Kháng thể kháng gad và nồng độ C-Peptide trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán

- So với nhóm chứng nồng độ C-Peptide lúc đói ở nhóm đái tháo đường típ 2 thấp hơn có ý nghĩa. Tuy nhiên cũng với so sánh này nhưng thực hiện theo hai phân nhóm GAD-Ab(+) và GAD-Ab(-) thì nhận thấy rằng, ở phân nhóm GAD-Ab(+) nồng độ C-Peptide lúc đói ở bệnh nhân đái tháo đường típ2 là 0,71 ± 0,6 thấp hơn so với ở nhóm chứng 1,37 ± 0,73 nhưng không có ý nghĩa (p = 0,091) (bảng 4 và 5), tuy nhiên vấn đề ở đây có lẻ là cỡ mẫu nên cần có một nghiên cứu lớn hơn để có một kết luật chắc chắn và đáng tin cậy về vấn đề này. Theo nghiên cứu của tác giả Torn C và tác giả Yang L, chức năng sản xuất insulin của tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường có GAD-Ab (+) không thay đổi trong thời gian đầu, chỉ bắt đầu giảm đáng kể sau khi được chẩn đoán 3-5 năm(4). Trong khi đó tuổi bệnh trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có GAD-Ab(+) trong nghiên cứu của chúng tôi là 1 ± 0,31 năm, đây cũng là yếu tố đáng quan tâm khi so sánh nồng độ trung bình giữa các nhóm. Ở phân nhóm GAD-Ab(-) nồng độ C-Peptide lúc đói ở bệnh nhân đái tháo đường típ2 là 1,11 ± 0,77 thấp hơn so với ở nhóm chứng 1,49 ± 0,72 có ý nghĩa (p = 0,007) (bảng 5) chứng tỏ mặc dù tình trạng phá hủy tế bào beta không phải cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường típ 2, nhưng hoạt động của tụy trên đối tượng này vẫn kém hơn so với người không bị đái tháo đường. - So sánh giữa hai nhóm GAD-Ab (+) và (-) trong cùng nhóm bệnh đái tháo đường típ 2 (bảng 6), nồng độ C-peptide trung bình lúc đói và 1 giờ sau ăn ở nhóm GAD-Ab(+) lần lượt là 0,71 ± 0,6 ng/mL và 2,81 ± 1,84 khác biệt không có ý nghĩa so với nhóm có GAD-Ab (-) với nồng độ C-Peptide tương ứng là 1,11 ± 0,77 và 3,33 ± 2,22 ng/mL. Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ trung bình C-Peptide nhóm GAD-Ab (+) có xu hướng thấp hơn nhóm GAD-Ab(-) nhưng không có ý nghĩa, trong khi đó ở nhiều nghiên cứu trên thế giới của các tác giả Yang L nghiên cứu trên 56 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với thời gian theo dõi 5 năm, nồng độ C-Peptide lúc đói và 2 giờ sau ăn được đo mỗi 6 tháng, tác giả nhận thấy nồng độ trung bình C-Peptide 2 giờ sau ăn của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có GAD-Ab(+) là 1,1 ± 0,67 nmol/L thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ típ 2 có GAD-Ab (-) là 1,47 ± 0,46 nmol/L. Như đã nêu ở trên, vấn đề ở đây là tuổi bệnh (chúng tôi là 1 ± 0,31 và của Yang L là 2,7 ± 0,9 năm)(4,5). Nghiên cứu của Carlsson cho thấy nồng độ trung bình C-Peptide sau khi kích thích bằng glucose và arginine của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có GAD-Ab(+) là 0,9 ± 0,4 nmol/L thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ típ 2 có GAD-Ab(-) là 1,1 ± 0,5 nmol/L.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kháng thể kháng gad và nồng độ C-Peptide trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 558 102 KHÁNG THỂ KHÁNG GAD VÀ NỒNG ĐỘ C-PEPTIDE TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 MỚI CHẨN ĐOÁN Lâm Xuân Uyên*, Trần Thành Vinh**, Lê Ngọc Hùng**, Phan Thị Danh** , Phạm Thị Mai*** * Khoa Xét Nghiệm BV. ĐKTƯ Cần Thơ, ** Khoa Hóa Sinh Lâm Sàng – BV Chợ Rẫy *** Bộ môn Sinh Hóa Trường ĐHYD TPHCM TÓM TẮT Mục tiêu: Xác ñịnh GAD-Ab và nồng ñộ C-Peptide giúp ñánh giá chức năng tế bào beta của tuyến tụy ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 mới chẩn ñoán. