KẾT LUẬN
Hoạt tính kháng tế bào ung thư PC3-MM2
của các hợp chất novobiocin có tương quan với
các thông số cấu trúc phân tử của mỗi dẫn xuất
novobiocin, được so sánh dựa trên mô hình tương
quan phi tuyến được thiết lập bằng phương pháp
Mạng Nơron Nhân Tạo (ANN 3-2-1).
Kết quả cho thấy hoạt tính kháng tế bào ung
thư PC3-MM2 của các dẫn xuất novobiocin thay
đổi và phụ thuộc phức tạp vào 3 biến cấu trúc
khác nhau (hình 4) bao gồm: ALogP2,
minHBint7 và Weta1.mass.
Tuy nhiên, mô hình ANN 3-2-1 đã thiết lập
chỉ có thể dự đoán được 88% (R2 = 88,0%) hoạt
tính kháng ung thư tương ứng với mức độ ảnh
hưởng của 3 biến cấu trúc kể trên. Nghĩa là,
muốn đánh giá chính xác hoạt tính kháng tế bào
ung thư PC3-MM2 của các dẫn xuất novobiocin
này cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của môi
trường xung quanh đến khả năng ức chế tế bào
ung thư PC3-MM2 bên cạnh ảnh hưởng của các
biến cấu trúc có liên quan.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của cấu trúc các dẫn xuất novobiocin lên hoạt tính kháng tế bào ung thư tuyến tiền liệt PC3-MM2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 354
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC CÁC DẪN XUẤT
NOVOBIOCIN LÊN HOẠT TÍNH KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ
TUYẾN TIỀN LIỆT PC3-MM2
Nguyễn Trương Công Minh*, Lê Thị Xuân Thảo*, Nguyễn Thị Mai*, Bùi Thọ Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Ung thư tuyến tiền liệt đặc biệt phổ biến ở dòng tế bào ung thư PC3-MM2 là bệnh lý ác tính
thường thấy ở hệ sinh sản của nam giới với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chỉ xếp sau ung thư phổi. Việc nghiên cứu
các hợp chất kháng ung thư mới có nguồn gốc tự nhiên, với hoạt tính vượt trội so với các hợp chất cũ, điển hình là
novobiocin, sẽ mở ra khả năng điều trị hiệu quả và an toàn hơn cho dạng ung thư này.
Mục tiêu: Thiết lập mô hình biểu diễn sự liên hệ chặt chẽ giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính kháng ung thư
PC3-MM2 của các hợp chất coumarin nhờ kết hợp giữa phương pháp thống kê cổ điển và phương pháp xử lý dữ
liệu hiện đại bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Mạng nơron nhân tạo – ANN).
Phương pháp nghiên cứu: khảo sát cấu trúc của 23 dẫn xuất novobiocin, kèm theo dữ liệu sẵn có về hoạt
tính kháng tế bào ung thư PC3-MM2 (IC50). Sau đó thực hiện tính toán và xử lý dữ liệu thống kê bằng các phần
mềm bao gồm: Hyperchem 8.0.10, PaDel-Descriptor 2,17 và MathLab R2012a.
Kết quả: phương pháp ANN 3-2-1 xác định được mối liên hệ chặt chẽ (R2 = 88%) giữa hoạt tính kháng ung
thư PC3-MM2 với 3 thông số cấu trúc ảnh hưởng quan trọng bao gồm: ALogP2, minHBint7 và Weta1,mass.
Kết luận: Hoạt tính kháng tế bào ung thư PC3-MM2 của các hợp chất novobiocin khảo sát có tương quan
mật thiết với 3 thông số cấu trúc được sàng lọc bằng phương pháp thống kê cổ điển là ALogP2, minHBint7 và
Weta1,mass. Kết hợp với mô phỏng ANN cho thấy mô hình phi tuyến 3-2-1 giải thích được 88% các yếu tố cấu
trúc giữ vai trò quan trọng quyết định đến hoạt tính kháng ung thư của các hợp chất này.
Từ khóa: ANN, PC3-MM2, hoạt tính kháng ung thư, novobiocin.
ABSTRACT
THE CORRELATION BETWEEN THE STRUCTURE AND ANTICANCER ACTIVITY AGAINST
BREAST CANCER CELL PC3-MM2 OF NOVOBIOCIN COMPOUNDS
Nguyen Truong Cong Minh, Le Thi Xuan Thao, Nguyen Thi Mai, Bui Tho Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 354 - 360
Background: Prostate cancer is particularly common in cancer cell line PC3-MM2 which is a malignant
disease in the reproductive system of males with high morbidity and mortality ranked after lung cancer. The
studying of the prostate cancer resistance compounds of natural origin, especially novobiocin, is included with
activity superior to the known compounds; It will open up the possibility of effective and safer treatment for this
kind of cancer.
