Kết quả phân tích thành phần hóa học của bột bánh dầu
đậu phộng cho thấy nguyên liệu trong nghiên cứu này rất
giàu protein (51,84 ± 0,66%) và thích hợp để sản xuất dịch
protein thủy phân. Điều kiện phản ứng thủy phân bột bánh
dầu đậu phộng tốt nhất tương ứng với từng yếu tố ảnh
hưởng được xác định với nhiệt độ phản ứng 160°C; tỉ lệ thể
tích xúc tác HCl:cơ chất là 35:1 (v:w); nồng độ xúc tác HCl
0,1 M và thời gian phản ứng 60 phút. Với điều kiện phản
ứng thủy phân tốt nhất, hiệu suất thủy phân và hiệu suất thu
nhận protein đạt giá trị lớn nhất lần lượt là 68,00 ± 1,18%
và 80,58 ± 2,87%. Sản phẩm thô cần được trung hòa bằng
NaOH và quá trình tinh chế protein bằng muối (NH4)2SO4
cần được tiến hành nhằm thu protein tinh sạch để ứng dụng
trong thực phẩm
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng nhằm thu dịch protein thủy phân bằng sự kết hợp giữa nhiệt và xúc tác hcl - Bùi Viết Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 Bùi Viết Cường, Lê Thị Kim Dung
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẢN ỨNG THỦY PHÂN
BỘT BÁNH DẦU ĐẬU PHỘNG NHẰM THU DỊCH PROTEIN THỦY PHÂN
BẰNG SỰ KẾT HỢP GIỮA NHIỆT VÀ XÚC TÁC HCl
AN INVESTIGATION INTO FACTORS AFFECTING HYDROLYSIS REACTIONS OF
PEANUT MEAL POWDER TO PRODUCE PROTEIN HYDROLYSATE SOLUTION
WITH A COMBINATION OF HEAT AND HCl AS A CATALYST
Bùi Viết Cường1, Lê Thị Kim Dung2
1Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; bvcuong@gmail.com
2Sinh viên khóa 13H2 ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt - Protein thủy phân có rất nhiều ứng dụng trong công
nghiệp thực phẩm. Phương pháp kết hợp giữa nhiệt và xúc tác HCl
được sử dụng trong nghiên cứu này để thủy phân bột bánh dầu
đậu phộng nhằm thu dịch protein thủy phân. Bột bánh dầu đậu
phộng là nguyên liệu giàu protein để sản xuất protein thủy phân khi
protein chiếm tỉ lệ phần trăm cao 51,84 ± 0,66%. Điều kiện phản
ứng thủy phân tốt nhất tương ứng với từng yếu tố ảnh hưởng gồm
nhiệt độ phản ứng 160°C; tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất 35:1
(v:w); nồng độ xúc tác HCl 0,1 M và thời gian phản ứng 60 phút.
Hiệu suất thủy phân và hiệu suất thu nhận protein đạt giá trị cực
đại 68,00 ± 1,18% và 80,58 ± 2,87% ở điều kiện phản ứng thủy
phân tốt nhất. Một lượng nhỏ acid amin được tìm thấy trong sản
phẩm thô. Nghiên cứu này đã nâng cao giá trị kinh tế của bánh dầu
đậu phộng.
Abstract - Protein hydrolysates have a variety of applications in food
industry. A combination of heat and HCl as a catalyst was employed
in this research to hydrolyze peanut meal powder to generate protein
hydrolysate solution. Peanut meal powder was a protein-rich material,
perfect to produce protein hydrolysates when protein content reached
up to 51.84 ± 0.66%. The optimal conditions for hydrolysis reactions
corresponding to each affecting factor included reaction temperature
at 160°C; ratio of HCl catalyst volume to substrate at 35:1 (v:w); HCl
catalyst concentration at 0.1 M and reaction time of 60 minutes.
Hydrolysis yield and protein recovery yield reached the maximum
level of 68.00 ± 1.18% and 80.58 ± 2.87% under the optimal
conditions for hydrolysis reactions. A minor percentage of amino acids
was found in the crude product. This research has increased
economic values of peanut meal.
Từ khóa - protein thủy phân; bột bánh dầu đậu phộng; sự kết hợp
giữa nhiệt và xúc tác HCl; hiệu suất thủy phân; hiệu suất thu nhận
protein.
