Thời gian đau đến khi phẫu thuật và
thương tổn khi phẫu thuật
Chúng tôi đánh giá thời gian trung bình từ
khi đau đến khi phẫu thuật ở 12 trường hợp bảo
tồn và 21 trường hợp cắt tinh hoàn. Ở nhóm bảo
tồn tinh hoàn là 21 ± 26,4 giờ (4 giờ - 4 ngày) và ở
nhóm cắt tinh hoàn là 8,4 ± 7,2 ngày (10 giờ - 30
ngày). Tác giả Annette(1) khảo sát 200 trường hợp
xoắn dây tinh trong 20 năm tại Hoa Kỳ ghi nhận
thời gian từ khi đau đến khi phẫu thuật ở 116
trường hợp bảo tồn là 5 giờ (0.5 giờ – 6 ngày) và
ở 70 trường hợp cắt tinh hoàn là 2.2 ngày (2.5 giờ
– 14 ngày).
Trong lúc phẫu thuật chúng tôi nhận thấy
mức độ xoắn dây tinh ở cả 2 nhóm như sau:
nhóm bảo tồn với trung vị 3600 (1800 – 5400) và
nhóm cắt tinh hoàn với trung vị 5400 (1800 –
10800). Mức độ xoắn trong nghiên cứu của tác giả
Annette(1): ở nhóm bảo tồn với trung vị là 3600
(1800– 10800) và ở nhóm cắt tinh hoàn với trung
vị là 5400 (1800– 10800).
Tỉ lệ bảo tồn tinh hoàn trong nghiên cứu của
chúng tôi là 36% (12) và tỉ lệ cắt tinh hoàn là 64%
(21). Tác giả Annette ghi nhận tỉ lệ bảo tồn là
62% (116) và cắt tinh hoàn là 38% (70). Chúng tôi
nhận thấy thời gian từ lúc đau đến lúc phẫu
thuật ở cả hai nhóm đều trễ hơn so với tác giả
Annette. Tỉ lệ bảo tồn tinh hoàn tỉ lệ nghịch với
thời gian từ lúc đau đến lúc phẫu thuật. Ở nước
ta, người bệnh đến bệnh viện trễ hơn do vậy khả
năng bảo tồn tinh hoàn thấp hơn. Đa phần các
trường hợp đến bệnh viện sớm trước 24 giờ khả
năng bảo tồn được tinh hoàn cao và thời gian
trung bình được tính bằng giờ. Ngược lại các
trường hợp đến trễ sau 24 giờ khả năng cắt tinh
hoàn khá cao và thời gian trung bình tính bằng
ngày. Về khảo sát trung vị của mức độ xoắn dây
tinh khi phẫu thuật chúng tôi nhận thấy có sự
tương đồng với tác giả Annette.
Sau phẫu thuật chúng tôi đánh giá thời gian
nằm viện trung bình của bệnh nhân là 3,5 ± 1
ngày. Trường hợp nằm viện ngắn nhất là 3 ngày
và dài nhất là 7 ngày. Thời gian nằm viện tương
đồng với kết quả của các tác giả trên thế
giới
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các trường hợp xoắn dây tinh tại bệnh viện bình dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
237
KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP XOẮN DÂY TINH
TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Lê Vũ Tân*, Dương Quang Huy *, Trà Anh Duy*, Nguyễn Hồ Vĩnh Phước*, Phạm Văn Hảo*,
Đặng Quang Tuấn*, Mai Bá Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Xoắn dây tinh là một cấp cứu niệu – sinh dục thường gặp ở nam giới. Chẩn đoán
chính xác và điều trị kịp thời giúp bảo tồn tinh hoàn. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm khảo sát các đặc
điểm lâm sàng, thương tổn khi phẫu thuật và đánh giá các nguyên nhân làm chậm trễ xử trí xoắn dây tinh tại
bệnh viện Bình Dân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả các trường hợp bệnh tại bệnh viện Bình Dân
trong thời gian từ 01/2013 - 03/2015.
