Biểu đồ trên chúng tôi so sánh chiều dài
dương vật của nghiên cứu này với nhóm CDV
bẩm sinh và trên nam giới trưởng thành đều
được tiến hành tại Việt Nam. Khác với CDV bẩm
sinh có chiều dài dương vật khi cương 12,69 ±
0,69 cm có phần trội hơn so với dân số bình
thường là 11,2 ± 1,7 cm, đối với nhóm Peyronie
chúng tôi nhận thấy chiều dài dương vật khi
cương là 11,21 ± 2,08 cm tương đương với dân số
Việt Nam trưởng thành. Điều này là một bất lợi
cho nhóm bệnh lý Peyronie khi tiến hành phẫu
thuật vì khả năng làm ngắn dương vật hơn so
với dân số bình thường.
Phân tích tần suất RLC theo EHS và theo
IIEF-5 trên nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung
bình là 58,31 ± 8,50 chúng tôi ghi nhận kết quả
lần lượt là 57,89% và 50%. Tần suất này tương
đương với hiệp hội niệu khoa Châu Âu đưa ra
vào năm 2012 là > 50%. Tuy nhiên theo một số
tác giả như Kadioglu(6) (2004) thì tần suất RLC
trên nhóm bệnh nhân Peyronie có biến dạng
dương vật là 31,5% và theo Palese M(12) (2004) thì
tần suất này là 30% nếu tính theo thang điểm
IIEF. Kết quả của chúng tôi có phần cao hơn
nhưng có thể giải thích như đã trình bày ở phần
bàn luận về độ tuổi. Các nghiên cứu trên thực
hiện ở quy mô cộng đồng lớn và phát hiện nhiều
bệnh nhân Peyronie có khoảng tuổi thấp hơn
của chúng tôi, thậm chí là ở lứa tuổi vị thành
niên nên khi tính kết quả chung của RLC đi kèm
sẽ thấy giảm tần suất hơn so với lứa tuổi trung
niên. Chúng tôi không so sánh với tần suất RLC
theo từng nhóm tuổi do ở nhóm nghiên cứu có
bệnh lý CDV đi kèm và các yếu tố nguy cơ của
bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường và rối
loạn mỡ máu cũng chính là các yếu tố có thể ảnh
hưởng đến RLC trên những bệnh nhân này.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân Peyronie, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
226
KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN PEYRONIE
Mai Bá Tiến Dũng *, Dương Quang Huy *
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên nhóm bệnh nhân Peyronie
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả. Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán
Peyronie đã ổn định trên 6 tháng và đồng ý phẫu thuật điều trị tại khoa Nam Học, bệnh viện Bình Dân, từ
01/2011 đến 31/7/2014.
Kết quả: Có tất cả 19 bệnh nhân được khảo sát. Độ tuổi trung bình là 58,31 ± 8,50 với các bệnh lý đi kèm
thường gặp là RLC (>50%), đái tháo đường (42,1%), rối loạn mỡ máu (36,8%) và tăng huyết áp (26,3%). Bệnh
nhân thường than phiền như khó khăn trong việc đưa dương vật vào quan hệ (50%), đau khi cương (47,4%),
đau khi quan hệ (38,9%) và làm đau bạn tình (33,3%). Bệnh gây ảnh hưởng tâm lý ít nhiều đến người bệnh
(52,6%) và tạo tâm lý e ngại né tránh quan hệ ở bạn tình (16,7%).
Kết luận: Peyronie gây ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động tình dục và tâm lý của người bệnh cũng như của
bạn tình.
Từ khóa: cong dương vật mắc phải, xơ hóa thể hang.
ABSTRACT
SURVEY OF PEYRONIE’S CHARACTERISTICS
Mai Ba Tien Dung, Duong Quang Huy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 226 - 231
Objective: Surveys of clinical and paraclinical characteristics in Peyronie’s disease
Patients and Methods: A descriptive prospective study. All patients had been diagnosed with Peyronie’s
disease stable over 6 months and agree surgical treatment at the Andrology Department, Binh Dan Hospital,
from January 1st 2011 to July 31st 2014.
Results: There are 19 patients were examined. The average age 58.31 ± 8.50 with the common comorbidity
was ED (> 50%), diabetes mellitus (42.1%), dyslipidemia (36.8%) and hypertension (26.3%). Patients often
complain of such difficulty in making love (50%), pain when erection (47.4%), pain during sex (38.9%) and
hurting their partners (33.3 %). The disease affects on his psychology (52.6%) and refusing sex from their
partners (16.7%).
