Nghiên cứu của Jorgensen-Moller cho thấy nếu chức năng ánh sáng hồi phục sau 12
phút thì tiên lượng tốt, nhưng nếu phản xạ này mất sau 28 phút thì kết cục xấu, trong
nghiên cứu của chúng tôi đa số đồng tử dãn 4mm, có trường hợp đồng tử dãn 6mm, phản
xạ ánh sáng âm tính chứng tỏ tổn thương não khá nặng nề sau ngưng hô hấp tuân hoàn và
đa số rơi vào trạng thái thực vật.
Sốc điện, có 8 ca cần phải sốc điện trong nghiên cứu của chúng tôi, và các ca này sau khi
hồi sức ngưng tuần hoàn, monitor rung thất và được sốc điện chuyển nhịp và đa số đều
biểu hiện rối loạn nhịp.
Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, không được xử trí hoặc xử trí
không đúng lúc nhập viện. Khi ngưng tim đã xảy ra, những gì có thể lảm được là cố gắng
hạn chế tối đa mức độ và thời gian thiếu máu não toàn bộ, muốn vậy phải tổ chức hệ thống
cấp cứu ngoại viện rộng khắp hơn sao cho có thể tiếp nhận và cấp cứu nhanh nhất cho bệnh
nhân ngưng tim với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, đặc biệt là máy sốc điện khử rung, vì
rung thất là tình huống thường gặp nhất và là tình huống nhiều khả năng hồi sức thành
công nhất, người dân được hướng dẫn xử trí ban đầu tốt hơn thì khả năng thành công trong
hồi sức sẽ cao hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tùy theo monitor biểu hiện trong quá trình hồi sức
thường sử dụng kết hợp Adrenaline + Atropin ± (Dopamine + NaHCO3) + sốc điện chuyển
nhịp, số liệu dữ kiện ít, chưa thống kê được ưu thế sử dụng của từng nhóm riêng biệt, đa số
các ca sử dụng Adrenalinr 0,1% dưới 10 ống, trong đó dưới 5 ống chiếm 50%, cá biệt có ca
sử dụng đến 26 ống. Do số liệu dữ liệu ít, trong nghiên cứu của chúng tôi chưa có thấy mối
tương quan nào về tỷ lệ thành công và số ống Adrenaline, cũng như tương quan về thời
gian (so với các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đạt Nguyên, Bùi Mạnh Hà, thì có sự
tương quan đáng kể).
Trong bước đầu tiếp nhận cần đo chính xác nhiệt độ (do đa số thường không lưu ý dến
yếu tố nhiệt độ) để đánh giá đúng thân nhiệt trước và sau hồi sức NTH, ngoài ra đề nghị
phải kiểm soát đường huyết thường quy và tránh tăng thông khí.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi sức tim phổi có kết quả về mặt huyết động trên những ca nhập cấp cứu bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
328
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HỒI SỨC TIM
PHỔI CÓ KẾT QUẢ VỀ MẶT HUYẾT ĐỘNG TRÊN
NHỮNG CA NHẬP CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Phạm Tiến Ngọc*, Phạm Ngọc Danh Khoa*, Nguyễn Thanh Sử*,Lê Minh Đông*, Trần Thanh Dũ*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hồi sức tim phổi (HSTP) là một phần thiết yếu trong cấp cứu tim mạch, nhằm hồi phục hô hấp
tuần hoàn ở bệnh nhân ngưng tim,ngưng thở. Có ba yếu tố quyết định thất bại hay thành công trong hồi sức tim
phổi (Ts,Bs Đỗ Quốc Huy). HSTP đầy đủ dụng cụ cần thiết và thành thạo về kỹ thuật. Đội ngũ (HSTP) được tổ
chức tốt (phân công hợp lý từng vị trí cụ thể), được can thiệp kịp thời (mỗi phút qua đi thì cơ may cứu sống bệnh
nhân giảm đi từ 7-10 %).