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu trên 100 bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 mới chẩn ñoán (12 nam, 88 nữ ), tuổi từ 36 –75 và 46 người (7 nam, 39 nữ ) không ñái tháo ñường, tuổi từ 30 – 69. Thu thập mẫu từ 2/2006 ñến 5/2006 tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. Số liệu ñược trình bày dạng trung bình ± ñộ lệch chuẩn, giá trị P nhỏ hơn 0,05 ñược xem là có ý nghĩa. Kết quả: Có 9 trường hợp có GAD-Ab (+) trong tổng số 100 bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 (chiếm tỷ lệ 9%). Bệnh nhân khởi bệnh trước 45 tuổi có tỷ lệ dương tính với GAD-Ab là 25% cao hơn so với nhóm khởi bệnh sau 45 tuổi là 6,8% (p=0,01). Nồng ñộ C-Peptide lúc ñói và 1 giờ sau ăn ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 lần lượt là x = 1,07 ± 0,76 và x = 3,29 ± 2,18 thấp hơn so với ở người không ñái tháo ñường là x = 1,48 ± 0,71 và x = 5,36 ± 1,65 (p=0,003 và p=0,000). Bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2: nhóm có GAD-Ab (+) có nồng ñộ C-Peptide lúc ñói và 1 giờ sau ăn lần lượt là x = 0,71 ± 0,6 và x = 2,81 ± 1,84 không khác biệt so với ở nhóm GAD-Ab(-) là x = 1,11 ± 0,77 và x = 3,33 ± 2,22. Kết luận: Tỷ lệ GAD-Ab (+) ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 mới chẩn ñoán là 9%. Bệnh nhân có thời gian khới bệnh sớm (≤ 45 tuổi) có tỷ lệ GAD-Ab (+) cao hơn ở bệnh nhân có thời gian khởi bệnh muộn hơn. Có sự suy giảm chức năng sản xuất insulin của tế bào beta tuyến tụy ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 so với người không bệnh ñái tháo ñường. Bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 mới chẩn ñoán nhóm GAD-Ab (+) và GAD-Ab(-) có nồng C-Peptide không khác biệt. Từ khóa: Kháng thể kháng GAD, C-peptide, ñái tháo ñường típ 2. SUMMARY GLUTAMIC ACID DECARBOXYLASE AUTOANTIBODIES AND CONCENTRATION OF C-PEPTIDE IN PATIENTS WITH NEWLY DIAGNOSED TYPE 2 DIABETES Lam Xuan Uyen, Tran Thanh Vinh, Le Ngoc Hung, Phan Thi Danh, Pham Thi Mai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 558 - 564 Objective: Identifying GAD-Ab and quantitating C-Peptide were to evaluate the pancreatic β- cell function in patients with newly diagnosed type 2 diabetes. Method: Descriptive - cross sectional – prospective study was conducted on 100 Vietnamese patients with newly diagnosed type 2 diabetes (12 males and 88 females), aged from 36 to 75 and 46 Vietnamese without diabetes (7 males and 39 females), aged from 30 to 69. The samples were taken from February 2006 to May 2006 at General Hospital in CanTho. All data were expressed as mean ± SD and P values less than 0.05 were considered significant. Results: There were 9 cases of GAD-Ab (+) among 100 type 2 diabetes (counted for 9%). The percentage of GAD-Ab (+) among the patients with age at onset earlier 45 years: 25%, was significantly higher than that among patients with age at onset later 45 years: 6,8% (p=0,01). Concentration of fasting C-Peptide and 1-h-postprandial C-Peptide in patients with type 2 diabetes were x = 1,07 ± 0,76 và x = 3,29 ± 2,18, significally lower than those of people without diabetes : x = 1,48 ± 0,71 và x = 5,36 ± 1,65 respectively (p=0,003 and p=0,000). In patients with type 2 diabetes: fasting C-Peptide and 1-h- postprandial C-Peptide levels in subgroup GAD-Ab(+) x = 0,71 ± 0,6 và x = 2,81 ± 1,84 were not significantly different with those of subgroup GAD-Ab(-) x = 1,11 ± 0,77 and x = 3,33 ± 2,22 respectively. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 559 Conclusions: The percentage of GAD-Ab (+) among patients with newly diagnosed type 2 diabetes was 9%. The earlier age of onset in diabetes (aged : ≤ 45) were more likely to get GAD-Ab(+) than the later (aged : > 45). The pancreatic β-cell function in patients with type 2 diabetes derceases significantly, compared to people without diabetes. In patients with newly diagnosed type 2 diabetes: fasting C-Peptide and 1-h- postprandial C-Peptide levels were not significantly different between subgroup with GAD-Ab(+) and subgroup with GAD-Ab (-). Keywords: Anti-GAD antibody, C-peptide, type 2 diabetes. