Qua kết quả khảo sát các mẫu nước
được thu thập ở 15 giếng ăn của các hộ
dân sống xung quanh khu công nghiệp
Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng sau 6 năm đi vào hoạt động cho
phép được rút ra một số kết luận sơ bộ
nhƣ sau:
1. Không có dấu hiệu ô nhiễm kim loại
As, Cd, Pb, Cu, Zn, Fe, Mn. Hàm lượng
của các nguyên tố này đều nằm trong giới
hạn cho phép theo QCVN 08:2008 [7]
2. Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ trong đa
số các mẫu được thu thập, thể hiện ở các
chỉ tiêu COD, BOD, Coliform và E.Coli;
số liệu nhận được cho thấy hầu hết các
mẫu đều vượt giới hạn cho phép theo
QCVN 08:2008 [7] (Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt loại A1
dùng cho nước sinh hoạt)
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng nước giếng trong các hộ dân xung quanh khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 19, Số 3/2014
KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG TRONG CÁC HỘ DÂN XUNG QUANH
KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ HỘI, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Đến tòa soạn 28 - 3 - 2014
Nguyễn Ngọc Tuấn
Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
Lê Thị Thanh Trân, Hoàng Thị Hà
Trường Đại học Đà Lạt
Đinh Văn Phúc
Trường Đại học Đồng Nai, TP. Biên Hòa
SUMMARY
INVESTIGATION OF WATER WELLS QUALITY IN HOUSEHOLDS AROUND
THE INDUSTRY ZONE OF PHU HOI, DUC TRONG DISTRICT, LAM DONG
PROVINCE
The investigation of pollution in the water wells of households living around the industry
zone of Phu Hoi, Duc Trong District, Lam Dong Province has been carried out during the
years of 2012-2013. The analytical result showed that the concentrations of As, Cd, Pb,
Cu, Zn, Fe, Mn in samples of 15 water wells are lower than recommendation of QCVN
08:2008; however the contents of COD, BOD, Coliform, E.Coli in these sample are
rather high, higher than that QCVN 08:2008 recommended.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu công nghiệp (KCN) Phú Hội đặt tại
xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng với diện tích 174 ha, đƣợc thành
lập theo quyết định số 191/2004/QĐ-UB
ngày 18/10/2004, đƣợc phê duyệt quy
hoạch chi tiết và thành lập năm 2008
theo quyết định số 2221/QĐ-UBND
ngày 19/8/2008 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lâm Đồng. Kể từ khi đi vào hoạt
động, khu công nghiệp này đã đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế của huyện. Hàng năm KCN đã tạo
công ăn việc làm cho lao động địa
phƣơng. Trong những năm qua, thực
hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng với mục tiêu quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm
2020, khu công nghiệp này đã, đang
đƣợc phát triểnvà mở rộng [1, 2].
41
Mặc dù có những đóng góp đáng kể vào
sự phát triển kinh tế của tỉnh, song hiện
trạng môi trƣờng ở khu công nghiệp này
đang tồn tạinhiều vấn đề cần đƣợc quan
tâm, trong đó cóviệc quản lý và xử lý
các nguồn nƣớc thải, khí thải, chất thải
rắn nhằmgiảm thiểu tình trạngô nhiễm
môi trƣờng. Để góp phần giúp các cơ
quan hữu trách nắm đƣợc hiện trạng ô
nhiễm các nguồn nƣớc thải tại khu công
nghiệp, có giải pháp phòng ngừa và
giảm thiểu ô nhiễm, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát mức độ ô nhiễm nguồn
nƣớc sinh hoạt xung quanh khu công
nghiệp.
2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA
CHẤT
2.1.Thiết bị
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA
– 6800 của hãng Shimadzu, sản xuất tại
Nhật Bản, trong đó, đ n Cathode rỗng
ứng với các nguyên tố hấp thụ ở bƣớc
sóng: As (λ = 193,7 nm), Cd (λ = 228,7
nm), Pb (λ = 283,3 nm), Cu (λ = 324,64
nm), Zn (λ = 213,9 nm), Fe(λ =248,3 nm),
Cr (λ = 357,9 nm), Mn (λ = 279,64 nm).