Mục tiêu: những ca ngưng tuần hoàn được áp dụng được áp dụng HSTP 2005, cập nhật mới 2006, chúng
tôi đánh giá hiệu quả áp dụng HSTP 2005, tiên lượng và tùy theo nguyên nhân, yếu tố khảo sát để có hướng hồi
sức đúng và hợp lý.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành trên 43 ca hồi sức có
kết quả về mặt huyết động (tim đập lại) từ tháng 1-12/2008, được đánh giá dựa vào hai yếu tố tuần hoàn và thần
kinh.
Kết quả: Trong nghiên cứu các trường hợp đa số để lại di chứng sau ngưng HH-TH khá nặng nề, thời gian
đưa vào cấp cứu khá muộn TB (30,6 ± 10,9 phút) và đa số được xử trí sai, hoặc không xử trí gì trước đó. Yếu tố
tiên lượng quan trọng nhất là độ nặng và thời gian thiếu máu não toàn bộ, tuy nhiên thường không xác định
được thời gian ngưng tim ngoại viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi tuy hồi sức thành công nhưng đa số các
trường hợp monitor đẳng điện vô tâm thu hay phân ly điện cơ.
Từ khóa: Hồi sức tim phổi, ngưng tim
ABSTRACT
SURVEY THE FACTORS AFFECTING TO CARDIOVASCULAR RESUSCITATION PROCESS HAVING
HEMODYNAMIC RESULTS IN CASES ADMITTED TO EMERGENCY DEPARTMENT OF NHAN
DAN GIA DINH HOSPITAL.
Pham Tien Ngoc, Pham Ngoc Danh Khoa, Nguyen Thanh Su, Le Minh Dong, Tran Thanh Du
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 328 - 334
Cardiovascular resuscitation (CPR) plays an essential role in cardiovascular emergency in order to reinstall
circulation and respiration in cardiac arrest (CA) victims. Whether CPR is failed or successed is decided by three
factors (according to Dr,&Ph,Do Quoc Huy). CPR is sufficiently equipped and carried out by a skillfull team,
CRP team is well-organized punctually intervented (the chance to survive victims decreases 7-10% for every
elapsing minute).
Objectives: Cardiac arrests applied 2005 CPR with 2006 update. We assess efficacy of 2005 CPR
application,prognosis and Upon causes & studied factors,we delivered rational resuscitation.
Subjects and methods: This is a cross-sectional,descriptive study conducted in 43 cases which had
* Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Địa chỉ liên lạc: BS Phạm Tiến Ngọc ĐT: 0915.760.540 Email: bsptngoc1976@yahoo.com.vn
329
hemodynamic results after CPR (beating hearts) from January to December,2008, evaluated based on two
elements: circulation & neurology.
Results: In our study, most of the cases present quite serious post-CPR sequelae, the interval to take them to
hospital is quite long with an average of 30,6+_ 10,9 minutes and a majority of them were received no previous
management or unappropriately managed. The most important prognostic factors are severity and time of entire
brain ischaemia, however, the exact time of out – of – hospital CAs is hardly calculated,Although we include
successfully resuscitated CAs in our study, most of cases manifest asystole or pulseless electrical activity.
Key words: Cardiovascular resuscitation (CPR), Cardiac arrest.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các khảo sát gần đây ghi nhận rằng kỹ năng và sự thực hiện HSTP trong thực tế chưa được tốt và
ít tuân theo các hướng dẫn thực hành đã công bố.
Trong những phút đầu ngưng tim đột ngột do rung thất,thông khí khẩn cấp có thể không quan
trọng bằng ép tim vì lượng oxy trong máu còn ở mức cao,trong khi chuyên chở oxy đén cơ tim,não lại
bị giới hạn do giảm lưu lượng máu.
HSTP bằng cách ép tim ngoài lồng ngực hiệu quả: Ép mạnh, ép nhanh tần số 100 lần/phút, độ sâu
4-5cm. Hồi sức 2005 đề nghị dùng tỉ lệ ép tim-thông khí 30:2 thay vì 15:2.