Key words - protein hydrolysate; peanut meal powder; a
combination of heat and HCl as a catalyst; hydrolysis yield; protein
recovery yield.
1. Đặt vấn đề
Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
con người, các nguồn thực phẩm giàu protein đang được
con người khai thác và sử dụng như: thịt, trứng, sữa, ...; tuy
nhiên, protein có nguồn gốc động vật sẽ làm tăng lượng
cholesterol và chất béo trong máu, một trong những nguyên
nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch [1].
Theo thống kê của WHO, các bệnh liên quan đến tim mạch
gây ra cái chết của 17,3 triệu người mỗi năm [2] và con số
này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến 23,3 triệu người vào
năm 2030. Các nỗ lực toàn cầu đang được tiến hành nhằm
ngăn chặn các bệnh liên quan đến tim mạch [3]. Bên cạnh
việc tìm ra các biệt dược điều trị các bệnh tim mạch, con
người đang có xu hướng chuyển sang khai thác và sử dụng
protein có nguồn gốc thực vật. Protein của các hạt có dầu
có thể thay thế protein có nguồn gốc động vật vì nó có các
tính chất, chức năng tương tự như: tạo bọt, tạo gel, .... Đậu
phộng là nguồn cung cấp protein quan trọng thứ ba và đáp
ứng 11% nhu cầu tiêu thụ protein trên toàn thế giới [4].
Protein thu nhận từ đậu phộng đã được sử dụng để làm giàu
protein của lúa mì, yến mạch, ngô [5].
Bánh dầu đậu phộng là phụ phẩm của công nghiệp khai
thác dầu đậu phộng và rất giàu protein [6]. Các giải pháp
sử dụng hiện nay chưa tương xứng với giá trị dinh dưỡng
của bánh dầu đậu phộng khi bánh dầu đậu phộng được sử
dụng làm phân bón, thức ăn chăn nuôi hoặc giá thể trồng
nấm. Phần lớn các nghiên cứu trước sử dụng enzyme là xúc
tác để thủy phân bánh dầu đậu phộng nhằm thu dịch protein
thủy phân. Tuy nhiên, enzyme mang tính đặc hiệu nên cần
sử dụng tổ hợp nhiều loại enzyme để nâng cao hiệu suất
thủy phân và hiệu suất thu nhận protein, giá thành của
enzyme cao; do đó, khả năng ứng dụng với quy mô sản
xuất lớn còn hạn chế, điều kiện phản ứng thủy phân cần
phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh sự biến tính của
enzyme, .... HCl được sử dụng là chất hỗ trợ kỹ thuật cho
các quá trình sản xuất thực phẩm, có cường lực xúc tác lớn,
giá thành thấp hơn so với enzyme, ... nên tính kinh tế cao
hơn khi áp dụng ở quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, xúc tác
vô cơ nói chung và xúc tác HCl nói riêng yêu cầu thiết bị
phản ứng phải chịu được ăn mòn, hình thành nhiều sản
phẩm phụ, ô nhiễm nguồn nước thải, ...
Theo khảo sát của nhóm tác giả, thủy phân bột bánh dầu
đậu phộng bằng sự kết hợp giữa nhiệt và xúc tác HCl nhằm
thu dịch protein thủy phân chưa được tiến hành trên thế
giới và Việt Nam. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm
khai thác những ưu điểm của sự kết hợp giữa nhiệt và xúc
tác HCl để thủy phân bột bánh dầu đậu phộng và để thu
dịch protein thủy phân, nhằm khắc phục những nhược điểm
của các nghiên cứu đã được tiến hành, nâng cao giá trị kinh
tế của bánh dầu đậu phộng.
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu
Bánh dầu đậu phộng được thu mua trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng và được nghiền nhỏ bằng máy nghiền gia
dụng (National Mixer Grinder, MX-119N, Nhật Bản).
Sàng phân loại với đường kính lỗ sàng 0,25 mm được sử
dụng để phân loại bột bánh dầu đậu phộng. Bột bánh dầu
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 7(128).2018 19
đậu phộng có kích thước 0,25 mm được bảo quản trong lọ
kín cho quá trình nghiên cứu.