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo ñường là bệnh lý mãn tính về chuyển hóa với số người bệnh không ngừng gia tăng trên thế giới và những thiệt hại về kinh tế và xã hội mà bệnh lý này gây ra là rất lớn. Theo số liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới Châu Á hiện có khoảng 90 triệu bệnh nhân ñái tháo ñường trong ñó Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh. Đái tháo ñường thật sự là một thách thức lớn về sức khỏe ñối với y học thế giới trong nhiều năm qua. Thật vậy bệnh ñái tháo ñường ñã ñược nghiên cứu nhiều và ñã có ñược những hiểu biết khá sâu về cơ chế bệnh sinh của chúng. Người ta thấy rằng ñái tháo ñường típ 1 là do sự phá hủy tế bào Beta của tụy tạng qua trung gian miễn dịch, bằng chứng là các dấu ấn miễn dịch ñược tìm thấy nhiều tháng, nhiều năm trước khi có biểu hiện lâm sàng của bệnh. Trong khi ñó cơ chế bệnh sinh của ñái tháo ñường típ 2 là tình trạng ñề kháng insulin ở mô ngoại biên. Tuy nhiên gần ñây người ta lại thấy sự hiện diện của dấu ấn miễn dịch (chủ yếu là Islet Cell Autoantibodies: ICA và Glutamic Acid Decarboxylase Autoantibodies: GAD-Ab) trong huyết thanh ở người có biểu hiện lâm sàng của bệnh ñái tháo ñường típ 2. Việc khảo sát các dấu ấn miễn dịch như ICA, Insulin Autoantibodies (IAA), Tyrosin Like Phosphatase IA-2 Autoantibodies (IA-2A) và GAD-Ab rất hữu ích trong việc xác ñịnh cơ chế bệnh sinh của ñái tháo ñường, giúp bác sĩ rất nhiều trong quyết ñịnh chế ñộ ñiều trị. C. Torn và các cộng sự nhận thấy rằng sự vắng mặt các tự kháng thể kháng tiểu ñảo tụy có ý nghĩa tiên lượng tốt ñối với việc duy trì chức năng tế bào bêta trong suốt 2 năm sau ñó. Ngoài ra mặc dù tỉ lệ dương tính với tự kháng thể ở những tác giả khác nhau trên ñối tượng ñái tháo ñường típ 2 cũng khác nhau, nhưng hầu hết ñều nhận ñịnh là chức năng tế bào bêta trên các bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 dương tính với các tự kháng thể sẽ mau suy kiệt hơn và trở nên phụ thuộc vào insulin nhanh hơn so với bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 âm tính với các tự kháng thể này. Các nhà nghiên cứu cho rằng cả hai loại tự kháng thể là ICA và GAD-Ab ñều có giá trị tiên lượng sự phụ thuộc insulin, tuy nhiên tự kháng thể GAD-Ab ñược cho là có giá trị tiên lượng tốt hơn. GAD-Ab ñược xem là dấu ấn miễn dịch chính ñể chẩn ñoán ñái tháo ñường tự miễn tiềm ẩn ở người trưởng thành(3,4,9,10,11). Người ta thấy rằng ở bệnh nhân ñái tháo ñường tự miễn, nồng ñộ C-Peptid ban ñầu thấp có liên quan chặt chẽ với sự suy giảm chức năng tế bào bêta(11). Do ñó trên thế giới ñã có nhiều nghiên cứu về dấu ấn miễn dịch ở bệnh nhân ñái tháo ñường. Tại Việt Nam việc khảo sát dấu ấn miễn dịch cũng ñã ñược tiến hành nhưng chỉ có vài nghiên cứu trên ñối tượng ñái tháo ñường típ 1, chưa thấy có nghiên cứu nào trên ñối tượng ñái tháo ñường típ 2. Với mong muốn giúp ñánh giá ñúng mức chức năng tế bào bêta và cơ chế tự miễn trong bệnh lý ñái tháo ñường típ 2 tại Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Kháng thể kháng GAD và nồng ñộ C- peptid trên bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 mới chẩn ñoán”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang, tiền cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh - Nhóm ñối tượng không ñái tháo ñường (nhóm chứng). Có tiền sử không bệnh ñái tháo ñường, trị số ñường huyết lúc ñói < 126 mg/dL (< 7.0 mmol/L). - Nhóm bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2. Bệnh nhân ñến khám tại phòng khám Nội tiết – Tim mạch tại bv Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 02/2006 ñến 05/2006 với các ñiều kiện sau: + Chẩn ñoán ñái