Khảo sát đặc điểm cặn lắng nước tiểu trong cộng đồng bằng hệ thống Labumat-Urised

Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế như (1) Do số lượng ảnh chụp của hệ thống UriSed được điều chỉnh còn 5 ảnh thay vì 15 ảnh (theo nhà sản xuất) cho 1 mẫu nước tiểu nên có khả năng bỏ sót bất thường. (2) Kết quả xét nghiệm không được đối chiếu với kết quả cặn lắng kinh điển (do kĩ thuật viên được huấn luyện đọc dưới kính hiển vi) vì mục tiêu ban đầu của nghiên cứu là tầm soát bất thường cặn lắng nước tiểu trong cộng đồng với số lượng lớn người tham gia trong thời gian ngắn, (3) Kết quả xét nghiệm nước tiểu chỉ ngừng lại ở mức phát hiện bất thường và thông báo đến người tham gia mà chưa đi sâu tìm nguyên nhân của bất thường nước tiểu. Những đối tượng phát hiện bất thường qua thăm khám lâm sàng hoặc qua kết quả xét nghiệm được điều trị cấp cứu tạm thời, thông báo đến trạm y tế địa phương để quản lý nếu bệnh nhẹ, hoặc giới thiệu đến bệnh viện đa khoa tỉnh để xác định chẩn đoán và điều trị đặc hiệu nếu bệnh có khả năng diễn tiến nặng

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm cặn lắng nước tiểu trong cộng đồng bằng hệ thống Labumat-Urised, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 133 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẶN LẮNG NƯỚC TIỂU TRONG CỘNG ĐỒNG BẰNG HỆ THỐNG LABUMAT-URISED Trần Thị Bích Hương*, Trần Ngọc Sinh**, Nguyễn Bảo Toàn***, Nguyễn Ngọc Lan Anh*, Phan Thanh Hải***, Dư Thị Ngọc Thu****, Lê Hoàng Ninh*****, Võ Thị Dễ****** TÓM TẮT Mở đầu: Tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm quan trọng trong tầm soát và chẩn đoán bệnh lý thận- niệu. Hệ thống LabUmat-UriSed đánh giá cặn lắng nước tiểu tự động nhằm khắc phục một số nhược điểm của phương pháp phân tích nước tiểu thủ công. Mục tiêu: (1) So sánh kết quả cặn lắng của hệ thống UriSed với kết quả dipstick của hệ thống LabUmat. (2) Khảo sát tần suất tiểu máu trong cộng đồng tại Long An Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tiền cứu Kết quả: Có 2019 người trưởng thành trên 19 tuổi sống tại Long An được hướng dẫn thu mẫu nước tiểu giữa dòng đúng cách. Tuổi trung bình 42,3 ± 14,1. Nữ ưu thế hơn nam (54,4% so với 45,6%). Kết quả của 2 kỹ thuật xét nghiệm dipstick LabUmat và UriSed có độ tương hợp cao với kết quả tỉ lệ tương hợp lần lượt hồng cầu (97,82%), bạch cầu (99,26%), và vi khuẩn (99,95%). Điểm cắt của hồng cầu, bạch cầu ≥ 100/uL và vi khuẩn ≥ 1000/uL tương ứng với kết quả disptick dương tính với blood, leucocyte và nitrite. Tần suất tiểu máu của dân số chung theo kết quả dipstick là 4,31%, trong đó 71 (3,52%) ở nữ, 16 (0,79%) ở nam. Tần suất tiểu máu phân bố cao nhất ở nhóm nữ 30-39 tuổi, thấp nhất ở nhóm người trên 60 tuổi. Kết luận: Tỉ lệ tiểu máu của cộng đồng là 4,31%. Kết quả dipstick và UriSed có độ tương hợp cao về hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn. Hệ thống LabUmat-UriSed cho kết quả nhanh, chính xác và giải quyết được một số lượng lớn mẫu nước tiểu trong một thời gian ngắn khi có tình trạng quá tải và hạn chế về nhân lực y tế. Từ khóa: Phân tích nước tiểu tự động, phân tích nước tiểu thủ công, LabUmat-UriSed, cặn lắng nước tiểu. ABSTRACT USING AUTOMATED URINALYSIS SYSTEM LABUMAT-URISED FOR URINE SEDIMENT EXAMINATION IN COMMUNITY Tran Thi Bich Huong, Tran Ngoc Sinh, Nguyen Bao Toan, Nguyen Ngoc Lan Anh, Phan Thanh Hai, Du Thi Ngoc Thu, Le Hoang Ninh, Vo Thi De * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 133 - 142 Background: Urinalysis is an important lab test in screening and diagnosis kidney and urinary tract diseases. System LabUmat-UriSed analyses automatically urine sediment might offer some disadvantages to manual urinalysis. Objective: (1) Compare the results of dipstick with UriSed. (2) Identify the prevalence of hematuria in Long An community * Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược, Tp Hồ Chí Minh, ** Bộ môn Ngoại Tiết