Conclusion: Peyronie direct influence on sexual activity and the psychology of the patient and his partner.
Keywords: Acquired penile curvature (APC), Peyronie’s disease.
MỞ ĐẦU
Bệnh Peyronie được mô tả lần đầu tiên bởi
tác giả François Gigot de la Peyronie(1) vào năm
1743. Theo các tác giả Mulhall JP(10), Kumar B(7)
và Sommer F(16) thì tần suất bệnh Peyronie được
ghi nhận là từ 0,4-9%. Tuy nhiên, nguyên nhân
chính xác của tình trạng này vẫn chưa rõ ràng.
Bệnh được đặc trưng bởi sự hình thành các mô
sẹo cứng và có thể sờ thấy được trên bao trắng
thể hang của dương vật, dẫn đến tình trạng cong
và đau của dương vật khi cương cứng. Nhóm
bệnh này thường xuất hiện ở đàn ông từ 40 đến
70 tuổi (Gelbard(4) và Lindsay(8)) và tác động tâm
lý của nó là rất nghiêm trọng. Bệnh gây đau đớn
về thể chất cũng như cảm xúc cho cả bệnh nhân
lẫn bạn tình và hậu quả là họ sẽ né tránh trong
quan hệ tình dục.
Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có các báo cáo
* Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Dương Quang Huy ĐT: 0908003685 Email: moiden857@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
227
đầy đủ về đặc điểm ghi nhận được trên nhóm
bệnh nhân này. Do đó chúng tôi quyết định tiến
hành khảo sát các đặc điểm của nhóm bệnh
nhân này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả. Phương pháp thu thập số
liệu: phỏng vấn trực tiếp trên bản câu hỏi soạn
sẵn.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán Peyronie từ
01/2011 đã ổn định trên 6 tháng và đồng ý
phẫu thuật điều trị tại khoa Nam Học bệnh
viện Bình Dân.
Các bước tiến hành
Bệnh nhân được chẩn đoán Peyronie có đủ
xét nghiệm (siêu âm, sinh hóa máu, ECG) từ
phòng khám và có chỉ định phẫu thuật sẽ được
xem xét theo tiêu chuẩn chọn bệnh.
Tại phòng hội chẩn duyệt mổ, bệnh nhân sẽ
được:
- Khai thác bệnh sử: lý do khám bệnh, thời
điểm phát hiện và các ảnh hưởng do CDV gây ra
cho bệnh nhân và bạn tình, tiền căn có chấn
thương vùng dương vật và các yếu tố nguy cơ
(Cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,
nghiện rượu hay bệnh tim thiếu máu cục bộ).
Tần suất quan hệ hàng tháng hiện tại.
- Khám lâm sàng:
+ Đo chiều dài dương vật
+ Đánh giá độ cong và xoay của dương vật
bằng cách chụp hình lại
+ Ghi nhận vị trí mảng xơ
+ Đánh giá khả năng cương theo thang đo
EHS và thang điểm IIEF-5
+ Ghi nhận kết quả cận lâm sàng: chú ý số
lượng và kích thước mảng xơ đo trên siêu âm.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 01/2011 đến hết
tháng 07/2014, có tất cả 19 bệnh nhân được điều
trị Peyronie tại khoa Nam Học bệnh viện Bình
Dân. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và ghi
nhận kết quả như sau:
Biểu đồ 1. Lý do chính đến khám và điều trị
Tuổi trung bình của 19 bệnh nhân là 58,31 ±
8,50 (48-72 tuổi).
Phần lớn (17/19) các bệnh nhân đang chung
sống với vợ. Trong nhóm này có 1 trường hợp có
quan hệ bên ngoài và đang mong con vì con trai
lớn mất do tai nạn giao thông trong khi vợ đã
mãn kinh và không thể mang thai. Có 1 bệnh
nhân mặc dù chung sống với vợ nhưng đã
ngừng quan hệ trên 6 năm. Còn lại 2 trường hợp
độc thân đều có bạn tình quan hệ thường xuyên.
