Khám phá các bí ẩn tại đảo phục sinh tồn tại đến ngày nay

VĂN TỰ CỔ RONGO – RONGO ĐẦY BÍ ẨN TRÊN ĐẢO PHỤC SINH Bên cạnh những bức tượng Moai với nguồn gốc khiến thế giới sửng sốt và ngỡ ngàng. Thì các văn tự cổ sử dụng ngôn ngữ viết Rongo – rongo đầy bí ẩn cũng là một trong những ẩn số mà các nhà khoa học vẫn mãi không giải mã hết được cho đến hiện nay. Hệ thống chữ viết Rongo – rongo khác xa so với các hệ thống chữ viết trên thế giới. Ngày nay, trên đảo chỉ còn 26 tấm thẻ gỗ có dạng chữ này. Dựa vào những kiệt tác trên của thổ dân Rapa Nui. Không ít người đã tin vào giả thuyết rằng cách đây nhiều thế kỷ trên đảo đã xuất hiện một nền văn minh tiến bộ và rực rỡ. Một điều đáng ngạc nhiên hơn nữa đó là hầu hết các cư dân trên các hòn đảo khác thuộc Thái Bình Dương đều không biết chữ. Kể cả những thổ dân da đỏ cũng không biết viết. Ký tự Rongo Rongo được khắc trên phiến gỗ được tìm thấy trên đảo. Câu hỏi được đặt ra ở đây là ai đã dạy những người dân trên đảo Phục Sinh biết viết? Hay họ đã tự phát triển hệ thống chữ viết riêng của mình? Bởi trong lịch sử của nhân loại, chữ viết được sáng tạo ra lần đầu tiên ở châu Á chỉ vài ngàn năm TCN. Vì vậy, văn tự cổ Rongo – rongo vẫn là một câu đố bí hiểm với các nhà khảo cổ. Ngoài những văn tự cổ bí ẩn, người ta còn phát hiện trên đảo Phục Sinh còn có nhiều tác phẩm đá khắc. Trên đá khắc mô tả hình ảnh chim chóc và cuộc sống thường ngày của những cư dân xa xưa.

docx6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám phá các bí ẩn tại đảo phục sinh tồn tại đến ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁM PHÁ CÁC BÍ ẨN TẠI ĐẢO PHỤC SINH TỒN TẠI ĐẾN NGÀY NAY Đảo Phục Sinh hay còn được gọi là đảo Rapa Nui theo ngôn ngữ của người Polynesia. Hay trong tiếng Tây Ban Nha, hòn đảo có tên gọi khác là Isla de Pascua. Đây là hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Chile. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ ĐẢO PHỤC SINH Hòn đảo này được nhà thám hiểm người Hà Lan, đô đốc hải quân Jacob Roggeveen phát hiện. Trong hành trình vượt biển của mình, ông đã tìm ra hòn đảo vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư năm 1772. Sở dĩ hòn đảo này được đặt tên là Phục Sinh bởi nó được phát hiện ngay đúng ngày lễ Phục Sinh. Kể từ ngày đó, hòn đảo này đã có tên chính thức trên hải đồ quốc tế là đảo Phục Sinh. Hòn đảo có diện tích khoảng 165km2, nằm ở phía đông nam Thái Bình Dương. Vị trí cách bờ biển phía tây của Chile khoảng 3700km và cách 4000km về phía đông của Tahiti. Hình dạng của hòn đảo khá giống hình tam giác. Đây là một phần lãnh thổ của Chile kể từ cuối thế kỷ 19. Phục Sinh là một trong những hòn đảo có vị trí xa đất liền nhất trên thế giới. Hòn đảo Phục Sinh nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Chile. Về mặt tổng thể, đảo Phục Sinh có hình dạng là một hình tam giác. Được tạo thành từ 3 núi lửa là Poike, Rano Kau và Terevaka. Trong đó, núi lửa lớn nhất trên hòn đảo