Khảo sát đặc điểm dịch tễ, sự phân bố bệnh của các trường hợp cấp cứu được tiếp nhận, xử trí qua hệ thống cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh

Phân bố bệnh Phần lớn trường hợp cấp cứu thuộc các bệnh lý thần kinh, tim mạch, chấn thương, hô hấp bao gồm tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm phổi, COPD, hạ đường huyết. Ở Mỹ, các bệnh lý cấp cứu thường gặp theo thứ tự giảm dần là bệnh tim mạch (không thiếu máu cơ tim), viêm phổi, bệnh mạch máu não, thiếu máu cơ tim, rối loạn tâm thần, abces và viêm mô tế bào(1,2,3,4). Cơ cấu bệnh khác nhau này có thể do khác biệt trong cơ sở hạ tầng, ý thức giao thông (chấn thương sọ não); quản lý bệnh mãn tính không lây (COPD, hạ đường huyết); lối sống (rối loạn tâm thần). Khả năng đáp ứng của khoa CCNV Thời gian đáp ứng của khoa CCNV đạt yêu cầu; tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp cấp cứu chậm trễ, một trong những nguyên nhân chính làm kéo dài thời gian cấp cứu là vấn nạn kẹt xe. Hiện nay, khi đi cấp cứu ngoài bệnh viện luôn cần có bác sỹ; nếu chúng ta xây dựng được đội ngũ kỹ thuật viên cấp cứu (paramedic) sẽ hạn chế đáng kể các trường hợp cấp cứu chậm trễ. Rất ít trường hợp cấp cứu phải sử dụng các kỹ thuật hồi sinh tim phổi và kỹ thuật xâm lấn. Số liệu này phù hợp với biểu đồ phân bố bệnh chủ yếu là các bệnh nội khoa và chấn thương. Trong khảo sát ở Mỹ, có một tỷ lệ bệnh nhân được làm các xét nghiệm nhanh tại chỗ và thủ thuật như may vết thương, cắt lọc, dẫn lưu, loại bỏ dị vật(2,3). Nếu chúng ta cũng triển khai được các biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho hiệu quả cấp cứu tại hiện trường. Các thuốc dùng chủ yếu là thuốc hạ áp, dãn phế quản, giảm đau; rất ít thuốc hướng thần và hoàn toàn không có kháng histamin, kháng sinh. Do chúng ta không có các phương tiện xét nghiệm nhanh nên rất khó đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Tỷ lệ bệnh TBMMN và CTSN khá cao nhưng tỷ lệ đặt NKQ và dùng thuốc an thần rất ít, điều này phản ánh tình trạng chung là chúng ta chưa xây dựng được phác đồ hướng dẫn xử trí tại hiện trường cho các bệnh lý này.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm dịch tễ, sự phân bố bệnh của các trường hợp cấp cứu được tiếp nhận, xử trí qua hệ thống cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 105 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, SỰ PHÂN BỐ BỆNH CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU ĐƯỢC TIẾP NHẬN, XỬ TRÍ QUA HỆ THỐNG CẤP CỨU 115 TẠI TP.HCM Hà Thanh Hà*, Nguyễn Thị Tuyết Mai*, Nguyễn Hồng Trường**, Đỗ Quốc Huy* TÓM TẮT Đại cương: Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (BVCCTV) được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành mạng lưới cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bệnh viện đang xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển khoa Cấp cứu ngoại viện phù hợp với nhu cầu của xã hội. