Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất cứu 15 giống lúa quốc gia a2 tại trại giống bình đức -A n gia ng vụ đông xuân 2004 -2005

MỤC LỤC NỘI DUNG Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iv D NH SÁCH HÌNH vi D NH SÁCH BẢNG vii Chương 1 GIỚI THIỆU 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Sơ lược nguồn gốc và sinh trưởng cây lúa 3 2.2.Vai trò của giống trong sản xuất 4 2.3. Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới và Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.3.1.Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới. 6 2.3.2.Công tác nghiên cứu lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 7 2.4.Yêu cầu cơ bản của giống lúa tốt 8 2.5. Kiểu hình cây lúa năng suất cao 9 2.6.Tiến trình chọn tạo giống lúa 11 2.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và các biện pháp gia tăng năng suất 2.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 13 2.7.1.1.Số hạt trên bông 14 2.7.1.2.Số bông trên m2 14 2.7.1.3.Phần trăm hạt chắc 14 2.7.1.4.Trọng lượng 1000 hạt 15 2.4.2.Biện pháp gia tăng năng suất 15 2.8.Tình hình canh tác lúa ở n Giang 16 2.8.1.Tình hình chung 16 2.8.2.Kỹ thuật canh tác 16 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 17 3.1. Phương tiện thí nghiệm 17 3.1.1.Địa điểm v thời gian thí nghiệm 17 3.1.2.Vật liệu thí nghiệm 17 3.2. Phương pháp nghiên cứu 18 3.2.1.Bố trí thí nghiệm 18 3.2.2.Phương pháp tiến h nh 19 3.3.Chỉ tiêu theo dõi 20 3.3.1.Các chỉ tiêu nông học 20 3.3.2.Sâu bệnh 22 3.3.3.Năng suất v các th nh phần năng suất 25 3.3.3.1.Các thành phần năng suất 25 3.3.3.2.Năng suất thực tế 26 3.3.4.Phẩm chất hạt 26 3.4.Phương pháp thống kê 28 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 4.1.Tình hình chung 29 4.2.Kết quả thảo luận 29 4.2.1. Đặc tính nông học 29 4.2.1.1. Chiều cao cây 29 4.2.1.2. Số chồi 31 4.2.1.3. Góc lá cờ 32 4.2.1.4. Thời gian sinh trưởng 33 4.2.1.5. Đặc tính cổ bông 34 4.2.1.6. Chiều dài bông 35 4.2.1.7. Độ tàn l 36 4.2.1.8. Đặc tính đổ ngã 36 4.2.1.9. Độ rụng hạt 37 4.2.2. Sâu bệnh 37 4.2.3.Th nh phần năng suất v năng suất thực tế 39 4.2.3.1. Số bông trên m2 39 4.2.3.2. Hạt chắc trên bông 40 4.2.3.3. Tỉ lệ hạt chắc 40 4.2.3.4. Trọng lượng 1000 hạt 41 4.2.3.5. Năng suất thực tế 41 4.2.4. Phẩm chất gạo 43 4.2.5. Đánh giá các giống lúa có triển vọng 45 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ CHƯƠNG KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CƯÚ 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC -A N GIA NG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 -2005

pdf65 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất cứu 15 giống lúa quốc gia a2 tại trại giống bình đức -A n gia ng vụ đông xuân 2004 -2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN XUÂN LÝ MSSV: DPN010641 KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC - AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 -2005 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ks. Lê Thùy Nương Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân Tháng 7.2005 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC - AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 -2005 Do sinh viên: NGUYỄN XUÂN LÝ thực hiện và đệ nạp Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long xuyên, ngày……tháng …. Năm 200… CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ks.Lê Thùy Nương Ths.Nguyễn Thị Thanh Xuân 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với đề tài: KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 – 2005 Do sinh viên: NGUYỄN XUÂN LÝ Thực hiện và bảo vệ trước hội đồngngày:……………………… ............. Luận văn đã được hội đồng đánh giá ởmức:………………………… …. Ý kiến của hội đồng:………………………………………………… ….. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ .. Long Xuyên, ngày…. tháng …..năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội Đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN - TNTN 3 TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: NGUYỄN XUÂN LÝ Ngày tháng năm sinh: 24/06/1979 Con ông: Nguyễn Văn Bình Và bà: Huỳnh Thị Khen Địa chỉ: ấp Mỹ Hòa B, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1998 Vào trường Đại Học An Giang năm 2001 học lớp DH2PN1 khóa II thuộc khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên. 4 LỜI CẢM TẠ Kính dâng: Ba mẹ người đã dành cả cuộc đời tận tụy hy sinh cho con Chân thành biết ơn: Cô NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Cô LÊ THÙY NƯƠNG Đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm tạ: Quí thầy cô đã hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập Vô cùng biết ơn anh Minh, chị Phương và tập thể cán bộ công nhân trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng Bình Đức – An Giang. Thân gửi đến tất cả các bạn học cùng lớp đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp lời cảm ơn chân thành nhất! 5 Tóm lược Giống tốt năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo hướng xuất khẩu, kháng được một số loại sâu bệnh phổ biến, phù hợp với điều kiện đất đai và kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương là rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đề tài “Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa quốc gia A2 tai trại giống Bình Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 -2005” được thực hiện nhằm tìm ra những giống có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên. Bộ giống lúa thí nghiệm gồm 15 giống được nhận từ phòng khảo kiểm nghiệm giống cây trồng phía nam. Các giống lúa được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại, tổng số lô là 45 lô. Mạ được gieo theo phương pháp mạ khô. Cấy khi mạ được 18 ngày tuổi, cấy một tép/ bui, bón phân theo công thức 90 – 60 – 60 và được chia làm 4 lần bón, làm cỏ bằng tay. Các chỉ tiêu theo dõi: đặc tính nông học, sự mẫn cảm với sâu bệnh, các thành phần năng suất và năng suất thực tế, một số đặc tính về phẩm chất gạo. Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá theo phương pháp đánh giá của IRRI. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 103 – 109 ngày, hầu hết các giống không đổ ngã, chiều cao biến động từ 92 đến 113,8 cm, chồi tối đa đạt được ở mức trung bình (12 – 15 chồi), chồi hữu hiệu tương đối khá, độ tàn lá từ trung bình đến sớm. Đa số các giống lúa có đặc tính nông học phù hợp với kiểu hình cây lúa cho năng suất cao. Năng suất đạt được khá cao từ 5,1 đến 7,6 tấn/ha. Số bông/m2 biến động từ 343 đến 450 bông, hạt chắc/bông khá cao (66 – 108 hạt), phần trăm hạt chắc dao động từ 63,3 đến 90,7%, trọng lượng 1000 hạt đạt được từ 21,3 đến 29,5g. Tỉ lệ gạo lức từ 76 – 82%, gạo trắng đạt được 53,5 – 62,3%, tỉ lệ gao nguyên biến động từ 38,2 – 50,8%. Qua thí nghiệm nhận thấy hầu hết các giống có nhiều đặc điểm tốt, đặc biệt là 5 giống OM2280, OM3539, TX93, OM3566, MTL364 có năng suất cao, phẩm chất gạo khá, có thể đưa vào sản xuất. 6 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iv DANH SÁCH HÌNH vi DANH SÁCH BẢNG vii Chương 1 GIỚI THIỆU 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Sơ lược nguồn gốc và sinh trưởng cây lúa 3 2.2.Vai trò của giống trong sản xuất 4 2.3. Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới và Đồng Bằng Sông Cửu Long 6 2.3.1.Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới. 6 2.3.2.Công tác nghiên cứu lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 7 2.4.Yêu cầu cơ bản của giống lúa tốt 8 2.5. Kiểu hình cây lúa năng suất cao 9 2.6.Tiến trình chọn tạo giống lúa 11 2.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và các biện pháp gia tăng năng suất 13 2.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 13 2.7.1.1.Số hạt trên bông 14 2.7.1.2.Số bông trên m2 14 2.7.1.3.Phần trăm hạt chắc 14 2.7.1.4.Trọng lượng 1000 hạt 15 2.4.2.Biện pháp gia tăng năng suất 15 2.8.Tình hình canh tác lúa ở An Giang 16 2.8.1.Tình hình chung 16 2.8.2.Kỹ thuật canh tác 16 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 17 3.1. Phương tiện thí nghiệm 17 3.1.1.Địa điểm và thời gian thí nghiệm 17 3.1.2.Vật liệu thí nghiệm 17 3.2. Phương pháp nghiên cứu 18 3.2.1.Bố trí thí nghiệm 18 3.2.2.Phương pháp tiến hành 19 3.3.Chỉ tiêu theo dõi 20 3.3.1.Các chỉ tiêu nông học 20 3.3.2.Sâu bệnh 22 3.3.3.Năng suất và các thành phần năng suất 25 3.3.3.1.Các thành phần năng suất 25 3.3.3.2.Năng suất thực tế 26 3.3.4.Phẩm chất hạt 26 3.4.Phương pháp thống kê 28 7 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 4.1.Tình hình chung 29 4.2.Kết quả thảo luận 29 4.2.1. Đặc tính nông học 29 4.2.1.1. Chiều cao cây 29 4.2.1.2. Số chồi 31 4.2.1.3. Góc lá cờ 32 4.2.1.4. Thời gian sinh trưởng 33 4.2.1.5. Đặc tính cổ bông 34 4.2.1.6. Chiều dài bông 35 4.2.1.7. Độ tàn lá 36 4.2.1.8. Đặc tính đổ ngã 36 4.2.1.9. Độ rụng hạt 37 4.2.2. Sâu bệnh 37 4.2.3.Thành phần năng suất và năng suất thực tế 39 4.2.3.1. Số bông trên m2 39 4.2.3.2. Hạt chắc trên bông 40 4.2.3.3. Tỉ lệ hạt chắc 40 4.2.3.4. Trọng lượng 1000 hạt 41 4.2.3.5. Năng suất thực tế 41 4.2.4. Phẩm chất gạo 43 4.2.5. Đánh giá các giống lúa có triển vọng 45 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ CHƯƠNG 8 DANH SÁCH HÌNH TT Tựa hình Trang 1 Sơ đồ tổng quát tiến trình công tác chọn tạo giống lúa trồng. 13 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 15 giống lúa tại trại giống Bình Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 18 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa bảng Trang 1 Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng. 4 2 Danh sách 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 17 3 Tình hình khí tượng thủy văn tại TP Long Xuyên trong thời gian làm thí nghiệm. 29 4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 30 5 Sự biến động số chồi của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 32 6 Sự phân bố góc lá cờ của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 33 7 Thời gian sinh trưởng, chiều dài bông của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 –2005. 34 8 Đặc tính nông học của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 35 9 Phân cấp mức độ đổ ngã của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 36 10 Kết quả thử nghiệm bệnh cháy lá và rầy nâu của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 39 11 Thành phần năng suất và năng suất thực tế của 15 giống thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 42 12 Phẩm chất gạo của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005. 44 9 Chương 1 GIỚI THIỆU Lúa là cây trồng quan trọng cho hơn một nửa số dân trên thế giới và là loại cây cung cấp lương thực quan trọng cho nhất trong bữa ăn hàng ngày của hàng triệu người. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hơn 50% thu nhập quốc dân là do nông nghiệp tạo ra. Trong đó, cây lúa là cây trồng quan trọng và có vai trò chiến lược trong nền kinh tế nước ta. Cây lúa không chỉ giải quyết vấn đề lương thực hàng ngày cho nhân dân mà còn là nguồn xuất khẩu quan trọng thu nhập ngoại tệ, là nền tảng để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. Diện tích trồng lúa của cả nước khoảng 5,6 triệu ha, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 2,3 triệu ha. Thêm vào đó, trồng lúa là một nghề cổ truyền của hơn 80% dân số nước ta. An Giang là một tỉnh trọng điểm sản xuất lúa gạo của khu vực ĐBSCL, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây lúa, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 3.000.000 tấn/năm đứng hàng đầu trong vùng ĐBSCL với các giống lúa cao sản ngắn ngày chất lượng cao chiếm khoảng 90%. Những năm qua, tình hình dân số trên thế giới ngày càng gia tăng nhanh, ngoài việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất cũng như tăng diện tích gieo trồng để làm tăng năng suất và sản lượng lúa, các nhà khoa học trong và ngoài nước không ngừng nghiên cứu để tìm ra những giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng cho toàn xã hội. Mặt khác, do tình hình thâm canh tăng vụ như hiện nay tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, rất có khả năng bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng lúa gạo hàng hóa của Việt Nam cũng chưa thật sự đạt yêu cầu xuất khẩu so với các nước trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan v.v…. Điều này có thể lý giải rằng tại sao giá gạo của Việt Nam thấp hơn giá gạo của Thái Lan từ 30 – 40 USD/tấn. “Sau 10 năm tham gia xuất khẩu gạo, đến nay Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu các loại gạo phẩm cấp thấp, giá trị xuất khẩu không cao. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo của Thái Lan 30 - 40 USD/tấn. Việc chuyển sang sản xuất các loại lúa thơm đang trở thành yêu cầu bức thiết để nâng giá trị xuất khẩu gạo, 1 do diện tích lúa không thể mở rộng thêm, sản lượng gạo xuất khẩu chỉ có thể xoay quanh con số 3,8 - 4 triệu tấn mỗi năm, đọc từ website. sonongnghiep.angiang.gov.vn.”