Niệu, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh *** Trung tâm Chẩn đoán Y khoa MEDIC, **** Khoa Ngoại Tiết Niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, ***** Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng Tp Hồ Chí Minh , ****** Sở Y Tế, tỉnh Long An Tác giả liên lạc: PGS. Trần thị Bích Hương, ĐT: 0938817385, Email: huongtrandr@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 134 Methods: A prospective, cross-sectional study. Results: A total of 2019 participants over 19 years-old living in Long An province collected properly spot mid-stream urine samples. Mean age was 42,3 ± 14,1 years, mainly female (54,4% vs 45,6%). The results of dipstick by LabUmat, and Urised had high concordance with RBC (97,82%), WBC (99,26%), and bacteria (99,95%). The cut off point of RBC, WBC ≥ 100/uL, and bacteria ≥ 1000/uL corresponded to the positive of blood, leukoesterase, and nitrite on dipstick. The prevalence of hematuria in community by dipstick was 4,31%, female 71 (3,52%) cases, male 16 (0,79%) cases. The age distribution of hematuria was highest in female from 30-39 years-old, and lowest in group over 60 years-old. Conclusions: The prevalence of hematuria in community was 4,31%. The results of dipstick by LabUmat and UriSed had high concordance in RBC, WBC and bacteria. Automated urinalysis system LabUmat-UriSed could give a quick and exact result for the large number of urine samples in high volume lab with limited staffs. Key words: Automated urinalysis, manual urinalysis, LabUmat-UriSed, urine sediment. ĐẶT VẤN ĐỀ Xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy là một đánh giá quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý thận-niệu. Theo kinh điển, cần dựa vào kết hợp giữa kết quả dipstick và soi cặn lắng (khảo sát trụ niệu, tinh thể, cặn lắng) để đánh giá toàn diện xét nghiệm nước tiểu. Phương pháp quay li tâm soi cặn lắng nước tiểu kinh điển tốn nhiều thời gian và đòi hỏi người đọc phải được đào tạo kĩ năng xem cặn lắng. Hệ thống LabUmat-UriSed là một trong những máy phân tích nước tiểu tự động đã được đưa vào ứng dụng vài năm gần đây(5), đánh giá cặn lắng nước tiểu qua việc sử dụng phần mềm nhận dạng hình ảnh tế bào bằng chụp ảnh kĩ thuật số (Digital Imaging Cell Identification System) nhằm khắc phục một số nhược điểm của phương pháp phân tích nước tiểu thủ công. Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy báo cáo trong nước nghiên cứu về ứng dụng phương pháp phân tích nước tiểu tự động để đánh giá cặn lắng nước tiểu trong cộng đồng. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: (1) So sánh kết quả cặn lắng của hệ thống UriSed với kết quả dipstick đọc bằng hệ thống LabUmat, (2) Khảo sát tần suất tiểu máu trong cộng đồng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Người trưởng thành ≥ 19 tuổi, cư ngụ tại tỉnh Long An đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Phụ nữ có thai, đang hành kinh, suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo Phương pháp nghiên cứu Được sự hỗ trợ của Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng Thành Phố Hồ Chí Minh, Sở Y Tế Tỉnh Long An, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng địa phương, chúng tôi mời ngẫu nhiên (từ danh sách địa phương gửi) những người trưởng thành trên 19 tuổi, cư ngụ tại tỉnh Long An, tham gia nghiên cứu. Người tham gia được phỏng vấn theo một bản câu hỏi đã soạn sẵn về bệnh lý thận-niệu, khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, máu và siêu âm bụng. Từng người tham gia được trực tiếp hướng dẫn (kèm theo bảng hướng dẫn) về kĩ thuật lấy nước tiểu giữa dòng đúng cách sau khi đã vệ sinh lỗ tiểu bằng khăn ướt được phát sẵn. Các mẫu nước tiểu đều đạt thể tích thích hợp ≥ 10ml, không sử dụng chất bảo quản và được xét nghiệm tại Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa MEDIC với hệ thống phân tích nước tiểu tự động LabUmat-UriSed (Hình 1). Mẫu