Bên cạnh than phiền chính và cũng là lý do
thúc đẩy bệnh nhân đến khám và xin phẫu thuật
điều trị, có nhiều trường hợp có 2 đến 3 than
phiền do Peyronie gây ra. Chúng tôi đi sâu vào
các hoạt động tình dục và ghi nhận các than
phiền khác như sau:
Biểu đồ 2: Các than phiền khi cương dương vật
Trong 10 trường hợp có ảnh hưởng đến tâm
lý chúng tôi ghi nhận: Lo sợ ung thư (4/10), mất
tự tin khi quan hệ (3/10) và bị nghi ngờ mắc
bệnh xã hội (3/10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
228
Biểu đồ 3. Các than phiền của bệnh nhân khi quan
hệ.
Về phía vợ và bạn tình, chúng tôi ghi nhận
gián tiếp các than phiền như sau: Phần lớn
(10/18) bạn tình không có than phiền gì đặc biệt.
Các than phiền nếu có của bạn tình chủ yếu là
đau khi giao hợp (6/18) và né tránh không muốn
giao hợp (3/18) do lo ngại mắc bệnh lây lan qua
đường tình dục.
Về tiền căn, chiếm nhiều nhất là đái tháo
đường (8/19), kế đến là rối loạn mỡ máu (7/19)
và tăng huyết áp (5/19). Trong nhóm có chấn
thương dương vật thì 2 trường hợp có phẫu
thuật trong quá khứ với chẩn đoán là gãy dương
vật, 1 trường hợp gãy không đồng ý phẫu thuật
và 1 trường hợp có thói quen tự bẻ dương vật
cho đến khi nghe âm thanh “cóc” với suy nghĩ sẽ
kéo dài thời gian quan hệ. Chúng tôi không nghi
nhận các trường hợp co rút Dupuytren.
Hầu hết bệnh nhân (15/19) tự sờ thấy nốt xơ
ở dương vật với thời gian trung bình từ lúc phát
hiện đến lúc phẫu thuật là 13,85 ± 8,34 tháng
(ngắn nhất là 6 tháng và lâu nhất là 36 tháng).
Thời gian từ lúc xảy ra CDV đến khi đồng ý tiến
hành phẫu thuật trung bình là 11,15 ± 4,18 tháng
(ngắn nhất là 6 tháng và lâu nhất là 24 tháng).
Hầu hết bệnh nhân (18/19) vẫn có hoạt động
tình dục đều đặn với tần suất quan hệ của bệnh
nhân trung bình là 4,28 ± 2,24 (1-9) lần mỗi
tháng. Một bệnh nhân duy nhất không có quan
hệ tình dục trên 6 năm xin điều trị vì lý do
cương đau mỗi sáng.
Chiều dài dương vật khi cương trung bình
là 11,21 ± 2,09 cm (9-16cm). Vị trí mảng xơ trên
thân dương vật ghi nhận chủ yếu ở 1/3 giữa
(9/19) và 1/3 sau (9/19). Còn theo chu vi thì
mảng xơ phân bố với tỉ lệ như sau: cạnh trái
(8/19), cạnh phải (1/19), mặt lưng (6/19) và mặt
bụng (4/19).
A B
Biểu đồ 4. Phân loại độ cương trước mổ theo thang đo EHS (A) và IIEF-5 (B)
Trong 19 trường hợp Peyronie, siêu âm phát
hiện mảng xơ được 13 trường hợp, chiếm tỉ lệ
68,42%. Trong 13 trường hợp này thì có 6 trường
hợp siêu âm ghi nhận có nhiều hơn một mảng
xơ, còn lại 7 trường hợp thì chỉ phát hiện duy
nhất một mảng xơ phù hợp với khám lâm sàng.
Diện tích mảng xơ lớn nhất đo được trên
siêu âm có kích thước trung bình là 72,59 ± 75.78
mm2. Diện tích mảng xơ nhỏ nhất phát hiện
được trên siêu âm là 15,51mm2 và lớn nhất được
ghi nhận là 207mm2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
229
Đa số các trường hợp (13/19) là cong về một
hướng đơn thuần chiếm 68,4%, trong khi chỉ có
6/19 trường hợp là cong phức tạp (31,6%).
Không có trường hợp nào có biến dạng dương
vật kiểu thắt eo, hình chai hay hình chữ “S”.
A B
Biểu đồ 5. Phân bố hướng cong (A) và độ cong (B) của dương vật
Có 1 trường hợp miệng niệu đạo xoay trái 15
độ và 1 trường hợp miệng niệu đạo xoay phải 60
độ.