. Chất lượng thóc gạo chưa đạt yêu cầu là do nhiều nguyên nhân, trong đó chất lượng lúa giống và giống lúa là 1 trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tăng năng suất, chất lượng, sản lượng nhằm giúp cho nông dân tăng thêm thu nhập. Vì vậy, việc tìm ra những giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo hướng xuất khẩu là điều rất cần thiết. Đề tài “Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa quốc gia A2 tai trại giống Bình Đức - An Giang vụ Đông Xuân 2004 -2005” nhằm tìm ra những giống có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Sơ lược nguồn gốc, phân loại và sinh trưởng cây lúa 2.1.1. Nguồn gốc Từ xa xưa cây lúa đã hiện diện trong cuộc sống của con người. Gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại cây lúa cũng trải qua một lịch sử tiến hóa phức tạp và lâu dài với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái. Hiểu biết về nguồn gốc cây lúa trồng giúp ta hình dung được quá trình tiến hóa và hiểu được điều kiện môi trường cùng những yêu cầu sinh thái tự nhiên mà cây lúa cần cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển đặc biệt của nó. Về nguồn gốc thì có nhiều tác giả đề cập đến nhưng cho tới nay vẫn chưa có dữ liệu nào chắc chắn và thống nhất, có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rải của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Theo Chowdhury và Ghosh được Nguyễn Ngọc Đệ (1994) trích dẫn thì những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng năm 1000 – 750 trước công nguyên, tức cách nay hơn 2500 năm. Sampath và Kao được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ (1994) thì cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của lúa trồng. 2.1.2. Phân nhóm lúa Tên khoa học của hai loại lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. tiêu biểu cho nhóm lúa trồng ở châu Á có tổ tiên trực tiếp là Oryza nivara, một loại lúa hoang hằng niên và Oryza glaberrima Steud. cũng tiến hóa từ một lúa hoang hằng niên khác. Hiện nay, có nhiều cách phân nhóm lúa trồng: Phân nhóm theo vùng địa lý, theo đáp ứng với quang kỳ, phân nhóm theo thời gian sinh trưởng… 1 Bảng 1: Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng (ngày) Nhóm giống Các tỉnh phía namTên gọi Thời gian sinh trưởng Cực ngắn ngày Ao < 90 Ngắn ngày A1 90 – 105 Trung ngày A2 106 – 120 Dài ngày B > 120 (Nguồn: Quy phạm khảo nghiệm giống lúa, 2004) 2.1.3. Sinh trưởng Trong quá trình canh tác, nếu hiểu rõ cấu tạo và đặc tính sinh trưởng của các bộ phận cây lúa chúng ta mới có thể có những biện pháp kỹ thuật thích hợp, điều khiển sự sinh trưởng của cây lúa trong từng giai đoạn để đạt năng suất cao nhất. Nhìn chung, đời sống của cây lúa bắt đầu từ lúc nẩy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn lúa chín. + Giai đoạn tăng trưởng: bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa phân hoá đòng. Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, biểu hiện bởi sự đâm chồi tích cực, tăng dần chiều cao cây. + Giai đoạn sinh sản: bắt đầu từ lúc làm đòng đến khi trổ hoa. Thời gian của gia đoạn này kéo dài khoảng 27 - 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Giai đoạn này biểu hiện bởi sự vươn dài của các lóng trên cùng làm cho chiều cao cây lúa tăng lên rỏ rệt, giảm số chồi và xuất hiện lá cờ, làm đòng và trổ bông. + Giai đoạn lúa chín: bắt đầu từ lúc trổ hoa đến khi thu hoạch. Giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Giai đoạn này cây lúa có thể trải qua các thời kỳ sau: chín sửa, chín sáp, chín vàng và chín hoàn toàn. 2.2. Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo việc áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng, sản xuất lai tạo giống tốt là biện pháp ít tốn kém mang lại hiệu quả cao nhất so với các biện pháp kỹ thuật khác. Tạo những giống ngắn ngày năng suất cao phẩm chất tốt là vấn đề cấp bách của đất nước hiện nay. Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng công tác lai 1 tạo lúa ngắn ngày năng suất cao kháng sâu bệnh đã nâng cao năng suất đáng kể trên một số diện tích trồng lúa ở nước ta. Sự đóng góp của giống mới đã làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Theo kết quả thí nghiệm của I. Shizuka (1969) được trích dẫn bởi Lê Minh Tuệ (1988) cho thấy rằng: các giống lúa mới sản lượng đã tăng 50 – 60 % so với các giống cổ truyền. Chandra Mohan (1984) được Lê Minh Tuệ (1988) trích dẫn thì cho rằng giống là yếu tố then chốt cho năng suất cao nhưng năng suất cao chỉ đạt khi nào giống có tiềm năng năng suất cao. Giống là sản phẩm của sức lao động của con người là tư liệu sản xuất và là một trong những yếu tố quyết định trong việc tăng năng suất, không có giống chúng ta sẽ không sản xuất ra được nông phẩm. Cuộc cách mạng xanh trong vùng nhiệt đới đã được đánh dấu bằng những giống lúa năng suất cao. Trong những năm đầu của thập niên 1960 chỉ có ít chuyên gia chú ý tới việc chọn giống, nhưng sự ra đời của các giống lúa cải tiến đã thay đổi tình thế đó. Ngày nay khắp vùng nhiệt đới ngày càng có nhiều nhà chọn giống trẻ tuổi tham gia vào công việc làm ra giống lúa mới. Trong sản xuất nông nghiệp các điều kiện tự nhiên cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây trồng nhất là tình hình sâu bệnh, vì vậy vấn đề tạo ra giống mới thích nghi với điều kiện tự nhiên ở địa phương, kháng được một số sâu bệnh phổ biến và có phẩm chất tốt thì rất cần thiết để đảm bảo năng suất đáp ứng nhu cầu lương thực của nhân dân trong nước và trên thế giới. Giống là sản phẩm sức lao động sáng tạo của con người và là một trong những phương tiện tư liệu sản xuất của nông nghiệp rất quan trọng. Ngay từ ngàn xưa, qua thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông dân Việt Nam cũng đã đánh giá cao về vai trò của giống. Điều đó đã được cô đọng bằng những câu ca dao, tục ngữ như: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, hoặc “cố công không bằng tốt giống” v.v… Ngày nay, với phong trào thâm canh tăng năng suất lúa, bằng biện pháp áp dụng giống mới đưa vào trong sản xuất đã là gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, giúp ta tăng 1 được nhiều vụ lúa trong năm, giống mới chống chịu được những điều kiện bất lợi của môi trường như: chịu phèn, chịu mặn, chịu hạn, ngập úng v.v… tạo ra khả năng cơ giới hoá trong gieo trồng và thu hoạch. Theo Gulinep- Gujop (1965) được Nguyễn Đức Mẫn (1991) trích dẫn thì “Năng suất ngũ cốc trên thế giới có tăng hơn 40% là do việc chọn lọc, lai tạo và cải thiện giống”. Vì vậy, giống là phương tiện để tăng năng suất, chúng ta muốn tăng năng suất không có con đường nào khác bằng con đường làm cách mạng giống tích cực. Đây là một biện pháp dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản suất nông nghiệp. Ngoài ra, giống ngắn ngày phải có khả năng quang hợp cao và sử dụng tốt điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là sử dụng nguồn phân khoáng cao. 2.3.Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới và Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.3.1. Công tác nghiên cứu lúa trên thế giới Các điều kiện sinh thái vùng nam và đông nam Châu Á đã sản sinh ra những giống lúa thuộc loại hình INDICA thường có tiềm năng năng suất thấp, phản ứng không tốt với đạm, đẻ nhánh mạnh, vươn cao nhanh, đổ sớm. Còn giống lúa thuộc loại hình JAPONICA có lá ngắn, hẹp, thẳng và xanh, dày thân ngắn và cứng, phản ứng với lượng đạm tăng lên và làm tăng năng suất. Năm 1962 các nhà chọn giống ở IRRI đã lai tạo giống DEO – GEO – WOO – GEN và giống PETA. Giống PETA có đặc tính cho cây đẻ nhánh nhiều, có nguồn gốc Indonesia và được trồng phổ biến ở Philippin. Đến năm 1966, giống IR8 đã chọn từ cặp lai này và đã được đưa ra trồng trong sản xuất. Giống IR8, có lá thẳng, đẻ nhánh cao, không mẫn cảm với quang kỳ, thân cao khoảng 100cm và cứng cây. Giống IR8 phản ứng với đạm cao và cho năng suất khoảng 6 tấn/ha trong mùa mưa và 9 tấn/ha trong mùa khô. Giống IR8 được coi là giống lúa INDICA có năng suất cao đầu tiên thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Do yêu cầu về giống lúa thâm canh, đòi hỏi khá cao về chế độ dinh dưỡng, khó thích nghi với hoàn cảnh sản xuất quảng canh, kèm theo đó cơ sở vật chất nghèo nàn, thủy lợi không chủ động, phân bón thiếu thốn, phòng trừ sâu bệnh không hiệu quả cho nên năng suất các giông lúa mới giảm dần. Từ 1 năm 1970 – 1973 do bênh đạo ôn, bệnh Tungro cùng với phẩm chất xấu của gạo đã buột phải loại dần IR8. Cũng từ năm 1970 – 1973 do dịch rầy nâu phát triển mạnh, các nhà chọn giống đã lai tạo, chọn ra những giống kháng lại rầy nâu như giống IR26, IR34, IR36, v.v… Do tình hình trên từ năm 1970 đến nay các nhà lai tạo giống ở IRRI ngoài mục tiêu chọn giống cho năng suất cao, ngắn ngày chống đổ ngã cũng chú trọng đến các mục tiêu khác như khả năng thích nghi rộng rãi với điều kiện bất lợi của môi trường và có khả năng kháng một số loại sâu bệnh. 2.3.2. Công tác nghiên cứu lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Trồng lúa là một nghiề cổ truyền của hơn 80% dân số Việt Nam. Qua nhiều năm trồng lúa, nông dân ĐBSCL đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng lúa và chọn nhiều giống lúa rất phong phú. Bà con nông dân đã chọn giống lúa thích hợp với điều kiện sinh thái nơi mình trồng lúa như vùng phèn có giống Cà Dung, vùng ngập sâu có Nàng Tây, Trường Hưng, v.v…. Năm 1986 du nhập các giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, không quang cảm như IR5, IR8, IR30, v.v…. từ đó đến nay công tác nghiên cứu giống lúa ở ĐBSCL đã phát triển mạnh mẻ ở các trung tâm nghiên cứu, các viện, các trường và ngay cả các nông dân tiên tiến. * Sơ lược một số giống lúa đã được trồng và phổ biến hiện nay. + OMCS 2000 Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, chiều cao từ 90 – 100cm. Rầy nâu hơi nhiễm, đạo ôn nhiễm. Năng suất: vụ Đông Xuân 6 – 8 tấn/ha, vụ Hè Thu 4 – 5 tấn/ha. Đặc tính: bông to, chịu phèn nhẹ, ít đổ ngã. Phẩm chất gạo: gạo trong, ít bạc bụng. + OM2517 Thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, chiều cao biến động từ 90 – 95cm. Rầy nâu nhiễm trung bình, đạo ôn hơi nhiễm. Năng suất: vụ Đông Xuân 6 – 8 tấn/ha, vụ Hè Thu 4 – 6 tấn/ha. Đặc tính: thấp cây, nẩy chồi khá, nhiễm bệnh lúa von, ít đổ ngã. 1 Phẩm chất gạo: gạo dài, trong, ít bạc bụng. + JASMINE Thời gian sinh trưởng biến động từ 95 – 105 ngày, chiều cao đạt từ 95 – 100cm. Rầy nâu và đạo ôn: nhiễm. Năng suất: vụ Đông Xuân 6 – 8 tấn/ha, vụ Hè Thu 4 – 5 tấn/ha. Đặc tính: lá cờ đứng, nở bụi tốt, nhiễm bênh cháy lá, lúa von, thích hợp vụ Đông Xuân, ít đổ ngã. Phẩm chất gạo: gạo trong, htơm, dẻo. + OM2514 Thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 ngày, chiều cao đạt được từ 95 – 100cm. Rầy nâu nhiểm trung bình, đạo ôn hơi nhiễm. Năng suất: vụ Đông Xuân 6 – 8 tấn/ha, vụ Hè Thu 4 – 6 tấn/ha. Đặc tính: bông to đùm, lá cờ đứng, dạng hình đẹp, đổ ngã ít. Phẩm chất gạo: gạo dài, trong. Ngoài ra, còn một số giống có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt đang được trại giống Bình Đức – An Giang giới thiệu và bán cho nông dân sản xuất như: VND95-20, VĐ20 (thơm nút), OM4088, L274, IR64, v.v… 2.4. Yêu cầu cơ bản của giống lúa tốt Ngày nay, nền nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp là một vấn đề quan trọng và cần phải xúc tiến. Do đó cùng với việc lai tạo, chọn lựa những giống mới, tốt để đưa vào sản xuất đại trà, đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu về giống phải chú ý tiếp tục bình chọn, xác định giống lúa tốt thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng địa phương. Muốn đánh giá một giống lúa tốt hoặc xấu dựa vào những tiêu chuẩn cơ bản nhất định: * Giống tốt phải có năng suất cao và ổn định Năng suất bao giờ cũng là kết quả tổng hợp của quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Năng suất của một giống cao hoặc thấp sẽ quyết định giống đó xấu hoặc tốt. Đối với lúa năng suất trên một đơn vị diện tích quyết 1 định bởi số cây và năng suất từng cây. Số cây trên một đơn vị diện tích ta có thể điều khiển bằng cách cấy dày hoặc thưa, còn năng suất từng cây do đặc điểm giống qui định. Ngoài ra tính ổn định về năng suất là một tiêu chuẩn quan trọng đối với giống trong sản xuất. Nó đảm bảo cho sản lượng nông sản thu hoạch hàng năm không bị biến động lớn, nhất là không bị giảm sút nhiều khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi không thuận lợi. * Giống phải thích hợp với những điều kiện canh tác cao như Chống chịu được điều kiện bất lợi của môi trường, kháng được một số sâu bệnh quan trọng, chống đổ ngã, phản ứng tốt với phân bón, nước tưới, v.v… * Do nhu cầu về tiêu thụ sản xuất và xuất khẩu đòi hỏi giống tốt Phải có phẩm chất tốt như sau: gạo trắng trong, tỉ lệ hạt nguyên cao, thơm ngon, v.v… Muốn xác định giống tốt