tháo ñường típ 2 theo tiêu chuẩn chẩn ñoán của Ủy Ban Các Chuyên Gia Về Chẩn Đoán Và Phân Loại Bệnh Đái Tháo Đường (tháng 6/ 1997) ñược Tổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 560 1998(12). + Thời gian bệnh 6-24 tháng (tính từ thời ñiểm ñược chẩn ñoán xác ñịnh ñến thời ñiểm lấy mẫu). + Chưa ñiều trị insulin. Tiêu chuẩn loại trừ - Từ chối tham gia nghiên cứu (không cần giải thích lý do). - Có những triệu chứng thần kinh của hội chứng người cứng. Lấy mẫu và thu thập số liệu - Nhóm chứng là người khỏe mạnh thường xuyên theo dõi sức khỏe (khám sức khỏe ñịnh kỳ tại bệnh viện), có tiền sử không bị ñái tháo ñường ñược kiểm tra ñường huyết lúc ñói và các xét nghiệm thường quy khác, kết quả ñường huyết lúc ñói < 126 mg/dL. Nhóm chứng ñược khai thác tiền sử, cân ño, tính toán các chỉ số, lấy mẫu, thực hiện bữa ăn chuẩn,giống như nhóm bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2. - Nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ñược khai thác tiền sử, bệnh sử (chú ý thời gian khởi bệnh) và ño chiều cao, cân nặng rồi tính ra chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index); ño vòng eo (VE), vòng hông (VH) và tính tỷ số vòng eo/vòng hông (VE/VH). Bệnh nhân ñược lấy máu tĩnh mạch lúc ñói ñể ño ñường huyết, GAD-Ab, C-peptide. Sau ñó bệnh nhân ñược ăn sáng với chế ñộ ăn chuẩn, như nhau với giá trị năng lượng khoảng 300-350 Kcal (khẩu phần ăn chuẩn ñược thiết kế bởi một nhân viên dinh dưỡng với công thức tham khảo: thịt nạc 70 gam, hủ tiếu 50 gam, rau giá 70 gam, ñường cát 2 gam, dầu ăn 5 gam; tổng năng lượng 342,2 Kcal cho mỗi phần ăn). Sau ăn 1 giờ bệnh nhân ñược lấy máu lần 2 ñể ño nồng ñộ C-peptide 1 giờ sau ăn. Một số tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu + BMI = cân nặng (Kg)/[chiều cao]2(m), chia thành 5 mức ñộ theo số liệu ở người Châu Á là: gầy < 18,5; bình thường 18,5 – 22,9; quá cân 23 – 24,9; béo phì ñộ I 25 – 29,9 và béo phì ñộ II ≥ 30. + VE/VH: theo số liệu ở người Châu Á, béo bụng khi nam > 0,9; nữ > 0,8; + Xét nghiệm ñịnh lượng glucose huyết dùng phương pháp glucose oxidase (GOD) trên máy Hitachi 717, với thuốc thử, calibrators, controls của hãng Human (Đức), tại bv ĐKTƯ Cần Thơ. + Xét nghiệm GAD-Ab huyết theo phương pháp ELISA(enzyme-linked immunosorbent assay), thuốc thử, calibrators và controls của hãng Biomerica (USA), máy ño Microplate Reader Model 680 – Bio Rad Laboratories Inc. Thực hiện tại phòng xét nghiệm bv Đại Học Y Dược TPHCM (cơ sở 4). Xét nghiệm GAD-Ab âm tính khi kết quả 1,05 U/mL; không xác ñịnh khi kết quả 1,00-1,05 U/mL, trường hợp này phải thực hiện lại xét nghiệm(1). + Xét nghiệm C-peptide huyết theo phương pháp ELISA, thuốc thử, calibrators và controls của hãng Diagnostics (USA), máy ño Microplate Reader Model 680 – Bio Rad Laboratories Inc. Thực hiện tại phòng xét nghiệm bv Đại Học Y Dược TPHCM (cơ sở 4). Giá trị ñối chiếu của C-peptide khi ñói là 0,5-2 ng/mL(7). Xử lý số liệu Phần mềm SPSS for Window phiên bảng 13.0; số liệu ñịnh lượng ñược trình bày x ± SD, thống kê có ý nghĩa với ngưỡng P = 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc ñiểm ñối tượng nghiên cứu - Có 46 ñối tượng không ĐTĐ tuổi từ 30 ñến 69, trong ñó nam: 7 người (15%) nữ: 39 người (85%). - 100 bệnh nhân ĐTĐ típ2 tuổi từ 36 ñến 75, trong ñó nam: 12 bệnh nhân (12%) nữ: 88 bệnh nhân (88%). Bảng 1: so sánh ñặc diểm chung của hai nhóm ñối tượng Đặc tính Nhóm chúng ĐTĐ típ 2 P n 46 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 561 Tuổi 47,78 ± 9,47 55,71 ± 8,95 0,000 Giới (Nam/Nữ) 7/39 12/88 0,557 BMI 21,77 ± 3,02 23,02 ± 2,86 0,017 Tỉ lệ thừa cân (BMI > 23) 32,61% 47% 0,017 VE/VH 0,85 ± 0,8 0,91 ± 0,06 0,000 Tỉ lệ béo bụng 54,35% 89% 0,001 Hút thuốc lá ở nam 57,14% 50% 0,764 Sử dụng T test 2 bên