2.2. Phản ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng
Phản ứng thủy phân bánh dầu đậu phộng được thực hiện
trong bình phản ứng kín bằng sứ (60 mL). Bột bánh dầu
đậu phộng (1 g) được hòa trộn đều với dung dịch xúc tác
HCl. Nhiệt độ của phản ứng thủy phân được duy trì trong
lò sấy (101-2, Ketong, Trung Quốc). Sản phẩm thu được
sau phản ứng thủy phân được làm nguội đến nhiệt độ phòng
và lọc qua giấy lọc (Whatman No.1). Dịch lọc được bảo
quản ở 4°C cho các phân tích tiếp theo. Chất rắn còn sót lại
trên giấy lọc được sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ
100°C để xác định hiệu suất thủy phân.
2.3. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến phản ứng
thủy phân bột bánh dầu đậu phộng
Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện phản ứng thủy phân
được lựa chọn trong nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu
của Bùi Viết Cường và cộng sự [7].
2.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng
Phản ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng được thực
hiện ở tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất là 20:1 (v:w); nồng
độ xúc tác HCl là 0,1 M; thời gian phản ứng là 20 phút và
nhiệt độ phản ứng trong khoảng 40 - 200°C (khoảng cách
giữa 2 lần khảo sát là 20°C).
2.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất
Nhiệt độ phản ứng là nhiệt độ tốt nhất từ khảo sát 2.3.1;
nồng độ xúc tác HCl là 0,1 M; thời gian phản ứng là 20 phút
được sử dụng để thủy phân bột bánh dầu đậu phộng với tỉ lệ
thể tích xúc tác HCl:cơ chất từ 20:1 đến 50:1 (v:w), chênh
lệch thể tích xúc tác HCl giữa hai điểm khảo sát 5 mL.
2.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ xúc tác HCl
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ xúc tác HCl đối với
phản ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng được thực hiện
ở nhiệt độ phản ứng và tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất
được chọn từ khảo sát 2.3.1 và 2.3.2, thời gian phản ứng là
20 phút và nồng độ xúc tác HCl lần lượt là 0,01; 0,05; 0,10;
0,15; 0,20; 0,25; 0,30; và 0,35 M.
2.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng
Điều kiện tốt nhất của các yếu tố ảnh hưởng (nhiệt độ
phản ứng, tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất và nồng độ xúc
tác HCl) được chọn từ khảo sát 2.3.1, 2.3.2 và 2.3.3 cùng với
thời gian phản ứng trong khoảng 10 đến 60 phút (chênh lệch
thời gian phản ứng giữa hai điểm khảo sát 10 phút) được sử
dụng để khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng.
2.4. Phương pháp phân tích
2.4.1. Xác định thành phần hóa học của bột bánh dầu đậu phộng
Thành phần hóa học của bột bánh dầu đậu phộng
(protein, lipid, tro tổng và ẩm) được xác định theo phương
pháp chuẩn của Cộng đồng phân tích (AOAC) [8].
2.4.2. Xác định hiệu suất thủy phân
Hiệu suất thủy phân được xác định theo công thức:
𝐻ℎ = (
𝑀𝑖−𝑀𝑟
𝑀𝑖
) × 100% (1)
Trong đó, Mi là lượng chất khô có trong bột bánh dầu
đậu phộng (g), Mr là lượng chất rắn còn lại sau phản ứng
thủy phân (g) và Hh là hiệu suất thủy phân (%).
2.4.3. Xác định hiệu suất thu nhận protein
Protein có trong sản phẩm thô thu được sau phản ứng
thủy phân được xác định bằng phương pháp Bradford [9].
Hiệu suất thu nhận protein được tính theo công thức,
𝐻𝑝 = (
𝑀𝑝𝑚−𝑀𝑝𝑐
𝑀𝑝𝑚
) × 100% (2)
Trong đó, Mpm là lượng protein có trong bột bánh dầu
đậu phộng (g), Mpc là lượng protein có trong sản phẩm thô
thu được sau phản ứng thủy phân (g) và Hp là hiệu suất thu
nhận protein (%).