Kết quả: 33 trường hợp xoắn dây tinh với tuổi trung bình là 19,9 ± 7,5 (11 đến 44) nhập viện trong nghiên
cứu của chúng tôi. Các triệu chứng thường ghi nhận trên bệnh nhân là đau bìu đột ngột, tinh hoàn nằm cao, tăng
mật độ và mất phản xạ bìu. 12 trường hợp (36%) chúng tôi bảo tồn được tinh hoàn và 21 trường hợp (64%) phải
cắt bỏ tinh hoàn với các nguyên nhân: tự điều trị và chẩn đoán tuyến trước là viêm tinh hoàn. Siêu âm Doppler
bìu ghi nhận hình ảnh xoắn dây tinh ở 31 trường hợp (94%). Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi phẫu thuật
là 21 ± 26,4 giờ (4 giờ - 4 ngày) ở nhóm được điều trị bảo tồn và 8,4 ± 7,2 ngày (10 giờ - 30 ngày) ở nhóm được
cắt tinh hoàn. Mức độ xoắn ở nhóm được điều trị bảo tồn có trung vị là 3600 (1800 – 5400) và ở nhóm được cắt
tinh hoàn là 5400 (1800 – 10800). Thời gian nằm viện trung bình là 3,5 ± 1 ngày (3 – 7 ngày).
Kết luận: Bệnh nhân đau bìu cấp cần nghĩ đến xoắn dây tinh đầu tiên cho đến khi có bằng chứng loại trừ.
Chẩn đoán chính xác và phẫu thuật kịp thời giúp bảo tồn tinh hoàn.
Từ khóa: xoắn dây tinh, đau bìu cấp, phẫu thuật.
ABSTRACT
INVESTIGATE THE CHARACTERISTICS OF SPERMATIC CORD TORSION
AT BINH DAN HOSPITAL
Le Vu Tan, Duong Quang Huy, Tra Anh Duy, Nguyen Ho Vinh Phuoc, Pham Van Hao,
Dang Quang Tuan, Mai Ba Tien Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 237 - 242
Introduction and objective: spermatic cord torsion is a common surgical emergency. Right diagnosis and
timely treatment conserve the testis. The main objective of this study is to evaluate the clinical characteristics,
surgery lesion and late diagnosis reason in spermatic cord torsion patients at Binh Dan hospital.
Patients and methods: This was a case series at Binh Dan hospital from 01/2013 to 03/2015.
Results: 33 patients were admitted in our study, the mean age was 19.9 ± 7.5 (11 to 44)
Common symptoms were: sudden onset of scrotal pain (94%), increase tenderness (91%), high position of the
testis (82%) and absence of the cremasteric reflex (70%). At the time of exploration the torsional testicles were
considered viable in 12 cases (36%) and in the remaining 21 cases (64%), the testis was considered nonviable and
removed due to: late admission, treat themselves and wrong primary diagnosis. Mean time of duration of
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Lê Vũ Tân ĐT: 090331017 Email: levutan@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
238
symptoms up to surgical exploration was 21 ± 26.4 hours (4 hours - 4 days) in the conservative group and 8.4 ±
7.2 days (10 hours - 30 days) in the orchiectomy group. The median degree of torsion was 3600 (1800 – 5400) in the
conservative group and 5400 (1800 – 10800) in the orchiectomy group.
Conclusion: Spermatic cord torsion must be eliminated in acute scrotum. Right diagnosis and timely
treatment conserve the testis
Key words: Spermatic cord torsion, acute scrotum, surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoắn dây tinh là một cấp cứu niệu – sinh dục
thường gặp ở nam giới(5,13), chiếm tỷ lệ khoảng
8,6/100000 nam giới từ 10 đến 19 tuổi(8) và là một
trong những nguyên nhân dẫn đến mất tinh
hoàn ở nam giới.
