Khảo sát cắt ngang tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện thống nhất năm 2013

KHUYẾN NGHỊ Kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn trước nhập viện, cấy vi sinh ngay lúc vào viện đối với người bệnh mang mầm bệnh và sử dụng thuốc theo kháng sinh đồ. Cách ly người bệnh mang nguồn nhiễm và sử dụng biện pháp phòng ngừa cách ly, hạn chế lây nhiễm chéo. Tăng cường áp dụng phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ xung trong điều trị và chăm sóc người bệnh. Hạn chế thủ thuật can thiệp không cần thiết. Trường hợp can thiệp cần tuân thủ đúng qui trình thủ thuật vô khuẩn và xử lý dụng cụ. Tăng cường vệ sinh tay, bề mặt và vệ sinh môi trường.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát cắt ngang tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện thống nhất năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 98 KHẢO SÁT CẮT NGANG TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2013 Đoàn Xuân Quảng*, Trần Thị Thanh Tâm*, Trần Hải Âu* TÓM TẮT Mục tiêu: xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Phương pháp: mô tả cắt ngang Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc: 7,78%; trong đó nam chiếm 63,9% và nữ chiếm 36,1%; Nhiễm khuẩn vết mổ 8,3%, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới 77,8%, nhiễm khuẩn đường máu 2,8%, nhiễm khuẩn da và mô mềm 0%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu là 11,1%; Kết luận: Nhiễm khuẩn bệnh viện kéo dài thời gian nằm viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện có liên quan đến bệnh mãn tính đi kèm và can thiệp y tế. Có 09 loại vi khuẩn định danh dược, trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là Acinetobacter Baumanii, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus. Từ khóa: Nhiễm khuẩn bệnh viện ABSTRACT STUDY ON HOSPITAL INFECTION AND RELATED FACTORS IN THONG NHAT HOSPITAL IN 2013 Đoan Xuan Quang, Tran Thi Thanh Tam, Tran Hai Au * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 98-102 Objectives: assessing the hospital infection situation in Thong Nhat hospital. Method: cross study on the situation of hospital infection in Thong Nhat hospital in 2013. Results: The prevalence rate of hospital infection is 7.78%, in which male patients accounted for 63.9% and female patients are 36.1%, in which wound infections are 8.3%, respiratory tract infections are 77.8%, blood infections is 2.8%, infected burns are 8.3%, skin and soft tissue infections 0%, neonatal infections and urinary tract infections are 11.1% Conclusion: Hospital-acquired infections prolong hospitalization. The hospital infections related to chronic disease and associated health interventions. There are 09 types of bacteria identifier, in which the highest proportion Acinetobacter baumanii , Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus. Keywords: Injection. ĐẶT VẤN ĐỀ Các bệnh nguyên gây NKBV có mức độ đa kháng kháng sinh cao hơn các bệnh nguyên gây nhiễm khuẩn trong cộng đồng. Những nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện từ 7- 15 ngày, tăng chi phí điều trị thường gấp 2-4 lần so với những trường hợp không NKBV. Các nghiên cứu một số năm gần đây của BV Thống Nhất cũng cho thấy tỉ lệ NKBV chưa có dấu hiệu giảm, các dấu hiệu đa kháng thuốc kháng sinh cũng xuất hiện khá cao. Năm 2005, Lê Thị Kim Nhung và Nguyễn Thị Hồng Hoàng đã nghiên cứu được Imipenem, Amikacin và vancomycin là loại kháng sinh bao phủ được 90% vi khuẩn gây bệnh ở bệnh nhân viêm phổi. Đến năm 2012, theo Vũ Thị Kim Cương, Nguyễn Viết Thanh nghiên cứu Pseudomonas, * Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. CKI.