câu hỏi này chúng ta dùng tổ hợp
lệnh sau:
Hình 9. Kết quả của sự khác biệt tỷ lệ béo phì ở
nam và nữ
Kết quả phân tích ở hình 8 cho chúng ta thấy
tỷ lệ béo phì của nam là 0,2254, tỷ lệ béo phì
ở nữ là 0,174. Phân tích trên cho thấy với độ
tin cậy 95% độ khác biệt giữa nam và nữ là
0,0009 đến 0,1 (tức 0,09% đến 10%), với trị
số p-value = 0,04<0,05 ta có thể nói tỷ lệ béo
phì của nữ thấp hơn tỷ lệ béo phì của nam.
Với tỷ lệ bình thường hoặc thiếu cân ở nam
và nữ ta có thể kiểm định tương tự.
Thêm một ứng dụng nữa của R khi giảng dạy
ước lượng kiểm định là sau khi chúng ta nhận
định được các biến nghiên cứu trong mẫu,
biến nào có quy luật phân phối chuẩn rồi,
chúng ta sẽ sử dụng lệnh [8] >t.test() để tính
khoảng tin cậy và kiểm định. Ví dụ chúng ta
muốn tính khoảng tin cậy 95% cho giá trị
trung bình trọng lượng của nam trong dữ liệu
trên ta thu được kết quả như hình 10.
Hình 10. Kết quả ước lượng khoảng tin cậy 95%
cho trọng lượng trung bình của nam, nữ
Vậy với độ tin cậy 95% trọng lượng trung
bình của nam rơi vào khoảng [9]:
(61,0214;63,0236) và trọng lượng trung bình
của nữ rơi vào khoảng (51,795; 52,8268).
Trong phạm vi bài báo này đã khai thác được
một số ứng dụng của phần mềm R trong quá
trình giảng dạy phần ước lượng và kiểm định
tại trường đại học Y Dược - ĐHTN, và còn
rất nhiều ứng dụng khác của phần mềm R có
thể làm cho bài giảng của chúng ta sinh động
hơn, và người học dễ hình dung, tiếp cận
cũng như xử lý dữ liệu một cách tường minh.
Tác giả cũng rất mong sự đóng góp ý kiến của
bạn đọc để có thể khai thác được nhiều hơn
ứng dụng của phần mềm R trong quá trình
giảng dạy học phần này
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác ứng dụng của phần mềm R trong giảng dạy ước lượng và kiểm định trong y, dược học tại trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171
e-ISSN: 2615-9562
TNU Journal of Science and Technology 225(04): 107 - 112
Email: jst@tnu.edu.vn 107
KHAI THÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM R TRONG GIẢNG DẠY
ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH TRONG Y, DƯỢC HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Đỗ Thị Phương Quỳnh*, Nguyễn Thị Tân Tiến, Lê Thị Oanh
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phần mềm R là một phần mềm mã nguồn mở, có nhiều ứng dụng tốt cần được khai thác. Hiện tại
phần mềm này đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Vì vậy bằng cách nghiên cứu và khai
thác sâu các ứng dụng của phần mềm R, đặc biệt khai thác nhiều ứng dụng vẽ biểu đồ minh họa.
Bài báo đã giới thiệu một cách ngắn gọn cách cài đặt phần mềm R với mã nguồn mở, đồng thời
thiết kế một mẫu các câu lệnh liên tiếp của phần mềm R tạo thành chuỗi tư duy logic của việc sử
dụng phần mềm R trong việc giảng dạy ước lượng và kiểm đ ịnh, tại trường Đại học Y Dược – Đại
học Thái Nguyên.
Từ khóa: Phần mềm R; cài đặt R; ứng dụng R trong ước lượng; ứng dụng R trong kiểm định, biểu đồ.