Xoắn dây tinh cũng thường được ghi nhận
trong các trường hợp đến khám tại bệnh viện
Bình Dân. Chúng tôi tiếp nhận các trường hợp
bệnh nhân đến khám trực tiếp và được chuyển
đến từ tuyến dưới. Một số trường hợp đến với
chúng tôi khá trễ với nhiều lý do khác nhau
khiến tinh hoàn hoại tử và không giữ được. Việc
chẩn đoán và điều trị kịp thời xoắn dây tinh giúp
bảo tồn được tinh hoàn.
Để đánh giá sâu sắc hơn về vấn đề này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát các
trường hợp xoắn dây tinh tại bệnh viện Bình
Dân”.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm
khảo sát các đặc điểm lâm sàng, thương tổn khi
phẫu thuật và ghi nhận các nguyên nhân làm
chậm trễ chẩn đoán trên bệnh nhân xoắn dây
tinh tại bệnh viện Bình Dân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân xoắn dây tinh tại bệnh viện Bình
Dân từ 01/2013 - 03/2015.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả những bệnh nhân chẩn đoán xoắn dây
tinh và điều trị tại bệnh viện Bình Dân trong thời
gian nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không hợp tác nên không
theo dõi được bệnh.
Những bệnh nhân trốn viện .
Những bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu mô tả các trường hợp bệnh tại bệnh
viện Bình Dân trong thời gian từ 01/2013 -
03/2015.
Cách thức thực hiện
Bệnh nhân đau bìu cấp đến khám tại bệnh
viện Bình Dân nếu nghi ngờ xoắn dây tinh được
nhập khoa cấp cứu và siêu âm doppler bẹn, bìu,
dương vật sau đó được tiến hành phẫu thuật.
Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được thu
thập các thông tin dựa vào bảng câu hỏi soạn
sẵn: hành chính, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng, đánh giá tổn thương trong
phẫu thuật, thời gian nằm viện.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu từ 01/2013 đến
03/2015 chúng tôi ghi nhận có 33 trường hợp
nhập vào khoa cấp cứu bệnh viện Bình Dân. 12
trường hợp (36%) bảo tồn được tinh hoàn và 21
trường hợp (64%) phải cắt tinh hoàn.
Đặc điểm chung của mẫu
Tuổi: nhỏ nhất là 11 tuổi và lớn nhất là 44
tuổi, trung bình 19,9 tuổi. Phân bố tuổi là 19,9
± 7,5.
Nơi ở: đa số ngoài TPHCM chiếm 76% (25
trường hợp), 24% (8 trường hợp) ở TPHCM.
Triệu chứng lâm sàng
Chúng tôi ghi nhận 4 triệu chứng thường
gặp được trình bày như sau:
Bảng 1: 4 triệu chứng thường gặp trên bệnh nhân
xoắn dây tinh
Lâm sàng Số trường hợp Tỉ lệ %
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
239
Đau đột ngột (+) 31 94
(-) 2 6
Giảm hay mất
phản xạ bìu
(+) 23 70
(-) 10 30
Mật độ tinh hoàn Chắc 30 91
Mềm 3 9
Tinh hoàn nằm cao (+) 27 82
(-) 6 18
Đặc điểm cận lâm sàng
Kết quả cận lâm sàng được trình bày trong
Bảng 2 như sau:
Bảng 2: siêu âm và bạch cầu trong nước tiểu
Cận lâm sàng Số trường hợp Tỉ lệ %
Siêu âm Doppler bìu
Xoắn 31 94
Không 2 6
Bạch cầu niệu
(+) 2 6
(-) 31 94
Thời gian đau đến khi phẫu thuật và mức
độ xoắn khi phẫu thuật
Bảng 3: thời gian từ khi đau đến khi phẫu thuật và
mức độ xoắn khi phẫu thuật
Nhóm bảo tồn
tinh hoàn
Nhóm cắt
tinh hoàn
Thời gian đau
đến khi phẫu thuật
21 ± 26,4 giờ
(4 giờ - 4 ngày)
8,4 ± 7,2 ngày
(10 giờ - 30 ngày)
Mức độ xoắn
khi phẫu thuật
Trung vị 360
0
(180
0
– 540
0
)
Trung vị 540
0
(180
0
– 1080
0
).