Đoàn Xuân Quảng ĐT: 0918083695 Email: doanquang64@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 99 Acinetobacter baumanni kháng Meropenem và Imipenem khoảng 40%, E. Facalis kháng Vancomycin với tỉ lệ 6,5%. Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả kinh tế cũng như uy tín của bệnh viện. Đây cũng là một trong những công việc quan trọng, thường xuyên của khoa KSNK để có thể giảm thiểu NKBV qua chương trình KSNK. Do vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “khảo sát cắt ngang tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện thống nhất năm 2013” Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn cộng đồng và loại nhiễm khuẩn cộng đồng thường gặp; Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung và các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp đối với bệnh nhận nhập viện điều trị tại bệnh viện Thống Nhất. - Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện. - Xác định Các loại vi sinh vật phân lập được trong các mẫu cấy vi sinh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: tháng 6 đến tháng 9 năm 2013 - Địa điểm: 22 khoa lâm sàng bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp thu thập thông tin - Công cụ thu thập số liệu: phiếu điều tra NKBV của BV Thống Nhất. - Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV của CDC. - Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân nhập viện trước 48 giờ ngay tại thời điểm điều tra. Định nghĩa các biến số - Nhiễm khuẩn trước nhập viện là những nhiễm khuẩn bệnh nhân mắc phải trước thời điểm nhập viện điều trị, được chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. - Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện (Sau 48 giờ). Nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không ở trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điềm nhập viện. - Các yếu tố nguy cơ liên quan đến NKBV. - Loại vi sinh vật định danh được trong các mẫu cấy vi sinh theo qui chuẩn được sử dụng tại bệnh viện Thống Nhất trên bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện. - Bệnh nền (bệnh mãn tính): Theo định nghĩa của WHO, các bệnh mãn tính là "bệnh của thời gian dài và tiến triển nói chung chậm. Các bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ, ung thư, bệnh hô hấp mãn tính, và bệnh tiểu đường". Phân tích và xử lý số liệu - Loại bỏ phiếu điều tra chưa thu thập thông tin đầy đủ. - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 for Window và Micosoft Exell. KẾT QUẢ Qua khảo sát từ tháng 6 đến tháng 9/2013 có 463 mẫu đạt tiêu chuẩn, thống kê kết quả như sau Phân bố về giới Nhận xét: Qua khảo sát, có 293 nam và 170 nữ. Bảng 1. Độ tuổi: Độ tuổi n % <30 17 3,7 30-59 110 23,8 60 trở lên 336 72,6 Tổng cộng 463 100,0 Nhận xét: Đa số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Thống Nhất có độ tổi từ 60 tuổi trở lên. Bảng 2. Nhiễm khuẩn Công đồng: Nhiễm khuẩn cộng đồng n % Có 103 22,2 Không 360 77,8 Tổng cộng 463 100 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 100 Nhận xét: Tình trạng nhiễm khuẩn trước nhập viện là 22,2%. Bảng 3. Loại nhiễm khuẩn cộng đồng thường gặp: Loại nhiễm khuẩn n % Nhiễm khuẩn hô hấp 85 82,5 Siêu vi 4 3,9 Tiêu hóa 3 2,9 Da 4 3,9 Tiết niệu 2 1,9 Vết mổ 4 3,9 Răng miệng 1 1,0 103 100 Nhận xét : trong các loại nhiễm khuẩn trước khi vào viện, nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỉ lệ cao (82,5%) Bảng 4. Nhiễm khuẩn bệnh viện: NKBV n % Có 36 7,78 Không 427 92,22 463 100 Nhận xét: Qua khảo sát cắt ngang, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thống kê