2.4.4. Xác định hiệu suất thu nhận acid amin
Lượng acid amin có trong sản phẩn thô cho phép đánh
giá cường độ của phản ứng thủy phân. Acid amin của sản
phẩm thô được xác định bằng phương pháp đồng được xây
dựng bởi C. P. Pope và M. F. Stevens [10]. Hiệu suất thu
nhận acid amin được tính theo công thức,
𝐻𝑎𝑎 =
𝑀𝑎𝑎
𝑀𝑝𝑚
× 100% (3)
Trong đó, Maa là lượng acid amin có trong sản phẩm
thô thu được sau phản ứng thủy phân (g), Mpm là lượng
protein có trong bột bánh dầu đậu phộng (g) và Haa là hiệu
suất thu nhận acid amin (%).
2.4.5. Xác định độ hấp thụ của sản phẩm thô
Độ hấp thụ của sản phẩm thô với mức độ pha loãng 200
lần được xác định ở bước sóng 284 nm phản ánh cường độ
của phản ứng caramel, Maillard và các sản phẩm trung gian
của phản ứng caramel và Maillard. Tham số này sẽ cung
cấp thêm thông tin cho quá trình thủy phân bột bánh dầu
đậu phộng nhằm thu dịch protein thủy phân.
2.4.6. Xác định sự khác biệt có ý nghĩa của hiệu suất thu
nhận protein
Sự khác biệt có ý nghĩa của hiệu suất thu nhận protein
được xác định bằng phân tích phương sai ANOVA - One
way [11] với phần mềm Minitab 16.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Thành phần hóa học của bột bánh dầu đậu phộng
Chất khô chiếm tỉ lệ rất cao trong thành phần hóa học của
bột bánh dầu đậu phộng (97,93 ± 0,31%) và ẩm (2,07 ±
0,31%) có phần trăm rất nhỏ so với chất khô. Thành phần hóa
học của bột bánh dầu đậu phộng được thể hiện ở Bảng 1.
Protein và carbohydrate là hai thành phần chính trong chất
khô của bột bánh dầu đậu phộng với phần trăm lần lượt là
51,84 ± 0,66% và 38,14 ± 0,62%. Các thành phần còn lại
(tro tổng, lipid, và ẩm) chiếm tỉ lệ rất thấp.
Bảng 1. Thành phần hóa học của bột bánh dầu đậu phộng
Thành phần Phần trăm (%)
Protein 51,84 ± 0,66
Carbohydrate 38,14 ± 0,62
Tro tổng 5,60 ± 0,11
Lipid 2,35 ± 0,06
Ẩm 2,07 ± 0,31
Kết quả phân tích bột bánh dầu đậu phộng trong nghiên
cứu này tương tự với nghiên cứu của Batal và cộng sự [6],
20 Bùi Viết Cường, Lê Thị Kim Dung
Kain và cộng sự [12]. Protein chiếm tỉ lệ phần trăm cao
nhất trong chất khô của bột bánh dầu đậu phộng; do đó, bột
bánh dầu đậu phộng là nguyên liệu thích hợp để thủy phân
thu nhận dịch protein thủy phân.
3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến phản ứng
thủy phân bột bánh dầu đậu phộng
Nhìn chung, nhiệt độ phản ứng có ảnh hưởng đáng kể
đến phản ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng. Hiệu suất
thủy phân, hiệu suất thu nhận protein, hiệu suất thu nhận
acid amin và độ hấp thụ của sản phẩm thô tăng cùng với
nhiệt độ phản ứng. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở
Hình 1 và Hình 2.
Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất
thủy phân và hiệu suất thu nhận protein
Hiệu suất thủy phân tăng đều trong khoảng nhiệt độ từ
40°C đến 160°C và đạt giá trị cực đại 66,30 ± 2,70% tại
nhiệt độ phản ứng 160°C. Tuy nhiên, hiệu suất thu nhận
protein dao động ở mức 24,37 ± 1,47% khi nhiệt độ phản
ứng tăng từ 40°C đến 120°C, vì nhiệt độ phản ứng thấp
không có khả năng cắt đứt các liên kết của protein với các
thành phần khác của bột bánh dầu đậu phộng để tăng hiệu
suất thu nhận protein. Khi nhiệt độ phản ứng tăng từ 120°C
đến 180°C, hiệu suất thu nhận protein tăng và đạt giá trị
cực đại 44,86 ± 1,72% tại nhiệt độ phản ứng 180°C. Hiệu
suất thủy phân và hiệu suất thu nhận protein giảm, sau đó
có thể do protein bị biến tính đông tụ hoặc bị thủy phân
thành acid amin ở nhiệt độ phản ứng cao.