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của 19 bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi là 58,31 ± 8,50 (48-72
tuổi). Mặc dù không còn ở độ tuổi hoạt động
tình dục mạnh mẻ nhưng hầu hết bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu (18/19) vẫn còn hoạt
động tình dục đều đặn. Các báo cáo khác trên
thế giới cũng có cùng độ tuổi trung bình tương
đương với nghiên cứu của chúng tôi. Theo tác
giả Raanan Tal(14) (2012) còn cho thấy nhóm bệnh
lý này có thể xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên
với tần suất khoảng 2,5% và đôi khi bị chẩn đoán
lầm với nhóm CDV bẩm sinh.
Bảng 1. So sánh ảnh hưởng trong quan hệ tình dục của CDV bẩm sinh và Peyronie.
Yếu tố ảnh hưởng CDV bẩm sinh V. H. Tâm
(18)
- 2010 Peyronie Chúng tôi - 2014
Đau khi quan hệ - 38,9%
Quan hệ khó khăn 63% 50%
Không thể quan hệ 14,8% 0%
Bạn tình đau 40,7% 33,3%
Mặc dù, các yếu tố ảnh hưởng trên đời sống
tình dục của CDV gần giống nhau giữa 2 nhóm,
tuy nhiên ta có thể nhận thấy tần suất của mỗi
nhóm yếu tố ở Peyronie có phần thấp hơn nhóm
bẩm sinh. Lý giải cho vấn đề nêu trên, tác giả D.
Yachia(19) cho rằng bệnh nhân Peyronie có một
cuộc sống tình dục được thành lập với các đối
tác ổn định và không cần thiết phải thay đổi.
Ngay cả bệnh nhân với độ cong 45 độ vẫn có thể
tiếp tục thỏa mãn yêu cầu đời sống tình dục nếu
họ không xuất hiện rối loạn chức năng cương đi
kèm. Thêm vào đó việc biến dạng của dương vật
diễn tiến từ từ theo thời gian nên được bạn tình
dễ dàng thông cảm và chấp nhận.
Bảng 2. So sánh các yếu tố nguy cơ của Peyronie.
Tác giả Năm N Tăng huyết áp Đái tháo đường Rối loạn mỡ máu Co rút Dupuytren
Oktar
(11)
2003 484 16,7% 28,3% 35,1% -
Usta
(17)
2004 469 27,3% 17,2% 18,3% 17,2%
Shiraishi
(15)
2012 12 58% 30% 30% -
Lopes
(16)
2013 117 48,7% 35,9% 53,8% -
Chúng tôi 2014 19 26,3% 42,1% 36,84% 0%
Chúng tôi nhận thấy các yếu tố nguy cơ hay
bệnh lý đi kèm thường gặp với tần suất không
giống nhau giữa các nghiên cứu. Lý giải cho
điều này là do bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo
đường và rối loạn mỡ máu có đặc điểm liên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
230
quan đến chủng tộc, thói quen sinh hoạt nên
tần suất có thể khác nhau giữa các nghiên cứu.
Một trong các nguyên nhân gây Peyronie đã
được thừa nhận và có thể khảo sát trong tiền căn
là chấn thương dương vật thì chúng tôi ghi nhận
được 3 trường hợp (15,79%). Tần suất này trong
nghiên cứu của Usta(17) là 13,2%, của Perimenis(13)
là 13,4% và của Carrieri(2) là 21,6%. Điều đáng
chú ý ở đây là trong 3 trường hợp của chúng tôi
có 2 trường hợp gãy dương vật có can thiệp
phẫu thuật nhưng diễn tiến bệnh sau đó vẫn làm
CDV cho thấy phẫu thuật điều trị gãy dương vật
chỉ giúp giảm biến chứng cong chứ không ngăn
ngừa tình trạng CDV. Đồng quan điểm này có
các tác giả Yamaçake(20) (2013) và El-Housseiny(3)
(2010) khi khảo sát kết quả lâu dài trên nhóm
bệnh nhân gãy dương vật đã điều trị phẫu thuật
với tần suất xuất hiện CDV lần lượt là 11,4% và
3,2%.
Bảng 4. So sánh hướng cong trong nhóm bẩm sinh
và mắc phải.