Sau phẫu thuật chúng tôi đánh giá thời gian
nằm viện trung bình của bệnh nhân là 3,5 ± 1
ngày. Trường hợp nằm viện ngắn nhất là 3 ngày
và dài nhất là 7 ngày.
Nguyên nhân đến trễ
Chúng tôi tiến hành khảo sát nguyên nhân
đến trễ sau 1 ngày ở 23 trường hợp (2 bảo tồn
tinh hoàn và 21 cắt tinh hoàn) và ghi nhận như
sau: 13 trường hợp (57%) chẩn đoán tuyến trước
là viêm tinh hoàn và 10 trường hợp (43%) tự
điều trị.
BÀN LUẬN
Xoắn dây tinh là hiện tượng thừng tinh bị
xoắn quanh trục làm tắc nghẽn mạch máu nuôi
tinh hoàn, dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại
tử tinh hoàn(12,13,15). Bất thường về giải phẫu dẫn
đến xoắn dây tinh là khiếm khuyết hình quả lắc,
ghi nhận trên 12% ở nam giới(10).
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi có độ tuổi từ 11 đến 44 tuổi, trung bình
là 19,9 ± 17,5 tuổi. Theo tác giả Annette E.,
nghiên cứu hồi cứu 186 trường hợp tại Hoa Kỳ
ghi nhận lứa tuổi trung bình là 14 tuổi(1). Độ tuổi
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có sự
tương đồng với các tác giả trên thế giới. Xoắn
dây tinh hay gặp quanh độ tuổi dậy thì ở trẻ(19).
Chúng tôi khảo sát nơi ở của bệnh nhân ghi
nhận đa số từ ngoài TPHCM với 76% (25 trường
hợp), 24% (8 trường hợp) ở TPHCM. Chúng tôi
nhận thấy đa phần bệnh nhân ngoài TPHCM và
tỉ lệ đến trễ khá cao. Có thể những địa phương
ngoài TPHCM phương tiện chẩn đoán cũng như
kiến thức của người dân về bệnh tật còn thấp.
Do vậy họ đến cơ sở y tế chậm trễ và giảm khả
năng bảo tồn tinh hoàn. Chúng tôi chưa ghi
nhận các tác giả khác trên thế giới khảo sát về
nơi ở của người bệnh.
Triệu chứng lâm sàng
Các đặc điểm lâm sàng chúng tôi ghi nhận
trên bệnh nhân bao gồm: Đau đột ngột, giảm
hay mất phản xạ bìu, mật độ tinh hoàn chắc và
tinh hoàn nằm cao.
31 trường hợp (94%) có triệu chứng đau đột
ngột ở bìu. Matthias W. ghi nhận tỉ lệ này trên 62
trường hợp xoắn dây tinh tại Áo là 96%(11). Tỉ lệ
đau đột ngột trong báo cáo của Liu C. khi khảo
sát 41 trường hợp xoắn dây tinh tại Đài Loan là
90%(9). Đây là triệu chứng kinh điển và rất quan
trọng trong chẩn đoán xoắn dây tinh(8).
Chúng tôi nhận thấy có 23 trường hợp (70%)
giảm hoặc mất phản xạ cơ bìu. Tỉ lệ này trong
nghiên cứu của Matthias là 72%(11). Boaz K. ghi
nhận 90,3% các trường hợp giảm hoặc mất phản
xạ bìu khi khảo sát 31 trường hợp xoắn dây tinh
tại Mỹ(3). 30 trường hợp (91%) chúng tôi khám
thấy tinh hoàn chắc. Tỉ lệ này trong báo cáo của
Boaz K. là 92,7%(3). Liu C. nhận thấy tỉ lệ tinh
hoàn chắc khi khám khá cao chiếm 97,6%(9).
Tinh hoàn nằm cao được ghi nhận ở 27
trường hợp (82%). Tỉ lệ này trong báo cáo của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
240
Boaz là 72,5%(3). Đây là triệu chứng thường
gặp trên bệnh nhân xoắn dây tinh và là dấu
hiệu quan trọng cần ghi nhận để chẩn đoán
phân biệt với các trường hợp viêm tinh hoàn
và mào tinh cấp(19).