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất
thu nhận acid amin và độ hấp thụ của sản phẩm thô
Đồ thị Hình 2 cho thấy hiệu suất thu nhận acid amin và
độ hấp thụ của sản phẩm thô ở bước sóng 284 nm tăng khi
nhiệt độ phản ứng tăng từ 40°C đến 200°C vì phản ứng
thủy phân protein thành acid amin, phản ứng caramel và
phản ứng Maillard xảy ra mãnh liệt ở nhiệt độ phản ứng
cao [13]. Hiệu suất thu nhận acid amin và độ hấp thụ của
sản phẩm thô ở bước sóng 284 nm đạt giá trị cực đại với
giá trị lần lượt 0,05 ± 0,005% và 0,86 ± 0,02 ABS ở nhiệt
độ phản ứng 200°C. Nhiệt độ phản ứng cao đã dẫn đến sản
phẩm thô có lượng acid amin và sản phẩm phụ của phản
ứng caramel và phản ứng Maillard lớn.
Phân tích sự khác biệt có ý nghĩa cho hiệu suất thu nhận
protein cho thấy, ở nhiệt độ phản ứng 160°C và 180°C có
hiệu suất thu nhận protein cao nhất và khác biệt hoàn toàn
so với các nhiệt độ phản ứng khác. Nhiệt độ phản ứng
160°C được lựa chọn cho các khảo sát tiếp theo.
3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất đến
phản ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng
Tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất được khảo sát trong
nghiên cứu này nhằm xác định điều kiện tốt nhất cho phản
ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng nhằm thu dịch
protein thủy phân. Kết quả hiệu suất thủy phân, hiệu suất
thu nhận protein, hiệu suất thu nhận acid amin và độ hấp
thụ của sản phẩm thô được thể hiện ở Hình 3 và Hình 4.
Hình 3. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất đến
hiệu suất thủy phân và hiệu suất thu nhận protein
Hình 4. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất đến
hiệu suất thu nhận acid amin và độ hấp thụ của sản phẩm thô
Tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất có ảnh hưởng đến
hiệu suất thủy phân và hiệu suất thu nhận protein. Khi tăng
tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất từ 20:1 đến 40:1, hiệu suất
thu nhận protein tăng nhẹ đến giá trị cực đại 56,46 ± 4,10%,
sau đó hiệu suất thu nhận protein giảm đều khi tỉ lệ thể tích
xúc tác HCl:cơ chất tăng, vì protein biến tính đông tụ hoặc
bị thủy phân thành acid amin với thể tích xúc tác HCl lớn.
Trong khi đó, hiệu suất thủy phân tăng đều khi tỉ lệ thể tích
xúc tác HCl:cơ chất tăng từ 20:1 đến 25:1 (v:w), sau đó
hiệu suất thủy phân tăng nhẹ cùng với tỉ lệ thể tích xúc tác
HCl:cơ chất tăng đến giá trị 50:1 (v:w). Hiệu suất thủy
phân đạt giá trị lớn nhất 88,77 ± 0,00% tại tỉ lệ thể tích xúc
tác HCl:cơ chất là 50:1 (w:v).
