Dấu hiệu thủng túi thừa trên MSCT không
đồng nghĩa với chỉ định mổ, ngoại trừ trường
hợp lâm sàng có dấu hiệu viêm phúc mạc(9) kèm
khí tự do. Các trường hợp khác có dấu hiệu trên
CT như bóng khí cạnh túi thừa hay cạnh đại
tràng, túi thừa mất liên tục nhưng lâm sàng
không có biểu hiện viêm phúc mạc thì vẫn có thể
điều trị bảo tồn. Chúng tôi có 24/33 trường hợp
có biểu hiện thủng túi thừa trên MSCT nhưng
vẫn điều trị bảo tồn thành công.
Trong các báo cáo trước đây, chúng tôi báo
cáo loạt ca cắt túi thừa nội soi với kết quả sớm rất
tốt(10), trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tìm
được 38 trường hợp, khá nhiều trường hợp đã
không được tìm ra với phương pháp lấy mẫu
này do lỗi nhập mã ICD ban đầu. Còn rất nhiều
điều cần bàn về phương pháp này, với kỹ thuật
không khó khăn, thực hiện an toàn và không
biến chứng thì cho thấy có vẻ đó là phương pháp
hứa hẹn cho các bệnh nhân trẻ, túi thừa ít hoặc
đơn độc. Trong nghiên cứu này, hơn 70% các
trường hợp là túi thừa đơn độc ở đại tràng phải.
Nhưng phương pháp cắt túi thừa không có
nhiều ý nghĩa nếu là đa túi thừa vì bệnh nhân
vẫn có thể bị biến chứng trong tương lai bởi các
túi thừa còn lại, và việc phải trải qua cuộc mổ để
giải quyết 1 túi thừa viêm trong số nhiều túi thừa
khác là không cần thiết vì tỉ lệ điều trị nội thành
công vượt qua đợt viêm cũng rất cao.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các biến chứng của bệnh túi thừa đại tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 181
KHẢO SÁT CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
Lê Huy Lưu*, Đỗ Thị Thu Phương**, Nguyễn Việt Thành*, Nguyễn Đức Trí**
TÓM TẮT
Mở đầu – Mục tiêu: Túi thừa đại tràng là bất thường giải phẫu thường gặp nhất nhưng hiếm khi được
chẩn đoán tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự hiện diện, kiểu phân bố của túi thừa ở đại tràng
và các biến chứng của bệnh.
Phương pháp: Ghi nhận tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán túi thừa đại tràng từ tháng 1 năm 2010 đến
tháng 9 năm 2014. Các thông tin về tuổi, giới, biểu hiện, phương tiện chẩn đoán, cách điều trị và kết quả được thu
thập.
Kết quả: Nhóm nghiên cứu bao gồm 462 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 41 (thay đổi từ 13 – 91), 302 trường
hợp là nữ (65%). Phần lớn bệnh nhân (415, 90%) có túi thừa là ở đại tràng bên phải, bệnh thường viêm ở mức độ
nhẹ (416, 90%). Phần lớn được chẩn đoán dựa vào MSCT (329, 71%), một số chẩn đoán được trong mổ sau khi
chỉ định mổ vì nghi ngờ viêm ruột thừa (20,1%).
Kết luận: Bệnh túi thừa đang tăng lên ở Việt Nam, bệnh thường gặp bên đại tràng phải và thường nhẹ.
Phần lớn được chẩn đoán dựa vào MSCT.
Từ khoá: Túi thừa đại tràng, biến chứng, chẩn đoán.
ABTRACT
INVESTIGATION OF COMPLICATIONS OF DIVERTICULAR COLON
Le Huy Luu, Do Thi Thu Phuong, Nguyen Viet Thanh, Nguyen Duc Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 181 - 186
Background – objectives: Diverticular disease is the most common morphological abnormality of the colon
but rarely was diagnosed in Vietnam. The objective was to assess the presentation, extent of disease, and
complications of diverticulosis.