còn phải dựa vào đặc điểm của thời vụ, kỹ thuật canh tác và mức đầu tư của từng địa phương để có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, sản xuất giống nhiều để phục vụ cho sản xuất trên một diện tích rộng lớn hơn. Việc đánh giá giống tốt cần phải kết hợp với những đặc tính cứng cây, không bị ngã, ít rụng hạt … để dễ dàng trong khâu thu hoạch bằng cơ giới. 2.5. Kiểu hình cây lúa năng suất cao Cây lúa của thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay là một thành quả lao động của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều ngành chuyên môn và nhiều nông dân tiến bộ đã chọn lựa. Để cây lúa sống và tăng trưởng cho năng suất theo ý muốn của con người, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu đã căn cứ vào đặc tính hình thể, kiểu cây lúa, đặc tính chống chịu sâu bệnh và khả năng thích nghi với điều kiện canh tác để tìm ra một giống lúa mới có kiểu hình thích hợp cho năng suất cao trên đồng ruộng. Quan điểm của một số tác giả về kiểu hình cây lúa lý tưởng cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt đới là: 1 Theo Matsushima (1976) do Nguyễn Đức Mẫn (1991) trích dẫn mô tả cây lúa năng suất cao có 6 đặc điểm nổi bật sau: * Có tổng hạt cần thiết và vừa đủ trên đơn vị diện tích. Muốn có năng suất 9 tấn/ha, cây lúa phải có tổng số hạt chắc cao và ít hạt lép. Với 1 giống có trọng lượng 1.000 hạt là 23 gram, tổng số hạt cần là 40.000 hạt/m2 . Số hạt lép không vượt quá 10 – 20%. Nói cách khác, trong điều kiện lúa cấy, cây lúa phải đẻ nhánh nhiều . * Thân thấp có nhiều bông nhưng bông ngắn. Cây lúa lý tưởng phải thấp giàn (tức là 3 lóng dưới ngắn lại) để tránh đổ ngã. Các kết quả nghiên cứu cho biết: nếu tăng số hạt/m2 bằng nhau, thì những cây có số hạt trên bông ít hơn thường là có tỉ lệ hạt chắc cao hơn. Do đó, ruộng lúa cao sản cần có nhiều bông mà yếu tố hạt trên bông càng ít thì tỉ lệ hạt chắc càng cao * Hai hoặc 3 lá trên cùng phải ngắn, dày và thẳng đứng. Những cây lúa có cùng diện tích lá nhưng cây nào có nhiều lá ngắn hơn sẽ có khả năng đồng hoá Cacbon cao hơn. Lá lúa có thể quang hợp được cả hai mặt và lá càng dày càng có khả năng đồng hoá cacbon cao hơn. Góc lá thẳng, nhất là 3 lá trên cùng có thể tận dụng được ánh sáng khuyếch tán, sự đồng hoá Cacbon cao hơn. Mặc khác, chiều dài của 3 lá trên cùng, nhất là lá cờ có tương quan nghịch với tỉ lệ hạt chắc. Ruộng lúa xum xuê quá, tổng chiều dài 2 hoặc 3 lá trên cùng lớn thì tỉ lệ hạt chắc càng giảm. * Giữ màu xanh sau khi trổ. Đối với lúa khoảng 2/3 lượng tinh bột tạo thành năng suất sau này là do sự đồng hóa Cacbon cao sau khi trổ. Tuy nhiên, đối với các giống lúa cao sản, tác giả nhận thấy khoảng 90% năng suất lúa do sự quang hợp của cây lúa sau thời kỳ trổ gié. Như vậy, chúng ta cần tạo cho cây lúa khỏe, tăng hoạt động của rễ, tăng lượng đạm trong phiến lá, giữ cho lá luôn xanh không bị phai màu sau khi trổ bông đến lúc lúa bắt đầu chín vàng. * Giữ càng nhiều lá xanh trên bông càng tốt. Trong giai đoạn từ khi trổ bông đến lúc lúa chín, lá xanh tươi biểu hiện tình trạng khỏe mạnh của bộ rễ cũng như của toàn cây lúa. 1 * Trổ vào lúc có thời tiết tốt suốt 40 ngày từ 15 ngày trước khi trổ đến 25 ngày sau khi trổ gié. Vì 90% năng suất tạo thành do quang hợp sau khi trổ nên lượng bức xạ mặt trời có ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn này. Nếu lượng ánh sáng không đủ vào giai đoạn giãm nhiễm thì số lượng hạt cũng như trọng lượng hạt giảm dẫn đến năng suất thấp. Do đó, chúng ta phải xác định thời vụ thích hợp để lúa trổ vào lúc có nắng tốt, không mưa. Theo Võ Tòng Xuân (1986). Ngoài những đặc tính ngắn ngày, không quang cảm, có bộ lá thẳng (nhất là lá cờ) để ánh sáng dọi vào 2 mặt lá, lá có màu xanh đậm v.v... Cây lúa năng suất cao phải: Có ít nhất 3 lá còn xanh khi trổ và giữ màu xanh cho tới khi hạt chín đều. Chiều cao trung bình 80 –110 cm, lóng ngắn, cứng rạ, bẹ ôm sát thân, chống đổ ngã. Chống sâu bệnh nhất là rầy nâu. Hạt có trọng lượng cao, dạng hạt dài, gạo trắng, phẩm chất ngon. 2.6. Tiến trình chọn tạo giống lúa 2.6.1. Chọn vật liệu ban đầu Điều tra, sưu tập đánh giá các nguồn gien để làm nguồn vật liệu ban đầu. 2.6.2. Lai tạo và chọn lọc Tùy mục đích đề ra, sử dụng các phương pháp lai và chọn lọc phù hợp. Chọn lọc theo phương pháp cổ truyền, quá trình chọn lọc có thể kéo dài từ 5-7 vụ. 2.6.3. Thí nghiệm quan sát sơ khởi Dùng 100-200 giống/dòng tốt được chọn từ các tổ hợp lai để trắc nghiệm sơ khởi. Các giống/dòng được cấy từ 4-6 hàng, mỗi hàng 5m, không lặp lại, cứ 10-20 giống cấy 1 giống đối chứng là giống tốt phổ biến ở vùng đó. Sau đó tuyển chọn 30-50 giống/dòng có năng suất cao hơn giống đối chứng để trắc nghiệm hậu kỳ. 2 2.6.4. Trắc nghiệm hậu kỳ Chọn 30-50 giống /dòng triển vọng nhất ở thí nghiệm quan sát sơ khởi đưa vào trắc nghiệm hậu kỳ với diện tích lô thí nghiệm lớn hơn (5-10m2) để tăng độ chính xác với 3-4 lần lặp lại. Từ kết quả trắc nghiệm hậu kỳ chọn ra từ 10-20 giống /dòng tốt nhất đưa vào so sánh chọn giống ở diện tích rộng lớn. 2.6.5. So sánh năng suất Các giống/dòng lúa có nhiều triển vọng nhất chọn được ở lô thí nghiệm trắc nghiệm hậu kỳ, được đưa vào thí nghiệm so sánh năng suất tại nhiều điều bàn khác nhau. Qua nhiều vụ sẽ chọn một số giống nổi bật nhất đưa ra khu vực hóa và sản xuất trên diện tích rộng. 2.6.6. Thử nghiệm khu vực hoá Các giống nổi bật ở từng khu vực sẽ được chọn và tiếp tục thử nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau với bộ 10-20 giống/dòng. 2.6.7. Sản xuất thử Kế thừa kết quả thử nghiệm khu vực hoá, chọn được 2-3 giống/dòng tốt nhất để sản xuất thử, đồng thời tiếp tục theo dõi tính thích nghi và chống chịu của giống. Các giống tốt sẽ được phổ biến trồng đại trà. 2 Hình 1:Sơ đồ tổng quát tiến trình công tác chọn tạo giống lúa trồng (nguồn: Nguyễn Ngọc Đệ, 1994) 2 Điều Tra, Sưu Tập Bảo Quản Đánh Giá So Sánh Năng Suất Thử Nghiệm Khu Vực Hoá LÚA HOANG LÚA ĐỊA PHƯƠNG Sản Xuất Thử Ngân Hàng Giống Lúa NHẬP NỘI LAI TẠO CHỌN LỌC Trắc Nghiệm Hậu Kỳ Quan Sát Sơ Khởi Sản Xuất Đại Trà 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và các biện pháp gia tăng năng suất 2.