Ngày nhận bài: 23/10/2019; Ngày hoàn thiện: 28/4/2020; Ngày đăng: 28/4/2020
APPLICATION OF SOFTWARE R IN TEACHING
ESTIMATION AND HYPOTHESIS TESTING IN MEDICINE AND PHARMACY
AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY - TNU
Do Thi Phuong Quynh
*
, Nguyen Thi Tan Tien, Le Thi Oanh
TNU – University of Medicine and Pharmacy
ABSTRACT
R Software is open source software, there are many good applications that need to be exploited.
Today, this software is interested by many people. So by studing and exploiting deeply applications
of R software, specially exploiting many application of illustrating chart. The article introdu ced how
to install the software with open source and designed a sequence of successive statements of the
software and formed a logical thinking sequence in teaching estimation and hypothesis testing in
Thai Nguyen university of medicine and pharmacy.
Keywords: Software R; settings R; applications in estimation; hypothesis testing, chart.
Received: 23/10/2020; Revised: 28/4/2020; Published: 28/4/2020
* Corresponding author. Email: phuongquynhtn@gmail.com
Đỗ Thị Phương Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 107 - 112
Email: jst@tnu.edu.vn 108
1. Giới thiệu tổng quan
Phân tích số liệu và biểu đồ thường được tiến
hành bằng các phần mềm thông dụng như
SAS, SPSS, Stata, Statistica và S-Plus. Đây là
những phần mềm được các công ty phần mềm
phát triển và giới thiệu trên thị trường khoảng
ba thập niên qua, và đã được các trường đại
học, các trung tâm nghiên cứu và công ty kỹ
nghệ trên toàn thế giới sử dụng cho giảng dạy
và nghiên cứu. Nhưng vì chi phí để sử dụng
các phần mềm này tương đối đắt tiền (có khi
lên đến hàng trăm ngàn đô-la mỗi năm), một
số trường đại học ở các nước đang phát triển
(và ngay cả ở một số nước đã phát triển)
không có khả năng tài chính để sử dụng
chúng một cách lâu dài. Do đó, các nhà
nghiên cứu thống kê trên thế giới đã hợp tác
với nhau để phát triển một phần mềm mới,
với chủ trương mã nguồn mở, sao cho tất cả
các thành viên trong ngành thống kê học và
toán học trên thế giới có thể sử dụng một cách
thống nhất và hoàn toàn miễn phí.
Năm 1996, trong một bài báo quan trọng về
tính toán thống kê, hai nhà thống kê học Ross
Ihaka và Robert Gentleman thuộc trường đại
học Auckland, New Zealand phác hoạ một
ngôn ngữ mới cho phân tích thống kê mà họ
đặt tên là R. Sáng kiến này được rất nhiều nhà
thống kê học trên thế giới tán thành và tham
gia vào việc phát triển R. Cho đến năm 2006,
qua chưa đầy 10 năm phát triển, càng ngày
càng có nhiều nhà thống kê học, toán học,
nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đã chuyển
sang sử dụng R để phân tích dữ liệu khoa học.
Trên toàn cầu, đã có một mạng lưới hơn một
triệu người sử dụng R [1].
Chính vì tính ưu việt của phần mềm R nên
chúng ta cần nghiên cứu ứng dụng của phần
mềm trong giảng dạy thống kê y sinh học nói
chung và việc dạy học phần ước lượng và
kiểm định tại trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên nói riêng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được vấn đề trên, tác giả đã
nghiên cứu chi tiết từ cách cài đặt đến cách
sử dụng từng câu lệnh của phần mềm R, đặc
biệt quan tâm đến phần biểu đồ. Sau đó tác
giả kết hợp các câu lệnh phù để tạo ra các mã
mới sử dụng trong việc giảng dạy phần ước
lượng và kiểm định tại trường Đại học Y
Dược – Đại học Thái Nguyên (ĐHTN).