Method: All patients with a diagnosis of diverticulitis from January 2010 to September 2014 were reviewed.
Patients were assessed as to age, sex, presenting symptoms, diagnostic studies, extent of disease, treatment, and
outcome.
Results: The study group consisted of 462 patients. The mean age was 41 years (range 13 to 91), 302 of 462
(65%) were male. Most of the patients (n=415. 90%) had right-sideddiverticulitis and most (n= 416. 90%) were
mild in severity. The majority were diagnosed by MSCT (n = 329, 71%), some of patients who underwent
emergency surgery were for suspected appendicitis (n = 95, 20.1%).
Conclusion: Diverticular colon is increasing in Vietnam, often right-sided and mild in severity. A
significant proportion is diagnosed by MSCT.
Key words: Diverticulitis, complications, diagnosis.
MỞ ĐẦU
Túi thừa đại tràng vẫn được biết là bệnh lý
phổ biến ở các nước phương Tây. Có đặc điểm
là thường gặp ở người lớn tuổi, biểu hiện dưới
dạng nhiều túi thừa chủ yếu tập trung ở đại
* Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM ** Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS. Lê Huy Lưu ĐT: 0903 945 397 Email: lehuyluu@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 182
tràng bên trái. Đây là vấn đề y tế lớn tại các
quốc gia này bởi nhiều biến chứng có thể gặp
phải do bệnh túi thừa gây ra, đặc biệt là các
đối tượng bị bệnh thường là lớn tuổi và có
nhiều bệnh lý kèm theo.
Tại các nước phương Đông, trong đó có nước
ta, bệnh túi thừa đại tràng ít được nhắc đến
trước đây. Nhiều năm trở lại đây, các báo cáo về
bệnh lý này ngày càng nhiều nhất là tại các nước
Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,
Trung Quốc, Singapore Nước ta cũng có vài
báo cáo về bệnh lý này. Qua các nghiên cứu đã
cho thấy, bệnh lý này cũng gặp khá nhiều tại các
nước phương Đông trong đó có nước ta nhưng
có sự khác biệt khá rõ về đặc điểm bệnh lý đó là
đối tượng mắc bệnh thường trẻ hơn, phân bố
nhiều ở đại tràng phải và số lượng túi thừa hiện
diện ít hơn.
Do những đặc điểm bệnh lý như trên, việc
theo dõi, thái độ xử trí cũng khác biệt so với
phương Tây, đặc biệt đối tượng bị bệnh thường
trẻ, khả năng gặp biến chứng trong tương lai sẽ
nhiều. Do đó, việc khảo sát các biến chứng, mức
độ nguy hiểm của biến chứng, cách xử lý biến
chứng là rất cần thiết để có thái độ xử lý thích
hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh này. Mục
tiêu của nghiên cứu là khảo sát các biến chứng
của bệnh túi thừa đại tràng đồng thời rút ra một
số đặc điểm của bệnh lý này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (cross-sectional
study).
Phương pháp
Từ chương trình quản lý bệnh nhân của
bệnh viện, chúng tôi truy cập tất cả các bệnh
nhân nhập viện có mã ICD là K57.x. Sau đó tiếp
tục truy cập thông tin về siêu âm, MSCT, nội soi,
thông tin phẫu thuật (nếu bệnh nhân có mổ), kết
quả giải phẫu bệnh Ngoài ra, từ chương trình
quản lý bệnh nhân của bệnh viện, chúng tôi
cũng biết được số lần nhập viện, số ngày điều trị
và các bệnh kèm theo của từng trường hợp. Từ
các thông tin đó, chúng tôi chọn được những
trường hợp theo tiêu chuẩn nghiên cứu. Với cách
làm này, chúng tôi chọn được tương đối chính
xác các trường hợp thực sự bị bệnh túi thừa đại
tràng nhưng không đảm bảo chọn hết được tất
cả các bệnh nhân túi thừa đại tràng nhập viện vì
có thể có những trường hợp bệnh nhân không
được nhập đúng mã ICD. Để hạn chế điều này,
chúng tôi truy cập thêm dữ liệu từ khoa giải
phẫu bệnh lý, các mẫu bệnh phẩm là đại tràng
trong thời gian nghiên cứu được quan tâm, và đã
tìm thêm được một số trường hợp bệnh lý túi
thừa nhưng được chẩn đoán lầm là u đại tràng,
viêm đại tràng hay không xác định
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các trường hợp vào viện vì các biến
chứng của bệnh túi thừa đại tràng tại BV Nhân
Dân Gia Định trong thời gian 5 năm, từ tháng 1
năm 2010 đến tháng 9 năm 2014.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân được chọn
vào nghiên cứu nếu có ít nhất 1 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn trên MSCT: Có ít nhất 1 hình ảnh
túi thừa (bắt buộc), nếu túi thừa viêm thì phải có
thêm 2 tiêu chuẩn sau: dấu hiệu viêm, thâm
nhiễm mỡ quanh túi thừa và thành đại tràng dày
trên 4mm.