là Rano Kao, độ cao 600m so với mực nước biển. Từ đó, hòn đảo được hình thành qua các vụ phun trào núi lửa kết hợp với khí hậu cận nhiệt đới và ôn hóa. Địa hình trên đảo với nhiều đồi núi hiểm trở. Ngoài ra còn có rất nhiều hang động ngầm dẫn tới các miệng núi lửa. Điểm này đã thu hút không ít các nhà khoa học cũng như khách du lịch đến khám phá. KINH TẾ TRÊN ĐẢO HIỆN NAY Kinh tế trên đảo hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào ngành du lịch. Người dân tại đây sử dụng tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính. Bên cạnh đó, không ít người dân vẫn còn sử dụng ngôn ngữ Rapa Nui cổ. Theo ước tính, có khoảng 3000 người Rapa Nui bản địa sống trên đảo khi lần đầu tiên nơi đây được phát hiện bởi Jacob Roggeveen. Tuy nhiên, sau cuộc nội chiến vài năm sau đó, dân số của đảo bị suy giảm mạnh. Số lượng người dân ước chừng 600 – 700 nam giới và chưa tới 30 phụ nữ. Tính đến năm 1877, số người Rapa Nui chỉ còn sót lại 111 người. Do sự xuất hiện của người châu Âu đã khám phá ra vùng đất này. Họ đã mang đến đây nhiều dịch bệnh như giang mai, bệnh đâu mùa cũng như chế độ nô lệ. Dựa vào số liệu năm 2012 của chính phủ Chile, hiện dân số trên đảo khoảng gần 6000 người. Với hơn nửa số đó là dân bản địa gốc của đảo. NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC TRÊN ĐẢO Đảo Phục Sinh là một trong bốn hòn đảo nằm cách biệt nhất với thế giới. Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, đảo Phục Sinh vẫn luôn tồn tại những điều huyền bí. Đó vẫn luôn là đề tài được giới khoa học và những người yêu thích khám phá về một nền văn minh đã mất. Hòn đảo nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ cùng những lễ hội Tapati sôi động. Hệ thống ngôn ngữ viết Rongo – rongo đầy bí ẩn. Và hơn 900 bức tượng đá (Moai) cùng ngôn ngữ Rongorongo được tạo ra bởi người Rapa Nui cổ. Năm 1995, đảo Phục Sinh được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới. Đa phần, diện tích đảo được bảo vệ trong vườn quốc gia Rapa Nui. Mặc dù nơi đây mang lợi thế sở hữu cảnh quan tự nhiên tươi đẹp và vị trí địa lý độc đáo. Chính quyền nơi đây được mệnh danh là “cô lập nhất hành tinh”. Bởi họ không hề có ý định biến nơi đây thành một điểm du lịch thu hút khách tham quan. Người dân trên đảo luôn có ý thức cao trong việc giữ gìn phong tục truyền thống của tổ tiên. Họ gần như không bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của nền văn minh bên ngoài. TƯỢNG ĐÁ MOAI – ĐẶC TRƯNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI ĐẢO PHỤC SINH Đảo Phục Sinh được nhiều người biết đến vì sở hữu hàng trăm bức tượng khổng lồ bằng đá. Những bức tượng đá cổ xưa này còn được gọi với cái tên là Moai. Moai chính là bằng chứng lớn nhất cho một nền văn hóa đã từng phát triển hùng mạnh của người Rapa Nui. Không phải là tượng đá trang trí, chúng là biểu trưng cho một nền văn minh đã bị lãng quên trong quá khứ. Những bức tượng Moai được đặt trên các tấm móng hành