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, sự phân bố bệnh của các trường hợp cấp cứu được tiếp nhận, xử trí qua hệ thống cấp cứu 115 Kết quả: trong năm 2009 có 1960 trường hợp cấp cứu được tiếp nhận và xử trí qua mạng lưới cấp cứu 115. Khảo sát cho thấy phần lớn bệnh nhân cần sự hỗ trợ của hệ thống cấp cứu 115 thường ở nhóm tuổi cao 70-90. Các cuộc gọi cấp cứu thường xuất phát từ các quận Tân Bình, 10, 11. Các bệnh lý cấp cứu thường gặp bao gồm tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Kết luận: phần lớn bệnh nhân cần sự hỗ trợ của hệ thống cấp cứu 115 thường lớn tuổi. Địa bàn gọi cấp cứu 115 chủ yếu ở các quận gần BVCCTV. Bệnh lý thường gặp thuộc các cơ quan: thần kinh, tim mạch, chấn thương, hô hấp. Từ khóa: cấp cứu trước bệnh viện. ABSTRACT INVESTIGATING EPIDEMIOLOGY, DISTRIBUTION OF CASES WHICH WERE ADMITTED AND MANAGED VIA 115 EMERGENCY SYSTEM Ha Thanh Ha, Nguyen Thi Tuyet Mai, Nguyen Hong Truong, Do Quoc Huy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 105 - 111 Background: Trung Vuong Emergency Hospital had been given charge of managing, operating 115 emergency system in Ho Chi Minh City. The hospital has been planning to develop Prehospital Emergency Department for meeting with the society requirement. Objects: investigating epidemiology, distribution of cases which were admitted and managed via 115 emergency system. Results: in 2009, 1960 emergency cases were enrolled, managed by 115 emergency system. Most of case had age between 70 and 90 years old. Emergency events were usually called from Tan Binh, 10, 11 district. Emergency diseases were seen frequently include hypertension, cerebralvascular disease, head trauma, pneumonia, exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Conclusions: most of cases required emergency service were old patients. Emergency events were usually be called from districts near Trung Vuong Hospital. Emergency case were frequently seen involved neurology, cardiology, trauma and pulmonology. Key words: prehospital * Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, ** Bộ môn Cấp cứu Hồi sức Chống độc – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: Bs.Hà Thanh Hà ĐT: 0908428811 Email: hathanhdoc@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 106 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (BVCCTV) là một bệnh viện đa khoa được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành mạng lưới cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm, khoa Cấp cứu ngoại viện của bệnh viện tiếp nhận, xử trí hàng ngàn trường hợp cấp cứu trên khắp địa bàn của Tp.HCM. Tp. HCM là một đô thị lớn có dân số khoảng 10 triệu dân và ngày càng tăng, nên BVCCTV sẽ đối mặt với nhu cầu khá lớn các trường hợp cấp cứu ngoài bệnh viện. Ngoài ra, với vị trí là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch năng động, phát triển nhất của cả nước nên đặc điểm dân số của thành phố cũng đa dạng bao gồm dân nhập cư, khách vãng lai, tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu; do đó, cơ cấu bệnh rất đa dạng như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa phức tạp Trước tình hình đó, chúng ta cần có một kế hoạch đầu tư, phát triển khoa Cấp cứu ngoại viện (CCNV) phù hợp với nhu cầu của xã hội; đồng thời xây dựng hệ thống tiếp nhận, sàng lọc, xử lý thông tin cuộc gọi; các phác đồ, hướng dẫn xử trí các trường hợp cấp cứu ngoài bệnh viện. Để có thể làm được các công việc trên, trước tiên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát đặc điểm dịch tể, sự phân bố bệnh của các trường hợp