2.1. Cài đặt phần mềm R
Bước 1: Truy cập vào trang chủ:
https://cran.r-project.org/, click tiếp vào một
trong 3 dòng sao cho phù hợp với máy tính:
- Download R for Linux
- Download R for (Mac) OS X
- Download R for Windows
Tiếp tục chọn install R for the first time.
Sau khi cài đặt (set up), tạo icon R để chạy
phần mềm. Mở phần mềm R xuất hiện cửa sổ
lệnh (hình 1). Ngoài ra chúng ta có thể cài đặt
thêm phần mềm R studio có thêm tính năng
xuất bản.
Hình 1. Cửa sổ lệnh R
Khi cài đặt xong ta có thể tính toán một số
hàm đơn giản trong R ví dụ như hàm tính giá
trung bình, tính phương sai
Bước 2: Để phục vụ cho thống kê (cụ thể ước
lượng và kiểm định) ta cài thêm gói hỗ trợ
BSDA dùng để tính ước lượng và kiểm định
giả thuyết và gói lm cho phần phân tích hồi
quy tuyến tính.
Để cài được hai gói này các bạn [2] chọn
Install packages trên thanh công cụ trong
packages của R. Chọn BSDA và lmodel2 (viết
tắt từ linear model) cho phân tích hồi quy
tuyến tính. Hoặc đánh trực tiếp lệnh
Đỗ Thị Phương Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 107 - 112
Email: jst@tnu.edu.vn 109
>install.packages("BSDA");
>install.packages("lmodel2").
2.2. Khai thác các ưu điểm của phần mềm R
trong giảng dạy phần ước lượng và kiểm
định tại trường Đại học Y Dược - ĐHTN
Đối với người làm thống kê, chúng ta thường
xử lý dữ liệu theo hai bước, bước 1 là thống kê
mô tả, bước 2 thống kê suy diễn. Việc sử dụng
phần mềm R cho hai bước này rất hữu hiệu vì
ngoài các ưu điểm đã kể trên như phần mềm có
mã nguồn mở và cách sử dụng khá thân thiện
chúng ta còn thấy ưu điểm khác như:
+ Cách nhập dữ liệu trong R có thể nhập trực
tiếp và ưu việt hơn cả là R có thể đọc được
các dữ liệu từ Excel, từ Stata. Trong phạm vi
bài báo này tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệu
đáng tin cậy bằng phương pháp điều tra [3].
+ Sử dụng biểu đồ mà R biểu diễn rất rõ,
chính xác và đẹp mắt để chúng ta dễ dàng suy
diễn được tổng thể nghiên cứu [4].
Thông qua dữ liệu trên tác giả đã sử dụng
nhiều ứng dụng của phần mềm R trong giảng
dạy phần ước lượng và kiểm định. Trước tiên
dùng lệnh: >dim(Q) để thấy dữ liệu gồm 1217
hàng và 11 cột. Sau đó dùng lệnh >View(Q);
>summary(Q) với 2 câu lệnh này cho ta cái
nhìn tổng quan về toàn bộ dữ liệu như hình 2.
Hình 2. Tổng quan dữ liệu
Với kết quả này cho ta toàn cảnh về dữ liệu,
đây là điều rất cần thiết cho người học: Tổng
điều tra có 862 nữ và 355 nam. Dữ liệu cho
biết các số đo của height (chiều cao); weight
(trọng lượng); bmi (tỷ trọng cơ thể); age
(tuổi); bmc (khối lượng xương); bmd (mật độ
chất khoáng trong xương); fat (khối lượng
mỡ); lean (lượng cơ); pcfat (tỷ trọng mỡ toàn
thân). Min là giá trị nhỏ nhất, Max là giá trị
lớn nhất, 1st Qu= Q1 là giá trị mà 25% số liệu
nhỏ hơn Q1; 3st Qu= Q3 là giá trị mà 75% số
liệu nhỏ hơn Q3; Từ đó ta có thể suy ra 50%
số liệu sẽ nằm trong khoảng tứ phân vị
(Q1;Q3).