Những bệnh nhân có túi thừa thấy được qua
soi đại tràng.
Những bệnh nhân được ghi nhận trong mổ
xác định biến chứng của túi thừa đại tràng.
Những bệnh nhân được xác định qua giải
phẫu bệnh sau mổ.
Các thông số như tuổi, giới, đặc điểm túi
thừa, các biến chứng, mức độ nặng, phương
pháp chẩn đoán được thu thập. Mã hoá và xử
lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9 năm 2014
có tổng số 601 lượt bệnh nhân được chẩn đoán
bệnh túi thừa đại tràng với mã bệnh là K57 (ICD
10), chúng tôi chọn được 462 trường hợp thoả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 183
tiêu chuẩn nghiên cứu. Trong đó 415 trường hợp
túi thừa chỉ có ở đại tràng bên phải (90%), 47
trường hợp còn lại là túi thừa bên trái hoặc có ở
khắp đại tràng (bảng 1). Cũng trong khoảng thời
gian trên, số ca viêm ruột thừa phải mổ là 8513
trường hợp. Tỉ lệ viêm túi thừa đại tràng phải
trên số trường hợp mổ ruột thừa xấp xỉ 1:20
Bảng 1: Đặc điểm phân bố của túi thừa trên đại
tràng.
Kiểu túi thừa Số lượng (%) Vị trí
Túi thừa manh tràng 253 (54,7%) 415
(89,8%)
Bên phải
Túi thừa đại tràng lên 83 (18%)
Đa túi thừa bên phải 79 (17,1%)
Đa túi thừa bên trái 29 (6,3%) 47
(10,2%)
Bên trái +
khắp đại
tràng
Đa túi thừa đại tràng 18 (3,9%)
Giới
Nam chiếm 65%; Tỉ lệ nam: Nữ là 1,9: 1. Nam
gần gấp đôi nữ.
Phân bố theo năm
Năm 2010, 2011 ít đáng kể so với các năm
sau vì các bác sĩ chưa quen nhập đúng mã ICD
của bệnh túi thừa, nhiều bệnh bị thất lạc do nhập
ICD sai (biểu đồ 1).
36
58
117
156
95
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
2010 2011 2012 2013 2014 (9
tháng)
Biểu đồ 1. Số lượng ca trong từng năm.
Tuổi trung bình là 41 (thay đổi từ 13 đến 91).
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân túi thừa
bên phải trẻ hơn đáng kể so với bên trái, tương
ứng là 39 và 59.
Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng
viêm túi thừa chưa biến chứng, 416 trường hợp
chiếm tới 90% (Bảng 2), các thể lâm sàng khác
bao gồm áp xe, viêm phúc mạc, rò, lầm u đại
tràng, xuất huyết tiêu hoá. Các phương pháp
điều trị cho bệnh nhân chưa thật sự thống nhất,
nhiều trường hợp chỉ chẩn đoán được khi mổ.
Bảng 2: Các biến chứng và phương pháp điều trị.