cho các so sánh trung bình và chi bình phương (χ2) cho các so sánh tỷ số, tỷ lệ. Tỷ số về giới tính và tỷ lệ hút thuốc lá ở nam khác biệt không có ý nghĩa giữa hai nhóm so sánh. Trung bình tuổi, các chỉ số BMI, VE/VH, tỷ lệ quá cân, béo bụng ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cao hơn so với ớ nhóm chứng. Kết quả GAD-Ab 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ch? ng ÐTÐ t íp 2 GAD-Ab (+) GAD-Ab (-) n = 39 (89%) n = 5 (11%) n = 9 (9%) n = 91 (91%) Biểu ñồ: So sánh tỉ lệ GAD-Ab dương tính ở hai nhóm ñối tượng. Kết quả so sánh tỷ lệ GAD-Ab (+) ở hai nhóm ñối tượng chứng và ñái tháo ñường típ 2 cho thấy không có sự khác biệt (P(χ2) = 0,722). Mặt khác khi so sánh trung bình GAD-Ab của hai ñối tượng này cũng không khác nhau: Nhóm chứng: x = 1,51 U/mL với SD = 0,41 U/mL; nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 x = 2,24 U/mL, SD = 1,28 U/mL, P T test = 0,069. Bảng 3 Tỷ lệ GAD-Ab (+) theo nhóm tuổi khởi bệnh Tuổi khởi bệnh Sổ bệnh nhân Số bệnh nhân có GAD- Ab(+) Tỷ lệ P 36 - 45 12 3 25% 46-75 88 6 6,8% 0,01 Bệnh nhân có tuổi khởi bệnh nhỏ hơn có tỷ lệ dương tính với GAD-Ab cao hơn nhóm bệnh nhân có tuổi khởi bệnh cao. Kết quả C-Peptide Bảng 4: So sánh nồng ñộ C-Peptid lúc ñói và 1 giờ sau ăn của hai nhóm ñối tượng Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ típ 2 P C-Peptide lúc ñói 1,48 ± 0,71 (46) 1,07 ± 0,76 (100) 0,003 C-Peptide 1 giờ sau ăn 5,36 ± 1,65 (46) 3,29 ± 2,18 (100) 0,000 Nồng ñộ C-Peptide ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 thấp hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa ở cả 2 trường hợp lúc ñói và 1 giờ sau ăn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 562 Bảng 5: So sánh nồng ñộ C-Peptid lúc ñói và 1 giờ sau ăn của hai nhóm ñối tượng theo kết quả GAD-Ab. Nhóm ñối tượng có GAD-Ab (+) Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ típ 2 P C-Peptide lúc ñói 1,37 ± 0,73 (5) 0,71 ± 0,6 (9) 0,091 C-Peptide 1 giờ sau ăn 4,9 ± 0,96 (5) 2,81 ± 1,84 (9) 0,037 Nhóm ñối tượng có GAD-Ab (-) Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ típ 2 P C-Peptide lúc ñói 1,49 ± 0,72 (41) 1,11 ± 0,77 (91) 0,007 C-Peptide 1 giờ sau ăn 5,42 ± 1,71 (41) 3,33 ± 2,22 (91) 0,000 Đối tượng GAD-Ab (+): nồng ñộ C-Peptide lúc ñói của nhóm chứng không khác biệt so với nhóm ĐTĐ típ 2. Trong khi ñó nồng ñộ C-Peptide 1 giờ sau ăn lại khác biệt có ý nghĩa (P = 0,037) giữa 2 nhóm này. Đối tượng GAD-Ab (-): nồng ñộ C-Peptide lúc ñói và 1 giờ sau ăn của nhóm chứng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ típ 2. Bảng 6. So sánh nồng ñộ trung bình C-Peptide giữa 2 nhóm GAD-Ab(+) và GAD-Ab(-) ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 GAD-Ab (+) GAD-Ab(-) P C-Peptide lúc ñói 0,71 ± 0,6 (9) 1,11 ± 0,77 (91) 0,131 C-Peptide 1 giờ sau ăn 2,81 ± 1,84 (9) 3,33 ± 2,22 (91) 0,495 Bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 không có sự khác biệt về nồng ñộ C-Peptide lúc ñói và 1 giờ sau ăn giữa 2 nhóm GAD-Ab(+) và GAD-Ab(-). BÀN LUẬN Đối tượng nhóm bệnh ĐTĐ típ 2 ñược chọn phải có thời gian bệnh là 6 ñến 24 tháng, ñiều này là vì: Về mặt lâm sàng, chỉ những bệnh nhân không cần ñiều trị insulin ít nhất 6 tháng sau khi ñược chẩn ñoán mới ñược xem là ĐTĐ típ 2. Ngoài ra theo nhận ñịnh của Yang L(4) và Torn C(11) nồng ñộ C- Peptid lúc ñói trên bệnh nhân ĐTĐ tự miễn không thay ñổi trong suốt 1,5 ñến 2 năm ñầu theo dõi. Chúng tôi muốn xem ñáp ứng của tuỵ sau ăn (ño nồng ñộ C-Peptid 1 giờ sau ăn) ở những ñối tượng này nên thời gian bệnh tối ña ở ñối tượng ĐTĐ là 24 tháng. Tự kháng thể ở bệnh nhân LADA thường là ICA hoặc GAD-Ab, ít khi dương tính với IAA hay IA- 2A. Khác với ñái tháo ñường típ 1 thường dương tính với nhiều tự kháng thể cùng lúc, bệnh nhân LADA chỉ dương tính với một loại tự kháng thể(2,9). Hai loại tự kháng thể ICA và GAD-Ab ñều ñược xem là yếu tố dự ñoán khả năng phụ thuộc insulin ở bệnh nhân LADA, nhưng sự hiện diện GAD-Ab cho khả năng dự ñoán cao hơn(13). Đo nồng ñộ GAD-Ab trên bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng ñái tháo ñường típ 2 là bước ñầu nhận diện LADA nếu kết quả dương tính, P.Pozzilli và cộng sự khuỵến cáo nên quan tâm ñến có hay không có GAD-Ab trong huyết thanh bệnh nhân, nếu dương tính bệnh nhân cần ñược xác ñịnh thêm về HLA ñể củng cố chẩn ñoán xác ñịnh thể LADA. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ GAD-Ab dương tính ở ñối tượng ñái tháo ñường típ 2 là 9%, kết quả này tương ñương với một số nghiên cứu như Li X (6) 9,7%; Wroblewski M (14) 8%; Tuomi T(13) 9,3%; Niskanen NK(8) 9%. Định lượng nồng ñộ GAD-Ab, nhóm chứng có 5 ñối tượng cho kết quả dương tính chiếm 11% trong tổng số 46 ñối tượng không ñái tháo ñường, tuy nhiên có ñến 80% trong số này chỉ dương tính ở nồng ñộ thấp < 1,999 U/mL. Trên thế giới có một số tác giả nghiên cứu nồng ñộ GAD-Ab ở người bình thường nhằm chứng minh GAD-Ab là một yếu tố tiên lượng khả năng mắc bệnh ĐTĐ có liên quan ñến miễn dịch, tuy nhiên có nên dùng xét nghiệm nồng ñộ GAD-Ab với mục tiêu này hay không là một vấn ñề còn ñang Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 563 bàn cãi(7). Về tỷ lệ GAD-Ab (+) ở người khỏe mạnh tình nguyện, nghiên cứu của tác giả Langer P và các cộng sự trên 704 người bình thường với ngưỡng GAD-Ab là 1,2 U/mL thấy có 10,5 % có GAD-Ab (+), tỷ lệ này tương ñương với kết quả của chúng tôi (ngưỡng GAD-Ab là 1,05 U/mL và tỷ lệ dương tính ở nhóm chứng là 11%). Trong khi ñó nhóm ñái tháo ñường típ 2 có 9 ñối tượng dương tính và có 55% dương tính nhẹ, còn 45% dương tính > 2 U/mL. Mặc khác nồng ñộ trung bình của GAD-Ab ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ x = 2,24 ± 1,28 có xu hướng cao hơn nhóm chứng x = 1,51 ± 0,46 nhưng số liệu còn ít n = 5 và n = 9 (bảng 2), nên cần có một nghiên cứu với quy mô lớn hơn ñể có kết luận chính xác về vấn ñề này. Ngoài ra sự khác biệt về phương pháp xét nghiệm cũng không cho phép chúng tôi so sánh nồng ñộ trung bình của GAD-Ab với các tác giả khác (các tác giả này dùng phương pháp RIA: Radio Immunoassay). Mối liên hệ giửa tỷ lệ GAD-Ab (+) với tuổi khởi phát bệnh thì các tác giả ñều nhận ñịnh là lứa tuổi nào cũng có GAD-Ab(+) nhưng nhóm tuổi trẻ nhất (36-45 tuổi) có tỷ lệ dương tính cao nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi có ñến 25% bệnh nhân khởi bệnh trong ñộ tuổi ≤ 45 dương tính với GAD-Ab, trong khi ở nhóm bệnh nhân khởi bệnh > 45 tuổi con số tương ứng là 6,8% (bảng 3). Số liệu của tác giả Tuomi T(13) tỷ lệ này là 19,3% ở nhóm khởi bệnh ≤ 45 tuổi và 8,2% ở nhóm khởi bệnh > 45 tuổi. Như vậy tuổi khởi bệnh càng sớm, tỷ lệ dương tính với GAD-Ab càng cao. C-Peptide là chuỗi polypeptid gồm 35 axít amin, ñược sinh ra bởi tế bào beta của tụy tạng ñồng thời với insulin với số lượng bằng với số phân tử insulin (proinsulin tách ra thành một phân tử insulin và một phân tử C-Peptide). Mặt khác, C-Peptide hầu như không bị chuyển hóa. Do ñó, C-Peptide ñược xem như là chỉ ñiểm của insulin nội sinh, thường ñược dùng ñánh giá chức năng tế bào beta của tụy trong việc sản xuất insulin. C-Peptide ñược ñào thải qua thận, nồng ñộ C-Peptide trong nước tiểu có liên hệ với nồng ñộ C- Peptide máu nhưng kết quả thay ñổi qua nhiều lần ño và giữa các ñối tượng. Do ñó C-Peptide niệu không ñánh giá chính xác chức năng tế bào beta(7). C-Peptide ñược tiết ra tối ña 60-90 phút sau bữa ăn chuẩn, hay 6 phút sau khi tiêm mạch glucagon, người ta thấy rằng ño C-Peptide ở thời ñiểm này giúp ñánh giá chức năng tế bào beta của tụy tạng. Theo tác giả Nguyễn Thy Khuê và Mai