nước tiểu được đưa vào hệ thống LabUmat-UriSed qua hai bước. Bước 1, thiết bị LabUmat tiến hành phân tích bán định lượng 12 thông số bằng kĩ thuật dipstick (que dipstick Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 135 LabStrip U1 Plus; Analyticon Biotechnologies AG, Lichtenfels, Germany) như màu sắc, độ trong (clarity), pH, tỉ trọng, glucose, bilirubin, urobilinogen, cetone, protein, blood, leucocytes, nitrite. Bước 2, mẫu nước tiểu được tự động chuyển qua thiết bị UriSed (77 Elektronika Kft, Budapest, Hungary). Tại đây, 200uL nước tiểu được hút vào pipette, quay li tâm 2000 vòng/phút trong 10 giây. Cặn lắng ở đáy của pipette, được nhỏ và trải mỏng giữa 2 lớp mica của cuvette. Hệ thống Urised chụp tự động (thông qua kính hiển vi) 3-4 giây cho mỗi hình ảnh, 5 ảnh có độ phân giải cao cho 1 mẫu nước tiểu (hình 2). Sau đó, các ảnh được lưu lại và được chuyển qua máy tính có phần mềm phân tích kết quả và tự động trả lời về số lượng thành phần hữu hình với đơn vị là particles/hpf hoặc particles/xl (hpf: high poyer field hoặc quang trường 40, QT40). Toàn bộ ảnh được so sánh tự động với ảnh chuẩn để phát hiện số lượng thành phần hữu hình (particles) bất thường. Hệ thống được cài đặt báo động nếu ghi nhận bất thường, một kĩ thuật viên được huấn luyện về cặn lắng nước tiểu sẽ kiểm chứng bằng cách quan sát lại 5 ảnh đã lưu trên màn hình máy tính trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Hệ thống chúng tôi sử dụng có công suất xử lý mỗi giờ khoảng 250 mẫu nước tiểu (LabUmat) và 60 mẫu nước tiểu (UriSed). Trong phạm vi của bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích tỷ trọng, pH, blood, leucocytes, nitrite đối với dipstick; cặn lắng nước tiểu (hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ và tinh thể) đối với hệ thống UriSed. Kết quả sinh hóa nước tiểu như glucose, bilirubin, urobilinogen, cetone, protein được trình bày sau. Hệ thống Urised chỉ cho biết số lượng trụ và không nhận dạng được bản chất trụ, có thể xác định các loại tinh thể khác nhau như calcium oxalate monohydrate, calcium oxalate dihydrate, urate, amorphic phosphate (Hình 2). Máy Urised được cài đặt để ghi nhận bất thường cho các phân tử phát hiện được như sau: Hồng cầu (RBC) ≥ 40/uL, Bạch cầu (WBC) ≥ 50/uL, tinh thể calcium oxalate monohydrate ≥ 18/uL, tinh thể calcium oxalate dihydrate ≥ 18/uL, trụ hyaline ≥ 4/uL, trụ bệnh lý (pathologic cast) ≥ 2,5/uL, tế bào biểu mô (nonsquamous epithelial cell) ≥ 4/uL, tế bào biểu mô lát (squamous epithelial cell) ≥ 25/uL, nấm men ≥ 10/uL, vi khuẩn (bacteria) ≥ 200/uL, chất nhầy (mucus) ≥ 660/uL. Hình 1: Hệ thống phân tích nước tiểu tự động LabUmat-UriSed Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 136 (A) (B) (C) (D) Hình 2: Các ảnh chụp tự động từ hệ thống UriSed (A): Hồng cầu (RBC) (B) Tinh thể acid uric (URI) (C) Tinh thể calcium oxalate monohydrate(CaOxm) và tinh thể calcium oxalate dihydrate (CaOxd) (D) Bạch cầu (WBC) Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý và kiểm định thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Các biến số liên tục được trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn (nếu là phân phối chuẩn), hoặc trung vị (khoảng tứ phân vị) nếu không phải phân phối chuẩn. Các biến số định tính trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm. p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2012, chúng tôi khảo sát 2019 mẫu nước tiểu từ 2062 người tham gia. Các biến số được khảo sát tính chuẩn bằng phương pháp Kolmogonov- Smirnoy, trong đó chỉ có biến số tuổi, pH và tỉ trọng nước tiểu có phân phối chuẩn nên được trình bày bằng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến số còn lại đều không có phân phối chuẩn nên được trình bày bằng trung vị, khoảng tứ phân vị (25%-75%). Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 42,3 ± 14,1. Nữ chiếm ưu thế hơn nam (54,4% so với 45,6%). So sánh kết quả cặn lắng của hệ thống Urised với kết quả dipstick của LabUmat Kết quả xét nghiệm về máu (blood) và bạch cầu qua leukoesterase dương tính gặp ở nữ nhiều hơn nam ở cả 2 nhóm tuổi (bảng 1). Tỉ lệ bạch cầu trong nước tiểu ở nữ 2,7% (30/1098), nam 0,4% (4/921). Hầu hết 31/34 trường hợp (TH) leukoesterase dương tính không kèm nitrite dương tính. Chỉ có 3 TH có nitrite dương tính, cả 3 TH đều ở nhóm trên 40 tuổi và có leukoesterase dương tính nghĩ nhiều đến nguyên nhân nhiễm trùng tiểu (Bảng 3). Kết quả soi cặn lắng của Urised phát hiện tỷ lệ hồng cầu, bạch cầu thấp hơn so với dipstick, tuy nhiên tỷ lệ có vi khuẩn> 200/uL cao hơn tỷ lệ nitrite dương tính (bảng 1, 2). Về tinh thể, chúng tôi không có mẫu nước tiểu (NT) nào có tinh thể acid uric hay tinh thể phosphate vô định hình. Có 4 mẫu NT có tinh thể calcium oxalate, trong đó, 1 mẫu có tinh thể calcium oxalate monohydrate (có 195 tinh thể/uL), 3 mẫu có tinh thể calcium oxalate dihydrate (số tinh thể lần lượt 45, 95, 125 tinh thể/uL). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 137 Bảng 1: Kết quả dipstick nước tiểu của LabUmat phân theo tuổi và giới Đặc điểm Chung Tuổi < 40 p Tuổi ≥ 40 p Nữ (n=555) Nam (n=461) Nữ (n=543) Nam (n=460) pH 6,4 ± 0,6 6,4 ± 0,6 6,4 ± 0,6 0,291 6,3 ± 0,5 6,3 ± 0,6 0,240 Tỉ trọng 1,012 ± 0,007 1,012 ± 0,008 1,014 ± 0,007 0,002* 1,011± 0,007 1,013 ± 0,007 0,001* Blood dương tính 87 (4,3) 39 (7,0) 5 (1,1) <0,0001* 32 (5,9) 11 (2,4) 0,006* Leukoesterase dương tính 34 (1,7) 16 (2,9) 0 (0) <0,0001* 14 (2,6) 4 (0,9) 0,042* Nitrite dương tính 3 (0,1) 0 (0) 0 (0) - 1 (0,2) 2 (0,4) 0,469 Bảng 2: Kết quả cặn lắng nước tiểu đọc bằng hệ thống UriSed theo tuổi và giới Số TH (n,%) Chung Tuổi <40 p Tuổi ≥ 40 p Nữ (n=555) Nam (n=461) Nữ (n=543) Nam (n=460) HC ≥40/uL 38 (1,9) 13 (1,3) 2 (0,2) 0,012 16 (1,6) 7 (0,7) 0,133 BC ≥ 50/uL 19 (0,9) 7 (0,7) 0 (0) 0,016 8 (0,8) 4 (0,4) 0,381 VK ≥ 200/uL 4 (0,2) 0 (0) 0 (0) - 2 (0,2) 2 (0,2) 0,868 TB biểu mô ≥4/uL 244 (12,1) 136 (13,4) 4 (0,4) 0,000 93 (9,3) 11 (1,1) 0,000 Về vi khuẩn (VK), chúng tôi chỉ có 3 mẫu NT có số lượng vi khuẩn có ý nghĩa (VK ≥ 200/uL). Mặc dù không có kết quả cấy NT để kiểm chứng, nhưng khi kết hợp các kết quả của UriSed giữa vi khuẩn với bạch cầu, tế bào biểu mô và với leukoesterase, nitrite của dipstick, chúng tôi có thể kết luận 3 TH 1, 2, 3 là nhiễm trùng tiểu và TH 4 là dây trùng (Bảng 3). Bảng 3: Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu dựa vào kết hợp các kết quả của UriSed và dipstick LabUmat TH Tuổi Giới Urised LabUmat (Dipstick) Vi khuẩn (VK/uL) Bạch cầu (BC/uL) Tế bào biểu mô (TBBM/uL) Leukoesterase Nitrite 1 41 Nữ 941 3933 2 Dương tính Dương tính 2 82 Nữ 754 259 9 Dương tính Dương tính 3 75 Nam 239 64 0 Dương tính Dương tính 4 50 Nữ 495 1 0 Âm tính Âm tính Qua hình 3, chúng tôi nhận thấy điểm cắt của hồng cầu, bạch cầu ≥ 100/uL và vi khuẩn ≥ 1000/uL tương ứng với kết quả disptick dương tính với blood, leucoesterase và nitrite như hình 4. Nhu vậy, điểm cắt mà nhà sản xuất Urised đưa ra trong chẩn đoán bất thường về hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn (khi HC> 40/uL, bạch cầu> 50/uL, vi khuẩn >200/uL) thấp hơn giới hạn dương tính các thành phần tương ứng của dipstick. So sánh kết quả của dipstick với UriSed, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tương đồng (cùng âm, hoặc cùng dương) của 2 xét nghiệm lần lượt là 97,82% với hồng cầu, 99,26% với bạch cầu và 99,95% với vi khuẩn. Điều này chứng tỏ cả 2 xét nghiệm có sự tương đồng trong khảo sát 3 thành phần hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn trong nước tiểu (Bảng 4). Bảng 4: Tỉ lệ đồng thuận về kết quả cặn lắng nước tiểu của hệ thống UriSed với kết quả dipstick N=2019 Dipstick Urised Hồng cầu (n,%) Bạch cầu (n,%) Vi khuẩn (n,%) Nhóm 1 Dương tính Dương tính 37 (2,18) 19 (0,94) 3 (0,15) Nhóm 2 Âm tính Âm tính 1931 (95,64) 1985 (98,32) 2014 (99,80) Nhóm 3 Dương tính Âm tính 50 (2,48) 15 (0,74) 0 (0) Nhóm 4 Âm tính Dương tính 1 (0,05) 0 (0) 1 (0,05) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 138 Hình 3: Liên quan kết quả của dipstick và UriSed về hồng cầu (A), bạch cầu (B), và vi khuẩn (C) C B A Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 139 Tần suất tiểu máu trong cộng đồng bằng kĩ thuật dipstick Dựa vào kết quả dipstick của 2019 mẫu NT, chúng tôi ghi nhận 87 TH (4,31%) xét nghiệp dipstick có blood dương tính, trong đó 71 TH (3,52%) ở nữ và 16 TH (0,79%) ở nam. Trong đó, nhóm tuổi có tỉ lệ blood dương tính cao nhất là nhóm nữ 30-39 tuổi. Nhóm người trên 60 tuổi có tỉ lệ blood dương tính thấp nhất (Hình 3). Hình 4: Tần suất tiểu máu phân phối theo tuổi và giới theo dipstick BÀN LUẬN Theo KDOQI 2002(12), cũng như KDIGO 2012(9), tổng phân tích nước tiểu là 1 xét nghiệm cơ bản không thể thiếu trong tầm soát bệnh thận mạn. Kỹ thuật giấy nhúng disptick tối giản các kỹ thuật định lượng, thay thế bằng kỹ thuật bán định lượng, và đã trở thành xét nghiệm hữu ích tại các cơ sở không có những phương tiện định lượng sinh hóa, hoặc soi cặn lắng kinh điển như phòng khám, các cơ sở y tế địa phương hoặc đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu, thậm chí tại nhà (do bệnh nhân tự tiến hành). Tuy nhiên, giấy nhúng dipstick với 10 thông số vẫn không hoàn toàn thay thế cho việc khảo sát cặn lắng nước tiểu, vì kết quả dipstick không cung cấp thông tin về hình dạng hồng cầu, về trụ niệu, tế bào biểu mô, và soi trực tiếp vi khuẩn. Các hệ thống máy khảo sát sinh hóa và cặn lắng tự động ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu (1) vừa cung cấp thêm thông tin về cặn lắng, (2) vừa tự động tiến hành và trả lời kết quả với khả năng lập lại, độ chính xác, chuẩn xác cao khi so với soi cặn lắng kinh điển, (3) vừa tiết kiệm thời gian, nhân lực đối với những phòng xét nghiệm có số lượng xét nghiệm nhiều và nhu cầu cho kết quả nhanh, (4) cho kết quả tương đồng, nhưng hằng định hơn so với kết quả khảo sát đọc cặn dưới kính hiển vi kinh điển(1,2, 3, 5). Ba hệ thống phân tích nước tiểu tự động được nghiên cứu(3, 5) cho đến nay là (1) Hệ thống Iris iQ200 (của Mỹ) bao gồm 1 module phân tích nước tiểu tự động kết hợp với kính hiển vi với máy ảnh kỹ thuật số tự động chụp hình và phân tích hình ảnh thành 12 nhóm, (2) Hệ thống Sysmex UF-1000i (của Nhật) (nâng cấp của máy UF-100i) dựa vào máy phân tích dòng chảy tế bào (floy cytometer) trong đó có một nguồn tia laser quét qua dòng chảy các tế bào đã được nhuộm huỳnh quang, và phân loại tế bào theo các cụm (cluster analysis) và (3) Hệ thống tự động LabUmat-UriSed (của Hungari), mà chúng tôi nghiên cứu, kết hợp giữa kĩ thuật giấy nhúng dipstick tự động (LabUmat) với UriSed dựa vào nguyên tắc chụp nhiều ảnh kỹ thuật số qua kính hiển vi, đánh giá kết quả chụp được qua phần mềm so sánh các ảnh điểm phát hiện được và xếp loại các thành phần bất thường ghi nhận được. Khi so sánh kết quả cặn lắng của 3 hệ thống tự động trên với kĩ thuật soi cặn lắng kinh điển ở 412 mẫu nước tiểu nội và ngoại trú, Budak YU và cs(5) ghi nhận cả 3 hệ thống tự động trên đều cho kết quả tương đồng trên 80% cho mọi kết quả sinh hóa nước tiểu. Khi khảo sát cặn lắng, ông nhận thấy hệ thống UriSed và iQ200 có độ tương đồng 92% với hồng cầu, 87,6% với tế bào biểu mô. Budak YU và cs kiểm chứng độ chính xác, chuẩn xác của hệ thống tự động theo các hệ thống kiểm chuẩn quốc tế (National Reference System for the Clinical Laboratory (NRSCL), National Institute of Standards and Technology (NIST)), ông nhận thấy hệ thống UriSed có coefficient variants (CV= độ lệch chuẩn / trung bình) giữa 15 lần thử cùng 1 mẫu (yithin-run CV) dao động cao từ 12-44%, cao hơn 2 hệ thống kia (theo kinh điển, tối ưu của yithin-run CV<10%). Hệ thống UriSed cho kết quả âm tính giả với hồng cầu, bạch cầu nhiều hơn các hệ thống khác, trong khi UF-1000i dễ cho dương tính giả với hồng cầu. Langlois MR Tuổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 140 (10) giải thích kết quả dương tính giả của UF- 1000i với hồng cầu có thể do nấm men, và tinh thể trong nước tiểu chồng lấp lên vị trí biểu đồ của HC trên bảng floy cytometry làm nhận dạng nhầm là hồng cầu. Budak YU giải thích hệ thống UriSed có âm giả nhiều với hồng cầu và bạch cầu nhất là khi nước tiểu có ít cặn lắng, do ảnh hưởng của quá trình quay li tâm và phần cặn khảo sát sau li tâm. Đây cũng là hệ thống duy nhất khảo sát cặn lắng sau quay li tâm, trong khi 2 hệ thống kia khảo sát nước tiểu tươi không li tâm. Khi so sánh kết quả cặn lắng của hệ thống UriSed với kết quả dipstick của LabUmat chúng tôi nhận thấy có sự đồng thuận về kết quả hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn (Bảng 2). Nghiên cứu của Langlois MR(10) so sánh kết quả cặn lắng của 3 phương pháp bao gồm dipstick, máy phân tích cặn lắng nước tiểu tự động Sysmex UF-100 và soi cặn lắng dưới kính hiển vi, ghi nhận có sự tương quan khá tốt về kết quả hồng cầu của máy Sysmex UF-100 và dipstick (r = 0,636, p<0,0001) với điểm cắt hồng cầu ≥ 25/xL. Akin OK(1) nhận thấy hệ thống tự động Urised có khả năng lập lại với độ chính xác cao hơn (7,1%) so với bằng kĩ thuật thao tác bằng tay soi cặn kinh điển (30,2%). Cấy nước tiểu là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, nhưng cần nhiều thời gian, chi phí cao và khoảng 60-80% cho kết quả âm tính(11). Trên thực tế lâm sàng, việc sử dụng những xét nghiệm cho kết quả nhanh để tầm soát và loại trừ nhiễm trùng tiểu, và cấy nước tiểu chỉ được chỉ định một khi các xét nghiệm tầm soát nhanh dương tính. Quy trình này làm gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí chẩn đoán nhiểm trùng tiểu(3,9). Martinez MHM(11) so sánh kết quả chẩn đoán nhiễm trùng tiểu của UriSed (dựa vào 2 tiêu chuẩn bạch cầu và vi khuẩn) đối chiếu với cấy nước tiểu ở 1379 mẫu nước tiểu của bn nội và ngoại viện. UriSed cho chẩn đoán nhiễm trùng tiểu dương tính ở 664 TH, trong đó, 26,80% TH có kết quả cấy nước tiểu dương tính sau đó (chiếm tỉ lệ 97% tổng số TH cấy nước tiểu dương). Nếu phối hợp cả bạch cầu và vi khuẩn niệu, UriSed có độ nhạy cảm 97%, giá trị tiên đoán âm 99%, độ đặc hiệu 59%, và giá trị tiên đoán dương 27% trong chẩn đoán nhiễm trùng tiểu. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tuy không cấy nước tiểu để xác định chẩn đoán, nhưng với số lượng bạch cầu nhiều kèm vi khuẩn có ý nghĩa, chúng tôi có thể chẩn đoán nhanh 3 trong 4 TH khuẩn niệu ≥ 200/uL có nhiễm trùng tiểu (Bảng 3). Điểm giới hạn hoặc điểm cắt (cut of point) được chọn để chẩn đoán tiểu hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn có ý nghĩa khác biệt giữa các nghiên cứu và mục tiêu xác định chẩn đoán. Trong nghiên cứu so sánh kết quả cặn lắng của máy Sysmex UF-100 với dipstick và soi cặn lắng kinh điển, Pohl KH đã ghi nhận trong 200 mẫu nước tiểu có dipstick dương tính với hồng cầu, máy Sysmex UF-100 đếm được số lượng hồng cầu trong giới hạn rất rộng với khoảng percentile 2,5 là 2,8/xL với 48% có kết quả hồng cầu < 30/xL. Nếu lấy kết quả soi cặn lắng làm chuẩn, trong 56 mẫu nước tiểu có kết quả vi khuẩn âm tính, máy Sysmex UF-100 đếm được số lượng vi khuẩn là 83 (12-566) /xL. Tác giả đề nghị chọn điểm cắt vi khuẩn ≥ 600/xL với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 96% và 100%(13). Martinez MHM(11) đề nghị điểm cắt để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu cho bạch cầu >6/QTx40, vi khuẩn >12,6/QTx40. Điểm cắt cho hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn chúng tôi dùng trong nghiên cứu dựa vào quy định của nhà sản xuất. Qua hình 4, chúng tôi nhận thấy tất cả các điểm cắt này đều thấp hơn điểm cắt cho kết quả dipstick dương tính, để làm tăng độ nhạy cảm trong phát hiện bất thường. Qua nghiên cứu chúng tôi cũng tìm được tần suất tiểu máu dựa vào kết quả dipstick ở dân số chung là 4,31%, với 3,52% ở nữ, 0,79% ở nam. Tần suất tiểu máu trong