lễ còn được gọi là ahu. Cho đến ngày nay, tượng đá Moai vẫn luôn là một bí ẩn đối với nhân loại. Thông qua các bức tượng, chúng ta có thể thấy được tài năng của những người sáng tạo ra chúng. Họ được nhiều người công nhận là những thợ thủ công, kỹ sư bậc thầy của nền văn hóa Polynesia. Bức tượng đá Moai đã từng được đề cử vào danh sách Bảy kỳ quan mới của Thế giới. Đến nay, đã có rất nhiều suy đoán và giả thuyết được đưa ra về mục đích tạo ra các bức tượng Moai. Cách thức xây dựng và vai trò của các bức tượng này vẫn đang được các nhà khảo cổ nghiên cứu. NIÊN ĐẠI CỦA CÁC BỨC TƯỢNG ĐÁ MOAI Tượng đá Moai có niên đại ít nhất từ thế kỷ 12 được phát hiện trên đảo. Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng chúng đều được tạc dựa theo hình ảnh tổ tiên của những người thổ dân bản địa nơi đây. Chúng có kích thước khá lớn, khối lượng nặng từ vài chục đến hàng trăm tấn. Chiều cao của các bức tượng dao động từ 2 – 20m. Đặc tính của mỗi pho tượng cũng rất khác nhau như cao, thấp, béo, gầy, Các bức tượng nơi đây đều được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Ban đầu, tượng được đặt trên các tấm móng hành lễ còn được gọi là ahu. Hiện chỉ còn khoảng 250 – 300 tấm được đặt vòng quang bờ biển của đảo. Tượng lớn nhất đặt thành công là tượng Paro với khối lượng lên đến 82 tấn. Pho tượng lớn nhất trong tất cả các tượng tên là ElGigante mang ý nghĩa là người khổng lồ. ElGigante có chiều dài 20m, nặng khoảng 270 tấn. Tuy nhiên, pho tượng này vẫn còn bị bỏ lại tại mỏ đá Rano Raraku quarry. Bên trong mỏ đá này có khoảng 394 tượng đá bỏ phế. Ở phía đông nam đảo còn phát hiện thêm hàng trăm pho tượng khác đang trong tình trạng chế tác dang dở. Giữa những năm 1800, tất cả Moai bên trong và ngoài mỏ đá đã bị lật đổ. Ngày nay, khoảng 50 tượng đá Moai đã được dựng lại ở vị trí cũ của chúng. Theo các nhà khoa học, khoảng ¼ số tượng trên đảo đã được hoàn thiện xong. Số tượng đá còn lại vẫn đang trong tình trạng chế tác dang dở. TƯỢNG ĐÁ MOAI CHỈ CÓ PHẦN ĐẦU? Hầu hết nhiều người đã nghĩ tượng đá Moai chỉ có phần đầu. Tuy nhiên, trên thực tế, Moai có đầu và thêm phần thân mình đã bị chôn lấp bên dưới đất. Không ai ngờ đến phía dưới những chiếc đầu tượng Moai lại chứa đựng cả một bức tượng khổng lồ. Phần dưới tượng Moai với phần thân bị chôn dưới lòng đất đã được khai quật. Phần lớn thân mình của các bức tượng này bị chôn vùi dưới lòng đất. Đồng thời, chúng được phủ với những dòng chữ được gọi là tranh khắc đá. Ngoài ra, trên thân tượng Moai còn có chạm khắc các chi tiết cổ. Mang hình dáng những vòng xoáy tròn và hình thắt nút. Được cho là biểu tượng tượng trưng cho những chiếc xuồng của người dân địa phương. Nhưng một số giả thuyết lại cho rằng đây chính là biểu tượng của mặt trời và cầu vồng. Ngoài việc thể hiện những vị tổ tiên đã mất. Moai cũng từng được dựng tại những địa điểm nghi lễ. Hoặc cũng có thể từng được coi là hiện thân của các vị thủ lĩnh nhiều quyền lực