HSTP 2005 khuyến nghị sử dụng chiến lược 1 cú sốc với mức năng lượng: 150-200J (dạng sóng 2
pha cắt cụt) và 120J (sóng 2 pha dòng thẳng) và 360J đối với sốc điện 1 pha truyền thống, (Trẻ em cú
sốc đầu tiên 2J/kg (1 pha hoặc 2 pha), các cú sốc sau 2-4J/kg).
Phần lớn máy sốc điện ở Việt Nam hiện tại được trang bị máy sốc điện 1 pha vì vậy lưu ý mức
năng lượng ban đầu là 360J thay vì tăng dần từ 200J như trước đây.
Từ tháng 1/ 2004 đến tháng 4/ 2005, hệ thống các đội cấp cứu y khoa đã áp dụng các hướng dẫn củ
của AHA, yêu cầu xoa bóp tim-thổi ngạt 15/2 mà không chú ý đến sự gián đoạn của những lần xoa
bóp tim và không nhấn mạnh đến việc thổi ngạt. Tỉ lệ sống sót trong giai đoạn này tính chung 12,4%
và 12,1% cho các bệnh nhân nhịp nhanh thất-rung thất. Từ tháng 4/ 2005 hệ thống cấp cứu bắt đầu áp
dụng hướng dẫn mới về xoa bóp tim ngoài lồng ngực liên tục với tỉ lệ xoa bóp tim- thổi ngạt 30/2 với
gián đoạn tối thiểu. Sau 12 tháng, tỉ lệ sống sót tăng 4% tính chung và 21,8% cho các bệnh nhân nhịp
nhanh thất-rung thất.
Trong tháng 4/ 2006, việc đưa vào máy kháng trở ngưỡng (impedance threshold device), một
ResQPod, dùng để kiểm soát cho việc thông khí được tốt hơn và ngăn ngừa không khí dư thừa. Dụng
cụ này củng giúp cải thiện hiệu quả của xoa bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách tăng cường lưu lượng
máu đến các động mạch vành.
330
Dụng cụ ResQPOD trong cấp cứu tim phổi
Sử dụng CPR+Res QPOD tăng gấp đôi lưu lượng máu trở về tim lúc thả bóng và tăng >70% lưu lượng máu đến
não lúc bóp bóng.
Tỷ suất chênh (odds ratios) về sống sót chung tăng gấp 3 lần (95% CI 1,7 đến 5,0) và tỉ
suất chênh về sống sót đối với những bệnh nhân nhịp nhanh thất -rung thất tăng gấp 4,3 lần
(95% CI 2,2 đến 8,6) tính từ lúc đầu của nghiên cứu. Trong một phân tích đa biến số
(multivariate analysis), tỉ suất chênh (odds ratios) về sống sótt cho mỗi giai đoạn của việc áp
dụng tòan bộ phác đồ mới như sau: Protocol CCTP mới: 2,13 (95% CI 1,12 đến 4,04)
- Dùng thêm máy kháng trở ngưỡng (impedance threshold device): 2,33 (95% CI 1,09
đến 5,00)
- Áp dụng thêm biện pháp hạ thân nhiệt sớm: 3,99 (95% CI 2,19 đến 7,27) Những bệnh
nhân được hồi sức tim phổi (CPR) bởi những người chung quanh có tỉ lệ sống sót tăng
gần gấp 1,79 lần (95% CI 1,18 đến 2,72)
(Hướng dẫn của Hiệp hội Tim Mạch Mỹ về điều trị cấp cứu ngưng tim gia tăng tỉ lệ sống sót).
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tiến hành khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi sức tim phổi có
kết quả về mặt huyết động trên những ca nhập cấp cứu tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng thực hành HSTP 2005, cập nhật mới 2006.
331
Đánh giá hiệu quả ứng dụng HSTP 2005, tiên lượng trong quá trình hồi sức.
Tùy vào nguyên nhân, yếu tố khảo sát để có hướng hồi sức đúng và hợp lý.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở nhập viện vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện
Nhân dân Gia Định, loại ra khỏi nghiên cứu các trường hợp ngưng tim do nguyên nhân
ngoại khoa.