cấp cứu được tiếp nhận, xử trí qua hệ thống cấp cứu 115 tại Tp.HCM”. Mục tiêu Khảo sát đặc điểm dịch tễ học các trường hợp cấp cứu được tiếp nhận, xử trí qua hệ thống cấp cứu 115. Khảo sát sự phân bố bệnh của các trường hợp cấp cứu được tiếp nhận, xử trí qua hệ thống cấp cứu 115. Khảo sát khả năng đáp ứng, tiếp nhận, xử trí của khoa CCNV Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang, hồi cứu hồ sơ Đối tượng nghiên cứu Các trường hợp được tiếp nhận, xử trí bởi Khoa CCNV Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Cỡ mẫu Tất cả trường hợp cấp cứu gọi đến Khoa CCNV trong năm 2009. Biến số Đặc điểm dịch tễ: tuổi (năm), địa bàn (quận/huyện), nơi gọi cấp cứu Phân bố bệnh: theo cơ quan, lý do gọi cấp cứu, chẩn đoán Khả năng đáp ứng, tiếp nhận, xử trí: Thời gian: thời điểm gọi trong ngày (ngày/đêm), thời gian từ lúc nhận cuộc gọi đến lúc xuất phát (phút), thời gian từ lúc nhận cuộc gọi đến lúc có mặt ở hiện trường (phút). Xử trí tại hiện trường: các biện pháp xử trí, thuốc dùng. Cách tiến hành Dùng bảng thu thập số liệu hồi cứu lại hồ sơ lưu trữ tại khoa CCNV Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng các test thông kê mô tả bởi phần mềm SPSS 17. Kết quả được biểu diễn dưới dạng bảng và biểu đồ. KẾT QUẢ Trong năm 2009 có 1960 bệnh nhân được tiếp nhận, xử trí bởi Khoa CCNV Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương và có hồ sơ lưu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 107 Đặc điểm dịch tễ 0 100 200 300 400 500 600 ≤ 9 10-19 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 80-89 ≥ 90 Nhóm tuổi Số lư ợ ng Phần lớn bệnh nhân cần sự hỗ trợ của cấp cứu 115 có độ tuổi từ 70 đến 90 0 50 100 150 200 250 300 Tâ n B ình 10 11 1 Tâ n P hú 3 5 8 6 Gò Vấ p Ph ú N hu ận 7 4 Bìn h T ân 12 9 Bìn h T hạ nh Bìn h C há nh Hó c M ôn Th ủ Đ ức 2 Nh à B è Củ C hi Địa bàn Số lư ợ ng Phần lớn bệnh nhân cần sự hỗ trợ 115 sinh sống ỏ các Quận Tân Bình, 10, 11; khá gần với Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương Phần lớn trường hợp cấp cứu được gọi từ nhà, rất ít trường hợp gọi từ công sở, trường học. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 108 Phân bố bệnh 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Th ần ki nh Tim m ạc h Ch ấn th ươ ng Hô hấ p Tiê u h óa Ng ộ đ ộc Nh iễm Nộ i ti ết U bư ớu Tiế t n iệu IC U Tâ m thầ n Cơ xư ơn g k hớ p La o Sả n Dịc h v ụ Ta i n ạn Th ận Kh ác Cơ quan Số lư ợ ng Phần lớn trường hợp cấp cứu thuộc các bệnh lý thần kinh, tim mạch, chấn thương, hô hấp 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Mệt Hôn mê Té Khó thở Chóng mặt Sốt Lơ mơ Ói Co giật Đau bụng Đau ngực TNGT Ngất Tiêu chảy Lý do gọi cấp cứu S ố lư ợ ng Lý do gọi cấp cứu thường là mệt, hôn mê, té, khó thở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 109 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 TH A TB MM N CT SN Viê m ph ổi CO PD Hạ Đ H RL TĐ Tụ t H A Ch ấn th ươ ng C ST L Hy ste ri Số t C RN N Ng ộ đ ộc th ức ăn NM CT Độ ng ki nh Gã y c ổ x ươ ng đù i HP Q Tă ng Đ H Chẩn đoán Số lư ợ ng Các bệnh lý cấp cứu thường gặp là tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm phổi, COPD. Khả năng đáp ứng của Khoa Cấp cứu ngoại viện Có 1935 trường hợp có ghi nhận thời gian, trong đó 1150 (59,4%) trường hợp gọi ban ngày (7giờ đến 18 giờ) và 786 (40,6) trường hợp gọi ban đêm (18 giờ đến 7 giờ). 