đang sống. QUÁ TRÌNH TẠC TƯỢNG ĐÁ MOAI Theo các nhà khảo cổ, những bức tượng này được đẽo từ mỏm cao nhất của thành ngọn núi lửa trên đảo. Tượng được tạc từ tro núi lửa cô đặc. Tất cả các bức tượng Moai đều được chế tác từ đá tảng nguyên khối. Sau khi bức tượng được đẽo xong, chúng đã được lăn hoặc được kéo xuống chân núi lửa. Sau đó, tượng sẽ được dựng đứng thẳng lên và buộc dây thừng xung quanh thân bức tượng. Lợi dụng hệ thống ròng rọc, bức tượng sẽ di chuyển đến vị trí đã định trước. Những sợi dây thừng được quấn quanh bức tượng hoạt động như một pu-ly truyền động. Khi đó sẽ có khoảng 30 người đàn ông kéo một đầu sợi dây. Nhờ lực kéo đó, một mặt của bức tượng được kéo tiến lên phía trước. Với cách làm trên, một mặt của bức tượng có thể đi được vài bước chân sau mỗi lần kéo. Quá trình này tiếp tục được làm ngược lại. Mặt còn lại của bức tượng sẽ được làm như mặt trước đó đã làm. Và công việc cứ được lặp đi lặp lại như vậy. Một bức tượng di chuyển vài dặm xuống đến bờ biển phải mất đến vài tháng. Nhờ vào các dấu tích phấn hoa sót lại từ các sợi dây thừng. Sợi dây thừng được cho là có nguồn gốc từ giống cọ Jubaea cao hơn 30m mọc trên đảo. Giống cọ này rất thích hợp để làm ra những chiếc dây thừng vô cùng bền chắc. Từ đó, các nhà khoa học cho rằng đảo Phục Sinh đã từng là một hòn đảo có cây cối rất tươi tốt. VĂN TỰ CỔ RONGO – RONGO ĐẦY BÍ ẨN TRÊN ĐẢO PHỤC SINH Bên cạnh những bức tượng Moai với nguồn gốc khiến thế giới sửng sốt và ngỡ ngàng. Thì các văn tự cổ sử dụng ngôn ngữ viết Rongo – rongo đầy bí ẩn cũng là một trong những ẩn số mà các nhà khoa học vẫn mãi không giải mã hết được cho đến hiện nay. Hệ thống chữ viết Rongo – rongo khác xa so với các hệ thống chữ viết trên thế giới. Ngày nay, trên đảo chỉ còn 26 tấm thẻ gỗ có dạng chữ này. Dựa vào những kiệt tác trên của thổ dân Rapa Nui. Không ít người đã tin vào giả thuyết rằng cách đây nhiều thế kỷ trên đảo đã xuất hiện một nền văn minh tiến bộ và rực rỡ. Một điều đáng ngạc nhiên hơn nữa đó là hầu hết các cư dân trên các hòn đảo khác thuộc Thái Bình Dương đều không biết chữ. Kể cả những thổ dân da đỏ cũng không biết viết. Ký tự Rongo Rongo được khắc trên phiến gỗ được tìm thấy trên đảo. Câu hỏi được đặt ra ở đây là ai đã dạy những người dân trên đảo Phục Sinh biết viết? Hay họ đã tự phát triển hệ thống chữ viết riêng của mình? Bởi trong lịch sử của nhân loại, chữ viết được sáng tạo ra lần đầu tiên ở châu Á chỉ vài ngàn năm TCN. Vì vậy, văn tự cổ Rongo – rongo vẫn là một câu đố bí hiểm với các nhà khảo cổ. Ngoài những văn tự cổ bí ẩn, người ta còn phát hiện trên đảo Phục Sinh còn có nhiều tác phẩm đá khắc. Trên đá khắc mô tả hình ảnh chim chóc và cuộc sống thường ngày của những cư dân xa xưa. Xem thêm: https://damynghehuyhungnt.com/tin-tuc/kham-pha-cac-bi-an-tai-dao-phuc-sinh-ton-tai-den-ngay-nay.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkham_pha_cac_bi_an_tai_dao_phuc_sinh_ton_tai_den_ngay_nay.docx