Thể lâm sàng Điều trị
Điều trị nội Điều trị nội (mổ) Cắt túi thừa Cắt đại tràng Tổng
Tình cờ 4 0 0 0 4
Viêm 343 36 32 5 416
Áp xe 3 0 0 7 10
Viêm phúc mạc 0 0 6 8 14
Rò 1 0 0 2 3
Khối u 7 0 1 3 11
Xuất huyết tiêu hoá 4 0 0 0 4
Tổng 362 36 39 25 462
Căn cứ chẩn đoán và thái độ điều trị thay đổi
theo thời gian (Bảng 3). Thời gian đầu, chẩn
đoán được trước mổ rất ít, nhưng càng về sau thì
khả năng chẩn đoán được bệnh bằng việc sử
dụng MSCT tăng cao. Tương tự vậy, khi đã chẩn
đoán được trước mổ nên điều trị không mổ cũng
tăng hơn.
Bảng 3: Cách chẩn đoán và điều trị.
Năm Căn cứ chẩn đoán Điều trị
Mổ MSCT Nội soi GPB Điều trị nội Điều trị nội (mổ) Cắt túi thừa Cắt đại tràng
2010 29 2 4 1 6 16 8 6
2011 29 26 3 0 30 14 9 5
2012 21 84 12 0 96 3 13 5
2013 9 137 10 0 142 0 8 6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 184
Năm Căn cứ chẩn đoán Điều trị
Mổ MSCT Nội soi GPB Điều trị nội Điều trị nội (mổ) Cắt túi thừa Cắt đại tràng
2014 7 80 8 0 88 3 1 3
Hình ảnh thủng túi thừa trên MSCT có 33
trường hợp, đa số chỉ có hơi cạch đại tràng hoặc
túi thừa mất liên tục, một số có hơi tự do trong
bụng. 24 trong số đó được quyết định điều trị
nội. Bệnh túi thừa bên trái có xu hướng được mổ
cắt đại tràng nhiều hơn so với bên phải (8/47 bên
trái so với 17/415 của bên phải) (Bảng 4).
Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng tới điều trị.
Yếu tố ảnh hưởng Điều trị
Điều trị nội Mổ không can thiệp Cắt túi thừa Cắt đại tràng Tổng
Thủng túi thừa/
MSCT
Không thủng 338 36 38 17 429
Thủng 24 0 1 8 33
Vị trí túi thừa Đại tràng phải 324 36 38 17 415
Đại tràng trái 38 0 1 8 47
BÀN LUẬN
Với thiết kế nghiên cứu nhằm tìm ra các
bệnh nhân được chẩn đoán chính xác nhất bệnh
túi thừa đại tràng và các biến chứng của nó,
trong gần năm năm chúng tôi có được 462
trường hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán khá chắc
chắn. Như vậy mỗi năm có hàng trăm trường
hợp bệnh túi thừa đại tràng phải nhập viện tại
bệnh viện chúng tôi, tương ứng trong thời gian
này có hơn 8 ngàn trường hợp mổ cắt ruột thừa
(cứ 20 trường hợp mổ cắt ruột thừa thì có 1 ca
viêm túi thừa nhập viện). Con số thực tế chắc
còn cao hơn do nhiều trường hợp không được
chẩn đoán và các trường hợp không chắc chắn bị
chúng tôi loại ra. Ngoài ra, thời gian đầu, nhiều
bác sĩ vẫn chưa có ý thức chẩn đoán bệnh này,
nên nhiều trường hợp đã bị bỏ sót hay chẩn
đoán nhầm với bệnh lý khác. Một lý do giải thích
cho việc chẩn đoán lầm này kéo dài là do đa số
bệnh biểu hiện không đặc hiệu(4), dễ nhầm với
các bệnh lý tiêu hoá thường gặp khác. Hơn nữa
bệnh thường đáp ứng với điều trị nội khoa bằng
các kháng sinh thông thường hoặc thậm chí tự
hết sau vài ngày(8), vì vậy nên thường bị bỏ qua.