được là 7,78%. Bảng 5. Loại nhiễm khuẩn thường gặp: Loại nhiễm khuẩn n % Viêm phổi bệnh viện 28 77,8 Nhiễm khuẩn huyết 1 2,8 Nhiễm khuẩn tiết niêu 4 11,1 Nhiễm khuẩn vết mổ 3 8,3 Nhiễm khuẩn da, mô mềm 0 0 Nhiễm khuẩn khác 0 0 Tổng cộng 36 100.0 Nhận xét: Theo thống kê, viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ lệ 77,8%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm 11,1%. Bảng 6. Mối tương quan giữa tuổi và nhiễm khuẩn bệnh viện: Độ tuổi Có NKBV Không NKBV p <30 0 17 (4%) 0.0275 30-59 2 (5,5%) 101 (23,6%) >60 34 (94,5%) 309 (72,4%) 36 (100%) 427 (100%) Nhận xét: Trong khảo sát này, nhiễm khuẩn bệnh viện ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 94,5%, điều này có ý nghĩa thống kê. Bảng 7. Mối tương quan giữa ngày nằm viện và NKBV: NKBV KHÔNG NKBV P <30 ngày 24 (6,0%) 379 (94,0%) 0 30 ngày trở lên 12 (25,0%) 48(75 %) Tổng 36 427 Nhận xét: Có 25 % người bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện điều trị từ 30 ngày trở lên, p=0,000, điều này có ý nghĩa thống kê. Bảng 8. Mối tương quan giữa bệnh mãn tính và NKBV: Bệnh nền Có NKBV Không NKBV Tổng cộng p Bệnh hô hấp mãn tính 24 (61,5%) 15 (38,5%) 39 0.000 Bệnh tim mạch 5 (8,1%) 57 (91,9%) 62 Ung thư 1 (2,6%) 37 (97,4%) 38 Thận mãn tính 5 (14,3%) 30 (85,7) 35 Gan mãn tính 1 (5,6%) 17 (94,4%) 18 Tiểu đường 5 (11,4%) 39 (88,6%) 44 Cao huyết áp 10 (8,2%) 112 (91,8%) 122 51 307 358 Nhận xét: bệnh mãn tính có liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện, có ý nghĩa thống kê. Bảng 9. Mối tương quan giữa Can thiệp y tế và nhiễm khuẩn bệnh viện Can thiệp y tế Có NKBV Không NKBV Tổng cộng p Thở máy 9 (47,4%) 10 (52,6%) 19 0,0476 Nội khí quản 9 (60%) 6 (40%) 15 Mở khí quản 2 (66,7%) 1 (33,3%) 3 Thông tiểu 15 (48,4%) 16 (51,6%) 31 CVP 4 (66,7%) 2 (33,3%) 6 Tĩnh mạch ngoại biên 21 (41,2%) 30 (58,8%) 51 Thông dạ dày 6 (21,4%) 22 (78,8%) 28 Hút đàm 16 (66,7%) 8 (33,3%) 24 Nhận xét: Can thiệp y tế có liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện, p= 0,0476 Có 09 loại vi khuẩn được định danh trong các mẫu cấy trên bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong đó, Acinetobacter baumanii, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae chiếm tỉ lệ cao (19,4%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 101 Bảng 10. Loại Vi sinh vật phân lập được: Loại VK Tần suất Tỉ lệ% E. coli 6 16,7 A. baumanii 7 19,4 Stap. non coagulase 2 5,6 K. pneumonia 7 19,4 Stap. aureus 7 19,4 Candida 2 5,6 E. facalis 1 2,8 S. pyogenes 1 2,8 P. aeruginosa 3 8,3 36 100 BÀN LUẬN - Khảo sát cho thấy 72,6% bệnh nhân nhập viện có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Điều này phù hợp với chức năng nhiệm vụ của bệnh viện Thống Nhất. - Có 22,2% người bệnh nhập viện với tình trạng mang nguồn nhiễm từ cộng đồng và loại nhiễm khuẩn cộng đồng thường gặp nhất là nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỉ lệ 82,5%. Đối với người cao tuổi, lại mang nguồn nhiễm sẳn có, điều này tạo nguy cơ cao đối với việc nhiễm khuẩn chéo và đề kháng kháng sinh. - Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện xác định được qua khảo sát là 7,78%. Tỉ lệ này tương đương với nghiên cứu năm 2005 do bệnh viện Bạch Mai thực hiện là 7,8% và thấp hơn so với khảo sát cắt ngang năm 2011 tại bệnh viện Thống Nhất của Trần Thị Thanh Tâm và cộng sự là 12,5%, cao hơn tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2012 cùng tại bệnh viện Thống Nhất do Bùi Thị Thu Thủy và cộng sự nghiên cứu là 5,8%. - Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện có liên quan đến bệnh mãn tính. Đặc biệt trong đó có 61,5% bệnh