Nghiên cứu
Tác giả
CDV bẩm sinh Peyronie
Hsieh
JT
(5)
2007
V.H.Tâm
2010
Ivo Lopes
2013
Chúng
tôi 2014
N 114 36 117 19
Cong lên 2,6% 0% 43,6% 15,79%
Cong xuống 60,5% 27,8% 1,6% 31,58%
Cong trái 23,7% 41,7%
27,4%
21,05%
Cong phải 3,5% 5,6% 0%
Cong phức tạp 9,7% 25% 27,4% 31,58%
Từ bảng trên có thể nhận thấy hướng cong
lên trên trong nhóm CDV bẩm sinh ít gặp hơn
và được lý giải là do không ảnh hưởng đến tư
thế khi quan hệ nên các bệnh nhân ít có yêu cầu
chỉnh thẳng dương vật. Trái lại, ở nhóm
Peyronie chúng tôi lại gặp nhiều hướng cong lên
trên và vị trí mảng xơ ở mặt lưng cũng nhiều.
Điều này có thể lý giải do các vi chấn thương
hình thành trong nhóm Peyronie đến từ tư thế
giao hợp truyền thống khi mặt lưng dương vật
có sự ma sát nhiều với mặt dưới xương vệ của
đối tác.
Bên cạnh đó, tình trạng cong phức tạp lại
gặp nhiều ở nhóm Peyronie. Điều này được cho
là hậu quả của mảng xơ gây co kéo, hướng co
kéo và trên dương vật có thể có nhiều mảng xơ
xuất hiện cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau tạo ra
các góc co kéo khác nhau.
Biểu đồ 6. Chiều dài dương vật của nghiên cứu này
với nhóm CDV bẩm sinh và trên nam giới trưởng
thành đều được tiến hành tại Việt Nam.
Biểu đồ trên chúng tôi so sánh chiều dài
dương vật của nghiên cứu này với nhóm CDV
bẩm sinh và trên nam giới trưởng thành đều
được tiến hành tại Việt Nam. Khác với CDV bẩm
sinh có chiều dài dương vật khi cương 12,69 ±
0,69 cm có phần trội hơn so với dân số bình
thường là 11,2 ± 1,7 cm, đối với nhóm Peyronie
chúng tôi nhận thấy chiều dài dương vật khi
cương là 11,21 ± 2,08 cm tương đương với dân số
Việt Nam trưởng thành. Điều này là một bất lợi
cho nhóm bệnh lý Peyronie khi tiến hành phẫu
thuật vì khả năng làm ngắn dương vật hơn so
với dân số bình thường.
Phân tích tần suất RLC theo EHS và theo
IIEF-5 trên nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung
bình là 58,31 ± 8,50 chúng tôi ghi nhận kết quả
lần lượt là 57,89% và 50%. Tần suất này tương
đương với hiệp hội niệu khoa Châu Âu đưa ra
vào năm 2012 là > 50%. Tuy nhiên theo một số
tác giả như Kadioglu(6) (2004) thì tần suất RLC
trên nhóm bệnh nhân Peyronie có biến dạng
dương vật là 31,5% và theo Palese M(12) (2004) thì
tần suất này là 30% nếu tính theo thang điểm
IIEF. Kết quả của chúng tôi có phần cao hơn
nhưng có thể giải thích như đã trình bày ở phần
bàn luận về độ tuổi. Các nghiên cứu trên thực
hiện ở quy mô cộng đồng lớn và phát hiện nhiều
bệnh nhân Peyronie có khoảng tuổi thấp hơn
của chúng tôi, thậm chí là ở lứa tuổi vị thành
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
231
niên nên khi tính kết quả chung của RLC đi kèm
sẽ thấy giảm tần suất hơn so với lứa tuổi trung
niên. Chúng tôi không so sánh với tần suất RLC
theo từng nhóm tuổi do ở nhóm nghiên cứu có
bệnh lý CDV đi kèm và các yếu tố nguy cơ của
bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường và rối
loạn mỡ máu cũng chính là các yếu tố có thể ảnh
hưởng đến RLC trên những bệnh nhân này.
KẾT LUẬN
Peyronie là một bệnh lý lành tính hiếm gặp
xuất hiện ở độ tuổi trung niên và gây ảnh hưởng
trực tiếp lên hoạt động tình dục và tâm lý của
người bệnh cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến
bạn tình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akkus E (2007), Historical review of Peyronie's disease,
Peyronie's Disease: A Guide to Clinical Management;
Humana Press Inc, Totowa, New Jersey; pp.1-8
2. Carrieri MP, Serraino D, Palmiotto F, Nucci G, Sasso F (1998),
A case-control study on risk factors for Pey-ronie’s disease,
The Journal of Clinical Epidemiology; 51, pp.511–515.