Objects: Setting the model showing quantitative relationship between chemical structure and anticancer
activity against PC3-MM2 of 23 novobiocin derivative by conjugating between simple statistical methods and
artificial intelligence technology (Artificial Neural Network – ANN).
Methods: structuring 23 novobiocin derivatives, together with available data on the activity against cancer
cell line PC3-MM2 (IC50). The next step is the calculation and processing statistical data by the software include:
* Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Trương Công Minh ĐT: 01269635368 Email: congminh.ngtruong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 355
Hyperchem 8.0.10, PaDel-Descriptor 2,17 and Matlab R2012a.
Results: 3-2-1 ANN method identified close relationship (R2 = 88%) between activity against PC3-MM2
cancer with 3 structural parameters which have important influences including ALogP2, minHBint7 and
Weta1.mass.
Conclusion: activity against cancer cell line PC3-MM2 of the novobiocin compounds closely correlated with
3 structural parameters being screened using classical statistical methods including ALogP2, minHBint7 and
Weta1,mass, Combining with ANN simulation shows 3-2-1 nonlinear model explained 88% of the structural
elements which have an important role in determining antitumor activity of these compounds.
Key words: QSAR, ANN, novobiocin, antitumor activity.
MỞ ĐẦU
Ung thư tuyến tiền liệt đặc biệt phổ biến ở
dòng tế bào ung thư PC3-MM2 là bệnh lý ác tính
thường thấy ở hệ sinh sản của nam giới với tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong chỉ xếp sau ung thư phổi.
Nguy cơ nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt ở
độ tuổi 50-59 là 10%, nguy cơ mắc này sẽ tăng
lên đến 70% ở nam giới độ tuổi 80-90(6).
Coumarin là thành phần hóa học phổ biến
trong nhiều loài thực vật, có hoạt tính kháng
virus, kháng khuẩn, kháng viêm và đặc biệt là
khả năng kháng ung thư. Trong những năm gần
đây, hầu hết các dẫn xuất từ coumarin, đặc biệt
phải kể đến các hợp chất novobiocin có mang
nhóm hóa học quinolinone hay quinolone có sẵn
trong nhiều loại cây thuốc tự nhiên như quinine,
campothecin và cinchonidine đều thể hiện hoạt
tính sinh học ưu việt bao gồm khả năng kháng
khuẩn, kháng viêm và nhất là hoạt tính ức chế
nhiều loại tế bào ung thư đã được các nhà khoa
học chứng minh(7).
Bhaskar Reddy Kusuma và đồng nghiệp đã
tổng hợp, nghiên cứu hoạt tính kháng tế bào ung
thư tuyến tiền liệt PC3-MM2 của 23 hợp chất
novobiocin(7), đồng thời công bố trong tạp chí
Hóa Dược và Hóa Sinh Hữu Cơ (Bioorganic &
Medicinal Chemistry Letters) vào cuối năm 2013.
Dựa theo kết quả của công trình trên, mục tiêu
đặt ra cho nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng
của cấu trúc các hợp chất novobiocin này lên
hoạt tính của chúng, từ đó đặt nền tảng cho các
nhà y dược học nghiên cứu thêm nhiều cấu trúc
mới dựa trên thành phần dẫn xuất novobiocin có
nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên với hoạt tính
cao hơn, đồng thời hỗ trợ trong điều trị ung thư
đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt PC3-MM2.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
23 hợp chất novobiocin kèm theo hoạt tính
kháng tế bào ung thư PC3-MM2, được xác định
bằng nồng độ ức chế 50% khả năng phát triển tế
bào ung thư (IC50. M).
Phương pháp tiến hành
Cơ sở dữ liệu
Hình 1: Cấu trúc tổng quát của hợp chất
novobiocin.
Mô phỏng cấu trúc của 23 hợp chất
novobiocin bằng phần mềm Hyperchem 8.0.10(4)
theo phương pháp bán kinh nghiệm PM3(3,5).
Tính toán 17 thông số lượng tử của các hợp
chất bằng Hyperchem 8.0.10 và 1745 thông số
cấu trúc bằng phần mềm PaDel Descriptor 2.17(2).