Đánh giá dựa vào hai yếu tố tuần hoàn và thần kinh.
- Về tuần hoàn: căn cứ vào huyết động thực tế- còn mạch đập ở các động mạch
lớn(bẹn,cảnh), ECG.
- Về thần kinh: Đánh giá theo chỉ tiêu Glasgow trong giai đoạn cấp cứu, thang điểm
Barthel trong giai đoạn hồi phục.
Monitor đẳng điện, nhịp tự thất rời rạc, vô tâm thu.
Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện nghiên cứu là 12 tháng kể từ tháng 1 năm 2008.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: tất cả các bệnh nhân có các đặc điểm nghiên cứu.
Vấn đề y đức: ứng dụng thực hành hồi sức tim phổi 2005.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Giới
Giới n Tỷ lệ
Nam 28 65,1%
Nữ 15 34,9%
Total 43 100,0%
Nhận xét: Nam giới chiếm tỷ lệ cao 65,1%.
Tuổi (?)
Nhận xét: Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu trên 60 tuổi (48,8%). Tuổi thấp nhất là 21
tuổi, tuổi cao nhất là 87 tuổi, tuổi trung bình (58,12 ±19).
Thời gian thân nhân phát hiện các triệu chứng nặng theo bảng thu thập đến lúc vào viện
Thời gian ñưa
ñến viện
N Tỷ lệ Tỷ lệ cộng
dồn
≤ 30 phút 27 62,8% 62,8%
31-60 phút 13 30,2% 93,0%
> 60 phút 3 7,0% 100,0%
Tổng cộng 43 100,0
%
100,0%
Trung bình 30,6 ± 10,9
Bảng 3: Thời gian đến viện
Xử trí tức thời của
người xung quanh
n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng
dồn
Xử trí thích hợp 4 9,3% 9,3%
Xử trí không thích hợp 4 9,3% 18,6%
332
Xử trí tức thời của
người xung quanh
n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng
dồn
Không xử trí gì 35 81,4% 100,0%
Tổng 43 100,0% 100,0%
Nhận xét: Đa số (62,8%) số trường hợp được đưa đến trước 30 phút, chỉ có 3 trường hợp
(7%) được đưa đến sau 1 giờ. Thời gian trung bình là (30,6 ± 10,9 phút). Các triệu chứng
được chúng tôi đưa vào nghiên cứu theo bảng thu thập thông tin như (phát hiện không còn
mạch đập, không thở,thở ngáp, tứ chi tím lạnh,),và không xác định được thời gian ngưng
tim trước nhập viện.
Bảng 4: Xử trí tức thời của người xung quanh
Frequency n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
21-40 11 25,6% 25,6%
41-60 11 25,6% 51,2%
>60 21 48,8% 100,0%
Tổng cộng 43 100,0% 100,0%
Tuổi TB 58,2 ± 19,0 (21-87)
Nhận xét: Đa số trương hợp được đưa thẳng vào cấp cứu mà không xử trí gì chiếm
81,4%, Trong các ca có xử trí trước khi đưa vào thì phân nữa trong số đó là xử trí không
thích hợp (cạo gió,xoa bóp chân tay,).
Trong 4 trường hợp xử trí thích hợp, được xử trí tại nhà cấp cứu ngoại viện, đưa vào
bằng xe cấp cứu, nhưng thời gian được xử trí cấp cứu tại nhà cũng trên 10 phút.
Bảng 5: Sốc điện và thời gian sốc điện
Sốc ñiện Sốc ñiện Số lần
Ca 1 3 phút 3 lần
Ca 2 5 phút 3 lần
Ca 3 10 phút 3 lần
Ca 4 10 phút 2 lần
Ca 5 10 phút 1 lần
Ca 6 10 phút 1 lần
Ca 7 15 phút 3 lần
Ca 8 15 phút 4 lần
Bảng 6: Sử dụng Adrenalin
Số ống Adrenalin n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
1 2 4,7% 4,7%
2 3 7,0% 11,6%
3 3 7,0% 18,6%
4 9 20,9% 39,5%
5 7 16,3% 55,8%
6 3 7,0% 62,8%
7 3 7,0% 69,8%
8 6 14,0% 83,7%
10 4 9,3% 93,0%
13 1 2,3% 95,3%
16 1 2,3% 97,7%
26 1 2,3% 100,0%
Tổng 43 100,0 100,0%
333
Số ống Adrenalin n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
%
Nhận xét: Tất cả các trường hợp điều sử dụng Adrenaline trong hồi sức.