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2 3 4 5 13 22 Thời gian (phút) Số lư ợ ng Ban ngày Ban đêm Hình 7: Thời gian từ lúc nhận cuộc gọi đến lúc xuất phát 0 100 200 300 400 500 600 ≤5 6-10 11-15 16-20 21-25 26-30 >30 Thời gian (phút) Số lư ợ ng Ban ngày Ban đêm Hình 8: Thời gian từ lúc nhận cuộc gọi đến lúc có mặt tại hiện trường Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 110 Các trường hợp cấp cứu xảy ra ban ngày nhiều hơn ban đêm. Thời gian đáp ứng trung bình của Khoa CCNV khá nhanh. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Th uố c Ox y Đo EC G Đa i C ST L CP R NK Q Biện pháp xử trí Số lư ợ ng Hình 9: Các biện pháp xử trí tại hiện trường Các biện pháp xử trí chủ yếu là truyền dịch, dùng thuốc và thở oxy. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ca pto pri l Ve nto lin e Pe rfa lga n Fu ros em ide Mo rph ine So lum ed rol Do pa mi ne Pa rac eta mo l Se du xe n Nit rom int Ca lciu m Ad ren ali ne Dic lof en ac Br ica ny l Pr im pe ran Na HC O3 Na lox on Bu sc op an Sim bic ort Ta ng an il Thuốc dùng Số lư ợ ng Hình 10: Các thuốc thường dùng tại hiện trường Thuốc dùng chủ yếu là NaCl 0,9%, captopril, ventoline. BÀN LUẬN Hiện nay, ở Việt Nam hầu như không có số liệu về cấp cứu ngoại viện được công bố; do đó chúng tôi tham khảo số liệu năm 2007 của Mỹ được công bố bởi Trung tâm quản lý bệnh tật Hoa Kỳ (CDC)(1,2,3,4). Trong năm 2009, khoa cấp cứu ngoại viện tiếp nhận cuộc gọi, nhưng do công tác quản lý hồ sơ có nhiều bất cập, nên chúng tôi chỉ lấy 1960 hồ sơ được ghi nhận tương đối đầy đủ thông tin để làm số liệu nghiên cứu. Năm 2007, ở Mỹ có 116,8 triệu trường hợp gọi cấp cứu, tương đương với 39,4 cuộc gọi / 100 dân hoặc mỗi phút có 222 cuộc gọi(3). Đặc điểm dịch tễ Phần lớn bệnh nhân cần sự hỗ trợ của cấp cứu 115 có độ tuổi trong khoảng 70-90 (46,9%), trong khi ở Mỹ số trường hợp cấp cứu ở độ tuổi 25-44 chiếm 28,7%, độ tuổi 45-64 chiếm 21%, độ tuối < 15 chiếm 19,1%(2). Có thể thấy ở Tp.HCM thường những người lớn tuổi, đi lại khó khăn mới yêu cầu cấp cứu 115; còn người trẻ tuổi, nhất là trẻ em thường được đưa trực tiếp đến bệnh viện. Điều này phản ánh hệ thống cấp cứu 115 chưa được mọi tầng lớp dân chúng quan tâm, tin tưởng. Các cuộc gọi đến cấp cứu 115 thường xuất phát từ các địa bàn gần Bệnh viện Trưng Vương như Quận Tân Bình, Q10, Q11. Với giao thông Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 111 như hiện nay, thì những người dân ở các địa bàn xa ít gọi cấp cứu 115 cũng là điều dễ hiểu. Để giải quyết khó khăn này, cần có giải pháp phối hợp với các bệnh viện tuyến dưới trong công tác điều động, vận chuyển bệnh nhân. Phân bố bệnh Phần lớn trường hợp cấp cứu thuộc các bệnh lý thần kinh, tim mạch, chấn thương, hô hấp bao gồm tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm phổi, COPD, hạ đường huyết. Ở Mỹ, các bệnh lý cấp cứu thường gặp theo thứ tự giảm dần là bệnh tim mạch (không thiếu máu cơ tim), viêm phổi, bệnh mạch máu não, thiếu máu cơ tim, rối loạn tâm thần, abces và viêm mô tế bào(1,2,3,4). Cơ cấu bệnh khác nhau này có thể do khác biệt trong cơ sở hạ tầng, ý thức giao thông (chấn