Sử dụng công cụ thống kê trong Statgraphics
Centurion XVI 16.1.18(12), phân tích và lựa chọn
mô hình hồi quy giữa các thông số cấu trúc đã
tính toán với hoạt tính (IC50) kháng tế bào ung
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 356
thư PC3-MM2 tương ứng của từng hợp chất.
Trên cơ sở đó sàng lọc ra các thông số cấu trúc
đặc trưng có ảnh hưởng quan trọng nhất đến
hoạt tính của 23 hợp chất này.
Sử dụng phần mềm Math-Lab R2012a
(7.14.0.739)(8) khảo sát tương quan giữa cấu
trúc – hoạt tính bằng phương pháp Mạng
Nơron Nhân Tạo (ANN)(1,9,9), đồng thời đề
nghị cấu trúc dẫn xuất novobiocin mới có hoạt
tính IC50 tối ưu hơn.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Ý nghĩa các thông số cấu trúc có liên quan
ALogP2
Thuộc loại biến cấu trúc mô tả tính chất ưa
dầu của hóa chất thông qua việc khảo sát sự
phân tách của 1 hợp chất hóa học giữa 2 pha:
pha nước và pha dầu(10,11). Phân tử có tính háo
nước càng tăng thì ALogP2 càng giảm.
minHBint7
Thuộc thông số cấu trúc mô tả trạng thái
topo điện tử của tập hợp các nhóm liên kết
hydrogen trong phân tử(10,11). Phân tử có các
nhóm liên kết hydrogen càng mạnh thì
minHBint7 càng tăng.
Weta1.mass
Thuộc nhóm biến cấu trúc 3D mô tả trọng
lượng và kích thước trong không gian của tập
hợp các nguyên tử trong phân tử, tính trên 1 đơn
vị khối lượng phân tử(10,11). Phân tử có phân tử
khối càng lớn thì Weta1.mass càng lớn.
Sàng lọc thông số cấu trúc bằng
Statgraphics Centurion XVI 16.1.18
Sau khi đã tối ưu hóa cấu trúc 23 hợp chất
novobiocin và tính toán các thông số cấu trúc
bằng phần mềm Hyperchem 8.0.10 và PaDel
Descriptor 2.17, các mô hình hồi quy thể hiện sự
tương quan giữa cấu trúc và hoạt tính IC50 của
các hợp chất novobiocin, với hệ số tương quan
(R) và sai số bình phương trung bình (MSE)
được thiết lập bằng phần mềm Statgraphics
Centurion XVI 16.1.18 dựa trên cơ sở các thông
số cấu trúc đã lựa chọn bằng phương pháp phân
tích tương quan đa biến (điều kiện p < 0,05).
Các mô hình hồi quy tương ứng với giá trị
MSE:
MÔ HÌNH BIẾN CẤU TRÚC MSE
CD C = minHBint7; D = -minHdsCH 0,082
ACI
A = ALogP2; C = minHBint7;
I = -Weta1,mass
0,074
CDEF
C = minHBint7; D = -minHdsCH;
E = -maxsssN; F = -ETA_BetaP_s
0,067
CDEFH
C = minHBint7; D = -minHdsCH;
E = -maxsssN; F = -ETA_BetaP_s;
H = -MLFER_BH
0,063
MSE: Sai số bình phương trung bình
Sử dụng phương pháp ANN để thiết lập các
mô hình tương quan phi tuyến tương ứng giữa
các biến cấu trúc đã lựa chọn trong từng mô hình
hồi quy nêu trên với hoạt tính Log(IC50) của 23
hợp chất novobiocin.
Bảng 1: Giá trị hoạt tính IC50 và LOG(IC50) của 23
hợp chất novobiocin
STT
PC3-MM2
X = N; R1|R
IC50
(M)
LOG(IC50)
1 4,91 0,69
2
0,26 -0,59
3
5,75 0,76
4
8,48 0,93
5
12,47 1,10
6
6,05 0,78
7
5,49 0,74
8
29,76 1,47
9
3,95 0,60
10
0,68 -0,17
11
1,41 0,15
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 357
12
14,12 1,15
13
1,78 0,25
14
2,08 0,32
15
1,33 0,12
16
1,54 0,19
X R1 R
17
2,23 0,35
18
2,46 0,39
19
1,93 0,29
20
1,75 0,24
21
1,74 0,24
22
1,75 0,24
23
2,40 0,38
Mô hình tương quan phi tuyến theo ANN
Lần lượt sử dụng 4 trường hợp mô hình hồi
quy CD, ACI, CDEF, CDEFH tương ứng với các
thông số cấu trúc đã lựa chọn bao gồm: ALogP2,
minHBint7, Weta1.mass, minHdsCH, maxsssN,
ETA_BetaP_s, MLFER_BH để thiết lập tương
quan phi tuyến với hoạt tính Log(IC50) bằng
phương pháp Mạng nơron nhân tạo.