Đa số các ca số lượng adrenalin 0,1% dưới 10 ống, trong đó dưới 5 ống chiếm hơn ½, cá
biệt có ca sử dụng đến 26 ống.
Sử dụng Atropin
Bảng 7:
ATROPIN n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
1 ống 8 42,1% 42,1%
2 ống 11 57,9% 100,0%
Tổng 19 100,0% 100,0%
Nhận xét: Có 19 trường hợp sử dụng Atropin. Trong đó 42,1% sử dụng 1 ống, 57,3% sử
dụng 2 ống.
Bảng 8: Kích thước đồng tử
Kích thước ñồng
tử
n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng
dồn
3 mm 6 14,0% 14,0%
4 mm 26 60,5% 74,4%
5 mm 8 18,6% 93,0%
6 mm 3 7,0% 100,0%
Tổng 43 100,0% 100,0%
Nhận xét: trong những trường hợp hồi sức có kết quả về mặt huyết động thì kích thước
đồng tử của bệnh nhân nhập cấp cứu đa số ≤4mm (74,4%). Không có trường hợp nào kích
thước đồng tử giãn quá 6mm.
Bảng 9: Lidocain:
LIDOCAIN Frequency Percent Cum Percent
10 1 100,0% 100,0%
Total 1 100,0% 100,0%
Trong 43 ca hồi sức có 10 trường hợp phải sử dụng Lidocain, do sau khi sốc điện,
monitor:rung thất vẫn tái lập.
Bảng 10: Thời gian hồi sức
Thời gian hồi sức
(phút)
n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
5 2 4,7% 4,7%
7 1 2,3% 7,0%
8 1 2,3% 9,3%
10 7 16,3% 25,6%
12 1 2,3% 27,9%
15 12 27,9% 55,8%
20 8 18,6% 74,4%
22 1 2,3% 76,7%
25 4 9,3% 86,0%
27 1 2,3% 88,4%
30 1 2,3% 90,7%
35 2 4,7% 95,3%
334
37 1 2,3% 97,7%
90 1 2,3% 100,0%
Total 43 100,0% 100,0%
Nhận xét: 3/4 trường hợp trong nghiên cứu chúng tôi hồi sức trong vòng 20 phút, 90%
trường hợp hồi sức trong vòng 30 phút. Cá biệt có ca hồi sức đến 90 phút.
Bảng 11: Thời gian xảy ra đến lúc vào viện:
Khoảng thời gian
ñến viện
Frequency Percent Cum Percent
10 1 2,3% 2,3%
15 2 4,7% 7,0%
20 7 16,3% 23,3%
25 5 11,6% 34,9%
30 12 27,9% 62,8%
35 3 7,0% 69,8%
40 5 11,6% 81,4%
45 2 4,7% 86,0%
50 1 2,3% 88,4%
55 1 2,3% 90,7%
60 1 2,3% 93,0%
205 1 2,3% 95,3%
230 1 2,3% 97,7%
540 1 2,3% 100,0%
Total 43 100,0% 100,0%
Bảng 12: Phương tiện đưa đến
Phương tiện ñưa
ñến
n Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
Xe cấp cứu 4 9,3% 9,3%
Taxi 37 86,0% 95,3%
Xe máy 2 4,7% 100,0%
Tổng 43 100,0% 100,0%
Nhận xét: Đa số bệnh nhân được đưa đến bệnh viện bằng xe taxi (86,0%), chỉ có 4
trường hợp (9,3%) là được đưa đến bằng xe cấp cứu, được xử trí tại nhà cấp cứu ngoại
viện, nhưng thời gian xử trí cấp cứu tại nhà cũng trên 10 phút.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân trên 60 tuổi (48,8%). Tuổi thấp nhất là
21 tuổi, tuổi cao nhất là 87 tuổi, tuổi trung bình (58,12 ±19). Trong nghiên cứu của các tác giả
(Bui Manh Ha, Trinh Thanh Mai, Nguyen Van Chung, Pham Thieu Trung * Y Hoc TP, Ho
Chi Minh * Vol, 10 – Supplement of No 1 - 2006: 45 – 50), tổng số BN: 391, tim đập lại 196 -
Nam: 152, nữ: 44 tuổi, tuổi TB (40,28 ± 28,5) (12 - 74).