các nghiên cứu được trình bày ở bảng 5. Do mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tầm soát tiểu máu trong cộng đồng ở người trưởng thành, tần suất tiểu máu của chúng tôi thấp hơn các tác giả khác, ngoại trừ Carel KS(6) và Chadban SJ(7).Nếu tầm soát tiểu máu ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 141 thận mạn của Broyn WW(4) hoặc những người trên 40 tuổi (Yamagata K) thì tần suất tiểu máu tăng lên gần gấp đôi(15). Trong 1 nghiên cứu đoàn hệ theo dõi 10 năm, Yamagata(15) nhận thấy tiểu máu trên 2+ là một trong những yếu tố tiên đoán tiến triển thành bệnh thận mạn giai đoạn 1 hoặc 2 với hazard ratio 1,66 (1,39-1,99) đối với nam và 1,6 (1,43-1,79) đối với nữ, tương tự như tăng huyết áp trên 160/100 mmHg với hazard ratio 1,73 (1,48-2,02) ở nam và 2,17 (1,85-2,54) ở nữ. Nghiên cứu chúng tôi giống với tác giả Iseki K , Carel KS(6)và Chadban SJ(7) là tần suất tiểu máu gặp ở nữ nhiều hơn nam nhưng phân bố tiểu máu theo nhóm tuổi của chúng tôi gặp nhiều ở nhóm nữ 30-39 tuổi và ít gặp ở nhóm trên 60 tuổi. Nghiên cứu của Carel KS(6) ghi nhận tỉ lệ tiểu máu ở nữ gấp 3 lần ở nam và tăng dần theo tuổi, ở nữ tỉ lệ tiểu máu là 9,7% ở nhóm 20-29 tuổi, cao nhất (12,2%) ở nhóm 40-49 tuổi, thấp nhất (4,5%) ở nhóm 60-69 tuổi. Theo Chadban SJ(7), tỉ lệ tiểu máu cũng tăng dần theo nhóm tuổi, ở nữ cao nhất là 8,2% ở nhóm 45-64 tuổi và thấp nhất là 5,3% ở nhóm trên 65 tuổi. Nghiên cứu của Iseki K(8) tầm soát bệnh thận mạn trong dân số trưởng thành trên 18 tuổi cũng cho thấy tỉ lệ tiểu máu tăng dần theo tuổi, từ 0,9% ở nhóm 18- 29 tuổi đến 8,2% ở nhóm trên 80 tuổi (r = 0,890, p<0,01), trong đó tỉ lệ tiểu máu ở nữ gặp nhiều hơn nam ở mọi nhóm tuổi (p <0,001) và tăng dần từ 7,3% ở nhóm 12-29 tuổi đến 15,3% ở nhóm trên 80 tuổi (r =0,899, p<0,001). Trong 10 năm theo dõi, Iseki K cũng nhận thấy tiểu máu là một trong những yếu tố tiên đoán mạnh tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối với OR= 2,3 (1,62- 3,28), chỉ thấp hơn tiểu protein với OR= 14,9 (10,9-20,2). Do không trực tiếp soi cặn lắng nước tiểu nên chúng tôi không xác định hình dạng hồng cầu để định hướng nguyên nhân gây tiểu máu từ cầu thận và không từ cầu thận. Hệ thống UriSed chỉ xác định được số lượng hồng cầu, bạch cầu mà không xác định được hình dạng hồng cầu. Các hệ thống phân tích nước tiểu tự động khác như iQ200 và Sysmex UF-100 cũng không thể xác định được các dạng hồng cầu biến dạng trong nước tiểu để chẩn đoán nguyên nhân tiểu máu(2,14). Bảng 5: Tần suất tiểu máu trong các nghiên cứu Tác giả Quốc gia Năm Đối tượng Cỡ mẫu Xét nghiệm tầm soát Tuổi trung bình Tỉ lệ hồng cầu trong nước tiểu Chung Nữ Nam Iseki K(8) Nhật 1983 Trên 18 tuổi 107192 Dipstick (Ames) - 7,1% 11% 2,8% Carel KS(6) Israel 1987 Trên 20 tuổi 21000 Dipstick (Clini-Tek) - 4,2% 8,1% 2,6% Yamagata K(15) Nhật 1997 Trên 40 tuổi 123764 Dipstick 61,8 ± 10,2 (nam) 58,3 ± 10 (nữ) 15,2% 18,7% 8,3% Chadban SJ(7) Úc 2003 Trên 25 tuổi 11247 Olympus AU600 - 4,6% 7,2% 2,0% Brown WW(4) Mỹ 2000 Người bệnh * 6071 Multistick 7 dipstick 52 ± 15,6 18,1% 21% 12,1% Chúng tôi Tỉnh Long An 2012 Trên 18 tuổi 2019 Dipstick (LabUmat) 42,3 ± 14,1 4,31% 3,52% 0,79% (*) Đối tượng: tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền căn gia đình có tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế như (1) Do số lượng ảnh chụp của hệ thống UriSed được điều chỉnh còn 5 ảnh thay vì 15 ảnh (theo nhà sản xuất) cho 1 mẫu nước tiểu nên có khả năng bỏ sót bất thường. (2) Kết quả xét nghiệm không được đối chiếu với kết quả cặn lắng kinh điển (do kĩ thuật viên được huấn luyện đọc dưới kính hiển vi) vì mục tiêu ban đầu của nghiên cứu là tầm soát bất thường cặn lắng nước tiểu trong cộng đồng với số lượng lớn người tham gia trong thời gian ngắn, (3) Kết quả xét nghiệm nước tiểu chỉ ngừng lại ở mức phát hiện bất thường và thông báo đến người tham gia mà chưa đi sâu tìm nguyên nhân của bất thường nước tiểu. Những