Một số diễn tiến nặng sang các biến chứng như
áp xe hay viêm phúc mạc phải mổ thì cũng
không dễ cho hầu hết các phẫu thuật viên có thể
nhận biết được nguyên nhân là túi thừa. Kết quả
giải phẫu bệnh thì phải nhiều ngày sau mới có
nên dễ bị bỏ qua. Việc nhập mã ICD không đúng
cũng là một lý do khiến chúng tôi có thể để sót
các bệnh nhân trong giai đoạn trên (lúc đầu ít bác
sĩ dùng mã K57 mà thường nhập giống như ruột
thừa). Ở chiều ngược lại, khi đã biết tới bệnh này
thì nhiều người cũng lại quá dễ dàng chẩn đoán
mà không cần có các tiêu chuẩn chắc chắn, khiến
cho lượng bệnh tăng ảo.
Tỉ lệ nam: nữ rất khác nhau trong các báo
cáo. Nghiên cứu của Hussain cho thấy, tuổi
trung bình là 73 và tỉ lệ nữ chiếm tới 72%(7).
Nhiều nghiên cứu lại thể hiện ngược lại, đặc biệt
là ở độ tuổi dưới 50, bệnh gặp nhiều hơn ở nam.
Điều này cũng được thể hiện trong nghiên cứu
của chúng tôi, với tuổi trung bình là 41, bệnh ưu
thế rõ ở nam, nhiều gần gấp đôi nữ. Nếu chỉ tính
túi thừa bên phải thì tuổi trung bình chỉ là 39
tuổi, độ tuổi này cũng phù hợp với các nghiên
cứu ở các nước Á đông.
Thời gian đầu, rất ít bệnh nhân được chẩn
đoán viêm túi thừa và phần lớn chẩn đoán khi
mổ, về sau nhờ siêu âm và chụp cắt lớp vi tính
nên nhiều bệnh nhân chẩn đoán được hơn. Đây
là 2 phương tiện rất hữu ích để chẩn đoán xác
định cũng như chẩn đoán biến chứng, mức độ
nặng nhẹ của các biến chứng, đặc biệt là chụp cắt
lớp vi tính(8). Nội soi đại tràng được xem là đặc
hiệu tuy nhiên dễ bỏ sót túi thừa, nhất là các
trường hợp túi thừa đơn độc ở đại tràng phải.
Đặc biệt nôi soi rất hạn chế trong việc đánh giá
biến chứng (ngoại trừ xuất huyết tiêu hoá).
Nhưng đây là phương tiện tốt nhất để khảo sát
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 185
các bệnh kèm theo trong lòng đại tràng. Nghiên
cứu của chúng tôi, 2 năm đầu chẩn đoán chủ yếu
dựa vào mổ, các năm sau chẩn đoán dựa vào
siêu âm và chụp cắt lớp vi tính đã tăng lên vượt
trội, tính chung thì hơn 70% trường hợp được
chẩn đoán dựa vào phương tiện này.
Về đặc điểm phân bố cũng như số lượng túi
thừa trên đại tràng. Gần 90% các trường hợp
trong nghiên cứu của chúng tôi có túi thừa nằm
bên đại tràng phải.
Về biểu hiện lâm sàng: Hầu hết là biểu hiện
viêm không biến chứng (90%). Theo y văn, túi
thừa đại tràng là nguyên nhân hàng đầu gây
xuất huyết tiêu hoá dưới(12), đặc biệt là túi thừa
đại tràng phải thường dễ xuất huyết tiêu hoá
hơn các vị trí khác(6, 13) và diễn tiến nặng hơn. Tuy
nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, dù bệnh
chủ yếu ở đại tràng phải nhưng xuất huyết tiêu
hoá đặc biệt rất hiếm, mà lại xảy ra trên bệnh
nhân đa túi thừa chậu hông hoặc khắp đại tràng.