3. El-Housseiny II, Hossam ST, Mohsen T, Ihab AH, and El-
Assmy A (2010), Penile Fracture: Long-term outcome of
immediate surgical intervention, Urology; 75, Elsevier Inc,
pp.108 –111.
4. Gelbard MK, Dorey F, James K (1990), The natural history of
Peyronie's disease, The Journal of Urology; 144 (6), pp.1376-
1379.
5. Hsieh JT, Liu SP (2007), Correction of congenital penile
curvature using modified tunical plication with absorbable
sutures: the long-term outcome and patient satisfaction,
European Urology; 52 (1), pp.261-266
6. Kadioglu A, Oktar T, Kandirali E, Kendirci M, Sanli O, Ozsoy
C (2004), Incidentally diagnosed Peyronie’s disease in men
presenting with erectile dysfunction, International Journal of
Impotence Research; 16, pp.540–543
7. Kumar B, Narang T, Gupta S (2006), A clinico-aetiological and
ultrasonographic study of Peyronie’s disease, Sex Health; 3
(2), pp.113-118.
8. Lindsay MB, Schain DM, Grambsch P, Benson RC, Beard CM,
Kurland LT (1991), The incidence of Peyronie's disease in
Rochester, Minnesota, 1950 through 1984, The Journal of
Urology; 146 (4), pp.1007-1009.
9. Lopes I, Tomada N, Vendeira (2013). Penile corporoplasty
with Yachia’s technique for Peyronie’s disease: Single center
experience with 117 patients, Urology Annals; 5 (3), pp.167-
171.
10. Mulhall JP, Creech SD, Boorjian SA, Ghaly S, Kim ED, Moty A
(2004), Subjective and objective analysis of the prevalence of
Peyronie's disease in a population of men presenting for
prostate cancer screening, The Journal of Urology; 171 (6 Pt 1),
pp.2350-2353.
11. Oktar T, Kendirci M, Sanli O, Kadioglu A (2003), The impact
of risk factors on the severity of penile deformity in 484
Peyronie’s patients, The Journal of Urology; 169 (4), suppl,
pp.274.
12. Palese M, Guhring P, Mulhall JP (2006) Erectile function
profiles in men with Peyronie's disease, The Journal of
Urology; 175 (5), pp.1807-1811.
13. Perimenis P, Athanasopoulos A, Gyftopoulos K, Katsenis G,
Barbalias G (2002), Peyronie’s disease: epidemiology and
clinical presentation of 134 cases. International Journal of
Urology and Nephrology; 32, pp.691–694.
14. Raanan T, Matthew S. Hall, Byron Alex, Judy Choi và Mulhall
JP (2012), Peyronie’s Disease in teenagers. The journal of
Sexual Medicine; 9 (1), pp.302-308
15. Shiraishi K, Shimabukuro T, Matsuyama H (2012), The
prevalence of Peyronie's disease in Japan: a study in men
undergoing maintenance hemodialysis and routine health
checks. The journal of Sexual Medicine, 9 (10), pp.2716-2723.
16. Sommer F, Schwarzer U, Wassmer G (2002), Epidemiology of
Peyronie’s disease. International Journal of Impotence
Research; 14 (5), pp.379-383.
17. Usta MF, Bivalacqua TJ, Jabren GW, Myers L, Sanabria J,
Sikka SC (2004), Relationship between the severity of penile
curvature and the presence of comorbidities in men with
Peyronie's disease, The Journal of Urology; 171 (2 Pt 1), pp.775-
779.
18. Võ Hoàng Tâm (2010), Điều trị CDV bẩm sinh bằng kỹ thuật
khâu gấp bao trắng, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh.
19. Yachia D (2007), Acquired penile curvatures: Peyronie’s
disease, Text atlas of penile surgery; pp.113 – 124
20. Yamaçake KGR, Tavares A, Padovani GP, Guglielmetti GB,
Cury J, Srougi M (2003), Long-term treatment outcomes
between surgical correction and conservative management for
penile fracture: Retrospective analysis, Korean Journal of
Urology; 54, pp.472-476
Ngày nhận bài báo: 10/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_dac_diem_cua_benh_nhan_peyronie.pdf