đối tượng phát hiện bất thường qua thăm khám lâm sàng hoặc qua Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 142 kết quả xét nghiệm được điều trị cấp cứu tạm thời, thông báo đến trạm y tế địa phương để quản lý nếu bệnh nhẹ, hoặc giới thiệu đến bệnh viện đa khoa tỉnh để xác định chẩn đoán và điều trị đặc hiệu nếu bệnh có khả năng diễn tiến nặng. KẾT LUẬN Qua khảo sát kết quả bằng máy phân tích nước tiểu tự động LabUmat-UriSed, chúng tôi ghi nhận kết quả dipstick của LabUmat và khảo sát cặn lắng của UriSed có độ tương hợp cao về hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn. Tỉ lệ tiểu máu của cộng đồng (bằng disptick) là 4,31%. Bằng việc phân tích cho kết quả nhanh, chính xác, tự động, hệ thống LabUmat-UriSed có thể thay thế phương pháp soi cặn lắng nước tiểu kinh điển, đặc biệt tại các cơ sở có nhu cầu giải quyết một số lượng lớn mẫu nước tiểu trong một thời gian ngắn và hạn chế về nhân lực y tế. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ từ Johnson and Johnson, Janssen Cilag và Give2Asia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akin OK, Serdar MA, et al, Comparison of LabUmat-yith- UriSed and iQ200 fully automated urine sediment analysers yith manual urine analysis. Biotechnol Appl Biochem, 2009. 53(139-144). 2. Boven LA, Kemperman H, Demir AY, A comparative analysis of the Iris iQ200 yith manual microscopy as a diagnostic tool for dysmorphic erythrocytes in urine. Clin Chem Lab Med, 2012. 50(4): p. 751-753. 3. Broek D, Keularts I, Wielders J, et al, Benefits of the iQ200 automated urine microscopy analyser in routine urinalysis. Clin Chem Lab Med, 2008. 46(11): p. 1635-1640. 4. Broyn WW, Peters RM, Ohmit SE, et al, Early Detection of Kidney Disease in Community Settings: The Kidney Early Evaluation Program (KEEP). Am J Kidney Dis 2003. 42: p. 22- 35. 5. Budak YU, Huysal K, Comparison of three automated systems for urine chemistry and sediment analysis in routine laboratory practice. Clin Lab, 2011. 57(1-2): p. 47-52. 6. Carel RS, Silverberg DS, Kaminsky R, Aviram A, Routine Urinalysis(Dipstick)Findingsin Mass Screeningof Healthy Adults. Clin Chem, 1987. 33: p. 2106-2108. 7. Chadban SJ, Briganti EM, Kerr PG, et al, Prevalence of Kidney Damage in Australian Adults: The AusDiab Kidney Study. J Am Soc Nephrol, 2003. 14: p. S131-S138. 8. Iseki K, Iseki C, Ikemiya Y, Fukiyama K, Risk of developing end-stage renal disease in a cohort of mass screening. Kidney International, 1996. 49: p. 800-805. 9. KDIGO 2012, Clinical Practice Guideline for the evaluation and management of chronic kidney disease. Kid Intern, 2013(3): p. 5-14. 10. Langlois MR, Delanghe JR, Steyaert SR, et al, Automated Floy Cytometry Compared yith an Automated Dipstick Reader for Urinalysis. Clinical Chemistry, 1999. 45(1): p. 118-122. 11. Martinez MHM, Bottini PV, Levye CE, Garlipp CR, UriSed as a screening tool for presumptive diagnosis of urinary tract infection. Clin Chim Acta, 2013. 425: p. 77-9. 12. NKF-KDOQI 2002, Clinical guidelines for Chronic Kidney disease Am J Kid Dis, 2002. 39(2): p. S37-S45. 13. Pohl KH, Kampf SC, Automation of Urine Sediment Examination: a Comparison of the Sysmex UF-100 Automated Floy Cytometer yith Routine Manual Diagnosis (Microscopy, Test Strips, and Bacterial Culture). Clin Chem Lab Med, 1999. 37(7): p. 753-764. 14. Roggeman S, Zaman Z (2001) Safely Reducing Manual Urine Microscopy Analyses by Combining Urine Floy Cytometer and Strip Results. Am J Clin Pathol. 116: p. 872-878. 15. Yamagata K, Iseki K, Sairenchi T, Takahashi H, Ohba S, Shiigai T, Narita M, Koyama A (2007). Risk factors for chronic kidney disease in a community-based population: a 10-year folloy-up study. Kidney International. 71: p. 159-166. Ngày nhận bài báo: 18/5/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/5/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_can_lang_nuoc_tieu_trong_cong_dong_bang_he.pdf