Kết quả thu được mô hình ANN 3-2-1 dựa trên 3 thông số cấu trúc: ALogP2, minHBint7,
Weta1,mass như sau:
Mô hình R
2
dữ liệu 23 hợp chất R
2
dữ liệu kiểm tra (6 hợp chất) Mse dữ liệu kiểm tra
ANN 3-2-1 88.00 % 94,10% 0,019
Giá trị Log(IC50) thực nghiệm và Log(IC50) tính toán bằng ANN 3-2-1
Bảng 2: Giá trị Log(IC50) thực nghiệm và Log(IC50) tính toán bằng ANN 3-2-1
Log(IC50) THUCNGHIEM ALogP2 minHBint7 Weta1,mass Log(IC50) TINHTOAN SAI SỐ
0,69 1,75 2,51 0,26 0,65 0,04
-0,59 10,96 2,51 0,30 -0,59 0
0,93 1,17 2,62 0,17 0,97 -0,04
1,10 0,05 2,53 0,15 1,08 0,02
0,78 4,87 2,52 0,28 0,57 0,21
0,74 0,94 2,55 0,36 0,73 0,01
1,47 0,47 0,84 0,40 1,51 -0,04
-0,17 0,059 0,88 0,35 0,22 -0,05
0,15 0,58 2,40 0,31 0,22 -0,07
1,15 0,75 0,57 0,39 0,98 0,17
0,25 1,84 2,53 0,35 0,22 0,03
0,32 0,08 1,35 0,39 0,54 -0,22
0,35 0,41 0,96 0,38 0,22 0,13
0,39 0,079 2,59 0,48 0,24 0,15
0,28 0,094 0,88 0,38 0,53 -0,25
0,24 0,50 0,95 0,52 0,22 0,02
0,38 0,56 0,84 0,32 0,16 0,22
0,76* 2,84 2,76 0,24 0,47* 0,29
0,60* 3,00 2,60 0,24 0,46* 0,14
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 358
Log(IC50) THUCNGHIEM ALogP2 minHBint7 Weta1,mass Log(IC50) TINHTOAN SAI SỐ
0,12* 4,78 2,61 0,25 0,22* -0,10
0,19* 5,15 2,58 0,42 0,22* -0,03
0,24* 0,48 2,68 0,17 0,22* 0,02
0,24* 1,41 0,85 0,36 0,22* 0,02
MSE (DỮ LIỆU KIỂM TRA) 0,019
Log(IC50)*: hoạt tính dữ liệu kiểm tra
Đánh giá tương quan cấu trúc – hoạt tính của
23 hợp chất novobiocin kháng tế bào ung thư
PC3-MM2.
Mô hình ANN 3-2-1 đưa ra mức độ và xu
hướng ảnh hưởng của 3 thông số cấu trúc
ALogP2, minHBint7, và Weta1.mass lên hoạt
tính Log(IC50) (hình 4). Vùng diện tích có màu
đỏ càng lớn thì hoạt tính kháng ung thư càng
cao:
Ảnh hưởng của ALogP2 lên hoạt tính Log(IC50)
Ảnh hưởng của minHBint7 lên hoạt tính Log(IC50)
Ảnh hưởng của Weta1,mass lên hoạt tính Log(IC50)
Hình 2: Xu hướng ảnh hưởng của 3 biến cấu trúc lên hoạt tính kháng ung thư Log(IC50)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 359
Như vậy hoạt tính kháng ung thư sẽ tăng
tương ứng với sự thay đổi các biến cấu trúc
như sau:
BIẾN
CẤU TRÚC
XU HƯỚNG ẢNH
HƯỞNG
KHOẢNG GIÁ TRỊ
TỐI ƯU
ALogP2 Có giá trị càng gần 4,
hoạt tính càng tăng
3,5 < ALogP2 < 5,0
minHBint7 Càng lớn,
hoạt tính càng tăng
> 2
Weta1,mass Càng nhỏ,
hoạt tính càng tăng
< 0,2
Dự đoán cấu trúc dẫn xuất novobiocin mới
có hoạt tính kháng tế bào ung thư PC3-MM2 cao
hơn 23 hợp chất novobiocin đã tổng hợp.