thương sọ não); quản lý bệnh mãn tính không lây (COPD, hạ đường huyết); lối sống (rối loạn tâm thần). Khả năng đáp ứng của khoa CCNV Thời gian đáp ứng của khoa CCNV đạt yêu cầu; tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp cấp cứu chậm trễ, một trong những nguyên nhân chính làm kéo dài thời gian cấp cứu là vấn nạn kẹt xe. Hiện nay, khi đi cấp cứu ngoài bệnh viện luôn cần có bác sỹ; nếu chúng ta xây dựng được đội ngũ kỹ thuật viên cấp cứu (paramedic) sẽ hạn chế đáng kể các trường hợp cấp cứu chậm trễ. Rất ít trường hợp cấp cứu phải sử dụng các kỹ thuật hồi sinh tim phổi và kỹ thuật xâm lấn. Số liệu này phù hợp với biểu đồ phân bố bệnh chủ yếu là các bệnh nội khoa và chấn thương. Trong khảo sát ở Mỹ, có một tỷ lệ bệnh nhân được làm các xét nghiệm nhanh tại chỗ và thủ thuật như may vết thương, cắt lọc, dẫn lưu, loại bỏ dị vật(2,3). Nếu chúng ta cũng triển khai được các biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho hiệu quả cấp cứu tại hiện trường. Các thuốc dùng chủ yếu là thuốc hạ áp, dãn phế quản, giảm đau; rất ít thuốc hướng thần và hoàn toàn không có kháng histamin, kháng sinh. Do chúng ta không có các phương tiện xét nghiệm nhanh nên rất khó đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Tỷ lệ bệnh TBMMN và CTSN khá cao nhưng tỷ lệ đặt NKQ và dùng thuốc an thần rất ít, điều này phản ánh tình trạng chung là chúng ta chưa xây dựng được phác đồ hướng dẫn xử trí tại hiện trường cho các bệnh lý này. KẾT LUẬN Bệnh nhân cần sự hỗ trợ của hệ thống cấp cứu 115 thường ở nhóm tuổi cao 70-90. Địa bàn gọi cấp cứu 115 chủ yếu ở các quận gần BVTV. Bệnh lý thường gặp thuộc các cơ quan: thần kinh, tim mạch, chấn thương, hô hấp Thời gian đáp ứng của khoa CCNV đạt yêu cầu. Xử lý tại hiện trường chủ yếu là truyền dịch và thở oxy. HẠN CHẾ – KIẾN NGHỊ Hạn chế Phiếu chuyển bệnh chưa được quản lý bằng mã số, thông tin còn chưa đầy đủ. Không có số liệu khi chuyển bn về khoa cấp cứu và ra viện, nên chưa đánh giá được tính hợp lý của chẩn đoán và hiệu quả cấp cứu tại hiện trường. Kiến nghị Hoàn thiện phiếu theo dõi quá trình tiếp nhận, xử lý cấp cứu ngoài bệnh viện và quy trình quản lý hồ sơ. Phối hợp với bệnh viện tuyến quận huyện để tăng cường cấp cứu cho các địa bàn xa. Ưu tiên xây dựng phác đồ, quy trình tiếp nhận, xử trí cho các bệnh lý thần kinh, tim mạch, chấn thương, hô hấp Trang bị thêm một số thuốc, trang thiết bị hỗ trợ cấp cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. EMS and Trauma Data Program (2008). Colorado EMS Patient Care Times: A Comparison to National Estimates. Colorado Dept. of Public Health & Environment:1-18 2. NASEMSO 2010 Status Report (2010). State EMS Office Involvement in Domestic Preparedness Efforts. National Association of State Emergency Medical Services Officials:1-19 3. Niska R, Bhuiya F (2010). National Hospital Ambulatory Medical Care Survey: 2007 Emergency Department Summary. National Health Statistics Report, Number 26: 1-32 4. Shaeffer Z, Gohdes D (2009). Monitoring Prehospital Stroke Care in Utah to Assess the Feasibility of Using EMS Data for Surveillance. Prev Chronic Dis, Vol:6, Issue:4:1-5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_dich_te_su_phan_bo_benh_cua_cac_truong_hop.pdf
Tài liệu liên quan