- Cân phân tíchcóđộ chính xác 10-6 gam,
sản xuất tại Thụy Sỹ.
- Tủ sấy Shelab củaVƣơng quốc Anh.
- Bếp điện Fisher Science, Cộng hòa
liên bang Đức.
- Bộ chƣng cất hồi lƣu.
2.2. Dụng cụ
- Các dụng cụ thủy tinh: cốc, bình tam
giác, bình định mức, pipet, micropipet
các loại 1-25μl, 50 μl, 100 μl, 500 μl,
1000 μl của cộng hòa Liên bang Đức.
- Dụng cụ lấy mẫu để phân tích COD,
BOD5, coliform, E.coli.
- Các lọ polyetylen (PE) đựng mẫu.
2.3. Hóa chất
Các hóa chất sử dụng đều thuộc loại có
độ sạch phân tích (PA):
- Axit nitric HNO365% (d=1,35g/ml),
axit sulfuric H2SO498% (d=1,84g/ml),
axit clohidric HCl 37% (d=1,21g/ml),
axit photphoric H3PO485%
(d=1,89g/ml), axit pecloric HClO4 nồng
độ 70% (d=1,75g/ml); Merck, Cộng hòa
liên bang Đức
- Kalidicromat K2Cr2O7, sắt (II) sunfat
FeSO4, bột Cu, kẽm oxit ZnO, arsen
(III) oxit As2O3, chì nitrat Pb(NO3)2;
Kanto Chemical Co, Japan.
- Cadmi clorua CdCl2, bạc (I) sunfat
Ag2SO4, sắt (III) oxit Fe2O3, mangan
sunfat MnSO4.5H2O, Peptor, Fenantrolin,
Lactoza, mẫu chuẩn đơn và đa nguyên tố
(multi – elements standard for AAS);
Merck, Cộng hòa liên bang Đức
3. THỰC NGHIỆM
3.1. Thu thập mẫu
Dựa vào đặc điểm, địa hình của khu
công nghiệp Phú Hội, chúng tôi chọn
các vị trí lấy mẫu phân tích nhƣ sau:
- Mẫu nƣớc giếng ở một số hộ dân xung
quanh KCN.
- Mẫu nƣớc giếng ở một số hộ dân ở
thôn Pré nơi đƣờng nƣớc thải của KCN
chảy qua.
Mẫu đƣợc lấy làm 2 đợt ở cùng một vị
trí;cụ thể nhƣ sau:
- Đợt 1: Vào đầu tháng 4 năm 2012.
- Đợt 2: Vào đầu tháng 8 năm 2012.
Trƣớc khi lấy mẫu, tráng bình và nắp
nhiều lần bằng chính mẫu nƣớc cần lấy.
Đối với mẫu dùng để xác định kim loại,
mẫu đƣợc axit hóa bằng HNO3 đặc đến
42
pH =2 để ngăn chặn hiện tƣợng keo tụ
và hấp thụ các nguyên tố lên thành bình.
Đối với mẫu phân tích COD và BOD5:
tiến hành lấy mẫu nƣớc vào chai thủy
tinh dung tích 1 lít, bảo quản mẫu trong
nƣớc đá.
Đối với mẫu phân tích coliforms và
E.Coli: tiến hành lấy mẫu vào chai thủy
tinh dung tích 250 ml có nút nhám đã
qua khử trùng, mẫu đƣợc bịt kín bằng túi
nilon đen và bảo quản trong nƣớc đá.
Các mẫu trên đƣợc chuyển về phòng thí
nghiệm của Trung tâm phân tích, Viện
Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt để tiến
hành xác định các chỉ tiêu quan tâm.