0
20
40
60
80
40 60 80 100 120 140 160 180 200
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Nhiệt độ phản ứng (°C)
Hiệu suất thủy phân (%) Hiệu suất thu nhận protein (%)
0,0
0,2
0,4
0,6
0,8
1,0
0,000
0,020
0,040
0,060
40 60 80 100 120 140 160 180 200
A
B
S
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Nhiệt độ phản ứng (°C)
Hiệu suất thu nhận acid amin (%) Độ hấp thụ (ABS)
20
40
60
80
100
20:1 25:1 30:1 35:1 40:1 45:1 50:1
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Tỉ lệ thể tích xúc tác HCl: cơ chất (v:w)
Hiệu suất thủy phân (%) Hiệu suất thu nhận protein (%)
0,0
0,3
0,6
0,9
0,00
0,02
0,04
0,06
1:20 1:25 1:30 1:35 1:40 1:45 1:50
A
B
S
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(
%
)
Tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất (v:w)
Hiệu suất thu nhận acid amin (%) Độ hấp thụ (ABS)
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 7(128).2018 21
Hiệu suất thu nhận acid amin và độ hấp thụ của sản
phẩm thô chịu ảnh hưởng nghịch của tỉ lệ thể tích xúc tác
HCl:cơ chất do acid amin tham gia vào phản ứng Maillard,
các sản phẩm trung gian của phản ứng caramel và Maillard
hấp thụ ở bước sóng 284 nm bị phân hủy cùng với lượng
xúc tác HCl cao [13]. Giá trị cực tiểu của hiệu suất thu nhận
acid amin và độ hấp thụ của sản phẩm thô lần lượt là 0,023
± 0,00% và 0,297 ± 0,012 ABS tại tỉ lệ thể tích xúc tác
HCl:cơ chất là 50:1 (v:w). Lượng xúc tác HCl lớn dẫn đến
lượng acid amin và các sản phẩm trung gian của phản ứng
caramel và Maillard có trong sản phẩm thô giảm.
Với tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất là 35:1 (v:w) có
hiệu suất thu nhận protein cao nhất và có sự khác biệt hoàn
toàn so với hiệu suất thu nhận protein ở các tỉ lệ thể tích
xúc tác HCl:cơ chất khác. Vì vậy, tỉ lệ thể tích xúc tác
HCl:cơ chất tốt nhất được lựa chọn cho các khảo sát tiếp
theo là 35:1 (v:w).
3.4. Ảnh hưởng của nồng độ xúc tác HCl đến phản ứng
thủy phân bột bánh dầu đậu phộng
Nồng độ xúc tác HCl có ảnh hưởng đáng kể đến phản
ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng so với nhiệt độ phản
ứng và tỉ lệ thể tích xúc tác HCl:cơ chất. Hình 5 và Hình 6
thể hiện sự biến đổi của hiệu suất thủy phân, hiệu suất thu
nhận protein, hiệu suất thu nhận acid amin và độ hấp thụ
của sản phẩm thô khi tăng nồng độ xúc tác HCl.
Hình 5. Ảnh hưởng của nồng độ xúc tác HCl đến hiệu suất
thủy phân và hiệu suất thu nhận protein
Hình 6. Ảnh hưởng của nồng độ xúc tác HCl đến hiệu suất
thu nhận acid min và độ hấp thụ của sản phẩm thô
Hiệu suất thủy phân tăng mạnh và đạt giá trị cực đại
70,73 ± 1,18% khi nồng độ xúc tác HCl tăng từ 0,01 M đến
0,1 M và dao động xung quanh giá trị 66,37 ± 2,53% khi
nồng độ xúc tác tiếp tục tăng từ 0,1 M đến 0,35 M. Hiệu suất
thu nhận protein cũng đạt giá trị cực đại (56,10 ± 2,26%) tại
nồng độ xúc tác HCl 0,1 M. Tuy nhiên, hiệu suất thu nhận
protein ở nồng độ xúc tác HCl lớn hơn 0,1 M giảm mạnh do
protein bị biến tính đông tụ hoặc bị thủy phân thành acid
amin, điều này tương ứng với hiệu suất thu nhận acid amin
tăng đều ở các nồng độ xúc tác HCl cao (Hình 6).
Hiệu suất thu nhận acid amin tăng tuyến tính với nồng
độ xúc tác HCl và đạt giá trị lớn nhất 0,041 ± 0,004% tại
nồng độ xúc tác HCl 0,35 M. Độ hấp thụ của sản phẩm thô
tăng đột biến và đạt giá trị cực đại 0,498 ± 0,053 ABS tại
nồng độ xúc tác HCl 0,1 M và sau đó giảm nhẹ bởi vì các
sản phẩm trung gian hấp thụ bước sóng 284 nm của phản
ứng caramel và Maillard bị phân hủy ở nồng độ xúc tác
HCl cao. Nồng độ xúc tác HCl cao dẫn đến sản phẩm thô
có lượng acid amin lớn hơn so với nồng độ xúc tác HCl
thấp. Hiệu suất thu nhận protein không có sự khác biệt khi
nồng độ xúc tác HCl ở các mức 0,1 M, 0,15 M và 0, 2 M;
và có sự khác biệt hoàn toàn với hiệu suất thu nhận protein
ở các nồng độ xúc tác HCl khác. Nồng độ xúc tác HCl
0,1 M được lựa chọn cho khảo sát ảnh hưởng của thời gian
phản ứng đến phản ứng thủy phân bột bánh dầu đậu phộng.