Giống như nhận định của tác giả Lewis(11), các
bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá trong nghiên cứu
của chúng tôi đều có đặc điểm là lớn tuổi, có
kèm theo nhiều bệnh nội khoa, tuy nhiên vì số
lương quá ít nên chúng tôi không có kết luận gì.
Theo một số tác giả, biến chứng xuất huyết tiêu
hoá do túi thừa ngày càng tăng trong khi chung
tôi lại rất ít gặp, lý giải cho điều này, một phần có
thể do chúng tôi không thu thập được đầy đủ
các bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do túi thừa
đại tràng bởi hạn chế của phương pháp lấy mẫu
dựa vào mã ICD trong phần mềm quản lý của
bệnh viện (hầu hết các bệnh nhân xuất huyết
tiêu hoá không được nhập mã ICD chính xác).
Biểu hiện khối u cũng là vấn đề đáng quan
tâm, làm cho bệnh nhân rất lo lắng, khối u
thường được chẩn đoán qua lâm sàng, siêu âm
và MSCT. Hầu hết được loại trừ sau khi được
nội soi đại tràng. Cá biệt có 1 trường hợp bị chẩn
đoán ung thư manh tràng ngay cả sau khi soi và
thậm chí lúc mổ vẫn nghĩ nhiều tới ung thư xâm
lấn (T4). Chỉ sau khi có kết quả giải phẫu bệnh
sau mổ mới khẳng định đó chỉ là khối viêm kèm
theo các túi thừa khác của manh tràng.
Cho dù đã có nhiều hướng dẫn điều trị bệnh
túi thừa đại tràng(2,3,14), đặc biệt là túi thừa đại
tràng trái. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm
trái ngược trong việc xử trí(5). Có xu hướng ủng
hộ việc mổ cắt bỏ vì cho rằng đáp ứng với điều
trị nội ngày càng thấp ở những lần tái phát trong
khi nguy cơ biến chứng lại càng cao nếu buộc
phải mổ ở bệnh nhân tái phát nhiều lần(1). Xu
hướng khác lại muốn điều trị bảo tồn và đưa các
bằng chứng bảo vệ quan điểm của mình. Riêng
túi thừa đại tràng phải thì lại có thêm nhiều
điểm khác biệt, do đó chúng ta không nên áp
dụng một cách máy móc một hướng dẫn nào đó
cho tất cả. Thái độ khôn ngoan là biết rõ các
phương pháp điều trị, ưu và nhược điểm của
từng phương pháp và áp dụng cho từng bệnh
nhân(15) phù hợp với các đặc điểm riêng của họ
về độ tuổi, sức khoẻ, lối sống, công việc
Dấu hiệu thủng túi thừa trên MSCT không
đồng nghĩa với chỉ định mổ, ngoại trừ trường
hợp lâm sàng có dấu hiệu viêm phúc mạc(9) kèm
khí tự do. Các trường hợp khác có dấu hiệu trên
CT như bóng khí cạnh túi thừa hay cạnh đại
tràng, túi thừa mất liên tục nhưng lâm sàng
không có biểu hiện viêm phúc mạc thì vẫn có thể
điều trị bảo tồn. Chúng tôi có 24/33 trường hợp
có biểu hiện thủng túi thừa trên MSCT nhưng
vẫn điều trị bảo tồn thành công.
Trong các báo cáo trước đây, chúng tôi báo
cáo loạt ca cắt túi thừa nội soi với kết quả sớm rất
tốt(10), trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tìm
được 38 trường hợp, khá nhiều trường hợp đã
không được tìm ra với phương pháp lấy mẫu
này do lỗi nhập mã ICD ban đầu. Còn rất nhiều
điều cần bàn về phương pháp này, với kỹ thuật
không khó khăn, thực hiện an toàn và không
biến chứng thì cho thấy có vẻ đó là phương pháp
hứa hẹn cho các bệnh nhân trẻ, túi thừa ít hoặc
đơn độc. Trong nghiên cứu này, hơn 70% các
trường hợp là túi thừa đơn độc ở đại tràng phải.