Nhìn chung tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng
trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với
các tác giả trên thế giới. Trước một bệnh nhân
đau đột ngột ở bìu chúng ta cần nghĩ đến xoắn
dây tinh trước khi nghĩ đến các bệnh lý
khác(5,7,8,10). Giảm hay mất phản xạ bìu và tăng
mật độ tinh hoàn là hai triệu chứng thường gặp
và cần được ghi nhận trong khi khám các bệnh
nhân nghi ngờ xoắn dây tinh(5,7,8). Boaz K.(3) và
Tali(18) nhận thấy các triệu chứng trên đây rất phổ
biến ở các bệnh nhân xoắn dây tinh và có giá trị
chẩn đoán rất cao khi hiện diện đầy đủ. Các tác
giả khuyến cáo khi có đủ cả 4 triệu chứng trên có
thể chẩn đoán xác định xoắn dây tinh và phẫu
thuật khẩn cấp mà không cần đợi kết quả khảo
sát tưới máu tinh hoàn của siêu âm Doppler bìu.
Đặc điểm cận lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi siêu âm
Doppler bìu phát hiện 31 trường hợp xoắn dây
tinh chiếm 94%, 2 trường hợp không ghi nhận
hình ảnh xoắn khi siêu âm. Tỉ lệ phát hiện trong
nghiên cứu của Matthias là 96,8% (60 trường
hợp) và 3,2% (2 trường hợp) không phát hiện
trên siêu âm(11). Trong nghiên cứu của Boaz tỉ lệ
phát hiện xoắn dây tinh là 88,8% (16 trường
hợp), 11,2% (2 trường hợp) không thấy hình ảnh
xoắn trên siêu âm(3). Các tác giả đều ghi nhận độ
nhạy của siêu âm Doppler bìu rất dao động từ 63
– 90%, độ đặc hiệu 97 – 100%, giá trị tiên đoán
dương 100% và giá trị tiên đoán âm
97,5%(3,8,10,11,14,19). Họ khuyến cáo quyết định phẫu
thuật trên bệnh nhân xoắn dây tinh phải dựa vào
lâm sàng chứ không dựa hoàn toàn vào siêu âm
Doppler bìu. Hiện nay trên thế giới đang áp
dụng siêu âm độ phân giải cao (High resolution
ultrasonography – HRUS) với độ nhạy lên đến
97,3% và độ đặc hiệu là 99%(8,14,19).
Đa phần các trường hợp không ghi nhận
bạch cầu niệu chiếm 94% (31), chỉ có 2 trường
hợp hiện diện bạch cầu niệu. Tali(18) không phát
hiện trường hợp xoắn dây tinh nào có bạch cầu
niệu. Bạch cầu niệu ít được ghi nhận trong các
trường hợp xoắn dây tinh, thường dương tính
trong viêm tinh hoàn mào tinh cấp. Tuy nhiên,
tổng phân tích nước tiểu bình thường không loại
trừ viêm tinh hoàn mào tinh cấp và bất thường
cũng không loại trừ xoắn dây tinh(8,19).
Thời gian đau đến khi phẫu thuật và
thương tổn khi phẫu thuật
Chúng tôi đánh giá thời gian trung bình từ
khi đau đến khi phẫu thuật ở 12 trường hợp bảo
tồn và 21 trường hợp cắt tinh hoàn. Ở nhóm bảo
tồn tinh hoàn là 21 ± 26,4 giờ (4 giờ - 4 ngày) và ở
nhóm cắt tinh hoàn là 8,4 ± 7,2 ngày (10 giờ - 30
ngày). Tác giả Annette(1) khảo sát 200 trường hợp
xoắn dây tinh trong 20 năm tại Hoa Kỳ ghi nhận
thời gian từ khi đau đến khi phẫu thuật ở 116
trường hợp bảo tồn là 5 giờ (0.5 giờ – 6 ngày) và
ở 70 trường hợp cắt tinh hoàn là 2.2 ngày (2.5 giờ
– 14 ngày).