Để tiếp tục khai thác được ứng dụng R chúng
ta cài đặt gói lệnh psych (sử dụng lệnh
>install.packages("psych")), sau đó gọi gói
lệnh đã cài (sử dụng lệnh >library(psych)),
dùng lệnh: >pairs.panels(Q) (ta được hình 3),
hình này cho ta cách nhìn tường minh về dữ
liệu mình đã thu thập được: Các biến heigh,
weight, bmi, bmc, bmd, fat có biểu đồ hình
chuông cân đối vậy ta dự đoán các biến này
tuân theo quy luật phân bố chuẩn. Các biến
còn lại có dáng biểu đồ không giống hình
chuông nên có thể không tuân theo quy luật
phân bố chuẩn. Để khẳng định chính xác xem
biến ngẫu nhiên có tuân theo quy luật phân bố
chuẩn hay không ta có thể dùng lệnh
>Shapiro.test, với lệnh này p – value >0,05
thì biến đó được coi là có phân bố chuẩn [5].
Hình 3. Mối tương quan giữa các đại lượng
nghiên cứu
Qua hình 3 chúng ta cũng thấy các đám mây
dữ liệu gần giống hình chữ nhật dẹt, đồng
nghĩa là các biến tương ứng sẽ có mối tương
quan tuyến tính với nhau. Trong phạm vi bài
báo này đã phân tích chủ yếu 3 sau: biến
chiều cao (height), cân nặng (weight), tỷ
trọng cơ thể (bmi). Để tách dữ liệu làm hai
nhóm nam và nữa riêng chúng ta sử dụng lệnh
[5]: >nam<-subset(Q, Q$gender=='M') và
>nu<-subset(Q, Q$gender=='F'). Để vẽ được
biểu đồ thể hiện dữ liệu về chiều cao cho cả 2
Đỗ Thị Phương Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 107 - 112
Email: jst@tnu.edu.vn 110
nhóm nam và nữ trên cùng biểu đồ ta sử dụng
tổ hợp lệnh: >library(ggplot2);>DT<-
ggplot(data = Q, aes(x = height, color =
gender)) + geom_density();DT.
Hình 4. Biểu đồ mô tả phân phối chiều cao của
nam và nữ
Hình 5. Chiều cao của nam
Nhìn hình 4 cho chúng ta thấy chiều cao của
nam và nữ tuân theo quy luật phân phối
chuẩn, chiều cao trung bình của nữ rơi quanh
giá trị 155 cm và chiều cao trung bình của
nam rơi quanh khoảng 165 cm.
Hoặc thông qua hàm hàm lệnh >
qqnorm(Q$height); >qqline(Q$height,col=2)
(ta được hình 5) cho thấy giá trị quan sát về
chiều cao của mẫu trên (các điểm trên biểu
đồ) rất gần với giá trị kỳ vọng của quy luật
phân bố chuẩn (là đường màu đỏ). Tương tự
như vậy chúng ta cũng có thể kiểm định các
biến khác xem có tuân theo quy luật phân
phối chuẩn hay không?