Thế Trạch khi tiêm mạch 1 mg glucagon lúc ñói, sáu phút sau tiến hành lấy máu ño nồng ñộ C-Peptide, nếu nồng ñộ C-Peptide huyết thanh < 0,32 nmol/L có thể chẩn ñoán ñái tháo ñường típ 1 với ñộ chuyên biệt ñến 90%, nếu C-Peptide huyết thanh > 1,1 nmol/L có thể chẩn ñoán ñái tháo ñường típ 2 với ñộ chuyên biệt 90%. Trong nghiên cứu chúng tôi C- Peptide ñược ño lúc ñói và 1 giờ sau khi thực hiện bữa ăn chuẩn và nhận thấy rằng: - So với nhóm chứng nồng ñộ C-Peptide lúc ñói ở nhóm ñái tháo ñường típ 2 thấp hơn có ý nghĩa. Tuy nhiên cũng với so sánh này nhưng thực hiện theo hai phân nhóm GAD-Ab(+) và GAD-Ab(-) thì nhận thấy rằng, ở phân nhóm GAD-Ab(+) nồng ñộ C-Peptide lúc ñói ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ2 là 0,71 ± 0,6 thấp hơn so với ở nhóm chứng 1,37 ± 0,73 nhưng không có ý nghĩa (p = 0,091) (bảng 4 và 5), tuy nhiên vấn ñề ở ñây có lẻ là cỡ mẫu nên cần có một nghiên cứu lớn hơn ñể có một kết luật chắc chắn và ñáng tin cậy về vấn ñề này. Theo nghiên cứu của tác giả Torn C và tác giả Yang L, chức năng sản xuất insulin của tế bào beta ở bệnh nhân ñái tháo ñường có GAD-Ab (+) không thay ñổi trong thời gian ñầu, chỉ bắt ñầu giảm ñáng kể sau khi ñược chẩn ñoán 3-5 năm(4). Trong khi ñó tuổi bệnh trung bình ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 có GAD-Ab(+) trong nghiên cứu của chúng tôi là 1 ± 0,31 năm, ñây cũng là yếu tố ñáng quan tâm khi so sánh nồng ñộ trung bình giữa các nhóm. Ở phân nhóm GAD-Ab(-) nồng ñộ C-Peptide lúc ñói ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ2 là 1,11 ± 0,77 thấp hơn so với ở nhóm chứng 1,49 ± 0,72 có ý nghĩa (p = 0,007) (bảng 5) chứng tỏ mặc dù tình trạng phá hủy tế bào beta không phải cơ chế bệnh sinh của ñái tháo ñường típ 2, nhưng hoạt ñộng của tụy trên ñối tượng này vẫn kém hơn so với người không bị ñái tháo ñường. - So sánh giữa hai nhóm GAD-Ab (+) và (-) trong cùng nhóm bệnh ñái tháo ñường típ 2 (bảng 6), nồng ñộ C-peptide trung bình lúc ñói và 1 giờ sau ăn ở nhóm GAD-Ab(+) lần lượt là 0,71 ± 0,6 ng/mL và 2,81 ± 1,84 khác biệt không có ý nghĩa so với nhóm có GAD-Ab (-) với nồng ñộ C-Peptide tương ứng là 1,11 ± 0,77 và 3,33 ± 2,22 ng/mL. Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng ñộ trung bình C-Peptide nhóm GAD-Ab (+) có xu hướng thấp hơn nhóm GAD-Ab(-) nhưng không có ý nghĩa, trong khi ñó ở nhiều nghiên cứu trên thế giới của các tác giả Yang L nghiên cứu trên 56 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với thời gian theo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 564 dõi 5 năm, nồng ñộ C-Peptide lúc ñói và 2 giờ sau ăn ñược ño mỗi 6 tháng, tác giả nhận thấy nồng ñộ trung bình C-Peptide 2 giờ sau ăn của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có GAD-Ab(+) là 1,1 ± 0,67 nmol/L thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ típ 2 có GAD-Ab (-) là 1,47 ± 0,46 nmol/L. Như ñã nêu ở trên, vấn ñề ở ñây là tuổi bệnh (chúng tôi là 1 ± 0,31 và của Yang L là 2,7 ± 0,9 năm)(4,5). Nghiên cứu của Carlsson cho thấy nồng ñộ trung bình C-Peptide sau khi kích thích bằng glucose và arginine của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có GAD-Ab(+) là 0,9 ± 0,4 nmol/L thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ típ 2 có GAD-Ab(-) là 1,1 ± 0,5 nmol/L. Tóm lại nồng ñộ C-Peptide lúc ñói và 1 giờ sau ăn của bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 thấp hơn so với người không ñái tháo ñường, chứng tỏ sự suy giảm chức năng của tế bào beta ở ñối tựng ñái tháo ñường típ 2. Trên bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 mới chẩn ñoán nồng ñộ C-Peptide lúc ñói và 1 giờ sau ăn ở bệnh nhân có GAD-Ab(+) và GAD-Ab(-) là như nhau, ñiều này chứng tỏ ở những ñối tượng LADA trong thời gian ñầu sau mắc bệnh chức năng tế