Trong lúc phẫu thuật chúng tôi nhận thấy
mức độ xoắn dây tinh ở cả 2 nhóm như sau:
nhóm bảo tồn với trung vị 3600 (1800 – 5400) và
nhóm cắt tinh hoàn với trung vị 5400 (1800 –
10800). Mức độ xoắn trong nghiên cứu của tác giả
Annette(1): ở nhóm bảo tồn với trung vị là 3600
(1800 – 10800) và ở nhóm cắt tinh hoàn với trung
vị là 5400 (1800 – 10800).
Tỉ lệ bảo tồn tinh hoàn trong nghiên cứu của
chúng tôi là 36% (12) và tỉ lệ cắt tinh hoàn là 64%
(21). Tác giả Annette ghi nhận tỉ lệ bảo tồn là
62% (116) và cắt tinh hoàn là 38% (70). Chúng tôi
nhận thấy thời gian từ lúc đau đến lúc phẫu
thuật ở cả hai nhóm đều trễ hơn so với tác giả
Annette. Tỉ lệ bảo tồn tinh hoàn tỉ lệ nghịch với
thời gian từ lúc đau đến lúc phẫu thuật. Ở nước
ta, người bệnh đến bệnh viện trễ hơn do vậy khả
năng bảo tồn tinh hoàn thấp hơn. Đa phần các
trường hợp đến bệnh viện sớm trước 24 giờ khả
năng bảo tồn được tinh hoàn cao và thời gian
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
241
trung bình được tính bằng giờ. Ngược lại các
trường hợp đến trễ sau 24 giờ khả năng cắt tinh
hoàn khá cao và thời gian trung bình tính bằng
ngày. Về khảo sát trung vị của mức độ xoắn dây
tinh khi phẫu thuật chúng tôi nhận thấy có sự
tương đồng với tác giả Annette.
Sau phẫu thuật chúng tôi đánh giá thời gian
nằm viện trung bình của bệnh nhân là 3,5 ± 1
ngày. Trường hợp nằm viện ngắn nhất là 3 ngày
và dài nhất là 7 ngày. Thời gian nằm viện tương
đồng với kết quả của các tác giả trên thế
giới(1,3,4,18).
Nguyên nhân đến trễ
Chúng tôi tiến hành khảo sát nguyên nhân
đến trễ sau 1 ngày ở 23 trường hợp (2 bảo tồn
tinh hoàn và 21 cắt tinh hoàn) như sau: 13 trường
hợp (57%) chẩn đoán tuyến trước là viêm tinh
hoàn và 10 trường hợp (43%) tự điều trị. Chúng
tôi nhận thấy vấn đề chậm trễ trong chẩn đoán
đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng bảo tồn
tinh hoàn. 57% chẩn đoán tuyến trước là viêm
tinh hoàn đã làm tăng nguy cơ mất tinh hoàn ở
bệnh nhân. Thiết nghĩ, việc đánh giá lại vai trò
cũng như độ chính xác ở các tuyến y tế địa
phương cần được chú trọng nhằm tăng khả
năng chẩn đoán đúng khi bệnh khởi đầu. Nếu
nghi ngờ xoắn dây tinh hoặc các tuyến y tế cơ sở
không đủ khả năng phẫu thuật thì nên hướng
dẫn bệnh nhân đến các cơ sở chuyên khoa Niệu
gần nhất. Mặt khác 43% bệnh nhân tự điều trị
bằng thuốc làm mờ đi các triệu chứng và tăng
nguy cơ cắt tinh hoàn. Nên chăng các bệnh viện
đầu ngành về niệu khoa cần tăng cường truyền
thông về các tuyến y tế địa phương và người dân
nhằm nhận biết sớm dấu hiệu của xoắn dây tinh
để đến bệnh viện chuyên khoa Niệu kịp thời.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 33 trường hợp xoắn dây tinh
trong thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận
tuổi trung bình là 19,9 ± 7,5 (11 đến 44). Các triệu
chứng thường gặp trên bệnh nhân là đau bìu đột
ngột, tinh hoàn nằm cao, tăng mật độ và mất
phản xạ bìu. 12 trường hợp (36%) chúng tôi bảo
tồn được tinh hoàn và 21 trường hợp (64%) phải
cắt bỏ tinh hoàn với các nguyên nhân: tự điều trị
và chẩn đoán tuyến trước là viêm tinh hoàn.