Nhận xét: không có sự khác biệt lớn về đối tượng nghiên cứu – phân bố rải đều theo các
lứa tuổi, nam gặp nhiều hơn, các yếu tố nhân trắc học như giới,không có ý nghĩa tiên
lượng quan trọng cả trong khả năng tái lập tuần hoàn tự nhiên lẫn khả năng sống sót và
xuất viện.
Bệnh nhân còn vài chức năng thần kinh ở một mức độ nào đó lúc bắt đầu hồi sức, ví dụ
còn khả năng phản xạ ánh sáng, cố gắng tự thở, sẽ có tiên lượng tốt hơn các bệnh nhân
335
không có các hoạt động chức năng trước đó (như đã biết chức năng não bị ảnh hưởng theo
trình tự từ trước ra sau khi bị ngưng cấp máu, trong đó chức năng tự thở mất sau cùng) do
đó nếu bệnh nhân còn vài chức năng nào đó lúc bắt đầu hồi sức có nghĩa là ngưng tim chỉ
mới kéo dài từ 1-2 phút, với ngưng tim kéo dài, toàn bộ não bị tổn thương hoàn toàn, cả đại
não và thân não, dẫn đến chết não.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuy hồi sức thành công được 43 ca, nhưng các ca đều
vào viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, monitor đẳng điện hoặc rời rạc, vô tâm thu,
thở ngáp cá, tứ chi tím lạnh, ¾ trường hợp trong nghiên cứu, chúng tôi hồi sức trong vòng
20 phút, 90% trường hợp hồi sức trong vòng 30 phút, cá biệt có ca hồi sức đến 90 phút.
Đa số các trường hợp đưa vào cấp cứu trên 10 phút để lại các biến chứng thần kinh nặng
nề như rối loạn ý thức, rối loạn hô hấp, loạn nhịp và đa số bệnh nặng xin về.
Trong 196 ca hồi sức thành công của tác giả Bùi mạnh Hà, các ca này đều ngưng tuần
hoàn dưới 10 phút và tỷ lệ di chứng tăng thuần chiều với thời gian tưới máu trở lại(r=0,382),
không để lại di chứng gặp ở thiếu máu dưới 5 phút, trung bình mỗi bệnh nhân sau hồi sức
ngưng tuần hoàn có 375/196= 1,9 loại di chứng,biến chứng.
Nghiên cứu của Jorgensen-Moller cho thấy nếu chức năng ánh sáng hồi phục sau 12
phút thì tiên lượng tốt, nhưng nếu phản xạ này mất sau 28 phút thì kết cục xấu, trong
nghiên cứu của chúng tôi đa số đồng tử dãn 4mm, có trường hợp đồng tử dãn 6mm, phản
xạ ánh sáng âm tính chứng tỏ tổn thương não khá nặng nề sau ngưng hô hấp tuân hoàn và
đa số rơi vào trạng thái thực vật.
Sốc điện, có 8 ca cần phải sốc điện trong nghiên cứu của chúng tôi, và các ca này sau khi
hồi sức ngưng tuần hoàn, monitor rung thất và được sốc điện chuyển nhịp và đa số đều
biểu hiện rối loạn nhịp.
Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, không được xử trí hoặc xử trí
không đúng lúc nhập viện. Khi ngưng tim đã xảy ra, những gì có thể lảm được là cố gắng
hạn chế tối đa mức độ và thời gian thiếu máu não toàn bộ, muốn vậy phải tổ chức hệ thống
cấp cứu ngoại viện rộng khắp hơn sao cho có thể tiếp nhận và cấp cứu nhanh nhất cho bệnh
nhân ngưng tim với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, đặc biệt là máy sốc điện khử rung, vì
rung thất là tình huống thường gặp nhất và là tình huống nhiều khả năng hồi sức thành
công nhất, người dân được hướng dẫn xử trí ban đầu tốt hơn thì khả năng thành công trong
hồi sức sẽ cao hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tùy theo monitor biểu hiện trong quá trình hồi sức
thường sử dụng kết hợp Adrenaline + Atropin ± (Dopamine + NaHCO3) + sốc điện chuyển
nhịp, số liệu dữ kiện ít, chưa thống kê được ưu thế sử dụng của từng nhóm riêng biệt, đa số
các ca sử dụng Adrenalinr 0,1% dưới 10 ống, trong đó dưới 5 ống chiếm 50%, cá biệt có ca
sử dụng đến 26 ống. Do số liệu dữ liệu ít, trong nghiên cứu của chúng tôi chưa có thấy mối
tương quan nào về tỷ lệ thành công và số ống Adrenaline, cũng như tương quan về thời
gian (so với các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đạt Nguyên, Bùi Mạnh Hà, thì có sự
tương quan đáng kể).
Trong bước đầu tiếp nhận cần đo chính xác nhiệt độ (do đa số thường không lưu ý dến
yếu tố nhiệt độ) để đánh giá đúng thân nhiệt trước và sau hồi sức NTH, ngoài ra đề nghị
phải kiểm soát đường huyết thường quy và tránh tăng thông khí.
336
KIẾN NGHỊ
Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện hoàn chỉnh, rộng khắp với đội ngũ có chuyên
môn và phương tiện đầy đủ >>> can thiệp kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adamowski - K,: Sudden unexpected death in the emegency department: Caring for the survivors, Can - Med - Assoc - J,
1993 Nov; 149 (10):1445 – 51.
2. Biến chứng thần kinh của ngưng tim (Vũ Anh Nhị, Nguyễn Bá Thắng, Đặng Vạn Phước).
3. Bonnin - M,J,: Survival in the elderly after out-of-hospital cardiac arrest,Critical care medicin 1993 Nov, 21(11): 1645-51.
4. Brenner - B,B: Response to cardiac arrest in hospital setting: delays in ventilation, Resuscitation 1996 Feb; 31(1):17-23.
5. Bùi Mạnh Hà, khảo sát hiệu quả 20 năm cấp cứu ngưng tuần hoàn tại bệnh viện 175, 1980-1999, hội nghị khoa học hội nội
khoa bộ phận phía Nam 4/1999, 128-142 page.
6. Bùi Mạnh Hà,Khảo sát hiệu quả cấp cứu ngưng tuần hoàn tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện 175, 1990-1995, Đại hội tim
mạch Việt Nam lần 6, 4-1996, kỷ yếu công trình 35.
7. Burtone S, Eugene B, Sudden cardiovascular Collapse and Death (Harrison, s Principles of Internal medicine).
8. Lê Văn thành, Bệnh học thần kinh, NXBYH 1992, 107-121.
9. Lê Văn Thành, Lâm sàng thần kinh, ĐHYD TP,HCM 1992
10. Longstreth WT, Jr, Neurological manifestation of cardiac arrest, In: Aminoff MJ, Neurology and general medicine, 3rd ed,
Churchill livingstone,2001; p 151-170.
Victor M, Ropper AH, Coma and related disorder of consciousness, In Victor M, Ropper AH, Adams and
Victor, s Principle of Neurology Mc Graw- Hill Ed,2001; p366-389.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_yeu_to_anh_huong_den_qua_trinh_hoi_suc_tim_phoi.pdf