Bảng 1: Kí hiệu mẫu và vị trí lấy mẫu
TT Kí hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Độ sâu
1 PR1 Hộ Đặng Xuân Mai – 14 Thôn Pré GK – 20 m
2 PR2 Hộ Hồ Thị Tuyết Mai – 49 Thôn Pré GK – 19 m
3 PR3 Hộ MaKa – 63 Thôn Pré GĐ – 15 m
4 PR4 Hộ Nguyễn Hữu Lƣơng -Thôn Pré GK – 40 m
5 PR5 Hộ Mao Phần – 138 Thôn Pré GK – 20 m
6 PR6 Hộ Nguyễn Thị Hƣờng – Thôn Pré GĐ – 12 m
7 PR7 Hộ Bùi Khắc Thành – Thôn Pré GK – 35 m
8 PR8 Hộ Trƣơng Văn Thông – Thôn Pré GK – 35 m
9 PR9 Hộ Hu nh Ngọc Châu – Thôn Pré GĐ – 10m
10 PR10 Hộ Đỗ Xuân Toàn – Thôn Pré GK – 50 m
11 PR11 Hộ Đặng Nhân Sửu – Thôn Pré GK – 80 m
12 PR12 Hộ Da Ra Ne – Thôn Pré GK – 60 m
13 PH1 Hộ Trần Dƣ – Phú Hòa GK – 30 m
14 PH2 Hộ Lê Bích – Phú Hòa GK – 34 m
15 PH3
Hộ Vƣơng Thị Tuyết Minh–Phú
Hòa
GK – 45 m
Ký hiệu: GK là giếng khoan, GĐ là giếng đào
3.2. Phƣơng pháp xác định
-Phân tích Cu, Zn, Cr, Fe, Mn trong
nƣớc theo TCVN 8246:2009 bằng kỹ
thuật F-AAS [3]
- Phân tích As, Cd, Pb trong nƣớc theo
TCVN 8246:2009 bằng kỹ thuật GF –
AAS [3]
- Xác định COD theo TCVN 6491:1999
[4], BOD: TCVN 6001:1995 [5];
Coliform và E.Coli theo TCVN
6187:1996 [6]
4. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
43
Bảng 2. Kết quả phân tích coliforms và E.Coli trong các mẫu nước giếng
STT KHM
Coliforms (MPN/100ml) E. Coli,MPN/100ml
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
1 PR1 11000 2100 240 7
2 PR2 12000 2400 KHP 11
3 PR3 520 460 43 240
4 PR4 460 43 460 KHP
5 PR5 12000 2900 43 6
6 PR6 4600 1200 150 150
7 PR7 1200 1100 23 20
8 PR8 11000 1500 43 150
9 PR9 11000 4600 9 150
10 PR10 1200 460 43 KPH
11 PR11 1100 460 43 KHP
12 PR12 1200 230 21 KHP
13 PH1 460 540 KHP KHP
14 PH2 240 360 23 40
15 PH3 16000 4600 460 KPH
Ghi ch : KPH : không phát hiện
Nhận x t: Hàm lƣợng coliforms tổng
số trong các mẫu nƣớc giếng dao động
từ 240 - 16000 MPN/100ml vào đợt 1;
từ 43 – 4600 MPN/100ml vào đợt 2.
Trong đó, mẫu nhiễm coliforms cao
nhất là PH3, thấp nhất là PR4. Hàm
lƣợng E. Coli trong các mẫu nƣớc giếng
dao động từ 0 – 460 MPN/100ml vào
đợt 1; từ 0 – 240 MPN/100ml vào đợt
2. Nhƣ vậy, trong một số mẫu nƣớc
giếng có lƣợng coliforms tổng số và
E.coli vƣợt quá QCVN 08:2008 [7] quy
định cho phép trong các mẫu nƣớc mặt
phục vụ sinh hoạt.