Tiếp tục nghiên cứu về số lượng nam nữ thừa
cân, béo phì chúng ta dùng tổ hợp lệnh:
>table(cut(nam$bmi,breaks = c(0,18.5,25,40),
include.lowertail=TRUE))
>plbmi<-cut(nam$bmi,breaks =
c(0,18.5,25,40),include.lowertail=TRUE,label
s = c("nam thieu can"," nam binh
thuong","nam beo phi"))
>pie(x1)
>table(cut(nu$bmi,breaks=
c(0,18.5,25,40),include.lowertail=TRUE))
>plbminu<-cut(nu$bmi,breaks =
c(0,18.5,25,40),include.lowertail=TRUE,label
s = c("nu thieu can","nu binh thuong","nu beo
phi"))
>summary(plbminu)
>pie(x2)
Kết quả thu được:
Hình 6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân loại của nam,
nữ theo chỉ số BMI
Hình 7. Bảng phân loại tần số của nam, nữ theo
chỉ số BMI
Qua hình 6 và hình 7 bước đầu chúng ta nhận
định được có thể tỷ lệ nữ béo phì hoặc thừa
cân là thấp hơn nam, để khẳng định được
chắc chắn vấn đề đó, chúng ta sẽ ước lượng
Đỗ Thị Phương Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 107 - 112
Email: jst@tnu.edu.vn 111
khoảng tin cậy 95% cho tỷ lệ béo phì và thừa
cân của 2 nhóm này bằng lệnh [6],[7]:
>install.packages("rms"); >require(rms);
>binconf(x=80,n=355,method = "all");
>binconf(x=150,n=862,method = "all")
Ta sẽ thu được kết quả sau
> binconf(x=150,n=862,method = "all")
Kết quả ước lượng khoảng tin cậy 95% của tỷ
lệ béo phì của nam, nữ như sau
PointEst Lower Upper
Exact 0.1740139 0.1492739 0.2010049
Wilson 0.1740139 0.1501662 0.2007543
Asymptotic 0.17401 0.1487050 0.1993228
> binconf(x=80,n=355,method = "all")
PointEst Lower Upper
Exact 0.2253521 0.1829302 0.2724222
Wilson 0.2253521 0.1849629 0.2716216
Asymptotic 0.2253521 0.1818894 0.2688148
Hình 8. Kết quả ước lượng khoảng của tỷ lệ béo phì
Chúng ta thấy kết quả phân tích theo phương
pháp chính xác thì khoảng ước lượng cho tỷ
lệ béo phì của nữ là: (0,1493;0,2010) và của
nam là (0,1829;0,2724). Vậy câu trả lời tương
đối rõ ràng rằng tỷ lệ béo phì của nam cao
hơn nữ, với tình trạng thiếu cân ta cũng sử
dụng lệnh tương tự.
Qua hình 8 chúng ta thấy 2 khoảng ước lượng
cho tỷ lệ béo phì của nữ là: (0,1493;0,2010)
và của nam là (0,1829;0,2724), hai khoảng
này không có sự khác biệt lắm, vậy một câu
hỏi đặt ra là tỷ lệ béo phì của nam và nữ có
khác biệt không với mức ý nghĩa 95% cho
biết ý kiến trên có chấp nhận được không? Để
trả lời cho câu hỏi này chúng ta dùng tổ hợp
lệnh sau:
Hình 9. Kết quả của sự khác biệt tỷ lệ béo phì ở
nam và nữ
Kết quả phân tích ở hình 8 cho chúng ta thấy
tỷ lệ béo phì của nam là 0,2254, tỷ lệ béo phì
ở nữ là 0,174. Phân tích trên cho thấy với độ
tin cậy 95% độ khác biệt giữa nam và nữ là
0,0009 đến 0,1 (tức 0,09% đến 10%), với trị
số p-value = 0,04<0,05 ta có thể nói tỷ lệ béo
phì của nữ thấp hơn tỷ lệ béo phì của nam.
Với tỷ lệ bình thường hoặc thiếu cân ở nam
và nữ ta có thể kiểm định tương tự.
Thêm một ứng dụng nữa của R khi giảng dạy
ước lượng kiểm định là sau khi chúng ta nhận
định được các biến nghiên cứu trong mẫu,
biến nào có quy luật phân phối chuẩn rồi,
chúng ta sẽ sử dụng lệnh [8] >t.test() để tính
khoảng tin cậy và kiểm định. Ví dụ chúng ta
muốn tính khoảng tin cậy 95% cho giá trị
trung bình trọng lượng của nam trong dữ liệu
trên ta thu được kết quả như hình 10.