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 2.7.1.1. Số hạt trên bông Thời kỳ quyết định số hạt trên bông theo Đinh Văn Lữ chủ yếu là thời kỳ bắt đầu phân hoá đồng đến cuối thời kỳ giảm nhiễm, vào thời gian trước trổ 5 ngày không ảnh hưởng. Theo Tôn Thất Trình (1968) được trích dẫn bởi Lê Minh Tuệ (1988) thì cho rằng nhiệt độ thấp ở giai đoạn tượng gié thì tổng số hạt sẽ bớt đi vì thoái hoá, sự gia giảm sẽ rõ rệt hơn nữa nếu nhiệt độ thấp đúng thời gian phân bào giảm nhiễm và ở giai đoạn cây bị thiếu nước tổng số hạt giảm một cách rõ rệt. 2.7.1.2. Số bông trên m2 Theo kết quả nghiên cứu của Ân Thanh Chương (Trung Quốc) được Lê Minh Tuệ (1988) trích dẫn thì cho thấy rằng mật độ cây thưa ánh sáng đủ, dinh dưỡng nhiều thì lúa đẻ mạnh cuối cùng thì đạt số bông nhất định / đơn vị diện tích. Mật độ cây dày lúa ít đẻ nhánh, cuối cùng đạt số bông nhất định / đơn vị diện tích. Theo Matsushima được trích dẫn bởi Nguyễn Đức Mẫn (1991) thì lúc 10 ngày sau giai đoạn đâm chồi tối đa nếu thấy các chồi có 4 lá xanh thì chồi này chắc chắn có gié. Phần lớn các chồi có dưới 3 lá xanh đều không có gié. Biện pháp chủ yếu để tăng số bông là: Bảo đảm mạ tốt, cấy đúng tuổi mạ, đúng khoản cách thích hợp cho từng giống, cấy cạn để lúa nở bụi khỏe. Bón lót và thúc đầy đủ. Làm cỏ, sục bùn kịp thời, giữ nước vừa phải và liên tục để điều hòa nhiệt độ và khống chế cỏ dại (Nguyễn Ngọc Đệ, 1994). 2.7.1.3. Phần trăm hạt chắc Theo Tôn Thất Trình (1968) được trích dẫn bởi Lê Minh Tuệ (1988) thì muốn gia tăng hạt chín ở gié nên: Gieo mạ và cấy cho giai đoạn lúa chín vào tháng có nhiều ánh sáng nhất, tạo điều kiện cho lúa quang tổng hợp lớn khi lúa tượng gié. 2 Không nên để số hạt trên gié quá nhiều. Bón phân vớt đồng nhưng phải bón lúc lúa trổ đầy đồng. Ngăn ngừa lúa đổ ngã. Làm phiến lá nhất là 3 lá trên cùng ngắn lại để tăng khả năng thu nhận ánh sáng của đám lúa bằng cách ngăn cản cây lúa hấp thu đạm vào thời gian chỉ số lá là 70 – 94. Đinh Văn Lữ thì cho rằng từ lúc bắt đầu phân hoá đồng (32 ngày trước trổ ) đến 20 ngày – 25 ngày sau trổ đều có ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc. 2.7.1.4. Trọng lượng 1000 hạt Theo Đinh Văn Lữ, biện pháp gia tăng trọng lượng 1000 hạt là: Tăng độ to nhỏ của vỏ trấu. Xúc tiến quá trình tích lũy phôi nhủ. Thời kỳ ảnh hưởng đến 1000 hạt rõ rệt nhất là trước và sau thời kỳ giảm nhiễm và vào chắc ( Đinh Văn Lữ ). Trọng lượng 1000 hạt ít thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác mà nó được qui định bởi đặc tính giống (Bùi Huy Đáp, 1980). 2.7.2. Biện pháp gia tăng năng suất lúa Bên cạnh giống tốt thì kỹ thuật canh tác cũng làm tăng năng suất và phẩm chất lúa gạo.Theo Sirosita (1963) và Torari (1966) được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ (1994) thì cho rằng kỹ thuật không bao giờ đạt kết quả tốt, tuy nhiên có thể phối hợp các yếu tố này để đạt được năng suất cao Chọn giống kháng đổ ngã, mật độ cây thích hợp và bảo vệ thực vật đúng, khoảng cách cây hợp lý sẽ đảm bảo diện tích lá lớn cho quang hợp của cây được tối đa tạo được nhiều bông đáp ứng được cho các nhu cầu cho các yếu tố năng suất của lúa năng suất cao. Cày sâu, cải tạo đất, phơi đất diệt sâu bệnh và làm đất được thoáng phải kết hợp với bón phân mới đạt được hiệu quả cao. Tưới nước hợp lí và tiêu nước hợp lí. Tưới tiêu xen kẻ, tiêu nước phơi đất sau đó cho nước vào ruộng. 2 2.8. Tình hình canh tác lúa ở An Giang 2.8.1. Tình hình chung An Giang nằm ở vĩ độ thấp nên nhận được khá nhiều lượng bức xạ mặt trời trong suốt năm, nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối cao và ổn định từ 25 – 28oc. Tổng nhiệt trong năm khoảng 10000oc so với nhiệt cây lúa là 2.500 – 3.000oc. An Giang có sông Tiền và sông Hậu chảy qua với tổng lượng nước là 500 tỷ m3/năm, trong đó sông Tiền chiếm 84%. Nông dân An Giang trải qua nhiều năm trồng lúa, nên đã dần dần tích luỹ được một số kinh nghiệm trồng lúa cao sản, do đó sản lượng thu hoạch hàng năm cao 1.413.885 tấn (vụ đông xuân), 953.000 tấn (vụ hè thu), 297.573 tấn (vụ thu đông). Với diện tích canh tác vụ Đông Xuân là 220.489 ha, vụ Hè Thu 212.097 ha và vụ Thu Đông là 62.998 ha (niên giám thống kê năm 2003). 2.8.2. Kỹ thuật canh tác Chuẩn bị đất: đất cày 15 – 20 ngày trước khi cấy hoặc sạ và trước khi sạ (cấy) bừa 2 – 3 lần. Chuẩn bị giống: hạt giống được đem phơi nắng, loại bỏ hạt lép. Đối với lúa sạ được ngâm 24 giờ, ủ 24 – 36 giờ rồi đem sạ trên ruộng đã làm đất xong, mật độ sạ 150 – 200 kg/ha. Lúa cấy thường làm mạ ướt, tuổi mạ cấy 20 – 30 ngày, cấy 3 – 5 tép/bụi. Đa số nông dân An Giang áp dụng biện pháp sạ là chủ yếu để ít tốn công lao động. Phân bón: thường bón các loại phân URE, DAP, NPK, KALI v.v… bón phân cơ bản chia làm 3 lần. + Bón lần 1: 10 – 15 ngày sau khi sạ. + Bón lần 2: 30 – 35 ngày sau khi sạ. + Bón lần 3: khoảng 45 ngày sau khi sạ. Chăm sóc: thường chủ động được nước, cho nước vào sau khi sạ 6 – 7 ngày hoặc 3 – 4 ngày sau khi cấy. Bảo vệ thực vật được tiến hành tốt, sâu bệnh thường gặp là sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bù lạch, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn v.v… 2 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1.Phương tiện thí nghiệm 3.1.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Sản Xuất Giống Cây Trồng, thuộc phường Bình Đức TP. Long xuyên An Giang vụ đông xuân 2004 – 2005. - Thời gian tiến hành thí nghiệm: từ ngày 22/11/2004 đến 30/3/2005. Bảng 2: Danh sách 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức An Giang vụ đông xuân 2004 - 2005 TT GIỐNG TÊN GIỐNG NGUỒN GỐC 1 OM2492 OM850 / IR64 2 OM2490 OM723 – 11 / IR50404 3 OM3539 OM1490 / OM1643 4 OM2280 IR64 / OM43 – 26 5 OM3566 IR841 đột biến 6 OM2495 OM850 / IR59606 7 OM3241 OM1706 / Khao 26 (ĐB) 8 TX93 Tám xoan đột biến 9 OM2008 Nếp hoa vàng / NN6A 10 OM3837 OM2507 / 0M997 11 MTL385 L274-4-17-4-2-2-1-1 12 MTL389 L264-1-3-1-1 13 MTL364 L262-2-6-1-1 14 MTL352 L263-2-5-2-2-1 15 IR64 IRRI 3.1.2.Vật liệu thí nghiệm - Giống: bộ giống khảo nghiệm gồm 15 giống, mỗi giống 100g nhận từ phòng khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Quốc Gia phía nam, danh sách giống được trình bày ở bảng 1. - Đất đai: lô đất được trung tâm dùng làm thí nghiệm lúa 2 vụ trong năm. Diện tích đất thí nghiệm là 600m2 - Phân bón: phân được bón theo công thức 90 – 60 – 60 như vậy lượng phân cần bón cho thí nghiệm là 5,4kgUre, 3,6kg DAP, 3,6kg Kcl. - Thuốc trừ sâu bệnh: Tilt, Fuan, Padan, Peran, Sofic, Actara - Các vật liệu khác: máy vi tính, thước đo, sổ ghi số liệu, bao bì đựng mẫu, cọc tre,… 2 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1.Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Gồm có 15 giống tương ứng với 15 nghiệm thức, 3 lần lập lại, tổng cộng có 45 lô, Rep I Rep II Rep III 1 9 15 2 4 9 3 7 13 4 11 10 5 5 4 6 10 3 7 12 14 8 14 8 9 1 6 10 15 12 11 2 1 12 8 5 13 3 11 14 13 2 15 6 7 Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 15 giống lúa tại trại giống Bình Đức An Giang vụ đông xuân 2004 – 2005 kích thước mỗi lô là 1,5m x 6m = 9m2 và tổng diện tích khu thí ngiệm là 600 m2. Các giống thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ trên. 3.2.2. Phương pháp tiến hành 3.2.2.1. Làm mạ Mạ thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp mạ khô. Mỗi giống được gieo trên từng lô nhỏ riêng biệt, diện tích mỗi lô là 1m x 1,3m = 1,3m2. Khoảng cách giữa các giống là 25 cm. Hạt giống khi gieo xong được phủ 1 lớp tro trấu để giữ ẩm và phòng ngừa sự phá hoại của chuột, chim…, 10 ngày đầu tưới nước 2 lần trong ngày sau đó mỗi ngày tưới một lần. Khi mạ được 2 10 ngày tuổi thì tiến hành bón phân (URE, DAP) với lượng phân là 15kg URE + 8kg DAP trên 1000m2 tương đương với 19g URE và 10g DAP trên mỗi lô (ngâm tưới) để thúc cây mạ phát triển. 3.2.2.2. Chuẩn bị cấy - Chuẩn bị đất: Trước khi cấy, ruộng được dọn sạch cỏ, trục trạc san bằng mặt ruộng, đắp bờ bao, bón lót, phân lô thí nghiệm. - Cấy: Tiến hành cấy khi mạ được 18 ngày tuổi (tính từ ngày gieo), với khoảng cách 15cm x 15cm. Mạ được nhổ vào buổi chiều hôm trước mỗi giống chia làm 3 bó có mang kí hiệu. Trước khi cấy bỏ mạ vào đúng vị trí lô thí nghiệm theo sơ đồ bố trí. Cấy theo dây có chia mật độ là 15 x 15cm, cấy mỗi bụi 1 tép, mạ dư được gom về cuối lô để dùng cho việc cấy dặm sau này. Sau khi cấy phun thuốc để ngừa ốc bươu vàng. 3.2.2.3. Bón phân Bón phân: cơ bản chia làm 4 lần bón theo công thức: 90 – 60 – 60 với các loại phân URE, DAP, KCL. Bón lót:1 ngày trước khi cấy bón 1/4 lượng URE và 1/2 lượng KCL, tương đương với 1,4kg URE, 1,8kg KCL. Bón thúc lần 1: bón 1/4 lượng URE và 1/2 lượng DAP vào lúc 7 ngày sau khi cấy. Bón thúc lần 2: bón 1/4 lượng URE và 1/2 lượng DAP còn lại vào lúc18 ngày sau khi cấy. Bón thúc lần 3: bón 1/4 lượng URE và 1/2 lượng KCL còn lại vào lúc 30 ngày sau khi cấy. 3.2.2.4. Chăm sóc Dặm lại những bụi chết sau khi cấy 4 – 5 ngày. Làm cỏ: làm bằng tay vào lúc lúa được 15 ngày và 30 ngày sau khi cấy và tiếp tục làm nhiều lần nữa nếu thấy cỏ xuất hiện. Thu hoạch khi lúa có 85% số hạt chín/bông. 2 3.3. Chỉ tiêu theo dõi 3.3.1. Các chỉ tiêu nông học 3.3.1.1. Chiều cao cây Đo lần đầu lúc 10 ngày sau khi cấy và sau đó định kỳ 10 ngày đo một lần. Ở mỗi lô chọn ngẫu nhiên 3 điểm, mỗi điểm 4 bụi (bỏ các hàng bìa). Tại mỗi điểm chọn cố định một bụi đo từ mặt đất đến chóp lá, khi lúa trổ thì đo đến chóp bông. Chiều cao cây được tính theo công thức sau: Chiều cao cây = chiều cao 3 bụi / 3. 3.3.1.2. Số chồi Được ghi nhận 10 ngày một lần và lần đầu lúc 10 ngày sau khi cấy. Tiến hành đếm số chồi tại 3 điểm trên mỗi lô, mỗi điểm 4 bụi và chỉ công nhận 1 chồi khi có 3 lá hoàn toàn. Số chồi mỗi bụi được tính theo công thức sau: Số chồi / bụi = tổng số chồi 12 bụi / 12. Khả năng nẩy chồi: Ghi nhận ở giai đoạn chồi tối đa ( 20 – 30 NSC ) và được đánh giá như sau: Cấp Mức độ 1 Rất tốt trên 25 chồi / bụi 3 Tốt 20 – 25 chồi / bụi 5 Trung bình 10 – 19 chồi / bụi 7 Kém 5 – 9 chồi / bụi 9 Rất yếu dưới 5 chồi / bụi 3.3.1.3. Góc lá cờ Góc lá cờ là góc hợp bởi lá cờ và trục bông lúa, được ghi nhận lúc lúa trổ đến vào chắc và được đánh giá theo các cấp như sau: Cấp Góc lá cờ Mức độ 1 Rất thẳng Dưới 150 3 Hơi thẳng 15 - 300 5 Hơi xòe 30 - 450 7 Xòe 45 – 600 9 Bẹt Trên 600 3.3.1.4. Độ hở cổ bông Độ hở cổ bông là khoảng cách từ cổ bông đến cổ lá cờ. ghi nhận vào giai đoạn chín và được đánh giá như sau: 2 Kín: cổ bông nằm trong cổ lá cờ. Trung bình: cổ bông nằm ngoài cổ lá cờ và có khoảng cách từ 0 – 5cm. Hở: cổ bông nằm ngoài cổ lá cờ và có khoảng cách trên 5cm. 3.3.1.5. Độ rụng hạt Đánh giá vào giai đoạn chín. Khi thu hoạch dùng tay tuốt nhẹ bông lúa, sau đó tính độ rụng hạt dựa vào phần trăm hạt rụng theo các cấp đánh giá như sau: Cấp Mức độ 1 Dai (dưới 1%) 3 Hơi dai (1 – 5% ) 5 Trung bình (6 – 25 %) 7 Hơi rụng (25 – 50 %) 9 Dễ rụng (trên 50%) 3.3.1.6. Chiều dài bông Chọn ngẫu nhiên 10 bông rồi đo từ cổ bông đến chóp bông, lấy trung bình. Đơn vị tính là cm. 3.3.1.7. Độ tàn lá Ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, quan sát sự chuyển màu của lá và đánh giá theo các cấp sau: Cấp Mức độ Sự biến đổi của lá 1 Muộn và chậm Lá giữ màu xanh tự nhiên 5 Trung bình Các lá trên biến vàng 9 Sớm và nhanh Tất cả các lá biến vàng hoặc chết 3.3.1.8. Đặc tính đổ ngã Được ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, cấp đánh giá dựa vào phần trăm cây bị đổ ngã. Cấp Mức độ (% cây bị đổ ngã) 1 Không đổ ngã 3 Hầu hết không đổ ngã 5 Hơi ngã (25 – 50 %) 3 7 Hầu hết ngã (50 – 70 %) 9 Tất cả đều ngã (trên 70%) 3.3.1.9. Thời gian sinh trưởng Ghi nhận ngày nẩy mầm, ngày cấy, ngày trổ 5%, 50%, 80% và ngày lúa chín 80%. Thời gian sinh trưởng được tính từ lúc lúa nẩy mầm đến lúc lúa chín 80%. 3.3.2. Sâu bệnh * Rầy nâu (Nilaparvata lugens) Ghi nhận sự xuất hiện của rầy nâu vào 3 giai đoạn và đánh giá rầy ngoài đồng ruộng cần phải có mật số rầy như sau: 10 con / bụi, ở giai đoạn 15 NSC. 25 con / bụi, ở giai đoạn 30 – 40 NSC. 100 con / bụi, ở giai đoạn phơi màu. Thiệt hại do rầy nâu được đánh giá theo các cấp sau: Cấp 0: không thiệt hại. Cấp 1: vài cây hơi vàng. Cấp 3: lá bị vàng một phần nhưng không bị cháy rầy. Cấp 5:lá bị vàng thật sự, một số cây bị lùn hoặc héo từ 10 – 25 % cây bị cháy rầy, cây còn lại rất lùn. Cấp 7: hơn 1/2 số cây bị héo và cháy rầy, số còn lại rất lùn. Cấp 9: tất cả các cây đều chết. + Rầy nâu được thí nghiệm trong nhà lưới bằng cách sử dụng khay mạ rầy nâu 40x50x10cm để gieo mỗi giống thành 1 hàng 10cm, 3 lần lặp lại, xen lẫn với các giống chuẩn nhiễm và chuẩn kháng. Thả 6-8 rầy nâu non tuổi 2-3 trên 1 cây mạ vào lúc 7 ngày sau khi gieo. Ghi nhận cấp hại theo tiêu chuẩn 0-9 cấp của IRRI khi giống chuẩn nhiễm TN1 bị cháy rụi. Đánh giá theo các cấp: Cấp Mức độ 0 Cây phát triển bình thường, không bị hại 1 Cây phát triển bình thường, lá 1 và 2 bị vàng (kháng) 3 10% cây chết, lá 1 và 2 bị vàng nhiều ( hơi kháng) 5 20 đến 50% cây chết, lá 1,2 và 3 bị vàng nặng ( hơi nhiễm) 3 7 Trên 50% cây chết, cây còn lại vàng không phát triển được ( nhiễm) 9 100% cây bị chết * Sâu đục thân Quan sát và ghi nhận từ giai đoạn chồi tối đa đến lúa trổ và chín. Đếm ngẫu nhiên 20 bụi, ghi