Bệnh nhân đau bìu cấp cần loại trừ xoắn dây
tinh trước khi nghĩ đến các nguyên nhân khác.
Chẩn đoán chính xác và phẫu thuật kịp thời giúp
bảo tồn tinh hoàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Annette E. (2003), Testicular torsion: direction, degree,
duration and disinformation, The journal of Urology, Vol. 169,
pp. 663 – 665
2. Arun S. (2011), History and physical examination findings
predictive of testicular torsion: An attempt to promote clinical
diagnosis by house staff, Journal of Pediatric Urology vol. 7,
pp. 470 – 474
3. Boaz K. (2005), Clinical and sonographic criteria of acute
scrotum in children: a retrospective study of 172 boys,
Pediatric Radiology vol. 35, pp. 302 – 310
4. Fawzi A. (2005), The acute scrotum: A review of 40 Cases,
Medical principal practice, vol. 14, pp. 177 – 181
5. Johannes S. (2006), Management of acute scrotum in children -
the impact of
6. Doppler ultrasound, Journal of Pediatric Surgery, vol 41, pp.
1377 – 1380
7. John M. (2007), Current management of the acute scrotum,
Seminars in Pediatric Surgery, vol. 16, pp. 58 – 63
8. Julia S.(2012), Abnormalities of the testis and scrotum and
their surgical management, Campbell’s urology, W.B.
saunders Company, 10th edi., chapter 132, pp. 3586 – 3592.
9. Liu C. (2007), Clinical presentation of acute scrotum in young
males, Kaohsiung Journal Medicine Science, Vol 23, No 6
10. Marcel D. (2013), Torsion of spermatic cord in children: A
review, Journal of Pediatric Urology, vol. 9, pp. 259 – 266
11. Matthias W. (2010), Color Doppler sonography reliably
identifies testicular torsion in boys, Pediatric Urology, vol. 75,
pp. 1170 - 1174
12. Nguyễn Quang Quyền (2001), Cơ quan sinh dục nam, Bài
giảng giải phẫu học, NXB Y Học, tập 2, tr. 245 – 250.
13. Nguyễn Thành Như (2013), Xoắn tinh hoàn, Nam khoa lâm
sàng, NXB Tổng Hợp.
14. Nicolas K. (2007), Multicenter assessment of ultrasound of the
spermatic cord in children with acute scrotum, Journal of
urology, vol. 177, pp. 297 – 301
15. Phạm Đăng Diệu (2003), Cơ quan sinh dục nam, Giải phẫu
ngực – bụng, NXB Y Học, tr. 388 – 398.
16. Phạm Văn Hảo, Nguyễn Thành Như (2012), Thấy gì qua các
trường hợp xoắn tinh hoàn ở trẻ em điều trị tại khoa nam học
bệnh viện bình dân, Tạp chí y học TPHCM
17. Shan Y. (2009), Diagnosis and management of testicular
torsion, Torsion of the appendix testis, and Epididymitis,
Clinical pediatric emergency medicine, vol.10, pp. 38 – 44.
18. Tali B. (2010), Clinical predictors for testicular torsion as seen
in the pediatric ED, American Journal of Emergency
Medicine, vol. 28, pp. 786 – 789
19. Tekgul S. (2014), Acute scrotum in children, Guidelines on
paediatric urology, pp. 17 - 20
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
242
Ngày nhận bài báo: 10/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_truong_hop_xoan_day_tinh_tai_benh_vien_binh_dan.pdf