3.5. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến phản ứng
thủy phân bột bánh dầu đậu phộng
Hiệu suất thu nhận protein, hiệu suất thu nhận acid amin
và độ hấp thụ của sản phẩm thô chịu ảnh hưởng thuận của
thời gian phản ứng. Tuy nhiên, hiệu suất thủy phân dao
động ở giá trị 70,16 ± 1,65% khi thời gian phản ứng tăng
từ 10 phút đến 60 phút. Sự thay đổi của hiệu suất thu nhận
protein, hiệu suất thu nhận acid amin và độ hấp thụ của sản
phẩm thô được thể hiện ở Hình 7 và Hình 8.
Hình 7. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất
thủy phân và hiệu suất thu nhận protein
Hình 8. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất
thu nhận acid min và độ hấp thụ của sản phẩm thô
Hiệu suất thu nhận protein tăng nhẹ khi thời gian phản
ứng tăng từ 10 phút đến 40 phút, tăng đột biến và đạt giá
trị cực đại 80,58 ± 2,87% với thời gian phản ứng 60 phút.
Khi tăng thời gian phản ứng đã tăng khả năng thủy phân
các liên kết của protein với các thành phần khác của bột
bánh dầu đậu phộng hoặc liên kết peptide của protein
không tan đồng thời giải phóng protein tan đã dẫn đến hiệu
suất thu nhận protein tăng.
0
25
50
75
0,01 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(
%
)
Nồng độ xúc tác HCl (M)
Hiệu suất thủy phân (%) Hiệu suất thu nhận protein (%)
0,0
0,2
0,4
0,6
0,00
0,01
0,02
0,03
0,04
0,05
0.01 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35
A
B
S
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Nồng độ xúc tác HCl (M)
Hiệu suất thu nhận acid amin (%) Độ hấp thụ (ABS)
45
55
65
75
85
10 20 30 40 50 60
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Thời gian phản ứng (phút)
Hiệu suất thủy phân (%) Hiệu suất thu nhận protein (%)
0,0
0,2
0,4
0,6
0,00
0,02
0,04
0,06
0,08
0,10
10 20 30 40 50 60
A
B
S
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Thời gian phản ứng (phút)
Hiệu suất thu nhận acid amin (%) Độ hấp thụ (ABS)
22 Bùi Viết Cường, Lê Thị Kim Dung
Một lượng nhỏ acid amin được phát hiện trong sản
phẩm thô với giá trị cực đại của hiệu suất thu nhận acid
amin là 0,089 ± 0,006% ở thời gian phản ứng 60 phút. Độ
hấp thụ của sản phẩm thô ở bước sóng 284 nm tăng cùng
với thời gian phản ứng và đạt giá trị lớn nhất 0,450 ±
0,040 ABS với thời gian phản ứng 60 phút vì nồng độ các
sản phẩm trung gian của phản ứng caramel và phản ứng
Maillard tỉ lệ thuận với thời gian phản ứng [13]. Vậy, lượng
acid amin và sản phẩm trung gian của phản ứng caramel và
Maillard tăng cùng với thời gian phản ứng.
Phân tích sự khác biệt có ý nghĩa đối với hiệu suất thu
nhận protein cho thấy ở thời gian phản ứng 60 phút có hiệu
suất thu nhận protein cao nhất và có sự khác biệt hoàn toàn
so với hiệu suất thu nhận protein ở các thời gian phản ứng
khác. Vì vậy, thời gian phản ứng 60 phút được lựa chọn là
thời gian tối ưu cho phản ứng thủy phân bột bánh dầu đậu
phộng nhằm thu dịch protein thủy phân bằng sự kết hợp
giữa nhiệt và xúc tác HCl. Hiệu suất thu nhận protein lớn
nhất trong nghiên cứu này (80,58 ± 2,87%) có thể so sánh
với nghiên cứu của Gayol và cộng sự (86,22%) [14],
Nguyễn Thị Hiền (87,7%) [15].