nhận số chồi bị thiệt hại. Đánh giá chết đọt vào giai đoạn trước trổ và bông bạc từ giai đoạn trổ về sau. Tính phần trăm bị thiệt hại theo công thức: % thiệt hại (chết đọt, bạc bông ) = 100DxB CxA A: số bụi có triệu chứng bị hại. B: số bụi quan sát ngẩu nhiên (20 bụôi). C: tổng số chồi có triệu chứng bị hại. D: tổng số chồi của các bụi có triệu chứng bị hại. Cấp đánh giá % chết đọt % bông bạc 1 1 – 20 1 - 10 3 21 – 40 11 – 25 5 41 – 60 26 – 40 7 61 – 80 41 – 61 9 81 - 100 61 – 100 * Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis) Ghi nhận từ lúc cấy đến chín. Cấp đánh giá dựa vào phần trăm số chồi bị thiệt hại. Cấp Mức độ (%) 0 0 1 1 – 10 3 11 – 20 5 21 – 35 7 36 – 50 9 > 50 Bệnh cháy lá (Pyricularia Oryzae Cav) Ghi nhận từ giai đoạn mạ đến trổ. Đánh giá dựa vào vết bệnh và phần trăm diện tích lá bị thiệt hại. 3 Cấp 0: không thiệt hại. Cấp 1: vết bệnh ánh nâu hình kim châm hoặc lớn hơn, trung tâm sản sinh bào tử chưa xuất hiện. Cấp 3: vết bệnh nhỏ hơi tròn hoặc hơi dài có các vết hoại sinh nơi sinh bào tử, đường kính khoảng 1 – 2 mm với đường viền nâu hoặc vàng rõ rệt. Cấp 5: vết bệnh hẹp hoặc hơi hình elip, rộng 1 – 2 mm với viền nâu. Cấp 7: vết bệnh rộng hình thoi, có viền vàng, nâu hoặc tím. Cấp 9: các vết bệnh nhỏ liên kết nhanh với nhau, có màu ngà, xám hoặc hơi phớt xanh, viền vết bệnh không rõ ràng. + Thí nghiệm bệnh cháy lá được thực hiện trên nương mạ cháy lá, hoàn toàn ngẫu nhiên, không lập lại. Mỗi giống gieo thành hàng dài 50cm cách nhau 10cm xen lẫn các giống chuẩn nhiễm. Bón phân theo công thức 200 – 80 – 00 NPK kg/ha. Đánh giá theo thang điểm 9 cấp của IRRI. Cấp Mức độ 0 Không thấy vết bệnh 1 Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giũa, chưa xuất hiện vùng sinh bào tử 2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài 3 Dạng hình vết bệnh như ở cấp 2 4 Vết bệnh điển hình cho các giống 5 Vết bệnh điển hình chiếm 4 – 10 % diện tích lá 6 Vết bệnh điển hình chiếm 11 – 25% 7 Vết bệnh điển hình chiếm 26 – 50% 8 Vết bệnh điển hình chiếm 51 – 75% 9 Hơn 75%diện tích lá 3.3.3. Các thành phần năng suất và năng suất thực tế 3.3.3.1. Các thành phần năng suất Gặt ngẩu nhiên 3 điểm (bỏ các hàng bìa) mỗi điểm 4 bụi, sau đó tiến hành các bước sau: Chọn ngẫu nhiên 10 bông, đo chiều dài bông (cm), đếm số hạt chắc và hạt lép trên bông. Đếm tổng số chồi 12 bụi (P). 3 Tách chắc, lép. Cân hạt chắc của 12 bụi (W). Đếm 1000 hạt và đem cân trọng lượng (w). Đếm tổng hạt lép 12 bụi (U). Ngay sau khi cân các trọng lượng đều phải đo ẩm độ ngay và qui ra ẩm độ chuẩn theo công thức: W14% = W(100 – Ho)/86. W: là trọng lượng mẫu lúa cân. Ho: ẩm độ mẫu lúa cân. Các thành phần năng suất được tính theo công thức sau: 3.3.3.2. Năng suất thực tế (tấn/ha) Gặt 5 m2 ở mỗi lô (bỏ các hàng bìa) sau đó đập ra hạt phơi khô, làm sạch và cân trọng lượng, đo ẩm độ. Năng suất thực tế (tấn/ha) = W14%(kg) x 2 W14%: trọng lượng mẫu 5 m2 ở ẩm độ 14%. 3.3.4. Phẩm chất hạt 3.3.4.1. Kích thước hạt Đo ngẫu nhiên 10 hạt gạo và lấy trung bình và được phân thành các mức độ như sau: Mức độ Chiều dài gạo (mm) Rất dài > 7 Hạt dài 6 – 7 Hạt ngắn < 6 3 Số bông/m2 = = P 12(0,15 x 0,15) P 0.27 Hạt chắc/bông = (W+w)100 0 w.P % hạt chắc = x 100 (W+w)1000/w (W+w)1000/w + U 3.3.4.2. Dạng hạt Dựa vào tỉ lệ dài/ngang. Đo ngẫu nhiên 10 hạt sau đó lấy trung bình và được đánh giá theo các mức độ như sau: Mức độ Tỉ lệ dài/rộng Hạt thon dài > 3 Hạt trung bình 2 – 3 Hạt bầu < 2 3.3.4.3. Tỉ lệ bạc bụng Cân ngẫu nhiên 25g gạo và tách số hạt có 3/4 bạc bụng sau đó cân tính phần trăm bạc bụng và được đánh giá theo các mức độ như sau: Mức độ Loại Tỉ lệ bạc bụng (%) Rất tốt < 2 Tốt 1 2,1 – 5 Trung bình 2 5,1 – 10 Xấu 3 10,1 – 15 3.3.4.4. Tỉ lệ xay chà Cân 160g lúa mỗi giống, dùng máy xay mẫu xay, tách vỏ. + Tỉ lệ gạo lức (gạo lật): khi bóc vỏ trấu xong, cân lượng gạo xay được sau đó tính tỉ lệ gạo lức. Và được đánh giá như sau: Mức độ Loại Tỉ lệ gạo lật (%) Tốt 1 > 79 Trung bình 2 75 - 79 Kém 3 < 75 + Tỉ lệ gạo trắng: cân 100g gạo lức, cho vào máy chà trắng rồi cân trọng lượng sau đó tính tỉ lệ. Đánh giá như sau Mức độ Loại Tỉ lệ gạo trắng (%) Rất tốt ≥ 70,1 Tốt 1 65,1 – 70 Trung bình 2 60,1 – 65 Kém 3 < 60 + Tỉ lệ gạo nguyên: cho lượng gạo trắng vừa chà vào một cái vỉ, tách gạo bể ra riêng rồi đem lượng gạo nguyên cân và tính tỉ lệ. 3 Cấp đánh giá Mức độ Loại Tỉ lệ gạo nguyên (%) Rất tốt > 57 Tốt 1 48 – 56,9 Trung bình 2 39 – 47,9 Kém 3 30 – 38,9 Các tỉ lệ trên được tính trên lượng thóc xay ban đầu. 3.3.5. Phương pháp thống kê Các số liệu thu thập được tính toán bằng excel và phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT để phân tích ANOVA và so sánh sự khác biệt giữa các giống bằng phép thử Duncan. 3 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chung 4.1.1. Tình hình khí tượng thủy văn Qua bảng ta thấy nhiệt độ trung bình là 26,5 oc, ẩm độ 78 – 80%, số giờ nắng trung bình là 7,71 giờ/ngày rất thích hợp cho cây lúa phát triển. Qua ghi nhận trong suốt thời gian làm thí nghiệm chỉ có 2 cơn mưa vào các ngày 22/1112004 và ngày 5/3/2005. Bảng 3: Tình hình khí tượng thủy văn tại TP Long Xuyên trong thời gian làm thí nghiệm. Thời gian Nhiệt độ trung bình Ẩm độ không khí (%) Bốc hơi nước (mm) Số giờ nắng/ tháng (giờ) Sức gió (m/s) 11/2004 27,7 78 106,5 220,8 10 12/2004 26,0 78 107,1 244,0 8 1/2005 25,4 78 93,6 238,5 8 2/2005 26,8 80 88,7 221,8 6 (Nguồn: Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn An Giang). 4.1.2.Cỏ dại Mặt dù có xử lý cỏ bằng thuốc hóa học trước khi cấy, nhưng vẫn thấy cỏ dại xuất hiện trong ruộng thí nghiệm từ sau khi cấy khoảng 15 ngày. Vì cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với lúa rất mạnh, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa nên khi thấy cỏ xuất hiện đã tiến hành nhổ cỏ bằng tay. 4.2. Kết quả thảo luận 4.2.1. Đặc tính nông học 4.2.1.2. Chiều cao cây Theo kết quả ghi nhận, chiều cao cây lúa tăng dần từ khi cấy đến trổ hoàn toàn. Giai đoạn từ 10 – 20 NSC lúa đã phục hồi và tập trung dinh dưỡng cho sự nhảy chồi nên các giống lúa tăng trưởng tương đương nhau. Giai đoạn 20 – 30 NSC cây lúa gần như đạt số chồi tối đa, dinh dưỡng tập trung chuyển sang giai đoạn sinh sản, chiều cao cây lúa gia tăng rõ rệt do sự tăng trưởng của các lóng trên cùng và chiều cao gia tăng nhanh nhất vào giai đoạn làm đòng đến trổ hoàn toàn. Sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi.pdf
Tài liệu liên quan