Hình 10. Kết quả ước lượng khoảng tin cậy 95%
cho trọng lượng trung bình của nam, nữ
Vậy với độ tin cậy 95% trọng lượng trung
bình của nam rơi vào khoảng [9]:
(61,0214;63,0236) và trọng lượng trung bình
của nữ rơi vào khoảng (51,795; 52,8268).
Trong phạm vi bài báo này đã khai thác được
một số ứng dụng của phần mềm R trong quá
trình giảng dạy phần ước lượng và kiểm định
tại trường đại học Y Dược - ĐHTN, và còn
rất nhiều ứng dụng khác của phần mềm R có
Đỗ Thị Phương Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 107 - 112
Email: jst@tnu.edu.vn 112
thể làm cho bài giảng của chúng ta sinh động
hơn, và người học dễ hình dung, tiếp cận
cũng như xử lý dữ liệu một cách tường minh.
Tác giả cũng rất mong sự đóng góp ý kiến của
bạn đọc để có thể khai thác được nhiều hơn
ứng dụng của phần mềm R trong quá trình
giảng dạy học phần này.
3. Kết quả và luận bàn
Như vậy qua nghiên cứu tác giả đã sử dụng
biểu đồ để minh họa được một đại lượng ngẫu
nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn và
không chuẩn cũng như sử dụng các câu lệnh
kiểm tra quy luật phân phối của một đại lượng
ngẫu nhiên bất kỳ. Ứng dụng này đã giúp cho
người học không thấy mơ hồ về phân phối
của đại lượng ngẫu nhiên. Bằng việc sử dụng
nhiều tổ hợp lệnh khác nhau đã cho tác giả
một mã mới trong việc phân tích dữ liệu sử
dụng cho giảng dạy phần kiểm định và ước
lượng trong thống kê y sinh học.
Trong phạm vi của bài báo này tác giả chỉ nói
đến phần ước lượng và kiểm định, hy vọng
trong thời gian tới tác giả có thể xây dựng
được các mã mới để phục vụ cho việc giảng
dạy phần tương quan hồi quy trong giảng dạy
phần thống kê y học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. V. T. Nguyen, Data analyze with question
and answers. Publishing company Ho Chi
Minh city, 2018.
[2]. T. H. Dang, Statistics for social sciences and
life sciences with R software. Publishing
company Ha Noi University, 2019.
[3]. V. T. Nguyen, “Data analysis and
application,” University pharmacy Hanoi,
2019. [Online] Available:
edu.vn/cpbdv/pcntt/noidung/SiteAssets/Lists/
huongdanvecntt/NewForm/Datasets%20for%
20practice.zip. [Accessed Jan. 2020].
[4]. V. T. Nguyen, Data analysis and chart R.
Garvan Institute of Medical ResearchSydney,
Australia, 2103.
[5]. J. Veani, “Simple R-Using R for Introductory
Statistics ,” 2001. [Online]. Available: https://
cran.r-project.org/doc/contrib/Verzani-Simple
R.pdf. [Accessed Jan. 2020].
[6]. E. Paradis, “R for Beginners,” 2005. [Online].
Available: https://cran.r-project.org/doc/contrib
/Paradis-rdebuts_en.pdf. [Accessed Jan 2020].
[7]. J. H. Maindonald, “Using R for Data Analysis
and Graphics,” Australian National
University, 2008. [Online]. Available: https://
cran.rproject.org/doc/contrib/usingR.pdf.
[Accessed Feb. 2020].
[8]. M. Staniak, and P. Biecek, “The landscape of
R packages for automated exploratory dât
Analysis,” The R Journal, vol. 11, no. 2, pp.
347-369, 2019.
[9]. W. Djatschenko, “An R package for fixed
Coupon Bond Analysis,” The R Journal, vol.
11, no. 2, p.124, 2019.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
khai_thac_ung_dung_cua_phan_mem_r_trong_giang_day_uoc_luong.pdf