nhân mang bệnh lý hô hấp mãn tính bị nhiễm khuẩn bệnh viện - Can thiệp y tế có liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện, chúng tôi nhận thấy nhiễm khuẩn bệnh viện tăng cao khi bệnh nhân có các can thiệp điều trị kèm theo. Những loại can thiệp điều trị như thở máy có tỉ lệ nhiễm khuẩn là 47,4%, đặt nội khí quản có tỉ lệ nhiễm khuẩn là 60%, hút đàm là 66,7% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Vì vậy theo khuyến cáo của Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện cần hạn chế các thủ thuật và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc theo đúng quy trình sẽ hạn chế được nhiễm khuẩn bệnh viện. - Vi sinh vật phân lập được trên các mẫu cấy vi sinh ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu là Acinetobacter baumanii (19,4%), Klebsiella pneumoniae (19,4%), Staphylococcus aureus (19,4%), tương đương so với nghiên cứu tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Cấp cứu Trưng vương năm 2010 là Acinetobacter baumanii (32,3%), Staphylococcus aureus (15,4%), Klebsiella spp (13,8%). KẾT LUẬN 1. Nhiễm khuẩn cộng đồng chiếm tỉ lệ 22,2%, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới chiếm 82,5%; Nhiễm khuẩn bệnh viện qua đợt khảo sát là 7,78%, trong đó viêm phổi bệnh viện chiếm 77,7%, nhiễm khuẩn đường tiểu chiếm 11,1%, nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 8,3%. 2. Người bệnh trên 60 tuổi có tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao; Nhiễm khuẩn bệnh viện có liên quan đến bệnh mãn tính mà bệnh nhân đang có; Can thiệp phẫu thuật, thủ thuật làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. 3. Loại vi khuẩn thường gặp là Klebsiella pneumonia, Staphyloccus aureus, Acinetobacter baumanii. KHUYẾN NGHỊ Kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn trước nhập viện, cấy vi sinh ngay lúc vào viện đối với người bệnh mang mầm bệnh và sử dụng thuốc theo kháng sinh đồ. Cách ly người bệnh mang nguồn nhiễm và sử dụng biện pháp phòng ngừa cách ly, hạn chế lây nhiễm chéo. Tăng cường áp dụng phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ xung trong điều trị và chăm sóc người bệnh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 102 Hạn chế thủ thuật can thiệp không cần thiết. Trường hợp can thiệp cần tuân thủ đúng qui trình thủ thuật vô khuẩn và xử lý dụng cụ. Tăng cường vệ sinh tay, bề mặt và vệ sinh môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát NK tại các cơ sở khám, chữa bệnh. 2. Lê Bảo Huy (2006), Khảo sát tác nhân gây viêm phổi bệnh viện và tình hình kháng kháng sinh tại khoa ICU bệnh viện Thống Nhất 2004-2006, Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Thống Nhất năm 2006, tr 184- 193 3. Lê Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Thắm (2011) “Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất từ 5/2011 – 11/2011”, Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Thống nhất năm 2011 4. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2007), Thực trạng NKBV và công tác kiểm soát NK tại một số BV phía Bắc năm 2006-2007, Hội nghị triển khai Thông tư 18/2009/TT-BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát NK tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Hà Nội 5. Vũ Văn Giang, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2005), Đánh giá hiệu quả phòng ngừa NKBV của thực hành vệ sinh bàn tay ở 3 BV tuyến tỉnh năm 2005, Tạp chí Y học lâm sàng, BV Bạch Mai, 6/2008, tr. 174-178 Ngày nhận bài báo: 23-03-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_cat_ngang_tinh_hinh_nhiem_khuan_benh_vien_tai_benh.pdf
Tài liệu liên quan