bào beta chưa suy giảm ñáng kể (so với nhóm ĐTĐ típ 2 có GAD- Ab(-)). KẾT LUẬN Bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 có thời gian khới bệnh sớm (≤ 45 tuổi) có tỷ lệ GAD-Ab (+) cao hơn ở bệnh nhân có thời gian khởi bệnh muộn hơn. Tỷ lệ GAD-Ab (+) ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 là 9%, không có khác biệt so với người không bệnh tiểu ñường. Có sự suy giảm chức năng sản xuất insulin của tế bào beta tuyến tụy ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 so với người không bệnh ñái tháo ñường. Bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 có GAD-Ab (+): xét nghiệm C-Peptide 1 giờ sau ăn tốt hơn xét nghiệp C-Peptide lúc ñói trong việc phát hiện sự suy giảm chức năng tế bào beta của tuyến tụy. Ở bệnh nhân ñái tháo ñường típ 2 mới chẩn ñoán nhóm GAD-Ab (+) và GAD-Ab (-) có nồng C-Peptide như nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Biomedica inc (2003), “Principle of the test”, Protocol Isletest –GAD. 2. Bruno G, De Salvia A, Arcar R, Borra M, et al (1999), “Clinical, Immunological, Genetic heterogenety of diabetes in an Italian population-based cohort of lean newly diagnosed patients aged 30-54 years”, Diabetes Care 22, pp50-55. 3. Carlsson A, Sundkvist G, Groop L, Tuomi T (2000), “Insulin and glucagon secrection in patiens with slowly progressing autoimmune diabetes (LADA)”, J Clin Endocrinol Metab 85, pp 76-80. 4. Jang L, Zhou ZG, Huang G, et al (2005), “Six year follow up of pancreatic β-cell function in adults with latent autoimmune diabetes”, World J Gastroenterol 11(19), pp 2900-2905. 5. Jang L, Zhou ZG, Huang G, Yan X (2004), “Islet beta cell function in latent autoimmune diabetes in adults with islet cell antibodies” , Zhong Nan Da Xue Xue Bao Yi Xue ban 29(3), pp309-314. 6. Li X, Jang L, Zhou ZG, Huang G, Yan X (2003), “Glutamic acid decarbocylase 65 autoantibody levels discriminate two subtypes of latent autoimmune diabetes in adults”, Chinese Medical Journal 116(11), pp 1728 – 1732. 7. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003). Bệnh ñái tháo ñường. Nội Tiết Học Đại Cương, nhà xuất bản Y Học TPHCM, tr.335-449. 8. Niskanen LK, Tuomi T, Karjaiainen J, Groop LC, et al (1995),” GAD autoantibodies in NIDDM: ten year follow-up from the diagnosis”, Diabetes Care 18, pp 1557-1565. 9. Palmer JP, Hampe CS, Chiu H, Goal A, Brooks-Worrell BM (2005), “ Is latent autoimmune diabetes in adults distinct from type 1 diabetes or just type 1 diabetes at an older age?”, Diabetes 54(2), pp 62-67. 10. Palmer JP, Irl B Hirsch (2003), “ What’s in a name? Latent autoimmune diabetes of adults, type 1.5, adult-onset and type 1 diabetes”, Diabetes Care 26(2), pp 536-538. 11. Torn C, Landin-Olsson M, Lernmark A, Palmer PJ, Arnqvist HJ, Blohme G, Lithner F, Littorin B, Nystrom L, Schersten B, Sundkvist G, Wibell L, Ostman J (2000). “Prognostic factors for the course of β-cell function in autoimmune diabetes”. Jcem 85, pp 4619-4623. 12. Trần Quang Khánh, Nguyễn Thy Khuê, Trần Thị Thanh Vân, Nguyễn Bích Phượng, Trần Thị Bích Thủy (2002), “Tỷ lệ kháng GAD và kháng thể kháng tiểu ñảo trên bệnh nhân ñái tháo ñường típ 1 Việt Nam”, Tạp chí y Học số ñặc biệt chuyên ñề nội tiết, 6(2), tr 43-47. 13. Tuomi T, Carlsson A, Li H, Isomma B, Miettinen A, Nilsson A, et al (1999), “Clinical and genetic characteristics of type 2 diabetes with and without GAD antibodies”, Diabetes 48, pp 150-157. 14. Wroblewski M, Gottsatter A, Lindgarde F, Fernlund P, Sundkvist G (1998), “ Gender, autoantibodies, and obesity in newly diagnosed diabetic patients aged 40-75 years”, Diabetes Care 21, pp 250-255.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhang_the_khang_gad_va_nong_do_c_peptide_tren_benh_nhan_dai.pdf
Tài liệu liên quan