Trong 23 hợp chất novobiocin đã tổng hợp,
chọn 1 hợp chất điển hình có hoạt tính kháng
ung thư cao nhất (IC50 = 0,258 M) để khảo sát
(hình 3):
Hình 3: Cấu trúc dẫn xuất novobiocin có IC50 (PC3-
MM2) = 0,258 M
Dữ liệu 3 biến cấu trúc ALogP2, minHBint7,
Weta1.mass:
ALogP2 3,00
minHBint7 2,60
Weta1,mass 0,24
Vậy để tăng hoạt tính của dẫn xuất này cần
tăng giá trị ALogP2, và giảm giá trị Weta1.mass.
Giảm Weta1.mass: giảm khối lượng phân tử.
Tăng ALogP2: giảm tính háo nước của
phân tử.
Cấu trúc đề nghị là:
Hình 4: Cấu trúc dẫn xuất novobiocin dự đoán có
hoạt tính IC50 (PC3-MM2) < 0,258 M
Dữ liệu 3 biến cấu trúc ALogP2, minHBint7,
Weta1.mass:
ALogP2 4,98
minHBint7 2,62
Weta1,mass 0,21
Hoạt tính IC50 tính toán là: IC50 = 0,126 μM.
KẾT LUẬN
Hoạt tính kháng tế bào ung thư PC3-MM2
của các hợp chất novobiocin có tương quan với
các thông số cấu trúc phân tử của mỗi dẫn xuất
novobiocin, được so sánh dựa trên mô hình tương
quan phi tuyến được thiết lập bằng phương pháp
Mạng Nơron Nhân Tạo (ANN 3-2-1).
Kết quả cho thấy hoạt tính kháng tế bào ung
thư PC3-MM2 của các dẫn xuất novobiocin thay
đổi và phụ thuộc phức tạp vào 3 biến cấu trúc
khác nhau (hình 4) bao gồm: ALogP2,
minHBint7 và Weta1.mass.
Tuy nhiên, mô hình ANN 3-2-1 đã thiết lập
chỉ có thể dự đoán được 88% (R2 = 88,0%) hoạt
tính kháng ung thư tương ứng với mức độ ảnh
hưởng của 3 biến cấu trúc kể trên. Nghĩa là,
muốn đánh giá chính xác hoạt tính kháng tế bào
ung thư PC3-MM2 của các dẫn xuất novobiocin
này cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của môi
trường xung quanh đến khả năng ức chế tế bào
ung thư PC3-MM2 bên cạnh ảnh hưởng của các
biến cấu trúc có liên quan.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 360
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chtita S, Ghamali M (2013), “Prediction of biological activity
of imidazo(1,2-a)pyrazine derivatives by combining DFT and
QSAR results”, International Journal of Innovative Research in
Science, Engineering and Technology, 2(12).
2. Chun Wei (2001), “PaDEL-Descriptor”, National University of
Singapore.
3. “Hyperchem® Computational Chemistry”, Hypercube, Inc.
(1996).
4. “Hyperchem® Release 7 for Windows®”, Hypercube, Inc.
(2002).
5. James BF, Frisch AE (1996), “Exploring Chemistry With
Electronic Structure Methods 2nd Edition”.
6. Kaighn, M,E,, et al (1979), "Establishment and characterization
of a human prostatic carcinoma cell line (PC-3),", Invest
Urol,, 17(1), 16–23.
7. Kusuma BR, Khandelwal A,, et al (2014), “Synthesis and
biological evaluation of coumarin replacements of novobiocin
as Hsp90 inhibitors”, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters,
22(4), 1441-1449.
8. Mark HB, Martin TH, Howard BD (2013), “Neural Network
ToolboxTM User’s Guide”, The MathWorks, Inc.
9. Qin Yu, Deng H, Yan H, Zhong R (2011), “An accurate
nonlinear QSAR model for the antitumor activities of
chloroethylnitrosoureas using neural networks”, Journal of
Molecular Graphics and Modelling, 29(6), 826-833.
10. Rakesh Bhatia, “A Review on role of molecular descriptors in
QSAR: A computational methods approach”, PharmaTutor –
Pharmacy Infopedia.
11. Roberto Todeschini, Viviana Consonni (2000), “Handbook of
Molecular Descriptors”, Methods and Principles in Medicinal
Chemistry, 11.
12. “Statgraphics® Centurion XVI User Manual”, StatPoint
Technologies, Inc. (2010).
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014
Người phản biện: TS.BS. Lê Xuân Trường
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_anh_huong_cua_cau_truc_cac_dan_xuat_novobiocin_len.pdf