4. Kết luận
Kết quả phân tích thành phần hóa học của bột bánh dầu
đậu phộng cho thấy nguyên liệu trong nghiên cứu này rất
giàu protein (51,84 ± 0,66%) và thích hợp để sản xuất dịch
protein thủy phân. Điều kiện phản ứng thủy phân bột bánh
dầu đậu phộng tốt nhất tương ứng với từng yếu tố ảnh
hưởng được xác định với nhiệt độ phản ứng 160°C; tỉ lệ thể
tích xúc tác HCl:cơ chất là 35:1 (v:w); nồng độ xúc tác HCl
0,1 M và thời gian phản ứng 60 phút. Với điều kiện phản
ứng thủy phân tốt nhất, hiệu suất thủy phân và hiệu suất thu
nhận protein đạt giá trị lớn nhất lần lượt là 68,00 ± 1,18%
và 80,58 ± 2,87%. Sản phẩm thô cần được trung hòa bằng
NaOH và quá trình tinh chế protein bằng muối (NH4)2SO4
cần được tiến hành nhằm thu protein tinh sạch để ứng dụng
trong thực phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kritchevsky, D., Dietary Protein, “Cholesterol and Atherosclerosis:
A Review of The Early History”, The Journal of Nutrition,
125(suppl_3), 1995, pp. 589S-593S.
[2] WHO., Global Status Report on Noncommunicable Diseases 2010,
Geneva, Switzerland: World Health Organization, 2011, pp. 9-31.
[3] Mathers CD, L.D., Projections of Global Mortality and Burden of
Disease from 2002 to 2030, PLoS Med 3: e442., 2006.
[4] Lusas, E., “Food Uses of Peanut Protein”, Journal of The American
Oil Chemists’ Society, 56(3), 1979, pp. 425-430.
[5] Johns, C. O. and D. B. Jones, “The Proteins of The Peanut, Arachis
Hypogaea I. The Globulins Arachin and Conarachin”, Journal of
Biological Chemistry, 28(1), 1916, pp. 77-87.
[6] Batal, A., N. Dale, and M., “Café, Nutrient Composition of Peanut
Meal”, Journal of Applied Poultry Research, 14(2), 2005, pp. 254-257.
[7] Bui, C.V., et al., “Conversion of Konjac Powder into Glucomannan-
Oligosaccharides, Mannose, and Glucose by Hydrolysis Facilitated
by Microwave Heating and HCl Catalyst”, The Journal of Industrial
Technology, 12(2), 2016, pp. 45-61.
[8] A.O.A.C, Official Methods of Analysis of AOAC International, ed.,
Maryland: AOAC International, 17th. 2000.
[9] Bradford, M. M., “A Rapid and Sensitive Method for The
Quantitation of Microgram Quantities of Protein Utilizing The
Principle of Protein-dye Binding”, Analytical Biochemistry, 72(1-2),
1976, pp. 248-254.
[10] Pope, C. and M. F. Stevens, “The Determination of Amino-Nitrogen
Using A Copper Method”, Biochemical Journal, 33(7), 1939, pp.
1070-1077.
[11] Montgomery, D. C. and G. C. Runger, Applied Statistics and
Probability for Engineers, John Wiley & Sons, 2010.
[12] Kain, R. J., et al., “Study on The Effects of Enzymatic Hydrolysis
on The Physical, Functional and Chemical Properties of Peanut
Protein Isolates Extracted from Defatted Heat Pressed Peanut Meal
Flour (Arachis hypogaea L.)”, Pakistan Journal of Nutrition, 8(6),
2009, pp. 818-825.
[13] Nollet, L. M., et al., Food Biochemistry and Food Processing, John
Wiley & Sons, 2012.
[14] Gayol, M. F., et al., “Optimization of The Protein Concentration
Process Prepared from Residual Peanut Oil-Cake”, International
Journal of Fats and Oils, Vol. 64, No. 5. 2013, pp. 489-496.
[15] Hiền, N. T., Thu nhận protein isolate protein concentrate từ đậu
phộng (Arachis hypogaea Linn.), Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, Trường
Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2017.
(BBT nhận bài: 28/5/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 03/7/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pdffull_2018m010d018_10_1_38_5818_2093993.pdf