Bảng 3. Kết quả phân tích COD và BOD trong các mẫu nước giếng
STT KHM
COD (mg/l) BOD (mg/ml)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
1 PR1 8,5 6,1 5,6 4,2
2 PR2 34,0 26,0 16,8 18,6
3 PR3 13,5 11,2 10,5 5,2
4 PR4 30,4 40,8 16,7 24,3
5 PR5 9,2 12,6 5,1 7,2
6 PR6 24,3 25,6 15,1 16,3
7 PR7 8,6 5,2 5,7 3,8
8 PR8 9,7 6,1 6,7 4,1
9 PR9 10,2 12,1 6,3 10,4
10 PR10 5,2 6,1 4,5 4,2
11 PR11 4,7 5,5 3,1 2,9
12 PR12 13,3 15,7 10,2 9,7
13 PH1 27,0 29,4 23,1 19,7
14 PH2 15,2 16,8 10,2 12,1
15 PH3 8,0 9,5 6,3 7,2
44
Nhận x t: Từ kết quả nhận đƣợc ở bảng
3 chúng tôi có nhận xét về lƣợng COD
và BOD trong các mẫu nƣớc giếng nhƣ
sau: COD của các mẫu nƣớc giếng dao
động từ 4,7 – 40,8 mg/l; trong đó, đợt 1
từ 4,7 – 30,4 mg/l; đợt 2 từ 5,5 – 40,8
mg/l, mẫu có COD cao nhất là PR4, mẫu
có COD thấp nhất là PH11.
BODcủa các mẫu nƣớc giếng dao động
từ 2,9 – 24,3 mg/l; trong đó, đợt 1 từ 3,1
– 23,1 mg/l; đợt 2 từ 2,9 – 24,3 mg/l,
mẫu có BODcao nhất là PR4, mẫu có
BODthấp nhất là PH11
Các giá trị này đều cao hơn giá trị COD
và BOD quy địnhcho phép trong các
mẫu nƣớc mặt phục vụ sinh hoạt theo
QCVN 08:2008[7]
Bảng 4. Kết quả phân tích hàm lượng một số kim loại trong các mẫu nước giếng
STT KHM As
( g/l)
Cd
( g/l)
Cu
( g/l)
Pb
( g/l)
Zn
( g/l)
Fe
( g/l)
Mn
( g/l)
1 PR1 1,9 ± 0,3 0,09 ± 0,02 22,8± 2,4 0,8 ± 0,13
27,2± 3,44
248± 26,0
68 ± 5,8
2 PR2 2,6 ± 0,3 0,11± 0,02 11,8± 1,2 3,4± 0,43 35,9± 3,66 116± 12,3 116 ± 9,9
3 PR3 2,7 ± 0,4 0,08 ± 0,01 13,5± 1,5 1,2 ± 0,15 72,2± 8,42 135± 13,7 135 ± 14,5
4 PR4 0,8 ± 0,1 0,11 ± 0,01 8,9± 0,8 2,4± 0,33 33,5± 3,81 429 ± 48,8 19 ± 1,6
5 PR5 6,5 ± 0,7 0,06 ± 0,01 9,8 ± 0,8 0,5± 0,04 21,0± 2,31 265± 25,8 125 ± 13,5
6 PR6 3,3 ± 0,5 0,03± 0,004 10,9± 1,6 1,7 ± 0,23 14,6± 1,26 64 ± 7,1 10 ± 0,88
7 PR7 1,6 ± 0,2 0,05±0,002 11,5± 1,6 1,0 ± 0,14 80,0± 7,20 47 ± 3,8 47 ± 5,0
8 PR8 1,1 ± 0,2 0,04±0,005 13,8± 1,2 3,4± 0,45 37,7± 2,61 356± 38,1 206 ± 22,3
9 PR9 4,4 ± 0,6 0,11±0,020 9,5 ± 0,8 0,4 ± 0,05 4,5 ± 0,33 218 ± 18,9 48 ± 5,1
10 PR10 3,4 ± 0,5 0,10±0,020 7,6 ± 0,6 3,2± 0,43 8,8± 0,76 90 ± 8,7 91 ± 8,6
11 PR11 3,2 ± 0,5 0,04±0,006 4,9± 0,5 0,6± 0,09 68,8± 7,33 220 ± 19,6 78 ± 7,6
12 PR12 5,7 ± 0,7 0,05±0,006 6,7 ± 0,6 1,7± 0,28 15,7± 1,39 284± 24,7 84 ± 8,9
13 PH1 3,4 ± 0,4 0,05± 0,006 15,3± 1,3 2,7± 0,26 10,9± 0,82 244± 31,8 61 ± 5,9
14 PH2 1,8 ± 0,3 0,05± 0,006 8,2 ± 0,8 2,1 ± 0,34 5,1 ± 0,46 213± 16,3 283 ± 31,2
15 PH3 1,9 ± 0,3 0,04±0,006 14,8± 1,2 1,0± 0,13 50,5± 6,91 98 ± 7,9 40 ± 2,6
* Số liệu trên là giá trị trung bình của
hai đợt lấy mẫu
Nhận xét: Từ kết quả phân tích nhận
đƣợc cho thấy trong 7 nguyên tố đã xác
định trong các mẫu nƣớc đƣợc thu thập
trong hai đợt ở 15 giếng nƣớc ăn của các
hộ dân sống xung quanh KCN không có
giếng nào có dấu hiệu ô nhiễm các kim