Nhưng phương pháp cắt túi thừa không có
nhiều ý nghĩa nếu là đa túi thừa vì bệnh nhân
vẫn có thể bị biến chứng trong tương lai bởi các
túi thừa còn lại, và việc phải trải qua cuộc mổ để
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 186
giải quyết 1 túi thừa viêm trong số nhiều túi thừa
khác là không cần thiết vì tỉ lệ điều trị nội thành
công vượt qua đợt viêm cũng rất cao.
KẾT LUẬN
Bệnh túi thừa đại tràng đang được chẩn
đoán ngày càng nhiều ở Việt Nam, bệnh thường
gặp bên đại tràng phải và biến chứng gặp nhiều
nhất là viêm túi thừa, đa số biểu hiện nhẹ. Phần
lớn được chẩn đoán dựa vào MSCT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anania G, Vedana L, Santini M et al (2014). Complications of
diverticular disease: surgical laparoscopic treatment. G
Chir. 35 (5-6): 126-128.
2. Andersen JC, Bundgaard L, Elbrønd H et al (2012). Danish
national guidelines for treatment of diverticular disease. Dan
Med J. 59(5): C4453.
3. Andeweg CS, Mulder IM, Felt-Bersma RJ et al (2013).
Guidelines of diagnostics and treatment of acute left-sided
colonic diverticulitis. Dig Surg. 30(4-6): 278-292.
4. Annibale B, Lahner E, Maconi G, et al (2012). Clinical features
of symptomatic uncomplicated diverticular disease: a
multicenter Italian survey. Int J Colorectal Dis. 27 (9): 1151-
1159.
5. Bassotti G, Villanacci V (2012). Medical treatment of colonic
diverticular disease: are we sure the aim is right? Intern Emerg
Med. 2012 Apr, 7(2): 97-98.
6. Faucheron JL, Roblin X, Bichard P, et al (2013). The prevalence
of right-sided colonic diverticulosis and diverticular
haemorrhage. Colorectal Dis, 15(5): e266-270.
7. Hussain A, Mahmood H, Subhas G et al (2008). Complicated
diverticular disease of the colon, do we need to change the
classical approach, a retrospective study of 110 patients in
southeast England. World J Emerg Surg. 3: 5.
8. Kruis W, Morgenstern J, Schanz S (2013).
Appendicitis/Diverticulitis: Diagnostics and Conservative
Treatment. Dig Dis, 31(1): 69-75.
9. Krukowski ZH, Matheson NA (1984). Emergency surgery for
diverticular disease complicated by generalized and faecal
peritonitis: a review. Br J Surg, 71(12): 921-927.
10. Lê Huy Lưu, Nguyễn Văn Hải (2010). Kết quả của phẫu thuật
nội soi cắt túi thừa trong điều trị viêm túi thừa đại tràng phải.
Y Học TP Hồ Chí Minh, 14(4): 12-15.
11. Lewis M (2008). Bleeding colonic diverticula. J Clin
Gastroenterol, 42(10): 1156-1158.
12. Marion Y, Lebreton G, Le Pennec V, et al (2014). The
management of lower gastrointestinal bleeding. J Visc Surg,
151(3): 191-201
13. Nagata N, Niikura R, Aoki T, et al (2014). Increase in colonic
diverticulosis and diverticular hemorrhage in an aging
society: lessons from a 9-year colonoscopic study of 28,192
patients in Japan. Int J Colorectal Dis, 29(3): 379-385.
14. Vennix S, Morton DG, Hahnloser D (2014). Systematic
review of evidence and consensus on diverticulitis: an analysis
of national and international guidelines. Colorectal Dis, 16(11):
866-78.
15. Wilkins T, Embry K, George R (2013). Diagnosis and
Management of Acute Diverticulitis. Am Fam Physician,
87(9): 612-620.
Ngày nhận bài báo: 07/11/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_bien_chung_cua_benh_tui_thua_dai_trang.pdf