loại trên; số liệu thu đƣợc cho phép
khẳng định hàm lƣợng của các kim loại
khảo sát đều nằm trong giới hạn theo
QCVN 08:2008 [7] (Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt loại A1
dùng cho nƣớc sinh hoạt).
5. KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát các mẫu nƣớc
đƣợc thu thập ở 15 giếng ăn của các hộ
dân sống xung quanhkhu công nghiệp
45
Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng sau 6 năm đi vào hoạt động cho
phép đƣợc rút ra một số kết luận sơ bộ
nhƣ sau:
1. Không có dấu hiệu ô nhiễm kim loại
As, Cd, Pb, Cu, Zn, Fe, Mn. Hàm lƣợng
của các nguyên tố này đều nằm trong giới
hạn cho phép theo QCVN 08:2008 [7]
2. Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ trong đa
số các mẫu đƣợc thu thập, thể hiện ở các
chỉ tiêu COD, BOD, Coliform và E.Coli;
số liệu nhận đƣợc cho thấy hầu hết các
mẫu đều vƣợt giới hạn cho phép theo
QCVN 08:2008 [7] (Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt loại A1
dùng cho nƣớc sinh hoạt).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 191/2004/QĐ-UB ngày
18/10/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng
về việc thành lập Công ty phát triển hạ
tầng KCN Phú Hội, tỉnh Lâm Đồng.
2. Các báo cáo định k công tác môi
trƣờng của các nhà máy trong KCN Phú
Hội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh
Lâm Đồng (2008 – 2012).
3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
8246:2009. Xác định kim loại bằng
phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên
tử.
4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
6491:1999. Chất lƣợng nƣớc - Xác định
nhu cầu oxy hóa học.
5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6001-
2:2008; ISO 5815-2:2003. Chất lƣợng
nƣớc - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa.
6. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
6187:1996. Chất lƣợng nƣớc - Phát hiện
và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn
coliform chịu nhiệt và E.coli giả định.
7. QCVN 08:2008- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt.
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP THU CHLOROPHYLL(tiếp theo tr.39)
8. Vo Manh Tien. MSc. Thesis.
University of Dalat (2007).
9. Tran Thi Van Anh. MSc. Thesis.
University of Dalat (2008).
10. Vo Anh Khue. MSc. Thesis.
University of Dalat (2009).
11. Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
đƣợc phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt
Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội(2002).
12. TCVN 5624:1991. Danh mục giới
hạn tối đa cho phép dƣ lƣợng thuốc trừ
dịch hại. Hà nội. Quy định 46/2007.
QD–BYT–PL của Bộ Y tế (2007).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17462_59868_1_pb_6956_2096714.pdf